Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề thi văn hóa đạo đức kinh doanh tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.68 KB, 13 trang )

VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
ĐỀ SỐ 1
Phần trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng (0,3đ/câu)
1. Đặc điểm văn hóa nổi bật của người Việt Nam là:
a. Căn cơ
b. Ổn định, ngại thay đổi
c. Quyết đoán
d. Chu toàn
2. Các giá trị được coi trọng trong văn hóa Việt Nam là:
a. Sự đúng hẹn
b. Truyền thống gia đình
c. Tôn sư trọng đạo
d. Cả b và c
3. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng chủ yếu bởi?
a. Nhân viên của doanh nghiệp đó
b. Người sáng lập, lãnh đạo doanh nghiệp
c. Các cá nhân trong doanh nghiệp
d. Tổng giám đốc điều hành
4. Khía cạnh nào dưới đậy thể hiện văn hóa định hướng ngắn hạn?
a. Tận tình, chu đáo
b. Kinh doanh “chộp rựt/ giật”
c. Cầu toàn
d. Luân quan tâm đến từng chi tiết
5. Trong việc triển khai, hiện thực văn hóa doanh nghiệp thì biểu hiện
nào dưới đây của là khó thay đổi nhất?
a. Các kết cấu và quá trình hữu hình
b. Các tư tưởng, giá trị được thống nhất, chia sẻ
c. Những ngầm định nền tảng và niềm tin chung
d. Cả a,b và c
6. Triết lý đạo đức trong kinh doanh nhấn mạnh đến:


a. Quan điểm về đầu tư vốn
b. Các nguyên tắc, quy tắc con người sử dụng để quyết định khi đương
đầu với một vấn đề trong kinh doanh.
c. Cách thức xử lý của nhà quản trị trong các tình huống kinh doanh
d. Quan điểm của nhà quản trị trong việc đối xử với khách hang và các
bên có liên quan
7. Hành vi vi phạm đạo đức trong hoạt động marketing của doanh
nghiệp thường thể hiện ở việc:
a. Không trung thực trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm


b. Không cung cấp đầy đủ thông tin về thực lực điều hành của Ban lãnh
đạo
c. Không trung thực về lợi nhuận và các khoản phải trả của doanh nghiệp
d. Không công bằng trong vấn đề chi trả lương và các khaorn thu nhập.
8. Tính chính trực trong kinh doanh thể hiện:
a. Sự trung thực, hành vi liêm chính trong kinh doanh
b. Sự khách quan trong việc lựa chọn sản phẩm của khách hang
c. Sự bảo hộ quyền lợi cho người tiêu dùng
d. Sự trung thực trong kinh doanh
9. Hành vi vi phạm đạo đức trong quản trị nhân sự của doanh nghiệp
thường thể hiện ở việc:
a. Không trung thực trong việc cung cấp thông tin về thực trạng hoạt động
của doanh nghiệp
b. Không cung cấp đầy đủ thông tin về thực lực điều hành của Ban lãnh
đạo
c. Không trung thực về lợi nhuận và các khoản phải trả của doanh nghiệp
d. Không công bằng trong vấn đề chi trả lương và các khoản thu nhập.
10.
Hành vi vi phạm đạo đức trong quản trị nhân sự của doanh

nghiệp thường thể hiện ở việc:
a. Không trung thực trong việc cung cấp thông tin về thực trạng hoạt động
của doanh nghiệp
b. Không cung cấp đầy đủ thông tin về thực lực điều hành của Ban lãnh
đạo
c. Không trung thực về lợi nhuận và các khoản phải trả của doanh nghiệp
d. Không công bằng trong vấn đề chi trả lương và các khoản thu nhập.
Phần tự luận
Câu 1 (2đ): Bình luận quan điểm coi văn hóa là một nguồn lực của doanh
nghiệp?
Câu 2 (2đ): Có ý kiến sau: Hành vi đạo đức trong kinh doanh của một
doanh nghiệp có liên quan đến công tác quản lý và vai trò của người lãnh
đạo. Điều này đúng hay sai? Tại sao? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
Câu 3 (3đ): Hãy chỉ ra những biểu hiện văn hóa kinh doanh kết hợp ĐôngTây tại một doanh nghiệp cụ thể.


