ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------
ĐỒNG THỊ YẾN
ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------
ĐỒNG THỊ YẾN
ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
Chuyên ngành:
Mã số:
Tâm lý học
62 31 04 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Thu Hương
PGS.TS. Phạm Thị Thu Hoa
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Đồng Thị Yến
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt qu trình h c tập và hoàn thành luận n này tôi đ nhận
được sự hư ng
i l ng
n gi p đ qu
u của c c th y cô c c anh ch và c c
n
nh tr ng và iết n sâu s c, tôi xin được ày t lời cảm n chân
thành t i:
an gi m hiệu
h ng đào t o sau đ i h c
hoa Tâm l h c trường
Đ i h c Khoa h c xã hội và hân v n đ t o m i đi u iện thuận lợi gi p đ
tôi trong qu trình h c tập và hoàn thành luận án.
P
ƣ-
l ng gi p đ
ế
u Hƣơ
Trầ
người cô
nh mến đ hết
y ảo động viên và t o m i đi u iện thuận lợi cho tôi trong
suốt qu trình h c tập và hoàn thành luận án.
P
ƣ-
ế
P ạm Thị Thu Hoa người cô đ ng
nh trên con
đường nghiên cứu khoa h c cũng như trong cuộc sống Cô đ động viên, chỉ
bảo và gi p đ cho tôi rất nhi u đ tôi c th hoàn thành được luận n này
in chân thành cảm n c c th y cô trong hội đ ng chấm luận n đ cho
tôi những g p qu
u đ hoàn chỉnh luận án.
in chân thành cảm n ố m đ luôn thư ng yêu động viên tôi hoàn
thành luận án.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm n ành cho người ch ng yêu quý đ
luôn ên c nh động viên gi p đ tôi h c tập làm việc và hoàn thành luận án.
Tác giả luận án
Đồng Thị Yến
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đ tài ............................................................................ 1
2. Mục đ ch nghiên cứu................................................................................. 3
3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Khách th nghiên cứu................................................................................ 3
5. Gi i h n ph m vi nghiên cứu .................................................................... 4
6. Giả thuyết khoa h c .................................................................................. 4
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5
8
hư ng ph p nghiên cứu........................................................................... 5
9 Đ ng g p m i của luận án ........................................................................ 6
10. Cấu trúc của luận án ................................................................................ 7
C ƣơ
1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI
NGƢỜI ĐỒNG TÍNH ..................................................................................................8
1.1. Các nghiên cứu về định kiế và định kiế đối vớ
ƣờ đồng tính
ở ƣớc ngoài ......................................................................................................... 8
1.1.1. Nghiên cứu v đ nh kiến ..................................................................... 8
1.1.2. Nghiên cứu v đ nh kiến đối v i người đ ng tính .............................. 14
1.2. Các nghiên cứu về định kiế và định kiế đối vớ
ƣờ đồng tính
ở Việt Nam.........................................................................................................22
1.2.1. Nghiên cứu v đ nh kiến ..................................................................... 22
1.2.2. Nghiên cứu v đ nh kiến đối v i người đ ng tính .............................. 23
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 31
iii
C ƣơ
2. LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐỒNG TÍNH .........32
2.1. Lý luận về định kiến ..................................................................................... 32
2.1.1. Khái niệm đ nh kiến ............................................................................ 32
2.1.2. Đặc đi m của đ nh kiến ....................................................................... 37
2.2. Lý luận về n ƣờ đồng tính .......................................................................... 39
2.2.1. Khái niệm người đ ng tính ................................................................. 39
2.2.2. Đặc đi m tâm lý của người đ ng tính ................................................. 42
2.3. Lý luận về định kiế đối vớ
ƣờ đồng tính ............................................ 45
2.3.1. Khái niệm đ nh kiến đối v i người đ ng tính ..................................... 45
2.3.2. Các bi u hiện của đ nh kiến đối v i người đ ng tính ......................... 47
2.4. Những yếu tố ả
ƣở
đế định kiế đối vớ
ƣờ đồng tính ............ 50
2.4.1. Ảnh hưởng của giá tr truy n thống v vai trò gi i............................. 50
2.4.2. Ảnh hưởng của giá tr đ o đức gia đình .............................................. 51
2.4.3. Ảnh hưởng của truy n thông............................................................... 51
2.4.4. Ảnh hưởng của c c quy đ nh của pháp luật v hôn nhân đ ng gi i ... 52
2.4.5. Ảnh hưởng của t n ngư ng tôn giáo ................................................... 52
2.4.6. Ảnh hưởng của sự tiếp xúc xã hội ...................................................... 53
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 54
C ƣơ
3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................55
3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu............................................... 55
