Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo công giáo hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 239 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

NGUYN C THNG

QUảN Lý HOạT ĐộNG GIáO DụC ĐạO Đức
CHO HọC SINH TRUNG HọC CƠ Sở
ở CáC Xứ ĐạO CÔNG GIáO HIệN NAY

Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó s
: 914 01 14

LUN N TIN S QUN Lí GIO DC

NGI HNG DN KHOA HC
1. PGS, TS Trnh Quang T
2. PGS, TS Nguyn ỡnh Gm

H NI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng cá nhân tác giả, các số liệu kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực theo
thực tế nghiên cứu, chưa từng được bất cứ tác giả
nào khác nghiên cứu và công bố.
Tác giả luận án

Nguyễn Đức Thắng




MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

5
15

1.1

ĐẾN ĐỀ TÀI
Các công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục đạo đức cho

15

1.2

học sinh trung học cơ sở
Các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức cho

23

1.3


học sinh trung học cơ sở
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

31

Chương 2

DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
36

2.1

Ở CÁC XỨ ĐẠO CÔNG GIÁO
Những vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh trung

36

2.2

học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

53

2.3

cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo
Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức


67

Chương

cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

3

DỤC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG

3.1
3.2

HỌC CƠ SỞ Ở CÁC XỨ ĐẠO CÔNG GIÁO HIỆN NAY
Khái quát về điều tra, khảo sát thực trạng
Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học

75
75
80

3.3

cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

89


3.4

trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay
Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục đạo

106

3.5

đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay
Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Chương

cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO

109
115


4

DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở CÁC XỨ ĐẠO CÔNG GIÁO HIỆN NAY VÀ KIỂM

4.1

CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh


trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay
4.2
Kiểm chứng các biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

115
145
170

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

175
177
183


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7


Chữ viết đầy đủ
Cơ sở vật chất
Giáo dục đạo đức
Giáo dục và Đào tạo
Lực lượng sư phạm nhà trường
Lực lượng tôn giáo
Lực lượng xã hội
Trung học cơ sở

Chữ viết tắt
CSVC
GDĐĐ
GD&ĐT
LLSPNT
LLTG
LLXH
THCS


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3. 1. Thống kê số lượng phiếu khảo sát......………………………….. 78
Bảng 3. 3. Kết quả đánh giá về các tiêu chuẩn đạo đức cần giáo dục cho học
sinh trung học cơ sở……………………............…………………………….82
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá về kết quả triển khai các phương pháp giáo dục
đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ...............................………..…...........85
Bảng 3.9. Đánh giá tầm quan trọng về quản lý GDĐĐ cho học sinh trung học
cơ sở ………………………………………………………………………...90
Bảng 3.17. Đánh giá về tổ chức thực hiện nội dung đánh giá kiểm tra, kết quả
rèn luyện đạo đức của học sinh THCS …………………………………….104

Bảng 4. 1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp….. ..148
Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của 6 biện pháp ……...….150
Bảng 4.3. Điểm tổng hợp ý kiến về tương quan giữa tính cần thiết và khả thi
của các biện pháp…………………………………………………………..151
Bảng 4. 4. Kết quả mức độ nhận thức của các chủ thể tham gia ………….162
Bảng 4. 5. Kết quả mức độ đánh giá sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia
quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công
giáo ………………………………………………………………………..163
Bảng 4. 6. Thống kê kết quả sau thử nghiệm ……………………………..163
Bảng 4. 7. Kết quả đánh giá theo mức độ đối với sự chuyển biến tích cực về
hoạt động trao đổi, phối hợp thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học cơ sở giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
……………………………………………………………………………...163
Bảng 4. 8. Thống kê kết quả sau thử nghiệm đối với sự tiến bộ về kết quả giáo
dục đạo đức của học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo ……….164
Bảng 4. 9. Kết quả đánh giá theo mức độ đối với sự tiến bộ về kết quả giáo
dục đạo đức của học sinh …………………………………………………..165
Bảng 4. 10. Thống kê mức điểm đánh giá các tiêu chí của biện pháp …….166
Bảng 4. 11. Tổng hợp các tham số đặc trưng giữa hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng ………………………………………………………………….167


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá của các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức
cho học sinh trung học cơ sở về tầm quan trọng của tổ chức giám sát quá trình
tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức của học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo
Công giáo …………………………………………………………………...95
Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá của các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức
cho học sinh trung học cơ sở về thực trạng tổ chức thực hiện của hiệu trưởng

về công tác giám sát quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức của học sinh
trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo ……………………………………97
Biểu đồ 4. 1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ……………………149
Biểu đồ 4. 5. Kết quả đánh giá tiêu chí 2 giữa 2 nhóm ……………………165
Biểu đồ 4.2. Kết quả đánh giá theo mức độ sự tiến bộ về kết quả giáo dục đạo
đức của học sinh giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng…………………165
Đồ thị 4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất……….. ………………150
Đồ thị 4.3. So sánh giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp …152
Đồ thị 4.4. Kết quả đánh giá mức độ phối hợp của các lực lượng tham gia
giáo dục đạo đức giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng …………….164
Đồ thị 4. 6. Sự chuyển biến tích cực về sự phối hợp giữa các lực lượng giáo
dục đạo đức sau thử nghiệm