ĐỀ SỐ 2
Phần trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng (0,3đ/câu)
1. Biển hiện nào sau đây thuộc giá trị văn hóa ngầm định của doanh
nghiệp:
a. Lãnh đạo luôn ăn trưa cùng nhân viên
b. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
c. Sử ký của doanh nghiệp
d. Cả 3 ý trên
2. Để tạo sự cam kết và sự tận tâm của nhân viên, lãnh đạo doanh
nghiệp cần có hành vi đạo đức nào sau đây:
a. Tạo môi trường làm việc thoải mái
b. Đảm bảo chất lượng sản phẩm
c. Hướng tới cộng đồng và phúc lợi xã hội

d. Chỉ a và b
e. Chỉ a
3. Giá trị văn hóa nào sau đây dễ thay đổi?
a. Các quy định về nhân sự
b. Các quyết định về chiến lược
c. Lợi thế cạnh tranh
d. Bí quyết công nghệ
4. Tại một doanh nghiệp mà mọi ý kiến đóng góp không được đề cao,
ban lãnh đạo thường mất thời gian họp hành đưa ra quy định, thuộc
loại hình:
a. Văn hóa đồng đội
b. Văn hóa nguyên tắc
c. Văn hóa quyền hạn
d. Văn hóa sáng tạo
5. Biểu hiện đạo đức nào sau đây cần có trong hoạt động tài chính kế
toán của doanh nghiệp?
a. Cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề
b. Liêm chính, khách quan, độc lập và cẩn thận
c. Giảm giá dịch vụ kiểm toán để cạnh tranh
d. Điều chỉnh số liệu trong bảng câu đối kế toán
6. Doanh nghiệp có khả năng thích ứng với sự biến động của môi
trường bên trong và bên ngoài sẽ thuộc loại hình:
a. Văn hóa nghề nghiệp
b. Văn hóa dân tộc
c. Văn hóa quyền hạn
d. Văn hóa sáng tạo


7. Đâu không phải là bản sắc văn hóa kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp tại TP.HCM:

a. Luôn nói thách
b. Năng động
c. Hiếu khách
d. Đúng giờ
8. Các giá trị văn hóa hữu hình là:
a. Kiến trúc công sở, trang phục nhân viên
b. Các thói quen, hành vi mặc định của công ty
c. Các giá trị cốt lõi của công ty
d. Tất cả các yếu tố trên
9. Theo quan điểm của Hofstede, văn hóa nữ tính thể hiện trong văn
hóa của một quốc gia là:
a. Thể hiện việc tự chỉ trong công việc
b. Thể hiện sức mạnh của tập thể
c. Sự thiếu quyết đoán trong công việc
d. Quan điểm của mỗi người
10.
Biểu hiện nào sau đây thuộc loại hình văn hóa sáng tạo theo mô
hình OCAI:
a. Doanh nghiệp luôn yêu cầu tuân thủ các quy trình trong công việc
b. Có khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới
c. Các nhân viên luôn được khuyến khích đổi mới
d. Tất cả các ý trên đều đúng
Phần tự luận
Câu 1 (2đ): Theo anh/chị công việc nào trong quá trình xây dựng văn hóa
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất, tại sao? Lấy ví dụ để chứng minh?
Câu 2 (2đ): Hãy phân tích một biểu hiện văn hóa của một doanh nghiệp theo mô
hình OCAI.
Câu 3 (3đ): Hãy chỉ ra ít nhất 3 sự khác biệt trong văn hóa của phương Đông và
phương Tây. Lấy ví dụ về sự kết hợp văn hóa Đông-Tây trong một doanh nghiệp
cụ thể.



