Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Bài tập học kỳ KHOA HỌC ĐIỀU TRA TỘI PHẠM thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.47 KB, 46 trang )

ĐỀ 2 : Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm
hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông tại Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ được hiểu là nơi xảy ra vụ tai
nạn giao thông đường bộ. Thông qua công tác khám nghiệm hiện trường Cơ quan
điều tra kịp thời phát hiện, thu thập các dấu vết phanh, vết lốp, vết cày xước mặt
đường, dấu vết va quẹt để lại trên các phương tiện giao thông, các dấu vết mảnh vỡ
của phương tiện để lại trên mặt đường do các phương tiện giao thông khi gây tai
nạn tạo nên và các tình tiết khác của vụ việc mang tính hình sự... Kết quả của khám
nghiệm hiện trường là một trong những căn cứ quan trọng giúp Cơ quan điều tra
nhận định có hay không dấu hiệu tội phạm để xem xét quyết định khởi tố hay
không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Để đảm bảo công tác khám nghiệm
hiện trường được tuân thủ đúng quy định của pháp luật, việc phát hiện, ghi nhận,
thu thập, bảo quản các dấu vết, vật chứng của vụ phạm tội được đầy đủ, toàn diện,
khách quan, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định Viện kiểm sát nhân dân
có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Thực hiện tốt công tác
này sẽ giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tai nạn giao thông đường
bộ đạt hiệu quả, chất lượng cao.
Những năm qua, các vụ xâm phạm trật tự giao thông đường bộ cơ bản được
điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân, góp phần
ổn định trật tự, an toàn giao thông trong tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn một số vụ án bị
tồn đọng, kéo dài, sau đó phải đình chỉ vì không chứng minh được tội phạm. Trong
đó có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là thiếu
sót, sai phạm trong quá trình phát hiện, thu thập chứng cứ tại hiện trường.

1


NỘI DUNG
I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KHÁM NGHIỆM HIỆN
TRƯỜNG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ


1. Công tác khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ
1.1. Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác khám nghiệm hiện trường
Hiện trường vụ án hình sự là khu vực hoặc địa điểm xảy ra sự kiện phạm tội; nơi
để lại dấu vết hoặc phát hiện thấy hậu quả của sự kiện phạm tội (ví dụ: xác chết và
các vật chứng khác), cũng có thể là nơi kẻ phạm tội chuẩn bị thực hiện tội phạm.
Thông thường, hiện trường vụ án hình sự là nơi tập trung các dấu vết, thông tin
phản ánh về diễn biến của tội phạm, người phạm tội, người bị hại, phương thức,
thủ đoạn phạm tội...
Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động tố tụng hình sự, đồng thời là một biện
pháp nghiệp vụ cấp bách được thực hiện trong quá trình điều tra vụ án hình sự,
nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu đánh giá các dấu vết cũng như những thông
tin vật chất khác có trên hiện trường, phục vụ cho công tác điều tra, khám phá vụ
án và phát hiện xử lý người phạm tội theo pháp luật.
Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, thì khám nghiệm hiện trường là một hoạt
động điều tra đặc biệt quan trọng và có tính đặc thù. Những sai sót trong công tác
khám nghiệm hiện trường rất khó khắc phục, vì sau khi đã khám nghiệm, do nhiều
yếu tố khách quan tác động mà những dấu vết, vật chứng bị bỏ sót, không thu thập
được sẽ bị mất mát hoặc biến dạng, phân huỷ khó có thể phục hồi. Vì vậy, mỗi
Kiểm sát viên, Điều tra viên đều phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa và vai trò của công
tác khám nghiệm hiện trường để thực hiện tốt, nhằm đảm bảo cho hoạt động khám

2


nghiệm hiện trường được thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và
đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ điều tra, xử lý tội phạm.
1.2. Khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ
Cơ sở pháp lý: Căn cứ Điều 150 Bộ luật TTHS năm 2003, Điều 201 Bộ luật TTHS
năm 2015 quy định về khám nghiệm hiện trường.
1.2.1. Đặc trưng của hiện trường tai nạn giao thông đường bộ

Tai nạn giao thông đường bộ là một loại tai nạn xã hội, do một bên hoặc nhiều bên
tham gia giao thông, do phương tiện cơ giới hoặc không cơ giới, đang vận chuyển
trên đường giao thông đường bộ, đã có nhiều thiết sót về các biện pháp an toàn
hoặc do vô ý hay do những tình huống bất ngờ xảy ra không kịp phòng ngừa để
gây ra thiệt hại về người, tài sản, phương tiện, gây mất trật tự công cộng.
Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ được hiểu là nơi xảy ra vụ tai nạn giao
thông trên đường bộ. Cơ quan chức năng cần khám nghiệm để phát hiện, thu thập,
đánh giá các dấu vết, vật chứng, các tin tức, tài liệu có liên quan tại hiện trường,
phục vụ điều tra xử lý vụ việc đúng pháp luật.
Hiện trường tai nạn giao thông có một số điểm đặc trưng riêng như:
- Địa điểm xảy ra vụ việc là trên đường giao thông đường bộ, có thể là đường quốc
lộ, đường tỉnh lộ, đường liên huyện hoặc liên xã... Vì vậy, lưu lượng xe cộ, phương
tiện, người xuất hiện nhiều, thậm chí có cả động vật. Đặc trưng này làm ảnh hưởng
lớn đến công tác bảo vệ hiện trường và khám nghiệm hiện trường.
- Vụ tai nạn giao thông xảy ra thường mang tính bất ngờ, không định trước về thời
gian và không gian, địa điểm, số lượng người tham gia và diễn ra trong khoảnh

3


khắc nhanh chóng, do đó việc phát hiện, lưu giữ, lấy lời khai của người làm chứng
rất khó khăn.
- Tai nạn giao thông đường bộ thường để lại hậu quả làm tổn hại đến sức khoẻ, tính
mạng của những người tham gia giao thông, thiệt hại về phương tiện, tài sản. Do
đó, khi có vụ tai nạn giao thông đường bộ thường kèm với các hoạt động cứu chữa
người, tài sản. Chính vì thế, phần lớn hiện trường tai nạn giao thông không nguyên
vẹn.
- Hiện trường tai nạn giao thông có nhiều người chứng kiến, nhưng ít có người
chứng kiến đầy đủ, chi tiết toàn bộ diễn biến vụ tai nạn; những người chứng kiến
vụ tai nạn giao thông thường không có điều kiện ở lâu tại hiện trường để giúp các

cơ quan có thẩm quyền trong công tác điều tra.
- Vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thường để lại ở hiện trường hệ thống dấu
vết, vật chứng trên phạm vi rộng. Các dấu vết, vật chứng phản ánh đối tượng tham
gia giao thông và sự tác động của các đối tượng này vào nhau, vào hiện tượng. Đặc
trưng này là một thuận lợi nếu lực lượng khám nghiệm thực hiện đúng quy trình
khám nghiệm và có chuyên môn nghiệp vụ.
1.2.2. Quy trình khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ
* Những việc phải làm tại hiện trường trước khi khám nghiệm
- Tiếp nhận các công việc và nghe báo cáo tình hình vụ tai nạn giao thông
của lực lượng bảo vệ hiện trường. Nếu tại hiện trường còn tồn tại các tình huống
cấp bách như: Người bị tai nạn chưa được cấp cứu, phương tiện, tài sản đang bị
cháy, ách tắc giao thông, có đủ căn cứ để truy đuổi xe gây tai nạn… phải tiến hành
áp dụng các biện pháp để giải quyết các tình huống đó;
- Mời người chứng kiến tham dự khám nghiệm hiện trường;
4


