Tải bản đầy đủ (.pdf) (754 trang)

Việt nam trong thế giới đang đổi thay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.24 MB, 754 trang )


VIETNAM
TRONG THẾ GIỚI
ĐANG ĐỔI THAY


GS.N G N D . VŨ DƯƠNG NINH
(Chủ biên)

VIẸT NAM
TRONG THẾ GIỚI
ĐANG ĐOI THAY

NHÀ X U Ấ T BẢN ĐẠI HỌC Q U ố C GIA HÀ NỘI


MỤC LỤC
I

I

Trang
Lời mở đầu............................................................................................................................9
Phẩn 1
CHỦ TỊCH HỐ CHÍ MINH VÀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1.

GS.NGND. Vũ Dương Ninh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Đọc lại và suy n g ẫ m ......................... 13

2.



PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà
Nghĩ về hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Hổ Chí Minh............ 25

3.

GS.TS. Phạm Hồng Tung
Xác lập chế độ cộng hòa dân chủ - Một thành tựu vĩ đại của Cách mạng
tháng T á m .............................................................................................................36

4

TS. Đào Thị Diến
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Paris nãm 1946 qua ngòi bút của báo chí Pháp.. 65

5.

PGS.TS. Trịnh vương Hổng
Tầm nhìn Hồ Chí Minh về sự mở đẩu cuộc kháng chiến cứu nước
tháng 12 năm 1946............................................................................................. 73

6.

PGS.TS. Ngồ Minh Oanh
Tháng Tám năm 1945 từ châu Á nhìn về Việt Nam .....................................87

Phần 2
VIỆT NAM VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ BANG GIAO TRUYỀN THỐNG
7.


PGS.TS. Hoàng Khắc Nam
Lý thuyết phê phán: Một số luận điểm về quan hệ quốc t ế ....................... 99

8

ThS. Nguyên Nhật Linh
Quan hệ Việt Nam - Trung Hoa trong bối cảnh Đông Á đầu thế kỷ XV....119


6

I V IỆT NAM TRONG THỂ GIỚI ĐANG Đổl THAY

9.

TS. Đinh Tiến Hiếu
Quan hệ bang giao giữa Đại Việt với Trung Hoa dưới triều đại Tây Sơn
(1789 - 1802)........................... ................ ..................................................... 149

10.

GS.NGND. Vũ Dương Ninh
Nhìn lại quan hệ Pháp - Việt Nam - Trung Quốcnửa sau thế kỷ X IX ....... 166

11.

ThS. Trần Xuân Thanh
Hoạt động khai mỏ của người Hoa ở vùng thượng du miền Bắc ViệtNam
thời Nguyễn ..........................................................................................................188


12.

PG S.TS. Nguyễn Văn Tận
Các cuộc cải cách ở Nhật Bản, Xiêm và Trung Quốc từ nửa sau thế kỳ XIX
đến đầu thế kỷ XX - Một số vấn đề đối sá n h .............................................202

13.

PG S.TS. Đặng Xuẵn Kháng
Vai trò của “Chỉ huy tối cao Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh” (GHQ)
trong phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thê' giới Thứ hai...213

Phần 3

ĐÔNG Á - MỘT KHU vực NHIỂU BIẾN ĐỘNG
14.

GS.NGND. Vũ Dương Ninh
ASEAN - những chặng đường trong nửa thế kỷ (1967 - 2017) ............

231

15.

G S.TS. Nguyễn Cồng Khanh - TS. Nguyễn Anh Chương
Xây dựng cộng đổng Đông Á - Thách thức và các mô hình nhất thể hóa
Đông Á ...............................................................................................................257

16.


PGS.TSKH. Trần Khánh
Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN Său một năm nhìn lại
và hướng tới........................................................................................................ 270

17

PG S.TS. Đinh Công Tuấn
Chiến lược toàn cầu Mỹ - Nga - Trung trong trật tự thế giới mới
và đối sách của Nga ........................................................................................283

18.

PG S.TS. Trấn Nam Tiên
Sự “trỗi dậy” cùa Ấn Độ trong cấn cân quyền lựcmới ở châu Á
và những tác động đến quan hệ Ấn Độ - Việt Nam...................................... 310

19.

PG S.TS. Nguyễn Thu Mỹ - TS. Đàm Huy Hoàng
Đối sách của Singapore truớc sự trỗi dậy của Trung Quốc
từ đầu thế kỳ XXI đến n ay................................................................................. 337


MỤC LỤC I

20

7

TS. Lý Tường Vân

Tác động của chính sách thực dân Anh ở Malaya: Góc nhìn
về sự phát triển kinh tế thuộc địa với vai tròchủthể của ngoại kiều......... 361

Phần 4
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH Đổl MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC T Ế
21.

GS.NGND. Vũ Dương Ninh
Hội nhập quốc tế của Việt Nam - vấn đề đặtra hôm nay .........................383

22.

GS.TS. Phạm Quang Minh
“Lịch sử không cáo chung” - Đổi mới của Việt Nam nhìn từ góc độ
so sánh khu vực..................................................................................................393

23. GS.TS. Trần Thị Vinh
Việt Nam hội nhập ASEAN (1995 - 2016) - Một cách tiếp cận
từ góc độ khu vực................................................................................................. 403
24. PGS.TS. Bùi Hổng Hạnh
Vai trò của các tổ chức quốc tế đối với sự hội nhập của Việt Nam
- Lý thuyết và thực tiễn.......................................................................................429
25.

