Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo án DẠY HỌC THEO GÓC bài AXIT SUNFURIC Môn Hóa học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.33 KB, 22 trang )

GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO GÓC
HÓA HỌC LỚP 10
BÀI 33: AXIT SUNFURIC
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
a. HS nêu được:
- Tính chất vật lí của H2SO4. Cách pha loãng axit H2SO4 đặc.
- Dung dịch H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất hóa học chung của một axit.
- Axit H2SO4 đặc cũng là axit mạnh, có tính oxi hóa mạnh và háo nước
mạnh.
- Các loại muối sunfat, thuốc thử nhận muối sunfat và axit sunfuric.
- Các ứng dụng của axit sunfuric.
- Phương pháp sản xuất axit sunfuric
b. HS giải thích được:
- Dung dịch H2SO4 đặc nóng có tính oxi hoá mạnh của S+6
2. Kĩ năng
- Pha loãng axit H2SO4 đặc.
- Dự đoán, so sánh, kiểm tra và kết luận về tính chất của H2SO4.
- Viết ptpư minh họa tính chất của H2SO4.
- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các muối và axit khác.
- Thực hành thí nghiệm, dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Giải các bài tập định tính và định lượng.
- Kết hợp kiến thức hóa học với vật lý, toán học, sinh học và công nghệ …
trong khi tham gia các hoạt động học tập.
3. Phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: viết công thức, gọi tên, viết phương
trình hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học: thông qua việc làm các thí nghiệm pha loãng
axit H2SO4 đặc, H2SO4 đặc tác dụng với kim loại, tính háo nước..
1



- Năng lực tính toán: thông qua việc giải các bài tập có liên quan đến axit
H2SO4.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: dự đoán tính chất của
dd H2SO4, so sánh H2SO4 đặc với H2SO4 loãng, H2SO4 với HCl..Kết hợp kiến
thức hóa học và vật lý trong việc giải thích tính háo nước của axit sunfuric đặc.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn: ứng dụng của H 2SO4.
Các quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm hóa học nói chung và thí nghiệm với
axit sunfuric đặc nói riêng.
4. Thái độ
- Tạo cho HS niềm yêu thích, say mê học tập môn hóa học.
- Hình thành trong mỗi học sinh tính tự chủ , chủ động tìm tòi khám phá ,
khả năng kết hợp nhóm , khả năng phân tích tổng hợp giải quyết vấn đề .
- HS thấy được vai trò rất quan trọng của axit sunfuric đối với nền kinh tế
quốc dân.
- HS có ý thức sử dụng hóa chất an toàn trong thí nghiệm, trong đời sống.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Loại câu
hỏi/ bài
tập
Câu hỏi/
bài tập

Nhận biết
-Viết được

Thông hiểu
- Viết được


Vận dụng

Vận dụng
cao

- Viết PTHH

- Viết PTHH

các phản ứng

các phản ứng

chứng minh

của một hợp

oxi hóa của

tính chất của

chất (FeS2,

H2SO4

H2SO4 loãng, đặc

FeS,

CTPT và xác CTCT của


định tính định được số

-Nêu được

H2SO4

-Xác định

CuS...)tác

tính chất vật

được cách pha

dụng với

lí của H2SO4

loãng H2SO4 đ

H2SO4 đ/ nóng

-Nêu được
2


tính chất hóa

- Tính chất của


học của axit

muối sunfat,

mạnh

nhận biết ion

-Nêu được

sunfat.

ứng dụng và
sản xuất
H2SO4

Bài tập

- Xác định

- Vận dụng các

- Giải các bài

được khối

phương pháp

toán phức tạp,


lượng muối ,

giải (BTKL-

bài toán hỗn

thể tích khí hay

BTNT-BTe) để

hợp liên quan

tên kim loại khi giải quyết các

tính chất của

cho KL hoặc hh bài tập Fe tác

H2SO4 đ ....

