Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cao su việt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 208 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH VĂN SÁU

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRONG NGÀNH CAO SU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành:Kinh tế quản lý và Kế hoạch hoá Kinh tế Quốc dân
Mã số :
5.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS ĐỒNG THỊ THANH PHƯƠNG

Năm 2008


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Mở đầu


1
Chương 1

5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

______________________
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

5

1.1.1.NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH, LI THẾ CẠNH TRANH,
NĂNG LỰC CẠNH TRANH

5

1.1.2. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

12

1.1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH

18

1.2. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP , CÔNG TY TRONG NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
1.2.1.NGÀNH CAO SU ĐEM LẠI GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CAO


26
26

1.2.2.NGÀNH CAO SU VIỆT NAM PHÁT TRIỂN SẼ GIẢI QUYẾT CÔNG ĂN VIỆC LÀM
CHO NHIỀU LAO ĐỘNG, GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH XÃ HỘI

28

1.2.3.PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠO ĐIỀU KIỆN CỦNG CỐ AN NINH QUỐC PHÒNG
28
1.2.4.PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU GÓP PHẦN VÀO VIỆC CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG
MÔI SINH

29


1.3.NHỮNG KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU
Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT
RA CHO VIỆT NAM

30

1.3.1.NHỮNG KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO
SU Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

30

1.3.2.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM

37


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

39

Chương 2

41

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
______________________
2.1.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU

41

2.1.1.SƠ LƯC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU

41

2.1.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG CAO SU TRÊN THẾ GIỚI

41

2.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC ĐỒN ĐIỀN, DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG TY
CAO SU Ở VIỆT NAM

55

2.1.4.SƠ LƯC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM


55

2.1.5.THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

62

2.2. ĐỊNH VỊ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

67

2.2.1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TIÊU CHÍ

67

2.2.2. HÀM HỒI QUY

69

2.2.3. ĐỊNH VỊ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

73

2.3.ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CÁC DOANH NGHIỆP, CÔNG TY TRONG NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

75

2.3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

75


2.3.2.CHỌN CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ

75


2.3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ

76

2.4. ĐÁNH GIÁ SO SÁNH, KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH GIỮA CÁC NƯỚC VIỆT NAM, THAILAN, MALAYSIA VÀ
INDONESIA

84

2.4.1.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

84

2.4.2.CHỌN CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ

84

2.4.3.ĐÁNH GIÁ

85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


97

Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CAO SU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
100

__________________________
3.1.MỤC TIÊU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP,
CÔNG

TY

TRONG

NGÀNH

CAO

SU

VIỆT

NAM

100
3.1.1.ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, CÔNG TY TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU
MỦ CAO SU

100


3.1.2.ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, CÔNG TY SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CÔNG
NGHIỆP CAO SU

101

3.1.3.ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ CAO SU

101

3.1.4.ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, CÔNG TY KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM CAO
SU
3.2.QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

102

3.2.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

102


3.2.2. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

103

3.3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC DOANH NGHIỆP,
CÔNG TY TRONG NGÀNH CAO SU VN ĐẾN NĂM 2020
3.3.1.NHÓM

CÁC


GIẢI

PHÁP

PHÁT

108
HUY

THẾ

MẠNH

108
3.3.2.NHÓM CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI

116

3.3.3.NHÓM CÁC GIẢI PHÁP HỖ TR

125

3.4. CÁC KIẾN NGHỊ

131

3.4.1. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

131


3.4.2. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CAO SU

136

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

139

KẾT LUẬN LUÂN ÁN

140

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

______________
Bảng 2.1: Sản lượng cao su do các nước trên thế giới sản xuất

42

Bảng 2.2: Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu cao su ở một số nước

44


Bảng 2.3: Phân bố diện tích cao su theo vùng và lãnh thổ.

63

Bảng 2.4: Phân phối cơ cấu chủng loại nguyên liệu mủ cao su Việt Nam.

64

Bảng 2.5: Tỷ trọng sản lượng cao su Việt nam tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
vào các quốc gia

65

Bảng 2.6 Điểm các nội dung của tiêu chí để đònh vò năng lực cạnh tranh
ngành cao su Việt Nam

70

Bảng 2.7: Các giá trò β i trong mô hình hồi quy

71

Bảng 2.8 : Bảng ANOVA – Phân tích phương sai

72

Bảng 2.9: Điểm các yếu tố đầu vào của sản xuất

76


Bảng 2.10: Điểm các yếu tố trong quá trình sản xuất

77

Bảng 2.11: Điểm các yếu tố trong quá trình kinh doanh và dòch vụ

77

Bảng 2.12: So sánh giữa Vietnam-Thailan với mức ý nghóa Sig(2-tailed) 5%

87

Bảng 2.13: So sánh giữa Vietnam-Malaysia với mức ý nghóa Sig(2-tailed) 5%

88

Bảng 2.14: So sánh giữa Vietnam-Indonesia với mức ý nghóa Sig(2-tailed) 5%

89


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

______________
Biểu đồ 1.1: Phân bố tỷ trọng các nội dung của tiêu chí theo WEF

13


Biểu đồ 2.1: Phân bố sản lượng cao su xuất khẩu từ các quốc gia trên thế giới.