167


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được toàn xã hội quan tâm,
đóng vai trò chủ yếu và góp phần trực tiếp trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
bồi và dưỡng nhân tài cho đất nước. Lịch sử nhân loại đã chứng minh chân lý: Quốc
gia nào và ở giai đoạn nào khi giáo dục và đào tạo được quan tâm đúng mức thì nơi
đó, xã hội phát triển lành mạnh, bền vững. Lúc sinh thời, Bác Hồ nói: “Nâng cao
dân trí là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó có tính chất quyết định đến sự thành bại
của đất nước” [52].
Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt và vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đây là vấn đề mang ý
nghĩa chiến lược, là yêu cầu thường xuyên của sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Trong
bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực

của đời sống kinh tế, văn hóa làm nảy sinh những vấn đề về đạo đức, lối sống của
nhiều thanh, thiếu niên, học sinh, Đảng ta chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của giáo
dục đào tạo thế hệ trẻ là: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư
tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây
dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành hiến
pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ” [19, Tr. 162].
Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là cầu nối gìn giữ, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại để làm phong phú truyền thống dân tộc ta.
Song, nhìn vào thực trạng một bộ phận giới trẻ ngày nay, chúng ta không khỏi lo
lắng. Nhiều sách báo đã lên tiếng cảnh báo về sự xuống cấp về đạo đức của nhiều
học sinh, sinh viên. Họ như đang rơi vào khủng hoảng về các giá trị đạo đức, đánh
mất nhân cách, phai mờ lý tưởng; thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện; không
nỗ lực phấn đấu vươn lên. Thực trạng học sinh rơi vào các tệ nạn xã hội, bạo lực
học đường… đã và đang là mối lo ngại lớn nhất hiện nay của toàn xã hội.
Do điều kiện còn hạn chế nên các trường trung học cơ sở hiện nay chủ yếu
vẫn chỉ cung cấp tri thức để hình thành nhận thức, thái độ, chưa coi trọng đúng mức
đến việc rèn luyện kỹ năng, trau dồi những cảm xúc, tình cảm, phẩm chất đạo đức,


6
thẩm mỹ. Phạm Minh Hạc đánh giá: “Ngành giáo dục Việt Nam có phần lệch về
dạy chữ, ít dạy nghề, không chú trọng dạy người”. Việc dạy người mới thật là cơ
bản cho tương lai của dân tộc. Bởi vì không coi trọng “dạy người” sẽ làm cho một
bộ phận học sinh giảm sút về đạo đức, nhân cách, bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng
và các tệ nạn xã hội. Trong thực tế, tỷ lệ học sinh nói dối cha mẹ tăng dần theo lứa
tuổi. Một khảo sát của Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho thấy,
tỷ lệ học sinh Tiểu học nói dối cha mẹ là 22%, trung học cơ sở 50% và lên đến cấp
Trung học phổ thông thì tỷ lệ này lên tới 64%. Ở trường, hành vi gian lận được thể
hiện qua tỷ lệ quay cóp: ở Tiểu học là 8%, ở trung học cơ sở là 55%, ở cấp Trung
học phổ thông là 60%. Năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy thì

đến năm 2007, con số này đã ở mức 1.234 học sinh, sinh viên. Một cuộc thăm dò
500 học sinh trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, có 32,2% học sinh
có thái độ vô lễ với thầy cô giáo; 38% thường xuyên nói tục; nhiều học sinh chỉ
chào hỏi thầy cô ở trong trường, còn khi gặp ở ngoài trường thì cứ như không quen
biết... Trước thực trạng trên, cả xã hội đang lo lắng, ngành giáo dục đang trăn trở
tìm giải pháp, Đảng và Nhà nước đang chỉ đạo quyết liệt nhằm đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục nước nhà [2].
Giáo dục phổ thông cơ sở có vai trò quan trọng đặc biệt, là vườn ươm để có
những con người hoàn thiện; là nơi khởi đầu đào tạo, hình thành nhân cách con
người. Học sinh trung học cơ sở là giai đoạn chuyển tiếp giữa thiếu nhi và thiếu
niên, là giai đoạn tạo dựng nền móng của người lao động chân chính trong tương
lai. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Trong thực tế, việc giáo dục đạo đức
trong các nhà trường mới chú trọng dạy đạo đức cho học sinh qua những bài học
giáo huấn, rèn luyện nề nếp kỷ cương qua chấp hành nội quy mà chưa chú ý rèn
luyện thói quen hành vi đạo đức, ứng xử thực tế. Biện pháp phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh chưa chặt chẽ, chưa
đồng bộ và không thường xuyên. Giáo dục là quá trình mang tính xã hội sâu sắc,
phản ánh nhiều đặc điểm xã hội, có sự tham gia của nhiều lực lượng. Nhưng giáo
dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở hiện nay chủ yếu diễn ra trong khuôn viên


7
nhà trường, không kết nối được các môi trường mà học sinh có tham gia hoạt động,
chưa phát huy được sức mạnh giáo dục của nhiều lực lượng ngoài nhà trường. Trong
thực hành giáo dục chưa phát huy được tiềm năng vốn có của học sinh, tác động giáo
dục chưa phù hợp với đặc điểm cá nhân học sinh nên hiệu quả giáo dục sẽ không như
giai đoạn hiện nay. Đó là những hạn chế trong tổ chức và tiến hành các hoạt động
giáo dục nói chung, trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nói riêng cần tập trung
nghiên cứu để có biện pháp quản lý một cách khoa học, mang lại hiệu quả giáo dục

cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước.
Nhiều vùng dân cư của Việt Nam hiện nay có đồng bào theo đạo Công giáo.
Học sinh trung học cơ sở là con em của đồng bào ở các vùng dân cư này theo cha mẹ là
học sinh theo đạo, do đó cùng với sự thụ hưởng nền giáo dục của đất nước các em còn
chịu ảnh hưởng của những nề nếp sinh hoạt, sự tác động của các giáo lý viên và tiêu
chuẩn đạo đức của giáo xứ. Học sinh được giáo dục, rèn luyện đạo đức theo nội dung,
chương trình của nhà trường, khi về sinh hoạt với gia đình còn được gia đình và nhà
thờ khuyên răn làm những điều tốt đẹp của những người công dân kính Chúa, yêu
nước. Điều đó tạo thuận lợi hơn cho hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường,
nhưng cũng cần có quản lý để các tác động giáo dục này không làm khó học sinh mà
tạo nên tác động tổng hợp hướng học sinh đến các giá trị Chân, Thiện Mỹ nhanh hơn,
sâu sắc hơn. Vì vậy, quan tâm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở
các vùng đồng bào theo đạo nói chung, đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo nói riêng là
rất cần thiết và quan trọng, thể hiện sâu sắc tư tưởng tôn trọng quyền con người ở nước
ta. Đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay” nghiên cứu làm đề tài luận
án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án
đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức, hiện thực hóa mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh trung
học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay.


