Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG

RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG

RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số:8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Thượng Lang, tỉnh
Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX” được thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng
8/2019. Luận văn sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tôi xin cam đoan
đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS.
Đàm Thị Uyên, các thầy cô giáo trong bộ môn lịch sử Việt Nam và khoa Lịch
sử, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, Thư viện
Quốc gia Việt Nam…đã giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG ...... 8

1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .................................................................. 8
1.2. Lịch sử hành chính...................................................................................... 14
1.3. Các thành phần dân tộc............................................................................... 19
1.4. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ............................................................ 23
Tiếu kết chương 1 .............................................................................................. 26
Chương 2: SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO
BẰNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX ........................................................................ 28

2.1. Tình hình sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang nửa đầu thế kỉ XIX
theo địa bạ Gia Long 4 (1805)................................................................. 28
2.1.2. Sở hữu ruộng đất tư ................................................................................. 35
2.2. Sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) ....... 44
2.2.1. Tình hình ruộng đất ................................................................................. 44
iii



2.2.2. Sở hữu ruộng đất tư ................................................................................. 45
2.3. So sánh ruộng đất ở châu Thượng Lang nửa đầu thế kỉ XIX giữa địa bạ
Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840).......................................... 50
2.4. Chế độ tô thuế ............................................................................................. 56
Chương 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP .............................................................. 62

3.1. Trồng trọt .................................................................................................... 62
3.2. Chăn nuôi .................................................................................................... 70
3.3. Kinh tế tự nhiên .......................................................................................... 72
3.4. Thủ công nghiệp, thương nghiệp ................................................................ 75
3.5. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt .......................................... 78
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 94
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 100

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cb

: Chủ biên

ĐHSPHN

: Đại học sư phạm Hà Nội

GS


: Giáo sư

HN

: Hà Nội

KH

: Kí hiệu

KHXH

: Khoa học xã hội

M.s.th.t.p

: Mẫu, sào, thước, tấc, phân

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

TCN

: Trước công nguyên


TS

: Tiến sĩ

TTLTQGI

: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I

UBND

: Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1:

Tình hình ruộng đất châu Thượng Lang theo địa bạ Gia
Long 4 (1805) ............................................................................ 34

Bảng 2.2:

Quy mô sở hữu ruộng đất tư châu Thượng Lang năm Gia
Long 4 (1805) ............................................................................ 36

Bảng 2.3:

Bình quân sở hữu ruộng đất các xã châu Thượng Lang năm

Gia Long 4 (1805) ..................................................................... 37

Bảng 2.4:

Giới tính trong sở hữu ruộng đất châu Thượng Lang năm
Gia Long 4 (1805) ..................................................................... 38

Bảng 2.5:

Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ năm Gia
Long 4 (1805) ............................................................................ 39

Bảng 2.6:

Quy mô sở hữu ruộng đất tư theo nhóm họ năm Gia Long 4
(1805) ........................................................................................ 40

Bảng 2.7:

Sở hữu ruộng đất của các chức sắc châu Thượng Lang theo
địa bạ Gia Long 4 (1805) .......................................................... 42

Bảng 2.8:

Quy mô sở hữu ruộng đất của các chức dịch châu Thượng
Lang Theo địa bạ Gia Long 4 năm 1805 .................................. 43

Bảng 2.9:

Các loại ruộng đất của châu Thượng Lang ............................... 44


Bảng 2.10:

Quy mô sở hữu ruộng đất tư ..................................................... 45

Bảng 2.11:

Bình quân sở hữu ruộng đất của các xã châu Thượng Lang ..... 46

Bảng 2.12:

Sở hữu ruộng đất của chủ nữ, chủ namở châu Thượng Lang ......... 47

Bảng 2.13:

Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ ..................... 47

Bảng 2.14:

Sở hữu ruộng đất tư theo nhóm họ ............................................ 48

Bảng 2.15:

Sở hữu ruộng đất của các chức sắc ........................................... 49

Bảng 2.16:

Quy mô sở hữu ruộng đất của các chức sắc .............................. 50

Bảng 2.17:


So sánh tình hình ruộng đất của châu Thượng Lang giữa địa
bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) ...................... 51
v


Bảng 2.18:

So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang giữa
địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mạng 21 (1840) ............ 51

Bảng 2.19:

So sánh quy mô sở hữu ruộng đất theo nhóm họ của châu
Thượng Lang giữa địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh
Mạng 21 (1840) ......................................................................... 52

Bảng 2.20:

So sánh tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc năm
Gia long 4(1805) và Minh Mạng 21 (1840).............................. 55

Bảng 2.21.

