Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Các biện pháp khắc phục trong trường hợp bên bán vi phạm hợp đồng theo quy định của công ước vienna 1980 so sánh luật thương mại 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG TRƯỜNG
HỢP BÊN BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO QUY
ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 - SO SÁNH
LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG TRƯỜNG
HỢP BÊN BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO QUY
ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 – SO SÁNH
LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN CHÍ THẮNG
Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ THÙY TRANG


MSSV: 1511271527
Lớp: 15DLK15

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thiện học phần khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự
quan tâm và giúp đỡ tận tình, cùng sự chỉ bảo sâu sắc về kiến thức cũng như chuyên
môn nghiệp vụ từ phía Giảng viên hướng dẫn thực tập, giảng viên khoa Luật Trường
Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH). Nhờ có sự quan tâm, giúp
đỡ đã tạo điều khiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt khóa luận cuối khóa, vì
vậy trong bài luận này em xin gởi lời lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất
đến: Thầy Nguyễn Chí Thắng, là giảng viên hướng dẫn em trong suốt thời gian làm
bài luận vừa qua. Trong quá trình hướng dẫn, thầy luôn tận tình chỉ bảo, truyền đạt
cho em những kinh nghiệm và kiến thức quý báu để em hoàn thành tốt bài luận của
mình. Trong suốt quá trình làm bài sẽ khó tránh khỏi những sai sót về kiến thức và
lỗi trình bày vì bản nhân còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
quý báu từ thầy cô để hoàn thiện bản thân. Sau cùng, em xin chúc quý thầy cô dồi
dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày 18 tháng 11 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Thùy Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Bùi Thị Thùy Trang MSSV: 1511271527

Lớp: 15DLK15
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài khóa luận tốt nghiệp này
được thu thập từ nguồn thực tế trên các sách báo khoa học chuyên ngành (có trích
dẫn đầy đủ theo đúng quy định).
Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình
nghiên cứu, KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác.
Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo qui định của Nhà Trường và Pháp
luật.

Sinh viên

Bùi Thị Thùy Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Tiếng nước ngoài

1

Convention
on
Công ước Viên của Liên Hợp quốc về
Contracts for the
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
International Sale of
năm 1980
Goods


CISG

Tiếng việt

Viện Thống nhất tư pháp quốc tế, một

2

Insitut International tổ chức quốc tế liên chính phủ thành
UNIDROIT Pour

l’Unification lập năm 1929, đặt trụ sở tại Roma,
Italia soạn thảo và ấn hành vào năm
2004

des Droits Privé
3

Principles
PICC

International
Commercial
Contract

of
Những nguyên tắc hợp đồng
thương mại quốc tế của UNIDROIT

4


LTM

Luật Thương mại

5

PECL

Principles
of Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu
European Contract 2002
Law

6

FOB

Free On Board

Điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm
của người bán khi hàng đã lên boong
tàu. Có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì
mọi trách nhiệm thuộc về người bán
(seller), sau khi hàng đã lên tàu thì tất
cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho
người mua (buyer).

7


CIF

Cost + Insurance + Giá đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm
Freight
+ cước phí tàu

8

L/C

Letter of credit

Thư tín dụng


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..........................................................................2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài ..........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
5. Kết cấu khóa luận ...............................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VÀ BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC KHI BÊN BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN
1980 .............................................................................................................................4
1.1. Tổng quan về vi phạm hợp đồng của bên bán ...............................................4
1.1.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng .................................................................4
1.1.2.
1.2.


Hệ quả pháp lý của vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa ...................11

Nghĩa vụ của bên bán theo quy định của Công ước Vienna 1980 ..............15

1.2.1.

Nghĩa vụ giao hàng của bên bán ...........................................................15

1.2.1.1.

Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm ................................................15

1.2.1.2.

Nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian ................................................17

1.2.1.3.

Nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng .........................18

1.2.2.

Nghĩa vụ giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa ............................21

1.2.3.

Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa ................................22

1.3. Các biện pháp khắc phục khi bên bán vi phạm hợp đồng theo Công ước
Viên 1980 ...............................................................................................................23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG QUY ĐỊNH
CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 VỀ BIỆN PHÁP
ÁP DỤNG KHI BÊN BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG ...............................................28
2.1. Điểm tương đồng trong quy định về biện pháp khắc phục khi bên bán vi
phạm hợp đồng theo Công ước Viên 1980 và Luật Thương mại 2005 .................28
2.1.1. Biện pháp bồi thường thiệt hại..............................................................28
2.1.2.

Biện pháp buộc thực hiện hợp đồng .....................................................33

2.1.3.

Hủy hợp đồng do bên bán vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng ............35

2.2. Sự khác biệt trong quy định của Công ước Viên 1980 và Luật Thương mại
2005 về biện pháp áp dụng khi bên bán vi phạm hợp đồng ..................................40


2.2.1.

Biện pháp đình chỉ, tạm ngừng thực hiện hợp đồng .............................40

2.2.2.

Biện pháp gia hạn thực hiện hợp đồng .................................................42

2.2.3.

Biện pháp phạt vi phạm ........................................................................46


2.2.4.

Biện pháp giảm giá ...............................................................................49

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 54


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường không chỉ ở nước ta mà trên toàn
thế giới thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để đơn giản hóa cơ chế thị trường cung cầu.
Hàng ngày số giao dịch, mua bán giữa các chủ thể với nhau lên đến con số không thể
thống kê chính xác, vì vậy xây dựng một cơ chế thị trường đơn giản chính là làm gia
tăng sự giao dịch của các bên một cách nhanh chóng. Sự giao dịch của các bên mang
bản chất là sự xác lập một hợp đồng, có thể là hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán
hàng hóa, hợp đồng chuyển nhượng ... mỗi loại hợp đồng có mỗi cơ chế pháp lý riêng
để điều chỉnh, tuy nhiên vấn đề đặt ra là hợp đồng không chỉ là giữa các bên trong
cùng một quốc gia ký kết với nhau mà còn là sự ký kết mang tính quốc tính quốc tế.
Điển hình cho loại hợp đồng này là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế được xem là một sự tiến bộ vượt bậc trong nền kinh tế, tức
là đã có sự giao lưu, mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài ở đây. Nhưng cũng vì
mang tính quốc tế nên phát sinh nhiều vấn đề khi có tranh chấp xảy ra điển hình là
việc áp dụng pháp luật của quốc gia bên nào để giải quyết, liệu rằng các bên có chấp
nhận với phán quyết của cơ quan có thẩm quyền hay không? Chính vì vậy để hạn chế
vấn đề xung đột pháp luật xảy ra các nhà làm luật đã đặt ra các biện pháp khắc phục
vi phạm hợp đồng , mà cụ thể ở đây là các biện pháp khắc phục trong trường hợp
người bán vi phạm trong hợp đồng quốc tế ( CISG ) và so với luật thường mại Việt
Nam 2005, cơ sở để xây dựng các biện pháp này bắt nguồn từ việc thỏa thuận giữa

