Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Pháp luật về chống bán phá giá của hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.87 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô Khoa Luật, Trường Đại học Công Nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, sau gần gần 3 tháng, người viết đã hoành thành Khóa
luận tốt nghiệp với tên đề tài là: “Pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ”.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn
có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo –ThS. Nguyễn Chí Thắng. Người viết xin
gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc nhất, cảm ơn thầy đã luôn động viên, hướng dẫn
tận tình cho người viết trong suốt thời gian làm khóa luận. Ngoài ra, người viết xin
chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Luật – Trường Đại Học Công Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho người viết hoàn thành Khóa luận
này.
Tuy nhiên, vì kiến thức còn hạn hẹp, bản thân còn nhiều thiếu xót nên nội
dung Khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý
từ phía quý thầy cô trong Khoa Luật - Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Nhị Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Nhị Hà

MSSV: 1511270812

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá Luận tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy
đủ và theo đúng qui định).
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.


Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường
và pháp luật.
Sinh viên
(ký và ghi đầy đủ họ tên)

Nguyễn Nhị Hà


DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT
GATT
ADA

General Agreement on

Hiệp định chung về thuế

Tariffs And Trade

quan và thương mại

Anti – Dumping
Agreement

Hiệp định chống bán phá
giá (thực thi điều VI của
GATT)

DOC

Department of Commerce


Bộ Thương Mại Hoa Kỳ

ITC

International Trade

Ủy Ban Thương Mại

Commission

Quốc tế Hoa Kỳ

CIT

Court of International
Trade

Tòa án Thương mại quốc
tế

NME

Non Market Economy

Các quốc gia có nền kinh
tế phi thị trường


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................2

3.

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................2

5.

Kết cấu của đề tài.........................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT HOA
KỲ VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ................................................................... 4
1.1

Tổng quan về bán phá giá trong thương mại Quốc tế .............................4

1.1.1

Khái niệm và đặc điểm về bán phá giá trong thương mại quốc tế .........4


1.1.2

Nguyên nhân và hệ quả của việc bán phá giá ........................................6

1.1.3

Mục đích và điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá ...............9

1.1.4

Các biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế ..............13

1.2

Tổng quan pháp luật Hoa Kỳ về bán phá giá .........................................17

1.2.1 Các cơ quan của Hoa Kỳ có thẩm quyền liên quan đến điều tra chống
bán phá giá .........................................................................................................17
1.2.2

Sản phẩm bị điều tra chống bán phá giá ..............................................19

1.2.3

Quy trình điều tra và tiến hành vụ kiện chống bán phá giá .................20

1.2.4

Các biện pháp chống bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ...................29


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................. 31


CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
HOA KỲ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................. 32
2.1

Bình luận pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ .........................32

2.1.1 So sánh pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ với quy định có liên
quan của WTO ....................................................................................................32
2.1.2

Những điểm bất cập trong quy định về chống bán phá giá của Hoa

Kỳ…….................................................................................................................35
2.2

Các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Việt Nam .............41

2.2.1

Thực trạng các vụ kiện chống bán phá giá...........................................41

2.2.2

Các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Việt Nam ............43

2.3


Bài học kinh nghiệm ..................................................................................50

2.3.1

Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam .........................50

2.3.2

Bài Học Kinh nghiệm đối với các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của

Việt Nam .............................................................................................................52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 53
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 55


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng đã và đang diễn ra ngày một mạnh
mẽ trên phạm vi toàn cầu. Dưới tác động của hội nhập, các hàng rào thuế quan và
phi thuế quan đang dần được gỡ bỏ nhằm tạo lập một môi trường cạnh tranh bình
đẳng giữa các nước trên thế giới. Việc gỡ bỏ các rào cản này đã tạo điều kiện thông
thoáng cho cạnh tranh thương mại hơn bao giờ hết, nhưng thực tế đã cho thấy bên
cạnh sự cạnh tranh bình đẳng vẫn còn tồn tại không ít các biện pháp cạnh tranh
không công bằng. Do đó, pháp luật quốc tế đã cho phép các nước sử dụng những
biện pháp cần thiết để đối phó với những hành vi cạnh tranh không công bằng đó,
trong đó có biện pháp chống bán phá giá nhằm đối phó lại những hành vi bán phá
giá trong thương mại quốc tế.

Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150, chính thức bước vào ngôi
nhà chung của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc Việt Nam gia nhập WTO
đã giúp thay đổi đáng kể về nền kinh tế của đất nước, hội nhập vào nền kinh tế quốc
tế. Nhờ vậy, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội lớn để tham gia vào những thị
trường mới, rộng lớn và hấp dẫn như thị trường Hoa kỳ.
Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan
trọng trong thị trường toàn cầu. Theo đó, Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về lượng sản
xuất hàng hóa và đây là nơi mà bất cứ quốc gia nào cũng muốn xâm nhập, trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường đầy rủi ro, với các loại rào cản
khác nhau, trong đó đáng chú ý là các biện pháp chống bán phá gia và chống trợ cấp
(đối kháng). Việc Việt Nam mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đã
không tránh khỏi việc phải đối mặt với những thách thức của quá trình tự do hóa
thương mại, trong đó có vấn đề về bán phá giá. Thực tế, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
đã xảy ra nhiều vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá điển hình như vụ cá trabasa filet đông lạnh năm 2002 và vụ tôm nước ấm đông lạnh 2003. Những vụ kiện
này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp xuất khẩu, nhà cung cấp và
người lao động của nước Việt Nam.
Do vậy, Việt nam cần phải hiểu rõ những vấn đề liên quan đến chống bán
phá giá theo quy định của WTO nói chung và theo pháp luật của Hoa Kỳ nói riêng,
để tránh những điều rủi ro không cần thiết, tăng cường hội nhập quốc tế không chỉ
1


đối với thị trường Hoa Kỳ mà còn đối với thị trường toàn thế giới. Từ những lý do
trên, người viết chọn đề tài: “Pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ” để làm
khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của Khóa luận là phân tích các biện pháp chống bán
phá giá theo WTO nói chung và theo pháp luật Hoa Kỳ nói riêng. Thông qua các vụ
kiện thực tiễn, nhận thấy những rủi ro, thiệt hại mà Việt Nam phải đối mặt khi hội
nhập kinh tế quốc tế từ đó người viết đưa ra những giải pháp, nhằm giúp Việt Nam

tránh gặp rủi ro khi xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa quốc tế, tăng cường hội nhập
quốc tế.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào việc phân tích về hành vi bán phá giá theo quy định
của WTO và theo Pháp luật của Hoa Kỳ về chống bán phá giá. Tìm hiểu các bước
giải quyết một vụ kiện chống bán phá giá dưới pháp luật Hoa Kỳ. Thông qua các vụ
kiện chống bán phá giá giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ năm 2002 cho đến nay. Từ đó,
rút ra những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng
hóa ra thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận này là những quy định của WTO về
bán phá giá và pháp luật của Hoa Kỳ về chống bán phá giá.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích: phân tích các quy định của WTO về hành vi bán
phá giá, phân tích pháp Luật Hoa Kỳ về hành vi bán phá giá cũng như các sản phẩm
bị điều tra chống bán phá giá, phân tích các vụ kiện thực tiễn xảy ra giữa Hoa kỳ và
Việt Nam,…