3.1.1. V đ a bàn nghiên cứu ........................................................................ 55
3.1.2. V khách th nghiên cứu ..................................................................... 56
3.2. Tổ chức nghiên cứu....................................................................................... 57
3.2.1. Giai đo n 1: Nghiên cứu lý luận .................................................................57
3.2.2. Giai đo n 2: Tổ chức nghiên cứu thực tiễn ................................................58
3.3. C c p ƣơ
p
p
ê cứu cụ thể .......................................................... 59
3.3.1
hư ng ph p đi u tra bằng bảng h i................................................... 59
3.3.2
hư ng ph p ph ng vấn sâu ............................................................... 73
3.3.3
hư ng ph p xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán h c ........ 74
3.3.4. hư ng ph p nghiên cứu chân dung tâm lý đi n hình ........................ 74
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 75
iv
C ƣơ
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐỊNH KIẾN CỦA
SINH VIÊN ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐỒNG TÍNH .........................................................76
4.1. Thực trạng mức độ định kiến của sinh viên đối vớ
ƣờ đồng tính ...... 76
4 1 1 Đ nh gi chung thực tr ng mức độ đ nh kiến của sinh viên đối v i
người đ ng tính ...................................................................................................... 76
4.1.2. Thực tr ng mức độ đ nh kiến của sinh viên đối v i
người đ ng tính nam .............................................................................................. 82
4.1.3. Thực tr ng mức độ đ nh kiến của sinh viên đối v i
người đ ng tính nữ ................................................................................................. 94
4.1.4. So sánh kết quả và mối quan hệ giữa các ti u thang đo ..................... 105
4.2. Các yếu tố ả
ƣở
đế định kiế đối vớ
ƣời đồng tính
ở sinh viên ............................................................................................................. 109
4.2.1. Ảnh hưởng của việc truy n thông đưa c c thông tin v
người đ ng tính ...................................................................................................... 114
4.2.2. Yếu tố giá tr truy n thống v vai trò gi i........................................... 116
4.2.3. Yếu tố giá tr đ o đức gia đình ............................................................ 118
4.2.4. C c quy đ nh của pháp luật v hôn nhân đ ng gi i ............................ 119
4.2.5. T n ngư ng tôn giáo ............................................................................ 122
4.2.6. Sự tiếp xúc xã hội v i người đ ng tính ............................................... 122
4.3. Nghiên cứu chân dung tâm lý đ ển hình ....................................................... 123
4.3.1. Trường hợp đi n hình thứ nhất ........................................................... 123
4.3.2. Trường hợp đi n hình thứ hai ............................................................. 127
4.3.3. Trường hợp đi n hình thứ ba .............................................................. 130
Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 133
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 139
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt:
Viết đầy đủ:
Đ
Đ nh kiến
KM
Khuôn m u
ƯC
Phản ứng cảm xúc
T Đ
Ni m tin ình đẳng
Đ ĐT nam
Đ nh kiến đối v i người đ ng tính nam
Đ ĐT nữ
Đ nh kiến đối v i người đ ng tính nữ
M ĐT nam
Khuôn m u đối v i người đ ng tính nam
ƯC ĐT nam
Phản ứng cảm x c đối v i người đ ng tính nam
T Đ đ ng tính nam
Ni m tin ình đẳng đối v i người đ ng tính nam
M ĐT nữ
Khuôn m u đối v i người đ ng tính nữ
ƯC ĐT nữ
Phản ứng cảm x c đối v i người đ ng tính nữ
T Đ ĐT nữ
Ni m tin ình đẳng đối v i người đ ng tính nữ
r
Hệ số tư ng quan
P- value
Ý nghĩa thống kê
SD:
Độ lệch chuẩn
ĐT :
Giá tr đi m trung bình
iSEE:
Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1
Phân bố m u khách th của 4 trường
Bảng 3.2
Hệ số cronbach alpha của ti u thang đo đ nh kiến đối v i
người đ ng tính nam
Bảng 3.3
57
62
Hệ số cronbach alpha của ti u thang đo đ nh kiến đối v i
người đ ng tính nam sau khi lo i các item có hệ số tư ng quan
63
nh h n 0 3
Bảng 3.4
Hệ số cronbach alpha của ti u thang đo đ nh kiến đối v i
người đ ng tính nữ
Bảng 3.5
63
Hệ số cronbach alpha của ti u thang đo đ nh kiến đối v i
người đ ng tính nữ sau khi lo i các item có hệ số tư ng quan
64
nh h n 0 3
Bảng 3.6
Hệ số cronbach alpha của các yếu tố ảnh hưởng đến đ nh kiến
đối v i người đ ng tính
Bảng 3.7
Nội dung chỉnh sửa item trong ti u thang đo lường đ nh kiến
đối v i người đ ng tính nam
Bảng 3.8
Nội dung chỉnh sửa item trong ti u thang đo lường đ nh kiến
đối v i người đ ng tính nữ
Bảng 3.9
Hệ số cronbach alpha của các thành tố trong ti u thang đo lường
đ nh kiến đối v i người đ ng tính nam
Bảng 3.10
Hệ số cronbach alpha của các thành tố trong ti u thang đo lường
đ nh kiến đối v i người đ ng tính nam sau khi lo i item
Bảng 3.11
Hệ số cronbach alpha của các thành tố trong ti u thang đo lường
đ nh kiến đối v i người đ ng tính nữ
Bảng 3.12
Hệ số cronbach alpha của các thành tố trong ti u thang đo lường
đ nh kiến đối v i người đ ng tính nữ sau khi lo i item
Bảng 3.13
Hệ số cron ach alpha đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến
đ nh kiến đối v i nguời đ ng tính
Bảng 3.14
Ki m đ nh MO và artlett’s cho ti u thang đo lường đ nh kiến
đối v i người đ ng tính nam
vii
64
65
67
68
69
69
70
70
70
Bảng 3.15
Ki m đ nh MO và artlett’s cho ti u thang đo lường đ nh kiến
đối v i người đ ng tính nữ
Bảng 3.16
Hệ số cronbach alpha của các thành tố đo lường đ nh kiến
đối v i người đ ng tính
Bảng 3.17
71
72
Hệ số cronbach alpha của các yếu tố ảnh hưởng đến đ nh kiến
73
đối v i người đ ng tính
Bảng 4.1
Mức độ bi u hiện đ nh kiến n i chung đối v i người đ ng tính
Bảng 4.2
So sánh tr trung bình giữa các biến độc lập v i mức độ
đ nh kiến đối v i người đ ng tính
Bảng 4.3
Mức độ bi u hiện đ nh kiến đối v i người đ ng tính nam
Bảng 4.4
Mức độ bi u hiện đ nh kiến đối v i người đ ng tính nam
77
78
82
82
theo các thành tố
Bảng 4.5
Mức độ đ nh kiến đối v i người đ ng tính nam theo từng item
trong thành tố khuôn m u
Bảng 4.6
Mức độ đ nh kiến đối v i người đ ng tính nam theo từng item
trong thành tố phản ứng cảm xúc
Bảng 4.7
84
87
Mức độ bi u hiện đ nh kiến đối v i người đ ng tính nam
90
theo từng item trong thành tố ni m tin tiêu cực
Bảng 4.8
Mức độ bi u hiện đ nh kiến n i chung đối v i người
đ ng tính nữ
Bảng 4.9
94
Mức độ bi u hiện đ nh kiến đối v i người đ ng tính nữ
94
theo các thành tố
Bảng 4.10
Mức độ đ nh kiến đối v i người đ ng tính nữ theo từng item
95
trong thành tố khuôn m u
Bảng 4.11
Mức độ đ nh kiến đối v i người đ ng tính nữ theo từng item
trong thành tố phản ứng cảm xúc
Bảng 4.12
98
Mức độ đ nh kiến đối v i người đ ng tính nữ theo từng item
100
trong thành tố ni m tin tiêu cực
viii
Bảng 4.13
So sánh thực tr ng đ nh kiến của sinh viên đối v i
người đ ng t nh nam và đ ng tính nữ
Bảng 4.14
105
Tư ng quan giữa ti u thang đo lường đ nh kiến đối v i
người đ ng tính nam và ti u thang đo lường đ nh kiến
107
đối v i người đ ng tính nữ v i thang đo chung
Bảng 4.15
Mối quan hệ giữa các thành tố đ nh gi trong ti u thang
đo lường đ nh kiến đối v i người đ ng nam đ ng tính nữ
108
v i thang đo chung
Bảng 4.16
Kết quả phân tích nhân tố của các yếu tố ảnh hưởng đến
đ nh kiến đối v i người đ ng tính
Bảng 4.17
Các yếu tố ảnh hưởng đến đ nh kiến đối v i người đ ng tính
ix
110
111
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Ki m tra phân bố chuẩn trong thang đo đ nh kiến đối v i
người đ ng tính
Biểu đồ 4.2 Số lượng người quen, b n è là người đ ng tính
x
76
123
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Định kiến xã hội là một hiện tượng tâm lý đặc trưng của nhóm, phản ánh đời
sống tâm lý phức tạp trong mối quan hệ ứng xử và giao tiếp giữa con người với con
người. Ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ mối tương tác nào chúng ta cũng có thể bắt gặp
định kiến: định kiến giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa nhóm người này với
nhóm người khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác... Trong cuộc sống hàng ngày,
định kiến cũng thường xuyên xuất hiện. Định kiến gây ảnh hưởng đến đời sống tâm
lý của con người nói chung và người đồng tính nói riêng. Sự xuất hiện định kiến
làm mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa các nhóm xã hội trở nên căng thẳng. Định
kiến có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống như
đạo đức, văn hóa, lối sống, tôn giáo…
Người đồng tính là người có sự thu hút về tình cảm và tình dục đối với những
người cùng giới tính. Trên thực tế, ở nhiều nơi trên thế giới, người đồng tính vẫn còn
bị xã hội kỳ thị, định kiến bởi sự khác biệt trong xu hướng tính dục của họ. Tại một
số quốc gia Hồi giáo và Châu Phi, những hành vi đồng tính vẫn bị coi là phạm pháp,
người đồng tính bị cấm kết hôn, bị cấm hiến máu, bị cấm nhận con nuôi, bị cấm gia
nhập quân đội, thậm chí bị cấm công khai mình là người đồng tính. Phải chăng định
kiến ở các quốc gia này bắt nguồn từ những xung đột trong tư tưởng tôn giáo của họ?
Ngay cả những quốc gia tiến bộ với hệ thống luật pháp tôn trọng nhân quyền như Mỹ
hay Úc, người ta vẫn duy trì cái gọi là phòng vệ đồng tính chính đáng, có nghĩa là
một cá nhân có quyền hoảng loạn và giết chết người đồng tính nếu họ có tình ý với cá
nhân đó (Herek, Norton, Allen & Sims, 2010). Chính sự miệt thị và ghê sợ người
đồng tính song hành cùng nhau như vậy mà hậu quả là hàng năm ở Mỹ có hàng chục
người đồng tính bị sát hại (Herek, Norton, Allen & Sims, 2010).
Tại Việt Nam, người đồng tính cũng là một trong những đối tượng đang bị
xã hội định kiến, kỳ thị và đối xử thiếu công bằng. Họ thường bị gắn cho những cái
nhãn như “bất thường”, “bệnh”, “pê đê”, “ô môi” hay “chỉ quan tâm đến tình dục”...
Tùy vào mỗi hoàn cảnh, người đồng tính có thể phải đối mặt với những cấp độ kỳ
thị khác nhau; từ chế nhạo (95% người đồng tính đã từng nghe nói đồng tính là bất
1
bình thường và bị dè bỉu), xa lánh (20% người đồng tính đã bị mất bạn khi bị phát
hiện là người đồng tính), phân biệt đối xử (hơn 6% người đồng tính bị đuổi việc
hoặc 4% bị mất chỗ ở vì là đồng tính) đến tấn công/đánh đập (15% người đồng tính
bị mắng, đánh đập bởi gia đình) (iSEE, 2008). Vậy một câu hỏi đặt ra là: Ở Việt
Nam, định kiến đối với người đồng tính bắt nguồn từ tư tưởng văn hóa; tín ngưỡng
tôn giáo hay những giá trị truyền thống về vai trò giới? Và liệu những người đồng
tính có đang làm xói mòn hay phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống, và do đó,
họ trở thành đối tượng bị xã hội công kích, kỳ thị và định kiến?