43

Biểu đồ 2.2: Biến động nhu cầu tiêu thụ cao su ở một số nước phát triển

45

Biểu đồ 2.3: Biến động nhu cầu cao su thế giới và dự báo đến năm 2020

46

Biểu đồ 2.4: Tốc độ sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc.
47
Biểu đồ 2.5: Tốc độ tiêu thụ cao su thiên nhiên của Mỹ.

49

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ phân bố tiêu thụ cao su Thái Lan.
50
Biểu

đồ

2.7:

Biểu

đồ


phân

bố

tiêu

thụ

cao

su

Indonesia.

51
Biểu đồ 2.8: So sánh tốc độ sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên của Ấn Độ

53

Biểu đồ 2.9: Tốc độ và xu thế phát triển ngành cao su Việt Nam từ 1914-1945

56

Biểu đồ 2.10: Tốc độ và xu thế phát triển ngành cao su Việt Nam 1945-1965

57

Biểu đồ 2.11: Tốc độ và xu thế phát triển ngành cao su Việt Nam 1965-1975


58

Biểu đồ 2.12: Tốc độ và xu thế phát triển ngành cao su Việt Nam 1975-nay

61

Biểu đồ 2.13: Biến động diện tích cao su đại điền và tiểu điền ở Việt nam

62

Biểu đồ 2.14: Sơ đồ Rada đònh vò năng lực cạnh tranh ngành cao su Việt Nam

74


Biểu đồ 2.15: Biểu đồ Rada so sánh 24 yếu tố
giữa Vietnam-Thailan-Malaysia-Indonesia

91


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong những năm gần đây, nhà nước có những tác động tích cực trong
công việc phát triển nhanh chóng và mở cửa nền kinh tế, quan tâm đầu tư
vào cơ sở hạ tầng, cổ phần hóa các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện tốt
nhất để các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài phát triển; đó là cơ sở nền móng tạo ra năng lực cạnh tranh quốc gia
để phát triển nền kinh tế của đất nước. Xuất phát từ thực tế khách quan,
Việt Nam là một nước nghèo, lạc hậu phải trải qua một cuộc chiến tranh
lâu dài, đang từng bước xây dựng và phát triển kinh tế; khi đó Việt Nam
là một nước nông nghiệp lạc hậu lại có ngành cao su phát triển trên 100
năm, để ngành cao su Việt Nam phát triển mạnh, tham gia vào thò trường
thế giới, sản xuất và kinh doanh có lãi, hiệu quả và bền vững thì một trong
những điều kiện quan trọng là phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp, công ty trong ngành cao su. Xuất phát từ tình hình đó,
với mong muốn góp phần xây dựng và đề xuất những giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, công ty trong ngành cao su
trong giai đoạn tới, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: ”Nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam đến năm
2020 “ làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến só.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Mục tiêu của đề tài bao gồm:
+ Tổng hợp các học thuyết về cạnh tranh nhằm xác đònh tiêu chí để đònh
vò năng lực cạnh tranh và xác đònh các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp, công ty trong ngành cao su Việt Nam.
+ Nghiên cứu những kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành cao su ở một số quốc gia trên thế giới như: Thái Lan, Indonesia,


2

Malaysia, nhằm rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng cho ngành cao
su Việt Nam.
+ Đánh giá thực trạng sản xuất và kinh doanh trong ngành cao su Việt
Nam. Từ đó phân tích năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến

năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, công ty trong ngành cao su Việt
Nam.
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện hiện tại nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, công ty trong ngành cao su
Việt Nam.
3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

+ Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt
Nam trong giai đoạn 1995-2020.
+ Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Ngành cao su Việt Nam phát triển trên diện rộng gồm
nhiều vùng trong lãnh thổ như ở Miền Đông Nam Bộ chiếm tỷ trọng 65%,
ở Tây Nguyên chiếm 23,2%, Bắc Trung Bộ chiếm 8% và Nam Trung Bộ
chiếm 3,8% . Trong đó cao su quốc doanh chiếm 59% và cao su dạng hợp
tác, tư nhân, tiểu điền chiếm 41%. Luận án không nghiên cứu toàn bộ
ngành trên phạm vi cả nước mà chỉ tập trung nghiên cứu tại vùng sản xuất
cao su chủ lực của Việt Nam là ở Miền Đông Nam Bộ. Song song với việc
nghiên cứu sản phẩm trong nước để đònh vò năng lực cạnh tranh của ngành
cao su Việt Nam trên thò trường quốc tế. Luận án còn nghiên cứu so sánh
với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu ở một số nước trong khu vực như Thái
Lan, Indonesia, Malaysia.
Về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất và kinh doanh từ năm
1995 đến nay. Nguồn số liệu dùng trong luận án, chủ yếu là để minh họa


3

cho những nhận đònh, đánh giá để làm rõ nội dung. Nguồn dữ liệu được
thu thập từ các tài liệu, từ thực tế, từ các chuyên gia và từ Internet ở trong

nước và ngoài nước có sản lượng sản xuất và tiêu thụ cao su lớn trên thế
giới như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn độ, Trung Quốc, Mỹ ...
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Luận án sử dụng các phương pháp luận của triết học duy vật biện
chứng và duy vật lòch sử làm tiên đề cho quá trình nghiên cứu. Luận án
vận dụng các nguyên lý trong mối quan hệ phổ biến, trong sự vận động và
phát triển để việc nghiên cứu được cụ thể, toàn diện trong những điều
kiện về thời gian, không gian phù hợp với thực tiễn.
Mặt khác, luận án còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác để diễn
đạt, trình bày nội dung quá trình nghiên cứu, phân tích như phương pháp
toán thống kê–xác suất, dự báo theo dãy số thời gian, phân tích, tổng hợp,
so sánh, diễn dòch và quy nạp, phương pháp chuyên gia và khảo sát thực
tế; đồng thời tác giả cũng đã tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng câu
hỏi và phỏng vấn các chuyên gia ngành cao su Việt Nam. Để có cơ sở cho
các giải pháp được nêu ra trong luận án, bên cạnh những phương pháp
trên, tác giả còn áp dụng phương pháp suy luận và đối chiếu với thực tế
với mong muốn luận án thực hiện đúng mục đích nghiên cứu.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN:

Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành
cao su Việt Nam đến năm 2020 đóng góp được những vấn đề sau:
+ Tổng hợp các học thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh để làm rõ
những luận cứ khoa học về sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
cho ngành cao su Việt Nam.


4


+ Đònh vò năng lực cạnh tranh cho ngành cao su Vòêt Nam và đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt
Nam, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm của các nước có ngành
cao su phát triển mạnh trên thế giới.
+ Đưa ra những đònh hướng phát triển và những giải pháp để có thể
nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, công ty trong ngành cao
su Việt Nam. Tận dụng những cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh,
nhằm tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, đồng thời củng cố các thò
trường truyền thống và không ngừng mở rộng thò trường cho ngành cao su.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
___________________
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH:
1.1.1.NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH, LI THẾ CẠNH TRANH,
NĂNG LỰC CẠNH TRANH:

1.1.1.1. Cạnh tranh :
Để nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi trước hết phải
bắt đầu từ sự tìm hiểu những khái niệm cơ bản về cạnh tranh.
Hiện nay về phương diện lý thuyết có khá nhiều những khái niệm, những
đònh nghóa về cạnh tranh. Mỗi khái niệm và mỗi đònh nghóa đều mang trong
nó một nội dung nhất đònh. Điều ấy cũng là lẽ đương nhiên; vì rằng, mỗi tác
giả đứng trên những quan điểm khác nhau khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu
để phát biểu. Chẳng hạn;
- Đứng trên quan điểm giải thích ngữ nghóa mang tính phổ thông, thì theo

đại tự điển tiếng Việt, cạnh tranh được hiểu là sự tranh đua, tranh giành giữa
các cá nhân, các tập thể có chức năng như nhau nhằm mục đích giành lấy
những phần hơn phần thắng về mình.
- Đứng trên quan điểm giải thích ngữ nghóa mang nội dung kinh tế, thì theo
tự điển kinh doanh xuất bản tại Anh quốc năm 1992, cạnh tranh được hiểu là
sự ganh đua, sự kình đòch của các Nhà kinh doanh trên thương trường nhằm
tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía
mình.


