Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

Văn học dân gian và văn hóa dân gian vùng thiên bản vụ bản (nam định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN THỊ BÍCH LÊ

VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HÓA DÂN GIAN
VÙNG THIÊN BẢN-VỤ BẢN (NAM ĐỊNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN THỊ BÍCH LÊ

VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HÓA DÂN GIAN
VÙNG THIÊN BẢN-VỤ BẢN (NAM ĐỊNH)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ HUẾ

Thái Nguyên – 2019



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Thị Bích Lê


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS TS Nguyễn Thị Huế đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn


Trần Thị Bích Lê


3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS

: Giáo sư

GS.TS

: Giáo sư Tiến sĩ

PGS

: Phó giáo sư

PGS.TS

: Phó giáo sư Tiến sĩ

TS

: Tiến sĩ

Nxb

: Nhà xuất bản


Nxb ĐHQGHN : Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Nxb KHXH

: Nxb Khoa học xã hội

Nxb GD

: Nxb Giáo dục

Nxb VHTT

: Nxb Văn hóa thông tin

Nxb VHDT

: Nxb Văn hóa dân tộc

Tr

: Trang


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài) .......................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (Lịch sử vấn đề) ..................................................................... 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu................................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 4
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................................. 5
7. Đóng góp của luận văn ........................................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................................... 1
1.1.1. Giới thiệu khái quát về vùng Thiên Bản-Vụ Bản (Nam Định).......................................... 1
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn học dân gian và văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản
(Nam Định) ................................................................................................................................. 7
1.2. Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài ......................................................................... 10
1.2.1. Văn hóa dân gian và văn học dân gian .......................................................................... 10
1.2.2. Lý thuyết và khái niệm vùng văn hóa, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ .......................... 11
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................................... 16
Chương 2: VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG THIÊN BẢN – VỤ BẢN ................................... 18
2.1. Khái quát về văn học dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản .................................................. 18
2.2. Các thể loại văn học dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản ................................................... 18
2.2.1. Thần thoại Thiên Bản-Vụ Bản (Thần thoại được truyền thuyết hóa)............................ 18
2.2.2. Truyền thuyết Thiên Bản-Vụ Bản ................................................................................... 22
2.2.3. Tục ngữ, ca dao Thiên Bản-Vụ Bản ............................................................................... 33
2.2.4. Dân ca Thiên Bản-Vụ Bản.............................................................................................. 46
2.3. Đặc trưng văn học dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản ...................................................... 57
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................................... 59
Chương 3: VĂN HÓA DÂN GIAN VÙNG THIÊN BẢN – VỤ BẢN ................................... 61
3.1. Khái quát văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản .......................................................
61
3.2. Một số yếu tố văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản ................................................ 61



5

3.2.1. Tín ngưỡng và sinh hoạt tín ngưỡng vùng Thiên Bản-Vụ Bản ....................................... 61
3.2.2. Phong tục, tập quán Thiên Bản-Vụ Bản ......................................................................... 72
3.2.3. Lễ hội Thiên Bản-Vụ Bản ............................................................................................... 76
3.2.4. Di tích Thiên Bản-Vụ Bản .............................................................................................. 82
3.3. Đặc trưng văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản ...................................................... 85
3.4. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản .................. 87
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................................... 90
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 95
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 99


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài)
Thiên Bản-Vụ Bản là mảnh đất nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nam Định thuộc vùng
văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Nơi đây đã xuất hiện dấu vết cư trú của người Việt cổ từ thời
kỳ tiền sơ sử và thời các vua Hùng dựng nước. Thiên Bản-Vụ Bản cũng là mảnh đất
thiêng, trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Vùng văn hóa, xã hội và kinh tế
Thiên Bản-Vụ Bản đã được định hình trong lịch sử lâu dài của đất nước cũng như của
châu thổ sông Hồng nên “lưu đậm dấu ấn văn hóa văn minh của vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng” [1; tr.413] đồng thời lại mang những sắc thái riêng, truyền thống riêng
độc đáo.
Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản là một bộ phận quan trọng của văn hóa
dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Do đó, việc nghiên cứu, giới thiệu diện mạo, đặc trưng
văn học dân gian cũng như văn hóa dân gian của địa phương này sẽ nhằm khẳng định
những nét chung và riêng độc đáo ấy. Qua đó góp phần xây dựng cách nhìn đa chiều

về vùng đất
Thiên Bản-Vụ Bản và góp phần phát huy hơn nữa truyền thống văn hóa của người dân
nơi đây nói riêng và của người dân Nam Định nói chung.
Từ trước đến nay, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về mảnh đất, con
người Thiên Bản-Vụ Bản nói chung, về văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản nói riêng.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản trong mối quan hệ với
văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản, chỉ có một số bài viết, công trình đề cập đến một
vài khía cạnh hoặc ở mức khái quát ban đầu. Nhận thấy đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ,
do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về: Văn học dân gian và văn hóa dân
gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
Hơn nữa, Thiên Bản-Vụ Bản cũng là mảnh đất bản thân tác giả được sinh ra,
gắn bó và lớn lên bằng đường cày nước ngập ngang bụng của ông, bằng những thuyền
lúa gặt về giữa những ngày mưa bão của cha mẹ, bằng những câu chuyện, lời ca, tiếng
hát về cuộc đời lam lũ, vất vả nhưng cũng chan chứa tình đời của người dân quê
hương. Lựa chọn việc nghiên cứu và giới thiệu về văn học dân gian và văn hóa dân
gian Thiên Bản - Vụ Bản, chúng tôi muốn làm một việc tri ân với chính quê hương của
mình.


