Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học huyện võ nhai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU TIẾN VĂN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LI
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN VÕ NHAI
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU TIẾN VĂN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LI
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN VÕ NHAI
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thành Kỉnh

THÁI NGUYÊN - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Triệu Tiến Văn


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới
Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo
đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện
giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
TS.Nguyễn Thành Kỉnh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã tạo điều
kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản
thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Triệu Tiến Văn



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
BẢNG KI HIỆU VIẾT TẮT .................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ................................................................... v
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LI LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC................................................................................................... 5
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 5

1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 5
1.1.2. Trong nước .................................................................................................... 6
1.2.

Một số khái niệm công cụ của đề tài............................................................. 8

1.2.1. Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực giáo dục ................................................... 8

1.2.2. Cán bộ quản lý giáo dục................................................................................ 9
1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học...................................................... 10
1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ...................................... 10
1.3.

Một số vấn đề cơ bản về năng lực đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu
học trong bối cảnh đổi mới giáo dục........................................................... 11

1.3.1. Giáo dục tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục .................................... 11


1.3.2. Vai trò và ý nghĩa của phát triển đội ngũ của cán bộ quản lý trường tiểu
học ............................................................................................................... 15
1.3.3. Sự thay đổi về vai trò và những năng lực mới đòi hỏi ởcán bộ quản lý
trường tiểu họctrong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học ........................... 16
1.4.

Phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục ............................................................................................................... 17

1.4.1. Quy hoạch đội ngũCBQL trường tiểu học .................................................. 17
1.4.2. Bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL trường tiểu học............................... 19
1.4.3. Kiểm tra, đánh giá công tác phát triển cán bộ quản lý trường tiểu học ...... 21
1.4.4. Xây dựng môi trường làm việc và chính sách ưu đãi tạo động lực phát
triển cho đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ....................................... 22
1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ........ 23

1.5.1. Cơ chế, chính sách đối với giáo viên, CBQL trong trường học ................. 23

1.5.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ................................ 23
1.5.3. Sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên và địa phương đối với công tác phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học .............................................. 24
1.5.4. Điều kiện kinh tế xã hội địa phương nơi trường đóng trụ sở...................... 25
Kết luận chương 1.................................................................................................. 26
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LI TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI
NGUYÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC........................................... 27
2.1.

Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục huyện Võ Nhai .................... 27

2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................................. 27
2.1.2. Khái quát về giáo dục tiểu học Võ Nhai ..................................................... 28
2.2.

Khái quát về khảo sát thực trạng................................................................. 28

2.2.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 28
2.2.2. Nội dung khảo sát........................................................................................ 28
2.2.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 29
2.2.4. Tiêu chí và thang đánh giá .......................................................................... 30
2.3.

Kết quả khảo sát thực trạng......................................................................... 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên





2.3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lýtrường tiểu học huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên................................................................................................ 30
2.4.

Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ................................. 40

2.4.1. Thực trạng quy hoạch đội ngũ CBQL......................................................... 40
2.4.2. Thực trạng bồi dưỡng và sử dụng CBQL trường TH huyện Võ Nhai........ 42
2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá CBQL trường tiểu học trên địa bàn huyện
Võ Nhai ....................................................................................................... 48
2.5.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường
tiểu học huyện Võ Nhai............................................................................... 49

2.6.

Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ CBQL
trường tiểu học huyện Võ Nhai................................................................... 51

Kết luận chương 2.................................................................................................. 56
Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP
ỨNG YÊU
CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC....................................................................... 58
3.1.


Các nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................... 58

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................. 58
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.............................................................. 58
3.1.3. Nguyên tắcđảm bảo tính hệ thống............................................................... 59
3.2.