- Quan sát toàn bộ địa điểm xảy ra tai nạn để xác định phạm vi hiện trường,
vị trí dấu vết, nạn nhân, phương tiện, nhận định hiện trường còn nguyên vẹn hay đã
bị xáo trộn, hay hiện trường giả;
- Xác định phạm vi khám nghiệm, phương pháp khám nghiệm, xác định
điểm và vật chuẩn để định vị vị trí phương tiện, dấu vết…khi tiến hành khám
nghiệm và vẽ sơ đồ;
- Kiểm tra lại các thiết bị, phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác khám
nghiệm hiện trường.
* Quan sát hiện trường:
- Phát hiện, xác định vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện để
lại trên hiện trường;
- Đánh dấu vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện, sơ bộ ghi
nhận các dấu vết liên quan đến tai nạn trên phương tiện;

- Chụp ảnh (quay camera nếu có) hiện trường chung; hiện trường trung tâm,
từng phần hiện trường; chụp ảnh dấu vết, vật chứng có liên quan; chú ý khi chụp
ảnh dấu vết, vật chứng nhất thiết phải đặt thước tỷ lệ;
- Đo và vẽ sơ đồ hiện trường chung (thường vẽ theo phương pháp vẽ mặt
bằng);
- Thu thập dấu vết, vật chứng, bảo quản và lấy mẫu so sánh (nếu thấy cần
thiết) theo đúng quy định của pháp luật;
- Tiến hành đo chiều rộng mặt đường, xác định tim đường.
* Khám nghiệm tỉ mỉ:
5


- Khám nghiệm tỉ mỉ nơi xảy ra tai nạn:
+ Tiến hành đo xác định vị trí của phương tiện trên hiện trường: Đo khoảng
cách từ hình chiếu vuông góc của trục bánh trước bên phải phương tiện gây tai nạn
xuống mặt đường đến mép đường bên phải, sau đó đo tiếp khoảng cách từ mép
đường bên phải đến cột mốc, đo vị trí trục bánh sau tiến hành tương tự. Đo khoảng
cách trục trước và trục sau bên phải, bên trái, đo khoảng cách giữa hai trục trước,
hai trục sau. Đo khoảng cách trục trước, trục sau đến tim đường.
Đối với hiện trường có xe máy cần mô tả rõ loại xe, màu sơn, tình trạng, tư
thế, chiều hướng của xe. Đo khoảng cách từ trục trước, trục sau của xe so với cột
mốc đã chọn, với mép đường bên phải, với điểm gần nhất của phương tiện gây tai
nạn.
+ Đối với hiện trường có người bị thương, người chết: Tiến hành ghi nhận
dấu vết trên thân thể người bị nạn bằng cách lập biên bản và phác họa ghi nhận các
dấu vết trên thân thể người bị nạn để phục vụ cho công tác điều tra giải quyết tai
nạn giao thông.
Trường hợp nạn nhân bị thương, việc ghi nhận các thương tích trên da thịt,
quần áo của nạn nhân cần có sự hỗ trợ của cơ quan y tế, nơi cấp cứu nạn nhân;
Trường hợp nạn nhân đã chết: Tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy định

tại Điều 151 Bộ luật TTHS. Cần xác định tư thế, trạng thái của nạn nhân tại hiện
trường, xác định giới tính, trạc tuổi, chiều cao, thể trạng. Mô tả đầy đủ các thương
tích trên tử thi, phát hiện và thu giữ, bảo quản giấy tờ, đồ đạc, tư trang hành lý của
nạn nhân. Trên cơ sở khám nghiệm tử thi và giám định pháp y sẽ xác định được
nạn nhân chết do: Phương tiện đang chuyển động đâm, va quẹt, chèn...vào cơ thể
nạn nhân; nạn nhân rơi, ngã từ phương tiện đang chuyển động xuống đường; do va
đập, dồn nén ngay trong phương tiện hay do nguyên nhân nào khác.
6


- Khi khám nghiệm nơi xảy ra tai nạn chú ý phát hiện, thu thập những dấu
vết, vật chứng:
+ Đối với dấu vết phanh cần làm rõ: Số lượng các dấu vết phanh, khoảng
cách giữa các dấu vết phanh, chiều dài, chiều rộng của từng vết phanh, khoảng
cách điểm kết thúc vết phanh đến điểm tiếp xúc của lốp xe với mặt đường của lốp
đã gây ra vết phanh, khoảng cách từ điểm bắt đầu và điểm kết thúc của dấu vết
phanh đến mép đường bên phải, tình trạng dấu vết phanh liên tục hay ngắt quãng,
màu sắc dấu vết phanh, độ đậm, nhạt, chiều hướng đậm, nhạt. Tiến hành chụp ảnh
dấu vết phanh, vẽ sơ đồ dấu vết phanh.
+ Đối với dấu vết vân lốp xe: Cần xác định rõ loại vân lốp, đặc điểm cá biệt,
chiều hướng chuyển động.
+ Dấu vết máu: Mô tả rõ tình trạng khô, ướt, vũng, nhỏ giọt, quệt, phun,
thấm… làm rõ kích thước, màu sắc, hình dạng, chiều hướng.
+ Các loại dấu vết khác như: Mảnh vỡ, bùn đất, sơn, kính, gỉ sắt, chất lỏng,
hàng hoá, vật liệu, vết cày xước trên đường...cần làm rõ loại, hình dạng, kích
thước, trạng thái, chiều hướng, vị trí bằng các phương pháp mô tả, chụp ảnh, vẽ sơ
đồ.
Những dấu vết dễ bị thay đổi hoặc biến mất cần được khám nghiệm và bảo
quản ngay tại hiện trường như dấu vết máu, lông, tóc, da thịt, xăng dầu...
* Khám nghiệm cầu, kỹ thuật đường, bến phà liên quan đến vụ tai nạn giao

thông:
- Đối với cầu:

7


+ Đo chiều dài cầu, bề rộng mặt cầu, chiều dài nhịp, số trụ cầu…so với chỉ
tiêu kỹ thuật cầu;
+ Mô tả, ghi nhận hệ thống báo hiệu đường bộ như: Biển báo, vạch kẻ
đường, cọc tiêu trên cầu và hai đầu cầu;
+ Mô tả, ghi nhận vết nứt, vỡ, hư hỏng…trên cầu nơi xảy ra tai nạn;
+ Kiểm tra, xem xét dấu vết do tai nạn để lại trên mặt cầu, thành cầu.
- Đối với đường, bến phà cần mô tả ghi nhận:
+ Đặc điểm đoạn đường, mặt đường nơi xảy ra tai nạn như: Bằng phẳng hay
lên dốc, xuống dốc; thẳng hay cong sang phải, sang trái; tầm nhìn bị che khuất hay
không bị che khuất; mặt đường phẳng, nhẵn hay lồi, lõm, nứt vỡ, trơn trượt;
+ Loại mặt đường (bê tông xi măng, bê tông nhựa, đá răm, đất);
+ Hệ thống báo hiệu đường bộ: Biển báo, cọc tiêu, vạch kẻ đường;
+ Một số chỉ tiêu kỹ thuật đường: Độ dốc dọc; tầm nhìn nhỏ nhất theo chiều
dọc (nếu có độ dốc lớn), tầm nhìn theo chiều ngang; chỉ tiêu kỹ thuật thực
tế so với thiết kế đường;
+ Ghi nhận các dấu vết của vụ tai nạn để lại trên đường, bến phà.
* Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông
- Mục đích khám nghiệm nhằm phát hiện và ghi nhận những dấu vết liên
quan đến vụ tai nạn, qua đó đánh giá về cơ chế hình thành dấu vết đâm, va chạm
với các phương tiện khác hoặc chướng ngại vật, từ đó giúp cán bộ điều tra xác định
điểm va chạm đầu tiên của phương tiện; ghi nhận tình trạng thiệt hại của phương
tiện, tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện trước và sau tai nạn.
8



- Tiến hành khám nghiệm, thu thập, bảo quản, ghi nhận các dấu vết, hư hỏng
của phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông. Kiểm tra an toàn kỹ thuật
phương tiện cơ giới.
- Các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được khám
nghiệm ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường. Nếu có nhiều phương tiện
thì phải tiến hành khám lần lượt từng phương tiện. Kết quả khám nghiệm, phải
được ghi rõ ràng, đầy đủ vào biên bản khám nghiệm phương tiện. Những người
tham gia khám nghiệm và người điều khiển phương tiện hoặc chủ xe, phụ xe, chủ
hàng phải ký tên vào biên bản.
Quy trình khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn
giao thông:
- Khám phương tiện:
+ Đối với xe ôtô: Cần đo kích thước chiều dài, rộng của xe; chiều ngang của
lốp bánh xe; các cầu xe; chiều rộng của bánh xe trước, sau, giữa; chiều cao của xe
(cabin, thành xe, vỏ xe); xem xét và khám từ trước ra sau, từ phải qua trái, từ trên
xuống dưới kể cả gầm xe (tránh bỏ sót và trùng lặp); kiểm tra, xem xét tỉ mỉ vị trí,
kích thước, chiều hướng, màu sắc, các dấu vết để lại trên phương tiện. Cần chú ý
ghi nhận các dấu vết đó đến vật chuẩn trên xe hoặc trên mặt đường; chụp ảnh ghi
nhận vị trí, kích thước dấu vết (phải có thước tỉ lệ); thu lượm dấu vết, vật chứng
hoặc lấy mẫu so sánh và trưng cầu giám định chuyên môn; đánh giá và ghi nhận
những hư hỏng, thiệt hại do tai nạn gây ra. Sau khi khám ngoài xong thì tiến hành
khám trong. Cần khám từ trên xuống dưới, từ phải qua trái; ghi nhận các dấu vết
phát sinh do tai nạn gây ra; đánh giá và ghi nhận vị trí của cần tay số, xi nhan, cần
gạt mưa, chỉ số trên bản các đồng hồ... của ôtô.

9


+ Đối với xe môtô, xe gắn máy: Cũng khám giống như đối với xe ôtô. Ngoài

ra cần chú ý đo bề rộng lốp trước, sau; chất lượng hoa vân lốp; các dấu vết ở ghi
đông xe, giá để chân, yên xe, cần phanh (tay, chân), cần số, vị trí cần số (ở số
mấy), các công tắc đèn, gương. Phải xác định được dấu vết nào va chạm với chi
tiết, bộ phận nào của phương tiện khác, vật khác hoặc trên đường; xác định rõ điểm
va chạm đầu tiên, các điểm va chạm tiếp theo và điểm cuối cùng. Trên cơ sở đó,
đánh giá vị trí tương ứng trên phương tiện liên quan.
- Kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ:
+ Kiểm tra trang thiết bị kỹ thuật của phương tiện để phát hiện sự cố hư
hỏng, thiếu thiết bị hoặc thiết bị kỹ thuật không đảm bảo an toàn để xác định xem
có phải nguyên nhân tai nạn do kỹ thuật xe hay không?
+ Đối với hệ thống phanh, nếu xe còn hoạt động thì phải tiến hành kiểm tra
thực nghiệm hệ thống phanh trên băng truyền hoặc ngoài đường để có kết luận
hiệu lực. Trường hợp có dấu hiệu xác định tai nạn giao thông liên quan đến kỹ
thuật phương tiện thì đề nghị trưng cầu giám định chuyên môn để có căn cứ kết
luận chính xác.
* Khám nghiệm tử thi (nếu nạn nhân đã chết) hoặc xem xét dấu vết trên thân
thể (nếu nạn nhân còn sống)
- Cơ sở pháp lý: Căn cứ Điều 151 Bộ luật TTHS năm 2003, Điều 202 Bộ
luật TTHS năm 2015 quy định về khám nghiệm tử thi. Tiến hành lập biên bản và
mô tả, ghi nhận các dấu vết trên thân thể người bị nạn để phục vụ cho công tác
điều tra giải quyết tai nạn giao thông. Nếu nạn nhân còn sống thì việc ghi nhận các
thương tích trên da thịt, quần áo của nạn nhân phải được sự đồng ý của cơ quan y
tế, nơi cấp cứu nạn nhân. Nếu nạn nhân đã chết thì việc tiến hành khám nghiệm do
bác sĩ pháp y tiến hành.
10


