Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO học SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.26 KB, 62 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤCPHỔ
THÔNG MỚI


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới
Ở Pháp, năm 1949, xuất hiện cuốn sách Hướng dẫn lựa
chọn nghề: Ở Mỹ năm 1883, nhà tâm lý học Ph.Galton đã
trình bày chương trình trắc nghiệm về mục đích chọn nghề
[55].
Đầu thế kỷ 20, Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển đều xuất hiện
cơ sở dịch vụ hướng nghiệp. Ở Nga đầu thập kỉ 20, công tác
hướng nghiệp rất được chú trọng, làm cơ sở để phát triển
nguồn nhân lực phục vụ nền công nghiệp hóa đất nước bấy
giờ.
Tư vấn hướng nghiệp được hầu hết các quốc gia trên thế
giới quan tâm. Tác giả Keller và Viteles, 1937. Watts, 1996,
Super 1974 đề cập đến tác phẩm Parson ở Hoa Kì trong những
năm 1990, tác phẩm của Lahy trong lựa chọn nhân sự ở Pháp
năm 1910, nỗ lực của Gemelli trong lựa chọn nhân sự ở Ý năm
1912, và sự tập trung vào hướng nghiệp của Christianen ở Bỉ
năm 1911, 1912 và những tác phẩm tiên phong ở Genneva và
London năm 1914 và 1915 do Reuchlin miêu tả (1964) những


nỗ lực ban đầu trong thiết lập tư vấn và hướng nghiệp ở Hoa
Kì và châu Âu [57].
Năm 1937, Keller và Viteles đưa ra tầm nhìn toàn thế
giới về tư vấn và hướng nghiệp, họ khảo sát, so sánh các quốc


gia ở Châu Âu, Châu Á. Hai tác giả đã đưa ra mục đích chung
của tư vấn và hướng nghiệp với nhiều hình thức tổ chức và
cung cấp dịch vụ khác nhau phụ thuộc vào truyền thống,
chính trị, kinh tế và xã hội của từng nước. Tư vấn và hướng
nghiệp tiếp tục phát triển và thực hiện trong các cơ sở giáo
dục ở các quốc gia trên thế giới [60].
Cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX nhà bác học người
Mỹ khi nghiên cứu về tâm lý lao động, ông đã có nhận xét
nổi tiếng về quan hệ giữa khả năng tâm, sinh lý của mỗi
người với một nghề. Người ta đã có cách thức tìm những
người có khả năng thích hợp cho những nghề cụ thể để đảm
bảo nâng cao năng suất lao động. Đồng thời ở Mỹ cũng bắt
đầu giáo dục hướng dẫn cho công dân của họ hiểu được khả
năng của mình để tìm đến một nghề thích hợp. Từ đó khoa
học hướng nghiệp ra đời. Mỹ là một trong số ít nước trên thế
giới có từ điển hướng nghiệp. Từ điển nêu cụ thể trong nước
Mỹ (từng Bang) có những nghề gì, yêu cầu tâm, sinh lý của


mỗi nghề, môi trường điều kiện lao động, mức lương... để
mọi người tự chọn nghề. Mỹ là nước có ngành khoa học về
lao động, tâm lý hướng nghiệp phát triển nhất thế giới.
Cộng hòa Pháp cũng là một trong những nước phát triển
hướng học, hướng nghiệp khá sớm. Các cơ quan đảm nhận
công việc này hình thành từ năm 1922 gọi là Trung tâm
hướng học, hướng nghiệp viết tắt là CIO (Centrer d’
Infornunationel d’ Orientation). Hệ thống Trung tâm hướng
học, hướng nghiệp được tổ chức từ cấp nhà nước, khu giáo
dục, sở giáo dục.. đến từng trường, có bộ máy chuyên trách,
có chức năng hướng học, hướng nghiệp cho HS, nhằm làm

nảy nở nhân cách, ý tưởng nghề nghiệp, giúp họ lựa chọn
nghề nghiệp hài hòa với khả năng của các em, đáp ứng yêu
cầu của đất nước và các triển vọng kinh tế xã hội [57].
Ở CHLB Đức, hướng nghiệp được xác định ngay trong
hệ thống giáo dục phổ thông với các loại trường khác nhau từ
bậc THCS: Trường Hauplschule là trường đào tạo HS có thiên
hướng về nghề đơn giản, Trường Realschudle là trường cho
HS có xu hướng đi học các trường trung cấp chuyên nghiệp
với hơn 4000 nghề trong danh mục của nước Đức, Trường
Gymnasiyrn là trường dành cho HS có thể học lên đại học...