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Những thành công và bài học của chính sách đối ngoại Việt Nam
trong quan hệ với Mỹ 30 năm qua ...................................................................450

26


PGS.TS. Hoàng Vẫn Hiển - Võ Trẩn Ngọc Minh
Vài nét về quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan từ năm 1992
đến nữa đầu năm 2016....................................................................................... 469

27. TS. Phạm Văn Thủy
Chuyển biến kinh tế - chính trị khu vực Đông Á nửa sau thế kỷ XX
và Đổi mới ở Việt Nam ...................................................................................... 497
28

ThS. Vũ Thị Anh Thư
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và những nỗ lực
của Việt Nam ........................................................................................................511

29

ThS. Trần Trung Hiếu
Giáo dục lịch sử trong tiến trìnhđổi m ới.......................................................... 521


8

I VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI ĐANG Đổl THAY

Phần 5
VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI, BIEN đ ả o
30. GS.TS. Nguyễn Vắn Kim
Biển với lục địa: Biển Việt Nam trong các không gian biển
Đông Nam Á .......................................................................................................533
31. TS. Nguyễn Mạnh Dũng
Biển đảo trong lịch sử, văn hóa Việt Nam- Một cách thức diễn giải khác.......555

32. PGS.TS. Hoàng Anh Tuân
Mạng ỉiiới thương mại nội Á và bang giao Hà Lan - Đại Việt (1601 - 1638)... 577
33. PGS.TS. Trần Thị Mai
Hoạt động phòng thủ trên biển của vương triều Nguyễn (1802 - 1884)... 597
34. GS.TS. ĐỖ Thanh Bình
Từ kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước đến việc tập hợp lực lượng trong công cuộc
bảo vệ biển đảo hiện n ay............................................................................... 611
35. GS.NGND. Vũ Dương Ninh
vể sự kiện ngày 17 tháng 2 năm 1979 trong sách giáo khoa ¡ịch sử .... 628
36. PGS.TS. Lê Trung Dũng
Tiến trình giải quyết vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia
từ năm 1979 đến năm 2013 ......................................................................... 635
37.

PGS.TS. Trần Thiện Thanh
Quả trình thương lượng Nhật Bảti - Mỹ về việc trao trả Ogasawata và Okinawa
cho Nhật B ả n ..................................................................................................... 658

PHẦN KẾT
38.

GS.NGND. Vũ Dương Ninh
Việt l\iam trong vòng xoáy của Trật tự thế giới hai cực.....................................677


LỜI MỞ ĐẦU
T h ế giới đang biến đổi - tin tức hằng ngày cho thây những sự kiện diễn ra
liên tiếp, không ngưng nghỉ trên khắp Trái đất, trong mọi lĩnh vực. Cuộc sống
diễn biến không ngừng, lôi cuốn mọi quốc gia, mọi dân tộc vào vòng quay

của nó. Những làn sóng văn minh nối tiếp từng đựt đưa loài người từ thời đại
văn minh nông nghiệp, trải qua văn minh công nghiệp tiến sang thới đại văn
minh thông tin. Các cuộc cách mạng cóng nghiệp đi từ lần thứ nhất đang bước
vào cuộc cách mạng fân thứ tư. Những thành tựu đó làm thay đổi cuộc sống
vật chất và tinh thân của loài người, tác động đến từng quốc gia, đến mối quan
hệ quốc tế, đến toàn xã hội, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Trong sự biến đổi chung của thế giới, mỗi quốc gia chịu ảnh hưdng như
thế nào và ứng phổ ra sao? Việt Nam luôn phải trả lời câu hỏi đó qua những
giải pháp về đối nội cũng như đối ngoại, đã thành công và chưa thành công,
để lại nhiêu kinh nghiệm có giá trị và đặt ra nhiêu vân đê cần giải quyết.
Trong bôi cảnh đó, công trình 'Việt Nam trong t h ế giới đang đổi thay
tiêp cận từ góc độ khoa học lịch sử tìm hiểu, phân tích và nêu lên suy
nghĩ về những ngày đã qua và năm tháng sắp tới. Cuốn sách được chia
làm 6 phần theo các chủ đề sau đây:
Phần 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam phân
tích nhĩừig nét lớn trong tư tưởng và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
qua những sự kiện lịch sử trọng đại và lời căn dặn tâm huyết trong Di chúc
của Người.
Phân 2: Việt Num và c á c mối quan hệ bang giao truyền thông đê cập từ
lý thuyết chung về quan hệ quốc t ế đến các mối bang giao truyền thống
giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Phần 3: Đỏng Á - Một khu vực nhiều biển động đi sâu vào các mối quan
hệ thời hiện đại ở khu vực Đông Á, chủ yếu là hoạt động của ASEAN trong
nửa thế kỷ, bước chuyển từ Hiệp hội đến Cộng đồng.


10

I VIỆT NAM TRONG TH Ể GIỚI ĐANG Đổl THAY


Phân 4: Việt Nam trong tiến trình đ ổi mới và hội nlìập quốc tẽ đê cập đốn
đường lối, tiến trình và những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.
Phân 5: Việt Nam và vân dề biên giới, biển đ ả o bàn vê không gian biển,
ý thức vồ hiển và công cuộc phòng thủ biển đảo trong lịch sử; đồng thời
phân tích những căn cứ lịch sử cho việc hoạch định biên giới Việt Nam ở
phía B ắc và phía Tây Nam.

Phần Kết khép lại cuốn sách với bài phân tích “ Việt Nam tronu vòng
xoáy của Trật tự thê giới hai cự c", điểm lại những bước đi của cách mạng
Việt Nam trong môi liên hệ quốc tế qua những giai đoạn trước, trong và sau
Chiến tranh lạnh, xuyên suốt từ đầu thê kỷ X X đến đâu thế kỷ XXI.
Công trình Việt Nam trong thê giới đang đ ổi thay là sự đóng góp kết
quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học công tác tại các trường đại học và
viện nghiên cứu ở Việt Nam. Vù cũng là tấm lòng Ưu ái của các tác giả dành
cho cá nhân tôi - người chủ biên - coi như món quà mừng sinh nhật lần
thứ 80. Với ý nghĩa đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đôi với sáng kiến
của Bộ môn Lịch sử T h ế giới, Khoa Lịch sử và Khoa Quốc tế học - Trường
Đại học Khoa học X ã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc
xuất bẩn công trình khoa học này. T ồ i chân thành cảm ơn các tác giả những bạn đông nghiệp, các cựu sinh viên và nhiêu nhà nghiên cứu đã gửi bài với ý nghĩa như một lời chúc mừng tốt đẹp. Tôi đặc biệt cảm
ơn G S .T S . Nguyễn Văn Kim. P G S .T S . Hoàng Khắc Nam. T S . Nguyễn
Mạnh Dũng, TS. Phạm Văn Thủy và ThS. Vũ Thị Anh Thư đã góp phần
tích cực cho việc tổ chức bản thảo. Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để cuốn sách ra
mắt bạn đọc.
Cuốn sách gồm kết quả nghiên cứu của nhiêu tác giả được xây dựng trên
tinh thần “ hoan nghênh sự đồng thuận và tôn trọng sự khác biệt”. Đó cũng có
thể là những gợi mở, trao đổi học Ihuật cho các nhà nghiên cứu. Trong quá
trình biên soạn, mặc dù các tác giả đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn cuốn sách
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lân tái

bản sau.

