Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO cáo THỰC HÀNH TRỒNG RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.31 MB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA LÂM NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC HÀNH
MÔN: TRỒNG RỪNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thế Phong

Nhóm 4:
1. Hoàng Quốc Chung 17114006
2. Cao Thanh Tùng

17114059

3. Trần Công Minh

17114030

4. Dương Lê Huy

17114022

5. Nguyễn Như Ý

17114071

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 18 Tháng 12 Năm 2019

1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA LÂM NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC HÀNH
MÔN: TRỒNG RỪNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thế Phong

Nhóm 4:
1. Hoàng Quốc Chung 17114006
2. Cao Thanh Tùng

17114059

3. Trần Công Minh

17114030

4. Dương Lê Huy

17114022

5. Nguyễn Như Ý

17114071

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 18 Tháng 12 Năm 2019

2



MỤC LỤC:
MỤC LỤC:................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................4
1.1.Đặt vấn đề........................................................................................................4
1.2.Mục tiêu chuyên đề:.........................................................................................4
1.3.Ý nghĩa:...........................................................................................................4
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM....................................................................5
2.1. Các công việc chính thiết kế vườn ươm..........................................................5
2.2. Sơ lược về khoa Lâm Nghiệp.........................................................................5
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.............................................................5
2.2.3.Bố trí khu gieo ươm cây Keo Tai Tượng:.................................................6
Hình 2.1: Sơ đồ vườn ươm cây..............................................................................7
Hình 2.3 Làm tơi xốp đất để đóng bầu cây............................................................9
CHƯƠNG 3: THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG......................9
3.1. Thu hái:...........................................................................................................9
3.2. Chế biến hạt giống:.........................................................................................9
Hình 3.1: Hạt vỏ keo............................................................................................10
Hình 3.2: Hạt keo sau khi đã được tách ra...........................................................10
CHƯƠNG 4: XỬ LÝ HẠT GIỐNG VÀ GIEO ƯƠM CÂY KEO TAI TƯỢNG....11
4.1. Xử lý hạt giống:............................................................................................11
Hình 4.5: Đóng bầu............................................................................................16
6.6. Hình ảnh các lô quan sát thực tế:..................................................................21
Hình 6.2: Lô cây thứ hai......................................................................................23
Hình 6.3: Lô cây thứ ba.......................................................................................24
Hình 6.4: Lô cây thứ tư........................................................................................25

3



CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Ngày nay, diện tích rừng ở nước ta ngày càng bị thu hẹp. Nguyên nhân chủ yếu
là do các hoạt động của con người như khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng làm
nương rẫy, làm các khu dân cư... Để phục hồi lại rừng, Nhà nước, các tổ chức
trong và ngoài nước đã và đang ra sức nghiên cứu, đưa ra các chính sách, những
phương án, đề xuất để trồng và phục hồi lại hệ sinh thái rừng đang ngày càng
nghèo kiệt.
Trồng rừng là một trong những biện pháp quan trọng giúp phục hồi lại hệ sinh
thái rừng đã mất. Một trong những yếu tố quan trọng phục vụ cho công tác trồng
rừng là giống cây rừng. Để có được nguồn giống chất lượng, trước hết người kỹ
sư phải nắm rõ kỹ thuật xây dựng vườn ươm và các kỹ thuật thu hái hạt giống,
gieo ươm, chăm sóc cây con,…
Để đạt được điều đó, trong quá trình học tập, nhóm 4 đã tiến hành nghiên cứu và
thực hành các kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Keo Tai Tượng (Acacia
mangium) trong vườn ươm.

1.2.

Mục tiêu chuyên đề:
Biết cách thiết kế một vườn ươm cây lâm nghiệp
Nắm được các kỹ thuật thu hái, ươm, gieo và chăm sóc cây con trong vườn ươm

1.3.

Ý nghĩa:
Bổ sung kiến thức về các kỹ thuật ươm tạo cây con ở vườn ươm.
Cũng cố kiến thức các môn học Trồng rừng, Côn trùng lâm nghiệp, Bệnh hại

rừng…
Giúp tăng cường kiến thức, kỹ năng về lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm và
thiết kế các công trình trong vườn ươm.