Biểu thuế ruộng đất công và tư dưới thời Gia Long 4 (1802) ......... 58

Bảng 2.22:

Biểu thuế ruộng đất công và tư thời Minh Mạng 21 (1840) ..... 59


vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1:

Quy mô sở hữu ruộng đất năm 1805 ....................................... 36

Biểu đồ 2.2:

Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ lớn................................... 41

Biểu đổ 2.3:

Sự phân bố ruộng đất của châu Thượng Lang năm 1840 ....... 45

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đi lên là một nước nông nghiệp vì vậy nông nghiệp luôn giữ vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế, ruộng đất là cơ sở của nền kinh tế đất nước, vì vậy
tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với
mỗi thời kì lịch sử. Nghiên cứu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
không chỉ giúp chúng ta hiểu về chính sách ruộng đất, thực trạng nông nghiệp
mà còn cung cấp những hiểu biết về vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương. Dưới
chế độ phong kiến ruộng đất luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các triều
đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là triều Nguyễn rất coi trọng vấn
đề ruộng đất. Nghiên cứu về vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trong lịch

sử cho ta thấy được bức tranh nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử, bên cạnh đó
cung cấp những hiểu biết về vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa đương thời để có
cái nhìn sâu sắc về lịch sử dân tộc, qua đó rút ra những bìa học kinh nghiệm tạo
cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai. Thông
qua chính sách ruộng đất của các triều đại qua đó sẽ phản ánh được tình hình
quốc gia và vai trò của nhà nước đối với kinh tế, xã hội, đặc biệt đối với tầng lớp
nông dân và chế độ sở hữu ruộng đất.
Châu Thượng Lang nay là huyện Trùng Khánh, nằm phía đông bắc của tỉnh
Cao Bằng, cũng là nơi có vị trí tiếp giáp với huyện Đại Tân (Quảng Tây - Trung
Quốc) nên có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng
và an ninh đối với cả nước.
Là vùng biên viễn xa xôi, là phên dậu phía bắc bảo vệ biên giới nên được
các triều đại phong kiến quan tâm. Đây cũng là nơi cư trú của 7 tộc người anh
em: Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa, Kinh…dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau
nhưng các dân tộc đã đoàn kết cùng nhau xây dựng bản làng tạo nên những đặc
trưng văn hóa riêng biệt do vị trí địa lý và lịch sử đem lại.

1


Việc nghiên cứu về một thời kì lịch sử của châu Thượng Lang đầu thế kỉ
XIX nhằm phục dựng lại một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội, đời sống tinh thần phong phú độc đáo của các tộc người châu địa phương,
với mong muốn góp phần phản ánh một cách khoa học, chân thực, bổ sung thêm
nguồn tư liệu, góp phần lý giải một số vấn đề trong lịch sử Việt Nam thời trung
đại về lịch sử bảo vệ biên giới, mối quan hệ giữa miền núi với miền xuôi, mối
quan hệ giữa các tộc người trong lịch sử.
Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về ruộng đất, kinh tế nông
nghiệp dưới thời Nguyễn về các tỉnh miền núi phía bắc nhưng nghiên cứu về vấn
đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa

đầu thế kỉ XIX đến nay chưa có một công trình nào được thực hiện. Bởi vậy còn
nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ như vị trí địa lý, nguồn gốc cư dân, chế độ
sở hữu ruộng đất, vì vậy tác giả mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp Châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng, nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình của các tác giả có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
đề tài, có thể kể đến như sau:
Cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan
Huy Lê (NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1959) cuốn sách viết về những chính sách ruộng
đất và tình hình nông nghiệp của nhà nước Lê sơ ở thế kỉ XV, các hình thức sở hữu,
chiếm hữu ruộng đất.
Năm 1979 tác giả Vũ Huy Phúc với tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất
Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX” (nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội). Tác phẩm
đã nêu lên chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn, tác giả đã hệ thống hóa nội
dung, bản chất những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế kết
cấu ruộng đất, tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của tình
hình kinh tế xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Là tác phẩm có giá trị giúp

2


người đọc có định hướng khi nghiên cứu về đời sống kinh tế trong thế kỉ XIX,
qua đó thấy được phần nào tình hình kinh tế của tỉnh Cao Bằng nói chung, châu
Thượng Lang nói riêng ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang với tác phẩm “Tình hình ruộng đất
nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn” (nhà xuất bản Thuận Hóa,
Huế, năm 1997), đã đề cập trực tiếp đến vấn đề địa bạ thời Nguyễn và tình hình
ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX, giúp tác giả tìm hiểu về tình hình kinh
tế nông nghiệp thời kì này.

Với chuyên khảo “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỉ XI - XVIII” gồm 2
tập (NXB KHXH, Hà Nội, 1982, 1983) tác giả Trương Hữu Quýnh đã đi sâu
nghiên cứu chế độ ruộng đất trong các thế kỉ từ thế kỉ XI - XVIII, chuyên khảo
này có giá trị rất lớn trong việc cung cấp tình hình xã hội Việt Nam trong các thế
kỉ XVI - XVIII, diễn biến của tình hình ruộng đất ở các thế kỉ trên, giúp tác giả
hiểu hơn về tình hình sở hữu ruộng đất, chính sách về kinh tế nông nghiệp thời
kì này.
“Lịch sử Nhà Nguyễn - Một cách tiếp cận mới” là kết quả chung của cuộc
Hội thảo khoa học cấp quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn
ở Đại học do Khoa Lịch sử và Trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức vào
tháng 10/2002. Tác phẩm tập trung những công trình nghiên cứu công phu,
nghiêm túc của các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử nói riêng và khoa học Xã
hội - Nhân văn nói chung. Những vấn đề cần được làm sáng tỏ xung quanh lịch
sử triều Nguyễn được bàn luận và đã đưa ra những nhận định tương đối thống
nhất và thỏa đáng, giúp tác giả có những nhận định đúng đắn, hỗ trợ cho quá
trình nghiên cứu đề tài.
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia chúa Nguyễn và triều Nguyễn trongn lịch sử
Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, do Hội khoa học lịch sử Việt Nam phối
hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức vào ngày 18-19/10/2008, được
Nxb Thế giới ấn hành năm 2008. Các nhà khoa học và nghiên cứu lịch sử đã tiến