8
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài đã thực hiện các nhiệm
vụ sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

trung học cơ sở nói chung, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
cơ sở ở các xứ đạo Công giáo nói riêng.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo
Công giáo.
- Đề xuất các biện pháp chủ yếu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo.
- Khảo nghiệm và thử nghiệm tính khả thi, tính cần thiết và giá trị áp dụng
thực tiễn của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo đề tài đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo
Công giáo.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS bao gồm nhiều chủ thể
quản lý thuộc trong và ngoài nhà trường. Chủ thể quản lý chính trong luận án này là
hiệu trưởng trường THCS.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Luận án tập trung khảo sát về tình hình thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo và quản lý giáo dục đạo đức
cho học sinh tại các trường trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay.
Về khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể khảo sát: 390 người, gồm: lực lượng sư phạm nhà trường:
132 (cán bộ quản lý: 12; giáo viên trung học cơ sở: 120); lực lượng xã hội: 18
(Chức sắc tôn giáo: 08, Cán bộ chuyên trách Phường, xã: 10); giáo dân: 120 và 120
học sinh trung học cơ sở.



9
Về địa bàn khảo sát
Tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo ở 04 trường Trung học cơ sở thuộc 2 tỉnh Đồng
Nai và Bình Dương: Ở tỉnh Đồng Nai: Trường Trung học cơ sở Hùng Vương - Thị
trấn Trảng Bom - Huyện Trảng Bom và Trường Trung học cơ sở Đông Du - Ấp
Dốc Mơ - Xã Gia Tân 1 - Huyện Thống Nhất; và Tại tỉnh Bình Dương: Trường
Trung học cơ sở Định Hòa - 310 Võ Văn Kiệt - Phường Định Hòa - Thành phố Thủ
Dầu Một và Trường Trung học cơ sở Lạc An - Xã Lạc An - Huyện Tân Uyên.
Về thời gian khảo sát
Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ tháng 08 năm 2016 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ
đạo Công giáo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó những tác động quản lý giữ vai
trò then chốt trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở nhà trường, gia đình và địa
phương nơi học sinh được học tập, sinh hoạt và rèn luyện. Nếu hiệu trưởng có quan
điểm tiếp cận tổng hợp trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
ở các xứ đạo Công giáo, từ khâu xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đến tổ
chức đa dạng các phương pháp, hình thức, kết hợp các con đường và các lực lượng
giáo dục, đồng thời chỉ đạo phát huy trách nhiệm tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức
của học sinh trung học cơ sở thì hiệu quả quản lý hoạt động này sẽ được phát huy,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở và
thực hiện mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh trung học cơ sở ở các
xứ đạo Công giáo hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận án luôn quán triệt những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu các vấn đề về
giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục; vận dụng những quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong xem xét phát triển giáo dục đạo đức.

Đề tài sử dụng các cách tiếp cận hệ thống và cấu trúc, tiếp cận lịch sử và
lôgic, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận chức năng quản lý giáo dục, tiếp cận tổng hợp các
công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trong nước và trên thế giới có nội dung


10
liên quan đến đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của quản lý
giáo dục đạo đức và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay.
- Tiếp cận hệ thống: Đề tài xem xét giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo là một hệ thống gồm các thành tố như: Mục
đích giáo dục; chủ thể giáo dục, đối tượng giáo dục… Các thành tố này có quan
hệ ràng buộc, chi phối nhau. Hệ thống này lại nằm trong hệ thống lớn hơn, đó là
quá trình giáo dục và đào tạo ở trường trung học cơ sở. Khi nghiên cứu đề tài đã
xem xét cụ thể để thấy được vị trí, vai trò từng thành tố, cách thức tương tác ràng
buộc giữa các thành tố, từ đó có biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp.
- Tiếp cận lịch sử - logic: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung
học cơ sở tại các xứ đạo Công giáo cần được tiến hành trên cơ sở kế thừa những thành
tựu giáo dục và quản lý giáo dục trung học cơ sở qua các thời kỳ, đồng thời phù hợp
với những điều kiện, hoàn cảnh thời gian không gian xác định của sự nghiệp công
nghiệp hóa đang diễn tại các xứ đạo Công giáo hiện nay.
- Tiếp cận thực tiễn: Trong nghiên cứu, đề tài luôn bám sát thực tiễn phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương; thực tiễn các điều kiện hoàn
cảnh của từng nhà trường, đặc điểm phát triển nhân cách; điều kiện hoàn cảnh
gia đình của từng học sinh… để hiểu rõ các chủ thể, đối tượng và điều kiện để
quản lý một cách sát thực.
- Tiếp cận chức năng quản lý: Trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận
án bám sát các chức năng quản lý để khái quát các nội dung quản lý; phân tích
các yếu tố tác động, trong thu thập dữ liệu và đánh giá tình hình để từ đó đề xuất
biện pháp quản lý trên cơ sở thực hiện tốt các chức năng quản lý hoạt động giáo

dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu về quản lý, về giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
cơ sở và các quản lý giáo dục, về giáo dục đạo đức và các tài liệu khác liên quan