ĐỀ SỐ 3
Phần trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng (1đ/câu)
1. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của VHDN?
a. Động phục nhân viên
b. Kỹ thuật sản xuất kinh doanh
c. Văn hóa ứng xử
d. Niềm tự hào về doanh nghiệp
2. Theo quan điểm của Hofstede “khoảng cách quyền lực” thể hiện
trong văn hóa của một quốc gia là:
a. Khoảng cách giữa những người có quyền lực trong xã hội/tổ chức và
những người còn lại
b. Muốn nói đến những người có quyền lực trong xã hội
c. Muốn nói đến những người có quyền lực trong doanh nghiệp
d. Chỉ mối quan hệ của những người có quyền trong xã hội/ tổ chức và
những người còn lại
3. Các biểu hiện nào sau đây không thể hiện một nền văn hóa mạnh:
a. Nhân viên luôn đồng lòng và chia sẻ trong công việc
b. Các quy định bị phá vỡ sau một thời gian hoạt động
c. Các chính sách được quy định rõ rang
d. Mọi người trong doanh nghiệp đều hiểu về những điều ngầm định
4. Văn hóa doanh nghiệp sau một quá trình hoạt động lâu dài bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi:
a. Một nhóm nhân viên có ảnh hưởng
b. Người tổ đầu tổ chức
c. Ban giám đốc điều hành
d. Tập thể nhân viên
5. Biểu hiện chủ yếu trong văn hóa của các doanh nghiệp phương Đông

là:
a. Hướng tới sự dung hòa các mối quan hệ cá nhân
b. Coi trọng cá nhân
c. Hướng tới sự hoàn mỹ
d. Cú trọng giờ giấc
Phần tự luận
Câu 1 (2đ): Tại sao nói văn hóa của một doanh nghiệp là nguồn lực của doanh
nghiệp đó? Lấy ví dụ để chứng minh.
Câu 2 (3đ): Nhiều người cho rằng người Việt Nam: “Thích tụ tập, nhưng lại thiếu
tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người


làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)”. Nhà quản trị cần xây dựng văn hóa doanh
nghiệp theo dạng nào nhằm hạn chế thói quen này?

ĐỀ SỐ 4
Phần trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng (0,3đ/câu)
1.Văn hóa kinh doanh của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi :
a. Văn hóa dân tộc
c. Lịch sử truyền thống
b. Văn hóa vùng miền
d. Cả a,b,c
2.Đâu không phải là đặc điểm chung của VHKD ở Việt Nam hiện nay :
a. Luôn “nói thách”
b. Buôn bán vỉa hè
3.Các giá trị văn hóa hữu hình là :

c. Làm hàng nhái
d. Đúng giờ


a. Kiến trúc công sở, trang phục nhân c.T quen, hành vi mặc định của công
viên
ty
b. Các giá trị cốt lõi của công ty
d. Cả a,b,c
4.Theo quan điểm của Hofstede, tính tập thể thể hiện trong VH của 1 quốc
gia là :
a. Tự chủ trong công việc
c. Thể hiện sức mạnh tập thể
b. Thái độ trong công việc
d. Quan điểm của mỗi người
5.Kinh doanh có đạo đức khiến cho :
a. DN thu được nhiều lợi ích hơn

c. Lợi ích cộng đồng, xã hội được
đảm bảo

b. DN tồn tại, phát triển bền vững hơn

d. Cả a,b,c

6.Đạo đức kinh doanh là :
a. Nguyên tắc, chuẩn mực định hướng snghĩ và hành vi của các chủ thể trong
kinh doanh
b. Nguyên tắc, chuẩn mực định hướng hành vi trong hoạt động kinh doanh của
các nhà quản trị
c. Những hành động trong kinh doanh của nhà quản trị
d. Suy nghĩ, hành động của nhà quản trị trong hoạt động kinh doanh
7.Tính chính trực trong kinh doanh thể hiện :

a. Sự trung thực, hành vi liêm chính trong kinh doanh
b. Sự khách quan trong việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng


c. Sự bảo hộ quyền lợi cho người tiêu dùng
d. Sự trung thực trong kinh doanh
8.Ai là người có vai trò quyết định đến việc xây dựng và quản trị văn hóa
doanh nghiệp?
a. Cơ quan quản lý nhà nước đối với c. Các cán nhân trong doanh nghiệp
doanh nghiệp
b. Người sáng lập, lãnh đạo doanh
d. Tổng giám đốc điều hành
nghiệp
9.Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của VHDN?
a. Đồng phục nhân viên
c. Văn hóa ứng xử
b. Máy móc ,thiết bị sản xuất
d. Niềm tự hào về doanh nghiệp
10.Mức độ chấp nhận rủi ro thấp trong văn hóa DN của VN thể hiện ở :
a. Cơ cấu tổ chức gọn lẹ
b. Không có chiến lược kinh doanh rõ
ràng

c.Ngại thay đổi
d.Hành vi được thống nhất

Phần tự luận
Câu 1 : Phân tích,đánh giá nhận định : Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội,vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển KT-XH?
Câu 2 : Phân tích khía cạnh đạo đức trong VHKD “làm giả, làm nhái” hàng hóa

tại VN hiện nay.Lấy ví dụ minh họa?
Câu 3 : Phân tích, lấy ví dụ cụ thể về VHKD của một vùng miền mà em biết?