Trân trọng cỏm ơn!
Hà Nội, tháng 7/2017
Chủ biên
GS.NGND. Vũ Dương Ninh


Phần 1

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VÀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG
VIỆT NAM



DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH Hố CHÍ MINH - BỌC LẠI VÀ SUY NGẪM






GS.NGND. Vũ Dương Ninh
Đã 48 năm kể từ ngày Chủ tịch Hổ Chí Minh rời xa chúng ta, đi vào
cỏi vĩnh hằng. Bản Di chúc' của Người để lại vẫn là lời nhắc nhở cho cuộc
sống hôm nay và có giá trị lâu dài trong tiến trình dựng xây và bảo vệ đất
nước. Không khỏi bùi ngùi cảm động khi đọc lại những trang bản thảo với
bút tích của Người cùna những dòng gạch xóa, những đoạn viết bàng mực
xanh, mực đỏ mà vào mỗi tháng năm từ 1965 đến 1969, Người xem lại, sửa

chữa, bổ sung. Điều đó thể hiện sự lo lắng, bãn khoăn của Người về những
công việc của Đảng, của đất nước và cả “ việc riêng”. Tưởng nhớ công ơn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta ôn lại những điểm chính trong Di chúc
và suy nghĩ vê những vân đề đang đặt ra trong công cuộc Đổi mới hôm nay.
1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bút viết Di chúc vào tháng 5/1965 khi đất

nước đứng Irước những thách thức vô cùng hiểm nguy. Đã hớn 10 năm kể từ
ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, Việt Nam bị tạm thời chia cắt
theo vĩ tuyến 17. Đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành hiệp
thương tiến tới thống nhất không được chính quyên Việt Nam Cộng hòa tiếp
nhận. Đ ế quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu, nguy cơ chiến iranh ngày càng lộ
rõ. Sau thất bại của chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”, từ năm 1964 - 1965
giới cầm quyền Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ, đổ quân
trực tiếp vào miền Nam. đồng thời gây ra “ sự kiện vịnh Bắc B ộ" để lấy cớ
tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Do vậy, đã xuất hiện “ tình hình cả
HỒ C hi Minh toàn tập, Tập 15. Nxb. Chính irị Quốc gia, H., 2 011, tr. 605-624.
Trong hài viết này, các đoạn trích trong Di chúc (bao gồm c â c bàn thảo và bản cuối cùng) sẽ để
trong ngoặc kép và không chú thích s ố trang.


14

I VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI ĐANG Đổl THAY

nước có chiến tranh”, trong đó “ miền Nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền Bắc
vẫn là hậu phương lổn nhưng nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng, vừa
trực tiếp chiến đâu, vừa chi viện cho tiên tuyến miên Nam" . Cuộc chiến diễn
ra ác liệt, trải qua các chiến dịch mùa khô 1965 - 1966. 1966 -1967 rồi đến

cuộc Tổng tiến công Mậu Thân buộc đối phương phải ngôi vào bàn đàm phán
Paris. Ngày 17/7/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu “ Không có gì
quý hơn Độc l ậ p - T ự do”, kêu gọi toàn Đảng, toàn quân và loàn dân quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Tinh thân quyết chiến quyết thắng thâm nhuần trong các bản thảo Di

chúc: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào
ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết
tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”. Người gửi gắm niềm tin vào
thắng lợi cuối cùng: “Dù khó khăn gian khổ đến mây, nhân dân ta nhât định
sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đ ế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ
quốc ta nhất định sẽ thống nhất”. Đến bản thảo cuối cùng sửa vào tháne
5/1969, Người khẳng định: “Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù
phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiêu hơn nữa, song nhất định tháng lợi hoàn
toàn. Đó là một điêu chắc chắn

Lặp lại những từ nhất định để đi đến kết

luận một điều chắc chắn, Chú tịch Hổ Chí Minh đã thê hiện tầm nhìn chiến
lược và niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến
cứu nước. Và cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam cả hai
miền Nam - Bắc đã thực hiện đúne lời di huấn của Người “ đánh cho Mỹ
cút” với bản Hiệp định Paris năm 1973 - quân Mỹ phải rút hoàn toàn khôi
Việt Nam; “đánh cho ngụy nhào” - chính quyền Sài Gòn sụp đổ năm 1975.
Từ đó hai miền đất nước thống nhất đúng như lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong năm đầu thành lập Nhà nước Việt Nam Dán chủ Cộng hòa:
“ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có
thể mòn, song chân lý ây không bao giờ thay đổi"’.
Đáng Cộng sản Việt Nam, Vân kiện D àng toàn tập, Tập 26, Nxb. Chính trị Quốc gia. H., 2003, tr. 108



DI CHÚC CÙA CHỦ TỊCH Hổ CHÍ MINH - ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM I

15

Nhà nước thống nhất Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành,
song cho đến hôm nay, người dân Việt Nam vẫn chưa được hưỏng một nên
hòa bình trợn vẹn. Đã xảy ra cuộc chiến tranh lân chiếm của bè lũ Khmer Đỏ

ỏ biên giới Tây Nam. cuộc tiến công xâm lược của quân Trung Quốc ồ biên
giới phía Bắc, biển Đông nổi sóng với tham vọng chủ quyền “ hình lưỡi bò”
của chính quyền Bắc Kinh cùng những vụ chiếm đóng và quây rối biển đảo.
Tinh hình ngày nay đã khác trước rất nhiều song nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ vẫn không hề thay đổi. Chân lý “ Không có gì quý hơn
Độc lập - Tự do” vẫn là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hổ Chí Minh, chỉ đạo
xuyên suốt cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Niêm tin “ nhất định thắng
lợi ” trong Di chúc của Người mãi là nguồn động viên mạnh mẽ cho các thế hệ
quyết tâm bảo vệ biển đảo và đất liền của Tổ quốc Việt Nam.
2.