6

- Hoặc theo tự điển kinh tế học, thì canh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa
các cá nhân, các tập đoàn hay các quốc gia; đồng thời sự cạnh tranh nãy sinh
khi hai bên hoặc nhiều bên cùng quyết tâm giành lấy các thứ mà không phải
ai cũng có thể giành được.
- Hoặc theo đại tự điển kinh tế thò trường, thì cạnh tranh hữu hiệu là một
phương thức hoạt động thích ứng với thò trường có mục tiêu chính là tranh
giành được hiệu quả hoạt động thò trường làm cho con người tương đối thỏa
mãn đạt được một lợi nhuận bình quân vừa đủ để có lợi cho việc kinh doanh.
- Đứng trên quan điểm vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghóa tư bản,
theo Các Mác, cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh, sự giành giật gay gắt
giữa các Nhà tư bản với nhau nhằm chiếm lấy những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
- Đứng trên quan điểm vì sự thỏa mãn nhu cầu của thò trường, theo Jack
Callon, cạnh tranh được hiểu là trình độ tạo ra những sản phẩm và những
dòch vụ để đáp ứng được nhu cầu của thò trường, duy trì hoặc nâng cao thu
nhập thật sự của người dân trong một quốc gia.
- Đứng trên quan điểm vì lợi ích của khách hàng, theo tiến só Tôn thất
nguyễn Thiêm, cạnh tranh trên thương trường được hiểu không phải là sự

diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những
giá trò gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ
không phải lựa chọn đối thủ cạnh tranh của mình.
Ngoài ra, có thể liệt kê hàng loạt những đònh nghóa những khái niệm về
cạnh tranh theo những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi đònh nghóa
trên những quan điểm khác nhau, tác giả có thể nhấn mạnh mặt này hoặc
nhấn mạnh mặt khác.


7

Song theo tôi để đảm bão một khái niệm hoặc một đònh nghóa cạnh tranh
tương đối trọn vẹn, cần phải bắt đầu từ việc xác đònh nguồn gốc xuất hiện
cạnh tranh, tiếp đến phải diễn đạt nội dung của nó và cuối cùng phải đề cập
đến mục đích đạt được và hậu quả dẫn đến do cạnh tranh gây nên. Vậy:
+ Nguồn gốc xuất hiện cạnh tranh: Sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thò
trường tức là nền kinh tế dựa trên cơ sơ ûcủa sự tồn tại chế độ tư hữu, cạnh
tranh là hiện tượng tất yếu xãy ra có tính quy luật. Nói một cách hình ảnh, thò
trường là con đẻ của nền sản xuất hàng hóa và là “ bà đỡ “ của sự xuất hiện
cạnh tranh dưới nhiều hình thức trong quá trình trao đổi giữa bên cung và
bên cầu sản phẩm hàng hóa hay dòch vụ.
+ Nội dung cạnh tranh: Được cấu thành bởi những yếu tố sau:
- Đối tác cạnh tranh là các doanh nghiệp, công ty, ngành, cá nhân, tổ chức.
- Hình thức biểu hiện lúc bùng nổ gay gắt, lúc tiềm ẩn tinh vi.
- Vũ khí dùng đấu tranh: Giá cả, chất lượng, sử dụng, kỹ thuật, marketing.
+ Mục đích đạt được:
- Đối với nhà kinh doanh, kẻ thắng cuộc được khách hàng, được thò phần
và thu được lợi nhuận.
- Đối với người tiêu dùng, được quyền chọn lựa sản phẩm, chọn lựa người
bán; chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, giá cả ngày càng hợp

lý có lợi cho người tiêu dùng.
- Đối với xã hội, thúc đẩy sự văn minh tiến bộ xã hội; nhanh chóng sử dụng
những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời
sống;
năng suất lao động xã hội không ngừng nâng cao…
+ Hậu quả do cạnh tranh mang lại:


8

- Cạnh tranh xãy ra trên thò trường thiếu kiểm soát sẽ tạo ra sự hình thành
cơ chế kinh tế tự phát gây bất lợi cho tăng trưởng và phát triển.
- Cạnh tranh trên thò trường vô chính phủ sẽ dẫn đến một cuộc chơi không
bình đẳng “ cá lớn nuốt cá bé “, tạo ra sự khan hiếm giả tạo các nguồn lực.
- Cạnh tranh trên thò trường không lành mạnh sẽ dẫn đến sự phát sinh
những
tiêu cực, sự mất ổn đònh trong việc sử dụng và phân phối nguồn lực.
Những hậu quả do cạnh tranh mang lại trong nền kinh tế thò trường là tất
yếu, song không có nghóa là không hạn chế được ở mức tối đa những hậu
quả gây nên.
Tóm lại, từ những nhận thức nói trên, theo tôi khái niệm về cạnh tranh có
thể được diễn đạt như sau:
“Cạnh tranh là một hiện tượng tất yếu xãy ra trong nền kinh tế thò trường
có tính quy luật. Nó được thể hiện dưới hình thức ganh đua, giành giật lúc
ầm ỷ, lúc bùng phát giữa hai đối tác–đối tác cạnh tranh và đối tác bò cạnh
tranh”. Cả hai đối tác có thể là doanh nghiệp, công ty, ngành sản xuất …
Những đối tác này, trên sân chơi cạnh tranh, họ tận dụng hết khả năng,
lợi thế của mình, tấn công khai thác những yếu thế của đối phương để chiếm
lónh và mở rộng thò phần, khách hàng và những nguồn lực khác nhằm đạt
được mục đích cuối cùng đối với những đối tác thắng cuộc là lợi nhuận cao.

Cũng cần thấy rằng, cạnh tranh cũng mang lại những lợi ích cho người tiêu
dùng như được quyền lựa chọn sản phẩm tốt, sử dụng sản phẩm có chất
lượng và giá cả có xu hướng giảm. Đối với xã hội, cạnh tranh cũng góp phần
tạo điều kiện thúc đẩy sự văn minh xã hội, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất và nâng cao năng suất lao động.


9

Bên cạnh những lợi thế nói trên, cạnh tranh cũng sẽ mang lại những hậu
quả nhất đònh không thể tránh khỏi. Những hậu quả do cạnh tranh mang lại
trong nền kinh tế thò trường là một tất yếu; song không có nghóa là không
thể hạn chế và giảm thiểu những hậu quả ấy ở mức tối thiểu.
1.1.1.2. Lợi thế cạnh tranh:
Biết khai thác, huy động quản lý và sử dụng với hiệu quả tối ưu các nguồn
lực có giới hạn như nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, đồng thời biết phối hợp,
lợi dụng hài hòa các nguồn lực này với những điều kiện khách quan đúng
lúc, đúng nơi để làm bật dậy những thế mạnh trong cạnh tranh hay còn gọi
là lợi thế cạnh tranh được xem là một nghệ thuật và là tài năng của Nhà
quản trò. Từ đó vấn đề đặt ra cần tìm hiểu thế nào gọi là lợi thế cạnh tranh.
Cũng như khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cũng có nhiều ý
kiến, nhiều phát biểu.
Song những phát biểu theo tôi có thể phân làm hai loại:
- Loại phát biểu theo quan điểm của những Nhà kinh tế học cổ điển mà
điển hình là Adam Smith và David Ricardo. Nếu Adam Smith nhấn mạnh lợi
thế cạnh tranh dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối về năng suất lao động; thì
David Ricardo thì vừa nhấn mạnh vừa bổ sung thêm rằng: Lợi thế cạnh
tranh không chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối về năng suất lao động mà
còn phụ thuộc vào lợi thế tương đối, tức là lợi thế so sánh và nhân tố quyết
đònh tạo nên lợi thế cạnh tranh là chi phí sản xuất.

- Loại phát biểu của những Nhà kinh tế học hiện đại mà điển hình là
Heckscher–Ohlin-Samuelson và Michael Porter về căn bản là thừa nhận
những phát biểu của những Nhà kinh tế học cổ điển, đồng thời có bổ sung và
nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh là do lợi thế tương đối về mức độ dồi dào của


10

các yếu tố sản xuất như đất đai, tài nguyên, vốn, lao động …Hoặc Michael
Porter thì nhấn mạnh: Lợi thế cạnh tranh trước hết phải dựa vào khả năng
duy trì chi phí sản xuất, sự khác biệt hóa sản phẩm , chất lượng sản phẩm và
dòch vụ, mạng lùi phân phối, cơ sở vật chất, trang bò kỹ thuật so với đối thủ
cạnh tranh.
Từ những phát biểu nói trên, theo tôi có thể phát biểu rằng: Lợi thế cạnh
tranh là thế cạnh tranh có lợi của doanh nghiệp, công ty, hoặc ngành sản xuất
nào đó so với đối thủ cạnh tranh. Nó vốn tồn tại và hình thành trong các
nguồn lực, thông qua tài năng của Nhà quản trò đánh thức nó dậy, phát huy
nó lên để giành lấy những thắng lợi trước đối thủ.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành là không cố đònh. Nó
luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế cùng với sự thay
đổi cơ cấu các nguồn lực và phụ thuộc vào hiệu quả khai thác lợi thế cạnh
tranh sẳn có của nền kinh tế.
Đặc biệt lợi thế cạnh tranh ở doanh nghiệp, công ty hoặc ngành thường dễ
bò xói mòn do các đối thủ cạnh tranh lấy cắp hoặc bắt chước … . Do đó, để tạo
ra lợi thế cạnh tranh bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp, ngành phải hết sức
cảnh giác, bảo vệ những bí mật sản xuất - kinh doanh từ trong nội bộ cũng
như bên ngoài doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh là một trong những thế mạnh mà các doanh nghiệp
hoặc ngành có hoặc sẽ có bằng sự khai thác huy động các nguồn lực để đạt
được mục tiêu trong cạnh tranh. Những lợi thế trong cạnh tranh được sử dụng