4


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM
2.1. Các công việc chính thiết kế vườn ươm
- Điều kiện tự nhiên để thiết kế vườn ươm:
• Địa hình tương đối bằng phẳng, có đường giao thông, có lưới điện, độ pH:
6-7
• Hướng gió: Đông Bắc (Biển Đông), Tây Nam (Ấn Độ Dương), Đông Nam
-

(Tín Phong).
Vườn ươm trung bình: 0,5 - 1,0 ha => bán cố định
Tỷ lệ bản đồ: tỷ lệ 1/500
Diện tích vườn ươm: chiều dài 102m x chiều rộng 58m
Bố trí mặt bằng: khu đất sản xuất và khu đất không sản xuất
Tính toán công xuất vườn ươm: 500000 - 1000000 cây/năm

2.2. Sơ lược về khoa Lâm Nghiệp
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý:
-

Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý:
Từ 10022’ đến 110 10’ độ vĩ Bắc

Từ 106022’ đến 107002’ độ kinh Đông
Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương
Phía Tây giáp tỉnh Long An
Phía Nam giáp với biển Đông
b) Địa hình:

Nhìn chung TP.HCM có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thoải theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam. Đi sâu hơn có thể chia thành 4 dạng địa hình chính:
-

Dạng địa hình gò lượn sóng cao nhất ở Bắc Củ Chi và một số khu vực Hóc

-

Môn, Thủ Đức có độ cao chênh lệch từ 5-35 m.
Dạng tương đối bằng phẳng dọc quốc lộ Nam Bình Chánh, một phần Nhà

-

Bè, ven sông Sài Gòn có độ chênh lệch 1-2m.
Dạng trũng lầy thuộc Nam kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Nam Nhà Bè, Bắc
Cần Giờ và một phần ở quận Thủ Đức, có độ chênh lệch từ 0,5-1 m.
Dạng thấp mới hình thành ven biển Cần Giờ
c) Điểm nổi bật của khí hậu khi làm thực hành:
Từ ngày 10 – 21/12/2020 thành phố Hồ Chí Minh trải qua những ngày nắng,
đôi khi có vài cơn mua nhỏ nhưng không đáng kể.
2.2.2. Đặc điểm vườn ươm khoa Lâm:

5



Vườn ươm là một bộ phận rất quan trọng đối với khoa Lâm nghiệp. Đây là nơi
chuyên phục vụ cho việc thực hành của nhiều môn chuyên ngành của khoa Lâm
nghiệp như môn trồng Rừng, Thực vật rừng,… và là nơi thực hiện đề tài của
sinh viên. Vườn ươm có diện tích khoảng 0.5 ha, chiều dài khoảng 103m, chiều
rộng khoảng 50m. Vườn ươm gồm các khu:
Khu nhà ở: 7 x 18m
Khu cây giống gồm khu trồng cây mẹ để lấy cành giâm hom: 13x20m và khu
trồng cây mẹ để lấy cành chiết: 13x20m
Đường đi của vườn ươm gồm đường chính: 5m và đường phụ : 2m
2.2.3. Bố trí khu gieo ươm cây Keo Tai Tượng:
a) Thiết kế lô gieo:
Lô gieo được bố trí ở khu vực bằng phẳng, thoáng, không có cây tán lớn che
vườn, gần nguồn nước tưới.
Tổng diện tích lô gieo ươm: 1,21 m2 (kích thước là 1,1 m x 1,1 m)
Chia lô thành 4 lô nhỏ để tiến hành làm 4 lô thí nghiệm khác nhau với kích
thước như hình:

6


Hình 2.1: Sơ đồ vườn ươm cây
b) Chuẩn bị đất khu vực lô gieo hạt:
- Dụng cụ: cuốc, xẻng, bồ cào, dao phay
- Quá trình thực hiện:
• Phát dọn thực bì: dùng cuốc, xẻng, bồ cào phát dọn cỏ dại, cây bụi, đá
lớn, các vật cản trở khác,… trong và xung quanh khu vực sẽ đặt lô gieo
ươm. Đối với cây bụi lớn có thể dùng dao phay chặt bỏ.