3


hành đánh giá lại một công lao, tội cũng như vai trò của Vương triều Nguyễn
trong lịch sử dân tộc để chúng ta có những nhận xét khách quan hơn về triều
Nguyễn. Kỷ yếu là nguồn tư liệu quý giá để tác giả tham khảo và hỗ trợ trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài như: Quản lý ruộng đất của nhà Nguyễn
qua tư liệu địa bạ của tác giả Phan Phương Thảo; Bộ máy hành chính làng xã
thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX của tác giả Vũ Duy Mền; tác giả Lương Chí

Minh với bài viết Sự phục hồi kinh tế phát triển của quan hệ thương mại giữa hai
nước Trung -Việt vào những năm đầu nhà Nguyễn (1802 - 1858)… các bài viết
đề cập đến những khía cạnh khác nhau trong đề tài mà tác giả nghiên cứu, là
nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả nghiên cứu một số vấn đề trong luận văn.
Cuốn Địa chí các xã Cao Bằng, Nxb chính trị quốc gia, xuất bản 2008 đã
khái quát về các huyện, xã của tỉnh Cao Bằng về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ
nhưỡng, khoáng sản…cùng với tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp và du lịch. Tác phẩm đã cung cấp nhiều tài liệu bổ ích để
tác giả làm sơ sở nghiên cứu sâu hơn về Thượng Lang ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Cuốn Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Nxb KHXH, HN-2009 là một cuốn sách giới
thiệu về đất và người Cao Bằng qua các thời kì lịch sử. Qua những dẫn chứng cụ
thể, cung cấp những kiến thức mới về nguồn gốc xa xưa của cộng đồng cư dân
bản địa với những mốc thời gian có căn cứ thực tế, với những sự kiện hào hùng,
oanh liệt, có cả những lúc thăng trầm, gắn liền với vùng đất biên cương địa đầu
của Tổ quốc. Đây là một nguồn tài liệu quan trọng để tác giả có cơ sở nghiên cứu
về châu Thượng Lang.
Bên cạnh đó còn phải kể đến một số luận văn như:“Làng bản của người
Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” luận văn thạc sĩ tác giả Triệu Quỳnh
Châu, Đại học Thái Nguyên năm 2010 đã đề cập đến văn hóa làng bản của huyện
Trùng Khánh, một phần của văn hóa tinh thần của dân tộc nơi đây, Tình hình
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỉ XIX của Nguyễn
Đức Thắng, 2010; Huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX, luận

4


văn thạc sĩ Lịch sử Việt Nam của Nguyễn Thị Hà, 2010; Sở hữu ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều
Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX của Lê thị Thu Hương; Huyện Bạch Thông - Bắc
Kạn nửa đầu thế kỉ XIX của Nguyễn Tiến Đạt, 2013.

Nội dung các công trình nêu trên là ý kiến gợi mở quý báu giúp cho tác
giả luận văn không chỉ kế thừa mà còn có thêm nhận thức là cơ sở để tác giả
hoàn thành tốt đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Thượng Lang, tỉnh Cao
Bằng nửa đầu thế kỉ XIX” để đi sâu nghiên cứu, mong muốn dựng lại một bức tranh
chân thực, khoa học về tình hình ruộng đất kinh tế nông nghiệp của châu Thượng Lang
nửa đầu thế kỉ XIX qua nguồn tư liệu. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một
số nhận xét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Thượng Lang vào
nửa đầu thế kỉ XIX.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan về vị trí địa lí, lịch sử hành chính, tình hình chính trị - xã hội và
văn hóa, làm rõ tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Trùng
Khánh nửa đầu thế kỉ XIX.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bước đầu đề tài nghiên cứu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, khái quá tình
hình chính trị - xã hội của châu Thượng Lang, 1 vài nét về các dân tộc nơi đây,
tập trung nghiên cứu về sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu
Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tác giả tập trung nghiên cứu châu Thượng Lang, Cao
Bằng nửa đầu thế kỉ XIX gồm 7 tổng, 12 xã.
5


Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu châu Thượng Lang về sở hữu ruộng
đất, kinh tế nông nghiệp giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, dưới triều Nguyễn. Đây
là giai đoạn lịch sử có nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra tác động mạnh mẽ đến

quá trình hình thành và phát triển của châu Thượng Lang nói riêng và của cả
nước ta nói chung.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Trong luận văn tác giả đã khai thác, sử dụng nguồn tài liệu bao gồm một số
sách sử và địa chí cổ như: Đại Việt sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương
mục, Đại Nam nhất thống trí, Đại Nam thực lục, Cao Bằng thực lục…và nguồn
tài liệu địa phương: tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, Đại danh và tài liệu
lưu trữ về làng xã Bắc Kì, Địa chí Cao Bằng, Địa chí các xã Cao Bằng…
Đặc biệt là nguồn tư liệu địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và Minh
Mạng 21 (1840) gồm có 12 đơn vị địa bạ, trong đó có 7 đơn vị địa bạ Gia Long
4 (1805) và 5 đơn vị địa bạ thời Minh Mạng 21 (1840) có 6 đơn vị trùng nhau ở
hai thời điểm. Các đơn vị địa bạ hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ
Quốc gia I, Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả khôi phục các đơn vị hành
chính cơ sở ở địa phương, cũng như kết cấu kinh tế, xã hội châu Thượng Lang,
tỉnh Cao Bằng.
Nguồn tài liệu điền dã: đây là nguồn tài liệu quan trọng, thông qua việc đi
thực tế tại địa phương, tác giả đã tiến hành ghi chép, phỏng vấn, chụp hình về
tình hình kinh tế nông nghiệp, đời sống dân cư, phong tục tập quán, lễ hội nông
nghiệp…để liên hệ chứng minh cho vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với điền
dã, đồng thời phân tích, mô tả so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu, phương pháp
tổng hợp bằng hệ thống biểu bảng…Phương pháp lịch sử được vận dụng nhằm
trình bày bối cảnh, chính sách, quy định của nhà Nguyễn đối với ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp. Phương pháp logic nhằm tổng quát những đặc điểm trong việc sở
hữu ruộng đất của các dòng họ, chức sắc, sở hữu theo giới tính cũng như là kinh
6



tế nông nghiệp. Phương pháp điền dã là quá trình tác giả tham quan, khảo sát thực
địa tại địa phương về địa lý, điều kiện tự nhiên. Tác giả đã tiến hành ghi chép,
chụp ảnh, phỏng vấn dân cư và cán bộ địa phương về phong tục tập quán, di tích,
câu chuyện truyền miệng liên quan đến nội dung đề tài. Ngoài ra trong luận văn
còn vận dụng kết hợp với một số phương pháp liên ngành như văn hóa, địa lý học
nhằm làm rõ nội dung của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về sở
hữu ruộng đất và tinh hình kinh tế nông nghiệp châu Thượng Lang, tỉnh Cao
Bằng nửa đầu thế kỉ XIX.
Luận văn công bố 12 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và Minh
Mệnh 21 (1840) được lưu trữ tại TTLTQG I Hà Nội. Từ tư liệu địa bạ giúp chúng
ta hiểu được chế độ sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang dưới thời Nguyễn
ở huyện biên giới phía đông bắc Tổ quốc.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, học viên
cao học khi nghiên cứu về lịch sử trung đại Việt Nam, cho giảng viên trong
nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bản đồ nội dung
luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng.
Chương 2: Sở hữu ruộng đất châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu
thế kỉ XIX
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp châu Thượng Lang tỉnh Cao Bằng, nửa đầu
thế kỉ XIX.

7


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Cao Bằng phía đông giáp với châu Hạ Lôi nước Thanh (Trung Quốc) , phía
Tây giáp phủ Trấn An nước Thanh và huyện Để Định tỉnh Tuyên Quang, phía
nam giáp huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn, phía bắc và đông bắc đều giáp với châu
Quy Thuận nước Thanh. Phía Tây nam giáp các huyện Bạch Thông, Cảm Hóa
của tỉnh Thái Nguyên, phía đông nam giáp giới các châu Hạ Đống, Long Châu,
An Bình nước Thanh.
“Đông Tây cách nhau 152 dặm, Nam Bắc cách nhau 87 dặm. Nguyên số
quân thuộc 2 cơ Hùng, Dũng là 836 người. Hiện tại ngũ chỉ có 269 người. Dân
số theo sổ cũ là 9.334 người. Hiện nay chỉ có 3.980 người” [51, tr. 651].
Vị trí của huyện Thượng Lang “cách phủ 81 dặm về phía Đông Bắc, Đông
Tây cách nhau 109 dặm, Nam Bắc cách nhau 76 dặm, phía Đông đến địa giới
huyện Hạ Lang 79 dặm, phía Tây giáp địa giới huyện Quảng Yên đến đó là 30
dặm, phía Nam đến địa giới huyện Hạ Lang là 33 dặm, phía Bắc đến địa giới
châu An Bình nước Thanh là 43 dặm” [38, tr. 404; 405].
Nơi đây nằm ở độ cao trung bình từ 500 - 800m so với mực nước biển, là
một huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, nơi đây có những dãy núi
cao chạy dọc và xen kẽ với những sông suối ngắn, thung lũng hẹp dần theo hướng
từ Tây Bắc xuống đến Đông Nam. Châu Thượng Lang có 3 dạng địa hình chính
là địa hình dạng núi đá vôi, địa hình dạng thung lũng, địa hình dạng đồi. Với địa
hình dạng đồi chủ yếu là ở 6 xã hình thành trên phiến thạch sét và sa thạch, phân
bố ở khu vực các xã phía Đông Nam với độ cao từ 500 - 800m. Bên cạnh đó
vùng này cũng có những nơi xen kẽ là địa hình caster. Với địa hình dạng núi đá
vôi có 11 xã chiếm diện tích khá lớn, phân bố chủ yếu ở các xã thuộc phía Bắc
và phía Tây Nam với độ cao trung bình từ 700 - 800m, với nhiều hang động, nổi
bật là động Ngườm Ngao - hiện nay là một trong những điểm đến thu hút nhiều
8