Thực tế vài năm trở lại đây, người đồng tính ở Việt Nam đã có những hoạt
động nhằm thể hiện khuynh hướng giới tính của mình. Trên các trang báo viết và
báo mạng, độc giả không khó để tìm kiếm những bài viết về người đồng tính và
cuộc sống của họ trong “thế giới thứ ba”. Một vài website được những người đồng
tính lập ra như taoxanh.net, plun.asia, 1thich.com ... Đó là diễn đàn để người đồng
tính tâm sự, chia sẻ, trao đổi thông tin và bảo vệ nhau. Tuy nhiên, những gì mà xã
hội biết về người đồng tính hầu như chỉ giới hạn trong những phóng sự, bài viết
hoặc bản tin có tính chất “phát hiện” được đăng tải trên các phương tiện truyền
thông. Trong một số trường hợp, vì mục đích nào đó mà nhiều tác giả, khi viết về
người đồng tính, đã sử dụng ngôn ngữ gây hiếu kì, giật gân hay nhóm ngôn ngữ chỉ
sự thấp hèn, coi thường người đồng tính hơn là hướng người đọc tới những hiểu biết
nghiêm túc và nhân văn về người đồng tính. Do vậy, sự kỳ thị, định kiến về người
đồng tính ở Việt Nam vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ trong suy nghĩ, hành vi ứng
xử của người dân. Chính thái độ định kiến của xã hội đối với người đồng tính đã
khiến họ lo sợ, dằn vặt, “đóng mình lại”, ngại giao tiếp với những người xung
quanh, ngay cả những người thân trong gia đình.
Với người đồng tính, sự khác biệt trong xu hướng tính dục khiến họ nằm
ngoài các mối quan hệ xã hội thông thường, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống của họ. Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu cho thấy hầu hết những người
đồng tính đều không dám bộc lộ giới tính thật của mình, bởi họ không thể vượt qua
được sự định kiến, kỳ thị của gia đình, xã hội. Nhiều người đồng tính vì không thể
chia sẻ và tìm được sự đồng cảm từ gia đình, người thân nên đã bỏ nhà đi lang
thang, gia nhập vào các nhóm tội phạm (iSEE, 2012).
2
Xã hội ngày càng phát triển, con người có xu hướng bộc lộ quan điểm, tính
cách cá nhân của mình nhiều hơn. Thực tế cho thấy giới trẻ, đặc biệt là sinh viên có
khuynh hướng công khai mình là người đồng tính ngày càng gia tăng (Cunningham
và Nicole, 2012). Tại sao lại có sự gia tăng như vậy? Sinh viên là lớp người đang
trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách, đang trong quá trình học tập nghề nghiệp
chuẩn bị gia nhập vào đội ngũ trí thức, lao động kĩ thuật cao (Lê Đức Ngọc, 2005).
Họ được coi là một lực lượng năng động, sáng tạo, có tiềm năng bắt kịp với các
thay đổi lớn trong khoa học công nghệ và đời sống kinh tế xã hội. Ở sinh viên đã
bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề trong cuộc
sống. Việc được học tập ở các trường Cao đẳng, Đại học là cơ hội tốt để sinh viên
được trải nghiệm bản thân. Vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới và
mạnh dạn bộc lộ quan điểm của bản thân về các vấn đề xã hội.
Có thể thấy, nghiên cứu các chiều cạnh về định kiến đối với người ở đồng
tính tuy không còn là vấn đề mới trên thế giới; Tuy nhiên, khi nghiên cứu này được
thực hiện ở Việt Nam với đặc trưng của nền văn hoá Á Đông và được khảo sát trên
sinh viên - đối tượng có trình độ học vấn cao và có những hiểu biết nhất định trong
xã hội thì liệu mức độ biểu hiện định kiến có khác với các nước phương Tây? Liệu
các biến số văn hoá có ảnh hưởng đến mức độ định kiến của sinh viên đối với người
đồng tính so với n
Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: “Định kiến đối với người
đồng tính”, với nhóm khách thể là sinh viên, không những có ý nghĩa về mặt lý
luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc hạn chế và giảm thiểu định kiến của
sinh viên đối với người đồng tính.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra thực tiễn, mục đích của nghiên cứu
là phân tích thực trạng và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến của sinh viên
đối với người đồng tính. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp giảm
thiểu thái độ tiêu cực của sinh viên đối với người đồng tính.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ định kiến của sinh viên đối với người đồng tính.
4. Khách thể nghiên cứu
Khách thể bao gồm 610 sinh viên.
3
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Định kiến của sinh viên đối với người đồng tính được biểu hiện dưới nhiều
khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên trong luận án này, chúng tôi chỉ nghiên cứu định
kiến đối với người đồng tính trên ba chiều cạnh: khuôn mẫu, phản ứng cảm xúc và
niềm tin tiêu cực. Mặt khác, luận án cũng chỉ tìm hiểu những yếu tố thuộc về: giá trị
truyền thống về vai trò giới, giá trị đạo đức gia đình, truyền thông đưa các thông tin
về người đồng tính, các quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới, tín ngưỡng
tôn giáo và sự tiếp xúc xã hội đối với người đồng tính. Luận án cũng phân tích mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến định kiến đối với người đồng tính.
5.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu
Sinh viên là những người có trình độ học vấn cao trong xã hội, là những
người có sự hiểu biết nhất định về các vấn đề văn hoá, chính trị và xã hội. Do đó,
luận án lưạ chọn khảo sát thực trạng trên 610 sinh viên thuộc 4 trường Đại học, Cao
đẳng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội; Học viện Hành chính
Quốc Gia Hà Nội; trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và trường Cao đẳng
Hải Dương nhằm tìm hiểu mức độ định kiến của sinh viên đối với người đồng tính.
Bốn trường được lựa chọn có số lượng lớn sinh viên đến từ các vùng miền khác
nhau với sự đa dạng về các dân tộc, tôn giáo.
6. Giả thuyết khoa học
6.1. Định kiến của sinh viên đối với người đồng tính được biểu hiện ở nhiều
chiều cạnh khác nhau, trong đó nổi bật lên là biểu hiện về khuôn mẫu giới, phản
ứng cảm xúc và niềm tin tiêu cực.
6.2. Định kiến của sinh viên đối với người đồng tính chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố, trong đó đặc trưng bởi giá trị truyền thống về vai trò giới, giá trị đạo
đức gia đình, truyền thông, các quy định của luật pháp về hôn nhân đồng giới, tín
ngưỡng tôn giáo và sự tiếp xúc xã hội. Trong đó, giá trị truyền thống gia đình và
truyền thông là hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới định kiến của sinh viên đối
với người đồng tính.