7


Hình 2.1 Phát dọn cỏ dại, cây bụi, rác, rễ cây, đá lớn và các vật cản trở khác
sau khi đã hoàn thành.
• Tiến hành cuốc đất để làm cho đất tơi xốp, đảo trộn bề mặt đất trước khi
tiến hành phơi đất. Đây là đất để đóng vào bầu và là khu vực lên liếp để
đặt bầu.
• Sau khi cuốc xới đất, tiến hành phơi đất một thời gian trước khi lấy đất để
đóng vào bầu.

8

Hình 2.2 Cuốc, xới để làm cho đất tơi xốp


Hình 2.3 Làm tơi xốp đất để đóng bầu cây.

CHƯƠNG 3: THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG
3.1. Thu hái:
a) Cây mẹ: Thu hái hạt giống ở cây Keo Tai Tượng bên đường đất phía dưới
vườn ươn khoa Lâm Nghiệp
b) Phương pháp thu hái:
- Thu hái trực tiếp ngay trên cây, có thể trèo lên cây lấy
3.2. Chế biến hạt giống:
- Tách hạt
• Sau khi thu hái quả, tiến hành công đoạn tách hạt ra khỏi quả.
• Tách nhẹ tay hạt trong lớp vỏ bao bọc hạt nó ra

9



Hình 3.1: Hạt vỏ keo
-

Sau khi tách hạt ra khỏi quả có thể bỏ hạt vào khăn khô sạch
Tiến hành phân loại hạt, loại bỏ tạp chất và các hạt lép

Hình 3.2: Hạt keo sau khi đã được tách ra

10


-

Phân hạt ra thành 4 lô riêng biệt, mỗi lô 100 hạt. Gói hạt của từng lô bằng
giấy để lưu trữ lại chờ đem xử lý gieo ươm

Hình 3.3 Đóng gói hạt bằng các gói giấy để bảo quản hạt giống

CHƯƠNG 4: XỬ LÝ HẠT GIỐNG VÀ GIEO ƯƠM CÂY KEO TAI
TƯỢNG
4.1. Xử lý hạt giống:
a) Phương pháp xử lý:
- Hạt giống trước khi gieo ngâm trong thuốc tím KMnO4 0,05% trong 10 phút
-

sau đó vớt ra rửa sạch và để ráo nước.
Dùng phương pháp vật lý đó là dùng nhiệt độ: ngâm hạt vào nước có nhiệt
độ thích hợp, độ ngập hạt 2-3 cm để giết chết mầm bệnh và phá tính ngủ của


hạt, giúp kích thích hạt nảy mầm.
b) Tiến trình thực hiện:
- Lấy hạt của mỗi lô đem ngâm ngập nước từ 2-3cm theo 4 thí nghiệm như
sau:
• TN1 (Lô 1) : Ngâm hạt trong nước có tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh
• TN2 (Lô 2): Ngâm hạt trong nước có tỷ lệ 2 sôi 2 lạnh
• TN3 (Lô 3): Ngâm hạt trong nước có tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh
• TN4 (Lô 4): Ngâm trong nước lạnh bình thường.
11


-

Hình 4.1: Ngâm hạt
Thời gian ngâm khoảng 4 – 6 giờ, (nếu độ ẩm hạt cao có thể rút ngắn thời

gian ngâm lại) cho đến khi hạt trương lên thì vớt ra.
4.2. Ủ hạt:
- Sau khi ngâm hạt, hạt của từng được xếp vào các tấm khăn giấy vuông kích
thước 24x25cm/tờ

12

Hình 4.4 Ngâm hạt trong nước theo các tỷ lệ của các lô thí nghiệm để kích thích hạt nảy mầm.


-

Hình 4.2. Ủ hạt keo trong khăn

Dùng bình xịt phun một ít nước lên các gói hạt, sau đó bỏ 4 gói hạt vào 1 túi

-

vải để tiến hành ủ chua.
Rửa chua: tiến hành rửa chua mỗi ngày vào buổi sáng sớm (sau khoảng 24
giờ ủ) với nước ấm. Tiến hành cẩn thận để tránh gây gãy rễ mầm. sau khi rửa

-

chua, lặp lại quá trình gói hạt trên khăn giấy như ở trên.
Chiều dài rễ mầm: khi hạt ra rễ mầm dài từ 0,1 – 2 cm (tối đa 2,2 cm) thì tiến
hành mang hạt cấy vào bầu.