11
`đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài
liệu để xây dựng khung lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu.
Đồng thời, luận án đã thu thập và phân tích các tài liệu khoa học, các văn bản
Chỉ thị, thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và
tỉnh Bình Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương về quản
lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở để xác định các nội dung
quản lý, các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục của đề tài.
Đối với các nội dung nghiên cứu của luận án, việc nghiên cứu tài liệu trong và
ngoài nước, những kinh nghiệm và bài học của các quốc gia trên thế giới là rất quan
trọng. Thông qua thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu để
tìm hiểu, làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo. Đồng thời, sử dụng
phương pháp so sánh kết quả của các công trình nghiên cứu, sách, tạp chí, luận án
trong và ngoài nước… liên quan đến đề tài, từ đó tổng hợp, khái quát hóa lý luận để
xây dựng hệ thống khái niệm.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Tập trung quan sát cách thức tổ chức giáo dục đạo
đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ
đạo Công giáo tại 5 trường trung học cơ sở trên địa bàn 2 tỉnh Bình Dương và Đồng
Nai, để nắm bắt tình hình và kết quả đạt được của việc quản lý giáo dục đạo đức cho

học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo. Trên cơ sở đó có thêm tư liệu
phục vụ việc phân tích, tổng hợp, nhận định đối với vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp điều tra: Để điều tra thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo, chúng tôi sử dụng các
bảng hỏi dành cho các đối tượng: giáo dân, học sinh, lực lượng sư phạm nhà trường,
các chức sắc tôn giáo, lực lượng xã hội với số lượng người tham gia trả lời bằng
phiếu hỏi là 390 người gồm Ban giám hiệu nhà trường; cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên,
giáo dân tại các xứ đạo, học sinh trung học cơ sở; chuyên trách giáo dục xã,
phường…
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu những sản phẩm của hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo để


12
khẳng định được kết quả của biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho
đối tượng này.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã
thu thập được thông qua phương pháp điều tra. Qua đó, tìm hiểu những biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở và thực trạng biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại các xứ
đạo Công giáo. Ngoài ra, luận án còn tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng
đó cũng như những yêu cầu do hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
cơ sở ở từng xứ đạo đặt ra. Những thông tin này cũng giúp cho luận án có thêm căn
cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các lãnh đạo, các
nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục ở các cơ sở tôn giáo, Ban giám hiệu trường
trung học cơ sở, giáo viên lâu năm… để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính
khách quan cho các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những đề
xuất biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả việc đổi mới quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua các hoạt động: viết sáng kiến
kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học cơ sở; trao đổi kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh trung học cơ sở… Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở phù hợp đặc thù tôn giáo.
* Các phương pháp hỗ trợ
Sử dụng một số công thức toán học như tính tỷ lệ phần trăm, điểm bình quân;
tính hệ số tương quan; sử dụng hàm Spearman; tính độ lệch chuẩn… để thống kê số
lượng, chất lượng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
ở các xứ đạo Công giáo và xử lý số liệu, định lượng kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra
những kết luận phục vụ nghiên cứu.
Dữ liệu khảo sát thu thập từ phiếu khảo sát thực trạng, từ thử nghiệm được
xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 20.0 (Statistical Package for the Social
Sciences 20.0).


13
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã làm sáng tỏ thêm nội hàm khái niệm đạo đức, các đặc trưng biểu
hiện đạo đức trong bối cảnh kinh tế - xã hội chuyển đổi hiện nay, các giá trị mới và
các yếu tố tác động đến nhân cách nói chung và đạo đức nói riêng của học sinh
trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo. Luận án đã sử dụng cách tiếp cận chức
năng của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở và đã chứng minh
được tính ưu việt của cách tiếp cận này trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức cho học sinh trường trung học cơ sở.
Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng, luận án chỉ ra được các hạn chế,
những bất cập trong giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
trường trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay, tìm ra nguyên nhân của
thực trạng này. Đó là: thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý thể hiện qua
thiếu kế hoạch, thiếu chỉ đạo sát sao hoạt động giáo dục này; sự phối hợp giữa nhà

trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại các
xứ đạo Công giáo còn lỏng lẻo, chưa kịp thời và kém hiệu quả.
Xây dựng các biện pháp có tính khả thi và thuận tiện giúp cho chủ thể quản lý
của nhà trường có thể vận dụng hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho đối tượng
trên và có thể áp dụng trên địa bàn khác, góp phần xây dựng hình ảnh mới cho học
sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay trên phạm vi cả nước.
Xác định được vai trò và mối quan hệ của nhà trường, gia đình và xã hội
trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở.
Kết quả luận án dùng làm tài liệu cho hoạt động quản lý và giáo dục đạo đức
cho học sinh các trường trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận án
* Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung, phát triển, làm sáng tỏ thêm và hệ thống hóa
những vấn đề lý luận, tổng kết kinh nghiệm trong nước và thế giới về quản lý hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở và vận dụng quản lý hoạt động
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công giáo hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ thực tiễn cho
việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ


14
sở ở các xứ đạo Công giáo và làm cơ sở để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở các xứ đạo Công
giáo trong tiến trình thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng, góp phần giáo dục toàn
diện đáp ứng được yêu cầu giáo dục giai đoạn hiện nay.
Luận án có thể là tài liệu cho các chủ thể quản lý ở các trường trung học cơ
sở ở các xứ đạo Công giáo, giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn học văn hóa tham
khảo để áp dụng vào quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ
sở ở các xứ đạo Công giáo, bảo đảm sự phù hợp với phương hướng phát triển nhà

trường một cách khoa học và phù hợp với điều kiện của địa phương từ việc lập kế
hoạch, xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo đức, đổi mới
quản lý nội dung và hình thức giáo dục đạo đức, quản lý công tác kiểm tra, đánh giá
kết quả hoạt động giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng học sinh trung
học cơ sở nói chung và học sinh trung học cơ sở tại các xứ đạo Công giáo nói riêng.
8. Cấu trúc luận án
Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; phần nội dung với 4 chương (13 tiết); phần
kết luận và khuyến nghị; danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả
có liên quan tới đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


15
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học cơ sở
Đạo đức là một phạm trù trung tâm của mọi học thuyết giáo dục, là một phẩm
chất không thể thiếu của con người. Từ xưa tới nay, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức với những hướng tiếp cận khác nhau. Trong các
công trình nghiên cứu, giáo dục đạo đức được coi là gần nghĩa và gắn liền với giáo
dục công dân hay giáo dục tôn giáo. Hầu hết các công trình nghiên cứu về đạo đức
dưới góc độ giáo dục đều hướng vào tìm lời giải cho hai câu hỏi chủ yếu như sau:
Đạo đức là gì? Làm thế nào để giáo dục đạo đức? Và vấn đề luôn được đặt ra có tính
cấp thiết cho mọi công trình nghiên cứu về đạo đức là làm thế nào để giáo dục đạo
đức đạt được hiệu quả tốt nhất?
Vấn đề giáo dục con người được các nhà triết học cổ đại như Arixtốt,
Đemôcơrít... xem xét ở góc độ tự nhiên. Các ông cho rằng muốn giáo dục con người
phải xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và nhu cầu phát triển của trẻ. Theo các ông, trẻ
em phát triển qua các thời kì và mỗi lứa tuổi có những đặc điểm phát triển riêng về
sinh lý và tâm lý nên phải có nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục thích

hợp, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh đến tuổi 14 (tuổi dậy thì) với những biến
động lớn lao về sinh lý và tâm lý để nhà giáo dục phải quan tâm tới nó mới có thể
thành công trong công tác giáo dục, và giúp cho trẻ vượt qua tuổi khủng hoảng này.
Và giáo dục cần được kết hợp với lao động và cuộc sống sinh hoạt của trẻ em [31].
Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà triết học lớn, nhà giáo dục
vĩ đại của Trung Quốc, đã khai sinh ra Nho giáo với quan điểm bồi dưỡng người
có “đức nhân”, người “quân tử” có đủ phẩm cách và năng lực thi hành “đạo lớn”.
Ông đã viết tác phẩm bất hủ “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu”, trong đó rất
xem trọng việc giáo dục đạo đức. Ở phương Tây, Nhà triết học Socrate (470 –
399 TCN) coi cái gốc của đạo đức là tính thiện, đạo đức và sự hiểu biết qui định
nhau, tức là có đạo đức là nhờ sự hiểu biết và con người sau khi có hiểu biết mới
trở thành đạo đức [62].


16
Một quan niệm khác ở Phương Tây được nhiều triết gia và các nhà sư phạm
nghiên cứu về giáo dục đạo đức đề cao đó là vai trò của xã hội. Jan Amot
Comenxki  trong tác phẩm "Phép giảng dạy lớn" (1632) đã trình bày những quan
điểm giáo dục mới mẻ của mình: coi con người là một thực thể tự nhiên, mà tự
nhiên diễn ra theo quy luật nên việc giáo dục con người cũng phải tuân theo quy
luật, và để việc giáo dục trẻ em đạt kết quả tốt cần cải tạo môi trường giáo dục và
phải được giáo dục bằng tấm gương của mọi người xung quanh nhằm đạt được
những ấn tượng ban đầu tốt đẹp lên trẻ em. J.J. Rút-xô, với hai tác phẩm nổi tiếng:
“Khế ước xã hội” (1753) và “Emin hay vấn đề giáo dục”(1762), quan tâm tới giáo dục
phải thích ứng với môi trường hay “Giáo dục tự nhiên và tự do”. Theo ông, con người
là một thực thể tự nhiên nên việc giáo dục con người cũng phải tuân theo quy luật của
tự nhiên. Ông chủ trương đưa trẻ em về nông thôn để giáo dục, cải tạo tính nết của các
em vì ông quan niệm nông thôn không có những tệ nạn xấu, là nơi có môi trường giáo
dục đạo đức tốt hơn thành thị. Quan điểm của J.J. Rút xô đã chỉ cho chúng ta rằng,
không thể giáo dục đạo đức thành công nếu không kết hợp giữa nhà trường với xã hội.

Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng trong các tác phẩm của Rút xô, Johann Heinrich Pestalozz
cho rằng mục đích giáo dục là làm phát triển mọi tiềm năng tự nhiên ở con người,
nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là giáo dục đạo đức (đức dục) cho trẻ em dựa trên cơ
sở chung nhất là tình yêu về con người. Theo Pestalozz, nhà giáo dục phải biết tổ chức,
hướng dẫn mối quan hệ xã hội ấy trên cơ sở tình yêu đối với toàn nhân loại, phải giáo
dục cho học sinh bằng cách rèn luyện chứ không được bằng cách cho trẻ nghe những
bài triết lý về đạo đức [62].
V.I. Lênin, là nhà lý luận cách mạng, nhà tổ chức, quản lý kinh tế, quản lý xã
hội - xã hội chủ nghĩa hiện thực đã đưa vào hầu hết các tác phẩm của mình ý nghĩa
lý luận giáo dục, song “Nhiệm vụ liên đoàn thanh niên” - Diễn văn đọc tại Đại hội
lần thứ III của Đoàn thanh niên Cộng sản vào năm 1920 có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn giáo dục lớn lao cho tới ngày nay. Theo quan điểm của Lênin, con người toàn
diện là sản phẩm của toàn bộ quá trình tác động xã hội, giáo dục của nhà trường, gia
đình đoàn thể và tự rèn luyện của thế hệ trẻ. Người khẳng định đạo đức của giai cấp
vô sản là tiến bộ nhất của xã hội loài người. Giáo dục đạo đức Cộng sản chủ nghĩa


