Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ ANH ĐÀO

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO
THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ ANH ĐÀO

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO
THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 62 38 01 08



LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Đỗ Hòa Bình
2. TS. Nguyễn Toàn Thắng

Hà Nội 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong Luận án là trung thực. Những kết quả của Luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Anh Đào


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Từ viết tắt
COC
CLCS

Nghĩa đầy đủ
Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Ủy ban ranh giới ngoài của thềm lục địa


DOC
EU

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa
ASEAN và Trung Quốc (2002).
Liên minh Châu Âu (European Union)

ICJ
ILC

Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc
Ủy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc

ITLOS

Tòa luật biển quốc tế

UN
UNCLOS 1982
UNCLOS 1958
về lãnh hải
UNCLOS 1958
về thềm lục địa
Công ước Viên
năm 1969

Liên hợp quốc
Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982
Công ước của Liên hợp quốc năm 1958 về lãnh hải và

vùng tiếp giáp lãnh hải
Công ước của Liên hợp quốc năm 1958 về thềm lục địa
Công ước Viên (1969) về luật điều ước quốc tế giữa các
quốc gia


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 7
1.1 Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài ...... 7
1.1.1 Những kết quả nghiên cứu lý luận về quy chế pháp lý của đảo ............. 7
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu thực tiễn giải thích, áp dụng các quy định
của Công ước luật biển năm 1982 về quy chế pháp lý của đảo và tranh chấp
ở Biển Đông .................................................................................................. 14
1.1.3. Những đề xuất trong các công trình nghiên cứu nhằm giải quyết tranh
chấp về quy chế pháp lý của đảo ................................................................... 16
1.2. Định hướng nghiên cứu của luận án ......................................................... 20
1.2.1. Những vấn đề mà luận án cần giải quyết ............................................ 20
1.2.2 Nội dung chính của luận án .................................................................. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA
ĐẢO TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ .......................................................... 24
2.1 Khái niệm quy chế pháp lý của đảo trong luật biển quốc tế .................... 24
2.1.1 Định nghĩa đảo ..................................................................................... 24
2.1.2. Định nghĩa quy chế pháp lý của đảo ................................................... 27
2.1.3. Đặc điểm của quy chế pháp lý đảo trong luật biển quốc tế................. 30
2.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển quy chế pháp lý của đảo ................... 33
2.2. Quy định của Công ước luật biển năm 1982 về quy chế pháp lý của đảo38

2.2.1. Vai trò của đảo trong xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải .......................................................................................................... 39
2.2.2. Vai trò của đảo trong tạo ra các vùng biển riêng ................................ 44
2.2.3. Vai trò của đảo trong phân định biển giữa các quốc gia ..................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 55


CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI THÍCH, ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA
CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO
VÀ TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG ................................................................ 57
3.1 Thực tiễn giải thích, áp dụng quy định của Công ước luật biển năm 1982
về quy chế pháp lý của đảo ................................................................................ 57
3.1.1 Thực tiễn về vai trò của đảo trong xác định đường cơ sở .................... 57
3.1.2 Thực tiễn về vai trò của đảo trong tạo ra các vùng biển riêng ............. 62
3.1.3 Thực tiễn về vai trò của đảo trong phân định biển ............................... 72
3.2 Thực trạng tranh chấp về quy chế pháp lý của đảo ở Biển Đông và
những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam ............................................................. 82
3.2.1 Tranh chấp về quy chế pháp lý của đảo ở Biển Đông.......................... 82
3.2.2 Nhận định về tranh chấp quy chế pháp lý của đảo ở Biển Đông và
những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam .......................................................... 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 96
CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM
VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VẤN ĐỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO Ở BIỂN
ĐÔNG .................................................................................................................. 98
4.1 Kiến nghị lập trường quan điểm của Việt Nam về quy chế pháp lý của
đảo ở Biển Đông ................................................................................................. 98
4.1.1 Lập trường quan điểm về vai trò của đảo trong phương hướng hoàn
chỉnh đường cơ sở của Việt Nam .................................................................. 98
4.1.2 Lập trường quan điểm về chủ quyền và vùng biển của các cấu trúc địa
chất ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa .................................... 106

4.1.3 Lập trường quan điểm về vai trò của đảo trong phân định biển giữa
Việt Nam với các quốc gia láng giềng ........................................................ 115
4.2 Kiến nghị các biện pháp thực hiện lập trường quan điểm của Việt Nam
về quy chế pháp lý của đảo ở Biển Đông........................................................ 120
4.2.1 Biện pháp chính trị - ngoại giao ......................................................... 120
4.2.2 Biện pháp pháp lý ............................................................................... 123
4.2.3 Biện pháp kinh tế ................................................................................ 126


4.3 Kiến nghị các điều kiện đảm bảo thực hiện lập trường quan điểm của
Việt Nam về quy chế pháp lý của đảo ............................................................ 128
4.3.1 Hoàn thiện pháp luật quốc gia về biển, đảo ....................................... 128
4.3.2 Hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa .................................................................................................... 130
4.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực...................................................................... 131
4.3.4 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ........................................ 131
4.3.5 Nâng cao hiệu quả của các hoạt động trên thực địa ........................... 132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................. 134
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 137


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia ven biển Đông- nơi đang có tranh chấp liên quan
đến đảo và các vùng biển - nên việc nghiên cứu đề tài “Quy chế pháp lý của đảo
theo quy định của Công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với Việt
Nam” là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, xuất phát từ các lý do sau:
- Các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều khẳng định
chủ trương giải quyết tranh chấp về biển, đảo trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó

có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) mà Việt
Nam là thành viên [5; 7; 20; 21].
- Việc xác định một cấu trúc trên biển có được hưởng quy chế pháp lý của đảo
hay không có ảnh hưởng rất lớn đến phạm vi không gian biển của mỗi quốc gia và
lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, UNCLOS 1982 quy định chưa rõ
ràng về quy chế pháp lý của đảo nên trên thực tế, các quốc gia đã giải thích và áp
dụng rất khác nhau. Thực trạng này khiến cho những nỗ lực quản lý tranh chấp và
thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông bị cản trở vì không xác định được một cách công
bằng về mặt địa lý những vùng biển tranh chấp và không có tranh chấp ở Biển
Đông.
Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII
UNCLOS 1982 nhằm giải quyết vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc đã giải thích Điều
121(3) UNCLOS 1982 với các cấu trúc ở quần đảo Trường Sa [145]. Tuy nhiên,
Điều 121 (3) UNCLOS 1982 mới chỉ là một phần của nội dung quy chế pháp lý đảo
và phán quyết cũng không đề cập đến các cấu trúc ở quần đảo Hoàng Sa. Hơn nữa,
phán quyết của Tòa trọng tài chỉ ràng buộc Phi-lip-pin và Trung Quốc nên tranh
chấp về quy chế pháp lý của đảo cũng vẫn sẽ tiếp tục tồn tại giữa các bên khác trong
tranh chấp ở Biển Đông. Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau nên tính đến thời
điểm hiện tại không có nhiều quốc gia đã bày tỏ sự tán thành rõ ràng và mạnh mẽ
với phán quyết của Tòa trọng tài [56; 61; 76; 98; 106]. Như vậy, các nghiên cứu về
quy chế pháp lý của đảo vẫn cần phải được tiếp tục thực hiện nhằm làm sâu sắc
thêm về lý luận và tìm ra xu hướng chung trong thực tiễn giải thích, áp dụng các
quy định của UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của đảo, từ đó đề xuất quan điểm
và hành động mà Việt Nam có thể thực hiện để bảo vệ lợi ích quốc gia trên cơ sở
pháp luật và thực tiễn quốc tế.
- Một số quốc gia vẫn theo đuổi yêu sách chủ quyền đối với các đảo ở quần
đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam với hy vọng về tiềm năng của


