Kỳ Lân trên thiên đường
Điều đầu tiên được đề cập đến là chòm sao Monoceros, tạo thành hình Kỳ Lân, được phát hiện bởi
Jakob Bartsch khoảng năm 1624. Những ngôi sao Kỳ Lân được mô tả chi tiết trong bản mục lục của
Hevelius trong năm 1690. Ngân hà Milky chạy xuyên suốt trung tâm của chòm sao Có 146 ngôi sao
trong Monoceros có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Kỳ Lân trong kinh thánh
Theo cuốn “Chúa sáng tạo ra thế giới” – Genesis (quyển đầu của kinh Cựu ước), Chúa trời trao cho
Adam một phận sự đó là đặt tên cho những sự vật mà ông ấy nhìn thấy. Trong một vài bản dịch của
Kinh thánh, Ngựa-một-sừng là loài thú được đặt tên đầu tiên, do đó nó được xem trọng nhất, trên tất
cả các loài thú trong vũ trụ. Khi Adam và Eva rời khỏi thiên đường, Ngựa-một-sừng đã đi với họ để
tượng trưng cho sự trong sáng và ,lòng trinh bạch. Vì vậy, sự thuần khiết của Ngựa-một-sừng trong
truyền thuyết phương Tây xuất phát từ thuở khai sinh của loài người trong Kinh thánh.
Những cuốn sách Kinh thánh khác cũng giải thích rằng tại sao Ngựa-một-sừng không được nhìn thấy
trong một thời gian dài. Trong suốt thời kỳ lũ lụt, thế giới bị nhấn chìm trong 40 ngày đêm, Chiếc
thuyền NÔ-ê đã dẫn hai con thú đến nơi an toàn; nhưng Ngựa một sừng không nằm trong số chúng.
Một câu chuyện dân gian của người Do Thái nói rằng Ngựa-một-sừng được đưa lên chiếc thuyền đầu
tiên nhưng chúng đã chiếm quá nhiều không gian và sự chú ý, nên chiếc thuyền Nô-ê đã trục xuất
chúng. Có thể chúng đã chết đuối hoặc là xoay sở để bơi qua dòng lũ và kết quả là chúng đã qua khỏi
và vẫn tiếp tục sống ở một nơi nào đó trên thế giới, như một vài tin đồn, chúng đã tiến hóa thành loài
Kỳ Lân biển.
Thêm vào đó, có 7 điều rõ ràng về loài Ngựa-một-sừng được nhắc đến trong kinh Cựu ước; dù vẫn có
sự nghi ngờ về bài dịch gốc có thể viết nhầm tên của loài thú khác thành Ngựa một sừng.
Những văn bản cổ về luật và truyền thống Do Thái cũng có nhiều tham khảo về Ngựa-một-sừng. Văn
học dân gian của Do Thái nói rằng Ngựa-một-sừng là loài mạnh mẽ nhất trong tất cả các loài thú và
nó có thể giết chết một con voi với một nhát đâm bằng sừng.
Xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử, Giáo hội đã làm sáng tỏ ngựa-một-sừng là một cách gọi trong nhiều
cách gọi khác. Vào thời Trung cổ, nó trở thành biểu tượng của Chúa Giê-su, và chiếc sừng của nó
được dùng làm biểu tượng cho sự thống nhất giữa Chúa Giê-su với thượng đế. Một vài bức họa thời
Trung cổ đã vẽ Chúa ba ngôi (sự hợp nhất củamột Cha, Con và Thánh Thần trong đạo Cơ đốc) với
Chúa Giê-su bởi Ngựa một sừng. Mặt khác, Ngựamột sừng cũng xuất hiện như làmột biểu tượng của
cái xấu trong sách tôn giáo (the book of Isaiah). Tuy nhiên, nhìn toàn bô, ngựa một sừng đến để
được ca tụng làmột loài thú thuần khiết và đức hạnh.