Ngoài ra ở Đức còn có loại trường Gesantschule thích hợp với
cả ba loại trường trên. Việc học các loại trường phân hóa tự
nguyện dựa theo sự tư vấn của trường tiểu học. Sau khi tốt
nghiệp THCS hệ 9 năm hoặc 10 năm HS có thể đi học nghề
tại các xí nghiệp và trường nghề THCN, trường THPT nghề.
Do thực hiện hệ thống giáo dục phổ thông phân hóa sớm và
đạt đến trình độ hoàn thiện, nên nguồn nhân lực nói chung và
công nhân lành nghề ở CHLB Đức hài hòa, nhịp nhàng như
quá trình tự động hóa. Ở CHLB Đức không có sự căng thẳng
trong thi tuyển, phần lớn vào các trường đại học theo hình
thức xét tuyển, có sự bảo lãnh về kinh phí đào tạo do các đơn
vị sử dụng sau tốt nghiệp. Ngay vào các trường trung cấp
hoặc dạy nghề HS cũng nhận được phần kinh phí từ 1/2 đến
2/3 của cơ sở sẽ nhận vào làm việc sau khi HS ra trường [55].
Ở Nga ngày nay cũng như Liên Xô trước kia cũng thực
hiện hệ thống giáo dục phân hóa cao. Ngay khi kết thúc
THCS, phần lớn HS theo học các trường trung cấp kỹ thuật.
Học xong trường trung cấp kỹ thuật, HS sẽ đi lao động theo

nghề nghiệp được học từ 3 đến 5 năm. Sau đó, nếu có nguyện
vọng họ sẽ được học tiếp lên Đại học, Cao đẳng. Các trung
tâm tư vấn hướng nghiệp của nước này có lịch sử lâu đời, có


uy tín cao trong xã hội, đặc biệt là các phụ huynh đặt niềm tin
tuyệt đối về nghề nghiệp của con cái do các trung tâm tư vấn
nghề nghiệp chỉ dẫn. Các trung tâm tư vấn là nơi làm việc của
các nhà tâm lý học, xã hội học, nhà kinh tế có danh tiếng,
những bác sĩ giỏi. Họ tư vấn nghề nghiệp có giá trị tương
xứng với số tiền mà phụ huynh chi trả, bậc phụ huynh luôn tin
cậy và hài lòng về những lời tư vấn nghề nghiệp cho con cái
họ. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cũng thường
xuyên cử cácchuyên gia đến các trường phổ thông giới thiệu,
quảng bá về đơn vị mình để học sinh có thể tìm hiểu, quyết
định hướng đi của các em. Các chuyên gia đứng ra ký hợp
đồng đào tạo giữa gia đình với trường nghề và nơi sử dụng
kết quả đào tạo. Sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của
Nga ngày nay cũng như Liên Xô trước kia là nhờ có đội ngũ
công nhân hùng hậu về số lượng và có tay nghề cao. Hệ thống
Giáo dục - Đào tạo của Liên Xô đã một thời là hệ thống đào
tạo tiên tiến, có danh tiếng vào tốp đầu thế giới.
Ở Nhật Bản, hệ thống Giáo dục - Đào tạo đã được coi
trọng ngay từ khi đứa trẻ chưa ra đời, chưa đến trường. Vai trò
của người mẹ đặc biệt được coi trọng. Hệ thống giáo dục phổ
thông và giáo dục chuyên nghiệp phát triển khá hoàn chỉnh


theo một hướng rõ ràng: nhu cầu lao động phù hợp với thị
trường lao động. Vai trò của tư nhân trong đào tạo nghề ở