2

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (Lịch sử vấn đề)
Tìm hiểu tình hình tư liệu cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp cận với một số
công trình có liên quan sau đây:
Trước hết là công trình Tục ngữ-Ca dao Nam Định của tác giả Trần Đăng Ngọc
[21]. Công trình này đã tập hợp các câu tục ngữ, ca dao Nam Định. Cuốn sách có một
số nhận định khái quát về tục ngữ ca dao Nam Định trong đó có tục ngữ, ca dao Thiên
Bản-Vụ Bản. Đây là một nguồn tư liệu quý giá.
Tiếp theo là cuốn Nghề và làng nghề truyền thống ở Nam Định được biên soạn
bởi nhóm tác giả Đỗ Đình Thọ, Lưu Tuấn Hùng, Nguyễn Văn Nhiên, Hồ Đức Thọ,

Trần Đăng Ngọc, Thành Nam [52]. Công trình này đã cung cấp cho độc giả những tư
liệu quý về các nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định trong đó có vùng
Thiên BảnVụ Bản.
Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam trong công trình Thiên Bản lục kỳ huyền thoại
đất Sơn Nam [38] đã nêu lên một số nhận xét về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật
xây dựng nhân vật của sáu truyện truyền kì trên đất Thiên Bản.
Cùng với công trình trên, tác giả Bùi Văn Tam đã cho ra mắt độc giả cuốn Sự
tích các vị thần linh thờ ở đền làng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định [33]. Công trình này
đã sắp xếp sự tích các vị thần theo từng thời kì lịch sử khoa học, logic. Đồng thời trong
công trình này, tác giả đã nêu lên một số nhận xét về giá trị nội dung, ý nghĩa và
mootip chuyện kể văn học dân gian được sử dụng trong các sự tích.
Đặc biệt là cuốn Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản [36] của nhà nghiên cứu Bùi
Văn Tam. Đây là một công trình mang tính tổng hợp về các mặt lịch sử, kinh tế, chính
trị, văn hóa… của huyện Vụ Bản. Trong chừng mực nào đó, công trình đã có đề cập,
phác họa một số nét diện mạo văn học dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
Đây là nguồn tài liệu rất hữu ích và có giá trị, là những tư liệu tham khảo chính
được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài của luận văn.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mà chúng tôi đề cập trên nhìn chung mới
chỉ dừng ở việc sưu tầm, giới thiệu mà chưa tiếp cận văn học dân gian Thiên Bản-Vụ
Bản ở các phương diện đặc trưng khái quát mang tính vùng miền, chưa đi sâu chỉ ra
đặc


3

điểm của từng thể loại, cũng như chưa xem xét văn học dân gian với tư cách là một bộ
phận, một thành tố của văn hóa dân gian, nên chưa chỉ ra được mối quan hệ nhiều
chiều giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
Do vậy, đề tài của chúng tôi sẽ hướng tới việc tiếp cận văn học dân gian vùng
Thiên Bản-Vụ Bản theo góc nhìn địa - văn hóa, địa - lịch sử, địa - xã hội. Từ đó, nhằm

bước đầu chỉ ra được nét đặc trưng khái quát cũng như những đặc điểm riêng từng thể
loại của văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Đồng thời, đề tài cũng hướng tới việc
tiếp cận, tìm hiểu và giới thiệu về văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản, xem xét để chỉ
ra mối tương quan giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các thể loại của văn học dân gian
Thiên Bản-Vụ Bản như: thần thoại được truyền thuyết hóa, truyền thuyết, tục ngữ, ca
dao, dân ca. Đây là những thể loại văn học dân gian có từ lâu đời, gắn bó mật thiết với
các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng của người dân nơi đây.
Đối tượng nghiên cứu cũng được mở rộng tới tín ngưỡng, phong tục, tập quán,
lễ hội, di tích ở vùng đất thiêng này, để từ đó thấy được mối quan hệ nhiều chiều giữa
văn học dân gian và văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi xác định mục tiêu nghiên cứu trước hết là tìm
hiểu về văn học dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản, phân loại các thể loại văn học dân
gian dựa vào những tiêu chí phân loại đã được các nhà Folklore công nhận, từ đó thấy
được sự phong phú, đa dạng của văn học dân gian nơi đây. Đồng thời bước đầu đi sâu
tìm hiểu, phân tích, đánh giá đặc điểm của từng thể loại, cũng như tổng quan khái quát
về đặc trưng của văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản.
Thứ hai là tìm hiểu về văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản, đặc biệt là
những yếu tố của văn hóa dân gian có tác động và đóng vai trò quan trọng đối với đời
sống của người dân vùng đất này như: tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lễ hội, di tích.


4

Thứ ba là chỉ ra mối quan hệ nhiều chiều giữa văn học dân gian vùng Thiên BảnVụ Bản với văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đề ra nhiệm vụ của luận văn là:
- Tìm hiểu vùng đất Thiên Bản-Vụ Bản một cách hệ thống về địa lí, dân cư và
lịch sử hình thành vùng đất, hình thành văn hoá vùng đất.
- Tập hợp, hệ thống, phân loại tư liệu để nhận diện diện mạo văn học dân gian
và văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
- Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra những nhận định, đánh giá về đặc trưng, tính
chất của văn học dân gian, văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản và mối quan hệ
giữa văn học dân gian, văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn,
chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau theo hướng liên
ngành. Đó là các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu so sánh loại hình
- Phương pháp điều tra, điền dã
- Phương pháp thống kê (gắn liền với điều tra xã hội học)
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Việc phối hợp các phương pháp trên sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu, khai thác đối
tượng nghiên cứu một cách toàn diện để đưa ra những kết luận khoa học đúng đắn và
có sức thuyết phục.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi địa lý: Vùng Thiên Bản-Vụ Bản của tỉnh Nam Định


5

- Về phạm vi đối tượng nghiên cứu: Văn học dân gian và văn hóa dân gian vùng
Thiên Bản-Vụ Bản của tỉnh Nam Định.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lí luận liên quan
đến đề tài
Chương 2: Văn học dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản
Chương 3: Văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản
7. Đóng góp của luận văn
Công trình nghiên cứu của chúng tôi một mặt kế thừa, tiếp thu những thành tựu
của các công trình đi trước; mặt khác đã mang lại những đóng góp có giá trị. Đó là
- Hệ thống các tác phẩm văn học dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản theo thể
loại.
- Nhận diện diện mạo, đặc trưng văn học dân gian và mối tương quan với văn
hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
- Đóng góp thêm một tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, học tập, giảng dạy
về văn học dân gian, văn hóa dân gian địa phương vùng Thiên Bản-Vụ Bản.