Biện pháp triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Võ Nhai ................ 59

3.2.1. Uỷ ban nhân dân huyện Võ Nhai cần tiến hành thực hiện phân cấp triệt để
quản lý nhà nước về giáo dục đối với cấp tiểu học theo hướng giao quyền
chủ động cho Phòng GD&ĐThuyện Võ Nhai ................................. 59
3.2.2. Đánh giá đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Võ Nhai theo chuẩn chức
danh và năng lực quản lý phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp
giáo dục huyện Võ Nhai.................................................................. 61
3.2.3. Kế hoạch hóa phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ............................ 63
3.2.4. Tô chức đánh giá CBQL trường Tiểu học theo Chuẩn chức danh và năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




lực quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục..................................... 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




3.2.5. Bồi dưỡng năng lực cho CBQL trường tiểu học huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên theo Chuẩn CBQL trường phô thông.................................... 67
3.2.6. Xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi nhằm tạo động lực cho sự phát
triển của đội ngũ CBQL trường tiểu học..................................................... 69
3.3.

Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 71

3.4.

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 71

Kết luận chương 3.................................................................................................. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 79
1. Kết luận.............................................................................................................. 79
2. Kiến nghị............................................................................................................ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 83
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




BẢNG KI HIỆU VIẾT TẮT
CBQL

:

Cán bộ quản lí


ĐT, BD

:

Đào tạo, bồi dưỡng

GD & ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GV

:

Giáo viên

KTXH

:

Kinh tế xã hội

PPDH

:

Phương pháp dạy học


QLNN

:

Quản lí Nhà nước

TH

:

Tiểu học

THCS

:

Trung học cơ sở

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng biểu:


Bảng 2.1.

Đội ngũ CB, GV các trường TH huyện Võ Nhai ............................. 28

Bảng 2.2.


Mẫu đối tượng khảo sát .................................................................... 29

Bảng 2.3.

Số lượng đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học huyện Võ Nhai.... 30

Bảng 2.4.

Thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Võ Nhai theo cơ
cấu giới về giới tính, về dân tộc........................................................ 31

Bảng 2.5.

Trình độ của đội ngũ quản lí tại các trường TH huyện Võ Nhai...... 33

Bảng 2.6.

Trình độ ngoại ngữ và tin học của CBQL ........................................ 34

Bảng 2.7.

Thực trạng kiến thức và nghiệp vụ quản lí của CBQL trường TH .. 35

Bảng 2.8.
37

Đánh giá về năng lực thực hiện các nhiệm vụ của CQBL trường TH ..

Bảng 2.9.


Đánh giá về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường
tiểu học.............................................................................................. 40

Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng CBQL trường tiểu học
huyện Võ Nhai.................................................................................. 42
Bảng 2.11. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng nâng cao cho lớp CBQL, GV .......... 45
Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng CBQL trường tiểu học huyện Võ Nhai ............ 46
Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá CBQL trường tiểu học trên địa bàn
huyện Võ Nhai.................................................................................. 48
Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL
trường tiểu học huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.......................... 50
Bảng 3.1.

Mức độ cần thiết của các biện pháp ................................................. 73

Bảng 3.2.

Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ....................................... 75

Hình vẽ:
Hình 2.1.

Độ tuổi của CBQL các trường tiểu học Võ Nhai ..............................32

Hình 2.2.

Thâm niên làm công tác quản lí của CBQL ......................................32

v



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
hiện nay. Vì vậy, quán triệt định hướng của Đại hội XII của Đảng, trong giáo dục
hiện nay khăng định sự đổi mới các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo, trong
đó chú trọng đến phát triển con người, phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, tạo nền
tảng đến năm 2030, giáo dục Việt Nam là một trong những nền giáo dục tiên tiến ở
khu vực Đông Nam Á và châu Á.Cán bộ quản lí giáo dục, nhất là đội ngũ cán bộ
quản lí và giáo viên hiện nay luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
trong đó đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đòi hỏi phải đạt chuẩn và tiêu chuẩn
nhất định. Qua công tác đánh giá thực trạng về chất lượng của CBQL giáo dục các
cấp dựa trên chuẩn/tiêu chuẩn đã ban hành, hiện nay còn tồn tại CBQL chưa đạt
chuẩn theo quy định. Do đó, từ cấp trung ương đến các tỉnh hiện nay đã xây dựng
chương trình, có kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho CBQL và GV nhằm đạt
chuẩn/tiêu chuẩn đã ban hành. Trong ngành giáo dục, đối với CBQL, GV chưa đạt
chuẩn/tiêu chuẩn quy định, theo sự chỉ đạo từ Chính phủ ngành giáo dục đã và
đang xây dựng lộ trình để thực hiện tinh giản biên chế. Trước những thách thức
trên, để đổi mới và đẩy mạnh giáo dục phát triển, việc đặt ra những yêu cầu về
phát triển đội ngũ CBQL ngày càng trở nên cấp thiết.
Hiện nay, theo đánh giá của Sở GD &ĐT tỉnh Thái Nguyên thì CBQL của
tỉnh Thái Nguyênnói chung và huyện Võ Nhai nói riêng về cơ bản đủ về số lượng,
có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, tương đối hợp lí về cơ cấu,đạt chuẩn
và trên chuẩn trình độ đào tạo, có lòng yêu nghề, có năng lực tự bồi dưỡng để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đáp
ứng
được nhiệm vụ được giao của các nhà trường. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bô
nhiệm, miễn nhiệm và sử dụng, bố tríđội ngũ được tăng cường và thực hiện khá