Nhật Bản là rất quan trọng, thông qua hiệp hội các giới sử
dụng lao động. Vai trò của nhà nước thể hiện qua “ Hệ thống
trợ cấp giáo dục và đào tạo” để trợ giúp những người lao động
học nghề trong các trường nghề của nhà nước và tư nhân, kể
cả những người học nghề tại gia đình (nếu họ có đăng kí và
được kiểm soát). Học nghề tại gia đình là một đặc thù nghề
nghiệp ở Nhật Bản. Chính vì hình thức đào tạo, sử dụng lao
động có nghề đa dạng, phong phú và hiệu quả, nên số đông
học sinh trung học vào học nghề, số còn lại với tỷ lệ thích
hợp, có đầy đủ điều kiện được học lên trở thành những tri
thức bậc cao.
Ngoài ra, ở Nhật bản còn có mô hình đào tạo KOSEN.
Đào tạo theo mô hình KOSEN đã được Nhật Bản áp dụng từ
những năm 60 của thế kỷ trước. Đặc điểm của mô hình
KOSEN là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp
ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và đảm bảo 100% sinh
viên tốt nghiệp có việc làm. Mô hình đào tạo của KOSEN bao
gồm chương trình đào tạo KOSEN kéo dài 5 năm, trong đó 3
năm đầu đào tạo tương đương chương trình cấp 3, và 2 năm


sau đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật. Mô hình giáo dục này là
các tổ chức giáo dục đại học chấp nhận sinh viên tốt nghiệp
trung học cơ sở từ 15 tuổi trở lên cung cấp khóa học 5 năm
tập trung vào giáo dục kỹ thuật thực tế dựa trên đào tạo kinh
nghiệm chuyên sâu. Sinh viên thường vào các trường cao
đẳng sau trung học cơ sở (lớp chín trong hệ thống Bắc Mỹ
hoặc năm thứ mười trong hệ thống Anh). Do đó, học sinh theo
một mô hình học 6-3-5 (sáu năm tiểu học, ba năm trung học
cơ sở và năm năm đại học) thay vì hệ thống 6-3-3-4 điển hình

hơn thường thấy ở Nhật Bản. Lối vào là bằng cách kiểm tra
mặc dù một số sinh viên có thể được chấp nhận bằng cách
giới thiệu. Một vài học sinh được chấp nhận sau trung học
vào năm thứ tư của chương trình. Các chương trình kỹ thuật
kéo dài 5 năm trong khi các chương trình thương mại hàng
hải là 5,5 năm. Vào cuối chương trình, sinh viên được trao
chứng chỉ "Liên kết". Trong các chương trình kỹ thuật, sinh
viên có thể chọn từ nhiều tiểu khu vực khác nhau. Chúng bao
gồm kỹ thuật hóa học, công nghệ sinh học, kỹ thuật điện và
điện tử, kỹ thuật dân dụng, hệ thống thông tin và công nghệ
điều khiển.
Điểm đáng chú ý khác của mô hình KOSEN là việc đào


tạo không chỉ có lý thuyết mà hướng đến kỹ năng thực hành,
khả năng sáng tạo của người học thông qua các hoạt động
thực hành, nghiên cứu; sử dụng giảng viên có trình độ cao và
thiết bị đào tạo tốt; đào tạo chất lượng cao với mô hình nhóm
nhỏ.
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Để đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã
tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chủ yếu là
nhanh chóng tạo ra đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Trung
Quốc đã làm được điều mà nhiều nước không làm được, đó là
đưa 60% HS trung học vào học nghề trong và ngoài nước.
Vấn đề cấp bách là phải thay đổi kỹ năng nghề truyền thống,
cập nhật thêm các kỹ năng mới. Tất cả các kỹ năng đó đều
được đưa vào trường phổ thông, hình thành nguồn lao động
với các kỹ năng mới cho HS ngay từ khi ngồi trên ghế nhà
trường.