2

các cấu trúc nhỏ bé này trong việc tạo ra các vùng biển theo quy định của UNCLOS
1982 và từ đó, cho phép họ tiếp cận đến những nguồn tài nguyên có giá trị ở Biển
Đông. Thực tế này dẫn đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trở nên dai dẳng và
khó giải quyết. Trong bối cảnh đó, việc nhìn nhận tranh chấp Biển Đông từ góc độ
quy chế pháp lý của đảo để dự báo triển vọng về các vùng biển và phân định biển
liên quan đến đối tượng của tranh chấp lãnh thổ sẽ có thể giúp các quốc gia có cái
nhìn tổng quan về kết quả cuối cùng của tranh chấp và từ đó sẽ có cách tiếp cận
mềm dẻo hơn để xây dựng một chế độ hợp tác tại Biển Đông [1, tr.287].
- Hiện nay, một số vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với quốc gia láng
giềng chưa phân định được bởi một trong những lý do là các bên không có sự đồng
thuận về quy chế pháp lý của đảo trong vùng có liên quan. Trong khi đó, việc Trung
Quốc tiến hành xây dựng, cải tạo và bồi lấp ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa đã làm thay đổi hiện trạng của các cấu trúc ở hai quần đảo này, khiến
cho tranh chấp trong khu vực Biển Đông có dấu hiệu gia tăng căng thẳng. Mặt khác,
phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài giải quyết vụ Phi-lip-pin kiện Trung
Quốc không chỉ mở ra cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đối với Việt Nam, đặc
biệt là áp lực làm rõ quan điểm liên quan đến quy chế pháp lý của đảo. Thực tiễn đó
đòi hỏi Việt Nam phải nắm vững luật pháp và thực tiễn quốc tế liên quan đến quy
chế pháp lý của đảo nhằm tận dụng các cơ hội được tạo ra từ các phán quyết của cơ
quan tài phán quốc tế và giải quyết những thách thức đặt ra, từ đó góp phần ngăn
ngừa xung đột, tạo sự đồng thuận giữa các quốc gia trong khu vực, thúc đẩy hợp tác
phát triển chung và quản lý hiệu quả tranh chấp ở Biển Đông.
Từ những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn và với mong muốn có những đóng
góp nhất định trong việc tìm ra giải pháp cho tranh chấp Biển Đông, đồng thời bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài
“Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của Công ước luật biển năm 1982 và
những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành luật
quốc tế.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận án tập trung làm rõ với điều kiện nào thì đảo có thể được hưởng các

không gian biển. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm các vấn đề cụ
thể sau:
- Quy định của luật biển quốc tế về định nghĩa đảo và quan niệm về quy chế
pháp lý của đảo; đặc điểm và lịch sử hình thành, phát triển quy chế pháp lý của đảo
trong luật biển quốc tế. Nội dung quy chế pháp lý của đảo bao gồm ba vấn đề có


3
quan hệ với nhau, đó là vai trò của đảo: (i) trong xác định đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải; (ii) trong tạo ra các vùng biển riêng và; (iii) trong phân định
biển giữa các quốc gia.
- Quy định về quy chế pháp lý của đảo trong UNCLOS 1982;
- Thực tiễn các quốc gia và cơ quan tài phán quốc tế giải thích, áp dụng quy
định của UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của đảo, trong đó lưu ý đặc biệt đến lập
luận và tác động của phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài được thành lập
theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 để giải quyết vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc;
- Đặc điểm tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông và thực trạng tranh chấp về
quy chế pháp lý của đảo ở Biển Đông mà Việt Nam là một bên.
Với yêu cầu về dung lượng, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu quy định của
UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của các đảo tự nhiên, có sự liên hệ cần thiết đến
các cấu trúc khác trên biển. Các đảo ở Biển Đông mà Luận án đề cập đến chỉ bao
gồm các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong đó có sử dụng các ví dụ nhưng
không đi sâu vào phân tích quy chế pháp lý của từng đảo cụ thể..
Luận án nghiên cứu thực tiễn liên quan đến quy chế pháp lý của đảo kể từ thời
điểm UNCLOS 1982 được ký kết và nhất là từ sau khi Công ước có hiệu lực (năm
1994) đến nay. Tuy nhiên, do tính kế thừa của UNCLOS 1982 từ các Công ước
trước và pháp luật của các quốc gia thành viên không thay đổi sau khi UNCLOS
1982 có hiệu lực nên Luận án cũng đề cập đến một số thực tiễn từ trước năm 1982
liên quan đến quy chế pháp lý của đảo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp
lý và thực tiễn về quy chế pháp lý của đảo theo quy định của UNCLOS 1982, từ đó
khẳng định giá trị pháp lý ràng buộc và cách giải thích, áp dụng đúng các quy định
Công ước; làm rõ thực trạng tranh chấp về quy chế pháp lý của đảo ở Biển Đông và
nhận diện những vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết; trên cơ sở đó, xây dựng lập
trường quan điểm tối ưu và các biện pháp khả thi, các điều kiện đảm bảo để Việt
Nam xử lý vấn đề quy chế pháp lý của đảo, góp phần giải quyết tranh chấp ở Biển
Đông và bảo vệ lợi ích của quốc gia, phù hợp với UNCLOS 1982.
Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về quy chế pháp lý của đảo, trong đó xây
dựng định nghĩa, xác định nội dung, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển quy
chế pháp lý của đảo trong luật biển quốc tế;
- Áp dụng các quy tắc chung về giải thích điều ước để giải thích các quy định