- Nghiên cứu phát hiện, đánh giá các loại thương tích: Thương tích trên
người nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông được hình thành là do phương tiện
đang chuyển động hoặc các bộ phận của xe như đầu xe, bậc lên xuống đâm hay va

đập vào người. Thương tích cũng có thể là do nạn nhân va đập với mặt đường. Bao
gồm các loại thương tích như: Thương tích do rơi, ngã từ phương tiện đang chuyển
động; thương tích do va đập, dồn nén ngay trong phương tiện; thương tích do chèn
ép giữa các phương tiện, giữa phương tiện với chướng ngại vật; thương tích do
phương tiện lăn qua, kéo lê nạn nhân, ...
- Khi nghiên cứu, đánh giá dấu vết, thương tích trên người nạn nhân, cần xác
định đây thực sự có phải là vụ tai nạn giao thông hay không? Nếu đúng là vụ tai
nạn giao thông thì tổn thương do nguyên nhân nào gây nên? Thương tích nào quyết
định cái chết? Dấu vết thương tích là do trực tiếp phương tiện gây nên hay do gián
tiếp làm nạn nhân ngã, hoặc nạn nhân tự ngã dẫn đến chết? Mặt khác, cần nghiên
cứu, đánh giá xem trên người nạn nhân, ngoài dấu vết thương tích do tai nạn thì
còn có tổn thương do bệnh lý cũ nào không? Tổn thương và bệnh lý cũ có liên
quan và ảnh hưởng gì đến tổn thương do tai nạn hay không?
- Từ dấu vết thương tích trên người nạn nhân, xác định tư thế, tình huống
xảy ra tai nạn, xác định điểm va chạm giữa người và phương tiện nhằm xác định
lỗi. Cũng cần phát hiện ra những trường hợp bị một tai biến bệnh lý khác ngẫu
nhiên xảy ra trước, trong hoặc ngay sau khi xảy tai nạn giao thông. Việc khám
nghiệm giám định tử thi và thương tích trên người nạn nhân trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ là việc làm bắt buộc.
* Kết thúc khám nghiệm
- Hội ý rút kinh nghiệm: Rà soát lại toàn bộ nội dung đã tiến hành trong quá
trình khám nghiệm. Đánh giá những nội dung đã đạt yêu cầu, phát hiện những
11


thiếu sót cần bổ sung. Thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường và lấy chữ ký
xác nhận của các thành viên tham gia khám nghiệm ngay tại hiện trường. Hoàn
thiện hệ thống sơ đồ phác thảo.
- Tổ chức đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng đã phát hiện, thu thập được tại
hiện trường nhằm khai thác thông tin phục vụ hoạt động điều tra:

Những dấu vết, vật chứng cần tập trung đánh giá gồm:
+ Dấu vết lốp xe ở hiện trường: Dấu vết lốp xe được hình thành tại hiện
trường là do sự tác động trực tiếp của bề mặt lốp xe với mặt đường, đặc điểm dấu
vết lốp xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kết cấu kỹ thuật của đường (độ cứng,
độ mềm, độ trơn, độ nhẵn…); đặc điểm kỹ thuật của lốp xe; tình trạng kỹ thuật của
xe; tốc độ xe chạy… Khi tiến hành đánh giá dấu vết lốp xe cần căn cứ vào các tiêu
chí sau:
Số lượng, vị trí dấu vết lốp xe: Căn cứ số lượng, vị trí của dấu vết lốp xe có
thể xác định được số lượng của bánh xe và là cơ sở để xác định loại phương tiện
(xe đạp, mô tô, máy kéo, ô tô, xe bò, xe mô tô hai bánh hay ba bánh...). Khi nghiên
cứu dấu vết lốp xe tại hiện trường cần tiến hành trong phạm vi dài, rộng, đặc biệt
chú ý những vị trí xe đi vòng, chỗ xe tránh chướng ngại vật;
Chiều rộng mặt lốp: Nếu xe ô tô chở đúng trọng tải, bơm hơi vào bảo đảm
đúng kỹ thuật, thì dấu vết lốp xe phản ánh toàn bộ hoa vân của lốp trên mặt đường.
Theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì chiều rộng mặt lốp tương đương 2/3 chiều rộng của
lốp. Do đó, nếu xác định được chiều rộng hoa vân của lốp để lại trên mặt đường sẽ
xác định được chiều rộng của lốp xe;
Loại hoa vân của lốp: Mỗi loại xe, kiểu xe có hoa vân lốp khác nhau, mặc dù
kích thước cỡ lốp xe nhiều loại bằng nhau. Do vậy, từ loại hoa vân của lốp tại hiện
12


trường, có thể nhận định được loại xe gây ra dấu vết đó. Trong thực tế trên một
chiếc xe ô tô có thể nhiều loại lốp khác nhau, từ việc xác định loại hoa vân lốp có
thể xác định được tình trạng này;
Đường kính vành ngoài của lốp: Muốn xác định đường kính vành ngoài của
lốp xe từ dấu vết lốp, trước hết phải xác định được chu vi vòng ngoài của lốp. Chu
vi vòng ngoài của lốp xe chỉ xác định được khi bánh xe chuyển động được ít nhất
là hết một vòng quay và trên vân lốp có ít nhất là một đặc điểm riêng ổn định, khi
đó chu vi vòng ngoài của lốp được xác định bằng chiều dài khoảng cách lặp lại của

đặc điểm trên vân lốp. Ví dụ: Đặc điểm riêng của vân lốp là A, khi quay một vòng
đặc điểm A sẽ lặp lại và coi là A1, Khoảng cách từ A đến A1 chính là chu vi vòng
ngoài của lốp xe. Muốn tính đường kính vành ngoài của lốp xe, lấy chu vi vòng
ngoài của lốp chia cho số pi (3,14);
Khoảng cách của hai bánh xe trên cùng một trục: Có nhiều phương pháp đo,
thông thường đo khoảng cách hai điểm thể hiện rõ nhất trung tâm của hai dấu vết
lốp trước, lốp sau hoặc đo khoảng cách cạnh phải dấu vết lốp bên phải và cạnh trái
dấu vết lốp bên trái, khoảng cách giữa hai điểm đó là khoảng cách hai bánh xe trên
cùng trục trước hoặc trục sau;
Khoảng cách giữa trục trước và trục sau của xe: Khi xe đỗ trên nền đất
mềm, hoặc khi lùi hay xe bị phanh đột ngột tạo vết phanh “cháy đường” sẽ xác
định được trung tâm của hai vết lốp xe trước và sau. Khoảng cách đo được từ hai
vết đó chính là khoảng cách giữa hai trục trước và sau của xe.
+ Dấu vết phanh: Nếu xe đang chuyển động với tốc độ cao, bị phanh đột
ngột các bánh xe sau ngừng quay. Theo quán tính, xe tiếp tục chuyển động một
khoảng cách nhất định rồi mới dừng hẳn, các bánh xe cọ xát trực tiếp vào mặt
đường tạo ra vết lốp “cháy đường”, đó chính là dấu vết phanh. Dấu vết phanh
13