Là người sáng lập và lãnh đạo Đảng trong quá trình cách mạng, Chủ

tịch Hồ Chí Minh nhân mạnh trong các bản thảo Di chúc: “ trước hết nói về
Đảng”,“ việc cần làm trước tiên ià chỉnh đốn lại Đáng”. Người nhân mạnh
những nội dung chính trong việc chỉnh đốn Đảng bao gồm:
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân
ta, “các đông chí lừ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn
kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”;
Thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh phê bình
và tự phê bình, qua đó “ phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”;

Phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm

chính, chí công vỏ tư, giữ gìn Đảng thật trong sạch, xứng đáng là người
lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân;
Phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, “ bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và
rất cần thiết”.
Từ đó, Người kết luận với niềm tin “Làm được như vậy thì dù công việc
to lớn đến mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi


16

I VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI ĐANG Đổl THAY

Có thể nói di huấn của B ác về việc chỉnh đốn Đảng gói gọn trong ba
việc: đoàn kết - dân chủ - liêm chính. Mỗi đảng viên, mỗi tổ chức Đảng từ
chi bộ đến Trung ương thực hiện được ba điều ấy thì Đảng sẽ giành được
lòng tin cậy của nhân dân. Lịch sử của thời kỳ hoạt động bí mật đâu tranh
giành chính quyền, của hai cuộc kháng chiến cứu nước, của những năm đàu
sau hòa bình thống nhất đất nước đã minh chứng chân lý đó. Và ngày nay,
ở nơi nào chi bộ vững mạnh, đảng viên trong sáng thì người dân vẫn giữ
trọn niềm tin.
Nhưng tiếc rằng, qua nhiều kỳ Đại hội, mặc dù Đảng đã nghiêm khắc
kiểm điểm, đã ra lời cảnh báo nhưng cuộc sống thực tế đặt ra nhiêu vấn đề
đáng lo ngại. Đại hội Đảng lần thứXII (tháng 1/2016) một lân nữa chỉ ra “ bốn
nguy cơ ” vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp như tham nhũng, lãng phí.
diễn biến hòa bình và nhữriíỉ biểu hiện “ tựdiễn biến”, “ tựchuyển hóa” trong
nội bộ'. Hậu quả tai hại của những khuyết điểm đó là “ làm cho Đảng ta chưa
thật sự trong sạch, vững mạnh, làm giảm niêm tin của cán bộ, đảng viên và

nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và ch ế đ ộ”2. Trong cuộc sống hôm nay. đôi
khi nghe lời phàn nàn vì sao trong chiến tranh người ta có thể sẻ chia ngọt bùi,
đắng cay, thậm chí giành nhau sự hy sinh mà trong thời bình, những người
đồng chí năm xưa lại không nhường nhau một lợi ích, lại tranh giành, kèn cựa
có khi trở nên thù địch. Có Ihể đổ lỗi cho tác động xấu của kinh tế thị trường
chăng? Rõ ràng không phải cái gốc là do cuộc đâu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân bị coi nhẹ, ngày nay hình như ít người nói đến.
Trong cuộc đấu tranh chống iham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước,
đứng trước vành móng ngựa, không chỉ có những cán bộ cấp thấp, những nhàn
viên bình thường mà nhiều người đã một thời quyền cao chức trọng, giữ nhiều
vị trí lớn trong các cấp ủy, các cấp chính quyền. Chính họ đã chiếm đoạt
hàng trăm, hàng ngàn lỷ đồng, được tích lũy bởi mồ hôi, công sức của ngàn
vạn người lao động sống trong cảnh vất vả, thiêu thôn. Nhìn thẳng vào sự
1

2

Đáng Cộng sản Việt Nam, Vân kiện D ại hội đ ạ i biểu toàn qu ốc lẳn thứ x u . Nxb. Chính trị Quốc gia.
H., 2017. ir. 68. Chú thích: từ năm 1994, Đảng đà xác định 4 nguy cư irước mắc là: nguy cơ tụt hậu xa
hớn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nehìa; nạn tham nhùng và các tộ nạn xà hội: âm mưu
và hành động ’diễn biến hòa bình" cỏa các thế lực thù địch.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Vếĩn kiện D ại hội d ại biểu toàn q u ốc lần ihứXIL Nxb. Chính trị Quốc gia. H-,
20J7.tr. 197.


DI CHÚC CÙA CHỦ TỊCH Hổ CHỈ MINH - ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM I

17

thật, Đại hội Đảng lần thứ XII một fân nữa nêu lên “ tình trạng suy thoái vê tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đẳng
viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn
xã hội còn diễn biến phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm
trọng”'. Do vậy Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa X II) xác
định: “ Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp
cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức
sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự
giác thực hiện”2.
Thực trạng biến chất, suy thoái của một bộ phận cán bộ. đảng viên,
nhất là những người nắm nhiêu chức quyền cho thấy ý nghĩa mối quan tâm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt rèn luyện đạo đức cách mạng. Ngay từ
tài liệu đâu tiên huấn luyện thanh niên Đường kủch mệnh (1927), Người đã
nêu mục “ Tưcách người cách m ạng”. Đến khi thành lập Nhà nước Dân chủ
Cộng hòa, trong nhiều bức thư gửi chính quyền nhân dân các địa phương,
Người cảnh báo những thói hư, tật xấu của “ các quan cách mạng” và vợ
con họ. Ngay trong năm đầu của cuộc kháng chiến gian khổ, Người viết hẳn
một tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm
của cán bộ, nhắc nhở việc tu dưỡng đạo đức cách mạng và nêu lên những
việc cân phải tiến hành. Đặc biệt, trong bài viết “ Nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969)', Người phân tích sâu sắc nguồn
gốc và tác hại của chủ nghĩa cá nhân, nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng.
Xem vậy để thây rằng điều quan tâm hàng đầu và xuyên suốt của Chủ tịch
Hồ Chí Minh chính là việc xây dựng Đảng và việc tu dưỡng đạo đức cách
mạng của từng đảng viên. Người đã nhìn thấy trước rằng “ Một dân tộc, một
Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không
)
2
3

