Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.89 KB, 25 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nam Cao là cây bút tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê
phán ở nước ta trong thời kỳ 1930 - 1945. Sáng tác của Nam Cao rất đa dạng và
phong phú nhưng ông đạt thành tựu hơn ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn.
Ông được coi là một bậc thầy về truyện ngắn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn
trong nền văn học dân tộc. Các sáng tác của Nam Cao có ý nghĩa khẳng định sự
nghiệp văn học của ông. Bên cạnh đó còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển
của nền văn học Việt Nam.
1.2. Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai
đối tượng chính là người nông dân và tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Với đề tài viết
về người nông dân, Nam Cao là người đến muộn. Khi đó đã có nhiều tác phẩm
thành công gắn với tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố....Trên cơ sở kế
thừa, học hỏi thành tựu của những người đi trước, Nam Cao bằng cái nhìn sắc
sảo, bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, ông đã cho ra đời những tác phẩm tiêu
biểu về hình tượng người nông dân. Nam Cao đã xây dựng hình ảnh người ông
dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp. Nhà văn đã viết lên những trang văn
sâu sắc, đi vào thế giới tâm hồn của họ để mở ra những giá trị đẹp đẽ, từ đó làm
tôn lên hình ảnh người nông dân Việt Nam.
1.3. Tác giả Nam Cao có vị trí quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ở
trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông. Trước cách mạng tiêu biểu với Chí
Phèo, Lão Hạc, Đời thừa. Sau cách mạng có tác phẩm Đôi mắt. Tác phẩm của
Nam Cao đạt được những thành tựu đáng kể về giá trị trị nội dung cũng như giá
trị nghệ thuật. Trong tương lai, tôi sẽ là một giáo viên dạy văn nên việc thực
hiện đề tài này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa
học. Những nghiên cứu của đề tài sẽ giúp tôi học tập và giảng dạy tốt hơn về
truyện ngắn Nam Cao.



2

Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi muốn chọn đề tài "Hình
tượng người nông dân trong một số truyện ngắn của Nam Cao " làm đối
tượng để nghiên cứu. Từ đó, giúp tôi có cái nhìn toàn diện về những đóng góp
của Nam Cao đối với nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 nói
chung và trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam
hiện đại. Ông là một nhà văn được nghiên cứu từ rất sớm. Ngay từ 1941 đã có
người nghiên cứu về tác phẩm của ông. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã
bàn về sáng tác của Nam Cao, nhưng mỗi công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở
một vấn đề nào đó trong hệ thống quan niệm và thực tiễn sáng tác của ông.
Chẳng hạn các công trình: Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Nguyễn
Hoành Khung, Nxb GD, H, 1973); Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn (Nguyễn Đăng Mạnh, Nxb GD, H, 1996); Nam Cao, đời văn và tác
phẩm (Hà Minh Đức, Nxb VH, H, 1997); Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nhiều tác giả,
Nxb Hội nhà văn, H, 1999); Nam Cao, về tác gia và tác phẩm (Nhiều tác giả,
Nxb GD, H, 1999); Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (Trần Đăng Suyền, Nxb
KHXH, H, 2001).
Nhìn toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao, ta thấy những sáng tác của
ông trước Cách mạng tháng Tám phong phú hơn, có giá trị và chiếm vị trí chủ
chốt. Nguyễn Hoành Khung nhận xét về truyện ngắn của Nam Cao như sau:
"Vào khoảng vài chục năm lại đây...càng ngày càng có sức hấp dẫn đặc biệt với
công chúng" và "Về nhiều mặt, tác phẩm Nam Cao đã đánh dấu một bước phát
triển mới của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, mới hình thành trong vòng hơn nửa
thế kỷ nhưng đang hiện đại hóa với một tốc độ thật nhanh chóng" [8,tr14].
Trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn của ông xứng đáng được
xem là một di sản vô cùng quý báu cần được nghiên cứu thấu đáo.
Qua những truyện ngắn đặc sắc trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao đã

dựng lên một bức tranh tuy không rộng lớn và đồ sộ, nhưng rất mực chân thực


3

về cuộc sống của xã hội thực dân phong kiến hết sức phản động ở nước ta thời
kỳ khủng hoảng sâu sắc nhất. Truyện ngắn Nam Cao - "Đó chính là phẩm chất
của những gì thật sự ưu tú, là các giá trị đã có thể đi dần vào quỹ đạo của
những gì thuộc về cổ điển" [7, tr5].
Vấn đề hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao cũng được
đề cập nhiều. Tuy nhiên do những mục đích nghiên cứu về đối tượng khác nhau
nên các tác giả chỉ nhìn nhận ở một số vấn đề mang tính chất chung chung. Các
tác giả chưa đi sâu khám phá, phân tích hình tượng nhân vật người nông dân.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến hình tượng người nông dân
trong một số truyện ngắn Nam Cao với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của
mình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về truyện ngắn của nhà văn đã từng
tạo được dấu ấn riêng trong nền truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945 nói chung và
trong trào lưu văn học hiện thực nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người nông dân qua một số
truyện ngắn của nhà văn Nam Cao.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Trọng tâm khảo sát và nghiên cứu của đề tài là một số truyện ngắn của Nam Cao
trước cách mạng tháng Tám 1945 như: Chí Phèo, Lão Hạc và Một bữa no,
với nguồn tài liệu sau: Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, Tổng hợp,(2005),
Tuyển Tập Nam Cao, Nxb Văn Học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao
- Nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu về hình tượng người nông dân qua

một số truyện ngắn của Nam giai đoạn 1930 - 1945.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:


4

- Phương pháp khảo sát - thống kê.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
đề tài được triển khai gồm ba chương:
Chương 1. Giới thiệu về Nam Cao.
Chương 2. Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao.
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong một số
truyện ngắn của Nam Cao.