không rõ hoa vân của lốp. Độ dài, ngắn, to, nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Loại xe, tốc độ, trọng tải của xe, đặc điểm mặt đường, độ dốc của đường… Nhìn
chung, nếu tốc độ lớn, trọng tải nặng, mặt đường trơn thì dấu vết càng đậm, càng
dài và ngược lại.
Trong hoạt động điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường bộ, đánh giá
dấu vết phanh tại hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định chính
xác tốc độ của phương tiện trước khi gây tai nạn, xác định phần đường mà phương
tiện đã chiếm dụng, trạng thái tâm lý của người điều khiển phương tiện, tình trạng
kỹ thuật của phương tiện trước và trong khi gây tai nạn, chiều hướng chuyển động
của phương tiện đối với các vụ sau khi gây tai nạn đã chạy khỏi hiện trường.

+ Đánh giá dấu vết để xác định một số tình trạng kỹ thuật của xe:
Tình trạng kỹ thuật của phanh: Nếu phanh bảo đảm kỹ thuật thì sau khi đạp
phanh, má phanh có tác dụng ngay tức khắc tới bánh xe làm cho các bánh xe
ngừng quay, trên mặt đường sẽ tạo ra các dấu vết trượt của lốp, các vết này thẳng
và có chiều dài bằng nhau. Nếu vết phanh nói trên không thẳng, không bằng nhau
hoặc đứt quãng thì chứng tỏ má phanh “ăn” không đều. Nếu vết trượt lệch sang
phải chứng tỏ má phanh bên trái không “ăn” và ngược lại. Trường hợp phanh trước
“ăn”, phanh sau không “ăn”, thì xe sẽ quay ngang sang phải hoặc sang trái, các vết
phanh trên mặt đường chứng minh điều đó.
Các-te bị hở, thủng: Khi các-te bị hở, thủng dầu máy sẽ chảy ra nhiều hay ít
tuỳ thuộc mức độ hở, thủng của các-te... Khi xe dừng lại một vị trí nào đó, dầu sẽ
chảy ra thành vũng. Đặc biệt khi xe phanh đột ngột hoặc va quẹt vào vật khác
thường số lượng dầu ở các-te chảy ra nhiều hơn. Tại hiện trường, dấu vết dầu nhỏ
giọt xen lẫn giữa dấu vết lốp xe.

14


Vành bánh xe có độ dơ lớn: Khi xe chuyển động, đặc biệt khi chuyển động
với tốc độ lớn sẽ để lại dấu vết lốp xe dạng lượn sóng. Nếu cả hai lốp xe cùng trục
có độ dơ như nhau thì vết lốp lượn sóng thường song song đồng bộ với nhau. Nếu
một bên lốp dơ, bên kia không dơ thì dấu vết lốp bên dơ sẽ lượn sóng, bên không
dơ thẳng.
+ Đánh giá dấu vết để xác định hướng xe chuyển động: Trong quá trình
khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông đường bộ, việc xác định chính
xác hướng xe chạy đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là những vụ sau khi gây tai
nạn, xe gây tai nạn chạy trốn khỏi hiện trường. Khi khám nghiệm hiện trường, cán
bộ điều tra cần khẩn trương nghiên cứu, đánh giá những dấu vết ở hiện trường để
xác định hướng xe chạy. Qua đó, có thể tổ chức lực lượng truy bắt thủ phạm hoặc
tìm cách thông tin nhanh nhất tới các trạm kiểm soát giao thông cũng như chính

quyền địa phương kiểm tra, tạm giữ người và phương tiện, phục vụ quá trình điều
tra.
Để xác định hướng xe thoát khỏi hiện trường cần đánh giá hệ thống dấu vết:
Dầu, nước, đất, cát, than... rơi ra từ phương tiện để lại trên mặt đường. Khi đánh
giá cần quan sát kỹ hình dạng, chiều hướng của dấu vết. Dấu vết thường có hình
hoa chuối, hình chai có hai đầu, một đầu to, tù và đầu kia thon nhỏ, nhọn. Hướng
xe chạy về phía đầu thon, nhọn của dấu vết. Khi bánh xe lăn qua vũng nước, bùn,
vết bùn, nước sẽ bắn tung về phía trước theo hướng xe chạy. Các vết bùn, nước tạo
hình hoa chuối, hình chai, thì đầu thon nhỏ của dấu vết chỉ hướng
xe chạy. Xe chạy trên đường có bùn, đất... khi tiếp xúc đường nhựa rồi chạy trên
đường nhựa, dấu vết lốp xe có màu bùn, đất sẽ in lên mặt đường nhựa từ đậm đến
mờ dần. Hướng xe chạy được xác định theo hướng dấu vết từ đậm đến nhạt.
Ngược lại, khi xe chạy từ đường nhựa vào đường đất, dấu vết in trên đường nhựa
15


không có màu (đất, bùn) khi lốp xe tiếp xúc đường đất, bùn... sẽ tạo thành dấu vết
lõm. Khi bánh xe lăn qua chướng ngại vật trên mặt đường sẽ tạo ra sự đứt quãng
của dấu vết lốp xe, sự đứt quãng cách chướng ngại vật một khoảng cách nhất định.
Phía dấu vết đứt quãng là hướng xe chạy. Bánh xe lăn trên bãi cỏ, cây nhỏ sẽ bị
dẹp xuống, hướng dẹp xuống của cây, cỏ là hướng xe chạy. Bánh xe lăn qua cành
cây, que nhỏ, cây que gẫy theo hình chữ V, hướng mở của chữ V là hướng xe chạy.
Xe chạy với tốc độ vừa phải, bánh xe lăn qua đất bụi hoặc mặt đường có lớp cát
khô, mỏng thì cạnh vết lốp sẽ có vết đất, cát xòe ra hình rẻ quạt. Chiều vuốt của rẻ
quạt là hướng xe chạy. Bánh lăn qua những viên gạch, đá nhỏ nằm dưới đất mềm.
Sự tác động của bánh xe làm các vật nói trên rời khỏi vị trí tạo ra khe hở nhỏ, phía
khe hở là hướng xe chạy. Nếu bánh xe tác động mạnh vào hòn đá, gạch... trên mặt
đường, các vật này có thể bật lên, rời khỏi vị trí ban đầu tới vị trí khác, hướng xe
chuyển động sẽ ngược chiều với hướng các vật nói trên. Khi đánh giá cần xác định
chính xác vị trí ban đầu của các vật đó. Vết phanh trên mặt đường thể hiện từ mờ

