Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

chương 2 giá trị thời gian của tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 30 trang )

Chương 2

GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN

Giảng viên: ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã,
Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân


Các nội dung của chương 2

Khái niệm giá trị thời gian của tiền
Giá trị tương lai của dòng tiền
Giá trị hiện tại của dòng tiền
Các yếu tố tác động tới giá trị thời gian của tiền
Chuỗi niên kim và giá trị thời gian của tiền
Ứng dụng nguyên tắc giá trị thời gian của tiền


Khái niệm giá trị thời gian của tiền

Giá trị của tiền thay đổi theo thời gian. Giá trị của một đồng ngày hôm
nay luôn luôn lớn hơn giá trị của một đồng trong tương lai.

Nguyên nhân:


Lạm phát



Chi phí cơ hội của nắm giữ tiền mặt.




Giá trị tương lai của dòng tiền

Lượng tiền xuất hiện tại một thời điểm trong tương lai, thường do một khoản
đầu tư đem lại dựa trên một tỷ lệ sinh lợi nhất định.

Ký hiệu: FV (Future value).
Ví dụ: Đầu năm N, bạn gửi tiết kiệm $100 vào tài khoản ngân hàng. Hỏi đến
cuối năm N, số tiền trong tài khoản của bạn bằng bao nhiêu? Giả sử lãi suất
bằng 10%/năm.


Đầu tư trong 1 năm (1 kỳ):

Gốc = $100
Lãi = Gốc × Lãi suất = $100 × 10% = $10
Số tiền ở cuối năm N = $100 + $10 = $110.
FV = $110 là giá trị tương lai của $100 được đầu tư trong 1 năm với lãi
suất 10%/năm.

Nói cách khác, $100 ở đầu năm (hôm nay) có giá trị tương đương $110 ở
cuối năm (1 năm sau), dựa trên lãi suất 10%/năm.


Đầu tư trong nhiều năm (nhiều kỳ):
Điều kiện tương tự ví dụ trước, hỏi sau 2 năm số tiền trong tài khoản bằng bao
nhiêu?

Phân biệt 2 trường hợp: Tính lãi đơn và lãi kép.



Lãi đơn: Chỉ tính lãi dựa trên gốc ban đầu (không đổi).



Lãi kép: Tính lãi hàng kỳ dựa trên cả gốc ban đầu và lãi sinh ra của kỳ trước.


Lãi đơn: FV2 = $110 + $100×10% = $120
Lãi kép: FV2 = $110 × (1+10%)
= $100 × (1+10%)

2

= $121

Phân tích:
$121 = $100 + $10 + $10 + $1
Gốc

Lãi năm 1

Lãi năm 2

Lãi năm 2 sinh ra từ
lãi năm 1


Tổng quát: Giá trị tương lai của khoản tiền A được đầu tư trong t kỳ với lãi

suất r mỗi kỳ:

FV = A × (1+r)

t

FVIF(r, t)

Ví dụ: Khoản tiền $100 được đầu tư với lãi suất 10%/năm sẽ có giá trị
tương lai ở cuối mỗi năm bằng bao nhiêu?


Năm

Giá trị đầu kỳ

Lãi hàng năm

Lãi từ lãi

Giá trị cuối kỳ

[1]

[2]

[3] = [2] × r

[5] = [3] – [4]


[6] = [2] + [3]

1

$100.00

$10.00

$10

$0.00

$110.00

2

$110.00

$11.00

$10

$1.00

$121.00

3

$121.00


$12.10

$10

$2.10

$133.10

4

$133.10

$13.31

$10

$3.31

$146.41

5

$146.41

$14.64

$10

$4.64


$161.05

Tổng

 

$61.05

$50

$11.05

 

Lãi từ gốc ban đầu [4]

Lãi từ lãi

Lãi từ gốc ban đầu


Công thức FV có thể áp dụng để xác định quy mô trong tương lai của những nhân tố
tăng trưởng theo thời gian nói chung.

Ví dụ:
 Công ty của bạn hiện có 10,000 nhân viên. Giả sử số lượng nhân viên tăng 3% mỗi
năm. Hỏi sau 5 năm nữa, công ty của bạn sẽ có bao nhiêu nhân viên?




Doanh thu của Walmart năm 2013 là khoảng $446 tỷ USD. Giả sử doanh thu tăng
trưởng 15%/năm trong tương lai. Hỏi doanh thu dự kiến năm 2018 của Walmart bằng
bao nhiêu?