Đảng Cộng sản Việl Nam. Víỉn kiện Đ ại h ộ i d ại biểu loàn q u ốc lẩn thứ XII. Nxb. Chính trị Quốc

gia, 11, 2017, tr. 61.
Báo Nhân (lân ngày 15/10/2016.
Chuẩn bị bài viết dài 2 trang nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, Bác yêu câu gửi bản thảo của
Bác đến các ủ y viên Bộ Chính trị để lấy ý kiến đóng góp, các đồng chí đồu có phdn hồi. Điều đó
cho thây lầnì quan trọng của vấn đ'ê B á c nêu lên. Báo Nhân dân số 5 409 ngủy 3/2/1969 đăng trang
trọng bài viết ký hút danh T L (tham khảo bài viết của Nguyền Thị Quang, Chu Ngọc Lan trong cuốn
v'ê tác phấm Nâng c a o đ ạ o đức c á c h nuing. quét sạch chù nghĩa cá nhân. Nxb. C hính trị Q uốc gia,

H.. 2015. tr. 21-22).

;

Đ A ! HQ C Q . J Q C QIA H A ¿

0]

“ Ị

; rrcuNG ỈẦM t h ô n g tin t h ư v ỉè n


18

I VIỆT NAM TRONG THỂ GIỚI ĐANG Đổl THAY

nhất thiết hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,
nếu lòng dạ không trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”'.
3.

Chiến tranh sẽ qua đi, hòa bình được lập lại, trong Di chúc , Chủ tịch


Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ kiến thiết đất nước với niềm tin: “ Còn non.
còn nước, còn người; thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” . Để
thực hiện nhiệm vụ xây dựns đất nước “ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, có ihể
thấy được trong lời căn dặn của Naười những công việc chính sau đây:
Một là phải “chuẩn bị mọi mặt để thống nhất Tổ quốc”. Từ “ thống nhất
Tổ quốc” được viết mực đỏ. Và cả đoạn này được đánh dấu bằng một gạch đỏ
dọc theo lề. Hai là phải “ mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế
quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man”. Ba là “ Đảng cần
phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng
nâng cao đời sống của nhân dân”. Người nhắc nhở: “Chúng ta phải có k ế
hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm".
Người dành hẳn một đoạn: “ ở đây nói về k ế hoạch xây dựng lại thành phố và
làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh”. Người chỉ ra những
việc phải làm về kinh tế, vệ sinh, y tế, giáo dục và quốc phòng.
Quan điểm nhân dân là một điểm sáng trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
được ihê hiện rõ nét trong tất cả các bản thảo Di chúc cũng như trong cuộc
đời hoạt động của Người. Điều đó được phản ánh trên 2 mặt:
Một mặt là niềm tin vào nhân dân, thấy hết sức mạnh của nhân dân:
“ nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cân cù ” và nêu bật “ sự gắn
bó của nhân dân với Đảng”, “ từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi
theo Đảng, rất trung thành với Đảng”.
Mặt khác là nhiệm vụ chăm lo cho nhân dân bởi vì “ Đầu tiên là công
việc đối với con người”. Trong bản thảo tháng 5/1968. Người vạch ra kế
hoạch sau chiến tranh đối với những người đã đóne góp phân xương máu
cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Đây là một dự án tỉ mĩ tính
đến từng đối tượng: thương binh, gia đình liệt sĩ, bộ đội, thanh niên xung
1

HỒ C h i Minh toàn tập, Tập 15, N xb. Chính trị Quốc gia, H.t 2 0 1 !, tr. 672.



DI CHÚC CÙA CHÙ TỊCH Hổ CHÍ MINH - ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM I

19

phong, phụ nữ. nông dân và cả những người là nạn nhân của chế độ xã hội
cũ. ở đây, sự quan tâm của Người vừa có ý nghĩa đền đáp công lao trong
kháng chiến, vừa tạo điều kiện có công ăn việc làm và được học hành để
bồi dưỡng cho họ năng lực góp phần xây dựng đất nước. Đặc biệt là dự kiến
miễn thuế nông nghiệp I năm cho hợp tác xã “ để đồng bào hỉ hả, mát dạ,
mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.
Thực hiện Di chúc, ngay từ những ngày đầu tiên của tiến trình Đổi mới,
Đảng đã xác định “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt
tư tưởng “ lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân lao động”1. Điêu này được coi là bài học kinh nghiệm hàng đâu trong 4
bài học cơ bản mà Đại hội VI nêu lên để định hướng cho công cuộc Đổi mới.
Cuôc chiến đấu xóa đói giảm nghèo đạt được một số thành tựu, những chính
sách đền ơn đáp nghĩa những người có công với cách mạng luôn được quan
tâm, nhiêu chế độ đãi ngộ đã được thực thi đối với thê hệ cháu con, song còn
bê bộn biết bao công việc chưa làm tốt, chưa làm xong để nâng cao đời sống
nhân dân, để tiến đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Điêu Bác
dạy “ Đầu tiên là công việc đối với con người” vẫn là lời nhắc nhở đôi với các
chính sách xã hội, các tổ chức quân chúng và cả với phương cách ứng xử hăng
ngày trong cộng đồng dân cư ở phố phường, thôn xóm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy trước những khó khăn trong việc thực
hiện kê hoạch thời hậu chiến, đó“ là một cuộc chiến đấu chống lại những gì
đã cũ kỹ hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Đứng trước “ cuộc
chiến đấu khổng lồ này”, Người đặt tất cả niềm tin vào nhân dân và đề ra
nhiệm vụ “ cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa

vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. Quả là những điều dự háo thiết thực,
những lời cảnh tỉnh nghiêm khắc. Đã có biết bao tấm gương lao động sáng
tạo vươn lên tự hoàn thiện bản thân mình, đồng thời đóng góp cho sự nghiệp
Đổi mới. Những thành tựu đạt được ngày nay chính là nhờ vào công sức của
quần chúng nhân dân, từ những cải tiến của bao người nông dân tiên tiến,
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đ ại h ội đại biểu Đàng toàn qu ốc lần thứ VI. Nxb. Sự thật, H 1987,
ư. 29.