4
trong UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của đảo;
- Tổng hợp, đánh giá thực tiễn các quốc gia và cơ quan tài phán quốc tế giải
thích, áp dụng quy định trong UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của đảo, trong đó
lưu ý đến sự nhất quán trong lập luận của Tòa trọng tài giải quyết vụ Phi-lip-pin
kiện Trung Quốc (2016);
- Nghiên cứu tổng quan đặc điểm của các cấu trúc ở Biển Đông, phân tích
thực trạng tranh chấp về quy chế pháp lý của đảo và những vấn đề mà Việt Nam cần
giải quyết, bao gồm cả những tác động từ phán quyết của Tòa trọng tài giải quyết vụ
Phi-lip-pin kiện Trung Quốc (2016);
- Phân tích và đánh giá toàn diện các khả năng và những ưu điểm, hạn chế của
các quan điểm, các biện pháp mà Việt Nam có thể thực hiện để xử lý vấn đề quy
chế pháp lý của đảo.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, Luận án được

tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin. Đối với từng nội dung cụ
thể, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như:
phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp,
phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh luật học, kết
hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi.
Phương pháp phân tích, thống kê, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn là
phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là chương 2
và chương 3 nhằm làm rõ nội dung, mục đích và nghĩa chính xác của các quy định
trong UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của đảo.
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để phân biệt đảo và quy chế pháp
lý của đảo với các cấu trúc khác trên biển.
Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát
triển quy chế pháp lý của đảo trong luật biển quốc tế, gắn với bối cảnh hình thành
và mục đích thực sự mà các quy định này hướng tới. Phương pháp này cũng được
sử dụng để làm sáng tỏ liệu trong điều kiện tự nhiên, các đảo ở quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa có khả năng “thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một
đời sống kinh tế riêng” hay không.
Phương pháp hệ thống được sử dụng để xâu chuỗi và tìm ra sự nhất quán giữa
các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến từng nội dung thuộc quy chế
pháp lý của đảo. Qua đó, Luận án đánh giá, kiến nghị một cách hệ thống và toàn
diện về lập trường quan điểm, biện pháp và điều kiện đảm bảo để Việt Nam xử lý


5
vấn đề quy chế pháp lý của đảo.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hoá các quan điểm và thực
tiễn giải thích, áp dụng các quy định của UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của
đảo nói chung và đảo ở Biển Đông nói riêng.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã xây dựng định nghĩa, xác định nội dung và làm rõ các đặc điểm

của quy chế pháp lý đảo trong luật biển quốc tế;
- Luận án, trên cơ sở áp dụng các quy tắc chung về giải thích điều ước, đã luận
giải rõ ràng hơn về cách hiểu đúng các quy định trong UNCLOS 1982 về quy chế
pháp lý của đảo; chỉ ra mối quan hệ và phạm vi áp dụng của các quy định này; làm
sáng tỏ khả năng thực sự của đảo trong việc mở rộng phạm vi không gian biển của
quốc gia ven biển, trong mối quan hệ với các cấu trúc khác trên biển;
- Luận án đã tổng hợp được thực tiễn giải thích, áp dụng các quy định của
UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của đảo và làm sáng tỏ xu hướng chung trong
thực tiễn giải thích, áp dụng các quy định này; minh chứng được rằng thực tiễn giải
thích, áp dụng một cách quá rộng rãi các quy định trong UNCLOS 1982 về quy chế
pháp lý của đảo là trái với đối tượng và mục đích của Công ước, đồng thời khẳng
định thực tiễn đó chưa làm hình thành các quy tắc của luật tập quán quốc tế thay thế
cho các quy định của Công ước. Vì vậy, các quốc gia có nghĩa vụ tận tậm và thiện
chí trong giải thích, áp dụng các quy định về quy chế pháp lý của đảo trong
UNCLOS 1982;
- Luận án đã làm rõ một điểm chưa thực sự rõ ràng và nhất quán liên quan đến
quy chế pháp lý của đảo trong lập luận của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ
lục VII UNCLOS 1982 để giải quyết vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc (2016); chỉ ra
được những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam về vấn đề quy chế pháp lý của
đảo do tác động từ phán quyết này;
- Luận án đã làm rõ thêm về sự tồn tại của tranh chấp về quy chế pháp lý của
đảo ở Biển Đông; nhận diện được những vấn đề cơ bản liên quan đến quy chế pháp
lý của đảo mà Việt Nam cần phải giải quyết;
- Luận án đã đề xuất lập trường quan điểm tối ưu, các biện pháp khả thi và các
điều kiện đảm bảo để Việt Nam xử lý vấn đề quy chế pháp lý của đảo, góp phần
giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và bảo vệ lợi ích của quốc gia, phù hợp với
UNCLOS 1982 và thực tiễn quốc tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình chuyên khảo xây dựng hệ thống lý luận và tổng hợp,



6
đánh giá tương đối toàn diện về thực tiễn giải thích, áp dụng các quy định của
UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của đảo, từ đó khẳng định có tính thuyết phục
về cách hiểu chính xác các quy định này. Do đó, Luận án sẽ góp phần bổ sung tri
thức khoa học pháp lý quốc tế nói chung và chuyên ngành luật biển quốc tế nói
riêng về quy chế pháp lý của đảo.
Kết quả nghiên cứu của luận án có tính ứng dụng thực tiễn. Một là, Luận án
tìm ra giải pháp tháo gỡ bế tắc trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông hiện nay
bằng việc nhìn nhận tranh chấp từ góc độ quy chế pháp lý của đảo để dự báo kết
quả của tranh chấp chủ quyền và đề xuất giải pháp giải quyết tranh chấp. Hai là,
Luận án đóng góp những căn cứ khoa học để Việt Nam lựa chọn lập trường quan
điểm tối ưu và các biện pháp khả thi để xử lý vấn đề quy chế pháp lý của đảo nhằm
bảo vệ lợi ích quốc gia, vì hòa bình và công lý ở Biển Đông. Ba là, Luận án đóng
góp vào hệ thống kiến thức pháp lý để các cơ quan Nhà nước, người nghiên cứu,
học tập và mọi người dân nâng cao hiểu biết, cùng tham gia và phối hợp trong việc
sử dụng luật quốc tế nói chung và UNCLOS 1982 nói riêng một cách hiệu quả
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố cục thành bốn chương, có kết
luận của từng chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về quy chế pháp lý của đảo trong luật biển
quốc tế.
Chương 3: Thực tiễn giải thích, áp dụng quy định của Công ước Luật biển
năm 1982 về quy chế pháp lý của đảo và tranh chấp ở Biển Đông.
Chương 4: Kiến nghị lập trường quan điểm của Việt Nam và biện pháp xử lý
vấn đề quy chế pháp lý của đảo ở Biển Đông.



7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài
Đề tài “Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của Công ước luật biển năm
1982 và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” chưa được nghiên cứu một cách hệ
thống ở trình độ tiến sỹ luật học. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của luật biển
quốc tế và 35 năm kể từ khi UNCLOS 1982 được ký kết thì những công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài cũng tương đối đa dạng. Về quy mô, các nghiên cứu
này được thực hiện với nhiều cấp độ, từ các cuốn sách đến luận văn thạc sỹ/tiến sỹ
nhưng nhiều nhất vẫn là các bài tạp chí và tham luận hội thảo. Nhìn chung, các công
trình nghiên cứu của nước ngoài hoặc chỉ tập trung vào các vấn đề pháp lý của nước
ngoài, hoặc trên bình diện khái quát chung của luật biển quốc tế mà không đề cập
đến các vấn đề cụ thể của Việt Nam, tuy vậy, những nội dung nhất định của các
công trình đó cũng rất có giá trị tham khảo khi thực hiện đề tài này. Các công trình
nghiên cứu ở trong nước đã đề cập đến một số vấn đề cụ thể của Việt Nam nhưng
kết quả nghiên cứu còn có những điểm chua thống nhất. Hơn nữa, quy chế pháp lý
của đảo là một vấn đề phức tạp, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện
hơn, nhất là sau khi Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 đã đưa
ra phán quyết đầu tiên, trực tiếp đề cập đến quy chế pháp lý của các đảo ở quần đảo
Trường Sa [145]. Có thể tóm tắt và đánh giá cụ thể về các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài như sau:
1.1.1 Những kết quả nghiên cứu lý luận về quy chế pháp lý của đảo
- Về định nghĩa đảo trong luật biển quốc tế
Ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, có nhiều công trình đã nghiên cứu định
nghĩa đảo trong luật biển quốc tế, ví dụ như: Hiran Wasantha Jayewardene (1990)
trong cuốn “The Regime of Islands in international law” [63, tr.3-9]; Clive Howard
Schofield (2009) trong đề tài “The Trouble with islands” [49, tr.77-79]; Nguyễn

