Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THẦN THOẠI TRUNG HOA ( 1 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.27 KB, 4 trang )

Thần thoại Trung Hoa
Cho đến thập niên 1980, việc các thành viên của cộng đồng Trung Hoa tại Hồng
Kông thể hiện ra mặt sự chống đối của họ về việc vô phạm pháp hóa những hành vi
đồng tính song phương giữa hai người thành niên không phải không thông thường.
Họ tuyên bố rằng đồng tính luyến ái không tồn tại ở Trung Hoa; và nếu có, đó là hậu
quả của những người Tây Phương suy đồi đã mang những thói hư tật xấu đến những
người vô tội. Quan niệm này ngày nay vẫn được phổ biến ở Trung Hoa.
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Hoa có một lịch sử đồng tính dài, nối tiếp và một sưu
tập lớn về những ghi chép đồng tính. Đặc biệt thần thoại Trung Hoa khá phong phú
trong những giai thoại về đồng tính luyến ái.
Tôn giáo và đồng tính luyến ái ở Trung Hoa
Khái niệm người Hoa về tính dục được ảnh hưởng bởi các tôn giáo thổ dân, đặc biệt
là đạo Lão và Khổng Tử. Sau này, Phật giáo, được truyền bá vào Trung Hoa ở triều
đại nhà Hán (206 TCN - 220 SCN), và Thiên Chúa giáo, được giới thiệu đến công
chúng và các nhóm văn chương suốt triều đại nhà Minh (1368 SCN - 1644 SCN),
cũng đã ảnh hưởng những thái độ người Hoa về tính dục và tính
đạo đức tình dục.
Trong khi ác cảm đồng tính của đạo Thiên Chúa có sự ảnh hưởng quan trọng đến với
Trung Hoa cận đại, những câu chuyện Hoa thần thoại phản ánh các quan điểm xưa
của người Hoa về đồng tính luyến ái. Những quan điểm này chủ yếu chịu ảnh hưởng
của các tôn giáo thời xưa, bao gồm việc thờ phụng súc vật và thiên nhiên, Phật giáo,
đạo Lão, và, ở một góc độ nào đó, đạo Khổng Tử.
Hầu hết mỗi triều đại Trung Hoa đều có những giai thoại riêng của nó, những câu
chuyện mà không những chỉ nói về các mối tình dị tính phi thường, mà còn về những
cuộc tình đồng tính. Các bài viết này bao gồm những câu chuyện về những quan hệ
tình dục đồng giới giữa người và hồ ly, heo tinh, hoa tinh, rồng, khỉ, hoặc hồn ma.
Trong thần thoại Trung Hoa còn có cả thần tiên đồng tính, chẳng hạn như Thố thần
Wu Tien Bao. Còn có những ngôi miếu dựng lên do (phần lớn là người dị tính) các
cộng đồng để thờ cúng những cặp đồng tính tuy đã tử vong nhưng được sùng kính.
Trong các đại tác phẩm nổi tiếng của Trung Hoa là những câu chuyện quái dị, từ
triều đại Ngụy-Tần (265 SCN - 420 SCN) nổi tiếng nhất là cuốn Soushen ji (Tầm


Linh) của Gan Bao. Vài câu chuyện trong này là đồng tính, chẳng hạn như zalu (các
chủ đề linh tinh), và biji (những bài viết rải rác) của triều nhà Thanh (1644 SCN -
1911 SCN), bao gồm những câu chuyện ma trong Liaozhai zhiji (Liêu Trai Chí Dị) của
Bồ Tùng Linh và những chuyện dị giáo của Ji Yun (1724 - 1805) trong cuốn Yuewei
caotang biji. Đây là những câu chuyện được biết đến nhiều nhất ở Trung Hoa và hải
ngoại.