13


Hình 4.3: Một số hạt sau khi đã nảy mầm
4.3. Chuẩn bị đất và đóng bầu:
a) Quá trình chuẩn đất đóng được tiến hành trước khi ủ hạt vài ngày và
được tiến hành theo trình tự ở mục ….
b) Các bước tiến hành:
- Sàn đất để loại bỏ đá, sỏi, đất có kích thước lớn, rễ cây,lá cây…

14


Hình 4.4 Sàn đất
-


Tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu (giá thể): Gồm 80% đất mịn bề mặt + 15% tro trấu +

5% phân chuồng hoai mục.
- Đóng bầu:
• Kích thước túi bầu: 5x15 cm
• Ruột bầu: Là hỗn hợp đất , tro trấu và phân đã được trộn kỹ.
• Kỹ thuật đóng bầu: Cho hỗn hợp bầu vào túi bầu 60% sao cho phần đáy căng
và đứng trước, sau đó dùng tay ém và kép lớp vỏ bầu sao cho phía đầu túi
bầu phải tròn và độ chặt vừa phải.
• Sau khi đã đóng bầu xong, dùng cây nhọn chọc xung quanh bầu đất làm nơi
thoát nước cho cây

15




Hình 4.5: Đóng bầu
Cấy hạt vào bầu
Trước khi cấy hạt vào bầu, cần tiến hành tưới đẫm bầu vào sáng sớm (nếu
tiến hành cấy hạt vào buổi chiều) hoặc vào buổi chiều tối (nếu tiến hành cấy
hạt vào sáng hôm sau).

16


Hình 4.6: Tưới nước cho bầu trước khi cấy hạt vào bầu




Hạt đem đi ủ sau khi ra rễ thì đem đi cấy vào bầu
Kỹ thuật cấy hạt: dùng que cấy nhỏ đâm vào giữa bầu, que tạo với mặt bầu 1
góc 900, sâu tối đa 2-3,5 cm tùy vào chiều dài rễ mầm của hạt, sau đó bẽ

ngang que cấy xuống một góc 450 rồi rút que cấy lên.
• Sau khi tạo hốc cấy, ta đặt hạt vào lỗ sao cho rễ mầm hướng xuống, lấp 50%
-

hạt để lổ hở cho hạt thở.
Xếp bầu đã cấy cây con lên trên liếp
Sau khi xếp bầu lên liếp, tưới nước để giữ ẩm cho bầu đất và hạt bên trong

17


Hình 4.7: Tưới nước giữ ẩm cho hạt sau khi đã cấy hạt

CHƯƠNG 5: CHĂM SÓC CÂY CON
5.1. Tưới nước:
- Mỗi ngày tưới nước vào sáng sớm và chiều tối
- Chờ cây con mọc lá thật phía trên 2 lá mầm thì tiến hành đo cây
5.2. Sâu bệnh hại:
5.2.1. Khái niệm sâu bệnh hại:
- Sâu hại: là những loài côn trùng gây hại hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng và phát triển của cây và gây thiệt hại đến lợi ích của con người. Sâu
hại cùng với cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng), thú gặm
nhấm,.. tạo thành nhóm những sinh vật hoặc vật gây hại cho cây. Một số loài

-


sâu hại:
• Sâu đục thân, sâu vẽ bùa, dòi đục lá, sâu ăn lá
• Bọ xít muỗi, rệp, rầy, cào cào, châu chấu,…
Bệnh hại: là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động và gây ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây rừng, thậm chí làm cho
cây bị chết và gây ra những tổn thất về kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện

tượng không bình thường đó là bệnh cây.
5.2.2. Các loại bệnh trong quá trình quan sát cây:
- Bệnh thối rễ, chết cây con: bệnh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao do tưới
nước quá nhiều dẫn đến rễ cây bị ngập úng. Nhóm khắc phục bằng cách lập
dàn che cho cây và đục lỗ cho bầu trước khi vào đất.
18