các bên nhằm mục đích hợp tác một cách thiện chí trung thực, hạn chế tranh chấp xảy
ra để việc thực hiện hợp đồng được tiến hành ổn định.Như vậy, để hiểu rõ thế nào là
vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế, vi phạm hợp đồng trong luật thương mại Việt
Nam 2005. Trong trường hợp người bán vi phạm. Áp dụng những biện pháp gì để
khắc phục vi phạm hợp đồng? Trường hợp trường hợp nào sẽ được áp dụng miễn trừ
trách nhiệm? Với đề tài: “Các biện pháp khắc phục trong trường hợp bên bán vi phạm
hợp đồng theo quy định của Công ước Vienna 1980 - So sánh Luật Thương mại 2005”
Cá nhân người viết hi vọng phần nào sẽ giải đáp cho các thầy cô và các bạn hiểu rõ
được vấn đề này. Vì khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn hẹp, không tránh khỏi
những thiếu sót khiến đề tài không hoàn thiện. Mong quý thầy cô và các bạn thông
cảm.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và một số khía cạnh chuyên sâu về pháp luật
mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng đã được một số chuyên gia, học giả nghiên cứu.
Đối với khía cạnh chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Trong
các công trình nêu trên, một số công trình đề cập một cách khái quái hầu hết các vấn
đề về mua bán hàng hóa quốc tế trong bối cảnh Việt Nam mới hội nhập kinh tế quốc
tế; một số công trình khác nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật Việt Nam điều chỉnh
chế độ trách nhiệm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc một chế tải cụ
thể đối với hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; chưa có nhiều công
trình nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm của người bán trong trường hợp vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam,
đặc biệt là sau khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Trên cơ sở đó
để làm rõ những vấn đề cơ bản về chế tài trong trường hợp người bán vi phạm hợp
đồng theo Công ước Viên 1980 và so với luật thương mại 2005 để nhấn mạnh những

bất cập của pháp luật Việt Nam trong các quy định về chế tài này. Bài luận đề xuất
phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do người
bán vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cũng như áp dụng đúng đắn nhất
luật Công ước Viên 1980 trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trong mọi bài nghiên cứu báo cáo khoa học nói chung, nghiên cứu ngành luật nói
riêng thì việc xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là rất quan trọng.
Việc xác định này nhằm để biết phạm vi về không gian, thời gian và đối tượng nghiên
cứu để tránh trường hợp làm lạc đề hay gây hoang mang cho người đọc.
Ở đề tài so sánh các biện pháp khắc phục trong trường hợp người bán vi phạm hợp
đồng trong Công ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
và luật thương mại Việt Nam 2005, thì đối tượng nghiên cứu là các quy định của
CISG và luật thương mại Việt Nam 2005 , còn phạm vi nghiên cứu trong bài viết này
chỉ nói về các biện pháp khắc phục trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa đối với luật Việt Nam và Luật quốc tế (CISG).

2


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong suốt quá trình nghiên cứu bài báo cáo, người viết đã sử dụng các phương pháp
tổng hợp, phân tích, so sánh, liệt kê.
5. Kết cấu khóa luận
Bài luận ngoài lời mở đầu và phần kết luận thì còn có 2 chương:
-

Chương 1: Tổng quan về nghĩa vụ của người bán và biện pháp khắc phục khi
bên bán vi phạm hợp đồng theo công ước Vienna 1980.

-


Kết luận chương 1.
Chương 2: Điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của CISG 1980 và
luật thương mại 2005 về biện pháp áp dụng khi bên bán vi phạm hợp đồng.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHI BÊN BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG
THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
1.1.

Tổng quan về vi phạm hợp đồng của bên bán
1.1.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng
Luật Thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa vi phạm hợp đồng là việc một

bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại.1 Theo các
chuyên gia, dấu hiệu của vi phạm hợp đồng là không thực hiện, thực hiện không đúng
hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng. Nhìn từ góc độ pháp lý, quy
định này có phần thừa và chưa chính xác bởi lẽ thực hiện không đầy đủ với ý nghĩa
là có thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên còn thiếu ở các khía cạnh cụ thể, ví dụ giao thiếu
hàng, giao hàng không đúng chất lượng chủng loại… như đã cam kết chính là “thực
hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận”. Do đó, chỉ cần quy định rằng vi phạm
hợp đồng là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ giữa
các bên là phù hợp về mặt pháp lý.2 Nhìn ra một số quy định của pháp luật thế giới
thì khái niệm về vi phạm hợp đồng lại không được định nghĩa trực tiếp trong các đạo
luật của các quốc gia này mà thay vào đó pháp luật của nhiều quốc gia quy định các
dạng vi phạm hợp đồng.

Điều 11 Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh quy định “Ở Scotland,
người bán không thực hiện bất kỳ phần quan trọng nào của hợp đồng mua bán là vi
phạm hợp đồng…”.3 Còn theo điều 1-201(b) Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ
năm 1952 không đưa ra khái niệm vi phạm nhưng quy định “lỗi là khiếm khuyết, vi
phạm hay hành động sai trái hoặc không làm đầy đủ”. Từ quy định này có thể hiểu vi
phạm là lỗi, là sự khiếm khuyết hay hành động sai trái hay không làm đầy đủ.4 Dù
được định nghĩa, giải thích theo các cách khác nhau nhưng nhìn chung cách hiểu về
vi phạm hợp đồng của pháp luật một số quốc gia là việc không thực hiện hoặc thực

Khoản 12 điều 3 Luật Thương mại 2005
Phan Thị Thanh Thủy (2014), “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong Luật
Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3,
tr.50-60.
3
Báo cáo 350/UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 18/5/2005 về việc giải trình, tiếp thu chỉnh
lý dự thảo Luật thương mại (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua.
4
Trương Văn Dũng (2003), Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vấn đề hoàn
thiện pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học.
1
2

4


hiện không đúng nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này cũng
phù hợp với khái niệm về vi phạm hợp đồng cũng được quy định trong điểm d khoản
3 Điều 1 Công ước về thời hiệu mua bán hàng hóa quốc tế năm 1974, theo đó “vi
phạm hợp đồng là việc không thực hiện hợp đồng hoặc bất kỳ sự thực hiện nào mà
không phù hợp với hợp đồng”.5 CISG không đưa ra định nghĩa về vi phạm hợp đồng