KL tác dụng

dụng với oxi

với dd H2SO4

tao ra hỗn hợp

định


các chất sau đó

lượng

-Xác định được

cho tác dụng

khối lượng

tiếp với dd

muối khi cho

H2SO4 đ/ dư,

oxit hoặc hỗn

hay giải quyết

hợp oxit tác

các bài tập hỗn

dụng với dd

hợp oxit Fe tác

H2SO4 loãng


dụng với dd
Vận dụng liên
môn (vật lí-

Bài tập

Mô tả và

Giải thích được

H2SO4 đ/ dư .
Giải thích một

thực

nhận biết

các hiện tượng

số hiện tượng

hành/ thí

được các

thí nghiệm.

thí nghiệm thực hóa học) để


nghiệm

hiện tượng

- Nhận thức

tiễn:(hiện tượng giải thích qúa

thí nghiệm

được ý nghĩa to mưa axit, hóa

trình nhỏ

đơn giản.

lớn của axit

H2SO4 đ vào

3

chất sử dụng


H2SO4 trong

trong bình ác

các hợp chất


sản xuất phân

quy).

gluxit

bón, thuốc trù

(cacbohiddrat)

sâu, chất giặt

VD đường

rửa tổng hợp, tơ

saccarozơ

sợi hóa học...
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
GV cần bố trí không gian lớp họp theo các góc học tập đã thiết kế trước
khi vào giờ học.
Mỗi góc có nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rõ ràng kèm
theo các tư liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho phong cách học hoặc
hình thức hoạt động khác nhau tùy thuộc vào nội dung học tập cụ thể.
Góc quan sát: Giáo viên cung cấp các hình ảnh, video thí nghiệm. Học
sinh quan sát và thực hiện các yêu cầu của giáo viên đưa ra theo Bảng 1.
Góc trải nghiệm: Giáo viên cung cấp các thiết bị đồ dùng thí nghiệm cần
thiết, hướng dẫn các em cách tiến hành thí nghiệm một cách an toàn. Học sinh

tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận
xét cần thiết và ghi kết quả vào Bảng 2.
Góc phân tích: Giáo viên cung cấp thông tin (là kết quả của góc trải
nghiệm), cung cấp tài liệu, sách giáo khoa. Học sinh nghiên cứu và phát triển
nội dung, thực hiện các yêu cầu theo Bảng 3.
Góc áp dụng: Học sinh đọc bảng trợ giúp – là kết quả của góc phân tích (chỉ
đối với góc xuất phát) sau đó áp dụng để giải quyết các yêu cầu theo Bảng 4.
Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong khoảng thời
gian tối đa xác định. Sau đó học sinh phải luân chuyển sang góc khác.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Giáo viên nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu phương pháp học tại mỗi góc

4


Giáo viên chia lớp thành 4 góc: Góc quan sát, Góc nghiên cứu, Góc phân
tích, Góc áp dụng.
Tiếp theo giáo viên hướng dẫn hoạt động cá nhân, nhóm trong mỗi góc để
hoàn thành nhiệm vụ. ở mỗi góc, mỗi nhóm sẽ có một kết quả chung.
Chú ý ở mỗi góc, mỗi nhóm gồm tập hợp học sinh có cùng phong cách
học, cần bầu nhóm trưởng, thư kí, các nhóm viên. Nhóm trưởng phân công
thực hiện nhiệm vụ phù hợp theo cá nhân, theo cặp, có sự hỗ trợ giữa học sinh
khá giỏi với học sinh yếu để đảm bảo trong thời gian nhất định có thể hoàn
thành nhiệm vụ để chuyển sang góc mới.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn góc
Học sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở góc này thì luân chuyển sang góc
khác. Thông thường học sinh có thể chuyển góc theo hướng dẫn của giáo viên.
Góc trải
nghiệm