Không chú ý đến nơi sống của Kỳ lân trong thuyết kinh thánh, hiển nhiên có một niềm tin mãnh liệt
sức mạnh về sự tồn tại của nó trong thời nguyên sơ, cũng như trong những thế kỷ tiếp sau đó. Xét
cho cùng, nó xuất hiện nhiều trong kinh Cựu ước nhưng phải khó khăn lắm nó mới có được vị trí cao
trong thế giới Thiên Chúa. Thực ra nó xuất hiện trong kinh thánh đồng nghĩa với việc nếu không tin
vào Thiên chúa thì có thể hồ nghi về tính xác thật của nó.
Kỳ Lân đã cứu Ấn độ thoát khỏi bộ lạc của Genghis Khan
Vào thời Trung cổ, Châu Á là nơi khu vực huyền bí nhất, và những câu chuyện về Ngựa một sừng chỉ
làm cho vùng đất này thêm bí ẩn. Chẳng hạn như, Prester John cai trị một vùng đất rộng lớn của
ngươi Châu Á trong khoảng giữa năm 1100; và ông ấy được cho là đã thuần hóa được Ngựamột sừng.
Đối với người châu Au, điều này tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực của ông ấy.
Truyền thuyết về Ngựamột sừng đã chiếm một chapter trong một thế kỷ sau đó khi các chiến binh
Mông Cổ của Genghis Khan đã xâm chiếm quá nhiều vùng đất chât Á để mở rộng vương quốc. Tuy
nhiên, sự can thiệp của Ngựa một sừng làm ông ấy bất ngờ, phải lùi lại biên giới vùng đất tham chiến
An Độ và vương quốc của ông ấy.
Khi Genghis Khan và quân đội của ông ấy chuẩn bị xâm chiếm những vùng mà ông ấy chắc chắn sẽ
giành đượcmột cách dễ dàng, một con Kỳ Lân đã tiến lại gần và quỳ xuống trước mặt ông ấy. Genghis
Khan đã lui binh, nhận ra rằng đây là dấu hiệu của Thượng đế không cho ông ta tấn công, cho nên
ông ta và quân đội của mình đã quay trở về. Một trong những chiến binh tàn nhẫn và dũng mãnh
nhất đã bị “thuần hóa” bởi Kỳ Lân bình thường, và An Độ đã được cứu thoát khỏi sự xâm chiếm.
Về mặt lịch sử, xác thực việc nhìn thấy Kỳ Lân có ý nghĩa rất quan trọng. vào cuối năm 1200, thương
nhân Marco Polo người Ý bỗng trở nên nổi tiếng nhờ cuốn ghi chép các chuyến du hành Trung Quốc
và phía Nam Châu Á. Thậm chí ông ấy đã kể lại rằng đã thấy một con Kỳ Lân lớn, lớn gần như bằng
một con voi. Sự mô tả chi tiết của ông ấy về Kỳ Lân hầu như rất giống một con tê giác, nhưng khi câu
chuyện được kể lại và có tranh minh họa kèm theo thì trông em không chắc⇓kỳ lân rất giống như loài
ngựa trắng truyền thống ở phương Tây
Kỳ Lân trong thời kỳ cận đại
Khát khao được khám phá về sự tồn tại của Kỳ Lân torng ngày nay, và nhiều sự cố gắng đã được thực
hiện để “tạo ra” Kỳ Lân vào thề kỷ XX. Vào những năm 30, tiền sĩ W. Franklin Dove of Maine đã khéo
léo nặn bóp chiếc sừng mới nhú của một con dê thành chiếc sừng của một con bò và chiếc sứng này
mọc ngay giữa trán của nó. Mặc dù cuộc thí nghiệm này không mang lại lời giải nghĩa cho sư65 tồn tại
của Kỳ Lân, nhưng nó chỉ ra rằng có thể làm cho chiếc sừng của một con thú phát triển hơn quy luật
tự nhiên của nó.
