Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TIỂU LUẬN BỆNH SAI LỆCH TƯ THẾ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH SAI LỆCH TƯ THẾ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.24 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc đề tài

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ BỆNH SAI LỆCH TƯ THẾ Ở
HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Bệnh sai lệch tư thế khi ngồi
1.1 Biểu hiện
1.2 Nguyên nhân
1.3 Tác hại
2. Bệnh sai lệch tư thế khi đứng
2.1 Biểu hiện
2.2 Nguyên nhân
2.3 Tác hại
3. Bệnh sai tư thế khi nằm
3.1 Biểu hiện
3.2 Nguyên nhân
3.3 Tác hại
Tiểu kết chương 1
1


CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH SAI
LỆCH TƯ THẾ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1 Biện pháp phòng tránh bệnh sai lệch tư thế khi ngồi


2.2 Biện pháp phòng tránh bệnh sai lệch tư thế khi đứng
2.3 Biện pháp phòng tránh bệnh sai lệch tư thế khi nằm
Tiểu kết chương 2
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một
người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai
cũng nên làm và ai cũng làm được (…). Dân có cường thì nước mới
thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào
tôi cũng tập”
(Trích – Hồ Chí Minh toàn tập)
Một trong những vấn đề mà Hồ chủ tịch đặc biệt quan tâm là vấn đề
sức khỏe và những gì liên quan đến sức khỏe con người. Sinh thời, Hồ
chủ tịch cho rằng vấn đề sức khỏe có mối quan hệ trực tiếp với cuộc
kháng chiến và kiến quốc. Người nói: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân
được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ
thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”.
Trước đây là vậy và bây giờ vẫn thế, sức khỏe chiếm giữ một vai trò rất
quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó có liên quan trực tiếp đến
sự phồn thịnh của đất nước.
Trẻ em là tương lai của đất nước, sức khỏe của các em là mối quan
tâm hàng đầu của xã hội, chính vì vậy mà việc giáo dục thể chất cho các
em có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Rèn cho các em thói quen luyện
tập thể dục hay tư thế ngồi, đứng, nằm ngay từ những buổi đầu sẽ là cơ sở

để trẻ hình thành nên một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng sau này,
giống như lời Bác đã khuyên các cháu thiếu nhi: “Phải siêng tập luyện thể
dục, thể thao cho mình mẩy được nở nang”. Ngoài ra, không những phải
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào / Học tập tốt, lao động tốt / Đoàn kết tốt, kỉ
luật tốt” mà còn phải “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”.

3


Ngoài việc học hành, các em còn phải biết rèn luyện sức khỏe giữ cho
mình vóc dáng cân đối hoàn chỉnh nhất. Chính vì thế mà việc giáo dục
sức khoẻ phải được đặt lên ngang hàng với việc rèn luyện đức và tài cho
các em. Một con ngựa ăn no mới chạy nhanh. Một cái máy đủ dầu mỡ
mới quay đều và con người cũng thế. Chúng ta muốn sánh vai được với
các cường quốc năm châu thì cần phải rèn cả trí và lực. Để đạt điều đó,
ngoài việc giáo dục tri thức cho các em thì việc giáo dục sức khoẻ cho
các em cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Trong đó ta cần đặt
biệt chú trọng đến học sinh tiểu học, vì đây là lứa tuổi tiếp thu những bài
học đầu tiên trong việc hình thành tri thức và nhân cách, những gì có
được trong giai đoạn này mang tính chất nền tảng, sẽ ảnh hưởng lâu dài
trong những chặng đường học tập và làm việc kế tiếp.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2010 - 2011,
hệ thống giáo dục ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ với hơn 28 ngàn
trường phổ thông các cấp và gần 15 triệu học sinh trong khi dân số cả
nước là gần 88 triệu dân (theo thống kê năm 2011). Như vậy, số lượng
học sinh phổ thông đã chiếm hơn 1/6 dân số nước ta. Đây thực sự là một
lực lượng rất lớn, là nguồn nhân lực phong phú cho sự phát triển của đất
nước trong tương lai. Lứa tuổi học sinh phổ thông là lứa tuổi đang trong
thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể lực và các chức năng sinh lý. Trong
thời kì này, sức khỏe của các em có mối quan hệ chặt chẽ với những năm

tháng ngồi trên ghế nhà trường. Nếu tính trong 12 năm học phổ thông,
với gần 15 ngàn giờ ngồi trong lớp, chưa kể thời gian học thêm và tự học
ở nhà, các em phải tiếp cận với nhiều yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển thể chất như: môi trường lớp
học, phương tiện phục vụ học tập, chế độ học tập cũng như thời gian học
tập, vui chơi ở trường học và gia đình.
Sai lệch tư thế là bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh nhất là học
sinh tiểu học hệ xương và hệ cơ xương của trẻ đang trong thời kì phát
4


triển và hoàn thiện, có liên quan mật thiết với điều kiện vệ sinh học
đường.