tốt; Sở GD &ĐT tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng bồi dưỡng thường xuyên cho đội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




ngũ CBQL các trường phô thông trên địa bàn toàn tỉnh, tô chức thực hiện theo các
văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




bản chỉ đạo của Bộ và từng bước đạt hiệu quả; trong công tác xây dựng kế hoạch
và bồi dưỡng đội ngũ, Sở GD &ĐT tỉnh Thái Nguyên đã triển khai “Đê án đào
tạo, bồi dưỡng nha giáo va cán bô quản lý cơ sơ giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục phô thông giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm
2025”. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của cán bộ quản lí và công tác cán bộ, trong
những năm qua huyện Võ Nhai đã thực hiện tốt chủ trương công tác cán bộ của
Đảng, công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục đã có sự chuyển biến mạnh mẽ
nhằm nâng cao chất lượng quản lí giáo dục.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục,
đội ngũ CBQL giáo dục các trường tiểu học còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Đội ngũ CBQL có trình độ chuyên môn cao còn ít, còn thiếu so với nhu cầu, năng
lực quản lí còn một số yếu kém. Trong tham mưu để xây dựng kế hoạch, tô chức
thực hiện kế hoạch, chỉ đạo kế hoạch còn chưa thể hiện tính chuyên nghiệp...;
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt về giáo dục 4.0 thì đội ngũ
CBQL thể hiện năng lực yếu, chưa nhạy bén, chưa đáp ứng được yêu cầu về quản

lí giáo dục. Việc đánh giá CBQL ở các trường phô thông theo các chuẩn hiệu
trưởng chưa thật sự hiệu quả, nặng về định tính, thiếu định lượng, quá trình đánh
giá còn nể nang, hình thức.Vì vậy, vấn đề phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu
học huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh đổi mới hiện nay là rất quan
trọng đối với ngành Giáo dục & Đào tạo của huyện.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí
trường tiểu họchuyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục” làm luận văn thạc si ngành Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triểnđội ngũ CBQL trường
tiểu học huyện Võ Nhai,luận văn đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL
trường tiểu học Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu của đổi mới công tác
quản lí giáo dục trường tiểu học hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường Tiểu học huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Khảo sátthực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu họchuyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học trên địa bàn