khách du lịch đến tham quan, xen kẽ với một số thung lũng nhỏ hẹp. Dạng địa
hình thung lũng thì tập trung ở 3 xã là những dải đất tương đối bằng phẳng, những
cánh đồng nhỏ hẹp kéo dài và cao thấp khác nhau, chạy dọc theo 2 hệ thống sông
Quây Sơn và sông Bắc Vọng và xen giữa những dãy núi đá là những thung lũng
bằng phẳng, được kiến tạo nên bởi thiên nhiên hùng vĩ nơi đây và bàn tay khai phá
của nhân dân các dân tộc từ nhiều đời, đã tạo nên những cánh đồng, những bãi rẫy
trù phú như vùng Ngọc Khuê, Đình Phong. Chí Viễn, Đàm Thủy, Phong Nặm,
Lăng Hiếu, Phong Châu, Đức Hồng,…Nét đặc trưng của địa hình Thượng Lang
là giữa các thung lũng bằng phẳng có những ngọn núi đá, núi đất sừng sững, nhấp
nhô với nhiều hình dạng tiêu biểu là vùng Ngọc Khuê chạy dọc song Quây Sơn,
được nhân dân nơi đây ca ngợi là vùng “Hà lục sơn thủy hữu tình”. Châu Thượng
Lang còn có những dãy núi đá cao, chạy dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung
Quốc nằm ở phía Bắc và Đông Bắc, được ví như là một phên dậu, bức tường thành
che chắn cho kinh thành Thăng Long. Theo Đại Nam nhất thống chí:
“Núi Chiêu Sơn: cách huyện Thượng Lang 2 dặm về phía đông nam, đá núi
lởm chởm, cây cỏ um tùm.
Núi Mô Sơn: cách huyện Thượng Lang 11 dặm về phía nam, dưới núi có
động, có nước suối chảy ra ruộng, nhà nông rất lợi. Đời Lê Cảnh Hưng, Nông Văn
Bồng chăn trâu, nhận thấy nước trong động khô cạn, liền đi thẳng vào động, thấy
một con trâu lớn. Bồng gõ vào sừng trâu mà hát thì con trâu ấy chạy vào hang sâu
không thấy đâu cả. Sau đó một lúc nước từ trong động vọt ra. Sau này hễ khi nào
nghe trong núi có tiếng trâu rống, thì năm ấy tất có nước lũ.
Núi Quảng Đô: cách huyện Thượng Lang 3 dặm về phía bắc, núi rất cao” [38,
tr. 479].
Phía Nam và Tây Nam là địa hình chuyển tiếp của cao nguyên miền Đông
cao dần từ Nam lên Bắc. Trong những đèo dốc ở châu Thượng Lang thì nổi tiếng
nhất là Đèo Liêu, được xác định là mốc giới giữa hai vùng Quảng Hòa và Thượng
Lang, có độ cao là 664m.

9



Khí hậu ở đây, theo Đại Nam nhất thống chí có viết “theo Dư địa chí của
Nguyễn Trãi, thì thiên hạ có 29 xứ ác thủy, mà Cao Bằng chiếm 4 xứ là Thạch
Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang” [28, tr. 483]. Do địa thế vùng núi
rừng liên tiếp nhau, lam chướng độc hại, nhưng được cái không có bão. “Ba mùa
từ thu, đông đến mùa xuân buổi sáng đều có sương mù dày đặc, phải quá một,
hai giờ thìn mới tan, trời thường âm u, chỉ mùa hè mới được trời quang mây tạnh.
Khoảng tháng 6 thường có mưa rào. Tháng 11,12 là rét nhất”[52, tr. 654] Thượng
Lang nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông độ ẩm thấp, khô
hanh và rét buốt, mùa hè mưa nhiều, oi bức, chỉ dịu mát về đêm. Khí hậu nơi đây
phân làm hai mùa rõ rệt, nóng và lạnh, mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 10, kéo
dài đến hết tháng 5 năm sau, nửa đầu mùa hạ là thời tiết khô hanh, ban ngày nhiệt
độ ấm áp nhưng ban đêm nhiệt độ thường thấp, nhiệt độ chênh lệch giữa ban
ngày và ban đêm từ 5 - 10℃, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24℃, tối đa lên
đến 40℃ vào tháng 7 và tối thiểu là 0℃ vào tháng 12, nhiệt độ trung bình vào
đầu mùa đông là 17℃. Ruộng đất khô rắn xấu xa, chỉ cấy được vụ mùa, không
có vụ chiêm, người bản thổ theo tục thường xem lá cây hoặc mưa sấm để nghiệm
được mùa hay mất mùa, tục cho rằng trên núi đất, lá cây đỏ không nên cấy lúa,
trên núi đá lá cây đỏ là triệu chứng được mùa. Lượng mưa trung bình năm thấp
vào khoảng 1.777mm, cao nhất là vào tháng 5 đến tháng 9 (vào khoảng 82%) và
thấp nhất là vào tháng 1 và tháng 2 có mưa đá và gió mùa đông bắc thổi từ tháng
12 đến tháng 3 năm sau, gió mùa đông nam thổi từ tháng 4 và kết thúc vào tháng
11. Độ ẩm trung bình vào khoảng 81%, có sương muối xuất hiện bình quân 6
ngày trong năm, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông, lâm nghiệp.
Trong hệ thống sông suối, Đại Nam nhất thống chí có viết:
“Khe Trạo Nhi: ở địa giới huyện Hạ Lang, nước khe từ cửa ải Ba Hoài
Châu Qui Thuận nước Thanh, chảy về phía nam qua xã Trạo Nhi thuộc huyện
Thượng Lang, làm khe Trạo Nhi, lại chảy về phía bắc mà vào địa giới châu An
Bình nước Thanh.