Nếu

không



biện

pháp

dự

phòng

ngay từ đầu thì bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất
và sức khỏe của các em.

Cho đến nay đã có nghiên cứu về bệnh sai lệch tư thế nhưng nghiên
cứu đề cập đến biểu hiện, tác hại, nguyên nhân vẫn còn ít và chưa sâu sắc
. Là một giáo viên tiểu học tương lai, ý thức rõ vai trò bản thân là một cô
giáo của tổng thể, không chỉ cung cấp kiến thức cho các em mà còn giáo
dục thẩm mỹ và đặc biệt là giáo dục về mặt sức khoẻ và thể chất cho các
em để các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước tôi quyết
định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “ Tìm hiểu về bệnh sai lệch tư
thế ở học sinh tiểu học và biện pháp phòng tránh”.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo viết
về bệnh sai lệch tư thế ở các khía cạnh như: tác hại của bệnh sai lệch tư
thế, cách ngồi đúng tư thế, một số biện pháp ngồi đúng tư thế....nhưng để
đi sâu nghiên cứu về biểu hiện, tác hại, nguyên nhân của bệnh sai lệch tư
thế ở học sinh Tiểu học và biện pháp phòng tránh thì chưa có công trình
nghiên cứu riêng, cụ thể. Nhìn một cách khái quát, nhà nghiên cứu cũng
đã có những nghiên cứu tìm hiểu về bệnh cong vẹo cột sống mà một
trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cong vẹo cột sống là do sai
lệch tư thế. Năm 1849, Hare cho rằng: Cong vẹo cột sống có liên quan tới
tư thế sai lệch, rối loạn phát triển thể chất, còi xương. Ông cũng mô tả
việc sử dụng khuôn bằng thạch cao để điều trị cong vẹo cột sống có hiệu
quả.
Như vậy, cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh đã được quan tâm
nghiên cứu từ rất lâu. . Ở trong nước, theo kết quả nghiên cứu của Sở y tế
Hà Nội năm 1962 thì tỷ lệ học sinh ở Hà Nội bị cong vẹo cột sống là

5


12%. Trong thập kỷ 70 một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực vệ sinh
học đường, có nhận xét là tỷ lệ các bệnh có liên quan đến học đường có

biểu hiện tăng lên. Qua đó chúng ta có thể thấy sự quan tâm của nhà nước
và xã hội đối với bệnh cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, nghiên cứu đề cập
đến bệnh sai lệch tư thế hay biểu hiện, nguyên nhân , tác hại của bệnh đối
với học sinh Tiểu học thì còn ít. Với mong muốn được hiểu thêm, hiểu
sâu hơn nữa về biểu hiện, nguyên nhân , tác hại của bệnh sai lệch tư thế
đối với học sinh tiểu học đã đưa tôi đến đề tài: “Tìm hiểu về bệnh sai
lệch tư thế ở học sinh tiểu học và biện pháp phòng tránh”.
3. MỤC

ĐÍCH,

3.1.

NHIỆM

Mục

VỤ

NGHIÊN

đích

CỨU

nghiên

cứu

Đề tài: “ Tìm hiểu về bệnh sai lệch tư thế ở học sinh tiểu học và biện

pháp phòng tránh” mong đem tới một cái nhìn về bệnh sai lệch tư thế
một cách sâu sắc và toàn diện hơn về những tác hại, nguyên nhân dẫn đến
bện

đối

với

học

sinh

Tiểu

học.

Tìm hiểu bệnh sai lệch tư thế đối với học sinh Tiểu học và đề ra các
biện

pháp

3.2

phòng
Nhiệm

Đề tài nghiên cứu

tránh
vụ


hướng tới

cho

các

nghiên
hai

nhiệm

em.

cứu
vụ trọng tâm

:

- Tìm hiểu về bệnh sai lệch tư thế qua khái niệm về bệnh, biểu hiện,
nguyên

nhân,

tác

hại

qua


ba



thế

ngồi,

đứng



đi.

- Từ đó đề xuất một số biện pháp phòng tránh bệnh sai lệch tư thế ở học
sinh Tiểu học.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề của bệnh sai lệch tư thế đối với học sinh Tiểu học .