5

Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ NAM CAO
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao
1.1.1. Cuộc đời nhà văn Nam Cao
Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu
Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà,
huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cách thành phố Nam
Định chừng hơn 10 km). Học xong thành chung, Nam Cao bôn ba nhiều nơi,

nhưng bệnh tật đẩy ông về quê. Từ đó, Nam Cao sống chật vật bằng nghề dạy
học và viết văn. Năm 1943, ông vào Hội Văn hoá cứu quốc. Tham gia Tổng
khởi nghĩa ở quê hương, ông được cử làm chủ tịch xã.
Sau Cách mạng, với tư cách phóng viên - Nam Cao có mặt trong đoàn quân
Nam tiến, rồi lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ. Cuối tháng 11 năm
1951, trên đường đi công tác vào vùng địch tạm chiếm, Nam Cao anh dũng hi
sinh tại làng Vũ Đại, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, khi tài năng đang nở rộ; gần
đây (1998), mộ phần của ông đã được đưa về quê hương.
Nam Cao là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực (1930 - 1945). Ông
là người đi tiên phong trong việc xây dựng nền văn học mới. Nam Cao được
Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt
1,1996).
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Trước 1945, tài năng Nam Cao kết tinh trong gần 60 truyện ngắn, một
truyện vừa Chuyện người hàng xóm, và tiểu thuyết Sống mòn. Tác phẩm của ông
chủ yếu xoay quanh hai đề tài: người trí thức nghèo và nông dân bần cùng.
Những tác phẩm tiêu biểu ở đề tài người trí thức nghèo như: Những truyện
không muốn viết (1942), Trăng sáng (1943), Đời thừa (1943), Quên điều độ
(1943), Sống mòn (tiểu thuyết - 1944).


6

Qua các sáng tác trên, Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của
người tri thức nghèo trong xã hội cũ. Đó là những “giáo khổ trường tư”, nhà văn
túng quẫn, viên chức nhỏ - nghèo... Qua họ, ông nêu lên nhiều triết lí sâu sắc, có
ý nghĩa xã hội to lớn. Trí thức trong sáng tác của Nam Cao là những người có tài
năng, tâm huyết, biết tự trọng và ôm ấp hoài bão lớn lao (xây dựng một sự
nghiệp tinh thần cao quý) nhưng không thực hiện được vì nạn áo cơm ghì sát
đất. Hộ thiết tha viết tác phẩm ăn giải Nô-ben; Thứ mong muốn được đóng góp

công sức làm đổi thay nền giáo dục để xã hội công bằng. Vậy mà cả hai đều bị
dồn vào tình trạng “chết mòn”, phải sống như “một kẻ vô ích, một người thừa”.
Qua đề tài này, Nam Cao phê phán xã hội cũ đã giết chết tài năng, tàn phá tâm
hồn những người nghệ sĩ. Ông cũng thể hiện thành công quá trình người trí thức
tự đấu tranh, khắc phục mặt hạn chế, vươn lên giữ lối sống đẹp.
Ở đề tài người nông dân nghèo, Nam Cao viết chừng hai mươi truyện ngắn
phản ánh cuộc đời tăm tối, số phận bi thảm của người nông dân; tiêu biểu là:
Chí Phèo (1941), Trẻ con không được ăn thịt chó (1942), Lão Hạc (1943), Một
bữa no (1943), Một đám cưới (1944)...
Trong số những truyện ngắn trên thì truyện "Chí Phèo” xứng đáng là kiệt
tác. Viết về đề tài này, Nam Cao khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt
Nam xơ xác , bần cùng trong khoảng thời gian 1930 -1945. Ông đặc biệt quan
tâm tới tình trạng nghèo đói và quá trình của những người thấp cổ bé họng bị tha
hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Càng hiền lành họ càng bị chà đạp phũ phàng.
Viết về nông dân, Nam Cao kết án đanh thép xã hội thực dân phong kiến đã huỷ
hoại nhân hình, sói mòn nhân tính của những con người lương thiện. Không “bôi
nhọ” nông dân, ông đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện, khẳng định nhiều
phẩm chất cao cả của những người bị xã hội dập vùi.
Đó là hai đề tài quen thuộc, nhưng vì biết khơi những nguồn chưa ai khơi,
Nam Cao vẫn tạo được sự hấp dẫn. Viết về nông dân hay trí thức, sáng tác của
Nam Cao luôn luôn thể hiện nỗi băn khoăn day dứt trước số phận con người và
thường lấy nguyên mẫu từ quê hương, bản thân. Sáng tác của ông chứa đựng nội


7

dung triết học sâu sắc. Sau Cách mạng, Nam Cao vẫn tiếp tục viết về đề tài
người nông dân và trí thức nghèo.
1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao
1.2.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học

Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả, thể
hiện trong tác phẩm. Nhân vật có khi là con người có tên, có khi không có tên
như những thằng bán tơ, kẻ nịnh thần, có khi là một hiện tượng nào đó của thiên
nhiên mang nội dung biểu tượng. Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau nhất. Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý
nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình. Tuy nhiên, không phải
nhà văn nào trong tác phẩm nào cũng xây dựng được hình tượng của mình. Một
hình tượng chỉ được gọi là điển hình khi hình tượng ấy khái quát được những
nét, những tính cách con người, những tư tưởng, những hiện tượng có ý nghĩa
quan trọng đối với xã hội lại đươc miêu tả qua những chi tiết cụ thể sinh động
hấp dẫn. Điển hính là khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật.
Nhân vật trong tác phẩm văn học có vai trò hết sức quan trọng. Văn học
không thể thiếu nhân vật, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu
tả thế giới một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nên nhân vật là để thể hiện
những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác,
nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan
niệm của chúng.
Trong tác phẩm văn học, hình tượng người nông dân cũng được đề cập đến
nhiều. Hình tượng người nông dân là hình tượng phổ biến trong các tác phẩm
văn học viết về hiện thực đời sống. Hình tượng nhân vật người nông dân được
xây dựng và khắc họa qua số phận cuộc đời đầy bi thảm. Nhân vật người nông
dân là những con người ở bậc thang xã hội cuối cùng, cuộc đời không thể nào
khổ hơn nữa. Họ bị hoàn cảnh xă hội vùi dập, bị chà đạp cả thể xác lẫn nhân
phẩm. Hình tượng người nông dân được các nhà văn Nam Cao, Nguyên Hồng,
Ngô Tất Tố...viết nhiều nhất trong văn học giai đoạn 1930 - 1945. Văn học giai