đến đậm, xe chạy theo hướng từ mờ đến đậm của dấu vết phanh. Một số loại xe có
hoa vân lốp hình chữ V, dấu vết vân lốp mở theo hình chữ V về phía nào, hướng xe
chạy theo phía đó.
+ Đánh giá các dấu vết khác có liên quan: Ngoài nội dung đánh giá đã phân
tích trên, tại mặt đường nơi xảy ra tai nạn khi tiến hành khám nghiệm hiện trường
cần đánh giá các dấu vết, các sản phẩm có nguồn gốc từ phương tiện gây tai nạn để
lại hiện trường như: Xăng, dầu, mỡ, than, sơn và các hàng hoá, vật liệu xe chuyên
chở rơi vãi như đất, cát, xi măng, than, vôi... Các phần gãy, vỡ, bong, sứt mẻ của
các bộ phận xe để lại như: Chắn bảo hiểm, kính phản chiếu, mảnh vỡ của pha đèn,
gương, kính chắn gió, mảnh lốp bị sứt mẻ, mảnh gỗ văng từ thùng xe...
Đánh giá các dấu vết, các sản phẩm này để xác định tính phù hợp của chúng
với xe gây tai nạn. Nhận định xe đã bị hư hỏng ở bộ phận nào, của loại xe nào có
16


thể truy nguyên ra phương tiện đã để lại các sản phẩm nói trên thông qua hoạt động
giám định kỹ thuật hình sự.
+ Dấu vết trên phương tiện gây tai nạn: Nội dung quan trọng nhất của việc
đánh giá dấu vết trên phương tiện gây tai nạn là xem xét phân tích các biến đổi vật
chất mới xuất hiện trên phương tiện khi vụ tai nạn xảy ra. Cụ thể là tiến hành đánh
giá các dấu vết biểu hiện sự tác động cơ học giữa phương tiện với môi trường vật
chất ở hiện trường, như: Các vết sơn bị bong tróc, các vết sứt mẻ, vết gẫy, vỡ của
các bộ phận: Đèn, ba-đờ-xốc, kính, gương…Những dấu vết có nguồn gốc từ
phương tiện khác, từ nạn nhân, từ hiện trường tác động vào phương tiện khi có sự
va chạm như: Dấu vết sơn, dấu vết gỗ, dấu vết máu, dấu vết lông, tóc, bông, vải,
sợi…
Từ sự đánh giá đó, có thể xác định được nguồn gốc của dấu vết, cơ chế hình
thành dấu vết, thời gian xuất hiện của dấu vết. Kết hợp với kết quả đánh giá các
dấu vết khác ở hiện trường và các tin tức tài liệu khác để xác định điểm chạm đầu
tiên của phương tiện gây tai nạn với các vật, chất khác ở hiện trường, có căn cứ để

hình dung diễn biến sự việc xảy ra.
+ Dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn:
Trong các vụ tai nạn giao thông, người bị thương tích hoặc chết chủ yếu do 2
nguyên nhân chính: Một là, chịu sự tác động trực tiếp của phương tiện lên cơ thể.
Hai là, bị tổn thương do va đập khi ngã xuống đường. Do đó, khi khám nghiệm
hiện trường những vụ tai nạn giao thông đường bộ có người bị thương hoặc tử
vong cần tiến hành đánh giá toàn bộ thương tích trên cơ thể nạn nhân. Việc đánh
giá thương tích cần dựa vào số lượng, vị trí, đặc điểm (hình dạng, kích thước, bờ
mép, thành, đáy), chiều hướng, hậu quả tác hại của thương tích. Từ sự đánh giá đó
có thể xác định được nguyên nhân gây thương tích, cơ chế gây thương tích, loại vật
17


gây thương tích, từ đó có cơ sở xác định đối tượng gây thương tích, chứng minh
mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của phương tiện đối với nạn nhân.
Kết thúc việc khám nghiệm cần niêm phong, vận chuyển dấu vết, vật chứng
về Cơ quan điều tra và ra lệnh kết thúc khám nghiệm hiện trường, chấm dứt công
tác bảo vệ hiện trường.
1.2.3. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ
Hồ sơ khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ là toàn bộ
tài liệu được thiết lập trong quá trình khám nghiệm hiện trường, bao gồm:
* Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
- Biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ là một loại
tài liệu pháp lý ghi nhận thực tế khách quan hiện trường vụ tai nạn giao thông, diễn
biến quá trình khám nghiệm và kết quả khám nghiệm. Cũng như những loại hiện
trường khác, khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ, nhất thiết phải
lập biên bản theo quy định tại Điều 154 Bộ luật TTHS năm 2003, Điều 133 Bộ luật
TTHS năm 2015.
- Yêu cầu của biên bản khám nghiệm hiện trường:
+ Viết đúng theo mẫu đã quy định;

+ Không dùng ký hiệu riêng, không viết tắt...;
+ Đầy đủ, chính xác, khách quan và toàn diện;
+ Ghi thống nhất về kích thước, số đo các dấu vết, vật chứng, tử thi...;
+ Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phải được trình bày theo
trình tự, có hệ thống và logic;
18


+ Mô tả hiện trường, dấu vết, vật chứng, tử thi... theo cách từ xa đến gần, từ
chung đến riêng, từ toàn bộ đến các bộ phận chi tiết, từ ngoài vào trong, từ phải
qua trái, từ trên xuống dưới.
- Nội dung của biên bản khám nghiệm hiện trường:
+ Phần mở đầu: Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường. Thời
gian nhận được tin báo về sự việc xảy ra, địa điểm xảy ra sự việc. Họ, tên, chức vụ
của những thành viên trong lực lượng khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên,
người tham gia, người chứng kiến,... theo quy định tại Điều 150 Bộ luật TTHS.
Thời điểm tiến hành khám nghiệm, điều kiện thời tiết, khí hậu, ánh sáng, tình trạng
hiện trường lúc bắt đầu khám nghiệm...
+ Phần nội dung: Đây là phần trọng tâm, quan trọng nhất của biên bản khám
nghiệm hiện trường. Phần này mô tả hiện trường, dấu vết, vật chứng, tử thi, các đồ
vật... Mô tả hiện trường về vị trí, phương hướng so với cảnh vật xung quanh, mô tả
phần trung tâm hiện trường và thứ tự các phần khác nhau của hiện trường, thông
thường mô tả theo trình tự quá trình khám nghiệm. Mô tả dấu vết, vật chứng, tử
thi, đồ vật có ở hiện trường phải chính xác, cụ thể về vị trí, hình dạng, kích thước,
chiều hướng, màu sắc, trạng thái và số lượng của nó, cũng như mối liên hệ giữa
chúng. Cụ thể: Ghi nhận tất cả những dấu vết, vật chứng đã được phát hiện, thu
thập và bảo quản. Ghi nhận vị trí, khoảng cách, chiều hướng từng dấu vết, vật
chứng trong mối liên quan với đồ vật, cũng như những dấu vết, vật chứng khác ở
hiện trường. Ghi nhận rõ loại, số lượng, trọng lượng, hình thù, kích thước, màu
sắc, trạng thái, mức độ toàn vẹn của từng dấu vết, vật chứng.