2


Phương pháp liệt kê: liệt kê các sản phẩm bị điều tra chống bán phá giá
theo pháp pháp luật Hoa Kỳ, liệt kê các biện pháp chống bán phá theo Hiệp định
ADA và theo pháp luật Hoa Kỳ,…
Phương pháp suy luận diễn giải: Phương pháp này dựa trên các dẫn chứng
là dữ liệu tham khảo từ mạng, sách, báo,… từ đó đưa ra ý kiến suy luận diễn giải và
cuối cùng dẫn đến kết luận.
5. Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp gồm 2
chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về bán phá giá trong Thương mại quốc tế và pháp luật
Hoa Kỳ về chống bán phá giá.
Chương 2: Áp dụng pháp luật chống bán phá giá của Hoa kỳ và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.

3


PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ
VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.1
Tổng quan về bán phá giá trong thương mại Quốc tế
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về bán phá giá trong thương mại quốc tế
1.1.1.1 Khái niệm về bán phá giá trong thương mại quốc tế
Thông thường khi nhắc tới bán phá giá thì mọi người sẽ hiểu dó là hành vi
bán hàng hóa với giá thấp hơn giá thị trường, thậm chí chịu lỗ, để tăng khả năng
cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường.
Trong thương mại quốc tế thì khái niệm bán phá giá được hiểu với ý nghĩa
như những hành vi của tự bản thân các doanh nghiệp một quốc gia nào đó mà
“không có sự trợ giúp của Chính Phủ”1 đưa vào kinh doanh trên thị trường của một
quốc gia khác bán hàng hóa của mình với mức giá thấp hơn giá trị thông thường của
sản phẩm. Hiện nay, hành vi bán phá giá trong thương mại quốc tế được thể hiện
qua những quy định của WTO và hiệp định chống bán phá giá (ADA) thực thi điều
VI của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT 1994).
Theo đó, trong WTO, bán phá giá được xem là “hành vi cạnh tranh không
lành mạnh”. Cụ thể, theo khoản 1 điều VI Hiệp định chung về Thuế quan và thương
mại (GATT)1994 quy định: “Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc

sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của
một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt
nếu việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất
trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm trễ sự thành lập một ngàng
sản xuất trong nước”. Một sản phẩm hàng hóa được coi là nhập khẩu với mức thấp
hơn mức giá trị thông thường nếu giá của giá bán của sản phẩm đó thấp hơn giá có
thể so sánh trong tiến trình thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự
nhằm mục đích tiêu dùng tại thị trường một quốc gia khác (thông thường là nước
xuất khẩu; nếu không thể xác định được giá trị thông thường của sản phẩm tại chính

Nế u hàng hóa nhậ p khẩ u đ ư ợ c bán vớ i giá thấ p nhờ chính sách trợ cấ p xuấ t khẩ u củ a chính phủ
nư ớ c nhậ p khẩ u thì nó sẽ thuộ c đ ố i tư ợ ng củ a các biệ n pháp đ ố i kháng đ ư ợ c quy đ ị nh trong pháp
luậ t về trợ cấ p và thuế chố ng đ ố i kháng củ a quố c gia nhậ p khẩ u.
1

4


thị trường nước xuất khẩu thì giá sẽ áp dụng giá bán của sản phẩm trên thị trường
nước thứ ba) hoặc thấp hơn mức giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ.2
Bên cạnh đó, Hiệp định chống bán phá giá (ADA) – Hiệp định thực thi điều
VI Hiệp định GATT (1994) cũng đã quy định “một sản phẩm bị coi là bán phá giá
(tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn giá trị
thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được được
xuất khẩu từ một nước này sang nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được
của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện
thương mại thông thường” tại khoản 2.1 điều 2 của Hiệp định này.
Có thể thấy rằng, bán phá giá theo quy định của WTO là một hành vi cạnh
tranh không lành mạnh. Khi một doanh nghiệp của nước xuất khẩu có hành vi bán
phá giá khi đó các doanh nghiệp này phải bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá

để tạo sự cân bằng trong thương mại quốc tế. Theo đó, chống bán phá giá có thể
hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp
phù hợp, tác động trực tiếp lên sản phẩm nhập khẩu bán phá giá để loại bỏ những
thiệt hại mà sản phẩm nhập khẩu bán phá giá đó gây ra cho ngành sản xuất hàng
hóa tương tự của nước mình.
1.1.1.2 Đặc điểm về bán phá giá trong thương mại quốc tế
Bán phá giá hàng hoá không đồng nghĩa với hàng hoá bán rẻ. Một nước có
thể xuất khẩu hàng hoá đó sang nước khác, bán với giá rẻ hơn hàng hoá cùng loại
đang bán trên thị trường nước nhập khẩu, nếu giá bán không thấp hơn giá bán của
hàng hoá đó trên thị trường nước xuất khẩu thì hành động đó không phải là bán phá
giá.
Hành vi bán phá giá là hành vi xảy ra thường xuyên trong hoạt động thương
mại quốc tế, đây là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây bất lợi cho nền
công nghiệp của nước nhập khẩu, hoặc các nước cạnh tranh khác.
Ngoài ra, bán phá giá có phạm vi không chỉ thị trường trong nước của họ mà
còn cả thị trường nước ngoài. Nghĩa là phạm vi bán phá giá khá là rộng. Các doanh
nghiệp thực hiện hành vi bán phá giá với nhiều mục đích nhưng hậu quả đều gây