10


Sông Huề: cách huyện Quảng Uyên 30 dặm về phía tây, nguồn từ ải Thuận
thuộc châu Qui Thuận nước Thanh chảy về phía nam, qua các xã Quả Thoát,
Ngưỡng Đồng, Cảm Hảo và Thông Huề thuộc huyện Quảng Uyên, lại chảy về
phía nam qua các xã Đoài Côn. Giáp Dương, Cổ Phương và Tứ Mĩ thuộc huyện
Thượng Lang. Lại chảy qua các xã Vĩ Vọng, Cổ Lạc, Bàn Trực, Bác Vọng, Các
Linh và Phất Mê thuộc huyện Quảng Uyên rồi chảy vào hạ lưu sông Mãng”
[38, tr. 483].
Ngày nay chính là 2 con sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng. Sông Quây
Sơn có hai nhánh chính đều bắt nguồn từ Trung Quốc, chiều dài khoảng 76km,
nhánh lớn chảy qua xã Ngọc Khuê, nhánh thứ hai còn gọi là sông Tà Pè, chảy
theo hướng đông nam qua xã PhongNậm, Ngọc Khê hợp lưu với nhánh chính
tại Khả Mong, xã Ngọc Khê, chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, Đàm Thủy
qua huyện Hạ Lang rồi chảy sang Trung Quốc. Lòng sông tuy không rộng
nhưng sâu, nước chảy xiết, độ dốc bình quân là 0.01˚, nơi đây có nhiều thác
ghềnh như thác Khoang (Thoong Khoang) ở xã Ngọc Khê, có độ cao là 10m,
thác Gót (Thoong Gót) ở xã Trí Viễn cao trên 20m.
Đặc biệt là thác Bản Giốc, thuộc xã Đàm Thủy, có độ cao trên 50m, ngày
nay Thác Bản Giốc là ngọn thác đẹp nhất Việt Nam, là một trong những tặng vật
vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng nằm trên đường biên giới Việt
Trung thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh cách thành phố Cao Bằng 89
km. Thác có hai nhánh, nhánh bên phải là dòng nước đổ thẳng xuống vực, nhánh
bên trái dòng nước hạ tầng thành 3 bậc, nối tiếp nhau thành một dòng chảy, do
độ dốc lớn, dòng chảy đổ xuống vực sâu và tung bọt trắng xóa. Thác chính có
địa hình thấp nhưng sức nước tuôn mãnh liệt. Dải nước rộng phía bên trái tràn ra
thành thác phụ với rất nhiều “dây” nước mảnh đan xen, uốn cong như bức rèm
vĩ đại đầy ngẫu hứng của thiên nhiên. Vì thế, thác Bản Giốc được ví như vẻ đẹp
nguyên sơ của người phụ nữ Tày nơi đỉnh núi mù sương hoặc tựa như mái tóc