Góc quan sát

Góc áp dụng

Góc phân tích

Ví dụ:
Những học sinh có xu hướng thích nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá vấn đề
sẽ nên xuất phát từ góc trải nghiệm. Các em được tiến hành các thí nghiệm, từ
thực tế thí nghiệm, rút ra các kiến thức cho bản thân. Sau đó chuyển sang góc
quan sát để kiểm chứng và củng cố kiến thức vừa tìm được. Tiếp theo, sẽ
chuyển sang góc phân tích để có đầy đủ kiến thức về nội dung bài học. Góc
cuối cùng các em sẽ đến là góc áp dụng, nhằm vận dụng những kiến thức đã có
được để giải quyết vấn đề.
Những học sinh có xu hướng tư duy logic sẽ xuất phát từ góc phân tích.
Dựa vào những tài liệu được đưa ra sẵn, các em sẽ thảo luận để tìm ra kiến thức
5


cho mình. Sau khi có được những kiến thức cần thiết từ góc phân tích, các em
có thể chuyển sang góc áp dụng để vận dụng những kiến thức vừa đó vào giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể, các em cũng có thể chuyển sang góc trải nghiệm
dùng thí nghiệm kiểm chứng lại những kiến thức đã có.
Những học sinh bình thường nên xuất phát từ góc quan sát. Nhờ quan sát
hình ảnh và thí nghiệm quan tranh ảnh, tivi, các em được tiếp nhận những kiến
thức mới, những em mạnh dạn hơn sẽ quay lại góc trải nghiệm để thực hiện các
thí nghiệm kiểm chứng. Các em khác có thể chuyển sang góc phân tích để phát
triển những kiến thức vừa có được, hệ thống kiến thức một cách đầy đủ, hoàn
chỉnh hơn.
Những học sinh khá giỏi, có xu hướng tư duy vận dụng có thể bắt đầu với

góc áp dụng. Nhờ những kiến thức được cung cấp, các em sẽ áp dụng vào giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể, nhằm ghi nhớ những kiến thức được cung cấp.
Sau đó sẽ chuyển sang các góc còn lại để kiểm chứng lại kiến thức đã có.
Nếu quá nhiều học sinh chọn cùng góc xuất phát, giáo viên hướng dẫn
điều chỉnh để học sinh điều chỉnh chọn góc xuất phát cho phù hợp.
Hoạt động, yêu cầu, nhiệm vụ và kết quả cụ thể tại mỗi góc
Góc quan sát:
Giáo viên cung cấp các hình ảnh, video thí nghiệm.
-

Hình ảnh lọ đựng axit sunfuric

6


-

Video về thí nghiệm phản ứng của Cu với axit sunfuric loãng và axit

sunfuric đặc:

/>
7


/>-

Video về thí nghiệm phản ứng của sắt với axit sunfuric loãng

/>-


Video về thí nghiệm phản ứng của sắt với axit sunfuric đặc

8


/>-

Video về thí nghiệm phản ứng của axit sunfuric đặc với đường
saccarozơ:

/>-

Hình ảnh về bỏng axit:

9


-

Hình ảnh về cách pha loãng axit sunfuric đặc

-

Thí nghiệm phản ứng của H2SO4 với BaCl2

10


/>Học sinh quan sát và thực hiện các yêu cầu của giáo viên đưa ra theo Bảng 1.

Bảng 1: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu tính chất vật lí của axit sunfuric (trạng thái, màu sắc)
2. So sánh khả năng phản ứng của đồng và sắt với axit sunfuric loãng và
axit sunfuric đặc. Viết các phương trình phản ứng
3. Hiện tượng phản ứng của axit sunfuric đặc với đường saccarozơ? Giải
thích?
4. Vì sao axit sunfuric đặc nguy hiểm?
5. Các pha loãng axit sunfuric đặc?
6. Cách nhận biết ion sunfat?
Kết quả cần đạt được:
Bảng 1:
1. Nêu tính chất vật lí của axit sunfuric (trạng thái, màu sắc)
Axit sunfuric là chất lỏng, không màu
2. So sánh khả năng phản ứng của đồng và sắt với axit sunfuric loãng và
axit sunfuric đặc. Viết các phương trình phản ứng.
Tác dụng