1

NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Giới thiệu khái quát về vùng Thiên Bản-Vụ Bản (Nam Định)
1.1.1.1. Sự thay đổi hành chính-tên gọi qua các thời kì
Thiên Bản-Vụ Bản là mảnh đất nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nam Định. Phía Bắc
tiếp giáp với huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Phía Đông tiếp giáp với huyện
Nam Trực, ngăn cách bởi sông Đào. Phía Nam tiếp giáp với huyện Ý Yên. Phía Tây
Bắc tiếp giáp với huyện Bình Lục (Hà Nam) và phía Tây Nam tiếp giáp với huyện Ý
Yên, đều ngăn cách bởi dòng sông Ba Sát. Điểm cực bắc của huyện là làng Hướng
Nghĩa (xã Minh Thuận), điểm cực nam là làng Cồn Dâu (xã Vĩnh Hào), cách nhau

chừng15 km. Điểm cực đông là làng Thi Liệu (xã Đại Thắng) và điểm cực tây là trại
Dầu (xã Tân
Khánh), cách nhau khoảng 10km.
Các đơn vị hành chính của huyện Vụ Bản gồm thị trấn Gôi- huyện lỵ trung tâm
và 17 xã: Hiển Khánh, Minh Thuận, Tân Khánh, Hợp Hưng, Trung Thành, Quang
Trung, Đại An, Kim Thái, Minh Tân, Tam Thanh, Liên Minh, Thành Lợi, Liên Bảo,
Vĩnh Hào, Tân Thành, Cộng Hoà, Đại Thắng.
Trải qua biến thiên của lịch sử, huyện Vụ Bản cũng đổi thay nhiều về tên gọi và
cương vực. Thiên Bản xưa, Vụ Bản nay vốn là mảnh đất cổ được hình thành bởi phù sa
bào mòn trong quá trình biển lùi và phù sa sông Hồng, sông Đáy bồi đắp. Thời Hùng
Vương, huyện Vụ Bản có tên là Bình Chương thuộc bộ Lục Hải (một trong 15 bộ của
nước Văn Lang) [1; tr.7]. Huyện Bình Chương lúc đó nằm sát biển. Thời thuộc Hán,
vùng đất này thuộc quận Giao Chỉ. Thời Tam Quốc, thuộc Châu Giao. Thời thuộc
Lương, nằm ở quận Ninh Hải. Thời Tùy Đường, lại thuộc quận Giao Chỉ.
Thời nhà Lý, nước ta chia làm 24 lộ, huyện Vụ Bản có tên là huyện Hiển
Khánh, thuộc phủ Ứng Phong, lộ Hải Thanh. Thời nhà Trần, đổi tên là Thiên Bản,
thuộc phủ


2

Kiến Hưng, lộ Hoàng Giang. Ngay cái tên cũng đã nói lên ý nghĩa sâu xa của miền đất
cổ vốn sống bằng nghề nông nghiệp. Theo các nhà Nho thì Thiên Bản chính là “Nông
giả ư thiên hạ chi giả bản” (nghề nông là cái gốc của thiên hạ), viết gọn là thành “Thiên
Bản”. Tên của các làng ở Thiên Bản-Vụ Bản góp phần lí giải ý nghĩa tên gọi “Thiên
Bản”. Tên nhiều làng có chữ Bối và chữ Đê (Bối La, Bối Xuyên, Đại Đê,…) chính là
những làng nằm ở bờ sông, phải đắp đê ngăn nước lụt, bảo vệ mùa màng. Các làng
miền thượng huyện với những cái tên: làng Kho, làng Bịch, Đống Lương, là “căn cứ
hậu cần quan trọng của thời Trần” [35; tr. 6]. Không phải ngẫu nhiên mà khi Thái hậu
Dương Vân Nga mời Lê Hoàn lên ngôi, thống lĩnh toàn quân chống giặc Tống, vùng

Thiên Bản lúc đó được tướng quân Đô Liệu Lương và thảo sứ Phạm Bạch Hổ chọn
làm nơi tập trung lương thảo, chuẩn bị thuyền bè chở lương cho quân sĩ. Các làng Đại
Đê, Đắc Lực, Dương Lai, Bách Cốc, Đô Liệu, đều có kho lương hoặc đội thuyền chở
lương. Tương truyền Dương Vân Nga đã đi thuyền rồng đến làng Bách Cốc để động
viên nhân dân [36; tr. 461]. Nhà Lý, nhà Trần đã chọn nơi đây là một trong những nơi
tập kết lương thực, chỉnh đốn quân sĩ trước những lần Nam tiến. Một loạt điền trang,
thái ấp của vương tôn, công chúa nhà Trần được xây dựng ở đây. Vua Lý Nhân Tông
từng về làm lễ Tịch điền tại hành cung Ứng Phong (làng Hướng Nghĩa, xã Minh
Thuận). Vì thế, văn hóa Thiên Bản đậm nét dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc, mang
tính chất của nền văn hóa nông nghiệp rõ rệt.
Năm Vĩnh Lạc thứ năm (1407), nhà Minh đổi phủ Kiến Hưng thành Kiến Bình,
đổi Thiên Bản thành huyện Yên Bản. Năm Vĩnh Lạc thứ mười ba (1415), nhà Minh
đổi huyện Độc Lập thành Bình Lập cho sáp nhập vào huyện Yên Bản.
Đến đời Lê, niên hiệu Hồng Đức, cho trở lại tên cũ là huyện Thiên Bản thuộc
phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam. Đầu đời Nguyễn, huyện Thiên Bản có 10 tổng: An
Cự, Bảo Ngũ, Đăng Côi, Đồng Đội, Hào Kiệt, Hiển Khánh, Hoàng Lão, Hổ Sơn, Thiên
Bản,
Trình Xuyên với 92 xã, thôn, phường, trang trại. Đến thời Nguyễn, Tự Đức năm thứ 14
(1860) đổi tên thành huyện Vụ Bản, thuộc phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Niên hiệu
Thành Thái thứ 5 (1893), do sông Đào được mở rộng, nối liền sông Kinh Lũng, sông
Cốc Giang với sông Vị Hoàng, nối liền sông Hồng với sông Đáy nên nhiều xã thuộc