6


4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh sai lệch tư thế ở học sinh Tiểu học (đề tài nghiên
cứu).
Đề ra một số biện pháp phòng tránh bệnh sai lệch tư thế cho học
sinh Tiểu học.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện có kết quả đề tài này em sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về khái
niệm, tác hại, nguyên nhân của bệnh sai lệch tư thế
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát nội dung tìm hiểu về bệnh
sai lệch tư thế ở độ tuổi Tiểu học để hiểu thực trạng bệnh hiện nay và các
biện pháp phòng tránh từ phía nhà trường và phụ huynh.
- Phương pháp thống kê, khảo sát.
- Phương pháp mô tả phân tích giúp làm rõ các nội dung của đề tài.
- Phương pháp so sánh giúp làm rõ vai trò, tác hại của bệnh sai lệch tư
thế.
- Phương pháp tổng hợp giúp bao quát, đánh giá tổng thể vấn đề nghiên
cứu.
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2
chương:
- Chương 1: Tìm hiểu bệnh sai lệch tư thế ở học sinh Tiểu học
- Chương 2: Biện pháp phòng tránh bệnh sai lệch tư thế ở học sinh Tiểu
học

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ BỆNH SAI LỆCH TƯ THẾ Ở
HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Bệnh sai lệch tư thế khi ngồi
1.1 Biểu hiện
Sai lệch tư thế ngồi là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ em hiện nay.
Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thói quen ngồi của trẻ
sau này. Một phần do trẻ chưa ý thức được sự quan trọng của việc ngồi

đúng tư thế, một phần do cha mẹ còn xem nhẹ, chưa để ý đến điều này.
Trẻ có tư thế thân không đúng thì lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều,
các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù
và bụng phình ra phía trước. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống
bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt.

8


Tư thế đúng là khi đầu và thân được giữ thẳng, hai vai hơi mở ra
phía sau (nhờ vậy mà ngực được ưỡn căng ra phía trước), bụng gọn vùng
thắt lưng hơi cong ra phía trước, chân thẳng. Hai bàn chân tiếp xúc hoàn
toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với
thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía
trước.
1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân vì sao các em lại có tư thế ngồi sai này phần nhiều là
do quá trình ngồi học gây mệt mỏi, muốn tìm cách giải tỏa như vận động
di chuyển cơ thể, di chuyển tầm nhìn, nhưng lâu dần thành thói quen và
cảm

giác

không

ngồi

như

vậy


thì

không

chịu

được.

Một nguyên nhân quan trọng khác là do độ cao giữa ghế và bàn chưa
phù hợp, nếu khoảng cách này ngắn quá, khi ngồi lưng các em sẽ bị còng.
Ngược lại khi cao quá thì mắt sẽ sát với vở, gây cận thị.
Nguyên nhân ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tư thế ngồi của
các em học sinh. Do muốn ngồi gần với ánh sáng, các em sẽ cố gắng
9


xoay người, sách ra hướng đó mà tư thế ngồi phần nào bị lệch đi lúc nào
không hay.
Và nguyên nhân nữa hình thành việc ngồi sai tư thế là khi ngồi học
phụ huynh, giáo viên thường chủ quan trong việc chú ý, chỉnh lại tư thế
ngồi đúng cho các em. Lâu dần để các em hình thành thói quen mà chính
các em cũng không biết là mình ngồi sai.

1.3 Tác hại
Tư thế ngồi quan trọng với sức khỏe thế nào không? Tư thế ngồi
đúng đắn không chỉ giúp các em thuận lợi trong việc học tập mà còn
đảm bảo một sức khỏe tốt và sự tự tin về vóc dáng. Ngược lại, việc
ngồi sai tư thế ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của các em. Nhưng
thực tế, không phải ai cũng quan tâm đến điều này. Hậu quả ngồi sai tư

thế được liệt kê dưới đây có thể khiến chúng ta phải chú ý và quan tâm
nhiều hơn nữa tư thế ngồi thường ngày của các em.
* Nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi và hình thành cơn đau đầu:
Theo bác sĩ chỉnh hình Todd Sinett, ngồi sai tư thế làm tổn thương đến
vùng cơ của vai gáy. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của
cổ và làm giãn dây thần kinh. Đó là tác nhân chính gây ra bệnh đau mỏi
vai gáy, làm chúng ta thường xuyên mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc dây thần
kinh bị tác động còn làm gia tăng nhiều cơn đau đầu kéo dài.
Chúng ta thường hay nghĩ rằng cơn đau đầu chỉ gặp ở người lớn khi làm
việc quá nhiều hay căng thẳng cuộc sống. Tuy nhiên, thời gian gần đây
hiện tượng đau đầu xảy ra ở với cả các em học sinh lứa tuổi Tiểu học. *
Ảnh hưởng xấu đến vóc dáng