Trường hợp có tử thi ở hiện trường cần ghi rõ: Nạn nhân là nam hay nữ, độ
tuổi, thể trạng...Vị trí, tư thế của nạn nhân lúc phát hiện, đặc biệt là trong mối quan

19


hệ với vị trí, trạng thái của đồ vật ở hiện trường và những dấu vết, vật chứng khác;
những thay đổi về vị trí, tư thế của tử thi, việc tắm rửa, thay quần áo cho tử thi...
Mô tả tình trạng quần áo, giầy dép, mũ nón và tư trang khác... Mô tả những
dấu vết, thương tích và đặc điểm bên ngoài có thể phát hiện được trên quần áo và
trên cơ thể tử thi.
+ Phần kết luận: Thống kê tổng quát loại, số lượng các dấu vết, vật chứng đã
phát hiện được, các vật thể và mẫu so sánh đưa về cơ quan nghiên cứu. Khi liệt kê
cần phân chia thành 3 nhóm: Dấu vết, vật thể và mẫu so sánh tách rời nhau để
tránh nhầm lẫn. Đối với mỗi dấu vết, vật thể và mẫu so sánh cần ghi đầy đủ những
thông tin sau: Tên, loại, đặc điểm chung và riêng như kích thước, màu sắc, số
lượng, hình thù, hãng sản xuất; vị trí thu được; đánh số; các phương pháp thu
lượm, bảo quản dấu vết; ghi rõ ngoài những dấu vết, vật thể và mẫu so sánh đã thu,
còn chờ xử lý; số lượng và loại sơ đồ đã vẽ; số lượng kiểu ảnh đã chụp; thời điểm
kết thúc cuộc khám nghiệm; những ý kiến bổ sung; lời kết thúc biên bản.
Tất cả những người có tên trong biên bản đã ghi ở phần đầu đều phải ký tên
xác nhận vào biên bản ngay tại hiện trường khi kết thúc cuộc khám nghiệm.
* Bản ảnh hiện trường tai nạn giao thông đường bộ
- Bản ảnh hiện trường là tập hợp các bức ảnh chụp tại hiện trường trong quá
khám nghiệm và được hoàn thiện tại Cơ quan điều tra. Bản ảnh hiện trường là tài
liệu ghi nhận thực tế khách quan quang cảnh hiện trường và diễn biến quá trình
khám nghiệm bằng hình ảnh. Bản ảnh hiện trường là tài liệu minh hoạ cho biên bản
khám nghiệm hiện trường. Do vậy, bản ảnh hiện trường phải được chụp, trình bày
đảm bảo đúng quy định về loại ảnh, thứ tự sắp xếp, ghi chú…
- Một bản ảnh hiện trường đúng quy định cần có 4 loại ảnh cơ bản là:

20


+ Ảnh định hướng hiện trường: Ảnh chụp từ nhiều hướng khác nhau ghi lại
quang cảnh chung nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông. Khi chụp cần chọn vị trí cao,
tầm xa thích hợp để chụp và gắn hiện trường với những cột mốc cố định đã chọn.
Cần sử dụng ống kính góc rộng hoặc trung bình để chụp nhằm ghi lại toàn cảnh
hiện trường. Có thể chụp theo phương pháp chụp ảnh ghép nếu ống kính không có
khả năng ghi hết toàn cảnh hiện trường;
+ Ảnh trung tâm hiện trường: Ảnh chụp phần trung tâm hiện trường nơi xảy
ra vụ tai nạn, nơi tập trung phương tiện, dấu vết, vật chứng, tử thi. Cần chụp nhiều
kiểu theo nhiều hướng khác nhau. Khi chụp cần thể hiện rõ các biển số và làm rõ
mối liên quan của phương tiện, nạn nhân, dấu vết, vật chứng;
+ Ảnh từng phần hiện trường: Ảnh chụp đặc tả từng phần hiện trường nơi
tồn tại phương tiện;
+ Ảnh chi tiết chụp các dấu vết, vật chứng tại hiện trường và phải được sắp
xếp theo thứ tự và thành một hệ thống.
* Sơ đồ khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ
Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông đường bộ là bản vẽ kỹ thuật do Điều tra
viên, Cảnh sát giao thông vẽ tại hiện trường trong quá trình khám nghiệm hiện
trường. Sơ đồ hiện trường phản ánh bằng hình vẽ về thực tế khách quan hiện
trường và là tài liệu minh họa cho biên bản khám nghiệm hiện trường. Cũng như
bản ảnh hiện trường, sơ đồ hiện trường đúng quy định cần có 4 loại sơ đồ cơ bản
là: Sơ đồ chung, sơ đồ trung tâm hiện trường, sơ đồ từng phần hiện trường, sơ đồ
chi tiết hiện trường. Sơ đồ hiện trường đảm bảo quy định phải được vẽ theo ký
hiệu, theo tỷ lệ, phương pháp đã được quy định, sơ đồ hiện trường có thể vẽ phác
thảo tại hiện trường và hoàn thiện tại Cơ quan điều tra.

21



* Báo cáo khám nghiệm hiện trường
Báo cáo khám nghiệm hiện trường là tài liệu nghiệp vụ, do Điều tra viên lập
tại Cơ quan điều tra, dựa trên cơ sở biên bản khám nghiệm hiện trường, sự phân
tích đánh giá; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn của Điều tra
viên. Trong báo cáo khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên có thể đưa ra những
nhận định, dự báo, những đề xuất phục vụ cho hoạt động điều tra tiếp theo.
2. Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông
đường bộ
2.1. Đối tượng, phạm vi kiểm sát
Đối tượng của kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi là việc tuân
theo pháp luật của các thành viên trong Hội đồng khám nghiệm và những người có
liên quan đến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi bao gồm: hoạt
động khám nghiệm của Điều tra viên, Giám định viên, Kỹ thuật viên, Bác sĩ pháp y
và những người có liên quan đến việc khám nghiệm hiện trường như người làm
chứng, người chứng kiến, người bị hại, bị can, lực lượng bảo vệ hiện trường, lực
lượng sơ vấn về các thông tin liên quan đến hiện trường.
Phạm vi kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi bắt đầu từ khi
nhận được tin báo về vụ việc xảy ra cần khám nghiệm đến khi kết thúc việc khám
nghiệm, hoàn thiện các công việc về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử
thi, thông qua và ký biên bản khám nghiệm của những người tiến hành và tham gia
khám nghiệm.
2.2. Yêu cầu và ý nghĩa của kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm
tử thi