Sâu ăn lá và sâu cuốn lá phát triển mạnh, làm gãy ngọn, một số cây bị ăn mất

-

phần lớn lá, lá bị cuốn lai làm giảm diện tích quang hợp. Biện pháp khắc
phục: các thành viên trong nhóm thường xuyên quan sát tìm bắt sâu và trứng
sâu.
CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ
6.1. Quá trình ươm cây
Bảng 6.1 Quá trình gieo ươm cây Keo Tai Tượng
Thời gian
20/11/2019
25/11/2019
26/11 3/12/2019
6/12  17/12/2019

6/12  17/12/2019

Quá trình
Thu hái
Tách hạt
Ngâm và Ủ hạt
Tưới cây
Theo dõi cây

Số lượng
18 quả
419 hạt
400 hạt
356 bầu
356 cây

6.2. Tỷ lệ nảy mầm tuyệt đối:
Khả năng nẩy mầm (Germination Capacity=GC) hay tỉ lệ nẩy mầm tuyệt đối: là tỉ lệ
phân trăm giữa tổng số hạt nẩy mầm và số hạt “khỏe” còn lại trên tổng số hạt đem
đem kiểm nghiệm vào thời điểm chấm dứt thử nghiệm
GC%=

x 100 =

x 100 = 94,25%

6.3. Thế nảy mầm:
Năng lực nẩy mầm, sức nẩy mầm, thế nẩy mầm (Germination Energy) là tỉ lệ phần
trăm của hạt đã nẩy mầm cho đến lúc lượng nẩy mầm trong ngày đạt đến điểm cực
đại (số hạt nẩy mầm trong 1 ngày) trên tổng số hạt đem thử nghiệm

GE%=

x 100 =

x 100 = 81,75%

6.4. Kết quả quá trình theo dõi cây:
Bảng 6.2 Kết quả quá trình theo dõi sự phát triển của cây
Ngày
17-12



Hmax (cm)
1
2
3

Hmin (cm)
4,5
2,5
3,5

19

1
0,5
1



16/12

15-12

14/12

13/12

12/12

11/12

10/12

9/12

4
1
2
3

3,5
4,5
3
3

1
1
1
0,5


4
1
2
3

2,5
3
2
3

0,75
0,75
0,5
0,5

4
1
2
3

2
3
1,5
2,5

0,5
0,5
0,5
0,5


4
1
2
3

2
2.5
1,5
2

0,5
0,5
0
0,5

4
1
2
3

1,8
1,8
1
1,5

0,5
0,5
0
0


4
1
2
3

1,5
1
0,5
1

0,5
0
0
0

4
1
2
3

1
1
0,5
0

0
0
0
0


4
1
2
3
4

0,5
0,5
0
0
0,5

0
0
0
0
0

20


8/12

7/12

6/12

1
2

3

0,5
0
0

0
0
0

4
1
2
3

0
0
0
0

0
0
0
0

4
1
2
3


0
0
0
0

0
0
0
0

4

0

0

Tổng số cây: 356 cây, thời gian theo dõi: 12 ngày, trong đó:
-

Lô 1: 95 cây

-

Lô 2: 85 cây

-

Lô 3: 89 cây

-


Lô 4: 87 cây

6.5. Nhận xét:
-

Lô 1: cây đạt chiều cao H max = 4,5 H min = 1

-

Lô 2: cây đạt chiều cao H max= 2,5 , H min = 0,5

-

Lô 3: cây đạt chiều cao H max= 3,5 , H min = 1

-

Lô 4: cây đạt chiều cao H max= 3,5, H min = 1

-

Từ kết quả ở trên cho thấy số cây mọc ở các ô có kết quả không chênh lệch
nhiều trong các ô. Số cây chết và không nảy mầm được là do sâu bệnh và do
ngập úng.

6.6. Hình ảnh các lô quan sát thực tế:

21



Hình 6.1: Lô cây thứ nhất

22


Hình 6.2: Lô cây thứ hai

23


Hình 6.3: Lô cây thứ ba

24


Hình 6.4: Lô cây thứ tư

Hết

25


×