Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo thực tế cộng đồng khoa thận tiết niệu BV nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.1 KB, 19 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

----------

BÁO CÁO THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG

Khoa Thận - Niệu - Lọc Máu
Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp

Hà Nội
06/2019


BÁO CÁO THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG
Khoa Thận - Niệu - Lọc máu
Giáo viên hướng dẫn: Trưởng khoa Lê Quang Hải
Nhóm 6 Tổ 15 Lớp Y5D
Danh sách sinh viên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.


Nguyễn Trung Hiếu
Nguyễn Đình Huy
Kiều Thị Huyền
Phạm Thế Hùng
Mai Thị Thùy Linh
Vũ Thị Linh
Phạm Diệu Mát
Nguyễn Thu Nga
Lê Kim Nhã
Trần Minh Nhật
Phan Đắc Phương

2


LỜI MỞ ĐẦU
Kính gửi: Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Khoa Thận - Niệu- Lọc máu
Phòng Quản lý đào tạo và bộ môn Y học gia đình - ĐH Y Hà Nội
Đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, quý
thầy cô bộ môn và Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cùng thầy
cô và các anh chị trong khoa Thận- niệu- lọc máu, đã tận tình hướng dẫn, tạo
mọi điều kiện để chúng em hoàn thành tốt khóa thực tập tại bệnh viện.
Đối với việc tốt nghiệp trở thành Bác sỹ trong vòng 1 năm tới của những
sinh viên Y5 chuyên ngành Đa Khoa, trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh
viện Đa khoa Nông nghiệp đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội tiếp
xúc, hòa nhập vào môi trường thực tế bệnh viện. Tại đây, chúng em không
chỉ được biết thêm nhiều kiến thức về mô hình bệnh tật cộng đồng, cách
khám và điều trị tại viện, mà còn được học cách tổ chức, tiếp đón người

bệnh tại khoa, học hỏi trong cách giao tiếp với bệnh nhân, người nhà và cán
bộ y tế tại viện. Đó là những kiến thức vô cùng bổ ích không thể học được từ
trong sách vở.
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo này
có thể còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý
của thầy cô và các anh chị trong khoa để hoàn thành một cách tốt hơn.
Chúng em xin chúc Ban lãnh đạo, thầy cô & các anh chị Khoa Thận- niệulọc máu luôn dồi dào sức khỏe, hoàn thành công tác tốt.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
3


MỤC LỤC

Trang
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện
Cơ cấu và tổ chức
Chức năng nhiệm vụ
Thành tích
Mô hình bệnh tật của khoa
Hoạt động sinh viên
Góp ý


4

5
6
11
12
13
17
20


I. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp
Thành lập năm 1967, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp ngày nay đã trải
qua hơn 50 năm phát triển và trưởng thành. Từ một Bệnh xá nhỏ bé được
xây dựng dưới thời chiến tranh, trở thành một Bệnh viện đa khoa ngành
Nông nghiệp Việt Nam. Từ thời kỳ kháng chiến, đến thời kỳ hòa bình được
lập lại và bây giờ là thời kỳ kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
trong công tác khám, chữa bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho
cán bộ ngành Nông nghiệp nói riêng, nhân dân nói chung.
Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã phát triển lớn mạnh, trở
thành bệnh viện hạng I với: 7 phòng, 26 khoa, 2 trung tâm; quy mô 520
giường bệnh, cùng cơ sở hạ tầng khang trang, thiết bị y tế hiện đại đồng bộ;
và nhất là Bệnh viện đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đông
đảo, tài năng, đi cùng với đó là sự đổi mới và cải tiến công tác quản lý. Đồng
thời Bệnh viện còn biết tận dụng cơ hội để hợp tác với nhiều tập thể, cá nhân
trong - ngoài nước nhằm mang lại chất lượng cung cấp dịch vụ tốt nhất có
thể cho người bệnh. Những năm gần đây Bệnh viện đã trở thành cơ sở thực
hành chính cho sinh viên các trường: ĐH Y Hà Nội, ĐH YTCC, ĐH Liege –
Vương quốc Bỉ.

Bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe nhân dân, được người dân tín nhiệm; được Bộ chủ quản,
Bộ chuyên ngành, các cơ quan địa phương đánh giá cao. Ghi nhận thành tích
lao động sáng tạo, nỗ lực vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
chính trị; ngày 04 tháng 10 năm 2016, Chủ tịch Nước kí Quyết định số
2119/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bệnh
viện Đa khoa Nông nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với
5


đó, đồng chí Bí thư Đảng ủy – Giám Đốc Bệnh viện được tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng Nhì.
Bệnh viện luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi thử thách
gian khổ, hy sinh của nhiều cán bộ các thế hệ qua nhiều thời kỳ. Phát huy
sức mạnh truyền thống đó, thế hệ chúng ta vững tin hướng tới xây dựng
một “Bệnh viện Đa khoa Hiện đại và Thân thiện”.
II. Cơ cấu và tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức bệnh viện
Về cơ cấu tổ chức, Bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp bao gồm 07 phòng
chức năng, 21 khoa lâm sàng, 06 khoa cận lâm sàng và 02 trung tâm.


Giám đốc Bệnh viện:
PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Hà Hữu Tùng






Các Phó Giám đốc Bệnh viện:
1. BSCK I. TTƯT Đinh Xuân Phương
2. BSCK II. TTƯT Hà Việt Trung
3. BSCC. CK II. TTƯT Nguyễn Thị Hồng Lạc
Phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức cán bộ (Trưởng phòng: BSCKI. Đinh Xuân Bình)
- Phòng Kế hoạch tổng hợp (Trưởng phòng: ThS. BS. Tống Lê Văn)
- Phòng Tài chính – Kế toán (Trưởng phòng: ThS. Lê Văn Thiện)
- Phòng Điều dưỡng (Trưởng phòng: ThS. Lê Văn Lễ)
- Phòng Hành chính, Quản trị (Trưởng phòng: Cử nhân Phạm Văn
-



Thắng)
Phòng Vật tư, thiết bị y tế (Phụ trách ThS. Tống Lê Văn)
Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện (Trưởng phòng: BS. Đoàn

Thanh Thủy).
21 khoa lâm sàng:
- Khoa Khám bệnh (Phụ trách khoa: BSCKI. Vũ Tuấn Anh)

6


-

Khoa Cấp cứu và Chống độc (Trưởng khoa: BSCKI. Lý Công

-


Hinh)
Khoa Hồi sức tích cực (Trưởng khoa: BSCKI. Tạ Mạnh Hiệp)
Khoa Nội tổng hợp (Trưởng khoa: BSCKII. TTƯT. Hoàng Thị

-

Hương)
Khoa Nội tim mạch – Nội tiết (Phụ trách: Ths. Tạ Xuân Trường)
Khoa Nội Thần kinh (Bs Cao Cấp.CKII. Nguyễn Ngọc Minh)
Khoa Thận – Niệu – Lọc máu (Phụ trách khoa ThS. BS. Lê Quang

-

Hải )
Khoa Truyền nhiễm (P.trách khoa: BSCKII.TTƯT. Vũ Việt Dũng)
Khoa Y học cổ truyền (Trưởng khoa: BSCK II. BS. Nguyễn Thị

-

Liễu)
Khoa Phụ sản (Trưởng khoa: BS CKI Hà Thị Thanh Thơm)
Khoa Nhi (BSCC.TTƯT. Nguyễn Thị Hồng Lạc)
Khoa Ngoại tổng hợp (Trưởng khoa: ThS. BS.TTƯT. Nguyễn Thế

-

Thi)
Khoa Ngoại chấn thương (Trưởng khoa: BSCKII.TTƯT. Nguyễn


-

Tiến Văn)
Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức (Trưởng khoa: TS. BS. Dương

-

Anh Khoa)
Khoa Tai Mũi Họng (Trưởng khoa: BSCKII.TTƯT. Đỗ Thế Hùng)
Khoa Răng Hàm Mặt (Phụ trách khoa: Ths. Nguyễn Bá Ngọc)
Khoa Mắt (Trưởng khoa: BSCKII. Phạm Thị Thu Hoài)
Khoa Ung bướu (Phụ trách khoa: BSCKII. TTƯT Hà Việt Dũng)
Khoa Da liễu (BSCKII. Vũ Việt Dũng)
Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (Phụ trách khoa:

-

BSCKII. Huỳnh Đăng Ninh)
Khoa Y học lao động và Bệnh nghề nghiệp (Trưởng khoa: BSCKI.
Lê Ngọc Thư)



6 khoa Cận lâm sàng:
- Khoa Xét nghiệm và Giải phẫu bệnh (Trưởng khoa: BSCKI.
-

Nguyễn Trọng Hưng)
Khoa Thăm dò chức năng
Khoa Tiết chế – dinh dưỡng (ThS. Nguyễn Văn Nguyên)


7




-

Khoa Chẩn đoán hình ảnh (Trưởng khoa: BSCKII. Nghiêm Xuân

-

Hải)
Khoa Chống nhiễm khuẩn (Trưởng khoa: BSCKI. Nguyễn Ngọc

Hải)
- Khoa Dược (Trưởng khoa: DSCKII. Nguyễn Trọng Cường)
Trung tâm:
- Trung tâm Phục hồi chức năng Đồ Sơn, Hải Phòng (Phụ trách
-

Trung tâm: CN. Phạm Thị Nga)
Trung tâm Tin học (Giám đốc Trung tâm: CN. Nguyễn Mạnh Hà)

2. Khoa Thận – Niệu – Lọc máu
2.1. Khái quát lịch sử phát triển khoa
Ngày 16/08/2004 khoa Thận- Niệu-Lọc máu chính thức thành lập do
BSCKI. Trần Văn Ba làm trưởng khoa.
Thực hiện chủ trương, chiến lược phát triển, Ban lãnh đạo bệnh viện đã
quyết định triển khai mũi nhọn của bệnh viện vào thời điểm đó. Được sự

giúp đỡ của khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch mai, đặc biệt là
Giáo sư Nguyễn Nguyên Khôi – chuyên gia đầu ngành của ngành thận nhân
tạo Việt nam, Bệnh viện đã cử 09 nhân viên trong đó có 02 bác sỹ và 07 điều
dưỡng đi đào tạo chuyên ngành thận nhân tạo. Sau khóa đào tạo, ngày
16/08/2004, Khoa Thận-Niệu- Lọc máu đã được thành lập với 11 nhân viên
(02 bác sỹ và 09 điều dưỡng). Bác sỹ Trần Văn Ba, trưởng phòng Tổ chức
cán bộ đã kiêm nhiệm chức vị trưởng khoa Thận –Tiết niệu-lọc máu.
Thời điểm đó, Thận – Niệu – Lọc máu là khoa mới được thành lập với
kỹ thuật hoàn toàn mới, các nhân viên cũng chỉ vừa được đào tạo về kỹ thuật
thận nhân tạo nên trình độ chuyên môn còn hạn chế. Vì vậy, khoa Thận nhân
tạo Bệnh viện Bạch mai đã cử Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Quốc Tuấn xuống
cùng ăn, ở, và làm việc hỗ trợ chuyên môn cho khoa. Những ngày đầu, khoa
8


chỉ lọc máu được 35 bệnh nhân với 15 máy thận nhân tạo. Sau một thời gian,
khoa đã hoạt động được độc lập và ngày càng phát triển vững mạnh như
ngày nay với quy mô 35 máy thận nhân tạo và hàng ngày lọc máu cho hơn
90 bệnh nhân.
2.2 Tổ chức nhân sự
a. Nhân sự
Phụ trách khoa: ThS. BS Lê Quang Hải
Điều dưỡng trưởng: CNĐD Lê Thị Mai Phương
Tổng số nhân viên tại khoa: 20, bao gồm:
-

04 bác sỹ, trong đó có 01 thạc sỹ, 02 bác sỹ chuyên khoa I, 01 bác sĩ
CKĐH Thận nhân tạo.

-


14 điều dưỡng, trong đó có 8 cử nhân điều dưỡng

-

02 hộ lý

b. Tổ chức
Hiện tại khoa Thận- Niệu-Lọc máu được chia thành các phòng:
-

Phòng hành chính: 01

-

Phòng lọc máu cấp cứu: 01

-

Phòng lọc máu chu kỳ: 03

-

Phòng lọc máu online: 01
9


-

Phòng rửa quả lọc: 01


c. Hoạt động chuyên môn
*Nhân viên tại khoa làm việc theo tua. Mỗi ngày được chia thành 2 tua:
-

Tua 1: 7h – 14h30.