6.3. Sinh viên nữ thể hiện mức độ định kiến thấp hơn so với sinh viên nam
trên thang đo định kiến chung và trên tiểu thang đo lường định kiến đối với người
đồng tính nam; đồng tính nữ.
4
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu định kiến đối với người đồng tính,
bao gồm: tổng quan nghiên cứu về định kiến đối với người đồng tính; các khái niệm
cốt lõi bao gồm: định kiến, người đồng tính, định kiến đối với người đồng tính…
7.2. Làm rõ thực trạng định kiến của sinh viên đối với người đồng tính; phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến đối với người đồng tính và mối tương quan
giữa chúng.
7.3. Đề xuất một số kiến nghị làm giảm thiểu thái độ tiêu cực của sinh viên
đối với người đồng tính.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
luận cơ bản sau:
Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động: Định kiến được
hình thành từ thực tiễn hoạt động của người đồng tính và khi đã được hình thành,
nó có ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Trong quá trình sống và hoạt động, người
đồng tính tham gia vào các quan hệ xã hội; do đó, tâm lý của họ cũng như định
kiến xã hội đối với họ biểu hiện trong sự thống nhất với các quan hệ xã hội. Để
hiểu đúng định kiến xã hội và giải thích nó, cần thiết phải coi nó như sản phẩm
của sự phát triển và kết quả hoạt động của người đồng tính khi tham gia vào các
quan hệ xã hội. Điều này có nghĩa là, phải tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm giải
pháp làm giảm thiểu, xoá bỏ định kiến xã hội trong hoạt động, môi trường sống
của người đồng tính.
Nguyên tắc thống nhất giữa cá nhân và xã hội: Theo nguyên tắc này, định
kiến xã hội của cá nhân bao giờ cũng gắn với những quan điểm, tư tưởng đang thịnh
hành trong xã hội. Như vậy, việc xem xét khuôn mẫu và vai trò giới đang thịnh
hành trong xã hội có thể giúp hiểu được định kiến xã hội ở mỗi cá nhân.
Nguyên tắc về sự phát triển tâm lý: Nguyên tắc này chỉ rõ sự tuân theo quy
luật chung của mọi sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan; các hiện tượng
tâm lý (kể cả tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội) cũng có một quá trình nảy sinh, hình
thành và phát triển. Dù là sự phán xét về đối tượng được hình thành từ trước, song
5
định kiến đối với người đồng tính cũng như bất kỳ dạng định kiến nào thực chất đều
nảy sinh từ quá trình giao tiếp giữa các nhóm, từ việc con người tiếp thu các kinh
nghiệm trong quá trình xã hội hoá, chứ không phải được sinh ra cùng với sự ra đời
về mặt sinh học của con người. Vì thế, không nên xem định kiến đối với người
đồng tính là hiện tượng tâm lý xã hội có tính cố định, bất biến hoặc không thể thay
đổi mà cần nhìn nhận chúng trong sự vận động và phát triển của xã hội ở từng giai
đoạn lịch sử khác nhau.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
8.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
8.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)
8.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
8.2.4. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
8.2.5. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về mặt lí luận
Luận án đã hệ thống hoá một cách khá đầy đủ cơ sở lý luận nghiên cứu về
định kiến đối với người đồng tính, điều mà không nhiều các công trình nghiên cứu
ở Việt Nam quan tâm tới. Trên cơ sở đó, luận án đã làm rõ hơn khái niệm định kiến
theo quan điểm tâm lý học xã hội, xây dựng khái niệm định kiến đối với người đồng
tính; chỉ ra các biểu hiện đặc trưng và mức độ biểu hiện của chúng cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến định kiến đối với người đồng tính.
Dựa trên sự khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án
đã xây dựng được bộ công cụ đo lường định kiến của sinh viên đối với người đồng
tính đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế công cụ đo lường.
9.2. Về mặt thực tiễn
Luận án đã chỉ ra được các tiêu chí đo lường và các phương pháp đo lường
định kiến đối với người đồng tính ở sinh viên. Luận án đã khảo sát đánh giá thực
trạng mức độ biểu hiện định kiến của sinh viên đối với người đồng tính nam và
đồng tính nữ. Kết quả cho thấy, sinh viên thể hiện định kiến đối với người đồng tính
ở mức độ bình thường. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ định kiến của sinh
viên đối với người đồng tính nam và đồng tính nữ. Cụ thể, sinh viên thể hiện thái độ
6
định kiến đối với người đồng tính nam ở mức độ cao nhưng lại thể hiện thái độ định
kiến đối với người đồng tính nữ ở mức độ thấp; mức độ thể hiện định kiến ở từng
thành tố khuôn mẫu, phản ứng cảm xúc và niềm tin tiêu cực là khác nhau đối với
từng tiểu thang đo lường định kiến đối với người đồng tính nữ, đồng tính nam. Tuy
nhiên, phản ứng cảm xúc là thành tố được sinh viên thể hiện định kiến ở mức độ
cao nhất so với hai thành tố còn lại.
Luận án đã chỉ ra được mối tương quan thuận giữa mức độ biểu hiện định
kiến ở tiểu thang đo lường định kiến đối với người đồng tính nam, đồng tính nữ với
thang đo định kiến chung.