8

đoạn này phản ánh rõ nét về cuộc sống cơ cực, bần cùng của người nông dân

trước cách mạng. Qua đó, các nhà văn xây dựng hình tượng người nông dân với
những nét đặc sắc nhất.
1.2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao
1.2.2.1. Nhân vật người nông dân nghèo
Các tác phẩm viết về người nông dân: Chí Phèo với nhân vật Chí Phèo; Trẻ
con không được ăn thịt chó với nhân vật cái gái, cu Nhớn, cu Nhỡ; Lão Hạc với
nhân vật Lão Hạc; Một bữa no với nhân vật Bà Cái Tý, Một đám cưới với nhân
vật Dần...
Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước
1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm;
càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăng nhục
tàn nhẫn; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.
Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, ông đã đi sâu vào nội
tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị
vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông dân. Kết án đanh thép
cái xã hội tàn bạo đó trước 1945.
1.2.2.2. Nhân vật người trí thức tiểu tư sản
Các tác phẩm tiêu biểu viết về người trí thức: Trăng sáng với nhân vật Điền;
Đời thừa với nhân vật Hộ; Sống mòn với nhân vật Thứ…
Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo
trong xã hội đương thời trước 1945, những nhà văn nghèo, những viên chức
nhỏ. Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có
hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao
quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho
"chết mòn", phải sống như "một kẻ vô ích, một người thừa".
Nội dung các tác phẩm của Nam Cao phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi
nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao
khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người



9

Chương 2
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG
MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NAM CAO
2.1. Người nông dân có cuộc sống đói rét, bóc lột
Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam
trước 1945 nghèo đói, cái nghèo, cái đói xơ xác của người nông dân lúc bấy giờ.
Cuộc sống của họ bần cùng, hết sức thê thảm, sống trong cảnh đời đói rét tối
tăm, càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, bóc lột một cách không
thương tiếc, con người lâm vào cảnh luôn bị hắt hủi và đầy rẫy những bất công
bao quanh. Họ còn bị lăng nhục tàn nhẫn dẫn đến người nông dân bị đẩy vào
con đường tha hóa, lưu manh hóa dưới một xã hội tối tăm lúc bấy giờ.
Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Lê Quang Hưng
có viết : "Đi vào số phân người nông dân dưới đáy cùng xã hội ở thời kì ngột
ngạt, đen tối, nhiều tác phẩm Nam Cao thể hiện sự bần cùng hóa của họ. Đặc
biệt, quá trình bần cùng hóa này được Nam Cao gắn với sự đe dọa lưu manh
hóa. Hoàn cảnh xã hội điên đảo với sức tàn phá thật khóc liệt. Con người bị đẩy
vào bước đường cùng, bị chà đạp cả thể xác lẫn nhân phẩm. Điều làm Nam Cao
khổ nhất và khai thác nhiều nhất các nhân vật nông dân là nhân phẩm bị xúc
phạm: tâm hồn thui chột, tính cách mèo mó, ngay đến bộ mặt cũng không còn
nguyên vẹn" [1,tr262].
Trong tác phẩm Chí Phèo, hình ảnh Chí hiện lên là một kẻ lưu manh hóa, bị
xã hội vùi lấp đi những gì mà đáng ra con người phải có. Hắn là một đứa con
rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí của những người
nghèo. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên
“bóp chân”; Bá Kiến sanh lòng ghen tuông nên đưa đi tù. Thời gian sau, Chí
Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại tác oai tác quái dân lành. Chí
Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buổi sáng (đã
được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện,



10

hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở
“nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ”. Một “Chí Phèo
con” sắp ra đời.
Là một cố nông lương thiện, lẽ ra với khả năng lao động, hiền lành, Chí
phải được ấm no hạnh phúc, nhưng bị Bá Kiến vu oan, phải tù bảy, tám năm
liền. Tính chất lưu manh, ngang ngược của Chí khi về làng không phải là bản
chất của Chí, mà chính là do xã hội thối nát tạo ra. Chí đã bị xã hội cũ thối nát
lưu manh hóa, trụy lạc trong thời gian đi tù. Phẩm chất, nhân cách của người cố
nông lương thiện trước kia không còn nữa, mà nay trở về làng với bề ngoài rất
côn đồ, bê tha, trở thành một tay anh chị.
Nhưng khi nghe tiếng chửi tục tĩu, khuôn mặt đầy vết sẹo bước chân
chuyệnh choạng ngật ngưỡng của Chí Phèo bước đi trên những dòng văn của
Nam Cao ta mới thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày
trước. Mặt khác, tiếng chửi của chí còn chứa đựng một khát khao lớn, khát khao
được giao tiếp với cộng đồng, khát khao được nhìn thấy dẫu chỉ qua tiếng chửi,
bởi "không có gì đau khổ bằng nỗi đau bị tách ra khỏi xã hội ". Ẩn sâu trong
tiếng chửi rủa của một Chí Phèo trong con dốc tha hoá, chính là nỗi khát khao
rất con người, rất lương thiện. Tình cảm của Chí Phèo khác hẳn với các nhân vật
Lão Hạc, Dần…, Chí là một anh canh điền khoẻ mạnh và trung thực nhưng bị
vu oan biến anh thành một tên lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân hình.
Những bi kịch đau đớn nhất như những cơn dông bão ập xuống quất vào số
phận của Chí Phèo. Chí Phèo khi đã mất cả nhân hình và nhân tính thì mất hết
tất cả. Chí không chấp nhận trở lại làm người với lý lịch đầy bất hảo bộ mặt sứt
sẹo, hành động côn đồ, Chí Phèo đã làm cho cả làng Vũ Đại không một ai tôn
trọng. Không còn một chút lương tâm nào hết, vì vậy Chí Phèo bị cả làng Vũ
Đại chối bỏ và sa vào tấn bi kịch đau đớn nhất bị từ chối làm người.