Quan điểm người Hoa về bản năng sinh dục và thần thoại
Ngược với lối nhìn phổ biến rằng người Hoa là những người khổ hạnh và thủ cựu về
chủ đề tình dục, người Hoa thời xưa khá yêu chuộng chuyện chăn gối. Các ghi chép
sử xưa từ thời Xuân Thu -- 722 TCN tới 481 TCN -- cho thấy đối với tính dục các vị
đế vương thẳng thắn như thế nào. Một hoàng hậu ngay giữa công chúng đã so sánh
chiến lược quân sự quốc gia với kỹ thuật chăn gối của bà và hoàng đế. Đối với nhiều
đàn ông Trung Hoa, tự do tình dục được thịnh hành mãi cho tới thập niên 1950, khi
việc đa thê trở thành bất hợp pháp. Ngay cả những năm ở thập niên 1930, việc một
người đàn ông có nhiều thê thiếp (bao gồm tỳ thiếp nam giới) vẫn được xem là
chuyện rất bình thường.
Khổng Tử có lần đã nói "Shi se xing ye" (thức ăn và tình dục là những đòi hỏi tự
nhiên). Câu phương châm này phản ánh người Hoa xem bản năng sinh dục là sự
khao khát tự nhiên của con người mà chúng ta không nên cảm thấy xấu hổ. Triết lý
này được thấy trong những quan hệ tình dục từ các câu chuyện thần thoại, mặc dù
một vài trong số đó mang tính chất giáo dục.
Từ quan điểm đạo Lão, việc chăn gối là một cách hòa hợp năng lực đất trời, do đó
duy trì vòng xoay sinh tạo của thiên nhiên. Chuyện chăn gối, hay còn gọi là "Nghệ
thuật Phòng The", không chỉ là nguyên phần đầu của việc tu tâm hay thiền định
trong đạo Lão, nó còn được tin là một cách quan trọng để được trường sinh. Do đó,
việc linh hồn hay ma quỷ giao hợp dị tính hay đồng tính với đàn ông, hút "tinh khí"
của họ để hóa thành người hay được trường sinh là chuyện khá thông thường trong
những câu chuyện thần thoại.
Tuy nhiên, quan điểm về bản năng sinh dục của Phật giáo thì lại khác. Họ tin rằng
sinh hoạt tình dục (mặc đó là dị tính hay đồng tính) là sự biểu thị của tính tham.

Những sinh hoạt như thế ngăn trở con người "thoát" ra khỏi bể khổ của cái tham. Khi
rơi vào những tội lỗi như vậy, cá nhân đó cũng bị rơi vào cảnh luân hồi, sau khi cái
chết để hóa thân thành người, súc vật, hay hình dạng ma quỷ, và tiếp tục chịu khổ
trong kiếp khác. Việc họ có đầu thai làm nam hay nữ, ma hay súc vật, đều tùy vào
những gì họ làm ở kiếp trước, một khái niệm được gọi là báo hay ân quả báo ứng, sự
thưởng phạt ở kiếp sau.
Người Hoa thời xưa tin vào thế giới thiên đàng gọi là Tiên và thế giới ở dưới, Hoàng
Tuyền, nhưng hiển nhiên họ chỉ tưởng tượng chúng ở khái niệm mơ hồ, và do đó dĩ
nhiên không bao giờ kiên trì tuân giữ chuyện thưởng phạt. Theo vài ghi chép khác
nhau, mỗi con người có hai linh hồn: phách, được cấu tạo khi mang thai, và hồn, kết
nối với phách lúc đứa trẻ chào đời. Sau khi chết đi, hồn bay lên Trời, trong khi phách
ở lại dưới mộ với cái xác trong vòng ba năm, sau đó mới đi xuống Hoàng Tuyền.
Những câu chuyện thần thoại, bất kể dị tính hay đồng tính, đều biểu hiện những khái
niệm của phách và hồn , cũng như lòng tin thời xưa vào chuyện thờ cúng súc vật, sự
luân hồi và nghiệp quả trong Phật giáo, và tư tưởng đạo Lão về sức mạnh tình dục
(khí, (hay năng lượng chảy trong cơ thể con người). Những câu chuyện đó không chỉ
đóng vai trò răn dạy đạo đức Khổng Tử cho công chúng, đặc biệt những người không
có học thức, nhưng, khá thú vị, cũng là những "nguyên nhân khoa học" để
giải thích tại sao có những người lại vướng vào quan hệ đồng tính.