22


Hoạt động kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nhằm đảm bảo
việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi của Hội đồng khám nghiệm

phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong suốt quá trình khám nghiệm
như thành phần Hội đồng khám nghiệm, trình tự khám nghiệm, các biện pháp phát
hiện, ghi nhận, thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng để lại trên hiện trường...; việc
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi phải được thực hiện với tinh thần
khẩn trương nhất và phải có phương pháp khám nghiệm đúng đắn, tiến hành một
cách đầy đủ, chính xác, khách quan và toàn diện. Khi phát hiện, ghi nhận, thu thập
dấu vết, vật chứng trên hiện trường phải tiến hành đo đạc, mô tả chính xác, phản
ánh đúng vị trí của dấu vết, vật chứng trong sơ đồ hiện trường và phải theo một
trình tự mà pháp luật quy định.
Kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi là để thu giữ đầy đủ
những dấu vết, vật chứng, những thông tin có được từ hiện trường, tử thi; xác định
nội dung, tính chất của vụ việc xảy ra, phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm,
thời gian xảy ra, số lượng người thực hiện tội phạm, nguyên nhân, điều kiện phạm
tội...; giúp Kiểm sát viên nắm được diễn biến, tính chất của vụ việc; xác định có
hay không có hành vi phạm tội xảy ra, ai là người thực hiện tội phạm, không để lọt
tội phạm, không làm oan, sai, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm; kết quả của hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi là một trong những căn cứ quan trọng để xác định có hay không có
dấu hiệu của tội phạm, từ đó Kiểm sát viên báo cáo đề xuất với lãnh đạo Viện xem
xét phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra.
2.3. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường tai
nạn giao thông đường bộ

23


2.3.1. Hoạt động của Kiểm sát viên trước khi kiểm sát việc khám nghiệm hiện
trường
Đối với tin báo về vụ, việc xảy ra có tính chất khẩn cấp do các cơ quan, cá nhân
thông báo đến Viện kiểm sát và yêu cầu đặt ra là phải tiến hành khám nghiệm hiện

trường thì Kiểm sát viên tiếp nhận phải tiến hành sơ vấn để nắm một số thông tin
ban đầu phục vụ cho công tác kiểm sát khám nghiệm. Kiểm sát viên phải tiến hành
đánh giá tính chất của vụ việc đã xảy ra và kịp thời báo cáo với lãnh đạo Viện để
phân công Kiểm sát viên trực tiếp khám nghiệm hiện trường và báo cáo với lãnh
đạo Viện cấp trên nếu xét thấy cần thiết. Viện kiểm sát phải thông báo cho Cơ quan
điều tra cấp huyện để cử lực lượng đến ngay hiện trường làm công tác bảo vệ hiện
trường, duy trì trật tự trị an nơi xảy ra vụ, việc và giải quyết các vấn đề cấp bách
khác. Lãnh đạo Viện trực tiếp hoặc cử Kiểm sát viên cùng Điều tra viên xuống hiện
trường tiến hành khám nghiệm đối với các vụ, việc thuộc thẩm quyền.
Đối với các tin báo về vụ, việc xảy ra cần khám nghiệm hiện trường do Cơ quan
điều tra thông báo đến Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên trực tiếp tiếp nhận yêu cầu
Cơ quan điều tra thông báo sơ bộ ban đầu về sự việc và kế hoạch khám nghiệm,
việc khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc khám
nghiệm hiện trường phải kịp thời phối hợp với Cơ quan điều tra xác định thành
phần tham gia khám nghiệm, người chủ trì khám nghiệm, công cụ, phương tiện
phục vụ cho công tác khám nghiệm. Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ kỹ thuật
cần thiết như: máy ảnh, máy ghi âm, máy ghi hình, sổ tay, giấy bút... để trong
trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường,
xem xét tại chỗ dấu vết, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, lấy lời khai và ghi
âm lại lời khai của người làm chứng, người bị hại... Những tài liệu này được lưu
trong hồ sơ kiểm sát.

24


2.3.2. Hoạt động của Kiểm sát viên khi đến hiện trường, trước khi Hội đồng tiến
hành khám nghiệm
Kiểm sát thành phần tham gia khám nghiệm hiện trường theo quy định tại các Điều
150, 151 Bộ luật TTHS. Thành phần tham gia khám nghiệm hiện trường phụ thuộc
vào từng loại hiện trường cụ thể, tính chất của vụ việc xảy ra. Thông thường, thành

phần Hội đồng khám nghiệm hiện trường gồm có: Điều tra viên được giao nhiệm
vụ chủ trì khám nghiệm; Điều tra viên tiến hành khám nghiệm hiện trường; lấy dấu
vết, thu thập vật chứng; các cán bộ kỹ thuật hình sự (chụp ảnh hiện trường; vẽ sơ
đồ hiện trường; lập biên bản khám nghiệm hiện trường...); Kiểm sát viên kiểm sát
việc khám nghiệm hiện trường theo quy định của pháp luật; các chuyên gia thuộc
lĩnh vực liên quan đến hiện trường. Đối với hiện trường có tử thi thì bắt buộc phải
trưng cầu Bác sỹ pháp y khi giám định tử thi.
Kiểm tra tư cách pháp lý của các thành viên trong Hội đồng khám nghiệm và
những người tham gia, đảm bảo theo đúng quy định tại các Điều 150, 151 Bộ luật
TTHS. Việc kiểm sát thành phần tham gia khám nghiệm và tư cách pháp lý của họ
nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của kết quả khám nghiệm hiện trường. Nếu việc
khám nghiệm không đúng thẩm quyền hoặc thiếu thành phần sẽ gây khó khăn,
vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án và tài liệu này bị xem là không hợp
pháp.
Kiểm sát công tác bảo vệ hiện trường: Kiểm sát viên sau khi quan sát sơ bộ hiện
trường cần nhận định phạm vi hiện trường mà lực lượng bảo vệ đã xác định và
đang tiến hành tổ chức việc bảo vệ hiện trường có đúng với phạm vi hiện trường
cần khám nghiệm hay không? Có cần thu hẹp hay mở rộng phạm vi khám nghiệm
hiện trường không? Việc sử dụng các biện pháp để bảo vệ dấu vết, vật chứng đã
đáp ứng yêu cầu hay chưa? Xác định nhân chứng của vụ, việc và yêu cầu Điều tra
25


×