Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nghiên cứu về vấn đề Thảm họa Môi Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.75 KB, 10 trang )

1.Định nghĩa :Thảm họa là một sự kiện có nguồn gốc thiên nhiên hoặc nhân tạo
gây ra thương vong,tử vong lớn, phá hủy nhiều công trình hoặc làm biến đổi đột
ngột môi trường sống, môi trường tự nhiên.
Phân loại :
-Thảm họa thiên nhiên: + Thảm họa địa động lực: động đất, lún sụt đất, trượt lở
+ Thảm họa khí tượng học: hạn hán, sóng thần, bão nhiệt
đới và lũ lụt.
-Thảm họa nhân sinh: + Các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
+ Sự cố tràn dầu, rò rỉ hóa chât, cháy rừng...
+ Thay đổi cơ cấu sử dụng đất trên một diện rộng mà đinh
cao của nó là đô thì hóa(đặc biệt đối với những vùng đất
có hệ sinh thái nhạy cảm hoặc tình trạng địa chất thủy văn
kém bền vững).
+ Ô nhiễm môi trường do nước, rác và khí thải.
+ Chặt phá, khai thác rừng trái phép.
2. Định nghĩa : Tai biến môi trường phản ánh tính nhiễu loạn và bất ổn định của hệ
thống tự nhiên, có thể phá vỡ các chức năng của hệ thống tự nhiện cũng như các
dịch vụ mà hệ thống đó đem lại.
Phân loại :
-Theo nguồn gốc : + Tự nhiên (thiên tai)
+ Nhân sinh (hiểm họa nhân sinh)
+ Hoặc do cả 2 nguyên nhân trên.
-Theo thời gian diễn biến : + Cấp diễn.
+ Trường diễn.
3. Ô nhiễm môi trường : là sự biến đổi các thành phần môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người, sinh vật và hệ sinh thái.
Sự cố môi trường : là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi
trường nghiêm trọng.
Suy thoái môi trường : là sự suy giảm về chất lượng và số lượng các thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người, sinh vật và hệ sinh thái.




Giống nhau : Đều gây ảnh hưởng xấu đến con người và hệ sinh thái.
Khác nhau : ÔNMT: xảy ra tại một thời điểm nhất định,thời gian xác định.
SCMT: + Do tác động của con người là chủ yếu.
+ Nằm ngoài mong muốn của con người.
STMT: + Là một quá trình diễn ra trong thời gian dài.
+ Hệ quả của ÔNMT.
4. Định nghĩa : Là những tai biến môi trường nhưng do con người gây ra(hay nói
cách khác trong quá trình hoạt động con người đã làm biến đổi môi trường theo
hướng bất lợi nên gây những hiểm họa cho chính mình).
Nguyên nhân : trong câu hỏi thi.
5. Định nghĩa : Là các tai biến môi trường có nguồn gốc tự nhiên thường được coi
là bất khả kháng, con người chỉ còn cách sống hòa hợp với chúng.
Phân loại :
- Tai biến khí hậu thủy văn: là các tau biến gây ra bởi các hiện tượng thời tiết cực
đoan xảy ra hầu hết ở các vùng.
+ Lụt: là hiện tượng nước trong sông hồ tràn ngập một vùng đất.
+ Lũ quét : là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh mang một khối
lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.
+ Hạn hán : là hiện tượng không mưa trong một thời gian dài, gây thiếu hụt về
nước mặt hay nước ngầm.
- Tai biến địa động lực học : là những tai biến gây ra do biến động địa chất mà có,
như động đat, lún sụt đất, trượt lở ... thường khó dự đoán và tần suất không cao
nhưng tác động trên diện rộng và gây tác hại không lường.
(Nguyên nhân nhân sinh góp phần không nhỏ)
+ Động đất : là sự rung chuyển mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng
bất ngời ở lớp vỏ Trái Đất.
+ Sóng thần : là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại
dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn.

6. Khái niệm : là sự thay đổi của hệ thống khí hâu bao gồm khí quyển, thủy quyển,
sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên


và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
Nguyên nhân, hậu quả : trong câu hỏi thi.
7. Khái niệm : là hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia mặt trời xuyên qua
các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính được hấp thụ và phân tán trờ lại thành nhiệt
lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ẩm toàn bộ không gian bên
trong kể cả những chỗ không được chiếu sáng.