nhưng qua nội dung những quy định cụ thể tại Công ước này thì có thể hiểu vi phạm
hợp đồng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ hai bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng.
Vi phạm cơ bản được quy định tại Điều 25 của CISG, theo đó “Một sự vi phạm
hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị
thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có
quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả
và một người có lý trí bình thường cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào
hoàn cảnh tương tự”. CISG chỉ đưa ra một định nghĩa khá mơ hồ về vi phạm cơ bản
mà không có một điều luật nào trong Công ước hay một văn bản cụ thể giải thích rõ
nội dung về khái niệm này. Nhiều câu hỏi xoay quanh khái niệm này vẫn chưa có lời
giải đáp: thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đến mức nào thì được coi là vi
phạm cơ bản hợp đồng? Mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng là gì? Chính vì
vậy, vi phạm cơ bản hợp đồng là khái niệm phức tạp và trừu tượng, gây khó khăn cho
các bên trong hợp đồng khi xảy ra tranh chấp và cả các cơ quan giải quyết.
Trong PICC và PECL, thuật ngữ vi phạm hợp đồng không xuất hiện mà thay
vào đó là không thực hiện hợp đồng.6 Theo PICC quy định: “Không thực hiện hợp
đồng là việc một bên không thực hiện một nghĩa vụ nào đó phát sinh từ hợp đồng, kể
cả việc thực hiện hợp đồng không đúng hay chậm trễ ”; PECL quy định: “Không
thực hiện hợp đồng có nghĩa là việc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, bao
gồm thực hiện chậm, thực hiện không đúng và không hợp tác để làm cho hợp đồng
có hiệu lực”. 7
Có hai loại vi phạm hợp đồng: vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Vi
phạm cơ bản trong LTM 2005 là khái niệm mới của pháp luật Việt Nam, là sự vi
phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không
đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.8 Vi phạm cơ bản trước hết phải là vi
phạm hợp đồng; đồng thời, phải xác định các yếu tố: thiệt hại xảy ra, mục đích giao

Điểm d khoản 3 Điều 1 Công ước NewYork 1974 về thời hiệu tố tụng trong hợp đồng MBHHQT
Điều 7.1.1 Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROT

7
Điều 1.301 Những nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu
8
Khoản 13 Điều 3 LTM 2005.
5
6

5


kết hợp đồng và mức độ ảnh hưởng của thiệt hại đến mục đích giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, làm rõ các yếu tố trên để xác định vi phạm cơ bản là vấn đề không dễ
dàng. Khi một vi phạm không là vi phạm cơ bản thì nó là vi phạm không cơ bản. Có
thể hiểu, vi phạm không cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên nhưng chưa đến
mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Chỉ khi
nào xác định được vi phạm cơ bản thì mới có thể biết được đó có phải là vi phạm
không cơ bản hay không và vì vậy, việc làm rõ nội hàm của khái niệm vi phạm cơ
bản là cần thiết. Điểm b khoản 4 Điều 312 LTM 2005 quy định các bên còn có quyền
hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, trừ trường hợp được
miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 LTM 2005. Để hủy bỏ hợp đồng trong
trường hợp này cần hai điều kiện: (i) có sự vi phạm hợp đồng của một bên và (ii) vi
phạm này phải là vi phạm cơ bản. Điều 293 LTM 2005 chỉ rõ rằng: trừ trường hợp
có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài huỷ bỏ hợp đồng đối
với vi phạm không cơ bản. Đối với hủy bỏ hợp đồng có thỏa thuận giao hàng, cung
ứng dịch vụ từng phần tại Điều 313 LTM 2005 thì cũng chỉ được quyền thực hiện
nếu có vi phạm cơ bản nghĩa vụ hoặc có cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ
bản sẽ xảy ra. Sở dĩ phân biệt vi phạm không cơ bản và vi phạm cơ bản để làm căn
cứ hủy bỏ hợp đồng bởi một khi hợp đồng bị hủy bỏ sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng;
nhằm đảm bảo tính bền vững của hợp đồng, khi các bên tuân thủ đúng hợp đồng thì
sẽ đem lại lợi ích cho chính các bên và cả xã hội; một bên không thể lấy cớ vi phạm

hợp đồng của bên kia để giải phóng mình khỏi nghĩa vụ khi vi phạm không đáng kể.
Căn cứ vào khoản 13 Điều 3 LTM 2005, để xác định vi phạm cơ bản cần làm
rõ hai tiêu chí là: có thiệt hại xảy ra và thiệt hại đến mức làm cho bên kia không đạt
được mục đích giao kết hợp đồng. Song, nhìn vào quy định trên thì thật khó để xác
định vi phạm nào là cơ bản, vi phạm nào là không cơ bản. Thiệt hại do hành vi vi
phạm hợp đồng gây ra đã không được giải thích cũng như không đưa ra dẫn chứng
mức độ thiệt hại như thế nào thì sẽ cấu thành vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Đó
có phải là những tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi
phạm gây ra, khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không
có hành vi vi phạm như quy định tại Điều 302 LTM 2005 về bồi thường thiệt hại hay
không? Những vấn đề này đều chưa được làm rõ khi dựa trên những quy định của
pháp luật Việt Nam cũng như hướng dẫn, giải thích của cơ quan có thẩm quyền. Mục
đích của việc giao kết hợp đồng thương mại không được giải thích cụ thể trong các
văn bản pháp luật. Đó là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác
lập giao dịch đó. Mục đích giao kết hợp đồng thường được thể hiện trong các điều
khoản của hợp đồng nhằm ràng buộc trách nhiệm của bên kia. Thế nhưng, mục đích
6


giao kết hợp đồng không phải lúc nào cũng được thể hiện trong hợp đồng và khi đó
cơ quan giải quyết phải áp dụng việc giải thích hợp đồng mới biết được. Việc xác
định lợi ích hợp pháp của các bên không phải là điều dễ dàng khi mà mỗi bên đều có
những mong muốn, hướng đến các lợi ích khác nhau.
Theo tác giả, việc xác định mục đích giao kết hợp đồng cần gắn liền với mục
đích của hoạt động thương mại bởi chủ thể của hợp đồng thương mại chủ yếu là
thương nhân tiến hành hoạt động thương mại với mục tiêu lợi nhuận. Điều khó khăn
lớn nhất là dựa vào tiêu chí nào để xác định “đến mức làm cho bên kia không đạt
được mục đích của việc giao kết hợp đồng”, quy định này mang tính định tính hơn là
định lượng. Về cơ bản, thiệt hại có nghĩa là mục đích mà bên bị vi phạm chờ đợi trên
cơ sở hợp đồng đã không còn; mức độ thiệt hại được xem xét dựa trên sự tương quan

giữa mục đích giao kết hợp đồng và thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.9 Tuy nhiên,
ngay cả khi thiệt hại thấp hơn mục đích thì cũng chưa thể kết luận rằng không có
hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng mà còn tùy vào từng tranh chấp cụ thể.
Cần phân biệt “vi phạm cơ bản” trong LTM 2005 với “vi phạm nghiêm trọng” trong
BLDS 2005. Tiêu chí “vi phạm nghiêm trọng” là căn cứ để một bên đơn phương
chấm dứt hợp đồng. Việc đánh giá thế nào là “nghiêm trọng” phụ thuộc vào từng
hoàn cảnh cụ thể và thông thường sử dụng các tiêu chí như: việc vi phạm hợp đồng
làm bên kia không đạt được kết quả mong muốn, tuân thủ chặt chẽ nghĩa vụ hợp
đồng, mất lòng tin vào việc tiếp tục thực hiện hợp đồng, thiệt hại không cân xứng.10
Ðiều 25 Công ước của Liên Hợp Quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (CISG) đưa ra định nghĩa vi phạm cơ bản như sau: “Một sự vi phạm hợp đồng
do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại
mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ
đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một
người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh
tương tự”. Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp
đồng được xác định dựa trên các yếu tố: (1) Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng;
(2) Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều
mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng; (3) Bên vi phạm hợp đồng không
thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó. Công ước Viên không đưa ra
định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có
thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa
Võ Sỹ Mạnh (2013), “Bàn về khái niệm “Vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng theo quy định của Luật
Thương mại 2005”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 08 (304), tr. 47.
10
Giáo trình Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr. 397-399.
9