ĐỀ SỐ 5
Phần trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng (0,3đ/câu)
1. Những phẩm chất nào dưới đây của người Việt Nam cần được phát
huy trong văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp:
a. Nhân ái, khoan dung
b. Hiếu học, trọng học vấn
c. Giản dị, vị tha
d. Giỏi cải tiến, sáng tạo
2. Những tư tưởng và thói quen nào của người Việt đướ đây cần được
xóa bỏ đầu tiên trong thực hiện văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh
nghiệp hiện nay:
a. Không đổi mới tư duy
b. Coi nhẹ kỷ luật lao động và hạn định
c. Không chú ý việc nghỉ ngơi trong lao động
d. Đua đòi, sỹ diện
3. Ý kiến nào dưới đây là chính xác nhất khi đánh giá về thực trạng của
văn hóa kinh doanh Việt Nam hiện nay:
a. Yếu tố tích cực nhiều hơn yếu tố tiêu cực
b. Yếu tố lạc hậu còn nhiều hơn yếu tố tiên tiến/tích cực
c. Cân bằng giữa hai yếu tố tiêu cực và tích cực
d. Không thể đánh giá được
4. Những nguyên nhân nào dưới đây đang cản trở việc xây dựng văn
hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp của nước ta hiện nay:
a. Môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện
b. Nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo còn hạn chế

c. Bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước theo nhiệm kỳ
d. Cả 4 nguyên nhân trên
5. Quan điểm của Đảng ta về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối
với sự phát triển của Việt nam là:
a. Phát triển văn hóa cần ưu tiên trước phát triển kinh tế
b. Chính trị trước, văn hóa sau
c. Theo thứ tự ưu tiên: kinh tế, chính trị, văn hóa
d. Văn hóa là một trong ba chân kiềng để phát triển, cùng với kinh tế và
chính trị
6. Đặc điểm của một nền văn hóa doanh nghiệp nhấn mạnh khả năng
cải tiến, sáng tạo của cá nhân và năng lực thay đổi, đổi mới của tổ
chức thuộc về mô hình văn hóa doanh nghiệp nào dưới đây:


a. Văn hóa doanh nghiệp (theo kiểu) thứ bậc
b. Văn hóa doanh nghiệp gia đình
c. Văn hóa doanh nghiệp thị trường
d. Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo
7. Phong cách của người sáng lập, lãnh đạo doanh nghiệp theo kiểu
người giám sát, quản đốc, cầm tay chỉ việc là đặc điểm của mô hình
văn hóa doanh nghiệp nào dưới đây:
a. Văn hóa doanh nghiệp (theo kiểu) thứ bậc
b. Văn hóa doanh nghiệp gia đình
c. Văn hóa doanh nghiệp thị trường
d. Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo
8. Phong cách của người sáng lập, lãnh đạo doanh nghiệp thoe kiểu
người nhạc trưởng, trưởng nhóm thám hiểm, khởi nghiệp là đặc
điểm của mô hình văn hóa doanh nghiệp nào dưới đây:
a. Văn hóa doanh nghiệp (theo kiểu) thứ bậc
b. Văn hóa doanh nghiệp gia đình