8. Khái niêm : là sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất.
Tâm chấn : là điểm trên bề mặt hành tinh ngay phía trên nơi xảy ra chấn
động mạnh, như động đất, trong lòng hành tinh.
Tiêu chấn : là tiêu điểm phát sinh ra chấn động trong lòng hành tinh.
Nguyên nhân : + Nội sinh: liên quan đến vận động núi lửa, vấn động kiến tạo ở
các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.
+ Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đát, các vụ trượt lở
đất đá với lượng lớn, ảnh hưởng của sức hút mặt trời và mặt
trăng đối với địa cầu.
+ Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt
hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử vũ khí hạt nhân
dưới lòng đất...
Phân loại : + Động đất xuyên đĩa : những trận động đất xảy ra tại ranh giới được
gọi là động đất xuyên đĩa.
+ Động đất trong đĩa : những trận động đất trong một đĩa(hiếm hơn)
được gọi là động đất trong đĩa.
(Ở đây hiểu vành đĩa là chỉ ranh giới của các mảng thạch quyển trôi nổi trên Trái
Đất)
9. Khái niệm : mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học

thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred
Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ 20 và tách giãn đáy đại
dương trong thập niên 1960.
Nguyên lý
- Thạch quyển gồm 7 mảng kiến tạo lớn và 1 số mảng kiến tạo nhỏ


- Mỗi mảng kiến tạo này bao gồm cả phần lục địa và phần Đai dương trừ mảng
TBD chỉ có phần Đại dương .
- Các mảng liến tạo nhẹ, nổi lên trên 1 lớp v.c quánh dẻo thuộc phần trên của lớp
Manti.
- Chúng không đứng yên mà di chuyển trên lớp quánh dẻo này.
- Nguyên nhân :
- Do hoạt động của các dòng đối lưu v.c quánh dẻo đậm đặc và có tao độ trong tầng
Manti trên.
- Trong khi di chuyển các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc:


Tiếp xúc tách dãn : Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn mắc
ma sẽ trào lên tạo ra các dãy núi ngầm kèm theo hiện tượng động đất núi lửa….



Tiếp xúc dồn ép ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép dồn lại và nhô lên
hình thành các dãy núi cao ở lục địa, vực biển sâu ở ĐD sinh ra động đất núi lửa…
=>Kết luận: Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ trái
đất thường có các h/đ kiến tạo xảy ra, kèm theo là hiện tượng động đất núi lửa
Đặc điểm đới hội tụ, đới phân kỳ :
- Đới hội tụ : ranh giới hội tụ hay ranh giới mảng hội tụ, hay còn gọi là ranh giới
mảng phá hủy, là một vùng biến dạng một cách chủ động mà tại đó hai hay

nhiều mảng kiến tạo hay các mảnh vỡ của thạch quyển chuyển động ngược chiều
và va hút vào nhau, đồng thời gây ra hầu hết các trận động đất.
- Đới phân kỳ : ranh giới phân kỳ hay ranh giới mảng phân kỳ là một yếu tố
dạng tuyến nằm giữa hai mảng kiến tạo và hai mảng này chuyển động ngày càng
xa nhau. Các khu vực này có thể hình thành ở trên lục địa, nhưng gặp nhiều nhất ở
bồn đại dương.Hình thành các ranh giới tạo thành quần đảo núi lửa.

10. Biện pháp ứng phó :
- Trước động đất :
+ Các vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc.
+ Đặt các đồ đạc nặng xa khỏi cửa để không làm cản lối đi khi bị đổ.
+ Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường...
+ Những vật nặng dễ bể nên để gần mặt đất.
+ Dữ trữ nước uống đồ hộp, đèn pin, thuốc, băng gạc.
+ Chọn một điểm tập trung nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra


- Trong lúc động đất :
*Trong nhà
+ Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà nên chui xuống gầm bàn.
+ Tìm góc phòng đứng, tránh cửa kính.
+ Tránh xa những vật có thể rơi xuống.
+ Che mặt và đầu bằng sách báo tránh mảnh vụn.
+ Mất điện nên dùng đèn pin không nên dùng diêm tránh hỏa hoạn.
*Ngoài đường
+ Tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống đứng.
+ Đang trong lúc lái xe ngừng xe bên lề tránh cột điện và đường cầu,không chui
xuống gầm xe.
*Trong nhà cao tầng
+ Tuyệt đối không dùng thang máy, cũng không nên dùng thang bộ (vì cầu thang