7



thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện không hết nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ, các bên thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ giao
hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, giao
sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng,11 ví dụ như
hàng hóa được giao thiếu về số lượng và/hoặc không phù hợp về chất lượng hoặc
giao sai chủng loại hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì được coi là
người bán đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Ngoài ra, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm. Thế nào là thiệt
hại đáng kể? Công ước Viên cho rằng thiệt hại đáng kể là những thiệt hại làm cho
bên bị vi phạm mất đi cái mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng. Công
ước Viên không giải thích rõ cái mà người này chờ đợi là gì. Vì vậy, việc xác định
mức độ thiệt hại là đáng kể hay không đáng kể sẽ do tòa án (hoặc cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp) quyết định căn cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh
chấp cụ thể. Ví dụ, phải căn cứ vào giá trị kinh tế của hợp đồng, sự tổn hại về mặt
tiền bạc do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc mức độ mà hành vi vi phạm hợp đồng
gây cản trở đến các hoạt động khác của bên bị vi phạm.12 Tuy nhiên, mặc dù hành vi
vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm nhưng hành vi vi phạm hợp
đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm “không thể
nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó và ngưi ở vào hoàn cảnh tương tự
cũng không thể tiên liệu được”. Chính xác hơn, khả năng nhìn thấy trước hậu quả của
hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố cần thiết để xác định hành vi vi phạm đó có phải
là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng hay không. Khả năng tiên liệu trước được những
thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra sẽ phụ thuộc vào kiến thức của bên vi
phạm về những sự kiện xoay quanh giao dịch13 như kinh nghiệm, mức độ tinh tế và
khả năng tổ chức của bên vi phạm.14 So với định nghĩa trong LTM 2005 thì quy định
trên trong CISG có điểm tiến bộ hơn khi tính đến cả lợi ích của người bị thiệt hại và
người gây thiệt hại bởi có tính đến các yếu tố khách quan làm họ không thể tiên liệu
được việc sẽ gây ra thiệt hại. Theo quy định của LTM 2005 thì khi xét một vi phạm

cơ bản chỉ cần xem xét một cách chủ quan, dựa vào mức độ nghiêm trọng của thiệt
hại gây ra cho người bị thiệt hại mà không tính đến hoàn cảnh, lợi ích của bên vi
Điều 35 Công ước Viên
Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the
Secretariat, Document A/CONF.97/5, art. 25 (antecedent to art. 23), United Nations Conference on Contracts
for the International Sale of Goods, Official Records, New York, 1981 (A/CONF 97/19)
13
C.M. Bianca et al., Commentary on the International Sales Law 3 (Giuffré, Milano, 1987), tr. 217
14
Andrew Babiak, ‘Defining “Fundamental Breach” under the United Nations Convention on Contracts for
the Interntational Sale of Goods’ 6 Temple Int’l & Comp. L.J. 113, tr. 119 (1992)
11
12

8


phạm.15 Trên thực tế, việc xác định vi phạm cơ bản trong CISG cũng phụ thuộc nhiều
vào quan điểm của cơ quan giải quyết. Khi đó, thông thường, những tiêu chí dùng để
xác định vi phạm cơ bản đối với hàng hóa đã giao không phù hợp với hợp đồng là
thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về vi phạm cơ bản; hậu quả do hành vi vi
phạm hợp đồng gây nên là nghiêm trọng; khả năng bán được của hàng hóa không phù
hợp hợp đồng; và khả năng sử dụng được của hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng.16 Có thể thấy rằng không phải mọi trường hợp hàng hóa không phù hợp với
hợp đồng đều cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Vì vậy, việc xác định được
mức độ không phù hợp như thế nào của hàng hóa dẫn đến cấu thành một sự vi phạm
cơ bản hợp đồng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, Công ước Viên không quy định
tiêu chí để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa so với quy định của hợp
đồng. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng có áp dụng Công ước Viên, tòa án
và trọng tài một số nước thường áp dụng bốn căn cứ để xác định mức độ không phù

hợp của hàng hóa cấu thành một vi phạm cơ bản theo quy định tại điều 25 của Công
ước Viên. Đó là thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về vi phạm cơ bản; Hậu quả
do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên là nghiêm trọng; Khả năng bán được của hàng
hóa không phù hợp hợp đồng; và khả năng “sử dụng được” của hàng hóa không phù
hợp hợp đồng. Dưới đây, sẽ phân tích thực tiễn xét xử tranh chấp liên quan đến vi
phạm cơ bản hợp đồng dựa trên bốn căn cứ này. Việc xem xét có hay không có sự
thỏa thuận của các bên về sự vi phạm cơ bản hợp đồng: Nếu các bên giao kết hợp
đồng thỏa thuận rằng trong trường hợp người bán giao hàng không phù hợp với hợp
đồng mà sự tuân thủ nghiêm ngặt hợp đồng là yếu tố cần thiết thì bất kỳ sự vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng nào cũng đều bị xem là vi phạm cơ bản hợp đồng. Ví dụ, nếu
người mua tuyên bố rằng hàng hóa không phù hợp sẽ khiến cho người mua không đạt
được một mục đích cụ thể hoặc nếu người mua thông báo cho người bán biết rõ mục
đích mua hàng của người mua nhầm nhắc người bán phải giao hàng như hợp đồng
quy định thì bất kỳ hành vi vi phạm nào ảnh hưởng tới mục đích cụ thể đó đều cấu
thành một vi phạm cơ bản hợp đồng. Căn cứ vào những thỏa thuận rõ ràng trong hợp
đồng, lúc này, người bán không thể lập luận rằng anh ta không nhìn thấy trước được
(không tiên liệu được) những thiệt hại có thể xảy đến cho người mua nếu anh ta không
Bùi Thị Bích Sơn (2011), Tuyên bố hủy hợp đồng và hậu quả pháp lý của việc hủy hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 và Luật thương mại 2005, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 17.
16
Võ Sỹ Mạnh, “Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980”,
/>15