50 năm sau, những việc làm trên được thử nghiệm tương tự trên loài dê trắng để tạo ra Lancelot, một
con “Kỳ Lân sống”. Việc làm này đã thu hút mạnh mẽ đến anh em nhà Ringling là Barnum & Bailey
Circus. Giống “Kỳ lân” này tương tự như loài Ngựa một sừng nhỏ thường mô tả trong những bức điêu
khắc và thảm thêu thời Trung cổ. Những con thú này đủ nhỏ để ngồi vào lòng của các cô gái trẻ
Kỳ Lân trong hoàng gia
Từ triều đại của vua Robert III vào những năm 1300, Kỳ lân được dùng làm biểu tượng con dấu của
chính quyền Scotland. Robert III đã hướng về sự thuần khiết và sức mạnh của Kỳ Lân để nhằm truyền
cảm hứng cho việc xây dựng lại quốc gia của ông ấy; và Kỳ Lân đã nhanh chóng trở thành biểu tượng
con dấu của hoàng gia.
Khi James VI của Scotland trở thành vua James I của cả vương quốc Anh và Scotland, với cái chết của
Elizabeth I vào năm 1603, ông ấy đã khoác lên hoàng gia một chiếc “áo choàng ấm áp” mới bao gồm
sư tử truyền thống nước Anh cùng với Kỳ Lân ở Xcốt-len.
Theo văn học dân gian, tuy sư tử và Kỳ Lân đối chọi nhau – xem lại truyền thuyết cổ xưa của người
Babylon vào năm 3500 trước CN, kết quả của cuộc chiến giữa hai con vật này là Kỳ Lân tượng trưng
cho mùa xuân và sư tử tượng trưng cho mùa hè. Mỗi năm 2 con vật này đều chiến đấu để giành
quyền tối cao; và cuối cùng sau mỗi trận chiến sư tử đều giành chiến thắng.
Đối với nước Scotland và Anh, cuộc chiến cũng đã tiếp diễn, và một đoạn thơ phổ biến của người Anh
vào giai đoạn kết thúc tình trạng thù địch. Nó cũng gợi lại thời chiến tranh xa xưa giữa Anh và
Scotland; và Anh luôn luôn giành chiến thắng:
Sư tử và Kỳ Lân
Chiến đấu tranh vương miệng
Sư tử thắng Kỳ Lân
Xảy ra quanh thị trấn
Sư tử và Kỳ lân còn để lại một phần của “chiếc áo choàng ấm áp” cho nước Anh cho đến ngày nay,
giúp che chở hoàng gia. Chiếc “áo choàng ấm áp” của ngưòi Canada được làm mẫu trên bản phóng
tác của nước Anh, cho nên nó cũng có sư tử và Kỳ Lân thêm vào phần trung tâm.
Sức mạnh của Kỳ Lân
Bởi vì sự thuần khiết của Kỳ Lân, chiếc sừng của nó (được biết với tên alicorn) đã được suy nghĩ thấu
đáo về sự kỳ diệu của nó và đã trở thành một phần phổ biến của y học thời Trung đại. Nó được suy
xét về sức mạnh bảo vệ chống lại độc tố trong thức ăn, và khi bị mòn ví sử dụn quá nhiều, nó được
người ta đeo bên mình để chống cái ác.
Alicorn thường có giá trị như vàng, cho nên những ông vua, hay các hoàng đế, và các Giáo hoàng là
một trong số vài người trả giá cao theo yêu cầu. Họ háo hức để giành được chiếc sừng quý báu để
“bảo đảm” sống lâu và khỏe mạnh. Như một nghề sinh lợi, thế là alicorn giả lan tràn, làm từ sừng bò,
sừng dê, hoặc thậm chí từ sừng của những con thú ngoại lai nhập từ nước ngoài vào, hay từ xương
chó thông thường.