Xã hội cũ không cho người lao động thực hiện ước mơ được sống hạnh
phúc lương thiện. Bằng thái độ của Thị Nở và lời nói của bà cô Thị. Nam Cao
cho ta thấy xã hội cũ đã hắt hủi, đã phũ phàng chà đạp lên mọi ước mơ chân


11

chính của Chí. Chí muốn làm người nông dân lương thiện trong điều kiện vẫn bị
địa chủ ràng buộc, lợi dụng đó là điều không thể được. Chí lại căm uất. Căm thù
cao độ và không còn lối thoát, Chí giết Bá Kiến và tự sát.
Cái chết của Chí thật đột ngột. Lấy sự hủy diệt đời mình để giải quyết cái
bế tắc đời mình, cái bi kịch của Chi phản ánh sự bế tắc của một số nông dân
cùng khổ, chưa gặp cách mạng, bị dồn vào con đường cùng. Ý nghĩa phê phán
xã hội qua cái chết của Chí Phèo thật là mãnh liệt. Bọn thống trị trong xã hội cũ
phải chịu trách nhiệm trước hiện tượng xã hội bi thảm này.
Trong tác phẩm Lão Hạc thì hình ảnh Lão Hạc hiện lên cũng không kém
phần đáng thương vì cái nghèo, cái đói mà số phận của Lão lâm vào bần cùng,
cơ cực. Đọc truyện Lão Hạc, ta bắt gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh
đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai “phẫn chí”
đi phu đồn điền cao su, ông giáo và người vợ, Binh Tư và thằng Mục, thằng
Xiên…
Lão Hạc là một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn góa vợ và có
một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một
cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn
điền cao su ở miền Nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con.
Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để
mua về và để lại cho con trai lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa
màu đã mất trắng. Lại bởi do một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm
đã mang ra dùng gần hết và vì lão cũng đã "tàn sức" rồi, người ta làm tranh hết
việc của lão. Lão có con Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi

như một người bạn trung thành. Nhưng vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã
quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội
lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó". Lão tự dành tiền cho đám ma của chính
mình để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận bất kỳ sự
giúp đỡ của bất kỳ ai. Lão đã chọn một cái chết bằng bả chó, một cái chết dữ dội


12

và đau đớn. Lão làm thế là để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt,
tội lỗi ấy và có thể lão đã được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt
“cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão
Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin
cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng
của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác
ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên
co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu
lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu
hu khóc…” [1,tr252]. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương
thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này
tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”[1,tr252]. Bản chất của một con người
lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình
nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy
nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác
chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão
nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó
là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng
hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”[1,tr253]. Suy cho cùng, việc
bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo

lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện
thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo
lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng
mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn
nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi
gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là
những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước
nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái


13

chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ
lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt
những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận
những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Sống trong chính cuộc đời, con người luôn phải có nhiều nỗi lo toan trăm
bề mà trong truyện "Lão Hạc" của Nam Cao lại là một bức tranh hiện thực sâu
sắc, trong bức tranh ấy người nông dân chân chất hiện lên, với những suy nghĩ,
lo toan, tính toán cho tương lai, cái nghèo cái đói vẫn luôn đeo đẳng trong cái xã
hội cũ.
Còn trong Một bữa no, cái nghèo cái đói của người nông dân lúc bấy giờ
cũng thể hiện rõ qua nhân vật bà cái Tý, mà cụ thể là cái chết, chết bất thường
"chết no" đã cho người đọc biết bao suy nghĩ về thực trạng xã hội của nước ta
lúc bấy giờ.
Nhà văn dựng lên bữa tiệc trong nhà bà Phó Thụ như một điển hình về cách
sống của bọn trưởng giả keo kiệt. Đó thực sự là miếng nhục khi bà lão ngồi ăn
dưới cái lườm nguýt của bà Thụ, cái ngại ngùng và xấu hổ của cái Tý – sao
người bà mà nó vẫn luôn kính yêu lại chỉ vì một bữa ăn mà để người khác khinh
bỉ như vậy. Trong đầu óc non dại của cái Tý cũng như những ai chưa từng trải

qua nỗi khổ bị cái đói hành hạ như bà lão hẳn không thể hiểu được tại sao bà lại
hành động như vậy.
Sau bữa ăn huy hoàng, bà về nhà với cái bụng căng tròn đầy mệt nhọc. Có
lẽ vì bà ăn quá nhiều, lại ăn mặn (ăn mắm) nên bà uống rất nhiều nước mà vẫn
còn thấy khát "Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đã khát.
Bà chỉ càng thêm tức bụng" [1,tr235]. Điều đó làm cho bà khó chịu vô cùng, bà
đau bụng, bà thổ, bà tả,…kéo dài nửa tháng thì bà chết. Cái chết là cái giá phải
trả cho một bữa no đầy tủi nhục. Trong cơn đói khát hành hạ, bà không còn giữ
được nhân phẩm, bà đã ăn một bữa ăn đầy tủi hờn, để rồi chết một cách nhục
nhã. Bà vốn là một người nhân hậu, hiền lành nhưng định mệnh cuộc đời đã
cướp đi của bà quá nhiều khiến bà phải lâm vào hoàn cảnh bần cùng, đói khát.


14

Bà đã không còn giữ được phẩm chất của mình, bà đã bị cái đói làm cho tha hóa,
biến chất. Cái chết cũng là cách giải thoát tốt nhất dành cho bà lão khi không
còn đủ sức chống chọi trước xã hội đương thời. Tác phẩm không miêu tả quang
cảnh bóng đêm nhưng người đọc lại thấy một màu xám ngắt bao trùm khắp nơi
nơi, nó phủ kín và nuốt chửng tất cả những người nông dân nghèo khổ, cùng cực
không lối thoát. Người bà trong Một bữa no chỉ là một cá nhân tiêu biểu trong số
rất nhiều con người cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự trong xã hội Việt Nam
trước cách mạng tháng Tám.
Cái đói cái khổ, sự bóc lột nặng nề trong xã hội cũ đã được nhà văn Nam
Cao phần nào thể hiện được qua các hình tượng người nông dân như: Chí Phèo
với sự tha hóa hay Lão Hạc cũng chỉ vì cái đói cái khổ mà phải bán đi Con Vàng
và đi đến cái chết đau lòng là bà cái Tý vì đói mà cố ăn, ăn cho no, ăn mà bỏ qua
sự dèm pha của người khác, để thỏa mãn cái cơn đói lâu ngày, dẫn đến cái "chết
no". Những hình ảnh đó gợi lên biết bao suy nghĩ cho người đọc về thực trạng
xã hội cũ.