10


Ngồi sai tư thế dẫn đến chứng gù lưng mất thẩm mỹ. Ngồi sai tư
thế quá lâu làm biến dạng cấu trúc xương trong cơ thể, khiến xương bị
cong và gây ra tình trạng gù lưng. Bên cạnh đó, việc ngồi sai tư thế đặt
trong trọng tâm lớn vào vùng bụng, làm cơ bụng và cơ lưng không được
kéo căng để đốt cháy phần mỡ bị tích tụ. Đó là nguyên nhân gây ra tình
trạng mỡ bụng mà nhiều em học sinh thường mắc phải.
* Gây hại đến hệ thống tiêu hóa
Cấu tạo xương bị biến đổi do ngồi sai tư thế đã chèn ép các cơ quan
nội tạng ở bên trong, làm giảm chức năng của hệ thống tiêu hóa. Điều này
khiến việc tiêu thụ và đào thải thức ăn gặp nhiều khó khăn, làm tăng nguy
cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, đau bao tử…Các em sẽ
phải đối mặt với những cơn đau bụng âm ỉ nếu không thay đổi tư thế ngồi
*


Tác

nhân

gây

ra

bệnh

xương

khớp

Có thể nói, ngồi sai tư thế được xem là một trong những nguyên nhân
phổ biến nhất gây ra các bệnh xương khớp nguy hiểm như thoát vị đĩa
đệm, thoái hóa cột sống, viêm quanh khớp vai… Việc ngồi sai tư thế
khiến xương chịu một áp lực rất lớn. Từ đó, các sụn xương, đốt sống lưng
và đốt sống cổ của xương bị tổn thương nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ
bị viêm xương khớp và đẩy nhanh quá trình lão hóa xương.
Hậu quả ngồi sai tư thế đã tác động toàn diện đến sức khỏe của học sinh
Tiểu học. Nó chính là tiền đề của rất nhiều bệnh nguy hiểm, giảm sút chất
lượng cuộc sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thông qua

11


đây, chúng ta nên điều chỉnh tư thế ngồi đúng đắn cho học sinh để sức
khỏe các em đạt tốt nhất, thuận lợi cho sự phát triển của các em về đủ các
khía cạnh văn- thể- mỹ.


2. Bệnh sai lệch tư thế khi đứng
2.1

Biểu

hiện

Tư thế đứng phản ánh cách mà các khớp và cơ bắp đang làm việc. Điều
này đồng nghĩa với việc đứng sai tư thế sẽ cực kì có hại cho sức khỏe của
học sinh Tiểu học. Nhưng nếu phát hiện ccá em đang đứng sai tư thế,
chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục một cách nhanh chóng. Dưới đây là
một số các tư thế đứng sai cách mà hằng ngày học sinh Tiểu học hay mắc
phải.
- Tư thế vai suôn: Đầu và cổ gập về phía trước, lồng ngực bị ép lại, 2 vai
so

lại



nhô

ra

trước,

bụng

hơi


vươn

ra

trước.

- Tư thế gù: Tất cả các dấu hiệu ở tư thế vai suôi thể hiện rõ hơn, đường
cong tự nhiên của cột sống ở phần ngực tăng lên rõ rệt.
- Tư thế ưỡn: Có biểu hiện đường cong của cột sống vươn ra rõ rệt ở
vùng thắt lưng, đường cong ở cổ giảm, bụng ưỡn phình ra trước. Thường
gặp



trẻ

mẫu

giáo,





bụng

phát

triển


yếu.

- Tư thế vẹo: Có biểu hiện sự phát triển không cân đối 2 vai, xương bả
vai, xương chậu,…

12


Căn cứ vào mức độ phát triển của cơ, xương, dây chằng…dẫn đến các tư
thế không đúng, có thể phân ra 3 loại sai lệch tư thế sau đây:
- Loại 1: Chỉ có sự thay đổi các trương lực cơ, tất cả các biểu hiện biến
dạng của xương không xuất hiện khi trẻ đứng thẳng. Sư sai lệch này có
thể khắc phục khi trẻ được tham gia vào luyện tập có hệ thống để củng cố
các
cơ.
- Loại 2: Sự thay đổi xuất hiện ở các dây chằng và cột sống. Sự thay đổi
này có thể khắc phục khi tham gia vào các bài tập thể dục trong thời gian
dài dưới sự giám sát của các nhân viên y tế trong các phòng tập chuyên
môn.
- Loại 3: Sự thay đổi rõ rệt ở các xương và sụn cột sống. Sự thay đổi này
không thể khắc phục bằng các biện pháp thể dục thông thường hay vật lý
trị
liệu.
Ở lứa tuổi tiểu học, những sai lệch tư thế ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ gây ra
những biến loạn trầm trọng ở hệ xương sau này.
Tư thế đúng: Để hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Giữ thẳng
hai chân để trọng lực cơ thể cân bằng. Giữ lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng
trục với lưng, mắt nhìn về phía trước. Cột sống có đường cong tự nhiên,
vừa phải, 2 xương bả vai được bố trí song song và đối xứng nhau, 2 vai

mở rộng, 2 chân thẳng và gan bàn chân bình thường. Tư thế đúng thường
có thân hình cân đối: Đầu giữ thẳng, các cơ chắc và co giãn dễ dàng,
bụng thon, vận động dứt khoát, nhanh nhẹn và tự tin.