bởi các doanh nghiệp hoặc ngành mà chúng ta thường gặp như sau:
+ Lợi thế về giá cả, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dòch vụ.


11

+ Lợi thế về sự ổn đònh tài chính trong việc tạo vốn, huy động vốn, quản lý
chi phí công nợ ....
+ Lợi thế về quan hệ giao dòch đối ngoại.
+ Lợi thế về kỹ thuật - công nghệ sản xuất; về nguồn năng lực trẻ tài năng.
+ Lợi thế về trình độ tổ chức và trình độ quản lý.
+ Lợi thế về giữ gìn chữ tín đối với khách hàng và văn hóa trong giao tiếp.
+ Lợi thế về hệ thống phân phối và tổ chức các dòch vụ hậu mãi thuận lợi,
văn minh.
+ Lợi thế về độ nhạy bén, mềm dẽo thích ứng trước sự thay đổi chiến lược,
mục tiêu của ngành cũng như sự thay đổi nhu cầu thò trường.
Việc tăng cường lợi thế cạnh tranh cả trên hai mặt chất và lượng, không
những giúp doanh nghiệp, ngành tồn tại, bền vững trước các đối thủ trong
môi trường cạnh tranh mà còn tạo cho doanh nghiệp, hoặc ngành ngày càng
thu hút nhiều khách hàng, giữ vững và mở rộng thò phần, đãm bảo vững chắc
tăng doanh thu và lợi nhuận.
1.1.1.3.Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng nội tại hiện có của doanh
nghiệp, công ty hoặc một ngành sản xuất nào đó được biểu hiện trên hai mặt:
Lợi thế và yếu thế về các nguồn lực và tồn tại dưới hai dạng hiện thực và
tiềm ẩn với các đối thủ cạnh tranh trên doanh trường.
Nói một cách cụ thể , theo tôi “ Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp dựa vào những lợi thế
trong việc sử dụng và huy động các nguồn lực của doanh nghiệp, công ty
hoặc của ngành để có thể vượt qua những ngón đòn của các đối thủ cạnh

tranh đang rình rập tấn công mình.”.


12

Hiện nay, trên thương trường đề cập đến năng lực cạnh tranh tức là đề cập
khả năng đấu tranh giành giật giữa các đối thủ cạnh tranh về khách hàng, thò
phần về các nguồn lực … . Từ đó cho thấy, cạnh tranh giữa các đối thủ, không
nên hiểu chỉ là một động thái của tình huống mà là một tiến trình tiếp diễn
không ngừng. Nói cách khác, đóù là một cuộc chạy đua liên tục không có
điểm dừng. Trong cuộc chạy đua này, các đối thủ không bao giờ đạt đến đích
và họ luôn luôn phải giành cho bằng được vò trí hàng đầu để tránh những
ngón ra đòn của những kẻ chạy sau. Vì vậy để thắng lợi trên đấu trường cạnh
tranh, đòi hỏi các Nhà doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc nâng cao
năng lực cạnh tranh, bằng cách luôn tìm kiếm các giải pháp trong công tác tổ
chức, khai thác, quản lý các nguồn lực nhằm tạo ra những sản phẩm mới,
những sản phẩm thay thế ngày càng có chất lượng cao hơn, giá bán hợp lý
hơn, có sức thuyết phục mạnh hơn, phù hợp với sở thích và thò hiếu của khách
hàng.
Trong thời đại bùng nổ của những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ, các sản phẩm và dòch vụ không ngừng được cải tiến, đổi mới làm cho
tình hình cạnh tranh càng thêm gay gắt. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh
đối với các Nhà quản lý sản xuất - kinh doanh phải được xem là yếu tố sống
còn. Để làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty, các ngành sản
xuất phải phát huy khả năng sáng tạo, khai thác đầy đủ chất xám của đội ngũ
cán bộ khoa học – kỹ thuật và quản lý kinh tế, nhằm tạo cho đơn vò mình,
ngành mình những ưu thế vượt trội trong cạnh tranh so với đối thủ trên các
mặt chất lượng sản phẩm, chất lượng dòch vụ, chất lượng thời gian, chất lượng
không gian, chất lượng thương hiệu và giá cả.