17
cho thế hệ trẻ được ông xác định trước hết là trách nhiệm của nhà trường Xô Viết,
của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong, của đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ
Đảng, cán bộ Đoàn, các thế hệ cách mạng lớn tuổi phải tỏ ra xứng đáng là tấm
gương trong sáng cho thế hệ trẻ [45]. Nhà sư phạm vĩ đại người Ukraina A.X.
Makarenko trong tác phẩm “Bài ca sư phạm” và các tác phẩm của ông đã nhấn
mạnh vai trò của giáo dục đạo đức, của các biện pháp giáo dục đạo đức đúng đắn.
Ông đã phân tích sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, vai trò
của gia đình, của giáo dục gia đình, của cha mẹ trong toàn bộ quá trình giáo dục
nhân cách con người Xô Viết.
Đối với giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở, các tác giả Shields
(1922), Dahlberg và Moss (2005) đã có bài viết về giáo dục đạo đức trong các
trường THCS tại các quốc gia trên thế giới gồm Anh, Đức, Pháp, Canada, Mỹ,

Nhật Bản, Bỉ, Đan Mạch và chỉ ra các nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức
cũng như các hình thức thực hiện giáo dục đạo đức. Ví dụ như tại Đức, Bỉ và
Đan Mạch, giáo dục tôn giáo là môn học bắt buộc trong các trường công lập.
Trong khi đó tại Anh, Mỹ hay Nhật Bản, trong khung chương trình học của học
sinh trung học cơ sở không có môn giáo dục tôn giáo. Vấn đề giáo dục đạo đức
được lồng ghép vào các hoạt động thực tế và các quy định hành vi ứng xử tại
trường học [70, tr.79]. Ngoài ra, tác giả Petrova-Gjorgjeva (2009) đã so sánh
giữa giáo dục đạo đức và giáo dục công dân tại nước Macedonia và cho rằng
giáo dục đạo đức có phạm vi rộng hơn giáo dục công dân [79].
Hiện nay, ở trong nước cũng như trên thế giới, dường như chưa có tác giả nào
thực hiện việc nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh ở các xứ đạo Công giáo.
Các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến giáo dục tôn giáo hay vai trò của nhà thờ trong
giáo dục đạo đức. Tác giả J.A. Comenxki cho rằng con người cần phải có lòng tin
tuyệt đối vào Chúa và phải nỗ lực phấn đấu để trở thành con người toàn diện như Chúa.
Comenxki đã xây dựng một nội dung giáo dục theo nguyên tắc “ngoài phạm vi giáo
dục tôn giáo và giáo dục đạo đức, chỉ giáo dục cái có lợi ích tức thời mà thôi”. Còn
Pestalozz lại luôn có niềm tin vào thượng đế mặc dù ông phê phán gay gắt nhà thờ và
giới tăng lữ đương thời. Ông phê phán Giáo hội và tăng lữ như vậy nhưng ông lại thừa


18
nhận cho phép tôn giáo có chỗ đứng trong nhà trường và giáo lý là nội dung của việc
giáo dục đạo đức. Các tác giả Riegel và Kindermann (2016) đã thực hiện nghiên cứu
về vai trò của các buổi đi thực tế đến nhà thờ ảnh hưởng như thế nào đến giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đi thực tế
tại nhà thờ giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc và hiểu rõ hơn các vấn đề tôn giáo. Và
đáng chú ý hơn là những học sinh ở các gia đình tín đồ Công giáo thì việc giáo dục đạo
đức nói chung và giáo dục tôn giáo nói riêng được thực hiện thường xuyên hơn và giúp
học sinh có nhận thức về đạo đức và hành vi ứng xử tốt hơn [79]. Cũng trong một
nghiên cứu khác, Eremin và Osmachko (2017) đã xem xét sự biến chuyển của các hoạt

động giáo dục được thực hiện trong các nhà thờ Chính thống và các không gian giao
lưu văn hóa khác tại Liên bang Nga sau thời kỳ Xô Viết. Sự quan tâm đến tôn giáo ở
Liên bang Nga hiện nay cho thấy một thực tế rõ ràng là các nhà thờ đã đóng vai trò rất
quan trọng trong hoạt động giáo dục học sinh từ trước đến nay [76].
Singapore có một nền giáo dục tiên tiến. Ngoài việc đào tạo ra những người
có trình độ học vấn cao, nội dung giáo dục còn thể hiện rõ việc đặt trọng tâm vào
các giá trị nhân bản như việc xây dựng nếp sống văn minh tiên tiến theo các chuẩn
mực quốc tế, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa đa sắc của người Singapore. Điều
này được thể hiện rõ trong các chương trình giáo dục từ cấp tiểu học đến cấp đại
học. Ở mỗi cấp học chương trình giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa truyền thống
và lối sống văn minh đô thị tiên tiến được đề cập trong chương trình chính.
Singapore đưa vào chương trình giảng dạy môn học được gọi là PSHE (Personal
Scocial Health & Economic Education), là môn học mà thông qua đó, trẻ em và
thanh thiếu niên có kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng cần thiết để quản lý cuộc sống
của họ. PSHE còn giúp người học khơi dậy lòng dũng cảm, sự cảm thông với bạn
bè. Theo các nhà giáo dục Singapore, mục đích của chương trình PSHE là thúc đẩy
sự phát triển tinh thần, đạo đức, văn hóa và thể chất của học sinh. Môn học này sẽ
giúp các em chuẩn bị và hiểu rõ hơn về trách nhiệm bản thân cũng như kinh nghiệm
cuộc sống sau này của chính mình. “Các quan điểm chỉ đạo chung của Singapore là
hết sức coi trọng văn hóa đạo đức (gắn liền pháp trị với đức trị), đề cao tinh thần
cộng đồng, xây dựng xã hội - quốc gia” [23, Tr.19].