Toàn Thắng (2015) trong “Vấn đề phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễn
phân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực” [28, tr.76- 80]; Lê Hồng
Tiến (2014) trong “Quy chế pháp lý của đảo theo luật pháp quốc tế- Áp dụng tại
quần đảo Trường Sa” [29, tr.6-11]; Phạm Thị Giang (2015) trong “Quy chế pháp lý
của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước luật biển 1982- Liên hệ với những
tranh chấp trên Biển Đông” [15, tr.6-10].…


8
Từ các công trình kể trên, nghiên cứu sinh có thể đánh giá như sau:
Một là, các công trình nghiên cứu nêu trên đều căn cứ vào đề xuất tại các Hội
nghị Luật biển và văn bản pháp lý quốc tế hiện hành để phân tích các tiêu chí xác
định đảo, trong đó có liên hệ với các cấu trúc khác trên biển. Một số công trình
nghiên cứu đã thấy được tính tổng thể và mối quan hệ chặt chẽ giữa các tiêu chí xác
định đảo [28; 29].
Hai là, mặc dù tình trạng thủy triều có thể ảnh hưởng đến việc xác định một
cấu trúc có là đảo hay không nhưng các công trình nghiên cứu kể trên chưa làm rõ
khoảng thời gian “ở trên mặt nước khi thủy triều lên” là bao lâu, tức là đảo có cần
phải “thường xuyên” ở trên mặt nước hay không. Hơn nữa, trong các công trình
nghiên cứu nêu trên, chỉ có Luận văn của Lê Hồng Tiến (2014) nhận định rằng độ
cao bao nhiêu so với bề mặt nước biển không phải là yếu tố có tính quyết định để
xác định một cấu trúc là đảo. Tuy nhiên, để đưa ra nhận định này, Luận văn chỉ
trích dẫn kết luận của ICJ trong vụ Ni-ca-ra-goa kiện Cô lôm-bi-a (2012) mà chưa
luận giải cụ thể từ các góc độ khác nhau như khí tượng thủy văn, quá trình đàm
phán UNCLOS 1982 [29, tr.10-11]….Do đó, tiêu chí này cần được làm sâu sắc hơn
để có cơ sở lý luận giải quyết các trường hợp thực tiễn, ví dụ như ở Biển Đông- nơi
có nhiều cấu trúc mà rất khó xác định chúng là đảo hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi.
- Về định nghĩa và nội dung quy chế pháp lý của đảo:
Tất cả các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đều không đưa ra định nghĩa và
xác định nội dung quy chế pháp lý của đảo. Trong các công trình nghiên cứu ở Việt

Nam, chỉ có luận văn Thạc sỹ của Phạm Thị Giang (2015) đưa ra định nghĩa nhưng
không xác định nội dung quy chế pháp lý của đảo. Mặc dù cho rằng “cách hiểu về
“quy chế pháp lý” và “chế độ pháp lý” là giống nhau nhưng Luận văn này lại đưa ra
hai định nghĩa, trong đó “quy chế pháp lý là toàn bộ những quy định pháp lý được
đặt ra có tính ràng buộc các chủ thể phải tuân theo khi thực hiện các hành xử có liên
quan đến các đảo” và “chế độ của các đảo ở đây nên được hiểu là những gì mà đảo
được hưởng tương ứng với các điều kiện định ra” [15, tr.10]. Nếu theo định nghĩa
thứ nhất, sẽ có rất nhiều “các hành xử có liên quan đến các đảo”, ví dụ như xác lập
chủ quyền đối với đảo, xây dựng và cải tạo đảo, bảo vệ môi trường đảo...Cách hiểu
này rộng hơn nhiều so với nội dung của phần VIII UNCLOS 1982 và thậm chí còn
vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước. Định nghĩa thứ hai chưa làm rõ
tính chất thỏa thuận và nội dung của quy chế pháp lý đảo trong luật biển quốc tế.
Một số công trình nghiên cứu với tiêu đề “quy chế pháp lý của đảo” nhưng chỉ
đề cập đến khả năng của đảo có các vùng biển riêng, thậm chí chỉ tập trung giải


9
thích Điều 121 (3) UNCLOS 1982. Đó là công trình của Marius Gjetnes (2000)
trong “The legal regime of islands in the South China Sea” [81]; Clive Howard
Schofield (2009) trong đề tài “The Trouble with islands” [49]; Yann-huei Song
(2009) trong bài viết “Việc áp dụng Điều 121 Khoản 3 Công ước Luật biển với năm
đảo tranh chấp ở Biển Đông” [33]; Phạm Thị Giang (2015) trong “Quy chế pháp lý
của các đảo theo Khoản 3 Điều 121 Công ước luật biển 1982- Liên hệ với những
tranh chấp trên Biển Đông” [15]; Nguyễn Thị Lan Anh (2010) trong “Quy chế pháp
lý của đảo và tranh chấp Biển Đông: Quan điểm nào cho Việt Nam” [2]…Trong khi
đó, cũng nghiên cứu về “quy chế pháp lý của đảo” nhưng một số công trình khác lại
đề cập đến vai trò của đảo trong phân định biển và trong xác định đường cơ sở, ví
dụ như Hiran Wasantha Jayewardene (1990) trong cuốn “The Regime of Islands in
international law” [63]; Nguyễn Bá Diến (2009), trong “Quy chế pháp lý quốc tế
chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa”

[11]; Nguyễn Toàn Thắng (2015) trong “Vấn đề phân định biển trong luật quốc tế
và thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực” [28];
Nguyễn Thị Kim Ngân (2012) trong “Quy chế pháp lý của đảo và quần đảo theo
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982” [19]; Lê Hồng Tiến (2014)
trong “Quy chế pháp lý của đảo theo luật pháp quốc tế- Áp dụng tại quần đảo
Trường Sa” [29].
Như vậy, có thể đánh giá rằng, trong khoa học pháp lý quốc tế hiện nay chưa
có cách hiểu thống nhất về nội dung quy chế pháp lý của đảo nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo về vấn đề có tính lý luận này.
- Về đặc điểm quy chế pháp lý của đảo:
Xác định được các đặc điểm của quy chế pháp lý đảo trong luật biển quốc tế
có thể góp phần nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến quy chế pháp lý của đảo và
luận giải được vì sao đảo và quy chế pháp lý của nó lại thu hút được sự chú ý mạnh
mẽ của các quốc gia đến như vậy. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các công trình nghiên
cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam còn bỏ qua vấn đề này.
- Về lịch sử hình thành và phát triển của quy chế pháp lý đảo trong luật biển
quốc tế
Công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này là cuốn sách “The Maritime
Zones of Islands in international law” của Clive Rafph Symmons (1979) [50, tr.1822]; “The legal regime of islands in the South China Sea” của Marius Gjetnes
(2000) [81, tr.24-26]; ấn phẩm “The Law of the Sea, Regime of Islands- Legislative
History of Part VIII (Article 121) of the United Nations Convention on the Law of