13

Tóm lại, sự thành công trên đấu trường cạnh tranh của doanh nghiệp, công
ty, hoặc một ngành nào đó, là kết quả của một quá trình thực hiện đúng đắn
các giải pháp khai thác triệt để các lợi thế cạnh tranh, chọn lựa hợp lý các
chiến lược và đề ra các sách lược nâng cao năng lực cạnh tranh chính xác phù
hợp trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.
1.1.2. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH:

1.1.2.1.Đánh giá năng lực cạnh tranh theo tiêu chí của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới ( WEF):
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ( WEF ) vào năm 1999, trong báo cáo của
các Giáo sư Michael E. Porter, Jeffrey D. Sachs, Andrew M. Warner thuộc
trường Đại học Tổng hợp Harvard và các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế
thế giới gồm các vò Peter K.Cornelius, Mache Lewinson và Klauss Schwab
cho rằng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia nên dựa vào các
nhân tố tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh tại quốc gia đó; đồng
thời các Giáo sư đã đưa ra tiêu chí dựa trên 8 nhân tố cơ bản chi phối năng
lực cạnh tranh quốc gia và tỷ trọng phân bố các nhân tố đó được ghi nhận ở
biểu đồ 1.1 như sau:
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ phân bố tỷ trọng nội dung của tiêu chí theo WEF


14

20
18

17%


17%

16%

16%

16
14
11%

12

11%

10

%

8

6%

6%

6
4

2


3

4

5

6

Lao độ

1

Hạ tầng

0

Vai trò chí

2
7

8

Thể chế

QLDN

+Mức độ mở cửa nền kinh tế: Bao gồm mở cửa thương mại và đầu tư, buôn
bán với nước ngoài, các chính sách về xuất khẩu và nhập khẩu; các chính
sách hỗ trợ như hỗ trợ vốn; hỗ trợ tiền mặt, chuyển đổi ngoại tệ; thuế xuất

khẩu, thuế nhập khẩu, thuế phi mậu dòch…Các chính sách về đầu tư như các
chính sách khuyến khích đầu tư, các chính sách thu hút các nguồn vốn, các kỹ
thuật hiện đại từ các nước…
+Vai trò của Chính phủ: Mức độ tác động và sự can thiệp của Chính phủ
vào việc sản xuất và kinh doanh, chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với các
doanh nghiệp nhà nước, mức độ công bằng trong sản xuất và kinh doanh giữa
các doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác như : thành phần
kinh tế hợp tác, thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế thuộc các
doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài …
+Tài chính: Tính đa dạng các loại hình, dòch vụ của hệ thống tài chính, tỷ lệ
tài chính được đầu tư vào nền kinh tế; các chính sách về tài chính của Chính
phủ; vốn đầu tư, các nội dung đầu tư, các mục đích đầu tư của Chính phủ…
+Kết cấu hạ tầng: Bao gồm hệ thống giao thông và liên lạc như: Đường sá,
cầu cống, cảng, bến bãi, sân bay, điện nước, hệ thống thông tin liên lạc…


15

+ Công nghệ: Bao gồm trình độ khoa học và công nghệ, mức độ đầu tư
ngân sách vào phát triển khoa học và công nghệ, trình độ chuyển giao công
nghệ và thò trường công nghệ… Các ứng dụng các thành tựu công nghệ mới
vào sản xuất và kinh doanh như công nghệ sinh học, lai tạo giống cây cao su…
+ Quản lý của doanh nghiệp: Trình độ quản lý của các doanh nghiệp số
lượng doanh nghiệp, tầm cỡ và quy mô của các doanh nghiệp, chiến lược
phát triển của các doanh nghiệp; vốn và trình độ nhân công…
+ Lao động: Số lượng lao động và chất lượng của lao động, chi phí tiền
công lao động trên một sản phẩm, năng suất lao động…
+ Thể chế: Các thể chế chính trò tạo ra các môi trường chính trò tương ứng
với thể chế chính trò, nó là điều kiện tiên quyết tạo ra và đònh hướng các
năng lực cạnh tranh. Theo quan điểm của Chủ nghóa Mác–lênin, nhà nước