-

Tua 2: 14h30 – 20h30

Nhân viên hoàn thành 1 tua tương đương với 1 ngày làm việc hành chính.
*Hoạt động tại khoa:
-

Lọc máu: thứ 2 đến thứ 7 mỗi tuần kể cả ngày nghỉ, lễ

-

Bảo trì, bảo dưỡng máy: chủ nhật mỗi tuần.

*Mỗi ngày chạy thận chia làm 3 ca:
-

Ca 1: 7h - 11h30

-

Ca 2: 11h30 – 16h


-

Ca 3: 16h – 20h30

Mỗi ca gồm 31 máy lọc máu chu kỳ, 02 máy cấp cứu, 02 máy online. Số
lượng nhân viên phụ trách là như sau:
- 04 bác sĩ
-

5 điều dưỡng phụ trách máy, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân tại 05
phòng

-

02 điều dưỡng phụ trách quả lọc.
10


-

01 điều dưỡng hành chính.

-

1 kỹ thuật viên máy ( công ty CP máy lọc thận nhân tạo Việt Nam )

Ngoài giờ hành chính: 2 nhân viên trực thường trú: 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng.
III. Chức năng nhiệm vụ:
1. Khám bệnh và điều trị: Phục vụ khám và lọc máu chu kỳ cho các bệnh
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đến từ tất cả các bệnh viện tuyến trên và

tuyến dưới, trong và ngoài ngành gửi đến.
Lọc máu cấp cứu từ các khoa, các bệnh viện gửi tới.
2. Đào tạo cán bộ:
- Phối hợp với trường đại học Y Hà Nội, các trường trung cấp y tế trong khu
vực, tạo điều kiện tốt nhất cho các học viên học tập và nâng cao kỹ năng
khám chữa bệnh.
- Liên tục cử nhân viên trong khoa đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn về chuyên
ngành.
3. Nghiên cứu khoa học: Tham gia nghiên cứu đề tài khoa học phục vụ
công tác phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe nhân dân.
4. Hợp tác quốc tế: Là một trong các khoa tham gia trao đổi chuyên môn
học tập với nước ngoài
IV. Thành tích
1. Ứng dụng khoa học kỹ thuật cao
- Khoa luôn luôn chú trọng đến việc ứng dụng, đưa các tiến bộ khoa học kỹ
thuật cao vào công tác khám chữa bệnh. Cử bác sỹ, điều dưỡng đi học tại
11


bệnh viện Bạch mai nhằm củng cố, cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới…
nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
- Áp dụng lọc máu HDF online để nâng cao chất lượng lọc máu cho bệnh
nhân
- Lọc máu hấp phụ để điều trị chống độc cho bệnh nhân.
2. Thực hiện tốt mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện:
Bên cạnh công tác đưa kỹ thuật cao vào chẩn đoán và điều trị, Khoa Thận –
Niệu – Lọc máu – Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp còn thực hiện chủ
trương của Bộ Y tế về tiến hành áp dụng thử mô hình chăm sóc toàn diện.
Đội ngũ điều dưỡng của khoa lần lượt được thay nhau đào tạo huấn luyện,
bồi dưỡng thêm về chăm sóc toàn diện, đồng thời là nơi thực tập cho các lớp

đào tạo liên tục và đào tạo điều dưỡng về chăm sóc người bệnh theo phân
cấp chăm sóc.
Hiện nay khoa đang vận động phong trào rèn luyện nâng cao kỹ năng giao
tiếp, ứng xử tốt với người bệnh, gia đình người bệnh và giữa đồng nghiệp
với nhau.
Ngoài ra do đặc điểm bệnh nhân của khoa hầu hết là những bệnh nhân nghèo
nên khoa đã vận động và kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ về
vật chất và tinh thần cho người bệnh để người bệnh an tâm điều trị.
3. Nghiên cứu khoa học
Khoa đã tiến hành nhiều đề tài khoa học từ cấp Bệnh viện đến cấp Bộ quản
lý. Đến nay đã có các đề tài được hoàn thành.
4. Đào tạo cán bộ:
Hằng năm khoa là cơ sở thực tập và tham gia đào tạo cho các đối tượng sau:
12