13


2.2 Nguyên

nhân

Nguyên nhân vì sao các em lại có tư thế đứng sai này phần nhiều là do
quá trình đứng, đi lại gây mệt mỏi, muốn tìm cách giải tỏa như vận động
di chuyển cơ thể, di chuyển tầm nhìn, nhưng lâu dần thành thói quen và
cảm

giác

không

đứng

như

vậy

thì

không


chịu

được.

Một nguyên nhân quan trọng khác là do dép đi không phù hợp: quá cao,
quá chật, quá rộng.... khiến các em không thoải mái khi đi, đứng, nhất là
các em đang ở độ tuổi vui chơi hoạt động giải trí, chạy nhảy nhiều.
Yếu tố ảnh hưởng đến tư thế đứng của các em học sinh cũng có thể do
muốn ngồi lâu nên khi đứng dậy các em khó thích nghi với dáng đứng
thẳng

bằng

hai

chân.

Và nguyên nhân nữa hình thành việc đứng sai tư thế là phụ huynh, giáo
viên thường chủ quan trong việc chú ý, chỉnh lại tư thế đứng đúng cho
các em. Lâu dần để các em hình thành thói quen mà chính các em cũng
không biết là mình đứng sai tư thế.

2.3 Tác hại

14


* Nguyên nhân của bệnh về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, thoái
hóa cột sống, viêm quanh khớp vai....


Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tư thế xấu và vẹo cột sống,
đau đầu và đau lưng. Tư thế xấu làm hao mòn các khớp và dây chằng,
tăng khả năng gặp tai nạn và khiến các cơ quan nội tạng như phổi hoạt
động kém hiệu quả.
* Ảnh hưởng đến vóc dáng, chiều cao của học sinh Tiểu học
Đứng sai tư thế dẫn đến chứng gù lưng mất thẩm mỹ. Đứng sai tư thế quá
lâu làm biến dạng cấu trúc xương trong cơ thể, khiến xương bị cong và
gây ra tình trạng gù lưng. Bên cạnh đó, việc đứng sai tư thế sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển chiều cao của các em bởi ở độ tuổi Tiểu học hệ cơ và
xương đang trong thời kỳ phát triển và hoàn thiện.
* Tư thế đứng sai làm các bé cảm thấy yếu đuối, khó thở
Lúc nào cũng xuất hiện với tư thế đứng sai không chỉ làm cho bé trông
già hơn mà còn thực sự khiến các bé bị yếu đi. Một nghiên cứu trên tạp
chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science) đã phát hiện ra rằng, đứng
thẳng và vững (ví dụ như 2 tay chống trên hông thay vì thõng 2 bên) sẽ
khiến bé cảm thấy mạnh mẽ hơn.

15


Thậm chí tư thế đứng như vậy còn thay đổi mức độ hormone, tăng
testosterone và giảm mức cortisone, tránh được trầm cảm. Tư thế tốt thậm
chí có thể giúp cải thiện hoặc ngăn ngừa trầm cảm. Giáo sư Erik Peper
thuộc trường Đại học San Francisco, Giáo sư Giáo dục Y tế của tổ chức
Erik Peper nói với SF State News rằng: "Não và cơ thể có mối liên hệ với
nhau theo cách nào đó. Khi bạn để cơ thể mình ở các tư thế khác nhau, nó
sẽ tác động đến trạng thái trầm cảm. Bởi vậy, tư thế tốt có thể đánh lừa
não của bạn ra khỏi trạng thái chán nản". Peggy W. Brill, nhà trị liệu vật
lý trị liệu ở thành phố New York và là phát ngôn viên của Hiệp hội trị liệu
Hoa Kỳ cho biết trên tạp chí Today: "Nhức đầu và căng thẳng ở vai, lưng

thường tạo ra bởi bạn luôn trong tình trạng đứng, ngồi sai tư thế.
Nếu bạn luôn để thõng vai, rất có thể bạn dễ bị trào ngược dạ dày thực
quản hoặc cảm thấy mệt mỏi vì không thể thở sâu". Vì vậy, hãy tập cho
bé đứng thẳng không chỉ để trông đỡ xấu dáng mà còn để tất cả các cơ
quan quan trọng trong cơ thể được "thở" đúng cách. Không chỉ dừng lại ở
đó, nếu thường xuyên đứng không đúng tư thế, bé sẽ còn phải đối mặt với
một điều tệ hại khác là trông già đi rất nhiều so với tuổi.
* Nguyên nhân gây ra bệnh vẹo cột sống ở trẻ

Hình ảnh trước và sau phẫu thuật chỉnh cong vẹo cột sống BN >10 tuổi.