Giá trị hiện tại của dòng tiền

Giá trị của dòng tiền xuất hiện trong tương lai được chiết khấu (quy đổi) về
thời điểm hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu phù hợp.

Ký hiệu: Present value (PV)
Ví dụ: Giả sử bạn có thể đầu tư với lãi suất 10%/năm. Hỏi để có được $100
sau 1 năm thì ngày hôm nay bạn phải đầu tư bao nhiêu?


Giả sử số tiền cần đầu tư ở hiện tại là X.
Số tiền nhận được sau 1 năm là $100
 FV = X × (1+10%) = $100
 X = $100 / 1.1 ≈ $90.9

 PV = X = $90.9 là giá trị hiện tại của $100 nhận được sau 1 năm với lãi
suất 10%/năm.

Nói cách khác, $100 ở cuối năm (1 năm sau) có giá trị tương đương
$90.9 ở đầu năm (hiện tại), dựa trên lãi suất 10%/năm.


Giá trị hiện tại khi đầu tư trong nhiều kỳ:

Ví dụ: Giả sử bạn bạn muốn có $1,000 sau 2 năm nữa. Biết lãi suất đầu tư là

7%/năm. Hỏi để đạt mục tiêu trên thì ngày hôm nay bạn phải đầu tư bao nhiêu?

Giải: $1,000 = PV × (1+7%)2
2
 PV = $1,000 / (1.07) ≈ $873.44


Tổng quát: Khoản tiền A sẽ nhận được sau t kỳ với lãi suất r mỗi kỳ có giá
trị hiện tại là:

PV = A × 1/(1+r)

t

PVIF(r, t)

Ví dụ: Giả sử bạn bạn muốn có $1,000 sau 3 năm nữa. Biết lãi suất đầu tư là
15%/năm. Hỏi để đạt mục tiêu trên thì ngày hôm nay bạn phải đầu tư bao
nhiêu?


Liên hệ giá trị hiện tại và giá trị tương lai

Tổng quát:
t
PV × (1+r) = FVt
 PV = FVt / (1+r)

t



Các yếu tố tác động tới giá trị thời gian của
tiền

Lãi suất chiết khấu (r):
 Tỷ suất được sử dụng để quy đổi giá trị dòng tiền theo thời gian.
 Phản ánh tỷ lệ sinh lợi của khoản đầu tư.
 Phụ thuộc mức độ rủi ro của khoản đầu tư.
Thời gian đầu tư (t):
 Khoảng thời gian từ khi bỏ vốn đầu tư ban đầu cho đến khi kết thúc đầu tư.
 Là cơ sở để xác định số kỳ tính lãi và chiết khấu dòng tiền.


Tác động của r và n tới FV


Tác động của r và n tới PV


Xác định lãi suất chiết khấu

Với PV, FV, t cho trước:
t
PV × (1+r) = FVt

 r = (FVt / PV)1/t – 1
Ví dụ: Ngày hôm nay bạn đầu tư $100 và dự kiến sẽ nhận được $200 sau
8 năm. Hãy xác định lợi suất của khoản đầu tư này?



Xác định thời gian đầu tư

Với PV, FV, r cho trước:
t
PV × (1+r) = FVt

 t = log(1+r)(FVt / PV)
Ví dụ: Ngày hôm nay bạn đầu tư $25,000 và dự kiến hưởng lãi suất
12%/năm. Hỏi sau bao nhiêu năm bạn sẽ nhận được số tiền $50,000?


Chuỗi niên kim và giá trị thời gian của tiền

Chuỗi niên kim: Tập hợp của những dòng tiền xuất hiện tại những thời
điểm khác nhau (đầu hoặc cuối mỗi năm).

t=0
 

1
 

 

2
 

 

n

------

 

 

 

 

 

 

CF0

CF1

CF2

CFn


Chuỗi niên kim cuối kỳ


Chuỗi niên kim đầu kỳ


Chuỗi niên kim đều

Với CF1 = CF2 = … = CFn = CF
Chuỗi niên kim đều cuối kỳ

Chuỗi niên kim đều đầu kỳ


Ứng dụng nguyên tắc
giá trị thời gian của tiền

Thẩm định tài chính dự án
Định giá tài sản
Lập kế hoạch trả nợ


×