– Sinh viên Y5 đa khoa của trường Đại học y Hà Nội
– Thạc sỹ điều dưỡng, Thạc sỹ quản lý điều dưỡng, cử nhân điều dưỡng của
các trường đại học y, y tế công cộng
– Điều dưỡng trung học
– Các cán bộ của khoa luôn luôn được tự bổ túc kiến thức qua các buổi sinh
hoạt khoa học thường kỳ và trong các buổi hội chẩn. Tham gia các lớp huấn
luyện ngắn ngày do các viện bạn tổ chức, tham gia hội thảo, hội nghị khoa
học thường kỳ ở trong và ngoài nước.
V. Mô hình bệnh tật của khoa:
Trong thời gian học 2 tuần, chúng em có tìm hiểu về mô hình bệnh tật trong
khoa, sử dụng bệnh án làm nguồn thông tin chính, kết hợp tham khảo số liệu
tổng kết của khoa và các thông tin từ nhân viên trong khoa.
Vì khoa Thận – Niệu - Lọc máu là 1 khoa đặc thù chuyên trách về điều trị
lọc máu cho bệnh nhân suy thận mạn và cấp, nên phân bố bệnh nhân của

khoa có khác biệt lớn so với các khoa lâm sàng khác. Sau đây là mô hình
bệnh tật của khoa:
- Số lượng bệnh nhân trong khoa: 188 Bệnh nhân, trong đó 100% là bệnh
nhân Ngoại trú, khoa không có bệnh nhân Nội trú.
- Số bệnh nhân Nam: 101 và Nữ: 87
- Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong khoa: 51,2. Bệnh nhân trẻ tuổi nhất
là 18 tuổi, lớn tuổi nhất là 87 tuổi.
- Số bệnh nhân Ngoại trú có BHYT là 100%, bệnh nhân được hưởng chi phí
điều trị lọc máu theo mức bảo hiểm y tế chi trả, phải tự chi trả thêm chênh
lệch 5%, 20% BHYT.
13


- Bệnh nhân Ngoại trú của khoa 100% là bệnh nhân Suy thận mạn, thời gian
đã điều trị lọc máu chu kì ngắn nhất là 3 ngày và lâu nhất là 14 năm.
Vì đặc thù của khoa nên bệnh nhân trong khoa chỉ có 1 bệnh chính, ngoài ra
bệnh nhân có thể còn có các biến chứng đi kèm, đứng đầu là Tăng huyết áp,
Suy tim, Loãng xương, Tăng Kali máu....
- Ngoài ra, trong 2 tuần từ 27/05/2019 - 08/06/2019:
+ Số bệnh nhân mới vào: 01
+ Số bệnh nhân ra viện: 01

Dưới đây là số liệu thống kê về phân bố bệnh nhân trong khoa theo giới tính
và nhóm tuổi.
Chúng em xét 5 nhóm tuổi: Thiếu niên (<18 tuổi); Thanh niên (19 - 35 tuổi);
Trung niên (36-55 tuổi); Tuổi già (56- 79 tuổi); Tuổi rất già (>79 tuổi).

Bảng. Phân bố bệnh nhân trong khoa theo giới và nhóm tuổi
Nhóm tuổi


<18

19 – 35

36 - 55

56 - 79

>79

Tổng

Nam

0

14

47

38

2

101

Nữ

0


10

36

37

4

87

Tổng

0

24

83

75

6

188

14


Các biểu đồ sau sẽ trình bày rõ hơn mô hình bệnh tật của khoa

Nhìn vào biểu đồ 1, ta thấy được tỉ lệ bệnh nhân Nam trong khoa là 54%,

cao hơn tỉ lệ bệnh nhân Nữ 46%, tương ứng với chênh lệch số lượng bệnh
nhân Nam và Nữ là 14. Như vậy, tỉ lệ bệnh nhân Nam trong khoa cao hơn
bệnh nhân Nữ với tỉ lệ Nam/Nữ xấp xỉ 6:5.