2.2. Người nông dân khát khao cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần.
Trong cái tình cảnh cái đói, cái rét bao quanh nhưng chúng ta luôn cảm thấy
được sự khát khao tìm ẩn của người nông dân qua tác phẩm của Nam Cao. Dù
cuộc sống có gian khổ đang đeo đẳng họ hằng ngày, hằng giờ nhưng người nông
dân vẫn luôn mơ ước có cuộc sống tốt đẹp hơn và khát khao sống một cuộc sống
đúng bản chất con người, không bị tha hóa dưới chế độ xã hội cũ.
Trong "Chí Phèo", Chí như một kiếp tồn tại ngoài vòng xa hội, bị gạt ra
ngoài lề của cuộc sống, cô độc. Chí bị đẩy vào bi kịch, bị lãng quên, bị chối bỏ,
tiếng chửi buông xuống kẻ "chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí
Phèo". Tiếng chửi thấm mùi vị xót xa đồng thời mở ra cho người đọc một từng ý
nghĩ. Ai đã tạo nên Chí Phèo, kẻ bị bần cùng hoá, lưu manh hoá? Đó có phải là
Bá Kiến, là xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Tiếng chửi của Chí
Phèo là tiếng kêu thống thiết, là tiếng lên án mạnh mẽ xã hội bất nhân, không
công lí của nước ta thời kì đó. Mặt khác, tiếng chửi của Chí còn chứa đựng một


15

khát khao lớn, khát khao được giao tiếp với cộng đồng, khát khao được nhìn
thấy dẫu chỉ qua tiếng chửi, bởi "không có gì đau khổ bằng nỗi đau bị tách ra
khỏi xã hội". Ẩn sâu trong tiếng chửi rủa của một Chí Phèo trong sự tha hoá,
chính là nỗi khát khao rất con người, rất lương thiện. Chí đã từng mơ ước: "Khi
còn trẻ hắn đã ao ước có một mái ấm gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc
mướn, vợ dệt vải nuôi heo" [1,tr54]. Mơ ước của hắn thật bình dị bằng sức lao
động chân chính, cái hạnh phúc đơn sơ nhưng ấm cúng tình người tưởng chừng
ai cũng có được nhưng với Chí lại quá xa vời.
Tình yêu của Thị Nở làm cho hắn “bỗng thèm lương thiện”, bát cháo hành
đã đưa Chí rẽ vào bước ngoặc mới, bát cháo hành là biểu tượng của sự cảm
thông, yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, nó mãi mãi đi vào cuộc
sống văn chương với tư cách là biểu tượng của chủ nghĩa nhân đạo. Hắn cảm

động quá! cảm động vì lần đầu tiên hắn được ăn một thứ ngon như thế. Hơn nữa
muốn có cơm ăn, rượu uống Chí phải dọa, cướp giật. Lần đầu tiên có người tự
nguyện cho hắn ăn, đặc biệt hơn đó lại là đàn bà nên con quỷ dữ đã mềm ra
thành từng giọt nước mắt. Cùng với những giọt nước mắt là Chí "nghe được
tiếng chim hót buổi sáng, tiếng gõ mái chèo của người thuyền chày đuổi cá trên
sông, tiếng trò chuyện của những người đi chợ sớm"[1,tr54]. Cái đẹp của tự
nhiên, cái đẹp lần đầu chứa chan tình người, tất cả thật đơn sơ nhưng cũng thật
gần gủi thân thiết, những âm thhắn này ngày nào cũng có nhưng đây là lần đầu
tiên chí cảm nhận được. Giọt nước mắt của Chí cùng những âm thanh buổi sáng
đã làm nên một Chí Phèo khác hẳn, anh canh điền lương thiện năm nào đã sống
lại. Đây là lần đầu tiên Chí tỉnh và lần đầu tiên nhận thức được tội lỗi, sự ân hận
muộn màng nhưng dù sao cũng đáng ghi nhận. Đó là biểu hiện của sự làm lành
“hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Chí mong muốn được mọi người
bỏ qua cho tất cả. Thị Nở sẽ giúp hắn làm loại từ đầu, niềm khát khao mới người
làm sao!.
Còn Lão Hạc, cái mơ ước có dược cuộc sống bình yên, có đủ tiền cưới vợ
cho con Lão. Cái ước nhìn thì thật đơn giản nhưng trong cái xã hội đó muốn


16

thực hiện được cũng vô cùng khó khăn. Cái chết của Lão Hạc dù kết cục bi thảm
như thế nào, lão vẫn giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nỗi trăn trở của một
con người trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đến tận huyệt mồ,
nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi. Người
cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” [1,tr50] Cái mảnh vườn thân
yêu dành cho đứa con khốn khổ. Đó cũng là cái mong ước của người cha giành
cho đứa con trai mình, mong muốn cái thế hệ sau chúng nó không còn khổ như
mình nữa.
Trong Một bữa no, chúng ta cũng bắt gặp được cái ước mơ, cái ước mơ thiết

thực nhất trong cái xã hội cũ, trong tình cảnh nạn đói năm 1945 đó là muốn
được ăn "No". Cái "No" là khát vọng của biết bao nhiê người trong tình cảnh
như bà cái Tý.
Từ những ước mơ, khát khao trong cuộc sống, các tác phẩm trên đã ngấm
ngầm đưa ra giải thích định nghĩa về con người và cuộc sống con người: Loài
người phải có khả năng sống bằng bàn tay, sức lao động của mình, làm người
phải biết tự trọng, có quyền được sống, được hưởng hạnh phúc và công bằng.
Tuy nhiên, họ bị bóc lột đến tận xương tủy, những người nông dân bị rơi vào
tình trạng bi kịch, bị trù dập, đối xử thiếu công bằng.
Và ý nghĩa của những ước mơ đó như ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh rọi đường
cho những nhân vật trong truyện của ông mò mẫm đi giữa bối cảnh mờ mịt của
chế độ phong kiến thực dân đương thời, nhờ đó họ có thể ngẩng mặt sống trườn
qua cơn xoáy ác liệt của hư vô.
2.3. Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân
Nam Cao đã dựng lên hình ảnh đặt sắc - đôi lúc đến dị hợm như: cái chết
vật vã của Lão Hạc vì ăn bã chó, cái chết no của bà cái Tý trong Một bữa no,
cũng như vẻ lưu manh hóa của Chí Phèo khi ra tù... nhưng đều đáng thương. Họ
là những tầng lớp thấp cùng của xã hội phong kiến, họ có đời sống bần cùng,
nhưng lại có phẩm chất cao đẹp. Cao đẹp chứ không phải “cao thượng”, những