Hiện nay, hệ thống giáo dục bắt buộc 10 năm của Trung
Quốc đã bao trùm lên 85% dân số. Với Trung Quốc, mục tiêu
xây dựng một hệ thống giáo dục với nhiều cấp độ, đó là các
trường nghề và kỹ thuật bậc đại học. Để thu hút số đông HS
trung học vào trường nghề, Trung Quốc cũng đa dạng hóa các


loại hình trường: trường trung học bách khoa, trường kỹ thuật,
trung tâm đào tạo nghề, các tổ chức đào tạo nghề do cộng
đồng đảm nhiệm, các trung tâm đào tạo nghề do các doanh
nghiệp phụ trách.
Sự đa dạng các loại hình đào tạo cho người học và khi ra
trường được sử dụng theo hướng nhấn mạnh sự cân bằng về
khả năng, trình độ và kỹ năng chất lượng ngành nghề đã tạo
hiệu quả trở lại với các cơ sở đào tạo. Người học phải thật sự
nâng cao chất lượng qua đào tạo và quan trọng hơn làm cho
thế hệ trẻ Trung Quốc dễ dàng lựa chọn việc làm cho mình
trong mênh mông thị trường lao động. Học lên đại học cũng
chỉ là một con đường với những người có điều kiện phù hợp.
Trung Quốc đã xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể việc
làm cho khu vực thành thị và nông thôn theo hướng đô thị
hóa. Kế hoạch trên đã điều chỉnh lại một xu hướng, hàng năm
dòng người lao động nông thôn cứ chảy ra thành phố, kế
hoạch trên đã thực hiện mục tiêu là thu hẹp khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên đều
nghiên cứu về vấn đề hướng nghiệp cho HS. Các tác giả đã
nghiên cứu và khẳng định được tầm quan trọng của hướng



nghiệp, ĐHNN với HS. Điều này càng khẳng định đề tài tôi
đang nghiên cứu “Quản lý hoạt động định hướng nghề nghiệp
cho học sinh tại Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Hải Phòng theo chương trình giáo dục phổ
thông mới” có ý nghĩa rất cần thiết để nâng cao chất lượng
của công tác ĐHNN cho HS trong giai đoạn hiện nay.
Ở Việt Nam
Vấn đề hướng nghiệp ở Việt Nam được tiến hành nghiên
cứu và triển khai sớm từ những năm 70 của thế kỷ trước. Nghị
quyết của bộ chính trị về cải cách giáo dục năm 1979 đã
khẳng định hướng nghiệp là một bộ phận khăng khít của quá
trình giáo dục, các nghị quyết 109/CP ngày 12/3/1981 và nghị
quyết 12/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ... đã tạo hành
lang pháp lý cho sự phát triển của công tác hướng nghiệp,
nhất là hướng nghiệp trong trường phổ thông. Tháng 3/ 1999
trong một bài viết đăng báo Nhân Dân, Cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng viết: “Nước ta trong tiến trình đẩy mạnh CNH,
HĐH từ trình độ thấp, thì giáo dục ngành nghề lại càng quan
trọng, cho nên phải coi trọng công tác phân luồng HS sau
THCS vào các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”.


Có thể nói GS.TS Phạm Tất Dong là một trong những
người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về hướng nghiệp học
sinh với công trình “Những yếu tố và điều kiện tác động đến
chọn nghề của học sinh” ; “Nghề nghiệp tương lai, giúp bạn
chọn nghề” và một số công trình khác [20-23]. Tiếp đến là
PGS.TS Đặng Danh Ánh với đề tài “ Một số vấn đề tâm lý
giáo dục hướng nghiệp” (1974). Đề tài khoa học cấp nhà nước
KX-05-09 “Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng
để phát triển nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH” cũng đã

được tiến hành. Tại các sở giáo dục và đào tạo cũng có một số
đề tài nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng HS
trung học. Đề tài “Thực trạng và giải pháp để tổ chức hướng
nghiệp, phân luồng cho HS sau THCS và THPT ở Nghệ An”
chủnhiệm ThS Nguyễn Đình Anh.