Xem chi tiết tại điều VI Hiệp định GATT tại />2

5


thiệt hại tới các đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng tới nền công nghiệp không chỉ trong
nước còn cả nước ngoài.
1.1.2 Nguyên nhân và hệ quả của việc bán phá giá
1.1.2.1 Nguyên nhân của việc bán phá giá
Bán phá giá có thể tồn tại dưới hình thức bán hàng hóa với giá dưới giá
thành. Bán dưới giá được quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế
giới3 như là bán hàng hóa với mức giá thấp hơn mức giá thành sản xuất hợp lý (chi

phí sản xuất trung bình của hàng hóa cộng thêm các chi phí gián tiếp khác và lợi
nhuận ở mức hợp lý). Ngày nay, trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, có khá nhiều lý
do để một doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng của họ sang một nước khác với giá
thấp hơn giá trị thông thường (bán dưới giá thành) của sản phẩm:
Thứ nhất, do điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Nếu một doanh
nghiệp có sản phẩm độc quyền tại thị trường trong nước, nhưng phải đối mặt với
việc cạnh tranh mạnh mẽ trong môi trường nước ngoài. Doanh nghiệp đó tất nhiên
sẽ nâng giá bán sản phẩm trong nước và hạ giá cạnh tranh thấp hơn ở thị trường
nước ngoài.4 Khi đó, doanh nghiệp có thể chấp nhận hòa vốn hoặc thậm chí thua lỗ
trong một khoảng thời gian khi bán hàng với mức giá thấp hơn giá thành để đứng
vững trong thị trường ngành sản xuất hàng hóa đó.
Thứ hai, do sự giảm sút về nhu cầu trên thị trường do suy thoái kinh tế.
Trong trường hợp này, thường xảy ra trong các ngành công nghiệp nặng truyền
thống như luyện thép, vì chi phí cố định cho sản xuất ở đó rất cao. Khi suy thoái
xảy ra, nhu cầu về thép trên thị trường giảm trong khi năng suất trung bình của các
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khó rất khó thay đổi. Điều này, có thể dẫn
tới tình trạng sản xuất dư thừa mà không thể bán hết trên thị trường nội địa nếu
không phá cơ cấu giá hàng hóa. Trong khoảng thời gian ngắn, khi thị trường suy
thoái, bất cứ công ty nào cũng có thể bán sản phẩm với mức giá dưới thành. Hành vi
này của nhà sản xuất chính là để bù đắp chi phí cố định. Các nhà sản xuất có thể hy
vọng rằng sau một thời gian suy giảm tạm thời, thị trường sẽ khôi phục và doanh
nghiệp có thể tăng giá; hoặc các nhà sản xuất chỉ đơn giản là đang cố gắng bán hàng
nhằm giảm thiểu thua lỗ trước khi rút khỏi thị trường.
Xem tại điểm b khoản 3 điều 3 “Pháp lệnh 20/2004 về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam” cũng quy định về hình thức phá giá này
4
Xem tại phần (1) price discrimnation tại />3

6



Thứ ba, do chính sách giá mục tiêu của doanh nghiệp: khi các doanh nghiệp
cần có vốn khổng lồ cho việc sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp này có thể bán
phá giá cho các khu vực kinh tế có quy mô sản xuất lớn.5 Cụ thể, các doanh nghiệp
này muốn tăng khối lượng hàng hóa bán ra vào thời điểm ban đầu của chu kỳ kinh
doanh của sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận trong toàn bộ chu kỳ kinh doanh của
sản phẩm đó. Trong những ngành công nghiệp đòi hỏi khoản tiền lớn để phát triển
sản phẩm, chi phí sản xuất ban đầu rất là lớn dẫn tới việc bán sản phẩm với mức giá
bằng hoặc cao hơn giá thành sẽ không được thị trường chấp nhận. Trong trường hợp
này, doanh nghiệp phải bán sản phẩm hàng hóa dưới giá thành với dự tính rằng
trong tương lai các chi phí sản xuất sẽ giảm khi sản phẩm được sản xuất hàng loạt
cộng với khối lượng bán ra rộng rãi trên thị trường sẽ đem lại lợi nhuận cho kinh
doanh.6
Cuối cùng, việc bán sản phẩm dưới mức giá thị trường có thể thực hiện nhằm
mục đích duy nhất là loại trừ đối thủ cạnh tranh – định giá hủy diệt (predatatory
pricing). Nguyên nhân của hành động này là do doanh nghiệp bán hàng với giá thấp
để cố gắng tối đa doanh số nhằm thôn tính, độc chiếm thị trường. Sau một khoảng
thời gian dài chịu lỗ, công ty sẽ loại bỏ được đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường,
và khi đạt được điều này, công ty sẽ tăng giá lên cao nhằm thu lợi nhuận độc quyền.
Có thể thấy rằng, trong trường hợp này, doanh nghiệp hy sinh lợi nhuận ngắn hạn
để tối đa hóa lợi nhuận dài hạn. Người tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu có thể
được hưởng tạm thời từ mức giá thấp, tuy nhiên cuối cùng họ phải chịu thiệt hại khi
doanh nghiệp tiến hành thu lợi từ vị thế độc quyền.7
Như vậy, có thể thấy rằng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, có
rất nhiều lý do dẫn tới việc doanh nghiệp quyết định bán hàng hoá của mình với
mức giá thấp hơn thị trường nội địa hoặc thậm chí là thấp hơn chi phí sản xuất. Việc
hạ giá sản phẩm đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản
xuất thì sẽ bị coi là bán phá giá.

Xem tại phần (4) Economies of large scale production tại />Xem laura D. A. Tyson, “Who’s Bashing Whom: Trade Confict in Hight Technology Industries”, Working

paper, Insitute for Internetional Economic, Washington D.C. (1992).
7
Xem Mai Hồng Quỳ và Trần Việt Dũng, “Tìm hiểu ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá với cạnh tranh:
Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện chế định chống bán phá giá của Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 8 (251), (12/2004)
5
6

7


1.1.2.2 Hệ quả của việc bán phá giá
Đối với nền kinh tế của nước xuất khẩu, hành vi bán phá giá vừa có mặt tích
cực vừa có mặt tiêu cực. Cụ thể: Nước xuất khẩu sẽ được hưởng lợi từ việc bán phá
giá khi nhà độc quyền sản xuất nhiều hàng hóa hơn. Do đó, nhu cầu về các đầu vào
cần thiết như nguyên liệu thô,.. để sản xuất hàng hóa đó tăng lên, do đó mở rộng các
phương tiện việc làm trong nước, cần nhân công để thực hiện từ đó tạo điều kiện
cho người lao động trong nước có công việc. Bên cạnh đó, nước xuất khẩu có thể
kiếm ngoại tệ bằng cách bán hàng hóa với số lượng lớn trên thị trường nước ngoài
thông qua bán phá giá. Tuy nhiên, người tiêu dùng trong nước phải chịu thiệt do
phải chịu giá cao hơn so với trước đây do có sự thoả thuận về giá giữa các doanh
nghiệp. Do việc bán phá giá nhằm mục đích thu được siêu lợi nhuận nên một vài
nước đã sử dụng lao động trẻ em, phụ nữ, lao động tù nhân với giá rẻ mạt. Hậu quả
là người lao động bị ngược đãi nặng nề.
Mặt tích cực, tiêu cực của nền kinh tế nước xuất khẩu chính là mặt tiêu cực,
tích cực của nền kinh tế nước nhập khẩu. Nếu bán phá giá gây ảnh hưởng tới người
tiêu dùng của nước xuất khẩu thì hành vi này lại là điều có lợi cho người tiêu dùng
của quốc gia nhập khẩu bởi vì khi hàng hóa được nhập vào giá sẽ rẻ hơn. Khi đó,
những loại hàng hóa đó sẽ làm cho mặt bằng giá cả trên thị trường nói chung có xu
hướng giảm đi. Như vậy, người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn, tiêu dùng