3

tổng Thi Liệu, huyện Nam Trực lại ở bên bờ sông phía Bắc ngăn cách với Nam Trực,
do đó triều Nguyễn cắt mấy xã này về Vụ Bản.
Năm 1953, Vụ Bản được cắt về tỉnh Hà Nam. Đến tháng 4-1956, Vụ Bản lại trở
về Nam Định. Ngày 19-8-1964, Chính phủ lại quyết định nhập làng Quảng Cư của xã
Yên Lương huyện ý Yên vào xã Tam Thanh huyện Vụ Bản và chuyển thôn Hữu Dụng

của xã Tam Thanh huyện Vụ Bản về xã Yên Minh (Ý Yên). Từ đây trở đi, Vụ Bản
mới ổn định địa giới như ngày nay.
Nhìn chung, từ trước đến nay, Vụ Bản là huyện ít có sự xáo trộn địa giới nhất
trong số các huyện của tỉnh Nam Định. “Huyện Vụ Bản ngày nay bao gồm hầu hết
huyện Thiên Bản và một phần nhỏ huyện Nam Trực xưa” [64; tr. 69]
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thiên Bản-Vụ Bản nằm tại phần tiến nhanh ra biển của châu thổ sông Hồng
cùng với huyện Ý Yên, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định, nhất là khi sông Hồng phân
ra các chi lưu như sông Trà Lý, sông Đào (sông Nam Định) và sông Ninh Cơ. Nói
khác đi,
4.000-5.000 năm trước đây, Vụ Bản vẫn đang là vùng đầm lầy ven biển. Quá trình
được bồi lắng bởi lớp trầm tích phù sa của hệ thống sông Hồng đã chi phối mạnh mẽ
tới sự hình thành thổ nhưỡng và cảnh quan hiện tại. Vì vậy, địa hình Thiên Bản-Vụ
Bản là kiểu địa hình không còn chịu ảnh hưởng của biển. “Tại đây ta gặp kiểu địa hình
đồi sót đá gốc và địa hình tích tụ phù sa sông” [36; tr. 14].
Dọc phía Tây huyện có các dãy núi đất lẫn đá chạy từ Bắc xuống Nam với sáu
ngọn núi: Núi Ngăm, núi Tiên Hương, núi Báng, núi Lê, núi Gôi và núi Hổ. Núi Ngăm
là một trong hai núi lớn nhất, nằm án ngữ đường 12, bên dòng sông Ba Sát uốn quanh,
phía Tây chân núi có đền thờ Hữu Sơn Thần. Núi Tiên Hương có chùa Tiên Linh nguy
nga tráng lệ dưới chân núi. Trên đỉnh có đền thờ Tả Sơn thần và Mẫu Thượng Ngàn.
Núi Báng như một cánh cung ôm lấy chùa cổ Linh Sơn, có ngọn tháp cao nhiều tầng cổ
kính, còn lưu giữ thiên đài và khánh đá đời Lê Vĩnh Thịnh đầu thế kỉ XVIII. Núi Lê
ngẩng cao đầu về phía đông, thoải dần về phía tây, với di tích Hang Lồ còn lưu dấu vết
của người nguyên thủy sinh sống đầu tiên trên đất Vụ Bản cách đây 4.000 năm. Núi
Gôi cao lớn nhất án ngữ đường 10 và đường 56. Trên núi có chùa Tiên Sơn (còn gọi là
chùa