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
5. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, công tác phát triển đội ngũ nói chung, phát triển đội
ngũ cán bộ quản lí nói riêng ở huyện Võ Nhai đã được quan tâm và đẩy mạnh; đặc
biệt làđối với đội ngũ cán bộ quản lí trường học, được quan tâm cả về số lượng và
chất lượng; tuy nhiên trên thực tế việc triển khai còn nhiều bất cập. Đội ngũ CBQL
tại các trường tiểu học Võ Nhai còn thiếu về số lượng và có những bất cập về chất
lượng, cơ cấu. Nếu áp dụng các giải pháp để phát triển đội ngũ theo hướng thực
hiện đồng bộ chu trình quản lí nguồn nhân lực thì có thể xây dựng được một đội
ngũ CBQL đáp ứng được các yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian khảo sát: từ năm 2018 đến năm 2019.
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường tiểu học trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên.
- Khách thể khảo sát: CBQL phòng GD&ĐT,phòng Nội vụ, CBQL (là hiệu
trưởng và phó hiệu trưởng trường tiểu học)và giáo viên các trường tiểu học huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này được sử dụng nhằm tổng hợp, hệ thống hóa, phân tíchvà
khái quát hóa các vấn đề về lí luận quản lí giáo dục từ các văn bản, tài liệu khoa
học về quản lí hoạt động dạy học.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp đội ngũ CBQL trường tiểu họcđể
thu thập các thông tin cần thiết về các vấn đề cần nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra: xây dựng 02mẫu phiếu điều tra để thu thập các ý kiến
từ CBQL phòng GD&ĐT, CBQL và giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn
huyện Võ Nhai phục vụ quá trình nghiên cứu luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn CBQL phòng GD&ĐT, CBQL phòng
Nội vụ huyện Võ Nhai, CBQL trường tiểu học và giáo viên để thu thập thông tin
liên quan đến việc nghiên cứu luận văn.
- Phương pháp khảo nghiệm ý kiến chuyên gia: tiến hành khảonghiệm ý kiến
chuyên gia về tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp quản lí do đề tài đề
xuất.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triểnđội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lítrường tiểu học huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




Chương 1
CƠ SỞ LI LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LI
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Trên thế giới

Có nhiều công trình khoa học của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về
quản lý, quản lý nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực.
Leonard Nadler cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực (Developing Human
Resource) gồm có 3 nhiệm vụ chính là: giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, sử
dụng nguồn nhân lực và tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển
[47]. Lý thuyết này của Nadler đã chỉ ra các khái niệm và các lập luận khoa học
về các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực.
Christian Batal đã vận dụng lý thuyết của Leonard Nadler. Trong nghiên
cứu về “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước” của C. Batal đã dựa
trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực này để đi đến các hoạt động cụ thể của
các cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển nguồn nhân lực trong các cơ
quan và tô chức đáp ứng các yêu cầu công vụ [8].
Tác giả Savin N.V, trong tập 2 cuốn “Giáo dục học” của mình đã tập trung
làm rõ Những vấn đề cơ bản của quản lý nhà trường [40]. Trong đó ông nhấn
mạnh tới phương thức phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Ông đã phân tích rõ
mối quan hệ giữa phát triển xã hội và phát triển giáo dục; giữa phát triển giáo
dục và phát triển nhân lực giáo dục, trong đó đặc biệt quan trọng là quan điểm
phát triển đội ngũ nhân lực CBQL giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đối với mục
tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Tác giả Jean Valérien [30], đã phân tích về vai trò, chức năng và nhiệm vụ
của người Hiệu trưởng trường Tiểu học; qua đó tác giả đã có những gợi ý các yêu
cầu về phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng trường tiểu học và phương
thức phát triển đội ngũ đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên





Mô hình quản lí trường học ưu việt SEM, đề cập đến lãnh đạo nhà trường,
lãnh đạo tài năng: “Người lãnh đạo phải nêu gương sáng, có kha năng lãnh đạo,
hiểu rõ mục đích, tôn trọng, khuyến khích nhân viên. Một người lãnh đạo lĩnh hội
được sứ mệnh của trường học với các mục tiêu cu thể, năng lực lãnh đạo tốt, va
sự thông cảm cũng như tôn trọng đồng nghiệp sẽ la động lực cho những người
khác noi theo. Với vai trò của minh, hiệu trưởng phải vạch ra một tầm nhìn đối
với những thanh tích, kết qua dự định đạt được va tạo ra một môi trường học tập
lí tưởng cho học sinh va ca giáo viên. Hiệu trưởng cần duy trì liên tục mục đích
tăng cường năng lực cho giáo viên để đối mặt với thử thách hiện tại va tương lai
va luôn phấn đấu vì sự phát triển để hướng tới nên giáo dục toan diện cho học
sinh va giáo viên” (dẫn theo [10]).
Tác giả Henry Mintzbeg coi quản lí là một nghề và chỉ ra vai trò của nhà quản
lí. Họ vừa là người đại diện của tô chức; người lãnh đạo; người liên lạc; người tiếp
nhận thông tin; người phô biến thông tin; người phát ngôn; nhà doanh nghiệp;
người khắc phục khó khăn; người phân phối nguồn lực; người đàm phán [28].
Tác giả Jena Valérien xuất bản cuốn “Quản lí hành chính va sư phạm” giới
thiệu các modul về vai trò, chức năng, trách nhiệm, yêu cầu chất lượng và nhiệm
vụ của người hiệu trưởng trường phô thông [30].
1.1.2. Trong nước