17

điều hoa mỹ, sự tế nhị dường như không có chỗ đứng trong tác phẩm của Nam
Cao.
Trong "Giáo trình văn học việt nam hiện đại", tác giả Lê Quang Hưng có
viết "Mọi vấn đề xã hội, mọi số phận con người đều được Nam Cao gắn với câu
chuyện và nhân cách trong tình cảnh xót thương, trân trọng và đòi hỏi cao của
con người. Tính nhất quán và tầm lớn lao tư tưởng nghệ thuật Nam Cao chính ở
chỗ đó. Miêu tả người nông dân, Nam Cao không chỉ vạch ra cảnh bần cùng

hoá, nghèo đói thê thảm ở phương diện nghèo đói vật chất mà chỉ quan tâm đến
vấn đề nhân phẩm bị chà đạp, tinh thần bị hủy hoại" [1,tr265].
Nam Cao dùng ngòi bút của ông giành cho những nhân vật nồng nàn yêu
thương. Ông phát hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần
chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện
của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến
“ma chê quỷ hờn”, kì diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn
tăm tối của tâm hồn Chí Phèo làm cho Chí thức tỉnh. Điều đó gợi dậy bản tính
lương thiện của Chí Phèo, thắp sáng trái tim bao ngày tháng bị vùi dập hắt hủi.
Chính cuộc tình ngắn ngủi với Thị Nở trong đêm trăng đã vô tình thắp lên ngọn
lửa cuộc sống trong Chí. Lần đầu tiên trong đời, Chí đã chợt tỉnh dậy sau bao
ngày ngủ quên trong sự tha hóa.
Nam Cao để cho nhân vật Lão Hạc của mình suy nghĩ một cách tầm thường.
Lấy vợ cho con mình thì “xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu, chẳng
lấy đứa này thì lấy đứa khác, làng này đã hết con con gái đâu mà sợ” [1,tr249].
Thương con đứt ruột nhưng lại bất lực khi thấy con ra đi: “Thẻ của nó người cha
giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là
người người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”[1,tr249]. Tiếng nấc nghẹn ngào bật ra
từ đáy lòng của người cha dường như không còn chút gì ấm ức, cam chịu. Lời lẽ
ngậm ngùi đó khiến ta có cảm tưởng của một bà mẹ hơn một người cha. Ở đây,
Nam Cao dựng lên một người cha bị cái đói khổ đến cùng cực kéo lão ra giữa
vòng lẩn quẩn, và lão đã trụ lại một cách vững chãi trên mảnh đất nhân phẩm


18

trơn tru và mờ nhạt, khó mà phân biệt ranh giới của chúng. Trong cái nền xám
xịt âm u đó, Lão Hạc đã chọn cho mình một cái chết. Chết nhưng không rơi vào
đáy mồ hư vô. Ta lặng lẽ đi phúng điếu Lão Hạc và cũng ngậm ngùi đón nhận
cái nghĩa cử thiêng liêng của lão giành cho người ở lại: “Bởi không muốn liên

luỵ đến hàng xóm, láng giềng”. Tình thương lão giành cho người ở lại giường
như đã vắt cạn hết lòng tự trọng của một con người, xoá sạch sự cao ngạo đối
với một con chó và đầy ắp sự cưu mang đối với giá trị nhân phẩm con người.
Cái chết của Lão Hạc dù “vật vã trên giường… vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi
mới chết”, nhưng ai hiểu được cái bên trong tội nghiệp đến rùng mình ấy còn ẩn
chứa một điều vô giá lấp lánh rạng ngời niềm vui tiếc hạnh.
Trong tác phẩm Một bữa no của nhà văn Nam Cao, chi tiết hay nhất và có ý
nghĩa nhất chính là "cái chết của bà lão". Cái chết ấy là tiếng nói tố cáo hiện
thực xã hội lúc bấy giờ. Nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã khiến cho "từ Quảng Trị
đến Bắc kỳ, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói" [4,tr2]. Trong bối cảnh lịch sử
đó, con người thường chết vì đói, nhưng nhân vật "bà lão" trong tác phẩm này
lại chết vì "một bữa no".Cái chết của bà lão thể hiện một cái nhìn nhân đạo, một
sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những thân phận nghèo nàn, bất hạnh:
Dù họ có vùng vẫy tìm sự sống trong cái chết, dù họ có thể trở thành "thực
dụng" đi nữa thì thẳm sâu trong nhân cách của những người nghèo vẫn toát lên
vẻ đẹp tuy có phần nghiêng về bản năng sinh tồn: "Bà lão đến thăm con cháu
đang ở đợ cho bà chủ nhà giàu, đã cố tình đến vào giờ cơm trưa để được "một
bữa no" vì mấy ngày nay Bà bị đói, bà lại cố ăn hết cả phần cơm chấy ở đáy nồi
cho thật no" [1, tr35]. Tuy nhiên, ở bà vẫn lấp lánh tình yêu thương đối với cô
cháu gái. Tội hơn nữa là gặp cháu gái lần này của bà là lần gặp cuối cùng...
Bên cạnh cái đói và sự tha hóa, chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm
hồn, những phẩm chất cao quí của họ qua ước mơ, khát khao nhu cầu hạnh phúc
chính đáng và cuộc sống ấm no bình yên con người trong xã hội cũ lúc bấy giờ.
Đồng thời lên án những tàn dư và sự áp bức bất công mà cái xã hộ đó mang lại
dẫn đến biết bao sự khốn khổ của người nông dân.