16


Cong vẹo cột sống là tình trạng cong bất thường của cột sống gây lệch
sang một bên và thường không rõ nguyên nhân, về lâu dài làm biến dạng
cột sống gây gù, ưỡn, còng, vẹo.... Ở trẻ em nguyên nhân thường là do tư
thế đứng không đúng, do bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chấn thương
do tai nạn...
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị cong vẹo cột sống:
1. Hai vai có dấu hiệu bị lệch, bên cao bên thấp, đầu hơi nghiêng sang
một bên.
2. Hai chân không bằng nhau, biểu hiện rõ nhất là tình trạng đi khập
khiễng, đi không vững ở trẻ.
3. Một trong 2 bên hông có thể nhô cao hơn so với bên còn lại, khi
đứng có thể thấy cong sang một bên.
4. Khi cúi người cơ thể bị nghiêng về một bên.
Cong vẹo cột sống nếu để phát triển trong thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng
đến chức năng của toàn bộ cột sống gây biến dạng (gù, ưỡn, còng, vẹo cột
sống) tác động xấu đến tâm lý của trẻ và sự mặc cảm về ngoại hình; mặc

khác còn ảnh hưởng đến chức năng tim phổi (do giảm dung tích), gây
biến dạng xương chậu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ em nữ khi
trưởng thành.

3. Bệnh sai tư thế khi nằm
3.1 Biểu hiện
* Tư thế nằm ngửa

17


Khi nằm ngửa, nên giữ thẳng trục đầu - cổ - thân - chân. Không nên gối
cao.Nằm ngửa giúp cho đầu, cổ và xương cột sống duy trì đúng vị trí và
không bị chèn ép. Ở tư thế này, dạ dày ở vị trí thấp hơn thực quản, giúp
giảm chứng trào ngược axit. Mặt của bé hướng lên trên, và không bị tỳ,
ép, tránh hình thành nếp nhăn.
* Nằm nghiêng
Tư thế đúng: Chân dưới co nhẹ gối và hơi đưa về phía trước. Chân trên
hơi đưa về phía trước, gác trên gối ôm. Tay để trước mặt. Lưng thẳng, có
thể hơi nghiêng người về phía trước hay phía sau. Các chuyên gia cho
biết, nằm nghiêng khi ngủ rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Nó giúp bé ổn
định xương cột sống. Tư thế ngủ này cũng giúp giảm hiện tượng trào
ngược axit dạ dày.

Tư thế nằm nghiêng đúng

Theo Health, tư thế nằm úp sẽ khiến dạ dày nằm ở phía trên so với
thực quản, thức ăn bữa tối của bé có thể trào ngược, gây tức bụng, khó
chịu. Hơn nữa, khi nằm úp, trọng lượng cơ thể của bé gây áp lực lên
các cơ, dễ kích thích dây thần kinh dẫn đến hiện tượng tê chân tay,

ngứa ran ở một số vùng da. Nằm úp cũng dễ khiến bé bị nghẹo cổ, đau
lưng do mặt luôn nghiêng về một phía trong thời gian dài. Bởi vậy, bên
cạnh tư thế ngồi và đứng, phụ huynh cũng cần quan tâm đến tư thế
nằm để bé có sức khoẻ tốt nhất, giấc ngủ ngon hơn.

18


3.2 Nguyên nhân
* Nguyên nhân nữa hình thành việc ngủ sai tư thế ở học sinh Tiểu học
là phụ huynh thường chủ quan trong việc chú ý, chỉnh lại tư thế ngủ đúng
cho các em. Lâu dần để các em hình thành thói quen. Một số phụ huynh
cũng nghĩ rằng con nằm ngủ sao cũng được không ảnh hưởng gì dẫn đến
cả cha mẹ và các bé đều không biết tư thế nằm là đúng hay sai
* Một trong những nguyên nhân khiến các bé ngủ sai tư thế là do ban
ngày ngồi học quá lâu, hoạt động nhiều gây mỏi tay, chân, lưng nên khi
nằm các bé sẽ tìm tư thế nằm thoải mái nhất.
* Tư thế nằm vẫn chưa được quan tâm chú ý nhiều đến và trong
chương trình giáo dục cũng chưa đề cập đến, khó cho các cô giáo chỉnh
lại cho các bé và các bé cũng chưa ý thức được tư thế ngủ của mình.