10
the Sea” của UN Office for Ocean Affairs & The Law of the Sea (1988) [120]; đề
tài cấp Bộ “Vấn đề phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định biển
giữa Việt Nam với các nước trong khu vực” của tác giả Nguyễn Toàn Thắng (2015)
[28, tr.186-189] và một số công trình khác.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã tổng hợp được các nhóm quan điểm và
đề xuất chính thức trong quá trình đàm phán xây dựng quy chế pháp lý của đảo, từ

đó, cho thấy sự bất đồng về quan điểm và góp phần lý giải tại sao các quy định về
vấn đề này trong UNCLOS 1982 lại có tính chất thỏa hiệp. Những kết quả nghiên
cứu này sẽ được nghiên cứu sinh tiếp tục làm sâu sắc thêm khi thực hiện đề tài này.
Cuốn sách “The Maritime Zones of Islands in international Law” (1979) của
Clive Rafph Symmons [50] được viết khi Hội nghị luật biển lần III đang diễn ra nên
mới chỉ đề cập đến quá trình pháp điển hóa quy phạm trao cho đảo có lãnh hải
riêng. Các công trình nghiên cứu còn lại đã khái quát quá trình diễn ra Hội nghị luật
biển lần III, đặc biệt là các đàm phán xoay quanh Điều 121 UNCLOS 1982. Thiết
nghĩ, Điều 121 UNCLOS 1982 trao cho đảo có khả năng được hưởng các vùng biển
riêng, đồng thời lại hạn chế khả năng của đảo đá có vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa. Vì vậy, điều này sẽ làm nảy sinh các câu hỏi như: Mục đích thực sự của các
quốc gia khi xây dựng Điều 121(3) UNCLOS 1982 là gì? Liệu trong quá trình đàm
phán, các quốc gia có hàm ý về kích cỡ, cấu tạo địa chất là tiêu chí để phân biệt đảo
và đảo đá hay không? Những vấn đề này cần được làm rõ hơn khi nghiên cứu về
lịch sử hình thành và phát triển quy chế pháp lý của đảo nhằm tìm ra các chỉ dẫn
cần thiết cho các nội dung chính của Luận án.
- Về giải thích quy chế pháp lý của đảo theo quy định của UNCLOS 1982.
+ Phương tiện và cách thức giải thích: Công trình nghiên cứu của Jon M. Van
Dyke và Robert A. Brooks (1983) trong “Uninhabited Islands: Their impact on the
Ownership of the Ocean’ Resources” [77, tr.266], Nguyen, Lan Anh Thi (2008)
trong luận án tiến sỹ “The South China Sea Dispute: a reappraisal in the light of
international law” [87, tr.45] và một số học giả khác đã giải thích Điều 121(3)
UNCLOS 1982 căn cứ vào thuật ngữ và quá trình soạn thảo điều khoản này. Tuy
nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích sâu về cơ sở pháp lý của
phương tiện và cách thức mà công trình đó sử dụng để giải thích tất cả các nội dung
của quy chế pháp lý của đảo. Vì vậy, tầm quan trọng và vai trò của mỗi phương
tiện, cách thức giải thích điều ước cũng chưa được làm rõ khi giải thích các quy
định của UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của đảo. Một số công trình nghiên cứu
đã giải thích quy chế pháp lý của đảo trong UNCLOS 1982 trên cơ sở quá trình đàm



11
phán và văn bản Công ước bằng Tiếng Việt và/hoặc văn bản Tiếng Anh [15; 49;
81]. Cách giải thích này có điểm hợp lý, cần được tiếp tục kế thừa nhưng trên cơ sở
Điều 33 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước giữa các quốc gia (Công ước
Viên năm 1969), cách giải thích này cần được mở rộng thêm, tức là phải xem xét
văn bản UNCLOS 1982 bằng các ngôn ngữ khác đã được các quốc gia xác thực và
thừa nhận có giá trị pháp lý như nhau.
+ Giải thích quy định của UNCLOS 1982 về vai trò của đảo trong xác định
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải: Các công trình tiêu biểu nghiên cứu
về vấn đề này là cuốn sách “Straight baselines in maritime boundary delimitation”
của W. Michael Reisman & Gayl S. Westerman (1992) [126]; cuốn sách “Excessive
maritime claimes” của J. Ashley Roach & Robert W. Smith (2012) [71]; cuốn sách
“Dependent archipelagos in the law of the sea” của Sophia Kopela (2013) [105]; đề
tài “Vấn đề phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định biển giữa Việt
Nam với các nước trong khu vực” của Nguyễn Toàn Thắng (2015) [28]; bài viết
“Straights baselines: The need for the universally applied norm” của J Ashley
Roach & Robert W. Smith (2000) [72]; bài viết “State practice regarding straight
baselines in east sea- Legal, technical and political issues in a changing
environment” của Sam Bateman & Clive Schofield (2008) [104]; bài viết “Straight
baselines around insular formations not constituting an archipelagic state” của Erik
Franckx & Marco Benatar (2011) [60]…
Từ nội dung của các công trình đã công bố nêu trên, nghiên cứu sinh có thể
đánh giá như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở phân tích các điều khoản, dẫn chiếu đến khuyến nghị của
Mỹ và của Ủy ban Luật quốc tế UN (ILC) [126; 28], các công trình nghiên cứu nêu
trên đã làm rõ các điều kiện và hoàn cảnh được hoạch định đường cơ sở
thẳng/đường cơ sở quần đảo. Các kết quả nghiên cứu này sẽ được nghiên cứu sinh
kế thừa và tiếp thu trong Luận án của mình. Tuy nhiên, các công trình nêu trên chưa
phân tích sâu về khả năng mở rộng các không gian biển của đảo do sử dụng các

mỏm đá và các bãi cạn lúc chìm lúc nổi làm điểm cơ sở như quy định tại Điều 6 và
Điều 13 UNCLOS 1982.
Thứ hai, tất cả các công trình nêu trên nghiên cứu vấn đề xác định đường cơ
sở nói chung, chưa có công trình nào chỉ nghiên cứu về khả năng mở rộng các vùng
biển bằng việc sử dụng đảo làm điểm cơ sở của đường cơ sở thẳng/đường cơ sở
quần đảo. Công trình nghiên cứu của Sam Bateman & Clive Schofield (2008) và
Nguyễn Toàn Thắng (2015) đã đề cập đến sự khác nhau giữa tính chất đơn phương