H2SO4 loãng
Không phản ứng

H2SO4 đặc nóng
Có phản ứng, dung dịch có màu
11


với đồng

xanh có khí SO2 thoát ra
Cu + H2SO4 đặc  CuSO4 + SO2 +


Tác dụng

Sủi bọt khí, dung dịch không

H2O
Sủi bọt khí, dung dịch màu

với sắt

màu

vàng

Fe + H2SO4 loãng  FeSO4 +H2

2Fe + 6H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 +
3SO2 + 6H2O

3. Hiện tượng phản ứng của axit sunfuric đặc với đường saccarozơ? Giải
thích?
Nhỏ axit sunfuric đặc vào đường saccarozơ
Hiện tượng: đường hóa đen, trào lên trên cốc
Giải thích: Đường mất nước biến thành than. Có khí sinh ra từ phản ứng.
4. Vì sao axit sunfuric đặc nguy hiểm?
- Axit sunfuric đặc gây bỏng.
5. Các pha loãng axit sunfuric đặc?
- Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều, không được làm ngược lại.
6. Cách nhận biết ion sunfat?
Nhận biết ion sunfat:
- Thuốc thử: dung dịch muối bari.

- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng của BaSO4
Góc trải nghiệm:
Giáo viên cung cấp các thiết bị đồ dùng thí nghiệm cần thiết, hướng dẫn
các em cách tiến hành thí nghiệm một cách an toàn. Học sinh tiến hành thí
nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết
và ghi kết quả vào Bảng 2.
Thí nghiệm 1: Đổ từ từ axit H2SO4 đặc trong ống nghiệm vào cốc nước.
Thí nghiệm 2: Nhỏ 2ml dung dịch H2SO4 loãng vào lần lượt các ống nghiệm:
-

Nhỏ vào ống 1 chứa 1 mẩu quỳ tím. Sau đó nhỏ từng giọt dung dịch
NaOH. Lắc đều
12


-

Nhỏ vào ống 2 chứa 1 đinh sắt.

-

Nhỏ vào ống 3 chứa lá đồng, đun nóng

-

Nhỏ vào ống 4 chứa mẩu cacbon

-

Nhỏ vào ống 5 chứa dung dịch muối BaCl2


-

Nhỏ vào ống 6 chứa đường saccarozơ

Thí nghiệm 3: Nhỏ 2ml dung dịch H2SO4 đặc vào lần lượt các ống nghiệm:
-

Nhỏ vào ống 1 chứa 1 mẩu quỳ tím.

-

Nhỏ vào ống 2 chứa 1 đinh sắt, đun nóng

-

Nhỏ vào ống 3 chứa lá đồng, đun nóng.

-

Nhỏ vào ống 4 chứa mẩu cacbon

-

Nhỏ vào ống 5 chứa dung dịch muối BaCl2

-

Nhỏ vào ống 6 chứa đường saccarozơ


Ghi lại hiện tượng vào Bảng 2, so sánh sự giống và khác nhau về hiện tượng
phản ứng và tính chất hóa học giữa axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc.
Bảng 2:
Thí nghiệm 1:
Thí nghiệm
Đổ từ từ axit H2SO4

Hiện tượng

Nhận xét

đặc vào cốc nước
Thí nghiệm 2+3: So sánh hiện tượng phản ứng của axit sunfuric loãng và
đặc
H2SO4 loãng

H2SO4 đặc

Tác dụng
với quỳ tím
Tác dụng
với sắt
Tác dụng
với đồng
Tác dụng
với cacbon
13


Tác dụng

với đường
saccarozơ
Lưu ý một số biện pháp an toàn trong thí nghiệm:
-

Các thao tác tiến hành thí nghiệm cần được giáo viên hướng dẫn cẩn

thận, chi tiết.
-

Học sinh cần đeo găng tay trong quá trình làm thí nghiệm

-

Trong phòng học luôn có sẵn xô/chậu nước để phòng xử lý trường hợp

xảy ra sự cố.
Kết quả cần đạt được
Bảng 2:
Thí nghiệm 1:
Thí nghiệm
Hiện tượng
Đổ từ từ axit H2SO4 Cốc nước ấm lên
đặc vào cốc nước