nào cũng là nhà nước của nền chuyên chính về chính trò, về kinh tế của giai
cấp thống trò.
Cũng theo WEF các nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia còn phụ
thuộc vào các chỉ số cạnh tranh hiện tại đó là các nhân tố tạo ra các năng
suất hiện tại được thể hiện qua các chỉ số:
- Chỉ số về năng suất: Bao gồm các yếu tố tham gia và tạo ra các giá trò
sản phẩm .
- Chỉ số về công nghệ: Như: chỉ số nghiên cứu phát triển và mức độ hiện
đại hóa các trang thiết bò công nghệ mới .
- Chỉ số đánh giá kết quả sản xuất: Như: chỉ số đánh giá chất lượng sản
phẩm, mức độ khác biệt của các sản phẩm.
Trong hoạt động sản xuất, các yếu tố đầu vào có thể có được lợi thế cạnh
tranh nếu các doanh nghiệp biết sử dụng chúng. Các yếu tố đầu vào đó tác


16

động mạnh đến năng lực cạnh tranh, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, đất đai,
khí hậu, vò trí đòa lý, lao động, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, viễn thông,
lao động có kỹ thuật, chính sách của Chiùnh phủ…
1.1.2.2.Đánh giá năng lực cạnh tranh theo tiêu chí về chỉ số năng lực cạnh
tranh: Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia, các nhà kinh tế
còn dựa vào hai chỉ số năng lực cạnh tranh đó là :
+ Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (Growth Competitiveness Index – GCI)
+ Chỉ số cạnh tranh hiện hành (Current Competitiveness Index – CCI)
a.Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng: Là chỉ số được dùng để đo các yếu tố đóng
góp vào tốc độ tăng trưởng GDP đầu người trong một quốc gia. Hiện tại các
Nhà kinh tế chú ý đến 3 nhóm chính có chỉ số tăng trưởng và ảnh hưởng
nhiều đến năng lực cạnh tranh tăng trưởng như sau:
-Trình độ công nghệ: Tính sáng tạo và các áp dụng khoa học công nghệ vào

nền kinh tế.
-Tài chính: Môi trường vó mô về tài chính tiền tệ, tính hiệu quả của hệ thống
tài chính thông qua tiết kiệm và đầu tư.
-Hội nhập quốc tế: Mức độ mở cửa nền kinh tế bao gồm mở cửa thương mại
và đầu tư, hội nhập kinh tế của quốc gia.
b.Chỉ số cạnh tranh hiện hành: Là chỉ số có mục đích xác đònh các yêu tố
nền tảng tạo ra năng suất tăng trưởng hiện hành, được đo lường bằng mức
GDP trên đầu người. Chỉ số cạnh tranh hiện hành thể hiện năng lực cạnh
tranh vi mô bao gồm hai nhóm chỉ số chính:
+ Chỉ số đánh giá chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp: Năng lực
cạnh tranh của mỗi quốc gia đều xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh ở các doanh nghiệp thể hiện ở chi phí thấp


17

-Việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh còn phụ thuộc vào cấu trúc ngành mà
doanh nghiệp dự đònh tham gia và việc xác lập ví trí của doanh nghiệp được
lựa chọn .
-Những lợi thế cạnh tranh có thể xuất hiện bất kỳ ở khâu nào trong toàn bộ
quy trình sản xuất sản phẩm, nó bao gồm hoạt động cung ứng đầu vào của
sản xuất, quá trình hoạt động sản xuất, hoạt động cung ứng đầu ra, tiếp thò và
dòch vụ sau bán hàng. Doanh nghiệp phối hợp các hoạt động trên để tạo ra lợi
thế cạnh tranh về chi phí hoặc tính đặc biệt của sản phẩm, để làm được điều
đó doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới; điều này phụ thuộc vào bản
chất của lợi thế cạnh tranh hiện có và sự liên tục cải tiến lợi thế cạnh tranh.
Thường các Nhà kinh tế đánh giá năng lực cạnh tranh qua hoạt động của
doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ số ở các nội dung như sau:
Chỉ số về năng suất như năng suất lao động và năng suất của từng yếu tố
tham gia vào quá trình tạo thành gía trò của sản phẩm.

Chỉ số về công nghệ như chỉ số về chi phí phát triển, mức độ hiện đại hóa
thiết bò và công nghệ.
Chỉ số đánh giá hiệu quả sản xuất và kinh doanh và các chính sách tiếp thò
của các doanh nghiệp.
+ Chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh có thể
thúc đẩy hay cản trở việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khi nó
hỗ trợ doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh
phù hợp nhằm cải tiến đối với sản phẩm và áp dụng kòp thời các chiến lược


×