Luận án chỉ ra các yếu tố như giá trị truyền thống về vai trò giới, truyền
thông các thông tin về người đồng tính, giá trị đạo đức gia đình, các quy định của
pháp luật về hôn nhân đồng giới, tín ngưỡng tôn giáo và sự tiếp xúc xã hội là những
yếu tố có ảnh hưởng đến định kiến đối với người đồng tính. Trong đó, truyền thông
và các giá trị truyền thống về vai trò giới là hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu
sắc nhất đến định kiến của sinh viên đối với người đồng tính.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho
giảng viên, sinh viên, các tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng người
đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam cũng như các tổ chức dân sự khác
trong việc nghiên cứu, đánh giá định kiến cũng như những chiều cạnh tâm lý khác
nhau của người đồng tính. Điều này sẽ giúp cung cấp cơ sở khoa học cho việc thúc
đẩy vấn đề hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới ở nước ta hiện nay.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục; nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về định kiến đối với người đồng tính
Chương 2: Lý luận về định kiến đối với người đồng tính
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn định kiến của sinh viên đối với
người đồng tính.
7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH KIẾN
ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐỒNG TÍNH
1.1. Các nghiên cứu về định kiến và định kiến đối với ngƣời đồng tính ở
nƣớc ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về định kiến
Định kiến là hiện tượng tâm lý xã hội đặc trưng và tồn tại ở các nền văn hóa
khác nhau ở khắp các quốc gia trên thế giới. Hiện tượng này được rất nhiều các nhà
tâm lý học nghiên cứu với nhiều hướng tiếp cận khác nhau trên các nhóm khách thể
khác nhau nhằm tìm hiểu nguồn gốc hình thành, mức độ cũng như những cách thức
làm giảm thiểu định kiến. Có thể khái quát lại thành các hướng nghiên cứu sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất, xem định kiến như là kết quả cá nhân học hỏi và
tiếp thu các tác động từ phía xã hội trong quá trình xã hội hóa.
Định kiến xã hội được bắt nguồn từ chính quá trình xã hội hóa của cá nhân.
Thuyết học tập xã hội (Social learning theory) của Albert Bandura (1977) dựa trên
các thực nghiệm khách quan đã chứng minh rằng môi trường sống có ảnh hưởng
đến hành vi của con người. Ông đồng ý rằng có thể điều chỉnh hành vi của con
người thông qua củng cố (cả tích cực cũng như tiêu cực) song không nhất thiết lúc
nào cũng cần tiến hành củng cố theo công thức Kích thích - Phản ứng. Con người
cũng có thể chủ động học tập thông qua quan sát hành vi của người khác cũng như
kết quả của những hành vi đó (dẫn theo Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hưởng,
2003). Thuyết học tập xã hội theo quan điểm của Bandura giải thích cho sự hình
thành định kiến ở cá nhân trong mối quan hệ của ba quá trình học tập đó là: dạy dỗ
trực tiếp (Direct Teaching), học tập qua quan sát (observational learning) và học tập
gián tiếp (vicarious learning). Sự dạy dỗ trực tiếp diễn ra khi một cá nhân được
khen thưởng vì đã có hành vi ứng xử theo một cách nhất định.
Các nhà tâm lý học cũng chỉ ra rằng nhà trường chính là một kênh quan
trọng hình thành nên định kiến xã hội ở trẻ em thông qua phương tiện sách giáo
khoa. David (1982) đã tiến hành phân tích nội dung trong sách giáo khoa địa lý ở
bậc trung học cơ sở của Pháp (nội dung trình bày về đất nước Thụy Sĩ). Kết quả cho
thấy chính sự nhấn mạnh của tác giả khi trình bày về đất nước Thụy Sĩ đã làm cho
8
học sinh Pháp định kiến về đất nước này. Có thể nói những kiến thức một chiều,
thiếu cập nhật trong chương trình học ở nhà trường đã góp phần tạo ra định kiến ở
trẻ em (dẫn theo Fischer, 1992). Trong quá trình xã hội hóa, ảnh hưởng của các
nhóm xã hội lại góp phần củng cố những định kiến đã hình thành, khiến chúng trở
nên vững chắc hơn.
Các phương tiện truyền thông bao gồm phim, truyện, tranh ảnh, truyền hình
và các chương trình quảng cáo cũng được xem là một kênh quan trọng trong việc
hình thành định kiến. Phân tích của tác giả Shaheen (2003) với trên 900 bộ phim do
Hollywood sản xuất cho thấy hình ảnh người Ả Rập luôn bị miêu tả là nhẫn tâm, tàn
bạo, thiếu văn minh và cuồng tín tôn giáo. Những bộ phim này cũng chuyển tải
những thông điệp không chính xác rằng tất cả người Ả Rập là tín đồ Hồi giáo và tất
cả tín đồ Hồi giáo đều là người Ả Rập (Whiley & Kite, 2010). Như vậy, sự thiên
lệch trong cách đưa tin qua các phương tiện truyền thông, dù vô tình hay hữu ý có
thể tạo ra và củng cố những khuôn mẫu tiêu cực ở cá nhân và phát triển thành định
kiến trong xã hội.
Thuật ngữ khuôn mẫu hay còn gọi là định khuôn lần đầu tiên được Lippman
(1922) - đưa ra nhằm “chỉ các phạm trù mô tả được đơn giản hóa mà chúng ta tìm
cách đặt cho người khác hay các nhóm cá nhân vào đó” (dẫn theo Fischer, 1992,
tr.147) và khuôn mẫu được xem là “những hình ảnh ở trong đầu chúng ta” (Rupert
Brown, 2010, tr.68). Nguyên nhân hình thành khuôn mẫu là do con người thường sử
dụng lối tắt (shortcut) trong suy nghĩ của mình. Việc sử dụng lối tắt như vậy giúp
họ tiết kiệm năng lượng và dễ dàng đánh giá đối tượng trong quá trình tiếp xúc (dù
là lần đầu tiên). Khi có quá ít thông tin về người khác hay cảm thấy mệt mỏi, con
người cũng phản ứng dựa trên những khuôn mẫu có sẵn vì nó giúp rút ngắn thời
gian nhận thức bằng cách đưa ra một hình ảnh giản ước về đối tượng (Knud S.