Sừng Kỳ Lân trọn vẹn rất hiếm có. Chẳng hạn như, một chiếc sừng Kỳ lân hoàn hảo của Nữ hoàng
Elizabeth Anh đã được ra giá vào thời đoạn này là £10,000 – tương đương khoảng 3000 Aoxơ vàng (1
ounce = 28.35g) và đủ tiền để mua một vùng đất rộng lớn với tòa lâu đài. Đúng hơn Kỳ lân trong
những năm sắp tới, những chiếc sừng hoàn hảo này hóa ra là một chiếc sừng được xoắn ốc dài của
Kỳ lân biển đực, một loài thú biển to lớn.
Những ông vua thường đặt alicorn trên bàn để tự bảo vệ mình chống lại thức ăn và đồ uống có chất
độc, cho đến khi có cuôc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ vào năm 1789, những ông vua nước
Pháp đã sử dụng những đồ dùng thức ăn được làm từ sừng của Kỳ lân làm mất tác dụng của độc tố
trong thức ăn.
Cách kiểm tra chiếc sừng Kỳ lân là thật
Những người bán thuốc thời trung cổ tin vào sức mạnh kỳ diệu của Kỳ lân như một phương thuốc.
Thậm chí Kỳ lân đã trở thành biểu tượng của thầy thuốc. Theo lời Thánh Hildegard, người có niềm tin
mạnh mẽ vào năng lực của Kỳ Lân trong việc chữa khỏi bệnh tật. Sức mạnh huyền diệu của Kỳ Lân đã
trở thành sự thật trong một năm, nó đã uống nước vá ăn thực vật của thiên đường.
Khu đất sử dụng sừng của Kỳ Lân để chữa bệnh đã đưa ra phương thuốc trị bệnh sốt, bệnh dịch,
chứng động kinh, bệnh dại, bệnh gút, và phần lớn các căn bệnh khác. Gan của Kỳ lân để chữa bệnh
phong. Những chiếc giày làm từ da Kỳ lân chắc chắn rằng khi mang vào sẽ có đôi chân khỏe mạnh, và
buộc chặt dây lưng được làm từ da Kỳ lân bao quanh thân thể một người mệt mỏi, kiệt sức sẽ tránh
được nhữhg cơn sốt và bệnh dịch. Tin vào sức mạnh của Kỳ lân đã được áp dúng rộng rãi ở Anh trong
suốt thời kỳ Trung cổ I – năm 700.
Để phân biệt alicorn “thật” với alicorn giả, những bài kiểm tra phức tạp đã được nghĩ ra. cómột số
cách để tham khảo dưới đây:
* Đặt con bò cạp bên dưới một cái dĩa để chiếc sừng. Nếu trong vòng 1 giờ, con bò cạp chết thì chiếc
sừng đó là thật.
* Cho chim bồ câu ăn thạch tín, tiếp đó trộn lẫn sừng Kỳ lân vào. Nếu chim bồ câu sống, thì chiếc
sứng đó là thật.
* Lấy một chiếc nhẫn đễ trên sàn với chiếc sừng. Nếu chiếc sừng là thật thì con nhện không thể bò
ngang qua chiếc nhẫn.
* Để chiếc sừng trong nước lạnh. Nếu nước nổi bong bóng, nhưng vẫn còn lạnh, thì chiếc sừng đó
được lấy từ Kỳ Lân.
Cuộc tìm kiếm Kỳ Lân
Những hình ảnh nổi tiếng về Kỳ Lân
Vào khoảng năm 1500, một dãi thảm tráng lệ, rộng lớn được làm ở Bỉ để phát họa lịch sử về cuộc
đuổi bắt Kỳ lân. Tấm thảm này đã được mua bởi John D. Rockefeller vào năm 1922 và ngày nay nó
được trưng bày tại viện bảo tàng Cloisters New York.