Những câu chuyện thần thoại
Trong nhiều câu chuyện thần thoại, linh thể, sau sự chết, được hóa thành một dạng
hồn bay bổng như khói trong không trung. Sau đó, tùy những gì họ đã làm trong
kiếp trước, họ sẽ luân hồi thành người, nam hay nữ, hoặc thành súc vật, ma quỷ,
hoặc cây cối.
Trong những câu chuyện này, ma, cáo tinh trong hình thể nam nhân, hay đơn giản
chỉ một người đàn ông có thể giao hợp đồng tính với một người nam giới còn sống
khác, chỉ bởi vì người kia ở tiền kiếp là nhân tình nữ giới của người đàn ông này. Để
"đi hết" mối quan hệ dị tính trong tiền kiếp, họ có thể làm ra những hành động đồng
tính (vì hình thể nam giới của họ trong kiếp này). Một người phụ nữ có thể luân hồi
thành đàn ông vì những điều tốt họ đã làm trong tiền kiếp. Nghĩa là, cô ấy có thể

được "tưởng thưởng" bằng cách được đầu thai vào thân thể phái nam. Những câu
chuyện này phản ánh tư tưởng Khổng Tử về sự trinh tiết của phụ nữ và khái niệm
Phật giáo về báo ứng.
Những tình tiết đồng tính như vậy có lẽ sẽ bị Tây phương lên án là tà giáo và vô đạo
đức, nhưng người Hoa tin rằng chúng phản ánh đến số mệnh của nhân loài. Tin rằng
tất cả sự kiện đều được an bài theo hành vi của con người trong tiền kiếp, người Hoa
có xu hướng chấp nhận những sự thật của kiếp này, bao gồm đồng tính luyến ái, là
kết quả của những kiếp trước. Sự tin tưởng cổ xưa như vậy có lẽ giải thích vì sao
người Hoa ngày nay nói chung ít có ác cảm đồng tính so với người Ki-tô giáo phương
Tây.
Điều nữa, là trong những câu chuyện thần thoại Trung Hoa, hồn ma đồng tính không
nhất thiết là yêu quỷ. Họ thường có đạo đức hơn cả người thường. Trong vài câu
chuyện thần thoại và tiểu thuyết, các sư Phật giáo hay đạo sĩ Lão Tử (bao gồm
những người đồng tính) có thể tham ô và xấu xa hơn cả ma tinh. Những tác giả như
Bồ Tùng Linh và Ji Yun đã cố phê bình sự bất bình đẳng xã hội về mặt giới tính và
giai cấp. Bằng cách viết những câu chuyện thần thoại đồng tính, các tác giả đã nói
lên rằng ngay cả ma tinh cũng có "nhân tính" hơn những quan lại tham ô hống hách
hoặc những trí thức Khổng Tử tự cho mình là những người "đạo đức".
"Lão Nông Dân và Con Rồng"
Trong các câu chuyện thần thoại là chuyện "Lão Nông Dân và Con Rồng". Trong
chuyện này, một người nông dân 60 tuổi tên Ma đang đi tản bộ dọc theo bờ ruộng,
thì bỗng nhiên có tiếng sấm và giông tố và bầu trời trở nên xám xịt. Lão cảm giác
một vết cào sau lưng và nghĩ đây là điềm dữ từ trên Trời. Cho nên lão bò xuống và
nằm bất động.
Tuy nhiên, thay vì là sự thịnh nộ từ Trời, những chuyện thú vị vừa xảy ra là do một
con rồng từ trên trời hạ xuống. Thấy Ma nằm bất động, con rồng mới giao hợp đồng
tính, trong khi cắn đầu lão. Sau khi con rồng giao hợp xong, nó bay lên trời và gầm
lên bằng một tiếng sấm; lão nông dân bị bỏ lại trên mặt đất với thứ chất lỏng hôi
hám cả thân người. Mới đầu, lão không dám nói chuyện này với gia đình, cho đến khi
bộ phận đằng sau của lão bị đau đến nỗi lão phải tìm đại phu chẩn trị; thì câu

chuyện mới bị tiết lộ.