có momen tần số dao động khác với phần khung của tòa nhà do đó có thể là bộ
phận yếu nhất,tốt nhất nên tìm một góc và tìm một vật tạo thành tam giác vàng)
+ Tránh khu vực cửa, đèn điện treo.
+ Khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào.
+ Nghiên cứa cho thấy có khá nhiều bị thương do cố chạy ra khỏi tòa nhà.
- Sau khi động đất.
+ Kiểm tra xem có ai bị thương, gọi cấp cứu, tạo tiếng động kêu cứu nếu nhà bị
sập.
+ Chuẩn bị cho các trận dư chấn.
+ Mở radio xem tin tức.
+ Nếu ngửi thấy mùi ga hay mùi lạ không tắt mở các thiết bị mở cửa sổ và chạy ra
ngoài.
+ Đến nơi đã chọn để tụ họp.
Các giải pháp giảm nhẹ ảnh hưởng :
- Hệ thống cảnh báo động đất.
- Có nhiều tổ chức theo dõi như hệ thống quốc gia về địa chất Mỹ là ANSS ngay
khi có động đất ANSS sẽ lập tức gửi thông báo cho các nhân viên chính phủ và cấp
cứu để kịp thời có giải pháo cần thiết.

11. Khái niệm : là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại
dương bị dịch chuyển chớp nhoáng trên một quy mô lớn.
Nguyên nhân : - Động đất đáy biển.
- Lở đất, núi lửa
- Thiên thạch.
Đặc điểm :


- Chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách
lớn qua đại dương mà mất rất ít năng lượng. Một trận sóng thần có thể gây thiệt hại
trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi nó phát sinh.

- Con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dăm/giờ khi tiến tới đất
liền, đáy biển trở nên nông và con sóng không thì di chuyển nhanh được vì thế nào
bắt đầu dựng đứng lên, phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên và
khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại.

12. Câu hỏi thi
Khi đang trên đất liền :
- Đang ở khu vực bãi biển : khi nhận được tin có sóng thần phải chạy ngay đến nơi
an toàn ở các bãi đất cao xa bờ biển từ 500m trở lên.
- Đang ở nơi đông người : ngay lập tức báo với ngừoi khác cùng chạy đến nơi an
toàn ở các bãi đất cao xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biết giúp đỡ trẻ em người già
sơ tán.
- Đang ở trong nhà trệt nhà thấp tầng : sơ tán sâu vào trong mặt đất chỉ mang theo
vận dụng quan trọng.
- Đang ở trong nhà cao tầng: di chuyển lên các tầng cao mở trống các cửa ở tâgnf
thấp.
- Đang trẻn đường: không được đi ra hướng biển.
13. Khái niệm : là núi có miệng ở đỉnh qua đói từng thời kỳ các chất khoáng nóng
chảy ở nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài.


Hiện tượng phun trào : núi lửa phun là hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các
hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác với các vỏ thạch quyển di chuyển trên
lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun một phần năng lượng ẩn sâu trong
lòng hành tinh được giải phóng.
14. Câu hỏi thi
Thang đo núi lửa :
Cấp núi lửa.

Hiện tượng hậu quả


V.0

Khói bốc mấy trăm thậm chí hàng ngàn mét,khí độc tràn ra
ngoài môi trường, môi trường bị thay đổi hệ sinh thái xung
quanh bị phá hủy.

V.1

Các rừng nguyên sinh bị xới tung, động vật hoang dã chết
dung nham bắn lên cao giống một vụ khủng bố bom nhiệt


hạch
V.2

Có dấu hiệu tràn dung nham ra ngoài với tần suất lớn và dày
đặc,mọi thứ thành bình địa

V.3

Mức độ hủy hoại cao nhất toàn bộ bị xóa sổ và san phẳng
trong dung nham và có thể quay trở về thời kỳ cổ đại.