Biểu đồ 2 thể hiện được phần lớn bệnh nhân suy thận mạn trong khoa nằm ở
độ tuổi Trung niên từ 36 - 55 tuổi, chiếm 44.1%. Có đến 56.9% bệnh nhân
điều trị tại khoa nằm trong độ tuổi lao động từ 18 - 55 tuổi. Có 43.1% bệnh
nhân nằm ở nhóm tuổi già. Trong khi đó không có bệnh nhân nằm ở tuổi
thiếu niên.
Như vậy, mô hình bệnh tật trong khoa khá phù hợp với tính chất dịch tễ của
bệnh Suy thận mạn, gặp nhiều ở người Trung niên và Già, ít gặp bệnh nhân
Thiếu niên. Tuy nhiên, suy thận mạn là hậu quả của 1 quá trình suy giảm
chức năng thận kéo dài, khi phần lớn bệnh nhân điều trị trong khoa nằm
trong độ tuổi lao động gợi ý rằng tình trạng Suy chức năng thận có thể bắt
đầu rất sớm từ tuổi Thanh niên và thậm chí là Thiếu niên.
Hơn nữa, một khi bệnh nhân được chẩn đoán Suy thận mạn và phải điều trị
lọc máu chu kì, khả năng lao động và sinh hoạt của họ sẽ giảm đáng kể do
tốn kém thời gian cho điều trị lọc máu tại viện. Việc nhóm tuổi mắc bệnh
15


chính là nhóm tuổi lao động cho thấy bệnh Suy thận mạn đang là gánh nặng
kinh tế to lớn cho bệnh nhân cũng như cho xã hội.
VI. Hoạt động của Sinh viên
Sinh viên Y5 của nhóm 6 đợt thực tế cộng đồng 2 được Nhà trường phân
công đi học tại khoa Thận - Niệu - Lọc máu trong 2 tuần từ 27/05/2019 09/06/2019
Buổi đầu tiên đến viện Đa khoa Nông nghiệp, chúng em được tiếp đón bởi
thầy Lễ, anh Khiêm bên viện và thầy Kiên của bộ môn Y học Gia đình. Các
thầy đã giảng giải cho chúng em về nội quy cách học và mục tiêu học tập
của chúng em trong thời gian thực tế cộng đồng tại viện. Sau đấy, dưới sự

hướng dẫn của anh Khiêm chúng em đến khoa Thận - Niệu - Lọc máu học
tập do thầy Lê Quang Hải phụ trách.
Trong 2 tuần học tại Khoa Thận - Tiết niệu - Lọc máu, dưới sự hướng dẫn
của thầy Hải cùng các anh chị bác sĩ điều dưỡng trong khoa, cùng sự hỗ trợ
của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, chúng em đã được tham gia trực tiếp
vào các hoạt động chuyên môn của khoa.
Hoạt động hằng ngày của cả nhóm bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc vào 12h30
hằng ngày, bao gồm các việc như sau:
- Giúp các bác sĩ thăm khám thường quy bệnh nhân lọc máu trước các ca
lọc. Người bệnh sẽ được kiểm tra cân nặng, đo huyết áp và khám toàn trạng,
tổng quát các cơ quan, để đảm bảo có được tình trạng sức khỏe ổn định thực
hiện buổi lọc máu kéo dài gần 4 tiếng.
- Kiến tập các bác sĩ đưa ra chỉ định về mức rút cân, tốc độ rút cân và sử
dụng thuốc trong khi lọc (bao gồm thuốc chống đông, thuốc huyết áp nếu
cần…)
16


- Nghe các bác sĩ đưa ra lời khuyên và giải thích đối với các bệnh nhân
không đạt được mục tiêu kiểm soát huyết áp và kiểm soát cân nặng giữa 2
lần lọc máu.
- Tham gia chuẩn bị máy lọc cho bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của thầy Hải
và các anh chị điều dưỡng trong khoa. Chúng em được học cách lắp máy lọc
cầu thận, đặt kim FAV, điều chỉnh cơ bản máy lọc thường quy. Các bệnh
nhân trong khoa phần lớn đều điều trị gắn bó với khoa rất lâu nên vô cùng
thân thiết với nhân viên trong khoa, cũng nhiệt tình hợp tác với sinh viên.
Trong lúc thực hành chúng em có sai sót hay chậm trễ gì đều được các bác sĩ
điều dưỡng phát hiện, nhắc nhở, các bác bệnh nhân còn động viên ủng hộ
chúng em.
- Theo dõi toàn trạng của bệnh nhân trong quá trình lọc máu, đặc biệt