Larsen & Lê Văn Hảo, 2010). Như vậy, khuôn mẫu chính là sơ đồ nhận thức
(cognition schemas) được con người sử dụng để xử lý thông tin về những người
khác (John F. Dovidio, Miles Hewstone, Peter Glick, Victoria M. Esses, 2012). Các
cá nhân thường có khuynh hướng lựa chọn thông tin phù hợp với khuôn mẫu,
những thông tin mong đợi sẽ được xử lý nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn; còn những
thông tin không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
9
Khuôn mẫu ảnh hưởng đến cách con người diễn giải thông tin về người khác.
Để chứng minh luận điểm này, các nhà tâm lý học xã hội đã tiến hành nhiều thực
nghiệm có sử dụng trò chơi điện tử. Trong khoảng thời gian dưới một giây, nghiệm
thể phải xác định thật nhanh mục tiêu xuất hiện trên màn hình máy tính (có thể là
hình ảnh người da trắng hoặc da đen) và nhấn nút “bắn” nếu như đối tượng có vũ
khí và nhấn nút “không bắn” nếu đối tượng không có vũ khí. Qua bốn lần tiến hành
thực nghiệm kết quả thu được như sau: thời gian phản ứng của các nghiệm thể là
tương quan với định kiến chủng tộc (Joshu Correll, Bernadette Park, Charles M.
Judd, Bernd Wittenbrink, 2002).
Hướng nghiên cứu thứ hai, xem định kiến như là đặc điểm thuộc về nhân
cách cá nhân.
S. Freud (1856 - 1939) cho rằng các định kiến được nảy sinh từ những động
cơ sâu xa bên trong của con người. Theo ông, tất cả mọi người khi sinh ra đều có
bản năng sống (Eros) và bản năng chết (Thanatos). Bản năng sống là động lực thúc
đẩy con người hoạt động để duy trì sự sống của bản thân, có liên quan đến các nhu
cầu sinh học của con người như ăn, ở, mặc và nhu cầu tình dục (libido). Còn bản
năng chết sinh ra hướng đến việc phá bỏ, tiêu diệt cuộc sống, nó chống lại bản thân
và đồng thời chống lại cả thế giới bên ngoài. Chính sự đối lập giữa bản năng chết
với nguồn năng lượng duy trì sự sống (bản năng tính dục) đã dẫn cá nhân đến
những hành động phá hoại, cực đoan. Freud đã mở rộng quan niệm của mình khi
xem xã hội là sự phản ánh những đặc điểm tâm lý cá nhân hợp thành, coi chiến
tranh và định kiến như là những biểu hiện của năng lượng phá hoại (dẫn theo Nicky
Hayes, 2005).
John Duckitt (2001) phát triển mô hình tiến trình kép của định kiến ảnh
hưởng bởi nhân cách (A dual-process model of personality influenced prejudice)
với lập luận chủ nghĩa chuyên chế và khuynh hướng thống trị xã hội (social
dominance orientation) được hình thành dựa trên quá trình xã hội hóa và ảnh hưởng
của nhân cách sẽ dẫn đến những biểu hiện khác nhau của định kiến. Mô hình này đã
sơ đồ hóa và mô tả một tiến trình kép gồm 5 bước tạo thành định kiến. Tiến trình
thứ nhất diễn ra như sau: cá nhân được sinh ra trong gia đình có cha mẹ nghiêm
10
khắc hoặc hay dùng hình phạt sẽ phát triển mạnh nhu cầu phục tùng (conformity)
đối với người có quyền lực và quy tắc xã hội. Nhu cầu này có mối quan hệ với trật
tự xã hội nên họ dễ nhạy cảm với bất kỳ điều gì có thể đe dọa trật tự xã hội và có xu
hướng đánh giá sự đa dạng của xã hội như là mối nguy hiểm. Nhu cầu phục tùng xã
hội cộng với niềm tin xã hội đầy rẫy sự đe dọa đã làm nảy sinh định kiến với những
nhóm ngoại được nhìn nhận như mối đe dọa với trật tự xã hội. Ngược lại, tiến trình
thứ hai diễn ra theo hướng: trẻ em được nuôi dưỡng trong gia đình lạnh lùng và
thiếu tình cảm sẽ hình thành tính cương quyết, dẫn đến niềm tin rằng xã hội mang
tính tàn nhẫn và cạnh tranh. Xã hội này ngày càng gia tăng tham vọng quyền lực,
thống trị xã hội và cạnh tranh. Chính cách nhìn nhận này đã làm gia tăng tham vọng
quyền lực, thống trị xã hội và kết quả là tạo ra định kiến đối với các nhóm có địa vị
thấp kém (dẫn theo Stephen Franzoi, 2005). Như vậy, có thể thấy ẩn bên dưới chủ
nghĩa chuyên chế và khuynh hướng thống trị xã hội là hai nét nhân cách: phục tùng
xã hội và tính cương quyết.
Hướng nghiên cứu xem định kiến như là đặc điểm thuộc về nhân cách cá
nhân được phổ biến trong một thời gian dài, tuy nhiên trong sự phát triển của lịch
sử khoa học tâm lý đã chứng minh rằng quá trình hình thành định kiến phụ thuộc
vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, đặc biệt là yếu tố văn hóa, tín ngưỡng - tôn
giáo, mối quan hệ tương tác, khoảng cách xã hội của cá nhân với nhóm và giữa
các nhóm với nhau.
Hướng nghiên cứu thứ ba, lập luận và tìm hiểu định kiến liên quan đến
nguồn gốc, bản chất cũng như cách giảm thiểu định kiến.