11


nàng tiên bị bỏ quên vắt ngang đỉnh núi.Dưới chân thác Bản Giốc là dòng sông
Quây Sơn
Do địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam nên phần lớn các con sông
suối đều bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy theo hướng Đông Nam qua các vùng
núi đá vôi.
Động Ngườm Ngao được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm trước
công nguyên, có thể nói là khá trẻ tuổi so với nhiều hang động ở Việt Nam như
động Phong Nha (250 triệu năm), cụm hang động Tràng An (250 triệu năm),
động Thiên Đường (360 triệu năm)... Động có chiều dài 2.144m này tọa lạc trong
lòng một quả núi ở bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh cách thành phố
Cao Bằng khoảng 50km.
Về tài nguyên động thực vật, do địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, nên phần lớn các con sông, con suối đều bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy
theo hướng Đông Nam qua các vùng núi đá vôi, dọc theo các con sông Bắc Vọng,
Quây Sơn…có nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết. Các dòng sông lớn như Quây
Sơn, Bắc Vọng và nhiều suối, ao, hồ là nguồn thủy sản dồi dào. Nơi đây có nhiều
loại cá quý, có giá trị kinh tế cao như cá chiết, cá chép, cá dầm xanh, cá chuối,
ba ba…đặc biệt là cá trầm hương ở vực Lũng Đĩnh, nay thuộc xã Đình Phong,
thơm ngon nổi tiếng nhất vùng, cá có cân nặng từ 5 - 8 kg, vảy trắng, gần mang
có một vòng vẩy điểm màu xanh cửu long, đây là một trong những loại cá đặc
sản của vùng Trùng Khánh. Bên cạnh đó là các cánh đồng Chí Viễn, Đàm Thủy
nằm dọc theo sông Bắc Vọng là những cánh đồng lúa dựa vào nguồn nước tưới
chủ yếu là các con suối và nước mưa như Lăng Hiếu, Lăng Yên, Phong Châu,
Bồng Sơn, Cao Thăng, Đức Hồng, Đoài Côn. Những cánh đồng lúa trên là nguồn
cung cấp lương thực chủ yếu cho nhân dân trong huyện. Sông Bắc Vọng có hai
nhánh, nhánh chính bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Trà Lĩnh rồi đổ vào Trùng

Khánh tại xã Trung Phúc, nhánh phụ chảy qua xã Đức Hồng rồi đổ vào xã Giáp
Thân. Chiều dài cùa hai nhánh này trong huyện dài 27,5 km, lưu lượng nước vào

12


mùa mưa đạt 350 mᵌ/s. Ngoài hai hệ thống sông trên địa bàn còn nhiều hang động
tích nước và một số hồ, đập.
Do đặc điểm khí hậu, đất đai, địa hình chi phối nên quần thể động thực vật
nơi đây rất đa dạng và phong phú. Diện tích đất lâm nghiệp 29.464 ha (năm 2007)
diện tích rừng gần 1000 ha, trong đó rừng trồng phòng hộ là khoảng 30%, rừng
đặc dụng là 0,3%, rừng sản xuất là trên 65%. Trong rừng có trồng nhiều loại gỗ
quý hiếm như: nghiến, lát, thông,…“Trong rừng thì rải rác huyện nào cũng có
nơi có hươu, nai, xạ hương, sơn dương, mật ong trắng, củ mài…Huyện Thạch
An có mía, sa nhân, củ nâu, vàng, sắt và có nghề làm chiếu tre. Thạch Lâm có
mía, củ nâu, đá nam châm, sắt và có nghề làm đồ sành gốm….Huyện Thượng
Lang có hạt dẻ, cá hương”[51, tr. 654] và nhiều loài động vật như: hổ, báo, gấu,
sơn dương, lợn rừng, hươu, nai, cầy, …Nhiều loại lâm thổ sản: nấm hương, mộc
nhĩ, sa nhân…
Cây ăn quả có nhiều loại như: mận, đào, lê,…đặt biệt là hạt dẻ là một loại đặc
sản, rất thơm ngon hiện nay nó là một sản phẩm có giá trị trên thị trường trong nước
và quốc tế. Như người dân nơi đây nhận xét thì đào, mắc coọc thì huyện nào cũng
có nhưng lê của huyện Thượng Lang là ngon hơn cả. Về tài nguyên khoáng sản:
mangan là loại tài nguyên quan trọng nhất phân bố ở hầu hết các xã và thị trấn, hiện
nay có 5 mỏ mangan đang hoạt động: Lũng Luông, Kha Moong, Rỏng Thay, Nậm
Sum, Bản Khuâng với sản lượng khai thác đạt trên 50.000 tấn/năm. Bên cạnh đó là
đá vôi.
Về tài nguyên khoáng sản: mangan là loại tài nguyên quan trọng nhất, phân
bố hầu hết trong các xã và thị trấn, hiện nay có năm mỏ mangan đang được hoạt
động khai thác tại đây như mỏ Lũng Luông, Kha Moong, Rỏng Thay, Nậm Sum

và Bàn Khuâng với sản lượng khai thác đạt tới trên 50.000 tấn/năm. Thứ nhì là
đá vôi có trữ lượng lớn thuận lợi để phát triển sản xuất vật liệu xây dựng như xi
măng, đá xây dựng. Ngoài ra còn đất thịt pha sét, là nguyên liệu quan trọng để
sản xuất gạch ngói, phân bố ở nhiều xã nhưng tập trung chủ yếu ở những vùng
đồng bằng nhỏ hẹp.
13


Về đất đai, thổ nhưỡng, tổng diện tích tự nhiên của Thượng Lang, theo số
liệu năm 2007 huyện Trùng Khánh là 46.872 ha với 7 nhóm đất sau:
Đất phù sa: 1,69%