3.3 Tác hại
Bất kì một tư thế nào khi sai thì cũng để lại tác hại. Đặc biệt với tư thế
khi nằm với các tư thế khiến cơ bắp bị chèn ép hay gân cơ căng quá lâu,
nhiều bé thường cảm thấy đau nhức mình mẩy khi ngủ dậy. Cá biệt có
trường hợp bị đột quỵ dẫn đến liệt nửa người, hoặc tử vong vì thiếu máu
cơ tim - hậu quả của sự chèn ép các mạch máu.
* Chứng đau nhức cơ thể do nằm sai tư thế
Vị trí đau thường gặp nhất là hai bả vai, cánh tay và cổ, tiếp đến là
lưng, hông, sườn - những nơi có khối cơ dày. Nguyên nhân gây đau mỏi

chính là sự chèn ép các mạch máu, hậu quả của sự tăng áp lực khoang
trong các bắp thịt do nằm sai tư thế. Lúc này, sự cung cấp ôxy cho các tế
bào cơ kém hẳn đi, khiến một lượng lớn axit lactic (thủ phạm gây đau
mỏi cơ) được giải phóng. Có bé đặt câu hỏi: "Tại sao trước đây con cũng
ngủ như vậy mà không sao, lần này lại bị đau nhức?". Bởi vì cơ thể có lúc
này lúc khác. Khi cơ thể bị yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn sẽ
giảm, khiến sự lưu thông máu và trao đổi ôxy giảm sút. Lúc đó, sự chèn

19


ép do tư thế ngủ sẽ như giọt nước làm tràn ly, khiến cơ bắp lâm vào tình
trạng thiếu máu quá ngưỡng, không thể tự khắc phục như trước đây.
* Gây tê chân tay khi ngủ
Đây là lý do phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi khi bị tê tay khi ngủ. Trung bình
hàng ngày mỗi người ngủ từ 6 – 8 tiếng, trong thời gian này nếu nằm sai
tư thế sẽ khiến cho lưng bị đau nhức, đau mỏi cổ, tê bì chân tay vào mỗi
buổi sáng thức dậy. Ví dụ như tư thế nằm nghiêng co quắp khiến cho máu
lưu thông khó khăn đến các chi chân khu vực từ đầu gối trở xuống, hoặc
nằm tì đè lên cánh tay gây ra tê bì chân, tê tay, không có cảm giác.
Tiểu kết chương 1
Giáo dục sức khoẻ là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến việc hình thành nên một con người toàn diện cả về trí lực và thể lực.
Vì vậy mà vấn đề giáo dục sức khoẻ trong nhà trường là nhằm hướng vào
việc hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình thái và chức năng, hình
thành cho các em tư thế chuẩn từ ngồi, đứng, nằm để chuẩn bị cho các em
dáng người chuẩn cũng như sức khoẻ, tinh thần tốt nhtấ tham gia vào các
hoạt động thể chất đa dạng và phong phú của một xã hội phát triển.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi tiếp thu những bài học đầu tiên trong việc
hình thành tri thức và nhân cách, là lứa tuổi bắt đầu hình thành về hệ cơ

và xương, hình thành dáng người, tư thế và chiều cao của các em lúc này
còn đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Quan tâm đến sự hình
thành thể chất cho trẻ là giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng;
một tinh thần thỏa mái để học tập và lao động tốt. Trong giai đoạn hiện
nay giáo dục sức khoẻ đã và đang được sự quan tâm, đầu tư đúng mức
của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội tạo ra những chuyển biến tích cực
góp phần đẩy mạnh giáo dục sức khoẻ ngang tầm với các quốc gia trong
khu vực và trên thế giới.
20


Trên đây là những nghiên cứu của em về biểu hiện, nguyên nhân và
tác hại của bệnh sai tư thế ở học sinh Tiểu học. Bệnh sai lệch tư thế ở học
sinh Tiểu học đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng tuy nhiên vẫn còn ít
nghiên cứu tìm hiểu đề cập đến và trong giáo dục tại các trường Tiểu học
vẫn còn hạn chế. Hiểu được tác hại của lệch tư thế em mong rằng đề tài
này sẽ được quan tâm nhiều hơn để quá trình học sinh Tiểu học tham gia
hoạt động, vui chơi, học tập được phát triển đầy đủ phương diện VănThể- Mỹ.

21


CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH SAI
LỆCH TƯ THẾ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1 Biện pháp phòng tránh bệnh sai lệch tư thế khi ngồi
Để phòng tránh ệệnh sai lệch tư thế khi ngồi bàn ghế ngồi học phải phù
hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng. Nơi học tập ở trường phải
đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Trong nhà, ngoài hệ
thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho
các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn.

Tư thế ngồi học đúng cho học sinh Tiểu học
 Trẻ ngồi thẳng lưng vuông góc với phần mặt ghế.
 Trẻ nên ngồi thẳng lưng sao cho vuông góc với phần mặt ghế. Khi
ngồi, không bao giờ được tì sát ngực vào thành bàn. Đầu hơi cúi
xuống với khoảng cách tầm 25cm đến 30cm so với mặt vở.
 Giữ bằng ngang vai và đặt hai chân song song, đồng thời vuông góc
với gác chân. Không nên ngồi gác chân hoặc chân co chân duỗi. Nếu
ngồi lâu, trẻ nên đi lại để giúp cơ thể lưu thông máu.
 Phần tay trái, nên để xuôi theo hướng ngồi và giữ lấy một phần vở để
tránh xô lệch. Khi đã có điểm tựa từ tay trái, tay phải cầm bút và viết.