những mặt hàng mới, lạ giá cả rẻ hơn mức giá trước đó. Khi phải đối mặt với những
mặt hàng từ nước ngoài đưa vào với giá rẻ, buộc các dịch vụ trong nước phải tìm
cách cải tiến mẫu mã hàng hóa, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn nhân lực để hạ chi phí
sản xuất nhằm giữ vững vị trí trên thị trường và thu được lợi nhuận tối ưu. Tuy
nhiên, lợi ích của họ chỉ là tạm thời vì về bản chất, bán phá giá chỉ mang tính ngắn
hạn.
Ảnh hưởng của bán phá giá đối với các doanh nghiệp nội địa của quốc gia
nhập khẩu rất khác nhau, tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa bị bán phá giá và mức
độ bán phá giá của sản phẩm đó. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp của quốc gia
nhập khẩu sẽ có nguy cơ mất thị phần vốn có trên thị trường nội địa, do sự cạnh
tranh bất bình đẳng về giá, giá của hàng hóa bị bán phá giá thấp hơn giá thị trường
nên ngành công nghiệp của nước này phải chịu một khoản lỗ trong một thời gian vì
số lượng hàng hóa của doanh nghiệp trong nước ít được bán. Bên cạnh đó, việc bán
phá sẽ không có lợi cho nước nhập khẩu nếu hành vi bán phá giá cứ tiếp diễn trong
8


một thời gian dài. Điều này là do phải mất thời gian để thay đổi sản xuất ở nước
nhập khẩu và ngành công nghiệp nội địa tại thời điểm hàng hóa đó bị bán phá giá.
Nhưng khi hàng nhập khẩu giá rẻ dừng lại hoặc bán phá giá không tồn tại, nó sẽ trở
thành khó khăn để thay đổi sản xuất một lần. Các doanh nghiệp sản xuất nội địa
phải tiến hành thay đổi sản xuất để phù hợp với nền kinh tế hiện trường, đáp ứng
nhu cậu thị yếu của khách hàng.
Ngoài ra, bán phá giá còn có thể ảnh hưởng tới lợi ích của quốc gia thứ ba.
Khi một doanh nghiệp của quốc gia thứ ba xuất khẩu một loại hàng hóa tương tự
vào nước xuất khẩu, giá không thấp hơn giá thị trường. Hành vi bán phá giá của
doanh nghiệp nước khác vừa gây tổn hại tới hàng hóa của nước nhập khẩu, đồng
thời gây tổn hại tới nước thứ ba, làm cho doanh nghiệp của nước thứ ba bị mất thị
trường.

Tóm lại, bán phá giá vừa mang lợi những lợi ích tích cực, vừa mang lại
những hệ quả không tốt đối với nền kinh tế nước xuất khẩu, cũng như nền kinh tế
nước nhập khẩu thậm chí ảnh hưởng tới thị phần của quốc gia thứ ba. Chính vì vậy,
cần phải đánh giá hành vi bán phá giá trong sự cân bằng giữa những lợi ích và
những thiệt hại mà hành vi bán phá giá đem lại để tránh việc ngăn cản một cách tràn
lan đối với hàng hóa nhập khẩu được bán với giá rẻ. Trong nhều trường hợp, làm
như vậy sẽ tạo ra một sự bảo hộ không cần thiết cho ngành sản xuất nội địa, giảm
lợi ích người tiêu dùng cũng như toàn xã hội.8
1.1.3 Mục đích và điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1.1.3.1 Mục đích của việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
Bán phá giá là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Viêc các nước tham
gia ký kết về hiệp định chống bán phá giá (ADA) tạo điều kiện cạnh tranh công
bằng trong thương mại giữa các nước. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng: chống bán phá
giá không phải mục đích vì người tiêu dùng mà chủ yếu là vì các doanh nghiệp, các
nhà sản xuất. Việc các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
nhằm bảo vệ khách hàng cũng như bảo vệ nền công nghiệp của đất nước của họ.
Bên cạnh đó, khi bán phá giá xảy ra, việc nhập siêu quá lớn so với xuất siêu, nghĩa
là cán cân thương mại nhỏ hơn 0 điều này ảnh hưởng tới nền kinh tế không chỉ
trong nước. Do vậy, việc chống bán phá giá giúp cán cân cân bằng trở lại, đảm bảo
Xem Bộ Thương mại, “Chống bán phá giá – mặt trái của sự tự do hóa thương mại”,
/>8

9


sự ổn định về cung và cầu. Đối với các nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil,
Achentina… sử dụng các biện pháp chống bán phá giá để bảo vệ nền sản xuất còn
non trẻ của chính mình. Đối với các quốc gia phát triển, các biện pháp chống bán
phá giá vừa là công cụ để hạn chế mở cửa thị trường, hạn chế sự thâm nhập thị
trường từ các quốc gia đang phát triển và vừa là cái van an toàn cần thiết cho chính

họ.
Tuy nhiên, trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì áp dụng biện pháp
chống bán phá giá được áp dụng cho các nước thành viên. Thực tế, các quốc gia có
quyền tự do trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và
áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình.
Vì vậy, nhiều quốc gia đã lạm dụng các biện pháp chống bán phá một cách tùy tiện
để hạn chế sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào nước mình hơn là để đạt được các
mục tiêu khắc phục có tính hạn chế mà Hiệp định chống bán phá giá (ADA) mà
WTO cho phép.
1.1.3.2 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy đinh WTO
Trong khuôn khổ hệ thống thương mại WTO và trong luật thương mại của
hầu hết các quốc gia trên thế giới, bán phá giá về cơ bản không phải là hành vi bất
hợp pháp. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại không bị cấm bán
hàng hóa của mình thấp hơn giá thị trường. Các quốc gia xuất khẩu cũng không có
nghĩa vụ hạn chế các doanh nghiệp của mình thực hiện chính sách phá giá trong
thương mại. Trong Hiệp định GATT 1994 cũng chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên
ngăn cản những hành vi bán phá giá gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất cho
một ngành công nghiệp của quốc gia hay thật sự làm chậm trẽ sự thành lập một
ngành công nghiệp nội địa của quốc gia đó. Do vậy, một hành vi bị coi là bán phá
giá, và bị các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi hành
vi bán phá giá đó phải đáp ứng đủ một số điều kiện.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến
hành điều tra chống bán phá giá, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả
03 điều kiện: phải có hành vi bán phá giá (hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá), hành
vi bán phá giá đó gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản
sự hình thành ngành công nghiệp sản xuất trong nước, cuối cùng giữa hành vi bán
phá giá và thiệt hại đó phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Cụ thể:
10