Một số năm gần đây, vấn

đề hướng nghiệp chọn nghề được một số nhà nghiên cứu ở
phía Nam quan tâm: TS Quang Dương với tiểu luận “Cần có
một triết lý hướng nghiệp và hành nghề”. ThS Đào Thị Vân
Anh nghiên cứu “Xu hướng chọn nghề của HS và công tác
hướng nghiệp cho HS ở Thành Phố Hồ Chí minh”; ThS La
Hồng Huy (Trường đại học An Giang) có đề tài “Thực trạng
và giải pháp về công tác hướng nghiệp ở một số trường THPT


tỉnh An Giang”.
Một số tỉnh miền núi cũng có những đề tài nghiên cứu
về giáo dục hướng nghiệp. Đề tài “Nghiên cứu phát triển
GDHN, giáo dục nghề phổ thông và dạy nghề nhằm phân
luồng HS sau THCS, THPT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020” của Sở GD&ĐT Yên Bái do
ThS Vũ Thị Minh Lý làm chủ nhiệm. Sở GD&ĐT Tỉnh Kon
Tum với đề tài “Khảo sát nhu cầu, động cơ lựa chọn nghề
nghiệp của HS THPT trên địa bàn tỉnh Kon Tum và một số
giải pháp cho công tác hướng nghiệp” do Văn Đức Thảo làm
chủ nhiệm.
Mỗi đề tài đã đặt ra những vấn đề mà địa phương cần
giải quyết, tìm những giải pháp cho công tác đào tạo nghề mà
cái gốc là phải tiến hành tốt công tác GDHN cho HS từ THCS

đến THPT. HS phải biết được những yêu cầu mà địa phương
đòi hỏi, hiểu biết chính họ và có cách lựa chọn nghề phù hợp.
Dù ở những nơi kinh tế - xã hội phát triển như Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hay những
vùng núi xa xôi, sự phát triển kinh tế xã hội còn nhiều hạn
chế, thì nhu cầu để sống bằng những nghề phù hợp vẫn là
những đòi hỏi cấp bách với mỗi người, mỗi vùng trong thời


kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
ĐHNN cho HS là một vấn đề cần thiết và quan trọng.
Vì vậy, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký Chỉ thị số
3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017
của ngành Giáo dục đã xác định Công tác phân luồng và định
hướng nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ chủ yếu.
“Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục
hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà
trường. Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển
kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm định
hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương”, “Triển
khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn
sản xuất kinh doanh của địa phương, mô hình phối hợp giữa
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường trung học cơ
sở, trung học phổ thông đào tạo kỹ năng nghề trong chương
trình hướng nghiệp. Tăng cường huy động các nguồn lực tài
chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm
bảo cho việc tổ chức các hoạt động dạy học/giáo dục trong
nhà trường theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành
và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở trung học cơ sở,



phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu
quả”.
Ở Hải Phòng cũng có một số đề tài nghiên cứu về giáo
dục hướng nghiệp nghề cho học sinh. Tác giả Đào Bá Bính đã
nghiên cứu đề tài “ Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Quốc
Tuấn, thành phố Hải Phòng. Tác giả Vũ Văn Ngôn với đề tài:
“ Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học nghề phổ thông tại
Trung tâm giáo dục Kỹ thuật tổng hợp -hướng nghiệp Hải
Phòng trong giai đoạn hiện nay.” Những công trình nghiên
cứu này đã đề cập đến quản lý hoạt động GDHN trên từng
mặt khác nhau và ở các bình diện khác nhau, tuy nhiên chưa
có công trình nào đề cập đến quản lý hoạt động định hướng
nghề nghiệp cho HS tại trung tâm giáo dục Kỹ thuật tổng hợp
- hướng nghiệp Hải Phòng theo chương trình giáo dục phổ
thông mới. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Quản
lý hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại trung
tâm giáo dục Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Hải Phòng
theo chương trình giáo dục phổ thông mới” để nghiên cứu.
Một số khái niệm cơ bản


Quản lý
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về khái niệm quản lý
của các tác giả trong nước và trên thế giới. Theo Haroid
Komtz, Cyrilodomell Heinweihrich, quản lý là một hoạt động
thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm
đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định [32]. Mariparker Follit