Trong thời gian qua, tại Việt Nam các công trình khoa học đã quan tâm
nghiên cứu vấn đề quản lí, phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường học. Tác giả
Trần Minh Hằng trong bài viết “Phẩm chất nhân cách cán bô quản lí giáo dục
trước yêu cầu đổi mới giáo dục” nêu ra bốn nhóm phẩm chất, năng lực cần thiết
của đội ngũ CBQL giáo dục (về trình độ đào tạo; phẩm chất chính trị, đạo đức;
năng lực công tác; hiệu quả lao động). Qua các nhóm phẩm chất, năng lực này
định hướng công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất nhân cách CBQL giáo dục
[27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên





Theo tác giả Đặng Quốc Bảo cần "tiến tới giải pháp đồng bô trong đào tạo
CBQL giáo dục nhằm nâng cao chất lượng va thực hiện mục tiêu phát triển
giáo dục" [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




Theo Phạm Minh Hạc trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, việc phát triển
đội ngũ CBQL giáo dục là một yêu cầu cấp bách hàng đầu của việc tiếp tục
triển khai, điều chỉnh, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục [26].
Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo cho rằng xây
dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục cần phải quy tụ vào ba vấn đề chính: số
lượng, chất lượng, cơ cấu. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ
CBQL, tác giả đã đề xuất bốn giải pháp phát triển đội ngũ CBQL giáo dục: Mọi
cấp quản lí giáo dục đều xây dựng được quy hoạch CBQL giáo dục cho đơn vị và
gắn liền với quy hoạch này là các công việc cần triển khai để đào tạo, bồi dưỡng
CBQL giáo dục theo quy hoạch; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với CBQL giáo
dục các cấp; có chính sách hỗ trợ tinh thần, vật chất thỏa đáng với CBQL giáo dục;
tô chức lại hệ thống trường khoa đào tạo CBQL giáo dục [29, tr.283].
Nguyễn Văn Đệ đề xuất “Tạo dựng mẫu hình CBQL mới trong không gian
giáo dục hội nhập” [25]. Thứ nhất, người CBQL phải có tố chất nhân cách - trí
tuệ, phải có nhận thức mẫu mực, tác phong mẫu mực, kiến thức mẫu mực và hiệu
quả mẫu mực. Thứ hai, người CBQL phải có tố chất quản lí. Thứ ba, người CBQL
phải có tố chất về năng lực lãnh đạo và tô chức. Người CBQL nhà trường là hình