4


Cao) nổi tiếng trong vùng, có bàn cờ tiên bằng đá, có giếng tiên (còn gọi là giếng
Hang) nước trong vắt. Chè cành Côi Sơn hãm với nước giếng Tiên sẽ được bát nước
chè tươi thơm ngon đặc biệt. Đầu núi phía Tây Bắc có đền thờ Lữ tướng anh dũng
chống giặc Hán, có đền thờ Độc Cước tiên sinh chuyên giúp dân chài đi biển bình an.
Thời Lê dưới
chân núi có phủ thành Nghĩa Hưng, có huyện lỵ Thiên Bản. Chếch về hướng đông nam
là núi Hổ, có hình dáng một con hổ ngẩng cao đầu, đang vờn quả cầu trước mặt. Sườn
núi phía nam có chùa Nộn (dân thường gọi là chùa Non), nơi công chúa Trần Huyền
Trân về tu, nay cũng là đền thờ hai công chúa đời Trần là Thụy Bảo và Huyền Trân.
Núi non trải dài một dải giữa đồng bằng lộng gió, là một cảnh quan đặc sắc của huyện
Vụ Bản. Dấu vết người nguyên thuỷ tìm thấy tại các khu vực núi này minh chứng
Thiên Bản-Vụ Bản là một trong những cái nôi sinh ngụ của người Việt cổ.
Điều kì thú hơn nữa là Thiên Bản- Vụ Bản lại có sông uốn khúc, sơn thủy hữu
tình. Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, phần lớn mang dấu vết ngòi lạch của biển lùi
tạo nên, ngày nay được khơi sâu thành những sông, kênh mang tính chất tiêu úng.
Phía Đông Thiên Bản-Vụ Bản có sông Đào nối liền sông Hồng với sông Đáy.
Do quá trình tự đào lòng (nhất là sau những trận lũ lụt lớn như trận lụt năm Thành Thái
thứ
2-1890), sông Đào trở thành sông lớn, là một đường thủy quan trọng trong miền, nối
đồng bằng Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ, thuyền bè không cần ra biển.
Sông Đào chạy dọc hướng Bắc Nam phía Đông xã Tân Thành, tạo ra bãi bồi của
Trại Cói và xóm Rước ở ngoài đê, mùa nước lũ các xóm quai đê thường nước ngập
tràn mang phù sa sông Hồng bồi đắp vườn và đất bãi màu mỡ. Sông Đào chạy dọc tiếp
theo phía Đông xã Thành Lợi và xã Đại Thắng. Lưu lượng nước và phù sa không kém
gì sông Hồng. Dọc sông Đào có đê Công (đê Đại Hà), đoạn từ Tân Cốc (Tân Thành)
đến Cống Lác (Đại Thắng). Đất ngoài đê như Sa Trung, Đồng Mỹ, Trại Cói, Trại
Rước, Miễn Hoàn, Thi Liệu, Cốc Đế,.. vốn là đất bãi bồi ven sông, mùa nước lũ xưa
kia thường ngập băng. Để bảo vệ mùa màng, dân tự nguyện làm đê Bối (sử sách gọi là
đê Bối Tư).
Phía hữu ngạn, sông Đào có hai chi lưu là sông Cầu Dành và sông Chanh. Sông

Cầu Dành (sông Nêu, sông Tiểu Cốc) nối liền với sông Vĩnh Tường, từ An Duyên qua


5

Ba Quàn, chảy lên phía sông Châu Giang qua Phú Ốc, La Xá của huyện Mỹ Lộc, đổ
vào sông Đào qua cống Bồng.


6

Sông Chanh (sông Vĩnh Giang) nối liền với sông Vĩnh Tường, từ An Duyên,
chảy qua Bất Di (sông Bất Di), vòng về Cầu Chuối (Liên Bảo-sông Cầu Chuối), qua
Liên Minh (sông Cầu Ngố-sông Cửu Khúc), Vĩnh Hào (sông Si, sông Vĩnh), rồi đổ ra
sông Đào qua cống Chanh.
Phía Tây huyện Vụ Bản có sông Ba Sát (còn gọi là sông Sắt) chạy dọc theo ranh
giới hai huyện Vụ Bản, Ý Yên. Sông Ba Sát nối liền sông Châu Giang với sông Đáy.
Sông Ba Sát từ Bình Lục (Hà Nam) chảy xuôi theo hướng Bắc-Nam, qua Cầu Họ
(sông Cầu Họ), chảy qua Minh Thuận, Tân Khánh, qua núi Ngăm- Kim Thái (sông
Ngăm), qua Tam Thanh, xuống Ý Yên (Cầu Tào) đổ ra cống Vĩnh Trị trên sông Đáy.
Thời Lý Trần, nhánh sông này đã có và là đường thủy quan trọng nối liền hành cung
Thiên Trường và thành Trấn Sơn Nam với các thành trấn phía nam. Sông Ba Sát có đê
Bối Tư chạy dọc xuống tận cống Vĩnh Trị, còn gọi là đê Ất Hợi. Năm Ất Hơi (Dương
Hòa thứ nhất, 1635), đê sông Bầu (Phủ Lý-Hà Nam) bị vỡ, nước tràn về ngập 5 huyện,
dân phải tập trung đắp đê thật vững chắc. Vào năm 1845, 1890, đều bị vỡ đê Bầu,
nước tràn về lại làm vỡ đê Ất Hợi, dân vô cùng khốn khổ.
Xã Hiển Khánh có sông Bún, phía Bắc chảy qua cầu Mái, nối với sông Ninh rồi
đổ vào Sông Hồng; phía Nam chảy qua Hợp Hưng, Cộng Hòa, Kim Thái, đổ vào sông
Tiên Hương, ra sông Ba Sát.
Sông Ba Sát có một nhánh chảy ngang Tiên Hương (sông Tiên Hương), qua

Vân Cát, lên cầu Châu Bạc, đến xóm Xuân thì gặp sông Bún thành ngã ba sông rồi
ngoặt sang hướng Đông, qua xã Trung Thành, qua cầu xóm Hòe, đổ vào sông Vĩnh ở
đoạn Bất Di.
Các con sông trên đều là đường thủy quan trọng của huyện, nối liền sông Đáy
với sông Hồng ở nhiều ngả, làm cho giao thông thời xưa và thời nay thuận lợi. Nói
cách khác, mảnh đất này chính là do phù sa sông Hồng và sông Đáy bồi tụ nên.
Hệ thống sông ngòi tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm
lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân nơi đây, tạo nên nền văn minh lúa
nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình.