9


giao hàng theo những quy định đó. Như vậy, tòa án sẽ dễ dàng xác định được một sự
vi phạm cơ bản hợp đồng nếu hàng hóa được giao không đúng những gì đã thỏa thuận
trong hợp đồng. Trong trường hợp này, tòa án dễ dàng kết luận người bán đã có sự vi

phạm cơ bản hợp đồng. Điều quan trọng đối với việc áp dụng căn cứ này là người
mua có nghĩa vụ chứng minh có hay không có điều khoản trong hợp đồng quy định
rằng không thực hiện một nghĩa vụ liên quan đến giao hàng sẽ được coi là vi phạm
cơ bản hợp đồng. Nếu không, người mua không thể tuyên bố hành vi vi phạm đó của
người bàn là vi phạm cơ bản hợp đồng và làm cơ sở để tuyên bố hủy bỏ hợp đồng
theo Điều 49 của Công ước Viên.17
Phân tích vụ Garden flowers18 dưới dây sẽ thấy rõ điều này. Vụ Garden
flowers là tranh chấp giữa người bán (Đan Mạch) và người mua (Úc). Vào mùa
xuân 1991, người mua Úc đến Đan Mạch để đặt mua cây từ người bán. Cùng với
Andreas Schwabe – nhân viên của người bán, người mua đã đến vườn hoa của Anders
Jonsson – người bán loại cây Osteospermum ecklonis (Cúc Châu phi). Người mua đã
kiểm tra những cây này, Schwabe đã giải thích cho người mua rằng đây là cây trồng
trong vườn và cần chỗ có ánh nắng. Schwabe không hướng dẫn gì thêm cho người
mua về việc bảo quản và chăm sóc cây, cũng như không có bất cứ bảo đảm nào rằng
hoa sẽ nở suốt mùa hè. Người mua đã bán lại số cúc Châu phi nói trên cho một khách
hàng và cam kết với khách hàng này rằng cúc sẽ nở suốt mùa hè. Tuy nhiên, khách
hàng này đã khiếu nại người mua vì cúc không nở suốt mùa hè. Vì thế, người mua đã
khiếu nại lại người bán với lý do là chất lượng hàng hóa giao (tức là cúc Châu phi)
không phù hợp với quy định về chất lượng trong hợp đồng – hoa không nở suốt mùa
hè. Theo người mua, đây là sự vi phạm cơ bản hợp đồng và đã từ chối thanh toán cho
người bán. Tòa án đã bác bỏ lập luận này với lý do là người mua đã không chứng
minh được rằng người bán có đưa ra một sự bảo đảm rằng hoa sẽ nở suốt mùa hè.
Tương tự như vậy, trong “Vụ tranh chấp về hạt tiêu Spanish paprika”19 giữa
người bán Đức và người mua Tây Ban Nha về việc giao hạt tiêu, theo đó hạt tiêu chứa
gần 150% hỗn hợp ethyla oxit tối đa được chấp nhận theo luật về thuốc và thực phẩm
của Đức. Trong vụ tranh chấp này, người bán đã chứng minh được rằng giữa người

17

Germany 21 August 1995 District Court Ellwangen (Spanish paprika case) tham khảo tại

/>18
Olaf Clausson, ‘Avoidance in Nonpayment Situations and Fundamental Breach under the 1980 U.N.
Convention on Contracts for the International Sale of Goods’ (1984) N.Y.L.Sch.J.Int. & Comp.L. 93, 113.
See also Robert Koch, The Concept of Fundamental Breach of Contract under the United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)’ in Review of the Convention on
Contracts for the International Sale of Goods (CISG) 1998, Kluwer Law International (1999) 177 – 354.
19
United States 6 December 1995 Federal Appellate Court [2nd Circuit] (Delchi Carrier v. Rotorex) tham
khảo tại />
10


bán và người mua đã có thỏa thuận cụ thể về việc hàng hóa (tức là hạt tiêu) phải phù
hợp với người tiêu dùng ở Đức. Vì thế, Tòa án quận Ellwangen20 ra phán quyết tuyên
rằng người mua đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Hai vụ tranh chấp với hai phán
quyết khác nhau của tòa án cho thấy, khi các bên giao kết hợp đồng đã có thỏa thuận
rõ ràng trong hợp đồng về vi phạm cơ bản hợp đồng thì tòa án chỉ căn cứ vào thỏa
thuận đó của các bên để quyết định hành vi vi phạm của một bên có phải là vi phạm
cơ bản hợp đồng hay không. Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận về vi phạm
cơ bản hợp đồng thì tòa án sẽ cố gắng suy luận dựa trên ngôn ngữ hợp đồng, tập quán,
thói quen và giao dịch giữa các bên.21 Điều này thường là rất phức tạp vì luật pháp
chưa đưa ra những quy định cụ thể về cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng.
Điều 9:301 Bộ Nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu 2002 (PECL) cho phép
một bên hủy bỏ hợp đồng khi có việc không thực hiện chủ yếu hợp đồng nhưng không
nêu lên các tiêu chí xác định. Cũng sử dụng thuật ngữ trên nhưng Bộ Nguyên tắc của
Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 (PICC), khoản 2 Điều 7.3.1 quy định
cụ thể các căn cứ xác định việc không thực hiện chủ yếu khi: “a. Việc không thực
hiện làm mất đi chủ yếu những gì người có quyền được mong đợi từ hợp đồng, trừ
trường hợp bên có nghĩa vụ đã không dự tính trước hoặc đã không thể dự tính trước
một cách hợp lý hậu quả này; b. Việc thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ là bản chất của

hợp đồng; c. Việc không thực hiện là cố ý hoặc không tính đến hậu quả; d. Việc không
thực hiện khiến cho bên có quyền tin rằng không thể tin cậy vào việc thực hiện hợp
đồng trong tương lai”. Việc quy định rõ các tiêu chí như trên tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho cơ quan giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn khi xem xét có chấp nhận yêu
cầu hủy bỏ hợp đồng hay không. Đây là hướng đi có thể tham khảo để giải quyết
những bất cập về vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng của LTM 2005.
1.1.2. Hệ quả pháp lý của vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình
thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá là
xử sự của các chủ thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ theo hợp đồng. Biểu
hiện cụ thể là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các
nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu hành vi vi phạm hợp đồng có thiệt hại vật chất thực tế
xảy ra thì đây là căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Thiệt hại thực tế là những
20

United States 6 December 1995 Federal Appellate Court [2nd Circuit] (Delchi Carrier v. Rotorex) tham
khảo tại />21
Germany 22 September 1992 Appellate Court Hamm (Frozen bacon case) tham khảo tại
/>
11


thiệt hại cụ thể tính được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu.
Thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp
là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính toán 1 cách dễ dàng và chính xác.
Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học (trên cơ sở
những chứng cứ, tài liệu) mới có thể xác định được. Ngoài ra người ta còn xét xem
có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế hay
không? Mối quan hệ này được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có
mối liên hệ nội tại, tất yếu; hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là
kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng. Trên thực tế, một hành vi vi phạm hợp
đồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại và một khoản thiệt hại có thể gây ra bởi
nhiều hành vi vi phạm. Vì vậy việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế không phải dễ dàng và chỉ dựa vào sựu suy đoán
chủ quan. Điều này đòi hỏi các bên cũng như cơ quan tài phán phải dựa trên những
chứng cứ rõ ràng và khách quan để quyết định áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.22
Thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp về hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng thì hệ quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên còn là căn cứ để xét xem đó có
phải là vi phạm cơ bản hay không? Trong trường hợp hợp đồng không quy định rõ
ràng, vi phạm cơ bản hợp đồng có thể được xem xét căn cứ vào tính nghiêm trọng
của hậu do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên.
Theo quy định tại Điều 25 Công ước Viên, một trong những yếu tố quan trọng
để xác định vi phạm cơ bản là thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên lên tới
mức làm cho bên bị vi phạm không đạt được cái mà họ chờ đợi từ hợp đồng. Như
vậy, tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên được xem như sự
thiệt hại đáng kể mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên vi
phạm.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này, tòa án đã sử dụng một số
tiêu chí dưới đây để xác định tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây
nên, tức là xác định mức độ “đáng kể” của thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh
chịu.
Căn cứ vào tỷ lệ hàng hóa bị tổn thất trên tổng giá trị của hàng hóa được giao:
Vụ Delchi v. Rotorex23 được xem là ví dụ điển hình trong việc sử dụng tiêu chí về tỷ
Hoang Men , “Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa”, link:
/>23
United States 6 December 1995 Federal Appellate Court [2nd Circuit] (Delchi Carrier v. Rotorex) tham
khảo tại />22

