Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.65 KB, 3 trang )
Thuận Thiên Kiếm
Thanh kiếm của khát vọng quốc thái dân an
Thuận Thiên là thanh kiếm huyền thoại của Lê Lợi, anh hùng dân tộc Việt Nam, người đã giành lại độc lập dân tộc từ
ách cai trị của nhà Minh phương Bắc, mở ra một kỷ nguyên phát triển rực rỡ cho non sông.
Thuận Thiên nghĩa là hợp lòng trời. Giữa buổi loạn ly, nhiều nơi phất cờ tụ nghĩa, lòng người còn hướng về triều Trần, Thuận
Thiên kiếm có ý nghĩa khẳng định vai trò thủ lĩnh của Lê Lợi là hợp ý trời, bởi vậy nó cũng là đầu mối qui tụ hào kiệt, nhân dân
mọi nơi về dưới một ngọn cờ nghĩa chống quân Minh xâm lược.
Thanh kiếm của ý trời và lòng người chống giặc ngoại xâm
Trước việc giặc Minh ngang nhiên đặt ách đô hộ ở Đại Việt (1407 – 1427), từ vùng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi dựng cờ khởi
nghĩa chống quân xâm lược. Nhưng trong buổi đầu, thế lực còn non yếu, nhiều lần nghĩa quân đã bị thua trận trước quân địch
hùng mạnh, tàn ác.
Thấy vậy, Đức Long Quân bèn cho họ mượn gươm thần để trừ giặc. Một đêm, ở ven bờ sông Chu (Thanh Hóa), một người
đánh cá tên là Lê Thận đã kéo được lưỡi kiếm, ông thấy lạ, bèn giữ lại. Sau này, Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một
lần, chủ tướng Lê Lợi tới tá túc nhà ông, chợt thấy lưỡi kiếm sáng rực cả góc nhà trong đêm vắng. Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên
xem, thì thấy trên đó có khắc hai chữ “Thuận Thiên”.
Lê Thận giăng lưới kéo được lưỡi kiếm
Ít lâu sau, trong một lần bị quân Minh truy đuổi, Lê Lợi và các tướng tá chia nhau mỗi người một ngả. Khi đi qua khu rừng, Lê
Lợi chợt thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Hoá ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Khi lắp lưỡi gươm nọ vào chuôi này,
thì kỳ lạ thay, chúng vừa khớp. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành ngang dọc, khiến cho quân Minh phải kinh hồn
bạt vía. Tiếng tăm của quân Lam Sơn vang dậy khắp nơi. Gươm thần đã mở đường cho nghĩa quân tiến đánh cho đến khi đất
nước sạch bóng quân thù.
Sau khi dẹp xong giặc Minh và lên ngôi vua, chừng một năm sau, Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Khi thuyền
ra giữa hồ, bỗng nhiên có một con rùa lớn nhô lên khỏi làn nước xanh. Cùng lúc đó, nhà vua thấy thanh gươm vẫn mang bên
mình động đậy. Rùa vàng tiến về phía thuyền vua, nói: “Đất nước đã thanh bình, xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”. Vua
bèn trả lại gươm. Trong nháy mắt, rùa đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống hồ xanh. Từ đó, hồ được mang tên là hồ Gươm hay
hồ Hoàn Kiếm.