Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

THUOC CHUA VIEM DA CO DIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.54 KB, 2 trang )

Thuốc chữa viêm da cơ địa
Gửi lúc 10:55 - T6, 02/01/2009
Trung bình mỗi ngày, Khoa khám bệnh Viện da liễu Trung ương tiếp nhận 400 - 600 người bị các bệnh về da,
trong đó bệnh do viêm da cơ địa (sẩn ngứa, mề đay, chàm, tổ đỉa...) chiếm tới 30% số bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Thành, trưởng khoa Khám bệnh cho biết, những yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh thường
gặp với viêm da cơ địa là thức ăn, bụi nhà, biểu bì, lông súc vật, nấm mốc, vi khuẩn tụ cầu vàng...
Theo bác sĩ Thành, bệnh viêm da cơ địa còn gọi là chàm cơ địa hay chàm thể tạng là bệnh da mạn tính. Bệnh
hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh viêm da cơ địa dị ứng là do thời tiết khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể
mệt mỏi, chán ăn gây nên sự thay đổi cơ địa ở mỗi người. Một số vùng da phải tiếp xúc với kim loại như dây
lưng, đồng hồ, các đồ trang sức... rất dễ bị nổi mụn và gây ngứa.
Triệu chứng bệnh
Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn
diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, biểu hiện rõ nhất
là những đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các
mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù
nề.
Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da
bị trầy xước, nhiễm trùng.
Giai đoạn mãn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân
phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh.
Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi.
Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi,
viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.
Cách điều trị
Bác sĩ Thành cũng cho hay, để chữa bệnh nhanh cần phải xác định nguyên nhân để tránh tiếp xúc với nó.
Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý
có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng
quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà... Tránh các sang chấn tình cảm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Không
giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có


hiệu quả với viêm da cơ địa.
Các thuốc trong điều trị viêm da cơ địa:
Glucocorticoid:
Bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể
bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc,
thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh chỉ
nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da
mỏng.
Chiếu tia cực tím tại chỗ:
Được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ
hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.
Thuốc kháng histamin:
Chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại
thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, có thể dùng thuốc Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm. Với loại thuốc này, dù cải thiện tốt các
triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngưng thuốc.
Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt
glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt.

Theo:
Khám chữa bệnh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×