12



lệ phần trăm của hàng hóa bị tổn thất khi xác định một vi phạm cơ bản hợp đồng. Vào
tháng 1/1988, Rotorex đống ý bán 10.800 máy nén khí cho Delchi để sử dụng cho
máy điều hòa trong phòng. Trước khi ký kết hợp đồng, Rotorex gửi cho Delchi mẫu
máy nén kèm theo chi tiết kỹ thuật về hiệu suất sử dụng. Tuy nhiên, trong khi lô hàng
thứ hai đang trên đường vận chuyển cho Delchi, Delchi phát hiện rằng một số lượng
lớn máy nén của lô hàng thứ nhất có chất lượng không phù hợp với mẫu và tiêu chí
kỹ thuật kèm theo. Cụ thể, Rotorex phát hiện có đến 93% số máy nén điều hòa được
giao có khả năng làm lạnh yếu và tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với hàng mẫu cùng
chi tiết kỹ thuật kèm theo hàng mẫu. Tòa phúc thẩm Liên bang đã giữ nguyên phán
quyết của Tòa án New York và cho rằng người bán đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng
vì khả năng làm lạnh và tiêu thị điện năng của điều hòa là yếu tố quan trọng xác định
giá trị về chất lượng sản phẩm.24
Tuy nhiên, trong vụ Frozen bacon25, Tòa phúc thẩm Hamm26 lại có quyết định
trái ngược khi xác định tỷ lệ phần trăm của hàng hóa bị tổn thất. Cụ thể, trong vụ
tranh chấp này, người bán (Italy) đã ký hợp đồng với người mua (Đức) giao 200 tấn
thịt lợn muối xông khói, hàng được giao thành 10 lần. Người bán đã giao 4 lần với
tổng số 83,4 tấn. Tuy nhiên, người mua đã từ chối nhận số hàng còn lại với lý do
người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì người bán, trong lô hàng thứ tư, đã giao
420 kg trên tổng số 22,4 tấn thịt lợn muối xông khói bị bẩn. Tòa án cho rằng tỷ lệ
phần trăm của hàng bị bẩn là quá nhỏ nên không thể coi đó là vi phạm cơ bản hợp
đồng và bác bỏ lập luận của người mua. Tỷ lệ phần trăm hàng tổn thất dẫn đến thỏa
mãn vi phạm cơ bản hợp đồng là không giống nhau tùy vào từng vụ tranh chấp cụ
thể.
Ví dụ, trong vụ Granite27, mặc dù hàng hóa bị tổn thất đến 40% và rất khó
khăn cho việc sử dụng cũng như cho việc bán lại hàng hóa nhưng Tòa án cho rằng tỷ
lệ này là chưa đủ điều kiện cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng theo tinh thần
của điều 25 Công ước Viên mà chỉ thỏa mãn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Tương
tự, trong vụ tranh chấp Frozen Meat28 giữa người bán Đức và người mua Thụy Sĩ,

24

United States 6 December 1995 Federal Appellate Court [2nd Circuit] (Delchi Carrier v. Rotorex) tham
khảo tại />25
Germany 22 September 1992 Appellate Court Hamm (Frozen bacon case) tham khảo tại
/>26
Hamm là một đô thị thuộc huyện Altenkirchen, trong bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức. Đô thị
Hamm (Sieg) có diện tích 3,66 kilômét vuông, dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm2008 là hơn 3431
người. Đô thị này nằm bên sông Sieg, cự ly khoảng 10 km north-về phía đông củaAltenkirchen, và 40 km về
phía đông của Bonn
27
Germany 12 October 2000 District Court Stendal (Granite rock case) tham khảo tại
/>28
Switzerland 28 October 1998 Supreme Court (Meat case) tham khảo tại
/>
13


mặc dù 25% chất lượng thịt đông lạnh không phù hợp với quy định trong hợp đồng,
thậm chí thịt đông lạnh quá béo và ướt, giá trị thịt đông lạnh giảm đi 25% tương ứng
nhưng tòa án tuyên quyết định rằng thiệt hại đó là chưa đủ “đáng kể” và hành vi vi
phạm hợp đồng của người bán không cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Từ
các vụ tranh chấp trên có thể thấy rằng, tiêu chí căn cứ vào tỷ lệ tổn thất để xác định
một vi phạm cơ bản hợp đồng thường được áp dụng đối với những tổn thất của hàng
hóa chiếm tỷ lệ lớn (trên 90%) trong tổng giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, khó có thể dự
đoán được là tỷ lệ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng từ 10% – 50% có bị xem là
vi phạm cơ bản hay không,29 bởi vì trong vụ Christmas trees30 giữa người bán Đan
mạch và người mua Pháp, Tòa án tuyên là có sự vi phạm cơ bản hợp đồng khi tòa án
căn cứ vào tỷ lệ 25%-50% hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, tức là chỉ 75% cây
thông có chất lượng tốt và 50% cây thông có chất lượng tốt bậc nhì phù hợp với quy

định của hợp đồng. Ngày 28/11/1996, giữa người bán và người mua đã ký hợp đồng
bằng một thỏa thuận miệng về việc giao cây thông noel cho người mua. Ngày
29/11/1996, người mua đã gửi fax xác nhận những nội dung mà các bên đã thỏa thuận
qua điện thoại trước đó và người mua không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh
là người mua đã từ chối nội dung của bản fax này. Vì thế, tòa án căn cứ vào nội dung
của hợp đồng được ký bằng điện thoại, theo đó người bán giao 1.000 đến 1.200 cây
thông noel cho người mua, trong đó 40% cây thông có chất lượng tốt nhất, 60% cây
thông có chất lượng tốt bậc nhì, cây to không có khiếm khuyết nghiêm trọng với chiều
cao từ 1.7m đến 2.2m, giá 100 DKK/1 cây.31 Tuy nhiên, người bán lại giao hàng với
tỷ lệ có tới 25%-50% số cây thông không phù hợp với hợp đồng. Trong vụ tranh chấp
này, tòa án tuyên hành vi vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản hợp đồng. Căn
cứ vào chi phí sửa chữa dự tính trên tổng giá trị hàng hóa được giao: Đây cũng là tiêu
chí được tòa án sử dụng khi xem xét tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi
phạm hợp đồng gây nên – “thiệt hại đáng kể” mà người mua phải gánh chịu để xác
định vi phạm cơ bản.