7

Về khí hậu, Thiên Bản-Vụ Bản mang đầy đủ đặc điểm của khí hậu châu thổ Bắc
Bộ: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt. Nhìn chung, khí hậu
thuận lợi cho môi trường sống của con người, cho sự phát triển nông nghiệp, đồng thời
cũng tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp phát triển.
Chính những yếu tố tự nhiên này đã tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt
vật chất và tinh thần của con người nơi đây, góp phần làm nên diện mạo văn học dân
gian cũng như văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
1.1.1.3. Đặc điểm cộng đồng dân cư
Đặc điểm về địa hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân nguyên thủy về đây
sinh sống, khiến Thiên Bản-Vụ Bản trở thành một trong những cái nôi sinh ngụ của
người Việt cổ. Người nguyên thủy cách đây hàng 4-5 ngàn năm đã từ miền núi, miền
trung du Bắc Bộ, men theo sông Hồng, sông Đáy xuống định cư, tạo nên lớp cư dân
đầu tiên ở nơi này. Tổ tiên đã quai đê lấn biển, khai phá đất hoang, đời đời kế tiếp
nhau, cải tạo từ bãi biển sình lầy hoang vu, cói lác rậm rạp thành ruộng đồng phì
nhiêu. Qua các hiện vật khảo cổ tìm được, chứng tỏ vào hậu kì đồ đá mới sang thời
đại kim khí đã có mặt các nhóm cư dân sinh sống dưới chân các núi Ngăm, núi An
Thái, núi Báng, núi Lê, núi Gôi, núi Hổ. Trên các núi này, nhất là trong di chỉ hang Lồ

ở núi Lê, đã tìm được nhiều di vật. Cùng với đó, thần tích nhiều làng từ miền thượng
huyện đến miền trung huyện, từ Tây sang Đông đã ghi nhận điều đó. Chính vì thế, đất
Thiên Bản còn lưu truyền sâu sắc tín ngưỡng văn hóa dân gian cổ truyền cũng như
nền văn học
dân gian đa dạng.
Cũng giống như cư dân ở vùng Bắc Bộ, người dân Thiên Bản-Vụ Bản sống với
nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy, là những cư dân “xa rừng
nhạt biển”. Mảnh đất Vụ Bản từ xưa là một vùng kinh tế nông nghiệp trù phú. Các vua
Lí Trần đặt tên huyện là “Thiên Bản” với ý “Nông giả ư thiên hạ chi bản dã” có nghĩa
là “nông nghiệp là gốc của thiên hạ vậy”
Người dân Thiên Bản cũng tận dụng thời gian nhàn rỗi làm thêm nghề thủ
công. Vụ Bản có nhiều nghề thủ công cổ truyền. Nghề rèn ở làng Bảo Ngũ. Nghề gò
đồng thau có truyền thống xa xưa ở làng Bàn Kết. Nghề chạm đá ở làng Thái La. Làng
Môn


8

Nha-Báng làm gạch. Nghề làm sơn then, sơn mài làng Hổ Sơn. Nghề dệt vải, dệt nái tơ
tằm Bảo Ngũ, Vân Cát, Lập Vượng, Quả Linh. Nghề đan cót làng Si, làm gối mây làng
Tiên, tre đan làng Hồ Sen, thêu Hào Kiệt…
Nền kinh tế hàng hóa phát triển, chợ búa ra đời. Chợ Viềng trở thành một nét
đẹp văn hóa của địa phương.
Người dân Thiên Bản-Vụ Bản sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội
cơ sở của Thiên Bản-Vụ Bản cũng giống như những làng quê khác của vùng châu
thổ Bắc Bộ.
Là mảnh đất cổ của vùng văn hóa Bắc Bộ, vì vậy, tín ngưỡng, phong tục, tập
quán, lễ hội dân gian phát triển sớm trên mảnh đất Thiên Bản, in đậm dấu ấn đời sống
tâm linh của người dân Thiên Bản-Vụ Bản nói riêng cũng như của người Việt nói
chung: tín ngưỡng thờ thiên thần, tín ngưỡng thờ nhân thần, tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín

ngưỡng thờ Mẫu, …Mảnh đất này được coi là trung tâm thờ Mẫu lớn nhất cả nước.
Đời sống tâm linh trên mảnh đất Thiên Bản-Vụ Bản chính là cái nền vững chắc nhất
của quan hệ
cộng đồng.
Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản là một bộ phận quan trọng của văn hóa
dân gian Thiên Bản-Vụ Bản, vừa có nét chung với văn học dân gian vùng đồng bằng
Bắc Bộ, vừa mang những nét riêng đậm đà màu sắc địa phương với truyền thống văn
hóa lâu đời từ thuở các vua Hùng dựng nước.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn học dân gian và văn hóa dân gian vùng Thiên
Bản-Vụ Bản (Nam Định)
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, đã có những công trình, bài viết có liên
quan đến đề tài mà chúng tôi khảo sát.
Trước hết là những tư liệu về văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Đầu tiên
phải kể đến công trình Tục ngữ-Ca dao Nam Định của tác giả Trần Đăng Ngọc [21] đã
được đề cập đến trong phần mở đầu.
Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam trong công trình Thiên Bản lục kỳ huyền thoại
đất Sơn Nam đã nêu lên một số nhận xét về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật xây
dựng nhân vật của 6 truyện truyền kì trên đất Thiên Bản: “nội dung phong phú về
chuyện


9

chống cường quyền bạo lực, cả thần quyền lẫn uy quyền của vua quan tham nhũng
(…) đề cao những tấm gương giúp dân phát triển kinh tế văn hóa (…) đề cao chữ hiếu,
trinh (…) đề cao chữ trung, đề cao lòng yêu nước (…) thể hiện sự mưu trí dân dã, sự
sáng tạo không cùng của dân chúng” [38, tr. 17-23].
Cùng với công trình trên, tác giả Bùi Văn Tam đã cho ra mắt độc giả cuốn Sự
tích các vị thần linh thờ ở đền làng huyện Vụ Bản [33]. Công trình này đã sắp xếp sự
tích các vị thần theo từng thời kì lịch sử khoa học, logic. Đồng thời trong công trình