Nhận xét
Axit sunfuric tan tốt trong
nước
Quá trinh hòa tan tỏa nhiệt


Thí nghiệm 2+3: So sánh hiện tượng phản ứng của axit sunfuric loãng và
đặc
Tác dụng

H2SO4 loãng
Quỳ tím hóa đỏ

H2SO4 đặc
Quỳ tím hóa than

với quỳ tím
Tác dụng
Có khí thoát ra, dung dịch

Có khí thoát ra, dung dịch có

với sắt

không màu

màu vàng

Tác dụng

Không phản ứng

Có khí thoát ra

với đồng
Tác dụng


Không phản ứng

Có khí thoát ra

với cacbon
Tác dụng

Có kết tủa trắng

Có kết tủa trắng

với BaCl2
14


Tác dụng

Không phản ứng

Đường trắng hóa màu đen

với đường
saccarozơ
Góc phân tích:
Giáo viên cung cấp thông tin (là kết quả của góc trải nghiệm), cung cấp
tài liệu, sách giáo khoa. Học sinh nghiên cứu và phát triển nội dung, thực hiện
các yêu cầu theo Bảng 3.
Hoàn thành thông tin theo bảng
-


Phân tích đặc điểm phân tử H2SO4

-

Dự đoán tính chất hóa học?

-

So sánh phản ứng hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (Bảng 3.1)

-

So sánh tính chất hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (Bảng 3.2)

Bảng 3:
1. Đặc điểm cấu tạo: H2SO4
2. Dự đoán tính chất:
- Có H+ => có tính axit
- S có số oxi hóa +6 => có tính oxi hóa
3. So sánh phản ứng của axit sunfuric loãng và đặc
(Khả năng tác dụng với kim loại, với phi kim, với hợp chất)
H2SO4 loãng

H2SO4 đặc

Tính chất
Tác dụng
với kim
loại

Tác dụng
với phi
kim
Tác dụng
15


với oxit
bazơ và
bazơ
Tác dụng
với muối
Tác dụng
với hợp
chất có
tính khử
khác
4. So sánh tính chất của axit sunfuric loãng và đặc
H2SO4 loãng
* Tính axit mạnh:

H2SO4 đặc nóng
* Tính axit mạnh

* Tính oxi hóa mạnh

* Tính háo nước

16



Kết quả cần đạt được:
Bảng 3:
1. Đặc điểm cấu tạo: H2SO4
2. Dự đoán tính chất:
- Có H+ => có tính axit
- S có số oxi hóa +6 => có tính oxi hóa
3.1. So sánh phản ứng của axit sunfuric loãng và đặc
Tính chất