c. Văn hóa doanh nghiệp thị trường
d. Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo
9. Mô hình văn hóa gia đình có tiên chuẩn đánh giá thành công theo tiêu chí
cơ bản nào dưới đây:
a. Nhân viên trung thành, ủng hộ
c. Chi phí thấp nhất
b. Thị phần là số 1
d.Sản phẩm tiên phong
10.
Mô hình văn hóa sáng tạo có tiêu chuẩn đánh giá thành công
theo tiêu chí cơ bản nào dưới đây:
a. Nhân viên trung thành ủng hộ
b. Chi phí thấp nhất
c. Thị phần là số 1
d. Sản phẩm tiên phong
Phần tự luận
Câu 1: Phân tích và lý giải một hành vi hợp đạo lý nhưng phi pháp?
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng chi phối đến văn hóa kinh doanh Việt Nam hiện
nay?
Câu 3: Vì sao Viettel khẳng định “Kết hợp Đông-Tây” là một trong 8 giá trị cốt lõi
của Tập đoàn?
Câu 4: Vì sao còn nhiều cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nói không đi
đôi với làm?

ĐỀ SỐ 6


Phần trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng nhất (0,3đ/câu)
1. Khái niệm nào dưới đây mới được cho vào Nghị quyết Khóa XI của

Đảng liên quan đến văn hóa kinh doanh Việt Nam:
a. Nền tảng tinh thần xã hội
b. Công nghiệp văn hóa
c. Văn hóa vật thể
d. Văn hóa phi vật thể
2. Một doanh nghiệp đã nhận định: “điều sai lầm nhất của chúng ta là
coi sản phẩm văn hóa, sản phẩm tư tưởng không phải là sản phẩm
kinh tế”. Bạn đánh giá thế nào về ý kiến trên:
a. Rất đúng
b. Đúng nhưng khó thực hiện ở nước ta
c. Sai
d. Không thể đánh giá
3. Điền vào chỗ trống câu: “Xậy dựng văn hóa và đạo đức kinh doanh
cũng cần dựa vào ……. Để phát triển trong phạm vi cả nước”:
a. Chính quyền địa phương
b. Doanh nhân
c. Pháp luật
d. Ngành Văn hóa
4. Nước nào sau đây đã thực hiện thành công nhất triết lý phát triển
quốc gia: Công nghệ phương Tây và tinh thần dân tộc:
a. Trung Quốc
b. Ấn Độ
c. Nhật Bản
d. Singapore
5. Nước nào trong các nước dưới đây có ngành công nghiệp văn hóa,
công nghiệp sáng tạo phát triển và thành công nhất:
a. Anh
b. Mỹ
c. Nhật bản
d. Đức

6. So với phương pháp quản trị mục tiêu, quản trị theo quy trình,
phương pháp quản trị doanh nghiệp dựa trên văn hóa và hệ giá trị
của nó có những hạn chế nào dưới đây:
a. Thiếu chế tài xử phạt, nhất là đối với cấp lãnh đạo
b. Thiếu hệ thống văn bản quy định
c. Thiếu chặt chẽ trong hệ thống quy phạm
d. Thiếu sự kiểm tra đánh giá


7. So với phương pháp quản trị theo mục tiêu, quản trị theo quy trình,
phương pháp quản trị doanh nghiệp dựa trên văn hóa và hệ giá trị
của nó có những hạn chế nào dưới đây:
a. Thiếu hệ thống văn bản quy định
b. Lãnh đạo theo nhiệm kỳ khó duy trì các giá trị và truyền thống tốt đẹp
c. Thiếu bộ máy tổ chức chặt chẽ
d. Yếu về công nghệ quản trị
8. So với phương pháp quản trị theo mục tiêu, quản trị theo quy trình,
phương pháp quản trị doanh nghiệp dựa trên văn hóa và hệ giá trị
của nó có những hạn chế nào dưới đây:
a. Nhận thức của xã hội về văn hóa và đạo đức kinh doanh còn hạn chế
b. Người sáng lập, lãnh đạo thiếu nhất quán giữa nói và làm
c. Quản trị văn hóa doanh nghiệp không khoa học
d. Cả 3 điểm yếu và hạn chế trên
9. Lợi ích cơ bản của nhân viên được làm việc trong một nền văn hóa
doanh nghiệp đẹp và mạnh:
a. Được chào đón trọng thị khi vào doanh nghiệp
b. Được hưởng các tiện nghi cao cấp của công ty
c. Được lãnh đạo, đồng nghiệp đánh giá và đối xử công bằng, tử tế
d. Hay được khen thưởng, ưu tiên
10.