ảnh người cán bộ quản lí mới Tâm - Tài - Trí - Đức với 10 phẩm chất, năng lực
như sau: Sự nhanh trí, nhạy cảm, ngay thẳng, trung thành; Óc phán đoán, quan sát,
suy xét sâu sắc; Óc sáng kiến, chủ động, quyết đoán; Dám nghĩ, biết làm, dám chịu
trách nhiệm; Năng động, linh hoạt, sự thích ứng; Có đầu óc tô chức, tính kỷ luật;
Tính kiên trì, bền bỉ; Tính mềm mỏng, tự kiềm chế; Tính tự lập, tự quyết; Lòng
nhân từ, nhân ái. Đức và tài của người quản lí nhà trường phải hoà trộn vào nhau;
năng lực quản lí các nguồn lực và nguồn nhân lực là nổi trội ở người quản lí.
Các tác giả cũng đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục tiểu học, trong đó
các tác giả dày công nghiên cứu về đổi mới phương thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ
quản lí trường học, phát triển giáo dục tiểu học...Công trình nghiên cứu "Biện pháp
xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu"
của tác giả Văn Thị Tường Oanh (năm 2000); "Một số giải pháp quản lí phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tại tỉnh Bến Tre" của Nguyễn Tấn Phúc (năm
2000); "Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực quản lícho hiệu trưởng các trường
tiểu học trên địa bàn huyện Đức Hòa - Tỉnh Long An" của Trương Liên Phong
(năm
2006); "Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí ở các trường tiểu học tỉnh Bình Phước
và một số giải pháp" của Nguyễn Thị Nhị (năm 2006); "Thực trạng quản lí việc
thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại Quận Tân
Bình, TP.HCM" của tác giả Nguyễn Nghĩa Dũng (năm 2006); “Thực trạng công
tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học ở Quận 11, Thành phố Hồ Chí
Minh” của Đỗ Minh Tuấn năm 2011… đã phân tích những điểm mạnh, điểm hạn
chế cũng như các giải pháp để khắc phục những hạ chế về công tác xây dựng, phát
triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học ở các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Long
An, Bình Phước và Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Những công trình nói trên được công bố bằng các ấn phẩm hoặc báo cáo
trong các cuộc hội nghị, hội thảo đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau của việc
xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường học. Tuy nhiên, xuất phát từ
thực tiễn công tác quản lí giáo dục nói chung và quản lí trường tiểu học nói riêng ở
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thấy vấn đề cán bộ quản lí trường
tiểu học chưa
được xem xét, nghiên cứu một cách đầy đủ, khách quan. Xuất phát từ yêu cầu đổi
mới quản lí trường học, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên rất cần một đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học có năng lực để thực
hiện tốt việc hoàn thành phô cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực giáo dục
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là tổng hợp những năng lực cả về thể lực
và trí lực của nhóm người, một tô chức, một địa phương hay một quốc gia.
Theo Chương trình KH và CN cấp Nhà nước KX07-14 [21]. Nguồn nhân lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




được hợp thành bởi hai yếu tố số lượng và chất lượng; trong đó yếu tố chất lượng
là sự tích hợp của các yếu tố đảm bảo số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




phẩm chất và năng lực (tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính

năng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và cả nền văn hoá).
Như vậy, nguồn nhân lực (Human Resources) là nguồn lực về con người
trong một tô chức cụ thể, là nhân tố con người trong một tô chức đó. Nguồn lực
con người
được hiểu là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất
đạo đức tốt, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền GD và ĐT tiên tiến
gắn liền với một nền KH và CN hiện đại.
- Nguồn nhân lực giáo dục: Từ khái niệm nguồn nhân lực có thể hiểu nguồn
nhân lực giáo dục là nguồn lực về con người trong các tô chức giáo dục và đào tạo,
bao gồm CBQL, giáo viên, nhân viên và người lao động.
- Nguồn nhân lực giáo dục có đặc điểm: Là một bộ phận nguồn nhân lực có
học vấn; Kết quả hoạt động của nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội;
Chất lượng nguồn nhân lực giáo dục đào tạo quyết định đến chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực nói chung của quốc gia.
- Nguồn nhân lực quản lý giáo dục: Từ khái niệm nguồn nhân lực, nguồn
nhân lực giáo dục, có thể hiểu nguồn nhân lực quản lý trong lĩnh vực giáo dục đào
tạo là nguồn lực về con người làm công tác quản lý trong các tô chức giáo dục và
đào tạo, bao gồm CBQL nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng).
1.2.2. Cán bộ quản ly giáo dục
Cán bô quản lý là khái niệm dùng để chỉ những người mà hoạt động nghê
nghiệp của họ hoan toan hay chủ yếu gắn với việc thực hiện chức năng quản lí
trong một tô chức; nhằm điều hành, hướng dẫn và tô chức thực hiện những quyết
định của cán bô lãnh đạo tô chức đó [6].
Dựa trên khái niệm đã có chúng tôi hiểu: cán bô quản lí giáo dục la cán bô
quản lý lam việc trong một cơ quan quản lí giáo dục hoặc trong một cơ sơ giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên





dục, nhằm điều hành, hướng dẫn va tô chức thực hiện những quyết định của cán
bô lãnh đạo giáo dục của cơ quan hoặc cơ sơ đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên




×