Đất nâu: 12,18%

Đất glây: 0,42%

Đất đỏ: 4,49%

Đất tích vôi: 6,92%

Đất xám: 34,58%

Đất mòn trơ trọi: 3,9%
Nguồn:[5, tr. 15]
Về giao thông, nơi đây là vùng đất biên giới, có đường tỉnh lộ đi cửa khẩu
Pò Peo (xã Ngọc Khuê) dài trên 20km và đường liên huyện với châu Hạ Lang
dài 38km, trước năm 1930 giao thông chủ yếu là đi bộ và ngựa thồ.
1.2. Lịch sử hành chính
Cao Bằng từ xa xưa được coi là bức phên dậu quan trọng che chở cho phía
bắc của Tổ quốc. Nằm về phía đông bắc của tỉnh Cao Bằng có đường biên giới

tiếp giáp với Trung Quốc trên 62km, từ cột mốc 63 (xã Đàm Thủy) đến cột mốc
86 (xã Lãng Yên). Tuyến đường biên giới huyện Trùng Khánh có 2 cửa khẩu
chính, cửa khẩu Pò Peo (xã Ngọc Khuê) và cửa khẩu Đàm Thủy. Bên cạnh đó,
còn nhiều đường mòn khác để 2 nước trao đổi và giao lưu kinh tế, văn hóa.
Châu Thượng Lang thời Hùng Vương “Cao Bằng xưa là bộ Vũ Định thời
Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc quận Giao Chỉ. Dưới đời Đường huyện
Thượng Lang là châu Tư Lang thuộc về Ung Quảng.” [38, tr. 466]. Trong suốt
thời kì Bắc thuộc, châu Thượng Lang nằm trong vòng cai quản của nhà Hán, nhà
Đường. Đến triều Tiền Lê, Lê Hoàn đã giao cho Nùng Dân Phú quản địa hạt Cao
Bằng.
Nhà Lý lên thay thế nhà Tiền Lê đã kế thừa những thành tựu trong giai đoạn
trước, đồng thời bắt tay ngay vào việc xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến
trung ương tập quyền, định đô ở Thăng Long, “sử chép rằng Lý Công Uẩn chia
cả nước làm 24 lộ…ngoài có các chức phán phủ cai trị 1 phủ và chức tri châu cai
trị 1 châu nhà Lý chia cả nước làm nhiều lộ, mỗi lộ gồm một hoặc hai phủ và
nhiều châu” [1, tr.119].
14


Như vậy dưới thời nhà Lý châu Thượng Lang có tên là châu Tư Lang. Thổ
tù họ Nùng là dòng họ có thế lực lớn ở đây. Để ổn định tình hình vùng biên viễn,
nhằm tạo ra phên dậu vững chắc ở miền núi biên giới và xác định quyền lực quản
lý của nhà nước ở những địa phương này, nhà Lý tiến hành thực hiện nhiều chính
sách dân tộc và biên giới hiệu quả như chính sách nhu viễn, phong chức tước
cho các thổ tù người dân tộc thiểu số và sẽ trấn áp bằng vũ lực khi cần thiết.
“Việc đối xử với họ Nùng ở Cao Bằng là ví dụ tiểu biểu cho sự kết hợp với hai
chính sách "Cương" và "Nhu".Họ Nùng là họ lớn có thế lực ở vùng Tả Giang
(Quảng Tây) và đông bắc châuThái Nguyên (tức Cao Bằng). Đời Đường, họ
Nùng nằm trong vòng cơ mi lỏng lẻo,sau thì thần phục Nam Hán và quy phục
nhà Tống. Đầu đời Lý, họ Nùng là phiên thần Đại Việt quản giữ các đất biên giới

từ châu Vạn Nhai (Thái Nguyên) đến châu Thảng Do (Cao Bằng)” [56, tr.23].
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077), năm 1075 trong cuộc
chiến chống quân xâm lược nhà Tống dưới sự lãnh đạo của Thái uý Lý Thường
Kiệt. Khi biết âm mưu nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước Đại Việt, với chiến
thuật (Tiên phát chế nhân) tức là làm nhụt trí khí hung hăng của kẻ thù, Thái uý
Lý Thường Kiệt xuất quân từ châu Vĩnh An tiến đánh và đốt phá kho tàng của
giặc tống ở Ung châu, Khâm Châu và Liêm Châu (Quảng Đông) với mục đích
gây thiệt hại cho giặc Tống về kinh tế, chính trị và quân sự làm giảm ý trí xâm
lược của quân thù. Đồng thời có thời gian củng cố lực lượng chuẩn bị đánh chặn
giặc.
Tướng quân Hoàng Lục cùng các tộc trưởng như Tông Đán, Lưu Kỷ, Hoàng
Kim Mãn… trở thành bộ tướng dũng mãnh ông cùng các tướng sĩ tung hoành
ngang dọc trên đất nhà Tống, đốt phá vây thành Ung Châu, phá huỷ các kho
lương thực của giặc, khiến tướng giặc trấn giữ phải tự thiêu sau nhiều ngày bị
vây hãm trước khí thế của quân ta, khi viện binh giặc ở Quý Châu sắp đến Ung
Châu tiếp ứng, quân ta đã tổ chức chặn đánh tại ải Côn Lôn đại thắng và chém
được đầu tướng giặc là Trương Thủ Thuyết. Khi hoàn thành sứ mệnh Lý Thường
Kiệt lệnh rút quân về nước, xây dựng tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt. Tướng
15


×