19
Bên cạnh các nghiên cứu về giáo dục đạo đức của các tác giả trên thế giới,
giáo dục đạo đức cho học sinh đều được Chính phủ các nước quan tâm triển khai
thực hiện nên các phương pháp giáo dục đạo đức điển hình như phương pháp giáo
dục con cái của người Do Thái; giáo dục đạo đức của người Nhật, giáo dục trách
nhiệm đạo đức công dân ở Mỹ…
Do Thái là một trong những dân tộc ưu tú và xuất sắc trên thế giới đã sản

sinh ra nhiều danh nhân vĩ đại cho nhân loại. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho
rằng người Do Thái rất coi trọng giáo dục gia đình và giáo dục sớm. Điều đặc biệt
hơn là điều này đã được lưu truyền lại trong kinh Torahn và kinh Talmudh của người
Do Thái từ lâu đời. Theo nhà giáo dục người Do Thái - Bawe: “Trong cuộc đời con
người không có gì quan trọng hơn là giáo dục trẻ từ nhỏ, chúng ta nên tìm mọi cách
để trí tuệ, khả năng của trẻ được phát huy tối đa”. Vì vậy, cha mẹ người Do Thái qua
nhiều thế hệ luôn coi trọng sự phát triển tiềm năng, bồi dưỡng khả năng thiên phú cho
trẻ. Với người Do Thái, sách vở không chỉ là “kho báu” mà còn có nhiều điều bổ ích,
nên nó luôn quan trọng với tất cả các gia đình. Họ luôn quan tâm giáo dục ngôn ngữ,
nhiều ngoại ngữ, rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ từ nhỏ, giải đáp mọi thắc mắc,
kích thích trẻ hứng thú học tập và tìm hiểu kiến thức, thế giới xung quanh trẻ. Gần
đây một số nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng chính việc sử dụng nhiều ngôn ngữ
cùng một lúc, nói ngôn ngữ đan xen đã kích hoạt sự kết nối các nơ-ron thần kinh
trong não bộ của trẻ. Tác giả Trần Hân trong tác phẩm “Phương pháp giáo dục con
của người Do Thái” có đề cập tới nguyên nhân người Do Thái đạt được nhiều thành
tựu là bởi họ vô cùng xem trọng giáo dục gia đình [25].
Petxtalôdi (1746 – 1827), một trong những nhà giáo dục tiêu biểu của thế kỷ
XIX, đã đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đạo đức. Ông cho rằng nhiệm vụ trung
tâm của giáo dục là giáo dục đạo đức cho trẻ em trên cơ sở chung nhất là tình yêu
về con người. Tình yêu ấy bắt nguồn từ gia đình, trước hết là đối với cha mẹ, anh
chị em rồi đến bạn bè và mọi người trong xã hội [32].
C.Mác (1818 -1883), người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, cho
rằng: “Con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sản chủ
nghĩa và con người phát triển toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng


20
lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực,
óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội
xảy ra chung quanh...” [48].

Vào thế kỷ XX, nhà sư phạm A.C. Macarenco của Liên Xô với tác phẩm “Bài ca
sư phạm” đã đề cập đến vấn đề giáo dục công dân (giáo dục trẻ em phạm pháp và không
gia đình). Trong tác phẩm này ông đã nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục đạo đức thông qua
nhiều phương pháp như phương pháp nêu gương, giáo dục bằng tập thể và thông qua tập
thể. Các nhà nghiên cứu trên thế giới quan niệm rằng nội dung giáo dục đạo đức cần tập
trung đào luyện những phẩm chất cơ bản của nhân cách như tính trung thực, tinh thần
trách nhiệm, tinh thần hợp tác... Tại Hội nghị khoa học “Đẩy mạnh giá trị nhân văn, đạo
đức, văn hóa quốc tế” tổ chức ở Tokyo vào tháng 2 năm 1994 với sự tham gia của 12
nước trong khu vực. Hội nghị đã tổng kết kinh nghiệm và thống nhất đưa ra mô hình
giáo dục giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa quốc tế gồm 8 nhóm giá trị: (1) Nhóm giá trị
liên quan đến quyền con người; (2) Nhóm giá trị liên quan đến dân chủ; (3) Nhóm giá trị
liên quan đến hợp tác và hòa bình; (4) Nhóm giá trị liên quan đến bảo vệ môi trường; (5)
Nhóm giá trị liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa; (6) Nhóm giá trị liên quan đến bản
thân và những người khác; (7) Nhóm giá trị liên quan đến tính dân tộc; (8) Nhóm liên
quan đến tâm linh.
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục đạo đức cho con người cũng được các nhà giáo
dục học quan tâm nghiên cứu và trở thành truyền thống của dân tộc. “Tiên học lễ,
hậu học văn” là khẩu hiệu, nguyên tắc được đề cao trong tất cả các trường học thuộc
hệ thống quốc dân. Nguyên tắc này đề cao truyền thống yêu nước, nhân đạo, thủy
chung, tương thân tương ái, luôn coi trọng chữ Đức. Giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ là một việc làm rất cần thiết. Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm việc "dạy chữ"
phải song song với việc "dạy người". Điều này thể hiện ở các công trình nghiên cứu
như: Hội đồng lý luận Trung ương đã thực hiện đề tài nghiên cứu về "Con người
Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Nghiên cứu này khẳng
định một tư tưởng chung là: hạt nhân cơ bản của thang giá trị, thước đo giá trị và
nhân phẩm con người Việt Nam ngày nay là các giá trị nhân văn truyền thống dân
tộc như lòng tự hào dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc, trung với nước, hiếu với dân,
nhân nghĩa, cần cù, thông minh, sáng tạo.