12
của việc xác định đường cơ sở và tính thỏa thuận của phân định biển, vì vậy, đường
cơ sở chỉ có vai trò hạn chế trong phân định biển [28, tr.28-30]. Công trình nghiên
cứu của Erik Franckx & Marco Benatar (2011) [60] và Sophia Kopela (2013) [105]
đã đề cập đến khả năng áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng với các nhóm đảo
độc lập xa bờ nhưng các phân tích và suy luận chỉ căn cứ vào từng điều khoản của
UNCLOS 1982 mà chưa xem xét đến quá trình đàm phán, mục đích cũng như mối
quan hệ giữa các điều khoản về đường cơ sở thẳng/đường cơ sở quần đảo. Ngoài ra,
ảnh hưởng thực tế của đường cơ sở thẳng đối với ranh giới ngoài của vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa cũng chưa được làm rõ.
+ Giải thích quy định của UNCLOS 1982 về vai trò của đảo trong tạo ra các
vùng biển riêng
Điều 121(3) UNCLOS 1982 là một trong các điều khoản được các học giả
trong nước và quốc tế tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, ngoài cách hiểu
nhất quán rằng “đá” là một loại đảo và “con người” tức là dân cư thì quan điểm của
các học giả rất khác nhau về về nội dung của điều khoản này.
Về điều kiện “thích hợp cho con người đến ở”: Jonathan I.Charney đã giải
thích rộng rằng, điều kiện này không đòi hỏi sự cư trú thường xuyên của con người
[75]. Đa số các học giả khác lại cho rằng, điều kiện này cần phải được hiểu là sự cư
trú ổn định, lâu dài của một cộng đồng dân cư trên đảo. Tiêu biểu cho quan điểm
này là: Jon M. Van Dyke và Robert A. Brooks (1983) trong “Uninhabited Islands:

Their impact on the Ownership of the Ocean’ Resources” [77, tr.286]; Marius
Gjetnes (2000) [81, tr.55-56]; Nguyễn Toàn Thắng [28, tr.86]; Nguyễn Bá Diến
(2009) [11]; Phạm Thị Giang (2015) [15, tr.23]...Tuy nhiên, ngay trong nhóm quan
điểm thứ hai cũng có sự khác nhau. Trong khi Jon M. Van Dyke cho rằng, số lượng
người cư trú trên đảo phải từ 50 người trở lên [77, tr.54-98] nhưng Marius Gjetnes
(2000) [81, tr.54] và Nguyễn Toàn Thắng [28, tr.87] lại cho rằng chỉ cần “khả năng”
duy trì sự cư trú đó. Điểm chung của các công trình nghiên cứu trên là chưa đưa ra
những luận cứ thuyết phục cho quan điểm của mình.
Về điều kiện “đời sống kinh tế của chính nó”: Jonathan I.Charney đã giải
thích rất rộng khi cho rằng hoạt động kinh tế không cần phải đảm bảo cho cuộc
sống của con người trong suốt cả năm và có thể chỉ bao gồm các hoạt động khai
thác tài nguyên trong vùng lãnh hải của đảo hoặc chỉ cần trên đảo có một địa điểm
kinh doanh để kiếm lời [75, tr.869]. Ngược lại, Marius Gjetnes (2000) [81, tr.5860], Phạm Thị Giang (2015) [15, tr.23], Nguyễn Toàn Thắng (2015) [28, tr.89] cho
rằng đảo các tài nguyên của chính đảo phải cung cấp ít nhất một phần cho đời sống


13
kinh tế trên đảo. Điều này cũng có nghĩa là, khả năng có “đời sống kinh tế của chính
nó” chỉ có tính độc lập tương đối, không loại bỏ sự giúp đỡ từ bên ngoài [28, tr.88].
Về sự song hành hay phân tách của hai điều kiện trên: Jonathan I.Charney
[75, tr.864-866]; A. G. Oude Elferink (2001) trong “The islands in the South China
Sea: “How does their presence limit the extent of the High Seas and the Area and
the Maritime Zones of the mainland coasts?” [35, tr.169-190]; Nguyen, Lan Anh
Thi (2008), trong “The South China Sea Dispute: a reappraisal in the light of
international law” [87]; Lê Hồng Tiến (2014) [29, tr.30]; Phạm Thị Giang (2015)
[15, tr.23]; Nguyễn Thị Lan Anh (2010) [2] cho rằng, chỉ cần đáp ứng được một
trong hai điều kiện trên là đủ để đảo đá có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
riêng. Ngược lại, các học giả Marius Gjetnes (2000) [81, tr.54]; Nguyễn Toàn
Thắng [28, tr.85]...cho rằng, đảo đá phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện “thích hợp
cho con người đến ở” và “đời sống kinh tế của chính nó” thì mới có vùng đặc quyền

kinh tế và thềm lục địa riêng. Để đưa ra kết luận này, các học giả mới chỉ căn cứ
vào cấu trúc ngữ pháp của Điều 121(3) UNCLOS 1982 mà không dựa vào mối liên
hệ trên thực tế giữa dân cư và đời sống kinh tế.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu hiện nay cho thấy các học giả có quan
điểm rất khác nhau về giải thích nội dung Điều 121(3) UNCLOS 1982.
+ Giải thích quy định của UNCLOS 1982 về vai trò của đảo trong phân định
biển:
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này là: Nguyễn Toàn Thắng
(2015) trong “Vấn đề phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định biển
giữa Việt Nam với các nước trong khu vực” [28, tr.322-339]; Lê Hồng Tiến (2014)
trong “Quy chế pháp lý của đảo theo luật pháp quốc tế- Áp dụng tại quần đảo
Trường Sa” [29, tr.33-48]…
Về nội dung này, nghiên cứu sinh có những đánh giá khái quát như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở phân tích quy định của UNCLOS 1982, các công trình
nghiên cứu nêu trên đã xác định được các nguyên tắc, phương pháp phân định biển
nói chung, đồng thời dự đoán đảo có thể là một trong các hoàn cảnh đặc biệt/liên
quan trong phân định biển giữa các quốc gia đối diện hoặc liền kề. Tuy nhiên, do
góc độ nghiên cứu là về phân định biển nói chung nên chưa có công trình nào chỉ ra
được rằng, theo quy định tại Điều 15 UNCLOS 1982 thì mọi đảo sẽ có lãnh hải
riêng.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu thường tập trung vào nội dung của Điều
121(3) UNCLOS 1982 mà không đề cập đến phạm vi áp dụng của điều khoản này.