Jacob S. Ziegel, ‘The Remedial Provisions in the Vienna Sales Convention: Some Common Law
Perspectives’ in Galston & Smit ed., International Sales: The United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods, (Mtr.thew Bender, 1984), Chương 9, các trang 9-1 đến 9-43 tham khảo tại
/>30
Denmark 4 November 1998 Randers County Court (Christmas trees case) tham khảo tại
/>31
DKK là đồng krone – đơn vị tiền tệ của Đan Mạch. Ngày 28.9.2000, trong một cuộc trưng cầu ý dân
(46,8% thuận, 53,2% chống), Đan Mạch đã từ chối không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh châu Âu.
Cùng với Anh, Đan mạch đã ký với các nước trong Liên minh một điều khoản gọi là opting-out (sự chọn lựa
không tham gia) cho phép Đan Mạch không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh là đồngeuro.
29

14



Tranh chấp Scaffold fittings32 giữa người bán Trung Quốc và người mua Úc
về cột chống dàn giáo là một ví dụ. Người bán ký hợp đồng bán 80.000 cột chống
dàn giáo cho người mua theo mẫu. Tuy nhiên, số cột chống dàn giáo này hoàn toàn
không phù hơp với mẫu. Tòa án nhận thấy rằng chi phí dự tính để phân loại cột chống
kém chất lượng trong số cột chống dàn giáo tốt chiếm hơn 1/3 giá mua, vì thế tòa
tuyên hành vi vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản với lý do “phần quan trọng”
của 80.000 cột chống dàn giáo không phù hợp với mẫu.
1.2.

Nghĩa vụ của bên bán theo quy định của Công ước Vienna 1980

1.2.1. Nghĩa vụ giao hàng của bên bán
1.2.1.1. Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm
Điều 31 Công ước Viên năm 1980 có quy định: “Nếu người bán không bắt
buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đó, thì địa điểm giao hàng sẽ được
xác định như sau: a. Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá
thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho
người mua. b. Trong những trường hợp không quy định ở điểm trên, mà đối tượng
của hợp đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được lấy ra từ
một khối lượng hàng xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc giao
kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã ở kho hàng đó hay được chế tạo hoặc sản
xuất ra tại một địa điểm cụ thể thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền
định đoạt của người mua tại địa điểm đó. c. Trong các trường hợp khác, người bán
có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi người bán có trụ
sở thương mại vào thời điểm giao kết hợp đồng.”
Về nguyên tắc, điều 31 này chỉ được áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận
khác. Khi các bên đã có thỏa thuận trong hợp đồng về địa điểm giao hàng hoặc các
quy định trong hợp đồng cho phép xác định địa điểm giao hàng (như thông qua một
điều kiện cơ sở giao hàng trong Incoterms được dẫn chiếu trong hợp đồng hoặc một

số điều khoản khác)33 thì các quy định đó sẽ được ưu tiên áp dụng.34 Trong trường
hợp các bên không có thỏa thuận khác, thì điều 31 CISG cho phép xác định địa điểm
giao hàng trong ba trường hợp cụ thể, đó là:

32

ICC Arbitration Case No. 7531 of 1994 (Scaffold fittings case) tham khảo tại
/>33
UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods, 2012 edition, United Nations, New York, 2012, trang 133, đoạn 11
34
UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods, 2012 edition, United Nations, New York, 2012, trang 132, đoạn 3-4.

15


Thứ nhất, nếu hợp đồng có quy định cả việc vận chuyển hàng hóa thì người
bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên. Trong trường hợp này, hợp đồng
được coi là có quy định việc vận chuyển khi các bên đã xem xét tới vấn đề hàng hóa
sẽ được vận chuyển bởi một hay nhiều người chuyên chở độc lập từ người bán sang
cho người mua. Các hợp đồng sử dụng các điều kiện nhóm F, C hay D của Incoterms
(ví dụ, phiên bản 2010) đều được coi là những hợp đồng mua bán có dẫn đến việc
chuyên chở hàng hóa.35 Đồng thời, quy định nêu trên cũng chỉ được áp dụng nếu cả
người mua và người bán không có nghĩa vụ theo hợp đồng phải chuyên chở hàng hóa
từ trụ sở của người bán đến trụ sở của người mua.36
Tòa án Handelsgericht des Kantons Zurich của Thụy Sỹ trong vụ tranh
chấp giữa một người mua Thụy Sỹ và người bán Italia, với phán quyết ngày
10/2/1999, đã chỉ ra rằng người bán không có nghĩa vụ phải giao hàng đến tận điểm
đến, bởi vì Điều 31.a không tạo ra một nghĩa vụ như vậy.37 Nói cách khác, các thuật

ngữ được sử dụng ở đây chỉ nói rằng người bán sẽ giao hàng cho người chuyên chở
độc lập. Nơi mà người bán giao hàng cho người chuyên chở sẽ được coi là địa điểm
giao hàng. Nếu có nhiều người chuyên chở tham gia vận chuyển hàng hóa, thì người
bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ của mình nếu đã giao hàng xong cho người
chuyên chở đầu tiên.
Thứ hai, khi hàng hóa đang được đặt ở một nơi cụ thể, người bán sẽ giao hàng
cho người mua ở nơi đó. Trường hợp thứ hai chỉ được áp dụng khi có ba điều kiện
xảy ra: một là, hợp đồng không có quy định về việc chuyên chở hàng hóa; hai là, hàng
hóa, là đối tượng của hợp đồng, có thể là hàng đặc định hoặc đồng loại, phải được
trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất; ba là,
các bên phải biết được, vào thời điểm giao kết hợp đồng, nơi có hàng hóa đó. Thuật
ngữ “đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua” được sử dụng trong quy
định nêu trên được hiểu là “người bán đã làm điều cần thiết để người mua có thể sở
hữu hàng hóa”. Điều này có nghĩa là người bán sẽ phải làm mọi việc cần thiết để
đảm bảo rằng người mua không còn phải làm gì khác ngoài việc nhận hàng tại địa
điểm giao hàng.38
Thứ ba, trong các trường hợp khác, người bán sẽ giao hàng cho người mua tại
địa điểm kinh doanh của người bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng.
35

UNCITRAL Secretariat, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of
Goods prepared by the Secretariat, A/CONF.97/5, Article 29, trang 29, đoạn 5.
36
UNCITRAL Secretariat, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of
Goods prepared by the Secretariat, A/CONF.97/5, Article 29, trang 29, đoạn 5, 8.
37
CLOUT Case no. 331 [Handelsgericht des Kantons Zurich, Switzerland, 10 February 1999].
38
UNCITRAL Secretariat, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of
Goods prepared by the Secretariat, Article 29, trang 29, đoạn 15.


