Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

thái độ xã hội đối với người đồng tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.24 KB, 62 trang )

I. Bối cảnh nghiên cứu
Ngày nay, các nghiên cứu xã hội học đã khẳng định xã hội nào cũng có
hiện tượng đồng tính luyến ái. Tuy không thể thống kê một cách chính xác,
nhưng các nhà khoa học trên thế giới ước tính người đồng tính luyến ái chiếm
khoảng 3% dân số của mỗi quốc gia. Tỉ lệ này gần như không thay đổi giữa
các quốc gia, thời đại hoặc nền văn hoá.
Mặc dù người đồng tính luyến ái là một bộ phận hợp thành nên nhân loại
nhưng ở nhiều nơi trên thế giới họ vẫn là nạn nhân của tình trạng ngược đãi.
Tại những nước theo đạo Hồi, đồng tính là vấn đề không thể khoan dung.
Người đồng tính luyến ái thường bị lăng mạ, bị cấm đoán, bị trừng phạt, thậm
chí bị tử hình chỉ vì có xu hướng tình dục khác biệt. Tưởng chừng sự phân biệt
đối xử với người đồng tính chỉ xảy ra ở những quốc gia Hồi giáo Trung Đông,
nơi quyền lực của nam giới được xem là tối thượng. Nhưng ngay cả ở những
xã hội cởi mở như Hoa Kỳ, định kiến và phân biệt đối xử với người đồng tính
luyến ái cũng không vì thế mà mất đi. Sự trớ trêu của tạo hoá đã gây nên
những bi kịch đối với người đồng tính. Theo điều tra của Viện nghiên cứu dư
luận xã hội Mỹ, 41% dân số Mỹ cho rằng nếp sống của người đồng tính luyến
ái mâu thuẫn với nếp sống của những cư dân còn lại. Sự miệt thị và ghê sợ
người đồng tính luôn đi kèm với nhau mà hậu quả là hàng năm ở Mỹ có hàng
chục người đồng tính luyến ái bị sát hại. Người ta nhận thấy tất cả những
trường hợp trên đều chứa đựng chung một yếu tố là thành kiến chống lại sự bất
thường về giới và xu hướng tình dục của những người đồng tính.
Tại Việt Nam, đồng tính luyến ái là một chủ đề nhạy cảm, mới nổi lên và
thu hút sự chú ý của dư luận. Trong quá khứ, vì nhiều nguyên nhân xã hội khác
nhau, như đất nước có chiến tranh, khó khăn về kinh tế, quan niệm khắt khe về
chuẩn mực khiến rất nhiều người đồng tính không dám công khai thân phận
của mình. Trên thực tế, đó cũng là thời điểm mà các vấn đề thuộc về cá nhân bị
che khuất hoặc lu mờ đi trước những đòi hỏi khắc nghiệt của cuộc sống.
1
Nhưng hơn chục năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế,
sự giao lưu với văn hoá phương Tây và sự trưởng thành của thế hệ trẻ - lớp


người được sinh ra trong thời kỳ hậu chiến đã dẫn tới sự biến đổi mạnh mẽ
trong thái độ và hành vi của người dân đối với nhiều vấn đề xã hội, trong đó có
quyền được sống thật với giới tính của mình.
Chưa bao giờ hoạt động của người đồng tính luyến ái và số lượng các
xuất bản phẩm về họ lại gia tăng mạnh như thời gian vừa qua. Đó là bằng
chứng về sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề này. Trên báo chí và trên mạng
Internet, độc giả không khó để tìm kiếm những phóng sự viết về người đồng
tính luyến ái và cuộc sống của họ trong “thế giới thứ ba”. Một vài website
riêng của người đồng tính luyến ái được thành lập. Đó là diễn đàn để họ tâm
sự, chia sẻ, trao đổi thông tin và cất lên tiếng nói bảo vệ mình. Năm 2005, tại
Hà Nội, câu lạc bộ sức khoẻ Hải Đăng - mái nhà chung của người đồng tính
luyến ái nam đã ra đời theo một dự án do Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tài
trợ, nhằm thay đổi hành vi tình dục, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục cho những người đồng tính nam và bạn tình của họ. Trong lĩnh
vực nghệ thuật, đã xuất hiện một vài tác phẩm điện ảnh, kịch nói hoặc văn học
dựa trên chủ đề về người đồng tính. Trong số đó có thể kể tới hai cuốn tiểu
thuyết của nhà văn Bùi Anh Tấn gây được sự quan tâm của dư luận là “Một
thế giới không có đàn bà” và “Les - vòng tay không đàn ông”. Trên phương
diện luật pháp, tháng 8/2006, Bộ Y tế đã đệ trình chính phủ dự thảo nghị định
cho phép chuyển đổi giới tính. Nếu nghị định này được thông qua, việc chuyển
đổi giới tính sẽ được hợp pháp hoá ở Việt Nam.
Tuy nhiên, những gì mà xã hội biết về người đồng tính luyến ái hầu như
chỉ giới hạn trong những phóng sự, bài viết hoặc bản tin có tính chất “phát
hiện” được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Trong một số trường
hợp, mục đích của những sản phẩm này nhằm làm thoả mãn tính hiếu kỳ của
độc giả, hơn là hướng họ tới sự hiểu biết nghiêm túc và nhân văn về người
đồng tính. Ở Việt Nam, vấn đề đồng tính luyến ái chưa được giới khoa học
2
quan tõm thớch ỏng. S im ng ny c minh chng bng vic cú rt ớt cỏc
nghiờn cu xó hi hc v ngi ng tớnh luyn ỏi, c bit l nhng nghiờn