14
Vì vậy, các nghiên cứu cần được tiếp tục để làm rõ mối quan hệ giữa Điều 121(3)
UNCLOS 1982 với phân định biển nhằm làm giảm bớt “áp lực” về giải thích điều
khoản này trong nhiều trường hợp phân định.
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu thực tiễn giải thích, áp dụng các quy định
của Công ước luật biển năm 1982 về quy chế pháp lý của đảo và tranh chấp ở

Biển Đông
- Nghiên cứu thực tiễn về vai trò của đảo trong xác định đường cơ sở có các
công trình tiêu biểu sau: W. Michael Reisman và Gayl S. Westerman (1992) trong
cuốn “Straight baselines in maritime boundary delimitation” [126, tr.105-109];
Sophia Kopela (2013) trong “Dependent archipelagos in the law of the sea” [105]; J
Ashley Roach & Robert W. Smith (2000) trong cuốn “Straights baselines: The need
for the universally applied norm” [72]; J. Ashley Roach & Robert W. Smith (2012)
trong cuốn “Excessive maritime claimes” [71]; Erik Franckx & Marco Benatar
(2011) trong bài “Straight baselines around insular formations not constituting an
archipelagic state” [60]; Sam Bateman & Clive Schofield (2008) trong bài “State
practice regarding straight baselines in east sea- Legal, technical and political
issues in a changing environment” [103]; khảo sát, đánh giá của Mỹ trong “Limits
in The Seas” [122]; Nghiên cứu của Hội luật quốc tế (ILA) về đường cơ sở thẳng
[69]; Nguyễn Toàn Thắng (2015) trong đề tài “Vấn đề phân định biển trong luật
quốc tế và thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực” [28,
tr.46-55 & 225-274]...
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích và đánh giá về tính hợp pháp
hoặc “quá đáng” của đường cơ sở do các quốc gia tự xác định nhưng chưa phân tích
toàn diện quan điểm của cơ quan tài phán quốc tế về xác định đường cơ sở thẳng.
Những thông tin đáng tin cậy về tọa độ, độ dài đoạn đường cơ sở...trong các nghiên
cứu nêu trên là tư liệu quý báu để tổng hợp, xây dựng bảng thống kê và đánh giá
thực tiễn khi thực hiện đề tài này.
- Nghiên cứu thực tiễn về vai trò của đảo trong tạo ra các vùng biển riêng có
công trình nghiên cứu của Marius Gjetnes (2000) trong “The legal regime of islands
in the South China Sea” [81]; Prescot & C.Schofield (2005) trong “The Maritime
Political Boundaries of the World” [96]; W. Gullett & C. Schofield (2007), trong
“Pushing the limits of the Law of the Sea Convention: Australian and French
cooperative surveillance and enforcement in the Southern Ocean” [125]; Clive
Howard Schofield (2009) trong đề tài “The Trouble with islands” [49, tr.93-120];
Yann-huei Song (2009), “Việc áp dụng Điều 121 Khoản 3 Công ước Luật biển với



15
năm đảo tranh chấp ở Biển Đông” [33, tr.65-81]…Đặc biệt, phán quyết ngày
12/7/2016 của Tòa trọng tài giải quyết vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc đã là chủ đề
thu hút sự quan tâm của các học giả, ví dụ như Alex Oude Elferink (2016) trong
“The South China Sea Arbitration’s Interpretation of Article 121(3) of the LOSC: A
Disquieting First” [36]; Stefan Talmon (2016) trong “The South China Sea
Arbitration and the Finality of “Final” Awards” [109]; Nguyen Dang Thang (2016)
trong “Implications of the July 2016 Arbitral Tribunal Ruling” [111]…
Có thể đánh giá khái quát về các công trình nghiên cứu nêu trên như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát được thực tiễn và
nhận định rằng, các quốc gia có xu hướng yêu sách đầy đủ các vùng biển từ những
đảo nhỏ nhưng quan điểm của cơ quan tài phán quốc tế thì ngược lại. Kết quả
nghiên cứu này sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa và tiếp tục làm sâu sắc thêm trong
đề tài này.
Thứ hai, do quy mô hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu nên các công trình
nêu trên chưa phân tích một cách hệ thống về các khía cạnh liên quan đến quy chế
pháp lý của đảo trong các phán quyết gần đây của cơ quan tài phán quốc tế và trực
tiếp đề cập đến các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Một vài công
trình nghiên cứu đã phân tích hệ quả [109] và những ám chỉ [111] từ phán quyết của
Tòa trọng tài trong vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc (2016) với các quốc gia nói
chung mà chưa phân tích cụ thể tác động đó với Việt Nam. Vì vậy, thực tiễn này
cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm, trong đó, xâu chuỗi các thực tiễn
đã diễn ra để tìm ra sự nhất quán về quan điểm giữa các cơ quan tài phán quốc tế
với nhau và với kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 2, đồng thời nhận diện những
thách thức đặt ra đối với Việt Nam từ phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài
trong vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc.
- Nghiên cứu thực tiễn về vai trò của đảo trong phân định biển có các công
trình tiêu biểu như: Clive Howard Schofield (2009) trong đề tài “The Trouble with

islands” [49, tr.163-202]; Prescott and Schofield (2005) trong “Maritime Political
Boundaries of the World” [96]; Nguyễn Toàn Thắng (2015) trong đề tài “Vấn đề
phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với
các nước trong khu vực” [28, tr.362-367]...
Các công trình nghiên cứu nêu trên thường liệt kê và khái quát thực tiễn về
phân định biển nói chung, trong đó đảo được xem là hoàn cảnh đặc biệt có thể ảnh
hưởng đến kết quả phân định mà chưa tổng hợp để đi đến kết luận rằng trong phân
định biển, đảo chỉ có hiệu lực hạn chế và hiệu lực của đảo trong phân định lãnh hải


16
khác với hiệu lực của đảo trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của đảo trong phân định biển có tham luận của
tác giả Nguyễn Bá Diến (2011) “Địa vị pháp lý của đảo trong phân định các vùng
biển” trình bày tại hội thảo quốc tế [12]. Những kết quả này rất có giá trị kế thừa
nhưng vẫn cần được nghiên cứu thêm, đặc biệt là lập luận của cơ quan tài phán
quốc tế trong các phán quyết gần đây về ảnh hưởng của đảo trong phân định biển.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng chưa minh chứng thuyết phục được
rằng, đảo chỉ có hiệu lực hạn chế trong phân định biển và hiệu lực của đảo trong
phân định lãnh hải khác với hiệu lực của đảo trong phân định vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa.
- Những công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển
Đông và thực trạng tranh chấp về quy chế pháp lý của đảo ở vùng biển này thì rất
nhiều và khó có thể liệt kê hết. Mặc dù các công trình nghiên cứu thường đưa ra kết
quả không giống nhau về số lượng, tên gọi của các đảo, các bãi cạn lúc chìm lúc
nổi…ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nhưng lại mô tả khá thống nhất về
các đặc điểm tự nhiên của chúng. Đây là những tư liệu tham khảo hữu ích cho
nghiên cứu sinh khi thực hiện đề tài này. Tranh chấp về quy chế pháp lý của đảo ở
Biển Đông cũng đã được phân tích một cách toàn diện trong các công trình nêu
trên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu không nên chỉ dừng lại ở thực trạng và khả năng

mà còn cần phải chỉ ra các cơ hội cũng như những tín hiệu khả quan để giải quyết
tranh chấp đó.
1.1.3. Những đề xuất trong các công trình nghiên cứu nhằm giải quyết
tranh chấp về quy chế pháp lý của đảo
- Đề xuất về quan điểm, lập trường của Việt Nam:
Hiện nay, đã có các công trình nghiên cứu đề xuất quan điểm cho Việt Nam về
từng nội dung của quy chế pháp lý đảo nhưng các quan điểm đó còn khác nhau và
chưa toàn diện về tất cả các nội dung của quy chế pháp lý đảo. Có thể khái quát
thực trạng nghiên cứu về vấn đề này như sau:
+ Về đường cơ sở của Việt Nam:
Johan Henrik Nossum (2000) trong đề tài “Straight baseline of Viet Nam” [74]
và Valencia, Mark J. & Jon M. Van Dyke (1994) trong bài viết "Vietnam's national
interest and the law of the sea" [124, tr.217-250] kiến nghị Việt Nam nên rút lại yêu
sách đường cơ sở theo Tuyên bố năm 1982 để góp phần nâng cao uy tín quốc gia và
giải quyết tranh chấp về phân định biển. Trong khi đó, tác giả Lê Quý Quỳnh
(2004) trong bài viết “Đường cơ sở thẳng của Việt Nam và phương hướng sửa đổi,