21
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giáo dục đạo đức trong
nhà trường. Người đã nói: "Dạy cũng như học, phải biết coi trọng cả đức lẫn tài. Đức
là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng" [50; 52]. Người khẳng định:
“Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng như sông có nguồn thì
mới có nước, không có nước thì sông sẽ cạn” [50]. Vì vậy, trong nhà trường phải dạy
cho thiếu niên biết 5 điều: “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn
kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”. Kế thừa tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở nước ta đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đạo đức
và giáo dục đạo đức như Đặng Quốc Bảo, Phạm Khắc Chương, Phạm Minh Hạc, Hà
Nhật Thăng, Thái Duy Tuyên… Trong tác phẩm của mình, các tác giả đều đề cập sâu
về các phạm trù đạo đức, các vấn đề giáo dục đạo đức và đề xuất một số phương pháp
giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông, xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa; còn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ
được đề cập rất sơ lược, chủ yếu là lồng ghép trong các phương pháp giảng dạy và giáo
dục đạo đức cho học sinh [6, 9, 10, 11, 12, 20, 21, 22, 64].
Với định hướng chiến lược xây dựng đạo đức con người Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), trong những năm gần đây có
nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện theo hướng này, như: “Gia đình Việt
Nam với chức năng xã hội hóa” của Lê Ngọc Văn (1996); Đề tài nghiên cứu cấp
Nhà nước “Vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em” do Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em thực hiện năm 19992000. Tất cả các công trình nghiên cứu này đều nói đến chức năng và vai trò rất
quan trọng của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ.
Ngoài ra, tác giả Trần Thị Mỹ Hoa, trong bài viết về “Giáo dục đạo đức ở
Nhật Bản”, đã cho biết “Đạo đức” là môn học bắt buộc dành cho học sinh Nhật ở
bậc tiểu học và trung học cơ sở [29]. Giáo dục đạo đức đảm đương vai trò vô cùng
quan trọng, trở thành giá trị cốt lõi của giáo dục Nhật Bản. Cùng với việc nuôi
dưỡng tính nhân văn như là lòng bao dung hay trái tim biết suy nghĩ cho người
khác, nó còn giúp mỗi học sinh tự học hỏi các bài học đạo đức, các quy tắc ứng xử
trong các mối quan hệ, tôn trọng mọi người xung quanh và mang theo tư tưởng đó ở

nhà, tại trường học hay bất cứ hoàn cảnh nào trong xã hội. Khác với nhiều nước


22
thực hiện giáo dục đạo đức chủ yếu thông qua một môn học trong chương trình giáo
dục phổ thông, Nhật Bản thực hiện qua toàn thể các môn học, qua các hoạt động
đặc biệt và qua sinh hoạt hằng ngày như hoạt động lớp học, hội đồng sinh viên/ học
sinh, hoạt động câu lạc bộ, các sự kiện mà nhà trường (liên quan đến những ngày lễ,
giáo dục thể chất, các chuyến tham quan thực tế và các hoạt động phục vụ xã hội).
Các hoạt động đặc biệt này kết hợp chặt chẽ với nội dung của môn đạo đức hay giáo
dục công dân. Trẻ em Nhật Bản được giáo dục về đạo đức không chỉ từ nhà trường,
gia đình mà còn bởi xã hội. Việc dạy đạo đức trong nhà trường ở Nhật Bản không
chỉ nằm ở nội dung, mà còn qua cách giảng dạy thiết thực và sinh động. Chính vì
vậy đã để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tâm hồn và ý thức của mỗi học sinh.
Tác giả Lê Văn Tùng, trong bài viết “Giáo dục trách nhiệm đạo đức công
dân ở Mỹ”, đã đề cập tới các giá trị đạo đức và nội dung, cách thức để giáo dục đạo
đức. Theo tác giả, từ những năm 1840, các nội dung giáo dục đạo đức công dân đã
được đưa vào giảng dạy phổ biến ở Mỹ, hội tụ các phẩm chất như yêu nước, ngay
thẳng, thật thà, siêng năng, tiết độ, can đảm và lễ độ. Người công dân có trách
nhiệm, có đạo đức là người có hiểu biết, năng lực suy xét và có được bảy phẩm chất
cơ bản như: thật thà, tôn trọng, trách nhiệm, sẻ chia, tự kiềm chế, kiên nhẫn, và
cống hiến. Ở Mỹ, việc bồi dưỡng giáo dục trách nhiệm đạo đức công dân không
phải là công việc của riêng nhà trường, mà còn có sự tham gia của hai thể chế quan
trọng trong xã hội là gia đình và nhà thờ [66].
Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại
thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay” của Đỗ Tuyết
Bảo (2001) đã đề cập đến vai trò giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển
nhân cách thế hệ trẻ, tác động đổi mới của xã hội với giáo dục đạo đức cho học sinh
trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Hội thảo “Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay Thực trạng và giải pháp” do Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam tổ chức tại

Đồng Nai năm 2009, Phạm Minh Hạc phát biểu: “Yếu tố quyết định là ý thức tự
giáo dục thực sự nghiêm khắc - sự phấn đấu hướng thiện của từng cá nhân, nhất là
của học sinh các lớp cuối cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên…


×