Thứ nhất: Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá
Theo khoản 2.2 điều 2 quy định về xác định việc bán phá giá của Hiệp định
chống bán phá giá (ADA) thì: biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so
sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang
một nước thứ 3 thich hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang
tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước
xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng,
các chi phí chung và lợi nhuận.
Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:
Biên độ phá giá =

𝑔𝑖á 𝑡ℎô𝑛𝑔 𝑡ℎưư𝑛𝑔−𝑔𝑖á 𝑥𝑢ư𝑡 𝑘ℎư𝑢
𝑔𝑖á 𝑥𝑢ư𝑡 𝑘ℎư𝑢

Trong đó:
Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất
khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba;
hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng
và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng
phương pháp này);
Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà
nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).9
Việc tính biên độ phá giá phải được thực hiện theo một quy trình gồn 5 bước:
bước 1 là xác định giá xuất khẩu, bước 2 là xác định giá thông thường, bước 3 là
điều chỉnh giá xuất khẩu và giá thông thường về cùng môt cấp độ, bước 4 là so sánh
giá xuất khẩu với giá thông thường sau khi điều chỉnh (việc so sánh này dựa trên
những tài liệu, chứng cứ mà cơ quan có thẩm quyền thu thập được), bước 5 là tính
biên độ phá giá (theo công thức trên). Nếu biên độ phá giá dưới 2%, thì đây được
coi là biên độ tối thiểu, khi đó việc điều tra sẽ được đình chỉ đối với trường hợp này.

Nghĩa là không có hành vi bán phá giá xảy ra trên thị trường nước nhập khẩu. Để

Xem chi tiết tại Trang 9, mục 6 sách Kiện chống bán phá giá của VCCI />9

11


một hành vi bị xem là bán phá giá hàng hóa thì biên độ phá giá bị xem xét trong các
vụ việc chống bán phá giá thì phải từ 2% trở lên.10
Thứ hai: Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại
đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”)
Để xác định yếu tố thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra, các cơ quan có
thẩm quyền của WTO phải xác định dựa trên: thứ nhất là về hình thức, các thiệt hại
này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất
gần); thứ hai là về mức độ các thiệt hại này phải ở mức đáng kể; thứ ba là về
phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu
tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng
lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản
lượng, năng suất, nhân công…).11
Như vậy, việc các cơ quan có thẩm quyền xác định “thiệt hại” là một bước
không thể thiếu trong một vụ điều tra chống bán phá giá. Việc xác định có thiệt hại
xảy ra hay không là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới doanh nghiệp của nước
xuất khẩu. Và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể xảy ra cho
ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp của nước xuất
khẩu.
Thứ ba: Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và
thiệt hại nói trên.12
Pháp luật hiện hành của WTO về vấn đề này được quy định tại khoản 3.5

điều 3 Hiệp định ADA năm 1994. Điều này đã quy định việc xác định quan hệ nhân
quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa của nước nhập
khẩu phải gánh chịu. Để làm điều này, cơ quan có thẩm quyền phải dựa trên các
“bằng chứng có liên quan”. Các cơ quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành điều
Theo VCCI viết về “Biên độ phá giá tối thiểu (De minimis Dumping Margin)” ngày 24/09/2008
/>11
Xem chi tiết tại Trang 10, mục 7 sách Kiện chống bán phá giá của VCCI />12
Trang 8 mục 5 sách Kiện chống bán phá giá các hiệp định và nguyên tắc WTO của Phòng Thương xMại và
Công Nghiệp Việt Nam (VCCI)
/>10

12


tra các nhân tố được biết đến khác cũng đồng thời gây tổn hại đến ngành sản xuất
trong nước và tổn hại gây ra bởi những nhân tố đó sẽ không được tính vào ảnh
hưởng do hàng hóa bán phá giá gây ra. Nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền có thể
sử dụng bất cứ chứng cứ nào miễn thấy rằng nó phù hợp kể cả chứng cứ trực tiếp
và chứng cứ gián tiếp.Tuy vậy, điểm mấu chốt của việc xác định mối quan hệ nhân
quả không phải là sử dụng chứng cứ như thế nào thì có thể được coi là chứng minh
được mối quan hệ nhân quả này. Tuy nhiên, pháp luật của WTO, kể cả Hiệp định
ADA năm 1994 và các án lệ đều không quy định cụ thể vấn đề này. Vì vậy, trong
thực tiễn nếu như thiệt hại của ngành sản xuất nội địa xuất hiện cùng lúc hoặc ngay
sau khi hành hóa bán phá giá vào thị trường nội địa của nước nhập khẩu thì coi như
đã có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại.
Như vậy, một hành vi bị xem là bán phá giá nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu
trên. Nếu một hàng hóa được xác định là có hiện tượng bán phá giá nhưng không
gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước nhập khẩu hoặc không
có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại thì hành
vi bán hàng hóa đó với giá thấp hơn giá thị trường sẽ không bị coi là hành vi bán

phá giá. Khi đó, hàng hóa của nước xuất khẩu sẽ không bị áp đặt thuế chống bán
phá giá và các biện pháp chông bán phá giá khác.
1.1.4

Các biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế

Hiệp định về chống bán phá giá (ADA) 1994 là Hiệp định thực thi điều VI
của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994. Theo Hiệp định
này thì điều 2 và điều 3 là quan trọng nhất. Tại điều 2, quy định xác định việc bán
phá giá: xác định sự tồn tại của bán phá giá và các quy tắc xác định sự tổn tại trong
từng trường hợp cụ thể. Tại điều 3 của Hiệp định này quy định về xác định tổn hại
tức là xác định thiệt hại xảy ra nghĩa là xác định liệu ngành công nghiệp của nước
nhập khẩu có bị thiệt hại hay đe dọa thiệt hại không và đưa ra quy tắc để xác định
thiệt hại. Cũng theo Hiệp định này, WTO đã đưa ra những quy định về các biện
pháp chống bán phá giá áp dụng đối với các nước xuất khẩu có hành vi bán phá giá
trong khuôn khổ là các nước thành viên trong WTO, bao gồm các biện pháp: các
biện pháp tạm thời, cam kết về giá, thuế chống bán phá giá.