(1868 – 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ quan
niệm: “Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực
hiện thông qua người khác” [61]. Warren Bennis, một chuyên
gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đã từng nói rằng: “Quản
lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá
nhân, và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh
đạo”[56]. Nhà quản lý hành chính người Pháp Henry Fayol lại
định nghĩa quản lý theo các chức năng của nó. Theo Henry
Fayol: “Quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều
khiển, phối hợp và kiểm tra” [59].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình
lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực
của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn
lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể” [7]. Trong
cuốn “Khoa học tổ chức và quản lý”, Quản lý là tác động có


mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những
người lao động nói chung (Phạm Minh Hạc, 1998) [30]. Tác
giả Griffin, 1998, quản lý là tập hợp các hoạt động lập ra kế
hoạch, ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra với các
nguồn lực của tổ chức nhằm mục đích đạt được các mục tiêu
của tổ chức hiệu quả nhất [58].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc:
“Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích
của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt mục đích của tổ chức” [39].
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý và có
thể hiểu quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà

trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể
hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định; là hệ thống tác
động lên đối tượng quản lí thông qua các chức năng quản lí.
Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ,
chúng ta thấy rằng tất cả các tác giả đều thống nhất về cốt lõi
của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi; Ai quản lý? (Chủ
thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý);


Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng
cái gì? (Công cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản
lý). Từ đó chúng ta có thể đưa ra định nghĩa:
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định
hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham
gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà
hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến
mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân,một nhóm hay
một tổ chức.
Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình
thành tự nhiên các mối quan hệ giữa những con người, giữa
những nhóm người.
Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể
quản lý tới kháchthể quản lý.
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể
tới khách thể quản lý.
Quản lý giáo dục



Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là
hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa
hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về
chất” [42]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục
là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng
thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục
đã xác định” [30]. Theo nhóm tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
(chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư “ Quản lý giáo dục là quá trình đạt
tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các
chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [39].
Trong thực tế, quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế
hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp
tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm
cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo
dục nhà nước đề ra. Theo tác giả Bush T: “Quản lý giáo dục,
một cách khái quát, là sự tác động của tổ chức và hướng đích


của hai chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo
dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng
tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra” [62].
Như vậy, quan niệm về quản lý giáo dục có thể có những
cách diễn đạt khác nhau, song trong mỗi cách định nghĩa đều
đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể quản lý giáo dục; khách
thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, ngoài ra còn

phải kể tới cách thức (phương pháp quản lý giáo dục) và công
cụ (hệ thống văn bản quy phạm pháp luận) quản lý giáo dục.
Hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp
Hướng nghiệp
Hiện nay có nhiều ý kiến và quan niệm khác nhau về
hướng nghiệp.
Trong tâm lý học thì hướng nghiệp được coi là một quá
trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng tâm lý đi vào lao động
nghề nghiệp. Sự sẵn sàng tâm lý đó chính là tâm thế lao động
– một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt động lao động.
Những nhà giáo dục hiểu hướng nghiệp như một hệ
thống tác động giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc


chọn nghề phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao
động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá
nhân.
Xét trên bình diện khoa học lao động, hướng nghiệp là sự
xác định tính phù hợp của từng con người cụ thể trên cơ sở xác
định sự tương thích giữa những đặc điểm tâm - sinh lý của họ
với những yêu cầu của một nghề nào đó đối với người lao động.
Về phương diện kinh tế học, hướng nghiệp được hiểu là
hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức cho người học lựa
chọn nghề để họ đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng
hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước. Hướng
nghiệp góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu nâng cao
năng suất lao động.
Trên bình diện vĩ mô toàn xã hội, hướng nghiệp góp
phần phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực, vốn quý cho sự phát triển kinh tế – xã hội, mang lại

phồn vinh cho đất nước. Do vậy, hướng nghiệp có một ý
nghĩa to lớn, một khởi đầu quan trọng cho quá trình phát
triển lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia và ai cũng hiểu.
Hướng nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong


nhà trường. Hướng nghiệp là biện pháp thực hiện nguyên lý
giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong giáo
dục hướng nghiệp, học sinh được tìm hiểu về vấn đề nghề
nghiệp, có cơ hội tiếp cận, thử sức với nghề, đồng thời được
thực hành lao động nghề nghiệp để kiểm chứng nguyện
vọng và sở thích cá nhân cũng như củng cố những lý luận
khoa học đã được học. Nhờ đó có thể nâng cao chất lượng
giáo dục, làm cho nhà trường gắn liền với thực tế xã hội.
Hướng nghiệp góp phần thực hiện phân luồng HS, chuẩn
bị cho một bộ phận học sinh có được một số kỹ năng cơ bản
để có thể tham gia lao động sản xuất khi chưa có điều kiện
học tiếp.
Hướng nghiệp là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát
triển nguồn nhân lực.
Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ
sở tâm lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học
khác để giúp cho HS chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội,
đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng
lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân cũng như điều