20

I VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI OANG Đổl THAY

những sáng kiến của đội ngũ công nhân hiện đại cho tới những phát minh
của tâng lớp trí thức luôn tiếp cận cái mới cùng những đổng góp của các
nhà doanh nghiệp đầy năng động. Nhưng ngược lại, trong cuộc đấu tranh
cho một xã hội âm no, công bằng cũng có không ít người đã từne đù ne mãnh
trong lửa đạn nay lại đầu hàng trước những cám dỗ của đồng tiền, khôn«
vượt được những tính toán sai lâm đổ rơi vào vòng phạm pháp, xa rời nhân
dân, cấu thành những tập đoàn quan liêu hại dân, hại nước. Luật pháp đã
trừng trị họ song đau xót thay khi biết rằng trước đó. họ cũng là những có 111»
dân iương thiện, những đảng viên trong sáng, những chiến sĩ đũnẹ cảm,
những cán bộ mẫu mực. Rõ ràng “ cuộc chiến đâu khổng lồ” mà Người liên
đoán thật sự không kém phần gian nan và không loại trừ một ai.
Từ trong nội dung tư tưởng Hổ Chí Minh, quan điểm nhân dân nổi lên
rõ rệt vừa về lý trí, vừa về tình cảm. Nhân dân được nhìn từ hai phía: vừa là
động lực của cách mạng, nguồn sức mạnh quyết định mọi thắng lợi, nguồn
lao động xây dựng nên xã hội mới to đẹp hơn, đàng hoàng hơn; vừa là đối

tượng phục vụ của cách mạng, cách mạng phải giành cho họ quyền làm chủ,
quyên tự do, phải đem lại cho họ quyên hưởniỉ những lợi ích vật chất và tinh
thần vốn là sản phẩm do trí tuệ và sức lao động của chính họ. Cũng nên nói
thêm rằng nhân dân chính là người kiểm định công tâm và nghiêm khắc
phẩm chất người cán bộ cũng như chất lượng các công trình. Cho nên, cách
mạng phải thật sự dựa vào nhân dân, phát động nhân dân, đông thời mang
lại quyền lợi cho nhân dàn: quyền con người và quyền công dàn, quyền
được ăn no mặc ấm, dược học hành, quyền hưởng hạnh phúc như Tuyên

ngôn Độc lập đã khẳng định, như điêu mong ước của Người: “ Tôi chỉ có
một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do. đôn2 bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành”'.
4.

Trong bản thảo đầu tiên viết năm 1965, Chủ tịch Hổ Chí Minh dành

phần cuối của Di chúc viết một đoạn “Về việc riêng”. Đến năm 1968, “ tôi
I

HỒ Chi Minh toàn tập, Tập 4. Nxb. Chính trị Quốc gia, H.. 201 i . Ir. 65.


DI CHÚC CÙA CHỦ TỊCH Hổ CHÍ MINH - ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM I 21

vừa 78 tuổi, vào lớp người trung thọ”, Người lại đưa đoạn này lên đầu bản

Di chúc , trước khi đê cập đến những vấn đc chung của đất nước.
Viết là “ việc riêng" nhưng nội dung lại chính lại là những công việc
chung, những điều cần làm sau khi Người qua đời. Trước hết là “ chớ nên tổ

chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân
dân”. Chỉ với một dòng ngắn ngủi nhưng lời dặn dò của Người chứa đựng
tấm lòng thướng yêu nhân dân sâu sắc, không muốn vì mình mà người dân
phải “ lãng phí thì giờ và tiền b ạ c”.
Người đưa ra ycu cầu “ thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng” vì làm
như vậy, "đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng”
và “ khi ta có nhiêu điện, thì điện táng lại càng tốt hơn”. Nhìn lại những
năm 60, (ì nước ta chưa có tục hỏa táng nhưng Người đã thấy trước vấn đ'ê.
Đến nay, từ những năm đầu thế kỷ X X I, điện táng đã dần dần trỏ thành phổ
biến, trước hết là ỏ các thành phố lớn.
Trong bản thảo đầu tiên, Người gợi ý “Tro xương thì tìm một quả đồi
mà chôn. Gân Tam Đảo, Ba Vì hình như có nhiều đồi tốt”. Phải chăng Người
đã nhắm đến một địa điểm thích hợp mà ngày nay được là Khu di tích K9
(Đá Chông). Người còn dặn: “ Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống
nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đông bào miền Nam”. Thật đúng như
Người đã từng thổ lộ: “ Đồng bào miền Nam luôn ỏ trong trái tim tô i”. Cho
đến khi chuẩn bị đi xa, Người vẫn không quên nhắc tới đồng bào nơi chiến
tuyến, với di cốt của mình, Người coi như vẫn đang ở bèn các chiến sĩ và
nhân dân yêu quí.
Đến bản thảo viết năm 78 tuổi, nghĩ tới tấm lòng của đồng bào cả nước
trong điều kiện non sông bị chia cắt, Người đưa ra giải pháp “ Tro thì chia làm
ba phần, bỏ vào ba cái hộp sành” dành cho ba miên của Tổ quốc. Những hộp
tro đó được chôn trên quả đồi, “ không nên có bia đá tượng đồng”, mà nên xây
một ngôi nhà giản đơn, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng
có chỗ nghỉ ngơi. Ở đó “ nên có kế hoạch trồng cây ”, ai đến thăm thì trồng


22

I VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI ĐANG Đổl THAY


một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phoniỉ
cảnh và lợi cho nông nghiệp. Quả là một dự định có ý nghĩa sâu sắc, vừa đáp
ứng tình cảm trong lòng dân, vừa đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước. Đó là
một kê hoạch đây ý tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người luôn
nghĩ cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau.
5.