Dãi thảm gồm 7 phần theo chân cuộc săn bắt từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Kỳlân đã được tìm
thấy và săn đuổi bởi một đoàn người quý tộc nhưng họ không thể bắt giữ được nó. Trong phần thảm
thứ 5, một cô gái trẻ đã thuần hóa và bắt giữ được Kỳ Lân – tin vào tục lệ lâu đời rằng một con Kỳ lân
chỉ có thể bị bắt giữ bởi trinh nữ.
Trong phần cuối của tấm thảm, Kỳ lân bị trói chặt ở một gốc gây, bao quanh là một hàng rào bằng
gỗ. Quang cảnh cuối cùng này là hình ảnh nổi tiếng nhất về Kỳ lân và được khắp nơi công nhận là
hình ảnh của Kỳ lân phương Tây.
“…Thế đấy, bây giờ chúng ta đã được nhìn thấy nhau”, Kỳ lân nói , “nếu bạn tin tôi, tôi sẽ tin bạn”,
Truyền thuyết & thần thoại các vị tiên
Bàn Cổ
Sự tích khai thiên lập địa
Ngày xưa, vũ trụ bao la này có một quả trứng rất to, bên trong có một cậu bé tên là Bàn
Cổ. Đến một hôm, Bàn Cổ dùng sức làm vỡ vỏ trứng, nữa phần khổng lồ của vỏ trứng
được Bàn Cổ dùng hai tay nâng lên, nữa phần còn lại của vỏ trứng được đôi chân khỏe
mạnh dậm lên. Bàn Cổ theo thời gian mà lớn lên và cao lên. Bàn Cổ dùng hết sức mình
để tách hai mãnh vỏ trứng ngày một xa nhau. Nữa phần vỏ trứng khổng lồ nơi đôi tay
của Bàn Cổ ngày một dầy và ngày một xa nữa phần kia theo thời gian, vì thế Trời Đất
được hình thành. Một ngày nọ, Bàn Cổ kiệt sức và đã ngã xuống.
Đôi mắt của Bàn Cổ đã thành Mặt trời và Mặt trăng. Hàng vạn sợi tóc của Bàn Cổ đã
thành vô số các vì sao. Lông tay, lông chân đã trở thành thảo nguyên. thit của Bàn Cổ đã
trở thành đồi núi cao thấp, máu của Bàn Cổ đã trở thành giang hồ, đại dương, răng của
Bàn Cổ đã trở thành san hô, xương của Bàn Cổ đã trở thành rừng cây, hơi thở sau cùng
của Bàn Cổ đã trở thành gió. Bàn Cổ qua đời nhưng Bàn Cổ đã để lại một thế giới tự
nhiên cho chúng ta.
Nữ Oa nương nương
Nữ Oa là một vị nữ thần được sùng bái từ rất lâu đời ở đất nước Trung Hoa. Bà Nữ Oa
được coi là vị thần thuỷ tổ của loài người đã sáng tạo ra thế giới, vạn vật. Trong
truyền thuyết Trung Hoa, Nữ Oa có thể hoá sinh ra vạn vật, mà kỳ tích nổi tiếng nhất
của bà là luyện đá vá trời, và nặn đất tạo ra loài người
Sự tích loài người
Trước khi tạo ra loài người, Thần Nữ Oa đã tạo ra các loài động vật: Ngày 1 tháng
Giêng tạo ra gà, mùng 2 tạo ra chó, mùng 3 tạo ra dê, mùng 4 tạo ra lợn, mừng 5 tạo
ra trâu, mùng 6 tạo ra ngựa, đến mùng 7 tháng Giêng mới nhào đất và nước tạo ra
con người (nhân vật).