22


Rèn cho trẻ ngồi thẳng lưng và vuông góc với phần mặt ghế, không
được tì sát ngực vào thành bàn. Đầu hơi cúi xuống cách mặt sách vở
khoảng cách tầm 25 cm đến 30 cm. Giữ cân bằng hai vai và đặt hai
chân song song, đồng thời vuông góc với chân. Không nên ngồi gác
chân hoặc cho chân co duỗi, khi ngồi học trong thời gian lâu nên cho
trẻ đi lại để giúp cơ thể lưu thông máu.

Để hỗ trợ trẻ ngồi đúng tư thế và tập viết đúng chính tả, đúng quy định,
cần phải có sự đầu tư xác đáng về trang thiết bị, bàn, ghế.Nếu một chiếc
ghế quá cao sao với bàn sẽ khiến trẻ khom lưng xuống để viết và vì thế sẽ
dễ gây nên gù lưng. Ngược lại, nếu chiếc bàn quá cao so với ghế, mắt trẻ
sẽ gần với mặt bàn và mặt vở dễ gây cận thị. Nếu ghế dễ xê lệch, trẻ sẽ dễ
nghiêng người, nhoài người theo bàn hoặc tì ngực vào bàn khiến chúng
dễ bị vẹo cột sống và khó thở.
Khoảng cách chiều cao bàn và mặt ghế ngồi theo tiêu chuẩn cho các
học sinh tiểu học là không thấp hơn 22cm và không cao hơn 27cm. Bố

mẹ có thể căn cứ theo tiêu chuẩn này để chọn cho bé bộ bàn ghế học tập
phù hợp.

23


Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học phù hợp, không cho
trẻ học thêm quá nhiều.
Học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các
trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và điều trị kịp thời.
Phải nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể
thao để các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm
tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.
Cha mẹ và giáo viên phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở con mình
ngồi học đúng tư thế, theo dõi kiểm tra sự phát triển về thể lực của trẻ,
quan sát thấy những bất thường về cột sống thì nên cho trẻ đến khám và
điều trị kịp thời ở những cơ sở y tế chuyên khoa tránh tình trạng để bệnh
quá nặng sẽ khó phục hồi.
Cần có thêm các tiết học giáo dục sức khoẻ hướng dẫn cho học sinh tư
thế ngồi đúng, tác hại của việc ngồi sai tư thế.

2.2 Biện pháp phòng tránh bệnh sai lệch tư thế khi đứng
- Trẻ nhỏ không nên đứng hoặc ngồi xổm hay đứng lâu trên 1 chân, đi ở
khoảng cách quá xa, mang vác các vật nặng. Các đồ dùng làm bằng gỗ
cho trẻ cần tương ứng với chiều cao, tỉ lệ cơ thể trẻ, cần chú ý đến tư thế
của trẻ trong mọi hoạt động: Học tập, vui chơi, lao động.
- Quần áo của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư thế
đúng cho trẻ. Quần áo không nên chật quá làm cản trở tư thế bình thường
của




thể,

gây

khó

khăn

cho

trẻ

khi

vận

động.

- Hình dáng gan bàn chân có ảnh hưởng đến việc hình thành tư thế đúng
của trẻ. Trẻ thấy đau đớn ở bàn chân, đôi khi chân bị co giật, bàn chân ra
nhiều mồ hôi, lạnh và thâm tím. Cảm giác đau còn thấy ở các khóp chân
và thắt lưng. Sự nén ở bàn chân làm ảnh hưởng đến vị trí của xương chậu


cột

sống,


dẫn

24

đến

sai

lệch



thế.


Những trẻ bị bàn chân bẹt đi thường vun tay rộng ra 2 bên, dậm chân
mạnh trên đất, dáng đi của chúng không thoải mái rất gò bó.

Nguyên nhân của bàn chân bẹt: Trẻ bị còi xương, cơ thể yếu; Trẻ quá
béo; Trẻ nhỏ bắt đầu tập đứng, tập đi quá lâu; Đi trên đường phẳng cứng
và đi giầy quá mềm; Xuất hiện sau khi trẻ bị bại liệt, chấn thương các cơ,
dây chằng và xương chân …

* Đề phòng bàn chân bẹt:
+ Không nên sử dụng dép quá chật, giầy dép phải có kích thước phù hợp
với bàn chân của trẻ, ôm vừa bàn chân, đằng sau cứng, đế mềm, gót thấp,
mũi
giày
rộng.
25



×