cu do nghiờn cu viờn l ngi Vit Nam thc hin (V Ngc Bo & Philippe
Girault, 2005). ú l nhn nh chung ca cỏc nh nghiờn cu xó hi v nhng
ngi am hiu v tỡnh dc ng gii Vit Nam. Vi nm tr li õy, lo lng
trc s lan truyn ca HIV/AIDS qua quan h tỡnh dc ng hu mụn
khụng c bo v, trong mt s nghiờn cu nh c tin hnh vi s cng
tỏc ca cỏc chuyờn gia nc ngoi, ng tớnh luyn ỏi nam tr thnh i tng
kho sỏt nh mt nhúm cú hnh vi nguy c cao. Cho ti nay, cỏc nghiờn cu
v ngi ng tớnh luyn ỏi Vit Nam ch yu tp trung vo vic tỡm hiu
kin thc v cỏc hnh vi nguy c liờn quan n lõy nhim HIV (Care
International, 1993; St. Pierre, 1997; Wilson & Carwthorne, 1999; Colby,
2003)
1
Kt qu l s tn ti ca nhúm ng tớnh luyn ỏi n v thỏi ca
cng ng i vi hin tng ng tớnh luyn ỏi gn nh b lóng quờn.
T bi cnh chung ú, chỳng tụi ó tin hnh nghiờn cu nhm tỡm hiu
Thỏi xó hi i vi ngi ng tớnh. Do k th i vi ngi ng tớnh
cũn ớt c nghiờn cu trong bi cnh vn hoỏ - xó hi Vit Nam nờn nhúm
nghiờn cu nhn thy vic tp trung vo i tng ny l thớch hp. Nghiờn
cu c tin hnh nhm b sung nhng thiu ht thụng tin xung quanh ngi
ng tớnh. Trng tõm ca nghiờn cu hng ti vic khc ho thỏi ca xó
hi i vi ngi ng tớnh trong bi cnh ca Vit Nam, cng nh bi cnh
xó hi dn ti vic ngi ng tớnh luyn ỏi b k th. Qua ú, nghiờn cu hy
vng gúp mt phn nh trong n lc gim thiu s k th ca cng ng i
vi ngi ng tớnh luyn ỏi v vn ng cỏc t chc cú liờn quan xõy dng
nhng chng trỡnh can thip hiu qu dnh cho nhúm xó hi ny.
II. Mc tiờu nghiờn cu
1
Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam và HIV/AIDS ở Việt Nam - Vũ Ngọc Bảo, Philippe Girault
-NXB Thế giới, 2005
3