19

Chương 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Nam Cao đã xây dựng ngoại hình của một số nhân vật như: vẻ lưu manh
hóa của Chí Phèo, hình ảnh Lão Hạc, bà cái Tý…và để lại những ấn tượng khó
phai mờ trong lòng người đọc. Nhiều nhân vật của Nam Cao thật sự là những
phát hiện mới mẻ, hết sức độc đáo qua cách miêu tả ngoại hình nhân vật với
những nét riêng, nét độc đáo. Đó là các nhân vật như: Chí Phèo, Thị Nở, Lang
Rận, Lão Hạc. Người ta cũng rất khó quên nhân vật như: Bá Kiến, Dì Hảo, Thứ,
Hộ…Có thể nói, nhân vật Nam Cao rất sinh động. Người đọc tưởng như có thể
nhìn thấy họ đang đi lại, ăn uống, nói năng, cười khóc trước mặt mình. Chất
sống của những nhân vật Nam Cao là do chất sống của đời thực mang lại. Nhà
văn lựa chọn rất độc đáo những mẫu người, những chi tiết miêu tả ngoại hình
đặc sắc nhất để đưa vào tác phẩm.
Khi xây dựng nhân vật Thị Nở, nhà văn Nam Cao thẳng cánh hạ bút những
dòng này: "Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo, cái ngẩn
ngơ của mình, mà thị lại chỉ có ba cái ấy". Nam Cao viết: "Nhưng người đàn bà
ấy là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma
chê quỷ hờn. Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến
nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào
mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như
mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa
ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn
nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho
nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi
cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu
xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân


20


đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi, đó là một ân huệ
đặc biệt của Thượng đế chí công: nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở
ngay từ khi mua cái gương thứ nhứt. Và thị lại nghèo nếu trái lại, ít nhất đã có
một đàn ông khổ sở. Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này
khiến không một chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh thị như tránh con
vật nào rất tởm” [1,tr49;50]
Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng phổ biến, có
tính quy luật ở nông thôn Việt Nam. Những lao động lương thiện bị đẩy vào
đương cùng và họ đã phải quay lại đáp trả bằng chính con đường lưu manh để
tồn tại. Nam Cao miêu tả: “Bây giờ thì hắn trở thành người không tuổi rồi. Ba
mươi tám hay ba mươi chín. Bốn mươi hay là ngoài bốn mươi. Cái mặt hắn
không trẻ cũng không già, nó không còn phải là mặt người: nó là mặt một con
vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi? Sau khi ở tù về, hắn đã trở
thành một con qủi dữ của làng Vũ Đại mà không tự biết. Cuộc đời hắn không có
ngày tháng bởi những cơn say triền miên. Hắn ăn trong lúc say, thức dậy vẫn
còn say, đập đầu rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc
say, để rồi say nữa, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ chưa bao giờ hắn
tỉnh để nhớ hắn có ở đời. Có lẽ hắn cũng biết rằng hắn là quỉ dữ của làng Vũ Đại
để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn đâu biết hắn đã phá bao nhiêu cơ
nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đập đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy
máu nước mắt của bao nhiêu người lương thiện… Tất cả dân làng đều sợ hắn và
tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua…” [1,tr46]
Trong miêu tả nhân vật không phải lúc nào Nam Cao cũng chú ý đến ngoại
hình. Nhưng khi cần, Nam Cao cũng chứng tỏ biệt tài khắc họa nhân vật. Thí dụ
như trường hợp Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận…Những con người với ngoại hình
không bình thường, quái dị mà ta vẫn gặp ở ngoài đời. Qua ngòi bút của Nam
Cao, chúng ta đã nhìn chăm chú vào họ và có cảm nhận rõ về khía cạnh hình
tượng người nông dân nghèo.



21

3.2. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật
Nam Cao thể hiện sở trường miêu tả nội tâm, miêu tả diễn biến tâm lí nhân
vật. Nhà văn thường để cho nhân vật bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của mình, một
mình tự nói với mình, sử dụng rộng rãi biện pháp độc thoại nội tâm. Điều này
thể hiện qua cảnh Chí Phèo tự nói với bản thân mình, Lão Hạc nói chuyện với
cậu Vàng của Lão cũng như nội tâm nhân vật của các nhân vật tri thức như
Điền, như Hộ, như Thứ. Xây dựng nhân vật điển hình, Bá Kiến, Chí Phèo vừa
tiêu biểu cho những loại người có bề dầy trong xã hội, vừa là những cá tính độc
đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả thật tinh tế sắc sảo,
tác giả có khả năng đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến tâm lí phức
tạp của nhân vật. Sau khi gặp Thị Nở vẫn như bao ngày, Chí Phèo vẫn say, hắn
ăn trong lúc say. Ăn vạ trong cơn say, thậm chí ngủ cả trong say. Và say chính
trong lúc say. Có lẽ cuộc đời của Chí cứ mãi tuột dài trên con dốc thăm thẳm đó
nếu không có bàn tay chăm sóc của Thị Nở ngăn lại…Nếu như Thị Nở ban đầu
chỉ làm cho bản năng sinh vật của một người đàn ông trỗi dậy thì ngay sau đó sự
chăm sóc quan tâm mộc mạc, chân tình của Thị đã đánh thức cái lương thiện
trong người Chí. Lần đầu tiên Chí tỉnh trong suốt bao năm qua. Hắn còn cảm
nhận được tiếng người qua lại kháo nhau giá vải hơn kém. Tiếng anh gõ mái
chèo đuổi cá. Tiếng chim hót ríu rít. Đặc biệt hắn cảm nhận được ánh nắng bên
ngoài rực rõ trong khi bên trong túp lều mới chỉ hơi tờ mờ. Chí Phèo lại càng
thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con
người. Chí đã xách dao ra đi. Hành động muốn đi trả thù của Chí rất dữ dội,
quyêt liệt khiến Chí đi đén một hành động đâm chết cả nhà nó. Tiềm thức mách
bảo Chí đó là bá Kiến. Trước đó, Chí không định đến nhà bá Kiến mà định đến
nhà thị Nở để đâm chết thị và bà cô thị cho hả giận nhưng cuối cùng Chí lại
quên đến nhà thị Nở mà đến nhà bá Kiến. Khi đến nhà bá kiến, Chí trợn mắt chỉ
tay vào mặt lão, đanh thép kết tội tên cáo già này đòi làm người lương thiện,