13


1.1.4.1 Các biện pháp tạm thời
Theo điều 7 Hiệp định ADA, các biện phá tạm thời có thể được áp dụng dưới
các hình thức như: thuế tạm thời, hình thức đảm bảo - bằng tiền cọc hoặc tiền đảm
bảo - tương đương với mức thuế chống bán phá giá được dự tính tạm thời và không
được cao hơn biên độ phá giá được dự tính tạm thời. Việc đình chỉ định giá tính
thuế cũng là một biện pháp tạm thời thích hợp với điều kiện phải chỉ rõ mức thuế
thông thường và mức thuế chống bán phá giá được dự tính và việc tạm đình chỉ
định giá tính thuế này cũng phải tuân thủ các điều kiện được áp dụng cho các biện
pháp tạm thời khác.

Điều kiện để các biện pháp tạm thời trên được áp dụng nếu: việc điều tra đã
được bắt đầu theo đúng quy định (tại điều 5 Hiệp định này), việc này đã được thông
báo cho công chúng và các bên hữu quan đã được tạo đầy đủ cơ hội để đệ trình
thông tin và đưa ra nhận xét. Khi kết luận sơ bộ đã xác nhận rằng có việc bán phá
giá và có thể dẫn đến gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước. Và các cơ quan có
thẩm quyền hữu quan kết luận rằng cần áp dụng các biện pháp tạm thời để ngăn
chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.
Các biện pháp tạm thời không được phép áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ
ngày bắt đầu điều tra. Việc áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hạn chế ở một
khoảng thời gian càng ngắn càng tốt và không quá 4 tháng. Khi có yêu cầu của các
nhà xuất khẩu đại diện, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định kéo dài thời gian
áp dụng không quá 6 tháng. Trong quá trình điều tra, nếu như cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá và có thể loại bỏ
tổn hại phát sinh hay không thì khoảng thời gian áp dụng biện pháp tạm thời có thể
tương ứng là 6 và 9 tháng.
1.1.4.2 Cam kết về giá
Theo điều 8 của Hiệp định ADA quy định về biện pháp cam kết về giá. Theo
đó, nếu như các nhà xuất khẩu có cam kết ở mức thỏa đáng sẽ điều chỉnh giá của
mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các cơ
quan có thẩm quyền thấy được rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại
bỏ. Khoản giá tăng thêm khi cam kết về giá như vậy không được cao hơn mức cần
thiết để có thể loại bỏ biên độ bán phá giá. Khuyến khích việc chỉ yêu cầu mức tăng
giá thấp hơn biên độ bán phá giá nếu như mức đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản
14


xuất trong nước. Tuy nhiên, không được phép yêu cầu hoặc chấp nhận cam kết về
giá của các nhà xuất khẩu trừ khi các cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập
khẩu đã có quyết định sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có tổn hại do việc
bán phá giá đó gây ra.

Tại khoản 8.3 quy định cam kết về giá có thể được đưa ra có thể không được
chấp nhận nếu như các cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc chấp nhận đó không
mang tính thực tế. Ví dụ như vì lý do số lượng các nhà xuất khẩu thực sự hoặc tiềm
năng quá lớn hoặc vì các lý do khác, bao gồm cả các lý do liên quan đến chính sách
chung. Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như có thể thực hiện được, các cơ
quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý do tại sao họ lại coi việc chấp
nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực có thể sẽ tạo cơ hội cho các
nhà xuất khẩu được phản biện.
Nếu như một cam kết được chấp nhận thì quá trình điều tra về bán phá giá và
tổn hại sẽ vẫn được hoàn thành nếu như nhà xuất khẩu muốn và cơ quan có thẩm
quyền quyết định như vậy. Nếu như có kết luận là không có việc bán phá giá hoặc
không có tổn hại thì cam kết về giá sẽ tự động kết thúc, trừ khi kết luận đó là kết
quả cam kết về giá hiện hành. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền có thể
yêu cầu duy trì cam kết trong một khoảng thời gian hợp lý phù hợp với các quy định
của Hiệp định này. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu
có thể gợi ý cho nhà xuất khẩu phải đưa ra cam kết về giá, tuy nhiên nhà xuất khẩu
sẽ không bị buộc phải đưa ra cam kết về giá.
1.1.4.3 Thuế chống bán phá giá
Tại điều 9 Hiệp định ADA quy định biện pháp đánh thuế và thu thuế chống
bán phá giá. Theo đó, điều này quy định về việc có đánh thuế chống bán phá giá
hay không sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh thuế đã được đáp ứng và
quyết định xem liệu mức thuế chống bán phá giá sẽ tương đương hay thấp hơn biên
độ phá giá sẽ do cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu quyết định. Việc
đánh thuế trên lãnh thổ của tất cả các thành viên, cơ quan thẩm quyền nên áp dụng
mức thuế chống bán phá giá thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế thấp hơn
này đủ để loại bỏ tổn hại đối với ngành sản xuất nội địa.
Khi thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với một sản phẩm nào đó, thuế
đó sẽ được thu theo mức hợp lý đối với mỗi trường hợp, trên cơ sở không phân biệt
15