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn quân

và toàn dân Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi cuộc khán" chiến cứu nước,
thống nhất hai miền Nam - B ắc; bảo vệ thành công biên giới của Tổ quốc

ở phía Tây Nam và phía Bắc, ngày đêm gìn giữ biển đảo. bảo vệ chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ. Ba mươi năm thực hiện đường lối Đổi mới đã khôi
phục và kiến thiết đất nước “ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”; cải thiện rõ rệt
đời sống của nhân dân và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế. Đó là một thực tê không thể phủ nhận.
Song có thể thấy ở đây dự báo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
những khó khăn đang chờ đợi phía trước. Sau ngày chiến Ihắng, khá phổ
biến từ cán bộ đến người dân một suy nghĩ đánh Mỹ được thì những việc
khác có gì không làm dược. Tư tưỏng chủ quan, nóng vội đã phải trả giá đắt
cả về mặt đối ngoại và đối nội. Đất nước bị bao vây cô lập. nền kinh tế
kiệt quệ, “ nhiều nhu câu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống
vật chất và văn hóa chưa được bảo đảm ”. Do vậy, mục tiêu đầu tiên về
kinh tế - xã hội đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mới chi là
“ sản xuất đủ hàng tiêu dùng và có tích lũy”, “ bảo đảm ăn đủ no, có thêm
dinh dưỡng, mặc đủ ấ m ...”1. Từ xuất phát điểm rất thấp như vậy, ba mươi
năm Đổi mới (1986 - 2016) đã đưa đất nước tiến lên vê mọi mặt: “ Đất
nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở

thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc t ế ”. Nhưng “ một số chỉ tiêu kinh
tế - xă hội chưa đạt k ế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn
đấu để đến năm 2020 nước ta cci bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
I

Đảng C ộne sản Việt Nam, Vứn kiện Đ ại h ộ i đ ạ i biểu Đ ảng toàn q u ốc lần thứ Vỉ. Nxb. Sự thậl,
H., 1987, tr. 1 8 ,4 3 .


DI CHÚC CÚA CHỦ TỊCH Hổ CHÍ MINH - ĐỌC LAI VÀ SUY NGẪM I 23

hiện đại không đạt được”'. Rõ ràng, cho đến hôm nay, nguy cơ tụt hậu vẫn
là hiện hừu, vẫn là điều cảnh báo nghiêm khắc. Có rất nhiều công việc phải
làm, thực hiện k ế hoạch phát triển kinh tế và xã hội, giáo dục và văn hóa.
Hơn bao giờ hết, chúng ta nhớ lại lời nhắc nhở của Người: “ việc cần
làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”, “ đầu tiên là công việc đối với con
người”. Người nhân mạnh, những công việc trên là “ rất to lớn, nặng n ề ”, là
“ cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái
mới mẻ tốt tươi”. Người coi đó là "cuộc chiến đấu khổng lồ ” mà nhân tố
dẫn đến thành công chính là “ dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
Tiếp bước trên con đường Đổi mới. rất rõ ràng cuộc chiến đấu chông
lại những gì cũ kỹ, hư hỏng trong mỗi con người, mỗi tổ chức Đảng, mỗi
cộng đồng cư dân đều là cuộc chiến đấu khổng lồ, rất to lớn và nặng nề.
Đảng luôn quan tâm đến nhiệm vụ trọng đại này song để những di huấn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành hiện thực, không gì khác là phải thật sự dựa
vào nhân dân, phát huy quyền dân chủ và sự đóng góp trí tuệ của nhân dân,
đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh
yêu cầu quán triệt tư tưởng “ lấy dân làm g ố c”, bộ máy chính quyên cũng
luôn nhấn mạnh tinh thần “ của dân. do dân, vì dân”. Trên tinh thần đó,

Đảng đã từng nêu chủ trương làm cho “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”, song phải chăng còn thiếu một v ế là "dân hưởng"? Khi nhữns
thành quả của quá trình trên (biết, bàn. làm, kiếm tra) không thuộc vê người
dân mà rơi vào túi quan tham như đã và đang diễn ra thì quá trình dân chủ
hóa chỉ dừng lại trên khẩu hiệu! Cuộc vận động “ Sống, học tập và làm việc
theo gương Chủ tịch Hổ Chí Minh” đạt nhiều kết quả nhưng phải chăng
chưa được như mong muốn? Có lẽ cân một sự phân tích thực trạng xã hội từ
góc độ khoa học, trở lại kinh nghiệm lịch sử về thời hưng thịnh và suy vong
của các triều đại, tìm ra nguồn gốc về mặt tâm lý, kinh tế và xã hội thay vì
chỉ thu hẹp trong những đợt vận động chính trị. Cha ông ta đã từng nói: “ Chở
thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi), “ Dân là dân nước,
I

Đảng Cộng sản Việt Nam, Vân kiện Đ ại h ội đ ạ i hiểu Đảng toiuì qu ôc lần thứ x a , Nxb. Chính trị
Quốc gia. H.. 2016. t r .6 5 ,60.


24

I VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI ĐANG Đổl THAY

nước là nước dân, được lòng dân thì sống, không được lòng dân thì ch ế t”
(Phan Bội Châu). Đó là những bài học lịch sử, đồng thời là những lời nhắc
nhở cân được lưu tâm.
*
*

*

Khép lại những trang Di chúc, điều cảm nhận trong mỗi người Việt

Nam chúng ta là tình cảm thiêng liêng của Chủ tịch Hổ Chí Minh dành cho
đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế. Người có ý định đến ngày thắng lợi
sẽ đi khắp hai miền Nam - Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ,
để thăm hỏi các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên, nhi đồng. Người cũng sẽ
đi thăm và cảm ơn nhân dân các nước đã ủng hộ và giúp đcỉ cuộc kháng
chiến của nhân dân ta. Người “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân,
toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng” và
gửi lời chào thân ái đến bạn bè quốc tế. Đón nhận tình cảm cao quý và sâu
đậm, rất cần một sự quyết tâm cao hơn nữa để thực hiện irọn vẹn Di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tháng 5/017


N6HĨ VỆ HÀNH TRÌNH 30 NẪM tìm fltf0NG cữu NƯ0C
CỦA HỐ CHÍ MINH
PGS.TS. Nguyễn M ạnh H à'

MẤY Đ i ề u ĐẶC B IỆ T CỦA CHUYÊN

đi l ịc h s ử

Một là, về hướng đi
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài
Gòn ra đi tìm đường cứu nước. Điều khác biệt và cũng đặc biệt là Người
không làm theo cách thức cũ, hướng cũ mà các bậc cha anh thường làm.
Lần xuất dương đầu tiên của người thanh niên xứ Nghệ này lại nhằm phương
Tây, khác với con đường truyền thông đi sang phương Đông của các bậc
tiền bối. Người từng viết: Hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp - điều đỏ rất
nguy hiểm, chẳng khác gì “ đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

Sau này, trong dịp trò chuyện với những người đồng chí của mình,
Chủ lịch Hồ Chí Minh nói rằng Người tôn trọng và đánh giá cao tinh thần
ái quốc của các thế hệ đi trước nhưntĩ Người không đồng tình sự lựa chọn
đó bởi không mang lại hiệu quả. Trả lời một nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông về sự lựa chọn của mình, Người nói: Nhân dân Việt Nam, trong đó có
cả ông cụ thân sinh ra Người, lúc đó thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp
được Việt Nam thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp? Có người cho
rằng nhờ người Anh, có người nói nhờ người Mỹ. Tôi (Hồ Chí Minh - TG)
thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem họ làm ăn ra sao, tôi
*

Viện trưởng V iện Lịch sử Đàng. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.