đòi một bộ mặt lành lặn. Hành động của Chí đã vượt khỏi suy nghĩ của tên địa
chủ nổi tiếng khôn ngoan, gian hùng. Đây là cách hành động của người say


22

không theo dự kiến ban đầu, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, Chí lờ mờ hiểu ra
nguyên nhân sâu xa đâu phải vì thị Nở hay bà cô thị mà cái kẻ làm ra Chí như
thế này chính là bá Kiến. Đến đòi quyền làm người lương thiện là phải đòi nơi
lão bá, không đòi dược thì phải trả thù. Tuy làm tay sai cho bá Kiến nhưng ngọn
lửa căm hờn vẫn âm ỉ cháy trong con người Chí Phèo. Khi Chí Phèo đã thức tỉnh
thì hắn hiểu ra nguồn gốc bi kịch của mình nên ngọn lửa căm hờn càng bùng lên
dữ dội.
Còn Lão Hạc, hôm bán chó xong lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin. Lão
“cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”.
Lão đau xót thật, nỗi đau của lão khiến ông giáo còn cảm thấy “không xót xa
năm quyển sách như trước kia nữa”. Ông giáo chẳng biết nói sao, hỏi cho có câu
chuyện “thế nó cho bắt à?”, không ngờ nó gợi đúng nổi đau đang chỉ chực dâng
lên và cứ thế là “mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô nhau lại với
nhau, ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”[1,tr52].
Bộ dạng lão Hạc trông thật là tội nghiệp. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng
như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi
với chú chó Vàng. Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát
mắng. Ông giáo bùi ngùi ngồi nghe lão kể. Lão kể chuyện bán chó mà thực chất
là để tự xỉ vả mình. Lão Hạc tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc đó bị
trói chặt cả bồn chân là một lời trách móc nặng nề “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở
với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”. Lời tự vấn chứng tỏ lão Hạc dằn vặt
lắm.
Đời sống nội tâm, sự suy nghĩ, sự trăn trở là dấu hiệu của tình người. Nét
đặc trưng có sức lôi cuốn mạnh nhất trong tài năng và phong cách của Nam Cao

là chất trữ tình ấm áp, thể hiện rõ qua các tác phẩm của ông. Chất trữ tình này
bắt nguồn từ nỗi buồn thương của ông trước nỗi khổ khốn cùng của con người,
về lòng khao khát của ông về cuộc sống có tình người, có phẩm giá, có tư cách.


23

3.3. Ngôn ngữ nhân vật.
Ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao biến hoá. Lúc thì trần thuật gián tiếp,
lúc thì xen kẽ các câu mệnh đề vừa trực tiếp vừa gián tiếp và là sự phối hợp giữa
ngôn ngữ bên trong, ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật.
Các từ ngữ xưng hô trong tác phẩm Chí Phèo được Nam Cao sử dụng vô cùng
phong phú. Có thể nói mỗi một nhân vật lại có một kho các từ ngữ xưng hô khác
nhau. Trong từng hoàn cảnh nhất định, Nam Cao gắn cho nhân vật của mình một
lối xưng hô riêng, đầy dụng ý. Từ xưng hô trong tác phẩm này chính là một loại
phương tiện hữu hiệu để biểu đạt ý nghĩa tình thái: thái độ của nhà văn đối với
nhân vật, thái độ của các nhân vật trong tác phẩm đối với nhau và trong tác
phẩm Lão Hạc cũng như tác phẩm Một bữa no cũng như vậy.
Khi đến nhà bá kiến, Chí trợn mắt chỉ tay vào mặt lão, đanh thép kết tội tên
cáo già này đòi làm người lương thiện, đòi một bộ mặt lành lặn. Câu hỏi cuối
cùng của Chí Phèo:” Ai cho tao lương thiện?” là câu hỏi chất chứa niềm phẫn
uất, đau đớn, còn làn day dứt người đọc: làm thế nào để con người sống cuộc
sống con người trong cái xã hội tàn bạo, ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy.
Tóm lại, cách xây dựng nhân vật: điển hình, sinh động và độc đáo bằng sở
trường phân tích tâm lí nhân vật. Kết cấu không theo trình tự thời gian mà vẫn
rất chặt chẽ, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, hấp dẫn. Ngôn ngữ lời văn giản
dị, gắn với khẩu ngữ, mang hơi thở của đời sống và có nhiều giọng điệu đan xen
tạo nên ấn tượng cho người đọc.



24

KẾT LUẬN
Sau khi chúng tôi nghiên cứu về hình tượng người nông dân của nhà văn
Nam Cao qua ba tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, chúng tôi thấy
rằng:
Những nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao qua mỗi tác phẩm
của nhà văn Nam Cao là một lời tố khổ chân thực, cảm động về cuộc sống tối
tăm, thê thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Nông
thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền miên trong bần
cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945. Cảnh chết đói: lão Hạc
ăn bả chó tự tử để tránh chết đói. Bà cái Tí chết vì một bữa quá no, một kiểu
chết đói đau thương của người nông dân trước cách mạng Tháng Tám. Và sự tha
hóa của con người trong chế độ phong kiến thể hiện qua hình tượng Chí Phèo.
Nam Cao không chỉ nói đến tình cảnh bị bóc lột về thể chất mà đi sâu vào
nổi khổ, tâm hồn con người bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm
người bị tước đoạt.


25

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Tổng hợp,(2005), Tuyển Tập Nam Cao, Nxb Văn Học.
2) Nguyễn Văn Long - Trần Đăng suyền (Đồng chủ biên) (2007), Giáo trình
Văn học Việt Nam Hiện Đại (Tập1), Nxb Đại học Sư phạm.
3) Nguyễn Thế Vinh(1998), Nam Cao những mạch nguồn văn, Nxb Văn hóaThông Tin.
4) Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp văn học hiện đại, Hà Nội.
5) Sách Ngữ Văn 12 (tập 1), Nxb Giáo Dục.
6) Đoàn Thị Huệ, Tác phẩm văn học và thể loại văn học (Bài giảng).
7) Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học.

8) Nguyễn Hoành Khung (1990), Truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945 (Tập 1),
Nxb GD, Hà Nội,


×