H2SO4 loãng
- Tính axit
KL (trước H) + H2SO4 loãng 

H2SO4 đặc nóng
- Tính oxi hóa mạnh
KL (trừ Au, Pt) + H2SO4 đặc 

muối +H2

SO2
muối +

Tác dụng
với kim
loại

Tác dụng

H2S

Cu + H2SO4 loãng  không phản

Cu + H2SO4 đặc  CuSO4 + SO2 +

ứng

H2O

Fe + H2SO4 loãng  FeSO4 +H2

2Fe + 6H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 +

Không phản ứng

3SO2 + 6H2O
S + 2H2SO4 đặc  3SO2 + 2H2O

với phi
kim
Tác dụng

S + H2O

C + H2SO4đặc CO2 + SO2+H2O
Oxit/bazơ + axit → muối +

Tác dụng với oxit bazơ/bazơ →

với oxit


nước

muối và nước

bazơ và

FeO + H2SO4  FeSO4 + H2O

3H2SO4 + Fe2O3  Fe2(SO4)3 +

17


3H2O

bazơ

Tác dụng
với muối
Tác dụng

Fe(OH)2 + H2SO4  FeSO4 +

Nếu oxit bazơ/bazơ có tính khử

H2O

thì H2SO4 đặc thể hiện tính oxi

Lưu ý: phản ứng của H2SO4 với hóa

dung dịch kiềm tạo ra 2 loại

4H2SO4 + 2FeO  Fe2(SO4)3 +

muối tuỳ thuộc vào tỉ lệ phản

SO2 + 4H2O

ứng => H2SO4 là axit 2 nấc
Axit + muối → muối mới + axit

Axit + muối → muối mới + axit

mới

mới

BaCl2 + H2SO4→BaSO4 + 2HCl BaCl2 + H2SO4→BaSO4 + 2HCl
Không phản ứng
H2SO4đn + KBr →
K2SO4 + SO2 + Br2 + H2O

với hợp
chất có

H2SO4 đặc + 2HBr  SO2 + Br2 +

tính khử

H2O


khác

3H2SO4 đặc + H2S  4SO2 + 4H2O

3.2. So sánh tính chất của axit sunfuric loãng và đặc
H2SO4 loãng
* Tính axit mạnh:

H2SO4 đặc nóng
* Tính axit mạnh

- Làm quỳ tím hóa đỏ

- Tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối

- Tác dụng với kim loại (trước H) 

không có tính khử
Fe2O3 + 3H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + 3H2O

muối +H2
Fe + H2SO4 loãng  FeSO4 +H2
Cu + H2SO4 loãng  không phản ứng
- Tác dụng với oxit bazơ và bazơ →
muối + nước
FeO + H2SO4  FeSO4 + H2O
- Tác dụng với muối → muối mới +
axit mới (sản phẩm có ↓ hoặc ↑)
18



BaCl2 + H2SO4→BaSO4↓ + 2HCl
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑
+ H2O
* Tính oxi hóa mạnh
- Tác dụng với KL (trừ Au, Pt) → muối
+ spk {SO2,S,H2S} + H2O
KL lên mức oxi hóa cao nhất
2Fe + 6H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3
+ 3SO2 + 6H2O
Cu + H2SO4 đặc  CuSO4
+ SO2 + H2O
Một số kim loại (Al, Fe, Cr...) bị thụ
động trong H2SO4 đặc nguội
- Tác dụng với phi kim:
S + 2H2SO4 đặc  3SO2 + 2H2O
C + H2SO4đặc  CO2 + SO2+H2O
- Tác dụng với hợp chất (có tính khử)
4H2SO4 + 2FeO  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
H2SO4đn + KBr→K2SO4 + SO2 + Br2 + H2O

H2SO4 đặc + 2HBr  SO2 + Br2 + H2O
3H2SO4 đặc + H2S  4SO2 + 4H2O
* Tính háo nước
- Hóa than hợp chất hữu cơ
H 2 SO4 đ
C12H22O11 

→ 12C + 11H2O


- Hút ẩm làm khô khí: Cl2, CO2, SO2...
Góc áp dụng:

19


Học sinh đọc bảng trợ giúp – là kết quả của góc phân tích (Bảng 3.2: So sánh
tính chất hóa học của axit sunfuric) sau đó áp dụng để giải quyết các yêu cầu theo
Bảng 4.
Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau. Cho biết H 2SO4
đang thể hiện tính chất gì?
1/

Cu + H2SO4 đặc →

2/

Fe + H2SO4 đặc →

3/

S + H2SO4 đặc →

4/

C + H2SO4 đặc →

5/


FeO + H2SO4 đặc →

6/

HBr + H2SO4 đặc →

7/

Fe2O3 + H2SO4 đặc →

8/

C12H22O11 + H2SO4 đặc →

Bài tập 2: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch không
màu đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na2SO4, NaNO3, Na2SO3, Na2S.
Bài tập 3: Hòa tan hòa toàn 12,1 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn vào axit
sunfuric đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thấy thoát ra 5,6 lit khí SO 2 (đktc). Tính
khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Kết quả cần đạt được
Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau. Cho biết H 2SO4 đang
thể hiện tính chất gì?
1/