26

I VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI ĐANG Đổl THAY

sẽ trở về giúp đồng bào tôi'. Chuyến đi của Người sang phươna Tây là một
sự kiện mới rất đặc biệt chưa từng xảy ra.
Hai là, mục đích của chuyến đi
Khác với các thế hệ cha anh trước đây thường xuất dương sang phương
Đông, lên phương Bắc đ ể cầu viện, đ ể học hỏi, đ ể tập hợp lực lượng, đ ể đ ào

tạo cán bộ, nhân lực đưa về nước tổ chức hoạt động; chuyên đi của Nguyễn
Tất Thành lại nhằm tìm ra con đường cứu nước ở chính đất nước đang áp
đặt ách thống trị Việt Nam. Người muốn đến tận nơi để hiểu rõ hơn câu
khẩu hiệu - tiêu chí của cuộc Cách mạng Tư sản: "T ự do - Bình đẳng - Bác
á i” được Chính phủ Pháp thực hiện như thế nào ở chính quốc và lý giải tình
cảnh người dân Việt Nam đang phải chịu đựng dưới sự đàn áp, bóc lột của
thực dân, tư bản Pháp.

Với trí tuệ mẫn tiệp, Người quan sát, suy nghĩ vê các trào lưu yêu nước,
dân tộc, các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục trong nước nhưng đều không
thành công, đặt ra câu hỏi cần phải có lời giải đáp đó là vì sao các phong
trào, cuộc vận động, các cuộc khởi nghĩa đó thất bại? Nếu vẫn theo suy nghĩ
cũ, phương cách cũ, chắc chắn kết cục cũng không thay đổi. Vì thế, vấn đê
đặt ra là phải tìm hướng đi mới, đối tượng mới, cách thức mới và cả lực lượng
mới; phải có sự kết hợp giữa lực lượng ở trong nước với lực lượng ở bên
ngoài, với sự giúp đỡ của các nước thì sự nghiệp cứu nước mới có kết quả.
Với suy nghĩ như vậy, Người đã lên đường.
B a là, cuộc ra đi của Người chỉ đơn độc một mình
Đây là điều đặc biệt với một người thanh niên chưa từng ra nước ngoài,
với hành trang chỉ có đôi bàn tay voi V chí quyết tâm mãnh liệí. Chúna »ôi
cũng chưa có được tư liệu chứng minh trước khi lên tàu xuất dương, Người
có trò chuyện, xin phép người cha thân yêu - cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc
(còn gọi là Nguvễn Sinh Huy (1862 - 1929) - về mục đích chuyến đi hay
1

HỒ C h ỉ M inh - B iên niên tiểu sử, Nxb. Chinh trị Quốc gia. H.. 1993, tập l, tr.46.


NGHĨ VỂ HÀNH TRÌNH 30 NĂM TÌM ĐƯỜNG

cứu Nước CỦA

Hổ CHÍ MINH I 27

không, hay đây chính là ý định đã được nung nấu từ lâu và Người tìm mọi
cách thực hiện cho được, kể cả sự không đồng ý của gia đình?
Có ý kiến cho rằng chuyến xuất dương của Người mục đích ban đầu
chỉ nhằm để kiếm sống và thỏa mãn ý thích phiêu lưu đi đây đi đó của

tuổi trẻ.
Cũng có ý kiến cho rằng, do cụ Phó bảng Nguyễn Sinh s ắ c bị cách
chức, sau đó lưu lạc vào Nam Kỳ... khiến cho Người phẫn chí, thúc đẩy Người
rời bỏ đất nước.
Theo chúng tôi, đây là những ý kiến, quan điểm mang tính chât suy
diễn chủ quan, không phản ánh đúng thực chất mục đích chuyến đi của
Người. Hầu hết các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng Người
xuíít dương là nhằm tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Điều này xuất
phát từ lòng yêu nước trao truyền, hun đúc trong dòng máu của gia đình,
quê hương của Người, xuất phát từ ý thức dân tộc, từ hoài bão "phải có danh
gì với núi sông” của tuổi trẻ.
Tuy nhiên, cuộc ra đi của Người lại chỉ có một mình. “ Đất nước đẹp vô
cùng nhưng Bác phải ra đi. Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn B á c ”.
Nhà thơ C h ế Lan Viên đã viết như vậy để nói lên cảm xúc của mình trước
sự quyết tâm “ dấn thân” của Người đến một phương trời xa xôi, chưa được
định hình một cách chi tiết, cụ thể về cuộc sống sinh hoạt cũng như cách
làm như thế nào để tìm ra con đường cứu nước. Mục đích sự ra đi của Người
là rõ ràng nhưng mục tiêu hướng tới, tìm đến quả là chưa cụ thể, nhưng
không thể nói là mơ hồ, gặp chăng hay chớ. Chỉ có lòng yêu nước mãnh
liệt, ý chí kiên định về giải phóng dân tộc, nhân dân khỏi cảnh áp bức, lầm
than và lòng quả cảm mới đưa Người tới quyết định có tính lịch sử như vậy.
Phong trào Đông Du, vận động đưa được khoảng 200 người Việt Nam sang
Nhật học tập, do Phan Bội Châu khởi xướng và tổ chức trong những năm
đầu thế kỷ X X , là phong trào khá quy mô, có tính tổ chức cao, mục đích rỗ
ràng, mục tiêu cụ thể, là ví dụ về sự khác biệt so với chuyến ra đi của
Nguyễn Tất Thành.


×