16


Như vậy, trường hợp thứ ba này chỉ được áp dụng nếu địa điểm giao hàng
không được xác định theo cách thứ nhất hay thứ hai ở trên. Cần lưu ý là khi người
bán đã giao hàng, theo quy định của hợp đồng hay theo các cách thức xác định nêu
trên, thì người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình và người
bán không còn chịu trách nhiệm về hàng hóa nữa. Tuy nhiên, cũng có một số trường
hợp ngoại lệ mà CISG đã dự đoán trước tại các điều liên quan đến chuyển giao rủi ro
(các Điều 66 đến Điều 70 CISG).
1.2.1.2. Nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian
Thời hạn giao hàng của người bán được quy định tại Điều 33 CISG theo ba
trường hợp cụ thể: Nếu hợp đồng có thỏa thuận một ngày cụ thể, hoặc có thể xác định
ngày cụ thể bằng cách tham chiếu hợp đồng: Điều 33.a giả thiết rằng các bên đã ấn
định một thời điểm chính xác để giao hàng hoặc thời điểm có thể được xác định bằng
cách tham chiếu vào hợp đồng (ví dụ, “15 ngày sau lễ Phục sinh”) hoặc có thể được
xác định bằng bất cứ thói quen hay tập quán nào giữa các bên. Trong trường hợp đó,
người bán phải giao hàng chính xác vào thời điểm được ấn định.39 Bất cứ sự giao
hàng chậm trễ nào cũng sẽ cấu thành một sự vi phạm hợp đồng.
Theo “Tòa án Oberlandesgericht Hamm trong phán quyết ngày 23/6/1998
đối với vụ việc 19 U127/97 giữa bên bán là hai người mang quốc tịch Áo và người
mua mang quốc tịch Đức”, Điều 33.a cũng bao gồm trường hợp các bên không ấn
định thời gian cụ thể giao hàng nhưng đã cùng đồng ý rằng người bán nên giao hàng
tại thời điểm theo yêu cầu của người mua.40 Tuy nhiên, nếu người mua không yêu
cầu thời gian giao hàng thì người bán sẽ không vi phạm hợp đồng.41 Nếu hợp đồng
không quy định ngày cụ thể, nhưng có thỏa thuận một khoảng thời gian cụ thể, hoặc
có thể xác định khoảng thời gian đó bằng cách tham chiếu hợp đồng: Trong trường
hợp này, người bán có thể giao hàng vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian
đó, trừ trường hợp hoàn cảnh chỉ ra rằng bên mua có quyền chọn ngày giao hàng. Ví

dụ, khoảng thời gian giao hàng được ấn định bởi điều khoản hợp đồng như “trước
thời điểm cuối tháng 12”. Bất cứ sự giao hàng nào trong khoảng từ khi ký kết hợp
đồng đến khi kết thúc tháng 12 là phù hợp. Trong khi đó, nếu người bán giao hàng
sau ngày 31 tháng 12 sẽ vi phạm hợp đồng. Tương tự, nếu thời gian giao hàng được
xác định là “trong khoảng năm 1993 - 1994”. Trong trường hợp này, thời gian giao
hàng phù hợp là trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1993 đến ngày 31/12/1994.

Tham khảo: The Secretariat Commentary to (then) Article 31, trang 31, đoạn 3.
CLOUT case No. 338 [Oberlandesgericht Hamm, Germany, 23 June 1998].
41
Trong trường hợp này, người bán phải giao hàng theo một “đồ thị giao hàng” được người mua cung cấp.
Nhưng người mua không bao giờ cung cấp những “đồ thị” này
39
40

17


Quyền lựa chọn thời gian giao hàng cụ thể trong khoảng thời gian đó nói chung tùy
thuộc vào người bán. Người mua có thể chọn thời gian giao hàng, với điều kiện giữa
các bên phải có thỏa thuận có hiệu lực.42 Trong trường hợp, điều khoản hợp đồng về
thời gian giao hàng là “tháng bảy, tháng tám, tháng chín” được hiểu là việc vận
chuyển hàng hóa sẽ được diễn ra tại một trong số những tháng nói trên.43Trong những
trường hợp khác: Điều 33.c quy định nếu cả hợp đồng lẫn thói quen, tập quán giữa
các bên đều không quy định khoảng thời gian giao hàng cụ thể thì người bán phải
giao hàng trong khoảng thời gian hợp lý sau thời điểm giao kết hợp đồng. “Hợp lý”
ở đây nghĩa là khoảng thời gian thích hợp trong những hoàn cảnh cụ thể, ví dụ như
thời gian cần thiết để thu xếp việc vận chuyển, người bán có phải mua sắm nguyên
vật liệu hoặc sản xuất ra hàng hóa hay không,…
1.2.1.3. Nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng

Theo Điều 35 CISG về sự phù hợp của hàng hóa, người bán sẽ vi phạm nghĩa
vụ của mình nếu hàng hoá được giao không phù hợp với quy định của hợp đồng. Thế
nào là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng và khi nào thì người bán phải chịu trách
nhiệm? Trong một vụ tranh chấp về mua bán áo khoác da cừu, Toà án Thương mại
Zürich đã cho rằng người bán sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ nếu số hàng hoá
không phù hợp với hợp đồng vẫn đáp ứng đủ về mặt giá trị và chức năng sử dụng của
hãng phù hợp hợp đồng.44 Tuy nhiên, người bán sẽ bị coi là vi phạm Điều 35 nếu giao
giấy tờ giả mạo nguồn gốc của hàng hoá.45 Các nội dung chính của Điều 35 được diễn
giải cụ thể như sau:
Điều 35.1: Điều 35.1 yêu cầu người bán giao hàng theo đúng số lượng, chất
lượng, mô tả và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu. Để xác định xem
hợp đồng có yêu cầu hàng hoá phải được giao đúng số lượng, chất lượng, mô tả hoặc
phải được đóng gói theo một cách cụ thể nào đó không, cơ quan giải quyết tranh chấp
phải dựa vào những nguyên tắc xác định nội dung hợp đồng.46 Trong một vụ “ Tranh
chấp liên quan đến sò có hàm lượng chất cát-mi (cadmium) cao”, toà án đã phán
quyết rằng người bán đã không ngụ ý đồng ý sẽ tuân theo tiêu chuẩn nội địa (khuyến
cáo, nhưng không bắt buộc) về hàm lượng cát-mi của nước người mua. Toà lý luận
rằng, mặc dù người bán phải giao hàng đến một địa điểm nằm trong nước của người
Điều này cũng được ám chỉ trong CLOUT case No. 338 [Oberlandesgericht Hamm, Germany, 23 June 1998].
CLOUT case No. 7 [Amtsgericht Oldenburg in Holstein, Germany, 24 April 1990].
44
Thuỵ Sĩ, ngày 30/11/1998, Toà án Thương mại Zürich (Lambskin coat case), xem tại:
/>45
Cộng hoà Serbia, ngày 23/01/2008, Toà án Trọng tài Thương mại nước ngoài thuộc Phòng Thương mại
Serbia (White crystal sugar case), xem tại: />46
Hy Lạp, Quyết định số 4505/2009 của Toà Sơthẩm Athens (Bullet-proof vest case), xem tại:
/>42
43

18



×