đối xử với hàng nhập khẩu từ các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại, trừ
những nguồn đã có cam kết về giá được chấp nhận theo quy định của Hiệp định
này. Cơ quan thẩm quyền sẽ nêu rõ tên các nhà cung cấp sản phẩm liên quan. Nếu
có nhiều nhà cung cấp từ cùng một nước, cơ quan có thẩm quyền có thể chỉ nêu tên
dước liên quan do việc nêu tên các nhà sản xuất này không thực hiện được. Nếu có
nhiều nhà cung cấp từ nhiều nước, cơ quan có thẩm quyền có thể nêu tên tất cả các
nhà cung cấp hoặc chỉ nêu tên các nước liên quan.
Khi thuế chống bán phá giá được thu trên cơ sở hồi tố, việc quyết định nghĩa
vụ nộp thuế chống bán phá giá cuối cùng sẽ được thực hiện càng nhanh càng tốt,
thông thường trong khoảng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được vượt quá
18 tháng kể từ sau ngày quyết định được mức thuế chống bán phá giá phải nộp. Tất
cả các khoản hoàn thuế đều phải được tiến hành nhanh chóng và trong khoảng thời
gian không vượt quá 90 ngày kể từ ngày xác định được nghĩa vụ thuế cuối cùng
phải nộp theo đúng thứ tự.
Khi thuế chống bán phá giá được xác định cho giai đoạn tương lai thì phải có
quy định hoàn thuế nhanh chóng đối với những khoản nộp vượt quá biên độ phá giá
khi được yêu cầu. Để quyết định có hoàn thuế hay không và nếu có thì ở mức nào,
các cơ quan có thẩm quyền phải tính đến thay đổi về trị giá thông thường, về chi phí
phát sinh giữa giai đoạn nhập khẩu và bán lại hàng hóa, biến động về giá bán lại mà
được phản ánh bởi giá bán sau đó, phải tính toán giá xuất khẩu không có khấu trừ
đối với mức thuế chống bán phá giá đã nộp nếu như bằng chứng mang tính quyết
định đã cung cấp.
Mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu của các nhà xuất khẩu hoặc nhà
sản xuất không thuộc diện điều tra không được vượt quá các mức: Số bình quân gia
quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất được lựa chọn
điều tra hoặc trong trường hợp nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá, được tính toán
trên cơ sở trị giá thông thường trong tương lai thì không được vượt mức chênh lệch
giữa số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản
xuất với giá xuất khẩu của nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra.

Nếu một sản phẩm phải chịu thuế chống bán phá giá tại thành viên nhập
khẩu, các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng xem xét lại để có thể quyết định
biên độ phá giá cho từng trường hợp đối với những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất
không tiến hành xuất khẩu hàng hóa đó sang thành viên nhập khẩu vào thời gian
16


tiến hành điều tra với điều kiện là các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất này phải chứng
minh được rằng mình không có liên hệ gì với nhà sản xuất và nhà xuất khẩu của
nước xuất khẩu đang phải chịu thuế chống bán phá giá này.
Như vậy, việc áp dụng thuế chống bán phá giá nhằm mục đích ngăn chặn các
nhà xuất khẩu nước ngoài bán phá giá, tức là bán hàng với giá thấp hơn giá bán tại
thị trường trong nước hoặc thấp hơn chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó, do vậy
những những thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội
địa phải được chỉ ra trước khi áp thuế chống bán phá giá.
1.2

Tổng quan pháp luật Hoa Kỳ về bán phá giá
Trong tổ chức thương mại thế giới WTO, các quy định, các biện pháp chống

bán phá giá được áp dụng cho các nước thành viên. Trên thực tế, các quốc gia có
quyền tự do trong việc xây dựng các thủ tục, các quy định pháp luật riêng phù hợp
với nền kinh tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, việc xây dựng pháp luật chống bán phá
giá đối với từng quốc gia cũng phải dựa trên cơ sở các quy định của WTO. Chính vì
vậy, pháp luật của Hoa Kỳ về chống bán phá giá, nhìn chung có nét tương đồng với
các quy định của WTO.
1.2.1 Các cơ quan của Hoa Kỳ có thẩm quyền liên quan đến điều tra chống bán
phá giá
Theo quy định của pháp luật Hoa kỳ, có nhiều cơ quan có thẩm quyền liên
quan đến việc điều tra các vụ kiện chống bán phá giá. Những cơ quan này thực hiện

việc điều tra, ra quyết định về các biện pháp chống bán phá giá, thực thi, giải quyết
các khiếu kiện liên quan đến các quyết định trong hoạt động chống bán phá giá,..Cụ
thể:
Đối với Bộ thương mại Hoa Kỳ (US Department of Commerce – DOC) (cụ
thể là Cục quản lý thương mại quốc tế- International Trade Administration):13 đây là
cơ quan thuộc nội các của Tổng thống, được điều hành bởi yếu tố chính trị, chịu
trách nhiệm tiến hành điều tra chính thức các vụ việc về chống bán phá giá, trợ cấp,
đồng thời chịu trách nhiệm trong việc tính toán các mức độ phá giá, trợ cấp khi một
vụ kiện bắt đầu. Đơn vị hoạt động bao gồm 12 phòng và văn phòng,…Theo đó,
DOC chịu trách nhiệm: Điều tra về bán phá giá (“Less than normal value”
13

Xem chi tiết tại />
17


investigation); Ra quyết định chính thức về việc áp dụng các biện pháp chống bán
phá giá (sau khi có các kết luận cuối cùng khẳng định việc bán phá giá và thiệt hại);
Ra quyết định về thỏa thuận đình chỉ (suspensison agreements); Rà soát hành chính
để xác định mức thuế chống bán phá giá chính thức (administrative reviews); Thực
hiện các thủ tục rà soát do có sự thay đổi hoàn cảnh (changed circumstances
reviews), rà soát hoàng hôn (sunset reviews).14
Đối với Ủy ban thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (Us International Trade
Commission – ITC): Ủy ban này gồm 6 Ủy viên, bao gồm 3 Ủy viên từ Đảng Dân
chủ và 3 từ Đảng Cộng hòa hoạt động độc lập với các Đảng phái – Nghị viện –
Chính phủ và chỉ tuân thủ pháp luật. Vì vậy, các quyết định của Ủy ban này được
xem là tương đối khách quan. Theo đó ITC chịu trách nhiệm: Xác định liệu hàng
hóa có phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ hay
không; Điều tra thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và trợ cấp/phá
giá/nhập khẩu ồ ạt (tùy tính chất vụ việc); Tham gia vào quá trình điều tra thiệt hại

trong thủ tục rà soát lại do thay đổi hoàn cảnh (changed circumstances reviews) và
rà soát theo điều khoản hoàng hôn (sunset reviews).15
Bên cạnh 2 cơ quan chính, có thẩm quyền liên quan đến điều tra chống bán
phá giá là DOC và ITC thì một số cơ quan khác của Hoa Kỳ cũng có thẩm quyền
liên quan trong việc điều tra một cụ kiện chống bán phá giá. Cụ thể:
Cơ quan hải quan Hoa Kỳ (US Customs Service) chịu trách nhiệm: Theo đó,
cơ quan này thực hiện các quyết định liên quan đến biện pháp chống bán phá giá;
tiến hành thu Thuế chống bán phá giá.
Tòa án Thương mại Quốc tế (US Court of International Trade – CIT) chịu
trách nhiệm: Giải quyết các khiếu kiện đối với các quyết định về nội dung của các
cơ quan có thẩm quyền ban hành đến vấn đề chống bán phá giá. Tuy nhiên, các
quyết định của CIT có liên quan đến vấn đề chống bán phá giá còn có thể bị kháng
nghị lên Tòa Phúc thẩm liên Bang Hoa Kỳ. Ngoài ra CIT còn có thẩm quyền tham
gia đàm phán các Hiệp định thương mại Quốc tế (trong đó có các hiệp định liên
quan đến chống bán phá giá) Đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ tham gia vào việc giải
Trang 80, câu hỏi 69, phần thứ hai Pháp Luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, sách Hỏi đáp Pháp luật về
chống bán phá giá WTO – Hoa Kỳ - EU />20dap%20PL%20ve%20chong%20ban%20pha%20gia%20WTO-US-EU.pdf
15
Xem chi tiết tại trang 21, cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tai Hoa Kỳ
/>BPG%20va%20chong%20tro%20cap%20tai%20Hoa%20Ky.pdf
14