Một ngày kia, Nữ Oa đi đến một khu đất rộng. Thế giới nơi này tràn đày hương hoa
thơm khiến Bà không muốn trở về trời. Nhưng Bà có một cảm giác ray rứt như có một
cái gì còn thiếu. Cảm giác đó không ngưng khi Bà bước đi trên suốt con đường dẫn
đến bờ nước. Bà quì xuống uống nước. Nhìn thấy hình ảnh đẹp đẽ của mình trên mặt
nước khiến Bà nảy sanh ý tưởng tạo ra sự sống. Hứng thú quá, Bà chụp lấy một nắm
đất bùn, và đắp thành một hình tượng nhỏ, dựa theo hình ảnh của chính mình bà. Lạ
lùng thay, khi Bà để tượng hình xuống đất, nó liền sống động ngay tức thì! Thật là
thần diệu! Nó còn cả gọi kêu Bà bằng hai tiếng ‘Mẹ Mẹ’ và nhảy nhót không ngừng. Bà
vui vẻ đắp thêm một tượng hình nhỏ khác, rồi thêm một tượng nữa, và một tượng
nữa. Bà làm việc nhiều đến nổi các ngón tay bà phát sưng lên. Nhưng các tượng nhỏ
mà Bà đắp vẫn còn quá ít oi; làm sao chúng có thể làm đày tràn cả khu đất rộng này?
Bà liền nảy sanh ra một ý kiến: Bà lấy một sợi dây leo dài nhún vào trong đất bùn. Khi
Bà dở nó lên, bùn ướt nhiễu xuống từ sợi giây leo và trở thành những con người. Bà
Nữ Oa rất thương quí sự tạo dựng này của Bà, Bà quá sung sướng và chạy khắp núi
sông, và không bao lâu mặt đất tràn đầy loài người. Từ đó về sau con người được sống
trên thế giới tuyệt diệu này, tạo ra sự thịnh vượng, làm việc bằng đôi tay, và sống một
nếp sống an vui hạnh phúc.
Đội đá vá trời
Nhưng sự phồn thịnh không kéo dài được lâu. Một ngày kia, trận bão lớn kéo đến. Gió
thổi lên và mây giăng đầy trời. Sấm thét gào, rồi một lằn chớp đánh xuống làm cháy
cả rừng. Chim thú chạy loạn xạ trong tiếng khóc la đinh óc. Sau đó,cả góc trời sập
xuống. Từ lỗ thủng ấy, nước cuồn cuộn ập ra. Mặt đất bị ngập bởi trận hồng thủy. Lo
sợ dân chúng sẽ bị chết đuối, Nữ Oa liền dùng phép màu chuyển toàn bộ các làng bản
tạm lên núi.
Nữ Oa nghĩ cách để vá trời, nhưng suốt nhiều ngày mà vẫn không tìm ra cách, bởi
điều đó vượt quá quyền năng của bà. Nữ Oa vô cùng buồn rầu. Đêm đêm bà lại thức
trắng, đứng trên đỉnh núi cao nhìn ra khắp chốn. Mặt đất vẫn còn hoang sơ, chỉ toàn
đồi núi. Bà chợt nghĩ ra cách là dùng đất đá để gắn lại lỗ hổng mà từ đó con sông trời
đổ xuống. Bà liền đến gặp thần đất để thuyết phục:
- Thần đất đáng kính, ta rất muốn mượn thân thể của thần để cứu loài người. Thần chỉ
phải chịu đau đớn bây giờ nhưng sau này loài người sẽ làm cho thần phì nhiêu, màu
mỡ hơn xưa!
Thần đất biết được ý định tốt đẹp của Nữ Oa liền lập tức đồng ý.
Nữ Oa rất cảm động và cám ơn sự giúp đỡ của thần đất. Bà huy động con người cùng
xẻ núi, đào đất đá, lượm rất nhiều cát sỏi từ các sông hồ, và chất chúng thành một
hòn núi ngũ sắc đẹp đẽ chiếu sáng rực rỡ. Sau đó Bà đi cắt những cọng lau từ ruộng
đất, trộn lẫn chúng với đá sỏi và đốt chúng. Lửa cháy không ngừng trong chín ngày