Trong khi hầu hết các súc vật thành tinh trong thần thoại Trung Hoa đều thích quan
hệ đồng tính với đàn ông trẻ hơn hay các bé trai, chỉ có con rồng luôn thích quan hệ
tình dục với đàn ông lớn tuổi. Con rồng là biểu tượng cho cầu vòng trong văn hóa
Trung Hoa thời xưa, chúng thường xuất hiện trong các trận bão tố và sau đó bắt
những đàn ông lớn tuổi hơn để giao hợp đồng tính.
"Người Nông Dân và Con Lợn"
Một câu chuyện đồng tính nữa trong thần thoại Trung Hoa là chuyện "Người Nông
Dân và Con Lợn". Trong truyện này, có một người nông dân ở vùng Trường Giang
quan hệ đồng tính với con lợn thiến. Nhưng hắn lại bán nó cho người hàng thịt. Sau
khi bị giết đi, hồn nó không thể nào an giấc. Nó bèn đi gặp Diêm Vương và kiện
người nông dân.
Con lợn nói: "Tôi không thể phàn nàn về chuyện bị giết thịt vì mạng tôi đầu thai làm
con lợn. Nhưng vì người chủ đã có tình cho tôi, hắn lẽ ra không nên bán tôi cho người
hàng thịt để lấy tiền".
Diêm Vương phán con lợn có lý và cho phép nó trả thù. Con lợn cắn hậu môn người
nông dân trong mộng. Khi người nông dân tỉnh dậy, hắn cảm giác đằng sau bị ngứa
và vật vã cần đàn ông để giao hợp ngõ hầu ngăn được cơn ngứa. Tuy nhiên, khi hắn
già đi và không thể thu hút ai để làm việc đó, hắn đành chỉ có thể dùng thân trúc.
Ngày nọ, đang lúc say rượu và đằng sau của hắn bắt đầu lại ngứa; hắn tới quán
hàng thịt và cầm lên một con dao bén dùng để mổ lợn. Khi hắn dùng con dao để
ngưng cơn ngứa, hắn đâm mình và chảy máu cho đến chết.
Câu chuyện minh họa thuyết ân quả trong đạo Phật, cũng như những tin tưởng thời
xưa về linh hồn súc vật và quan hệ tình dục giữa người và thú.
"Hồ Ly Tinh và Lão Thư Sinh"
Một câu chuyện nữa là "Hồ Ly Tinh và Lão Thư Sinh". Trong truyện này, một thư sinh
già, không hứng thú với phụ nữ, sống một mình trong căn nhà thật lớn. Một đêm, có
một người đàn ông bận đồ đen bước vào nhà và xin lão được giao hợp.
Người đàn ông đồ đen thật ra là "chồng" của lão thư sinh và lão lại chính là "vợ" của
hắn trong nhiều kiếp trước. Khi đó họ yêu nhau và đã thề sẽ chung tình trong những

kiếp sau. Nhưng khi họ thề như vậy thì cũng là lúc giữa thời binh biến, và người vợ
xinh đẹp bị phe phản loạn bắt đi. Cuối cùng, cô ta tự vẫn để khỏi bị cưỡng hiếp. Tuy
nhiên, người chồng đi theo đám phản loạn và sau đó cũng bị tử trận.
Vì sự trinh tiết của người vợ đã chịu giết mình để giữ nó, cô ta được Diêm Vương cho
đầu thai làm đàn ông. Nhưng người chồng đã theo đám phản loạn và không tỏ được
sự trung thành với vua, nên đã bị bắt đầu thai làm hồ.