18


quyết các tranh chấp (trong đó có các tranh chấp liên quan đến các biện pháp chống
bán phá giá) theo thủ tục của WTO.16
Pháp luật Hoa Kỳ quy định nhiều cơ quan có thẩm quyền liên quan đến điều
tra chống bán phá giá. Tuy nhiên, DOC và ITC là 2 cơ quan chính, nắm giữ vị trí
quan trong, trực tiếp tham gia điều tra chống bán phá giá. Các kết luận điều tra của

2 cơ quan này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kết luận có hành vi bán phá
giá xảy ra hay không.
1.2.2 Sản phẩm bị điều tra chống bán phá giá
Theo quy định tại khoản 800-801, chương 463 thuộc bộ Luật doanh thu 1916
của Hoa Kỳ (Revenua Act of 1916): hành vi bán phá giá là hành vi nhập khẩu, hỗ
trợ việc nhập khẩu, bán hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tại mức giá thấp
hơn đáng kể so với giá trị thực tế hoặc giá buôn sản phẩm của hàng hóa, tính tại thời
điểm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, hoặc tại thị trường chính của nước sản xuất,
hoặc tại một nước thứ ba cũng nhập khẩu hàng hóa đó (giá trị thực của giá bán buôn
nói trên là giá không bao gồm cước vận chuyển, thuế, và các khoản thu phí khác
cần thiết cho việc nhập khẩu và bán tại thị trường Hoa Kỳ) với điều kiện hành vi nói
trên được thực hiện nhằm phá hủy hoặc phương hại một ngành sản xuất ở Hoa Kỳ
hoặc ngăn cản việc thành lập một ngành sản xuất ở Hoa Kỳ, hoặc giành vị trí độc
quyền buôn bán hàng đó ở Hoa Kỳ.17 Như vậy, theo Bộ Luật doanh thu 1916 của
Hoa Kỳ thì một hành vi được xem là bán phá giá khi: Hàng hóa, sản phẩm đó được
bán với giá thấp hơn so với giá bán thông thường. Việc bán hàng hóa với mức giá
đó gây thiệt hại với ngành sản xuất của Hoa Kỳ.
Việc xác định sản phẩm bị điều tra bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ, giống
với sản phẩm điều tra theo quy định của WTO, bao gồm sản phẩm điều tra và sản
phẩm tương tự. Tuy nhiên, đối với từng loại sản phẩm cụ thể thì pháp luật Hoa Kỳ
quy định chi tiết hơn, cụ thể:
Sản phẩm bị điều tra: là những sản phẩm nhập khẩu bị kiện bán phá giá và
loại sản phẩm sẽ bị áp đặt thuế chống bán phá giá nếu quyết định chống bán phá giá
được ban hành.
Trang 81, câu hỏi 69, phần thứ hai Pháp Luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, sách Hỏi đáp Pháp luật về
chống bán phá giá WTO – Hoa Kỳ- EU
/>%20pha%20gia%20WTO-US-EU.pdf
17
Xem chi tiết tại trang 798, 799 />16


19


Sản phẩm nước ngoài tương tự với sản phẩm bị điều tra: là các sản phẩm sản
xuất bởi các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan và được bán tại thị trường nước
ngoài (nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba, tùy từng trường hợp) giống hệt, hoặc
giống về những thành phần cơ bản với giá trị tương đương, hoặc gống về mục đích
sử dụng với sản phẩm đang bị điều tra, được sử dụng trong so sánh để xác định xem
có bán phá giá không.
Sản phẩm nội địa tương tự với sản phẩm bị điều tra: là các sản phẩm sản xuất
tại Hoa Kỳ tương tự với sản phẩm bị điều tra, được sử dụng khi xác định ngành sản
xuất nội địa liên quan và xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất đó.18
Thông thường DOC và ITC sử dụng một quyết định giống nhau về sản phẩm
tương tự trong điều tra của mình. Tuy nhiên, hai cơ quan này có thể có quyết định
khác nhau về việc xác định thế nào là sản phẩm tương tự phục vụ cho quá trình điều
tra của mình (ITC có thể xác định phạm vi sản phẩm tương tự rộng hơn về chủng
loại, loại sản phẩm so với DOC hoặc có thể sử dụng hai hay nhiều sản phẩm tương
tự trong nước tương ứng với sản phẩm đang bị điều tra).
Trong trường hợp sản phẩm nước ngoài tương tự với sản phẩm bị điều tra
không phải là sản phẩm giống hệt thì DOC sẽ tiến hành những điều chỉnh để bù đắp
những chênh lệch về giá giữa sản phẩm tương tự và sản phẩm bị điều tra.
1.2.3 Quy trình điều tra và tiến hành vụ kiện chống bán phá giá
Khi một vụ kiện chống bán phá giá được khởi xướng, cơ quan có thẩm quyền
của Hoa Kỳ phải tìm hiểu các bên trọng vụ kiện. Theo Pháp luật của Hoa Kỳ có hai
nhóm người tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá - những người có quyền
đại diện pháp lý (các bên liên quan) và những người khác, người không có quyền
đó. Các bên liên quan bao gồm: Nhà chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài,
hoặc nhà nhập khẩu hoặc các tổ chức kinh doanh thương mại Mỹ với đa số các nhà
sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu mặt hàng liên quan; Chính phủ của nước sản
xuất/xuất khẩu; Nhà chế tạo, sản xuất, bán buôn các sản phẩm tương tự trong nước

của Mỹ; Công đoàn hoặc nhóm công nhân Mỹ tham gia chế tạo, sản xuất hoặc bán
buôn sản phẩm tương tự liên quan; Hiệp hội thương mại hoặc kinh doanh doanh Mỹ
Trang 85, câu hỏi 72, phần thứ hai Pháp Luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, sách Hỏi đáp Pháp luật về
chống bán phá giá WTO – Hoa Kỳ - EU />20dap%20PL%20ve%20chong%20ban%20pha%20gia%20WTO-US-EU.pdf
18

20


×