15. Khái niệm : là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết
cực đoan, gió mạnh và mưa lớn, các cơn dông.
Là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lơn do có sự xuất hiện và hoạt động cảu
các khu áp thấp khơi sâu.
Phân loại :
- Theo mức độ:

+ Áp thấp nhiệt đới: gió xoáy có cấp Beaufort từ 6-7 trên diện rộng, gió yếu hơn 63
km/h
+ Bão: Gió nhanh hơn 63 km/h cấp 8,gió xoáy từ cấp 8 trở nên trên diện rộng, có
thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão.
+ Bão to: gió mạnh hơn 118 km/h cấp 12 được gọi là bão to với cuồng phong
(typhoon)
+ Bão rất to hay siêu bão: gió nhanh hơn 241 km/h (super typhoon)
- Theo nơi hình thành :
+ Trên Đại Tây Dương: hurricanes
+ Trên Thái Bình Dương : typhoons
+ Trên Ấn Độ Dương : cyclones.
So sánh : Xem slide chương 5 trang 16 – 19
16. Điều kiện hình thành :
- Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào hơi
nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đẩy lên cao, tại khu
vực đó 1 tâm áp thấp hình thành.
- Do sự chênh lêch khí áp không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào.
Cấu tạo : Một cơn bão nhiệt đới trưởng thành bao gồm một hoàn lưu ngang gần
đối xứng và một hoàn lưu đứng. Các hoàn lưu này đôi khi được gọi là hoàn lưu sơ
cấp và hoàn lưu thứ cấp. Sự kết hợp của 2 hoàn lưu tạo thành một dạng chuyển
động xoáy ốc. Không khí hội tụ theo hình xoắn ốc vào khu vực trung tâm của bão


ở mực thấp, hầu hết dòng thổi vào bị giới hạn trong lớp biên mỏng có độ dày cỡ
500 m đến 1000 m.
Câu hỏi thi.
17. Câu hỏi thi.
18. Định nghĩa : Các khối frông nằm giữa các khối Hadley(frong nóng) và
Polar(frong lạnh) dịch chuyển luồng không khí từ các khối Hadley về phía các khối
Polar và ngược lại.

Nguyên nhân : Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã
dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa.Dọc các frông nóng(khối khí nóng
đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh(khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng),
không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa
trên cả 2 frông nóng và lạnh.Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua(xích
đạo) thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
Khái niệm : Không khí được đưa lên cao dọc theo một đường, đường đó gọi là dải
hội tụ.
So sánh : - Hai khối khí ở 2 bên Frông có sự khác biệt nhau về tính chất vật
lý( nhiệt độ, áp suất, độ ẩm ,... ).
- Hai khối khí ở 2 bên Dải hội tụ nhiệt đới đều là khối khí nóng ẩm không khác
nhau về t/c vật lý.
19. Khái niệm : Mây vũ tích (Cb) độ cao trung bình 1-2 km Là những khối mây
tích dầy, đặc có độ phát triển lớn, dữ dội theo chiều thẳng đứng, nhô lên thành hình
những trái núi và những ngọn tháp cao đến hàng nhiều km.
Đặc điểm : Phần trên của mây Cb được cấu tạo bởi những tinh thể băng. Nhiều
khi chúng có kiến trúc sợi dạng những cái gọi là đe hoặc bó hoa. Mây Cb cho mưa
lớn, mưa rào to và có kèm theo rông sấm chớp. Phần lớn mây Cb phát triển từ mây
Cucon. Mây Cb gồm những hạt nước và riêng ở bộ phận trên bằng tinh thể đá.
Mây vũ tích là loại mây nguy hiểm sinh ra mưa lớn và sấm sét ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động của con người.
Khái niệm : Mây vũ tầng (Ns) độ cao trung bình 1-2 km có dạng là một lớp thấp
hoàn toàn không định hình có màu xám, thường tối do nó khá dầy để che khuất
mặt trời.
Đặc điểm : Mây này cho mưa thường liên tục nhưng không lớn. Mây này có dạng
đều và thường nhìn nó có cảm giác được chiếu sáng từ bên trong. Mây này thường
gây mưa kéo dài, ở các vùng ôn đới nó cho mưa tuyết. Mây này cũng gây ảnh


hưởng đến tầm nhìn của hoạt động bay khi bay xuyên mây.

20. Định nghĩa : là hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một
đám mây dông xuống tới mặt đất.
Nguồn gốc hình thành :
- Lốc xoáy phát triển từ một cơn dông.
- Phần lớn lốc xoáy được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt là mây dông
tích điện.
- Đầu tiên tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không
trung.
- Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển đi xuống mặt đất ở phía bên
kia của cơn bão.
Đặc điểm :
- Đường kính có thể thay đổi từ vài chục cho tới vài kilomet.
- Trên đường di chuyển nó có thể phá hủy mọi thứ kể cả nhà gạch kiên cố nên vòi
rồng cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm.
- Nhìn từ xa vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng tùy thuộc thứ mà nó cuốn
theo.



×