Tuy vậy, con hồ vẫn muốn duy trì quan hệ với người vợ (đã qua đời) thêm một năm
nữa. Nên hắn luyện thuật hóa thân và trở thành người đàn ông, điều này cho phép
hắn có thể đi tìm vợ ở dương gian. Sau khi lắng nghe người đàn ông bận áo đen
(thật ra là con hồ), lão thư sinh mơ hồ nhớ lại chuyện tiền kiếp. Nhưng lão thắc mắc
làm sao họ có thể duy trì quan hệ tình dục trong khi cả hai đều là đàn ông.
Con hồ mỉm cười và trả lời: "Đó không nên là một vấn đề, vì chúng ta yêu nhau; nếu
chuyện đó là giữa [hai] người đàn ông, hay đàn ông đàn bà đi nữa cũng không sao
cả, chúng ta vẫn có thể yêu nhau".
Nghe vậy lão thư sinh đồng ý. Lão cởi y phục và cùng chia sẻ những thời khắc thân
mật với người đàn ông hồ. Sau đó cứ cách hai ngày con hồ lại tới. Tuy nhiên, một
đêm nọ, con hồ nói với lão thư sinh: "Đây là đêm cuối cùng của hai ta. Ngày mai
người hãy xem tình yêu của chúng mình trên một trong những cây cột nhà". Sáng
hôm sau, lão thư sinh thức dậy và đi xem thử mấy cây cột: quả nhiên có một cây với
365 dấu răng! Con hồ đã thành công duy trì quan hệ thêm một năm nữa với người
vợ trước, bây giờ là đàn ông.
Trong câu chuyện này cái triết lý khá rõ ràng. Tình yêu là tình yêu; nó không là vấn
đề nếu đó là giữa hai người đàn ông hay đàn ông đàn bà. Tư tưởng này tiên đoán
được bước tiến gần của sự giải phóng đồng tính.
Thố Thần
Cuối cùng là câu chuyện "Thố Thần". Chuyện này nói về một viên quan trẻ rất tuấn
tú và thông minh ở tỉnh Phúc Kiến. Sắc đẹp của chàng đã chiếm lấy trái tim một
người đàn ông tên Wu Tien Bao, người này đi theo chàng khắp mọi nơi. Mỗi lần viên
quan thăng đường, Wu lại có mặt. Dần dà viên quan để ý đến sự hiện diện của hắn,
nhưng chàng không rõ vì sao hắn lại theo chàng.

Một hôm, Wu bị bắt quả tang đang nhìn trộm mông viên quan qua vách nhà vệ sinh.
Sau mấy vòng bị đánh bằng roi tre, hắn thú thật là mình đã để ý đến viên quan đó.
Khi viên quan nghe được sự tình, chàng càng nổi giận và ra lệnh hình phạt nặng hơn
và Wu đã chết dưới trọng hình.
Sau cái chết của Wu, hắn nói với người bạn trong mộng rằng "cho dù thật không
đúng để nhìn trộm một người đàn ông, việc đó cũng chỉ từ tình yêu và không nên bị
xử phạt cho đến chết. Bây giờ phán quan ở âm phủ bổ nhiệm tôi làm Thố Thần để
bảo vệ những chuyện tình giữa các người đàn ông, vậy huynh hãy xây một ngôi miếu
cho tôi."
Người bạn xây ngôi miếu. Khi có chuyện gây cãi giữa các cặp đồng tính nam hay ai
đó bị đau khổ vì tình yêu đồng tính, họ đến ngôi miếu này để phúng điếu Thố Thần,
Wu Tien Bao, và thường thường đều được Thố Thần giúp đỡ.
Câu chuyện này có lẽ đã xúc cảm đến công trình xây dựng các ngôi miếu cho Thố
Thần, mặc dù không ngôi nào được chỉ nhận một cách chính xác. Tuy nhiên, có một
ngôi ở miền nam Trung Hoa gọi là "Đền Hoa Đôi", nơi mà một cặp đồng tính nam đã
chết được dân chúng thờ phụng. Ngôi đền bị hủy do quân đội Nhật Bản trong Đệ Nhị
Thế Chiến và không còn tồn tại nữa.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×