Lợi ích cơ bản của nhân viên được làm việc trong một nền văn
hóa doanh nghiệp đẹp và mạnh:
a. Có cơ hội, điều kiện phát triển các cấp độ nhu cầu của nhân viên
b. Được gia đình tôn trọng, tin tưởng
c. Có cơ hội thành cán bộ quản lý
d. Được tự do theo đuổi công việc

Phần tự luận
Câu 1: Phân tích và lý giải một hành vi hợp pháp nhưng phản đạo lý-đạo đức?
Câu 2: Bình luận, phê phán tật xấu của người Việt Nam hiện nay: chạy theo hình
thức, đua đòi, sỹ diện?
Câu 3: Vì sao văn hóa doanh nghiệp cũng cần quản trị sự thay đổi?
Câu 4: Nhận xét của bạn về một giá trị cốt lõi của tập đoàn FPT: cán bộ lãnh đạo
cần thực hiện “chí công vô tư” và trở thành tấm gương sáng cho cấp dưới?
ĐỀ SỐ 7
Phần trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng (0,3đ/câu)


1.Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống văn hóa của :
a. Doanh nhân
c. Doanh nghiệp
b. Công ty
d. Ngân hàng
2.Văn hóa kinh doanh gồm các bộ phận cấu thành chính :
a. Xây dựng thương hiệu

c. Triết lý và chiến lược phát triển
doanh nghiệp
b. Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa

d. Trách nhiệm xã hội của doanh
doanh nhân
nghiệp, doanh nhân
3. “Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển_____”:
a. Doanh nghiệp
c. Xã hội
b. Nước ta
d. Kinh tế-xã hội
4.Nếu không giữ gìn phát huy bản sắc dân tộ thì :
a. Mất nguồn lực cạnh tranh của
c.Bị hòa tan với các dân tộc khác
doanh nghiệp
b. Có nguy cơ mất gốc
d. Cả a,b,c
5. “Văn hóa là bó đuốc soi đường cho quốc dân đi” là của :
a. Tôn Trung Sơn
c. Hồ Chí Minh
b. Phan Bội Châu
d. Phạm Văn Đồng
6.Hệ thống văn hóa doanh nghiệp gồm :
a. sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh
doanh
b.văn hóa ứng xử, văn hóa sản xuất,
đời sống văn nghệ

c. Cấu trúc hữu hình, gía trị được chia
sẻ, các ngầm định nền tảng
d. triết lý kinh doanh, đạo đức kinh
doanh, chiến lược phát triển


7. Trong việc triển khai, hiện thực hóa Văn hóa doanh nghiệp thì cấp độcấu phần nào dưới đây có lẽ thành công nhất :
a.các kết cấu và quá trình hữu hình
c.ngầm định nền tảng,niềm tin chung
b.tư tưởng, gtri dc thống nhất,chia sẻ d.cả a,b,c
8. Quản trị VHDN bao gồm các công việc-nhiệm vụ chính :
a.Lập kế hoạch,tổ chức thực hiện
c.Kiểm tra,đánh giá kết quả
bLãnh đạo,điều hành thực thi kế
d.Cả a,b,c
hoạch
9. Yếu tố nào thuộc cấp độ thứ 2 của VHDN theo mô hình của Edgar Shein:
a.Logo, slogan của công ty
c.Văn hóa ứng xử
b. Triết lý kinh doanh và các giá trị cốt d.Cả a,b,c
lõi


10. Triết lý kinh doanh và các giá trị cốt lõi của công ty có ảnh hưởng,chi
phối tới trang phục và văn hóa giao tiếp của công ty hay không?
a.Ảnh hưởng không đáng kể
b.Ảnh hưởng và chi phối cách thức
thực hiện

c.Khó đánh giá
d.Hoàn toàn không ảnh hưởng

Phần tự luận
Câu 1 : Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện đạo đức kinh doanh?
Câu 2 : Vì sao có văn nghiệp có văn hóa nhưng lại yếu kém về văn minh ?
Câu 3 : Vì sao nói văn hóa tạo ra bản sắc và sự phát triển bền vững của doanh

nghiệp ?
Câu 4 : Vì sao nhiều cán bộ ngân hàng thương mại nước ta gần đây hưởng
lương cao nhưng vẫn phạm tội kinh tế nhiều ?



×