Bệnh đau dạ dày hay viêm loét dạ dày, tá tràng ngày càng phổ biến khi cuộc sống công nghiệp phát
triển và người dân thường xuyên sử dụng những bữa ăn nhanh nhiều hơn.
Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh tiêu hoá phổ biến, thường diễn biến dai dẳng, dễ phát triển thành
mãn tính, với các thời kỳ đau cấp xen kẽ các đợt lùi bệnh. Bệnh thường gây đau đớn cho bệnh
nhân, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh, dễ gây biến chứng nguy hiểm
như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Viêm loét dạ dày thường gặp ở những người trung niên, nam giới nhiều hơn nữ giới. Triệu chứng
chính là: Đau có tính chất chu kỳ, từng đợt; rối loạn dinh dưỡng ở dạ dày, có biểu hiện ợ hơi, buồn
nôn; hội chứng rối loạn thần kinh thực vật có thể thấy chướng hơi, táo bón; Ở ngườitrẻ tuổi hay ợ
chua, ở người cao tuổi, người già nếu có biến chứng chảy máu cần cảnh giác với biến chứng ung
thư hoá.
Loét hành tá tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam giới trẻ tuổi từ 18-40. Triệu
chứng chính là đau bụng lúc đói (sau khi ăn từ 2-3 giờ), hoặc đau vào ban đêm, cường độ thay đổi
từ ê ẩm đến từng cơn dữ dỗi, có tính chất chu kỳ rõ rệt, theo thời gian, theo mùa trong năm. Nôn và
buồn nôn cả lúc đói ợ chua trong thời kỳ tiến triển, người bệnh thấy đói cồn cào nếu ăn một chút
vào thấy dễ chịu hơn.
Về nguyên nhân gây bệnh: Người ta nêu lên hơn 40 nguyên nhân gây bệnh, nhưng có một số
nguyên nhân chủ yếu và yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển:
- Quá căng thẳng về thần kinh, tâm lý do chấn thương về tâm thần tình cảm hay lo nghĩ buồn
phiền. Do rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết.
- Rối loạn nhịp điệu và tính chất của thức ăn: dùng nhiều rượu, các chất chua cay, thuốc lá, ăn
thiếu dinh dưỡng, vitamin.
- Có những vấn đề về thể tạng và di truyền. Ông bà, bốmẹ bị mắc viêm loét dạ dày, tá tràng thì con
cháu cũng có thể mắc bệnh này.
- Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài: độ ẩm, áp lực, nhiệt độ. Thời tiết có ảnh hưởng đến thời
kỳ tiến triển của bệnh. Ở Việt Nam bệnh thường tiến triển vào mùa rét.
- Lạm dụng khi dùng rượu, thuốc lá.
- Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã cho rằng xoắn khuần H.Pylori làm
thoái hoá lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây độc tố cho tế bào dạ dày …
Phòng ngừa và điều trị chứng bệnh này như thế nào?
Khi có các triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng hay nghi ngờ bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
cần đến ngay cơ sở chuyên khoa về tiêu hoá để thăm khám, điều trị. Ngoài các thuốc chuyên khoa
do bác sỹ chỉ định cần phối hợp với các chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì hiệu quả điều trị
bệnh mới đạt kết quả tốt nhất.
Chế độ ăn uống trong đợt điều trị cần tuân thủ một số điều như sau: cần tránh tuyệt đối các thức
ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, rượu bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều vị chua cay; Không nên
uống nước ngọt có nhiều hơi; Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no. Đặc
biệt, tránh lo âu phiền muộn, hết sức tránh các cuộc cãi vã không cần thiết, sống vui vẻ hoà nhã với
mọi người.
Được biết hiện nay có một loại thuốc từ dược thảo điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng rất hiệu quả đó
là thuốc Renozax do các Viện điều trị phối hợp với Công ty Cổ Phần Dược phẩm Hà Tây nghiên
cứu và sản xuất. Renozax với các hoạt chất tự nhiên chiết xuất từ 11 loại dược thảo có tác dụng
chống viêm, ổn định hoạt động bình thường của dạ dày, tá tràng. Renozax có thể sử dụng đơn
độc, không cần phối hợp với nhiều loại thuốc khác vì thế tránh các tác dụng phụ do các loại thuốc
đó gây nên.
Sử dụng thuốc hợp lý và kịp thời, phòng ngừa bệnh thường xuyên, áp dụng chế độ ăn uống và
sinh hoạt một cách hợp lý sẽ giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm và hạn chế các diễn biến trầm
trọng hơn của bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể.
Theo Dân Trí - DS. Lê Minh
(Tài liệu tham khảo: Bệnh học nội khoa - Trường Đại Học Y - Hà Nội)
Để chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc
thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.
Sau đây là một số bài thuốc khác:
- Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn
cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit.
- Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau
và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng.
- Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần
50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.
- Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống
mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày.
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên
tục trong 2-3 tuần.
- Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác
dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
BS Ngô Quang Thái, Nông Nghiệp Việt Nam
Bắp cải có tác dụng chữa loét dạ dày, tá tràng.