Gordon Allport (1954) trong tác phẩm “Bản chất của định kiến” cho rằng
định kiến là một phần tự nhiên trong hoạt động của con người. Về mặt nhận thức,
con người có xu hướng phân chia xã hội thành các nhóm dựa trên những đặc điểm
chung và riêng biệt, tức là coi những người khác hoặc thuộc về nhóm của mình
(nhóm nội) hoặc thuộc về nhóm bên ngoài (nhóm ngoại). Sự phân loại này dựa trên
một số tiêu chí như chủng tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, dân tộc…
Sự phân loại xã hội thường dẫn tới hệ quả là tạo ra các hiệu ứng đồng nhất nhóm
ngoại và thiên vị nhóm nội. Hiệu ứng đồng nhất nhóm ngoại đề cập đến xu hướng
11
con người nhìn nhận các thành viên của nhóm khác đều như nhau trong khi nhìn các
thành viên trong nhóm của mình có sự khác nhau và đa dạng hơn. Nguyên nhân của
tình trạng trên là do con người thường xuyên tiếp xúc và thân thiết với các thành
viên trong nhóm của mình nên khó có thể phát hiện ra sự thay đổi ở những thành
viên của nhóm khác. Còn sự thiên vị nhóm nội mô tả sự phân biệt đối xử theo
hướng có lợi cho các thành viên trong nhóm của mình so với các thành viên ở nhóm
khác. Đây là hai quá trình khác biệt nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
(dẫn theo Catherine A. Sanderson, 2010). Nhiều nhà nghiên cứu khác lại cho rằng
sự phân loại xã hội chính là nền tảng cho các hiện tượng nhận thức của nhóm, là
điều kiện để hình thành nên các khuôn mẫu và dẫn tới sự khác biệt giữa nhóm nội
và nhóm ngoại.
Denman (1993) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra lý thuyết về nguồn gốc
và hoạt động của định kiến. Đồng thời, Denman cũng chỉ ra hệ quả của lý thuyết
này là định kiến đặc biệt có khả năng liên quan đến giới tính. Sau đó, những hiểu
biết về các cơ chế tâm linh, các cơ chế duy trì định kiến được áp dụng để tìm ra sự
lưu lại các dấu tích của định kiến. Theo lý thuyết của Denman, định kiến không
phải là những quan điểm đơn giản thể hiện theo đam mê, sai lầm hoặc khác biệt so
với quan điểm của một người. Nó là những quan điểm mạnh mẽ về bản chất đạo
đức được đánh giá như những định kiến, vì chúng được bảo vệ theo một cách đặc
biệt, bằng sự phi lôgic. Ngoài ra, Denman còn nêu lên định kiến về đồng tính và
HIV/AIDS; định kiến chống đồng tính và sự đồi trụy. Theo định kiến về đồng tính
và HIV/AIDS, dấu vết của định kiến được thể hiện trái ngược với niềm tin phán xét
hoặc lỗi lầm đơn giản, một dấu vết khác là sự hoạt động cùng nhau của các vấn đề
riêng biệt và sự xuất hiện bí mật của các chương trình nghị sự đạo đức. Theo định
kiến chống đồng tính và sự đồi trụy, sẽ là một sai lầm nếu coi đồng tính là một
trong những sự đồi trụy. Denman cho rằng có hai sự đối lập. Một là giữa trụy lạc và
bình thường và một cái khác là giữa tình dục dị tính và đồng tính. Theo quan điểm
của bà, hai cực đối lập này là những bậc hở do đó cho phép sự tồn tại của những
người dị tính bình thường và đồi trụy cũng như của cả người đồng tính bình thường
và đồi trụy (Denman, 1993).
12
Trong bản báo cáo nghiên cứu “Những quá trình của định kiến: Lý Thuyết,
Bằng Chứng và Sự Can Thiệp”, Dominic Abrams (2010) đã đưa ra sự xem xét lại
và đánh giá những hiểu biết hiện tại về định kiến: định kiến là gì, nó được đo
lường như thế nào và làm sao để giảm định kiến. Bài báo cáo đã nêu lên bản chất
của định kiến là sự thiên lệch làm giảm giá trị của con người về địa vị của họ
trong một nhóm xã hội. Đồng thời, Abrams cũng thể hiện sự tương quan giữa định
kiến và các mối quan hệ tốt; tâm lý xã hội của định kiến thông qua các mối quan
hệ liên nhóm, các cơ sở của định kiến, biểu hiện của định kiến cũng như các thành
tố của nó. Bản báo cáo đã đưa ra một vài kết luận chính: thứ nhất là, định kiến và
các mối quan hệ tốt không đối lập nhau. Tức là, các chiến dịch giảm định kiến
không hề ảnh hưởng đến các mối quan hệ tốt và ngược lại. Thứ hai, rất cần thiết
để tách định kiến thành nhiều thành tố khác nhau, đó là: cơ sở định kiến trong hệ
thống giá trị của con người, các cách phân loại các nhóm xã hội, và bản chất cơ sở
nhóm của họ. Thứ ba, những nỗ lực để hiểu định kiến thông qua những thành phần
ngang bằng không có nghĩa là định kiến là một hiện tượng chung. Cuối cùng, hiện
nay đã có bằng chứng dựa trên thí nghiệm thực tế nhưng có rất ít lĩnh vực nghiên
cứu kiểm tra tính hiệu quả của những can thiệp khác nhau để giảm định kiến
(Dominic Abrams, 2010).
Như vậy, việc sơ lược phân tích các nghiên cứu định kiến ở nước ngoài đã
cung cấp cho luận án một cách nhìn khái quát về những vấn đề lý luận có liên
quan đến nguồn gốc hình thành, mức độ, biểu hiện và cách thức giảm thiểu định
kiến… Đồng thời các nghiên cứu cũng định hướng, gợi mở một số vấn đề có thể
khai thác nhằm phục vụ cho luận án như: cách thức đo lường định kiến; việc lý
giải nguồn gốc định kiến cần dựa trên mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người với con người; quá trình hình thành định kiến phụ thuộc rất nhiều vào
những yếu tố khác nhau và bản chất của định kiến là sự thiên lệch làm giảm giá trị
của con người vì địa vị của họ trong một nhóm xã hội. Đây chính là những căn cứ
xác đáng và có giá trị để quá trình xây dựng cơ sở lý luận cho luận án phù hợp với
mục đích của nghiên cứu.
13