này, tác giả đã nêu lên một số nhận xét về giá trị nội dung, ý nghĩa và mootip chuyện
kể văn học dân gian được sử dụng trong các sự tích.
Trong luận văn thạc sĩ ngữ văn Thế giới nghệ thuật trong những bài hát văn ở
Phủ Dầy-Nam Định [8], tác giả Phùng Thị Thanh Huyền đã chỉ ra đặc điểm hát văn ở
các phương diện thi pháp như: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật,...
Tác giả Hoàng Ngọc Thanh trong luận văn thạc sĩ Hình tượng người phụ nữ
trong ca từ hát văn [40] đã đi sâu vào một phương diện quan trọng của thể loại hát văn
là hình tượng người phụ nữ.
Về những tư liệu văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản, trước hết phải kể đến các
cuốn địa chí Nam Định qua các thời kỳ như Nam Định tỉnh địa dư chí của Nguyễn
Như, tự Ôn Ngọc [19], Nam Định tỉnh địa dư chí lược tân biên của một học giả, nhà
giáo, nhà văn hóa nổi tiếng người Nam Định, Tiến sĩ Tam giáp Khiếu Năng Tĩnh [60].
Các công trình trên đều có đề cập đến địa danh Thiên Bản – Vụ Bản nhưng với tư cách
là một quyển địa chí của toàn tỉnh nên mới chỉ giới thiệu vắn tắt về mảnh đất này.
Trong cuốn Lịch sư Đảng bộ huyện Vụ Bản (1930 – 2000) [1], chương I của
cuốn sách “Những truyền thống lịch sư lâu đời về mảnh đất và con người Vụ Bản” đã
giới thiệu tới bạn đọc những nét lớn về lịch sử, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế,
văn hóa, xã hội Vụ Bản.
Năm 2003, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ bản nhân dân tỉnh Nam Định đã
chỉ đạo biên soạn cuốn Địa chí Nam Định [64]. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp
về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa Nam Định qua các thời kỳ lịch sử, có giới thiệu khá
đầy đủ về vùng đất Thiên Bản-Vụ Bản.


10

Cũng vào năm 2003, trong cuốn Lễ hội cổ truyền ở Nam Định [56], nhà nghiên
cứu Hồ Đức Thọ đã đề cập đến quá trình hình thành, phát triển lễ hội ở Nam Định và
giới thiệu đến bạn đọc 40 lễ hội tiêu biểu của quê hương trong đó có một số lễ hội
chính

của Thiên Bản-Vụ Bản như hội Phủ Giầy.
Năm 2010, tác giả Hồ Đức Thọ sưu tầm, biên soạn cuốn Huyền tích Thánh mẫu
Liễu Hạnh và di sản văn hóa lễ hội Phủ Giầy [55] giới thiệu khá kĩ về thánh Mẫu Liễu
Hạnh và lễ hội Phủ Giầy.
Tiếp theo là cuốn Nghề và làng nghề truyền thống ở Nam Định [52]. Công trình
này đã cung cấp cho độc giả những tư liệu quý về các nghề và làng nghề truyền thống
của tỉnh Nam Định trong đó có vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
Tác giả Bùi Văn Tam – một nhà nghiên cứu của quê hương Vụ Bản năm 2010
đã xuất bản cuốn Văn hóa làng trên đất Thiên Bản vùng đồng bằng sông Hồng [35].
Như tên sách được đặt, trong tập khảo cứu này, tác giả đi sâu vào văn hóa làng ở một
miền quê có lịch sử lâu đời ở phía nam đồng bằng sông Hồng.
Đặc biệt là cuốn Địa chí văn hóa huyện Vụ Bản [36] của nhà nghiên cứu Bùi
Văn Tam. Đây là một công trình mang tính tổng hợp về tất cả các mặt lịch sử, kinh tế,
chính trị, văn hóa… của huyện Vụ Bản. Trong cuốn sách này, chúng tôi đặc biệt chú ý
đến chương VIII vì chương này cung cấp một cái nhìn tổng thể về tình hình văn học
nghệ thuật của vùng Thiên Bản-Vụ Bản trong đó có văn học dân gian. Tuy nhiên, công
trình này cũng không phải là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn học dân
gian của vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã đề cập ở trên, chủ yếu
mới là những công trình sưu tầm, giới thiệu và có những giải thích, nhận định bước
đầu về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian thuộc các thể loại khác
nhau của văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Các công trình kể trên chưa tiếp cận ở
các phương diện đặc trưng khái quát mang tính vùng miền, chưa đi sâu chỉ ra đặc điểm
của từng thể loại, cũng như chưa xem xét văn học dân gian với tư cách là một bộ phận,
một thành tố của văn hóa dân gian, nên chưa chỉ ra được mối quan hệ nhiều chiều giữa
văn học dân gian và văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản.


11


1.2. Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
1.2.1. Văn hóa dân gian và văn học dân gian
1.2.1.1. Văn hóa dân gian
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử. Vì vậy, văn hóa mang tính khác biệt và tính đại diện. Mỗi nền
văn hóa đều đại diện cho một cộng đồng. Sự đa dạng của các dân tộc cũng chính là sự
đa dạng của văn hóa.
Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Do đó, việc vận dụng
các quan điểm và thành tựu của văn hóa để nghiên cứu, lí giải văn học là một hướng
tiếp cận được vận dụng khá phổ biến hiện nay.
Năm 1846, trên một tờ tạp chí về khảo cổ của Anh, Wiliam Thoms-nhà nhân

chủng học người Anh, đã dùng khái niệm “folklore”, trong đó “folk” có nghĩa là dân
chúng, “lore” là tri thức, sự hiểu biết, “folklore” có nghĩa là trí tuệ của dân chúng, với ý
nghĩa dùng để chỉ những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là những di tích
của nền văn hóa tinh thần của nhân dân có liên quan tới văn hóa vật chất như phong
tục, đạo đức, nghi lễ, lễ hội, ca dao, truyện kể của các thời đại trước.
Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt
Nam đã sử dụng và dịch thuật ngữ folklore ra Tiếng Việt là văn nghệ dân gian hay văn
hóa dân gian và cho đến nay chính thức dịch là văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian có
một ví trí vô cùng quan trọng đối với nền văn hóa dân tộc. Do vậy không thể hiểu bản
sắc văn hóa Việt Nam nếu như không hiểu văn hóa dân gian Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu dân gian Việt Nam đã thống nhất quan niệm văn hóa dân
gian- folklore gồm 3 bộ phận: Nghệ thuật ngôn từ dân gian, Nghệ thuật tạo hình dân
gian, Nghệ thuật diễn xướng dân gian. Ba thành phần này vừa có tính độc lập tương
đối vừa có mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau. Chính vì vậy, văn học dân gian không
chỉ là đối tượng khai thác nghiên cứu của khoa nghiên cứu văn học dân gian mà còn là
đối tượng của nhiều khoa học liên quan gần gũi khác như ngôn ngữ, triết học, khảo cổ,
âm nhạc, sân khấu.