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

2/

2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O


3/

S + 2H2SO4 đặc → 3SO2 + 2H2O

4/

C + 2H2SO4 đặc → CO2 + 2SO2 + 2H2O

5/

2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

6/

2HBr + H2SO4 đặc → SO2 + Br2 + 2H2O

7/

Fe2O3 + 3H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3H2O
20


8/

C12H22O11 + H2SO4 đặc → 12C + 11H2O

 Các phản ứng 1, 2, 3, 4, 5, 6: H2SO4 thể hiện tính oxi hóa
Phản ứng 7: H2SO4 thể hiện tính axit
Phản ứng 8: H2SO4 thể hiện tính háo nước
Bài tập 2: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch không màu

đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na2SO4, NaNO3, Na2SO3, Na2S.
Giải
- Dùng HCl nhận ra Na2SO3 và Na2S:
+ khí mùi hắc: Na2SO3
+ Khí mùi trứng thối: Na2S
- Dùng BaCl2 nhận ra Na2BO4: kết tủa trắng
- Dùng AgNO3 nhận ra NaCl: kết tủa trắng
- Còn lại NaNO3 không hiện tượng.
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
AgNO3 + NaCl →AgCl↓ + NaNO3
Bài tập 3: Hòa tan hòa toàn 12,1 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn vào axit sunfuric
đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thấy thoát ra 5,6 lit khí SO 2 (đktc). Tính khối
lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Giải
nSO2 = 0,25mol
gọi nFe = xmol, nZn = y mol => 56x + 65y = 12,1 (1)
theo bảo toàn e ta có: 3x + 2y = 2nSO2 = 0,5 (2)
Từ (1) và (2) => x = y = 0,1
mFe = 0,1.56 = 5,6 gam; mZn = 0,1.65 = 6,5 gam
Giáo viên theo dõi và hướng dẫn trợ giúp HS tại mỗi góc
Trong quá trình HS hoạt động, GV thường xuyên theo dõi, phát hiện khó
khăn của HS để có hỗ trợ kịp thời. Thí dụ ở góc HS tiến hành thí nghiệm
21


thường có thể cần được theo dõi hỗ trợ về kĩ thuật thực hiện, cách quan sát và
ghi thông tin. ở góc quan sát băng hình, HS cũng cần hỗ trợ về cách quan sát,
mô tả, giải thích các hiện tượng và ghi kết quả.

Giáo viên hướng dẫn HS luân chuyển góc
Sau một thời gian hoạt động, trước khi hết thời gian tối đa cho mỗi góc,
GV thông báo để nhóm HS nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ để chuẩn bị luân
chuyển góc.
HS có thể tới góc bất kì còn trống, tránh chen lấn, xô đẩy.
HS có thể chuyển góc theo chiều nhất định tạo vòng tròn luân chuyển hoặc
cũng có thể cho HS tùy chọn và trao đổi các góc giữa các nhóm HS.
HS sẽ lần lượt tới các góc theo sơ đồ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định
của GV.
GV cần theo dõi và hướng dẫn kịp thời để HS nhanh chóng ổn định và làm
việc trong góc mới.
Giáo viên hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả và đánh giá
Tại mỗi góc GV đã nêu nhiệm vụ hoặc có phiếu học tập giúp HS hoàn
thành nhiệm vụ và có bản kết quả của nhóm. Cuối bài học, mỗi nhóm HS sẽ
chọn báo cáo kết quả tại góc cuối cùng hoặc có thể treo và trình bày kết quả ở
trên bảng. Điều này có thể do và HS cùng thỏa thuận.
HS cần tập trung nghe và đưa thông tin phản hồi. GV chốt lại những điểm
cần chỉnh sửa. Các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình tại góc tương ứng
và chỉnh sửa nếu có.
GV có thể chốt ngắn gọn và đánh giá cho điểm.
GV hướng dẫn HS cách lưu giữ các thông tin đã thu thập được qua các
góc và yêu cầu HS ghi nhiệm vụ về nhà.

22



×