Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giải sư Bài 21 22 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.67 KB, 6 trang )

Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 1945)
Soạn Sử 8 bài 21 với lời Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 21:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Đây là tài liệu tham
khảo hay được sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố
kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn
học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Bài 1 (trang 108 sgk Lịch sử 8): Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng
nổ
Lời giải:
- Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
(Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa → “bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để
chia lại thế giới).
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại những hậu quả hết sức
nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách
thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn
chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật châm
ngòi lửa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ
hai.
Bài 2 (trang 108 sgk Lịch sử 8): Lập niên biểu về những sự kiện chính
của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Lời giải:
1-9-1939

Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ

9-1940

I-ta-li-a-tấn công Ai Cập

26-6-1941


Đức tấn công Liên Xô

7-12-1941

Nhật tấn công Mĩ ở Ha-oai

1-1942

Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập

2-2-1943

Chiến thắng Xta-lin-grat

6-6-1944

Anh - Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp

9-5-1945

Phát xít Đức đầu hàng

15-8-1945

Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc


Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 105 SGK: - Quan sát bức tranh (SGK,
trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?
Trả lời:

Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện "Giu-livơ du kí", xung quanh là các nhà lãnh đạo các nước châu Âu (Anh, Pháp...) được
xem như những người tí hon bị Hít-le điều khiển. Chính thái độ nhượng bộ, thỏa
hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành
động, tấn công xâm lược châu Âu trước vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô,
Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lương đủ mạnh để tấn công Liên Xô.
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 105 SGK: - Nêu diễn biến chính của giai
đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời:
- Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 22-6-1941: Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động
chiến lược, đánh chiếm một loạt các nước Tây Âu, kể cả Pháp.
- Từ ngày 22-6-1941 đến cuối năm 1942: Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào
lãnh thổ Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu.
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 108 SGK: - Liên Xô có vai trò như thế
nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít?
Trả lời:
Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng then chốt góp phần quyết
định
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 108 SGK: - Qua các hình 77, 78,79
(SGK, trang 107,108), em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai
đối với nhân loại?
Trả lời:
- Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng
trận và những nước bại trận ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới.
- Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao
giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

Bài 22:Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và
văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 22: Sự phát triển của khoa học
- kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Đây là tài liệu

tham khảo hay được sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và


củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của
các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Bài 1 (trang 112 sgk Lịch sử 8): Em biết gì về những tiến bộ của khoa học
– kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX?
Lời giải:
- Bước vào thế kỉ XX, trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp
tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
- Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí
thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn
sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời
gian. Có thể nói, các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng
nguyên tử đến lade, bán dẫn... đều có liên quan đến lí thuyết này.
- Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải
dương học, Khí tượng học...) đều đạt được những thành tựu to lớn.
- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử
dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và
phim màu...
- Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần
tốt đẹp hơn cho con người. Nhưng mặt khác, chính những thành tựu khoa học
cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân
loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
Bài 2 (trang 112 sgk Lịch sử 8): Hãy nêu những thành tựu của nền văn
hóa Xô viết.
Lời giải:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở đường cho việc xây
dựng một nền văn hóa mới trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kế
thừa những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại. Đó là văn hóa Xô viết.

- Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hóa Xô viết được thể hiện trong việc
xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước
đây chưa có chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đấu tranh chống các
tàn dư tư tưởng của chế độ cũ, phát triển văn học, nghệ thuật...
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 110 SGK: - Hãy kể tên những phát minh
khoa học trong nửa đầu thế kỉ XX mà em biết.
Trả lời:
- Thuyết tương đối của A-be Anh-xtanh.


- Lí thuyết nguyên tử hiện đại về cấu tạo nguyên tử.
- Hiện tượng phóng xạ nhân tạo.
- Chế tạo ra chất đồng vị phóng xạ.
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 110 SGK: - Nhà khoa học A.Nô-ben nói:
“Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt
hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?
Trả lời:
Việc sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật nhằm phục vụ cho cuộc sống
con người, tuy nhiên chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành
phương tiện giết người hàng loạt (bom nguyên tử được chế tạo từ năng lượng
được lấy từ sự phân hạch các hạt nhân Urani và Plutoni). Vì thế, mong muốn của
nhà khoa học Nô-ben là hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc
chiến tranh gây tổn thất đau thương cho nhân loại.
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 111 SGK: - Vì sao xóa nạn mù chữ
được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Liên
Xô?
Trả lời:
Tình trạng mù chữ ở nước Nga rất phổ biến, chiếm ¾ dân số, muốn thay đổi tình
trạng lạc hậu, chậm phát triển thì người dân phải biết đọc, biết viết. Tỉ lệ người

biết đọc, biết viết là tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế - văn hóa.
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 112 SGK: - Hãy kể tên những tác phẩm
văn học Xô viết mà em biết.
Trả lời:
- Sông Đông êm đềm của M.Sô-lô-khốp.
- Thép đã tôi thế đấy của N.O-xtrop-xki.
- Đất vỡ hoang của M.Sô-lô-khốp.
- Bài ca sư phạm của A.Ma-ca-ren-cô.
- Con đường đau khổ của A.Tôn-xtôi.

Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ
năm 1917 đến năm 1945)


Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện
đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945). Đây là tài liệu tham khảo
hay được sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến
thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học
sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Bài 1 (trang 113 sgk Lịch sử 8): Trong số các sự kiện từ năm 1917 đến
năm 1945, em hãy chọn năm sự kiện tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn
những sự kiện đó.
Lời giải:
+ 5 sự kiện tiêu biểu là:
1- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2- Cao tròa cách mạng ở châu Âu 1918-1923.
3- Phong trào đòi độc lập dân tộc ở châu Á.
4- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
5- Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Lí do:

1- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã
trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2- Cao trào cách mạng 1918-1923 có bước chuyển biến mới: Giai cấp công nhân
trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời => Quốc tế Cộng sản thành lập, lãnh
đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.
3- Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công
và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham
gia lãnh đạo phong trào.
4- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc
khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và
đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.
5- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn
thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của
lịch sử thế giới hiện đại.
Bài 2 (trang 113 sgk Lịch sử 8): Hãy nêu những nội dung chính của lịch
sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945).
Lời giải:


- Sự phát triển có tính chất bước ngoặt của Cách mạng thế giới với thắng lợi mở
đầu của Cách mạng tháng Mười Nga.
- Sự phát triển thăng trầm, đầy kịch tính của chủ nghĩa tư bản.
- Cuộc chiến tranh dân tộc và giai cấp rộng lớn, quyết liệt trong phạm vi từng
nước và trên thế giới nhằm giành hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội.
Bài 3 (trang 113 sgk Lịch sử 8): Sưu tầm một số tài liệu, tranh ảnh, bản
đồ có liên quan đến nội dung một bài học tự chọn.
Lời giải:




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×