12

1.2.1.2. Văn học dân gian
Văn học dân gian (nghệ thuật ngôn từ dân gian) là những sáng tác văn học do
nhân dân tạo nên và lưu truyền. Văn học dân gian cũng là những sáng tác nghệ thuật
ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời, phát
triển, về người sáng tác, cách lưu truyền, nội dung, tư tưởng và thể loại nghệ thuật.
Văn học dân gian đã được các nhà folklore Việt Nam thống nhất ở cách phân
loại như sau. Về loại hình, gồm có các loại hình tự sự, trữ tình, luận lý, kịch-sân khấu
dân gian. Loại hình tự sự gồm các thể loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cười,
truyện ngụ ngôn được thể hiện bằng các lối kể. Loại hình trữ tình gồm các thể loại ca
dao, dân ca được thể hiện bằng các lối hát. Loại hình luận lí có các thể loại câu đố, tục
ngữ được thể hiện bằng hình thức lời nói. Loại hình kịch-sân khấu dân gian trong đó có
các trò diễn,
chèo, tuồng dân gian được thể hiện bằng phương thức biểu diễn, múa.
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian
Văn học dân gian vừa là một bộ phận của văn học dân tộc, vừa là một bộ phận
của văn hoá dân gian, đóng vai trò, vị trí quan trọng trong đó. Vì vậy, khi nghiên cứu
về văn học dân gian, cần chú ý tới mối quan hệ tổng hoà giữa tác phẩm văn học dân
gian với nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình dân gian (vũ đạo, âm nhạc, hội
họa…), với những yếu tố thuộc về truyền thống, tinh thần, tâm linh như tín ngưỡng,
phong tục, tập quán, lễ hội… Đặt tác phẩm văn học dân gian vào môi trường diễn
xướng tức là đặt tác phẩm văn học dân gian trong văn hoá dân gian vậy.
Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian được thể hiện ở những
khía cạnh sau: Văn học dân gian mang dấu ấn của tín ngưỡng, hoặc phản ánh tín
ngưỡng, hoặc thể hiện tín ngưỡng. Văn học dân gian phản ánh hoặc đúc kết phong tục,
tập quán vùng miền. Văn học dân gian có vai trò giải thích cho nguồn gốc lễ hội, làm
cho lễ hội có nội dung thêm sinh động, cụ thể. Ngược lại, lễ hội có vai trò bảo lưu, giữ
gìn văn học dân gian. Thần tích (và lễ hội) lưu giữ văn học dân gian. Đây là kênh tham

khảo giúp bổ sung, mở rộng cho việc tìm hiểu văn học dân gian.
1.2.2. Lý thuyết và khái niệm vùng văn hóa, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
1.2.2.1. Vùng văn hóa


13

Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị
dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người. Họ đã sáng tạo ra một hệ
thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi
trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã
hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài, có thể phân biệt
với vùng văn hóa khác.
Về quan điểm phân vùng văn hóa Việt Nam, hiện nay đang tồn tại những quan điểm
không hoàn toàn trùng nhau trong giới khoa học ở Việt Nam. Quan điểm phân vùng
của GS Đinh Gia Khánh và nhà thơ Cù Huy Cận trong công trình Các vùng văn hoá
Việt Nam [10] chia vùng văn hoá nước ta thành 9 vùng, đó là: 1.Văn hoá đồng bằng
miền Bắc; 2. Văn hoá Việt Bắc; 3. Văn hoá Tây Bắc; 4. Văn hoá Nghệ - Tĩnh; 5. Văn
hoá Thuận Hoá - Phú Xuân; 6. Văn hoá Nam Trung bộ; 7. Văn hoá Tây Nguyên; 8.
Văn hoá đồng bằng miền Nam; 9. Văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
GS Trần Quốc Vượng trong công trình Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hoá
Việt Nam [66] đã chia các vùng văn hoá Việt Nam làm 6 vùng như sau: 1. Vùng văn
hoá Tây Bắc; 2. Vùng văn hoá Việt Bắc; 3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ; 5. Vùng
văn hoá Trung Bộ; 6. Vùng văn hoá Tây Nguyên; 7. Vùng văn hoá Nam Bộ.
GS Ngô Đức Thịnh trong công trình Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt
Nam [47] chia Việt Nam thành 7 vùng văn hoá khác nhau, đó là: 1. Đồng bằng Bắc bộ;
2. Việt Bắc; 3. Tây Bắc và miền núi Bắc Trung bộ; 4. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung
Bộ; 5. Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ; 6. Trường Sơn - Tây Nguyên; 7. Gia Định Nam Bộ thuộc địa phận các tỉnh Nam Bộ.
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng trong mỗi vùng có các tiểu vùng, trong vùng văn hóa
đồng bằng Bắc Bộ có tám tiểu vùng: Đất Tổ Vĩnh Phú (Xứ Đoài); Kinh Bắc - Xứ Bắc;

Thăng Long - Hà Nội; duyên hải Đông Bắc (Xứ Đông); trũng Hà Nam Ninh (Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình ngày nay); Hưng Yên; duyên hải Tiền Hải - Hải Hậu, lưu vực
sông Mã.


×