17
bổ sung theo Công ước 1982” [22] đề xuất rằng: các điểm cơ sở của Việt Nam xa
bờ nhưng có thể biện minh trên cơ sở “lợi ích kinh tế riêng biệt của vùng” như quy
định tại Điều 7(5) UNCLOS 1982. Tuy nhiên, UNCLOS 1982 đã quy định Điều
7(5) chỉ được viện dẫn nếu như bờ biển đã đáp ứng một trong các hoàn cảnh nêu ở
Điều 7(1) UNCLOS 1982. Hơn nữa, cuối cùng tác giả Lê Quý Quỳnh (và một số tác
giả khác trong một số công trình nghiên cứu khác nữa) kiến nghị rằng: đường cơ sở
ven bờ lục địa của Việt Nam theo Tuyên bố năm 1982 nên được sửa đổi, bởi vì một
số điểm cơ sở là đảo chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS 1982 [22,
tr.62; 73; 74]. Quan điểm này còn có điểm chưa thực sự hợp lý nếu như nghiên cứu
kỹ hơn về đường cơ sở của Việt Nam hiện nay trên cơ sở đối chiếu với quy định của
UNCLOS 1982 và thực tiễn các quốc gia trong khu vực Biển Đông. Vì vậy, quan

điểm của các tác giả nêu trên cần được đánh giá lại trên cơ sở phân tích pháp luật,
thực tiễn đường cơ sở của Việt Nam và thực tiễn quốc tế. Một điểm đáng lưu ý nữa
là, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề xuất quan điểm lập trường và
cách thức cụ thể để xác định đường cơ sở cho quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
+ Về vùng biển của các cấu trúc ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này là: Marius Gjetnes (2000)
trong “The legal regime of islands in the South China Sea” [81, tr.71-80]; Nguyen,
Lan Anh Thi (2008) trong “The South China Sea Dispute: a reappraisal in the light
of international law” [87, tr.56-61]; Yann-huei Song (2009), trong “Việc áp dụng
Điều 121 Khoản 3 Công ước Luật biển với năm đảo tranh chấp ở Biển Đông” [33,
tr.81-90]; Nguyễn Thị Lan Anh (2010), trong “Quy chế pháp lý của đảo và tranh
chấp Biển Đông: Quan điểm nào cho Việt Nam” [2]; Lê Hồng Tiến (2014) trong
“Quy chế pháp lý của đảo theo luật pháp quốc tế- Áp dụng tại quần đảo Trường
Sa” [29, tr.54-63]; Phạm Thị Giang (2015) trong “Quy chế pháp lý của các đảo theo
Khoản 3 Điều 121 Công ước luật biển 1982- Liên hệ với những tranh chấp trên
Biển Đông” [15, tr.82-96]…Mặc dù đưa ra quan điểm khác nhau về số lượng các
đảo ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có đầy đủ các vùng biển nhưng
nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đều cho rằng một số cấu trúc ở quần
đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là đảo được hưởng đầy đủ các vùng biển và
đó là kết quả giải thích có lợi nhất cho các quốc gia ven Biển Đông, trong đó có
Việt Nam. Quan điểm này cần phải được nghiên cứu thêm, bởi vì Tòa trọng tài
trong vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc (2016) đã kết luận rằng “không có cấu trúc
nổi trên mặt nước khi thủy triều lên cao nhất nào ở quần đảo Trường Sa có thể được


18
hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa” [145, đoạn 632 & 646]. Hơn nữa,
để chứng minh khả năng “thích hợp cho con người đến ở và đời sống kinh tế riêng”,
phần lớn các nghiên cứu nêu trên chỉ căn cứ vào điều kiện tự nhiên hiện nay của các

cấu trúc cấu trúc ở quần đảo Trường Sa mà không phân tích cụ thể về khả năng của
các cấu trúc ở quần đảo Hoàng Sa [29; 33; 87]. Trong khi đó, một số công trình
nghiên cứu tuy đề cập đến các cấu trúc ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa nói chung nhưng do quy mô (là các bài nghiên cứu) nên việc chứng minh cụ thể
các điều kiện tự nhiên và khách quan của các cấu trúc ở quần đảo Hoàng Sa chỉ là
sự dẫn chiếu tương tự từ những phân tích về các cấu trúc ở quần đảo Trường Sa.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Toàn Thắng (2015) trong đề tài “Vấn đề
phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với
các nước trong khu vực” [28, tr.98]; Nguyễn Bá Diến (2009) trong “Quy chế pháp
lý quốc tế chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa,
Trường Sa” [11, tr.160]… cho rằng, tất cả các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa chỉ là đảo đá nên chúng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa riêng. Tuy nhiên, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi ở hai quần đảo này cũng có
vai trò nhất định trong hoạch định đường cơ sở của các đảo liền kề. Tác giả Nguyễn
Bá Diến (2009) trong bài viết “Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và
những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa” [11, tr.160] và Phạm Thị
Giang (2015) trong đề tài “Quy chế pháp lý của các đảo theo Khoản 3 Điều 121
Công ước luật biển 1982- Liên hệ với những tranh chấp trên Biển Đông” [15, tr.82]
còn cho rằng, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi nằm cách các đảo thuộc quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa một khoảng cách lớn hơn 12 hải lý thì quốc gia chỉ có
thể thực hiện chủ quyền đối với các bãi cạn lúc chìm lúc nổi đó mà không có chủ
quyền, quyền chủ quyền với các vùng biển bao quanh. Trong khi đó, từ năm 2001,
ICJ đã kết luận trong vụ Qatar kiện Bahrain (2001) rằng, “các quy tắc ít ỏi hiện thời
không thỏa mãn một giả thiết chung rằng bãi cạn lúc nổi lúc chìm là lãnh thổ theo
nghĩa như là các đảo” [141, đoạn.206]. Như vậy, vấn đề xác định phạm vi quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên cơ sở quy chế pháp lý của các cấu trúc ở hai
quần đảo này rất cần được tiếp tục nghiên cứu thêm.
+ Về vai trò của đảo trong phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia
láng giềng:
Nghiên cứu của Nguyen, Lan Anh Thi (2008) trong đề tài “The South China

Sea Dispute: a reappraisal in the light of international law” [87, tr.62] đã dự đoán
triển vọng phân định vùng biển của các đảo ở quần đảo Trường Sa với nhau và với


×