quan tâm đến huyết áp vì biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân đang
lọc máu là hạ huyết áp; báo cáo lại với điều dưỡng và bác sĩ nếu bệnh nhân
có gì bất thường.
- Hướng dẫn và kiến tập khi bệnh nhân được xử trí biến chứng trong lúc lọc.
- Hỏi bệnh, thăm khám một số bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân mới của
khoa.
- Quan sát nhân viên trong khoa thực hiện thủ tục tiếp nhận bệnh nhân từ
khoa khác sang điều trị lọc máu, và giao trả lại sau khi lọc máu kết thúc.
- Kết thúc buổi lọc máu, chúng em được kiến tập quy trình kết thúc lọc máu
cho bệnh nhân.
- Tiếp tục tham gia vào công tác thăm khám bệnh nhân và chuẩn bị máy lọc
đầu ca 2. Buổi học thường kết thúc vào 12h30, sau đó một số bạn sẽ tiếp tục

17


ở lại giúp đỡ khoa trong ca lọc máu tiếp theo. Ngày Thứ 7 chúng em cũng
đến tham gia công tác cùng với nhân viên khoa.
Ngoài các hoạt động hằng ngày như trên, chúng em luôn được các thầy và
anh chị bác sĩ điều dưỡng trong khoa giảng giải kiến thức và hướng dẫn thực
hành rất nhiệt tình:
- Được giảng lâm sàng về hoạt động của máy lọc, về theo dõi biến chứng
của bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kì cũng như những kiến thức để
đưa ra hướng điều trị, tư vấn cho bệnh nhân.
- Làm bệnh án theo dõi dọc, vì đặc thù của bệnh nhân suy thận mạn có quá
trình điều trị kéo dài nên thầy Hải và bác sĩ Quỳnh đã tận tình hướng dẫn để
chúng em có thể nắm được toàn cảnh quá trình điều trị của bệnh nhân.
- Tìm hiểu về mô hình bệnh tật của khoa, tham khảo bệnh án và số liệu tổng
kết cuối năm của khoa.
Tổng quát lại, trong 2 tuần học vừa qua, chúng em đã hoàn thành được

những mục tiêu sau đây:
- Được thực hành tiếp đón và thăm khám tổng quát cho bệnh nhân lọc máu
chu kì tại khoa.
- Học tập cách duy trì mối quan hệ thân thiết bác sĩ - bệnh nhân - người nhà,
cách giao tiếp với các cán bộ nhân viên y tế khác.
- Xác định được mô hình bệnh tật tại khoa.
- Thực hiện kĩ năng hỏi bệnh, thăm khám bệnh nhân, đưa ra được hướng
điều trị, tư vấn điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kì.
- Học tập quy chế chuyên môn tại viện, khoa.

18


- Làm bệnh án theo dõi dọc bệnh nhân điều trị tại khoa trong thời gian đi
học.
Tuy vậy còn một số mục tiêu chúng em chưa hoàn thiện được tốt. Vì bệnh
nhân của khoa Thận - Niệu - Lọc máu điều trị kéo dài, bệnh được chẩn đoán
từ rất lâu trước nên chúng em không được tiếp xúc với bệnh nhân từ ban
đầu, thậm chí những thông tin về đợt bệnh đầu của bệnh nhân rất khó hồi
cứu vì cách lâu. Bệnh án theo dõi dọc cũng không thể nào kéo dài từ lúc vào
viện đến ra viện. Cũng vì nguyên nhân trên, mô hình bệnh tật của khoa cũng
đồng nhất là suy thận mạn nên khó phân tích được nhiều.
VII. Góp ý
+ Do đặc thù của Khoa phải thay dép trước khi bước vào khu vực làm
việc, cũng như sự khác nhau giữa môi trường ngoài và môi trường bên
trong Khoa nên chúng em có 1 kiến nghị nho nhỏ là bổ sung thêm 1,2
tấm thảm chùi chân trước cửa khoa – giúp cho người bệnh cũng như
nhân viên có thể chuẩn bị mình thật gọn gàng, sạch sẽ trước khi bước
vào môi trường cần được giữ sạch ở Khoa.


19



×