kiện gia đình để người học có thể phát triển đến đỉnh cao nghề
nghiệp, cống hiến cho xã hội, tạo lập cuộc sống tốt đẹp cho

bản thân.
Hướng nghiệp tác động trực tiếp đến tình trạng thất
nghiệp và năng suất lao động xã hội. Thực hiện tốt công tác
hướng nghiệp sẽ tạo được nguồn lao động ổn định với trình
độ đáp ứng nhu cầu xã hội. Hướng nghiệp là giúp HS tìm hiểu
về thế giới nghề nghiệp
Ở bình diện cá nhân và đối mỗi cá nhân, hướng nghiệp
là hệ thống các giải pháp về tâm lý học, giáo dục học, y học,
kinh tế - xã hội nhằm giúp cho con người chọn nghề nghiệp
phù hợp với nhu cầu xã hội, phù hợp với nguyện vọng và
năng lực bản thân.
Ở bình diện trường phổ thông, hướng nghiệp là một hệ
thống tác động sư phạm nhằm giúp cho HS chọn nghề phù
hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tối đa
nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường và điều kiện
tâm sinh lý cá nhân cũng như điều kiện gia đình để người
học có thể phát triển đến đỉnh cao của nghề nghiệp, cống
hiến cho xã hội, tạo lập cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.


Ở bình diện xã hội, hướng nghiệp đóng góp phần rất
quan trọng tạo nguồn nhân lực cho xã hội phù hợp về cơ cấu
và được sử dụng có hiệu quả. Do đó, nó là vấn đề xã hội và
được nhiều ngành nghề quan tâm tới và cùng tham gia.
Như vậy, hướng nghiệp đề cập ở đây đã vượt ra khỏi
phạm vi nhà trường phổ thông, bao gồm cả tuyển chọn nghề,
thích ứng nghề và hơn nữa, cả tư vấn và dịch vụ việc làm (cho
cả người lao động không qua đào tạo nghề nghiệp).
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Hướng
nghiệp là “Hệ thống các biện pháp giúp con người lựa chọn

và xác định nghề nghiệp của bản thân trong cuộc sống tương
lai trên cơ sở kết hợp với nguyện vọng, sở trường của cá nhân
và nhu cầu xã hội” [52].
Hướng nghiệp có nhiệm vụ:
Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý của thanh niên, học
sinh.
Làm cho thanh niên hiểu nội dung lao động của một số
nghề, giúp họ chọn nghề. Là một bộ phận hữu cơ của quá
trình giáo dục và đào tạo, hướng nghiệp được tiến hành không


chỉ ở các trường học mà còn tại các cơ quan và cơ sở sản
xuất, với thế hệ trẻ và cả người lớn tuổi không có nghề hoặc
phải thay đổi nghề.
GS.TS Phạm Tất Dong là một trong những người đầu
tiên ở Việt Nam nghiên cứu về hướng nghiệp thì cho rằng:
“Hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của xã hội về
giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ
chọn được nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, năng lực,
nguyện vọng, sở trường của mỗi cá nhân, vừa đáp ứng nhu
cầu của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”
[22].
Chủ tịch Ủy ban quốc tế về giáo dục của UNESCO,
Jacques Delors cho rằng: Hướng nghiệp phải được tiến hành ở
bậc trung học để hướng chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc
sống người lớn, vào thế giới lao động. Hướng nghiệp giúp học
sinh chọn nghề trong mọi lĩnh vực đa dạng khác nhưng không
đóng cửa để đi vào ngành nghề cuối cùng. Hướng nghiệp
được tiến hành xuyên suốt toàn bộ quá trình hệ thống đào tạo
nghề nghiệp tổng thể, từ khâu định hướng nghề đến khâu giải

quyết việc làm phải chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào nghề
nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như


×