- Mô tả nhận thức, tình cảm và hành vi ứng xử của xã hội đối với người đồng
tính.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Thái độ xã hội đối với người đồng tính
IV. Quan điểm nghiên cứu
Trong khoảng gần 80 triệu dân sống tại Việt nam, phần đông chỉ có cảm
giác tình dục với người khác giới (gọi tắt là tình giục khác giới), một số ít
người có cảm giác tình dục với cả người cùng giới và khác giới (gọi tắt là tình
dục lưỡng giới), và vẫn còn một số ít người có cảm giác tình dục chỉ với người
cùng giới (gọi tắt là đồng tính luyến ái).
Rất khó để xác định chính xác bao nhiêu phần trăm người đồng tính luyến
ái vì không có nhiều người thừa nhận rộng rãi sở thích tình dục của mình.
Thường thì những người đồng tính luyến ái luôn giữ kín và rất sợ bị xã hội
phán xét. Hiện đang có rất nhiều cuộc bàn cãi về đồng tính luyến ái. Một số
người tin rằng, đó là chuyện bình thường, trong khi những người khác thì tin
rằng, đó là một loại bệnh hoạn hay một tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, theo Tổ chức
Y tế thế giới thì, đồng tính luyến ái là một khuynh hướng sinh hoạt tình dục,
không phải là một loại bệnh hoạn, rối loạn tâm thần, hay tệ nạn xã hội.
Chúng tôi chia sẻ quan điểm của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ
(American Psychiatric Asssociation, APA) vào năm 1973 và Tổ chức y tế thế
giới (World Health Organization, WHO) vào năm 1992 khi khẳng định đồng
tính luyến ái không phải là bệnh. Không phải là bệnh có nghĩa đồng tính luyến
ái không lây lan, không di truyền và không thể “chữa trị” bằng thuốc hay các
biện pháp tâm lý trị liệu.
Chúng tôi cũng tán thành quan điểm cho rằng đồng tính luyến ái là một xu
hướng tình dục có tính chất cố định, không phải là sự lựa chọn của cá nhân.
Người đồng tính chỉ là nạn nhân của một cấu trúc sinh học không thể thay đổi
4
được. Trong quan hệ với yếu tố sinh học - vốn giữ vai trò chủ sinh, môi trường
văn hoá - xã hội chỉ ở vào vị trí thứ sinh đối với việc định hình xu hướng tính

dục đồng giới. Nói cách khác, yếu tố sinh học đóng vai trò phát sinh, hình
thành và yếu tố văn hoá - xã hội đóng vai trò duy trì, củng cố.
Trong môi trường văn hoá - xã hội cởi mở, khoan dung và thừa nhận
luyến ái đồng giới thì người đồng tính có nhiều cơ hội nhận diện bản sắc tính
dục của mình, giảm đi những xung đột nguy hại về tâm lý, công khai sống thật
với tình cảm giới tính của bản thân và nhận được sự bảo vệ ở những mức độ
khác nhau của luật pháp. Trong một môi trường văn hoá - xã hội bảo thủ (do
truyền thống, tôn giáo cực đoan, phi dân chủ ) người đồng tính luyến ái bị
cấm đoán về tình cảm - tình dục, không được thừa nhận công khai về mặt xã
hội và không được pháp luật bảo vệ.
Bởi vì có nhiều người có ấn tượng sai về những người đồng tính luyến ái,
nên chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, những người đồng tính luyến ái vẫn là
những người bình thường như bao người khác. Nếu bạn là một người có quan
hệ tình dục khác giới, thì bạn thường nghĩ là rất tự nhiên khi yêu một người
khác giới, và bạn không thể yêu người có cùng giới tính với bạn. Những người
đồng tính luyến ái cũng yêu như bạn. Chỉ có khác biệt là, họ yêu những người
cùng giới. Đối với những người đồng tính luyến ái, yêu một người cùng giới là
sở thích theo bản năng của họ. Nói cách khác, con người không có sự chọn lựa
làm người có tình dục khác giới hay người đồng tính luyến ái. Những người
đồng tính luyến ái hay những người hoặc quan hệ tình dục cùng giới thì đều
giống như tất cả mọi người, có quyền được tôn trọng.
Một người trẻ tuổi không có bạn tình không thể sống hạnh phúc. Người
đồng tính luyến ái cũng phải có bạn tình, tất nhiên là bạn đồng giới của mình,
để có thể có một cuộc sống thực sự hạnh phúc. Đây là một vấn đề nhân đạo mà
theo chúng tôi, xã hội phải có hình thức quan tâm thực tế. Trong tình hình hiện
nay, chỉ bằng những hình thức quan tâm thực tế, có hiệu quả, xã hội mới hạn
5
chế được sự phát triển của bệnh AIDS. Nhiều vụ tử tự của thanh niên có
nguyên nhân sâu xa trong đời sống tình dục của họ. Các nhà tâm lý học nghiên
cứu về thanh niên đã xác nhận rằng 1/3 số vụ tử tự và định tự tử là do sự khủng

hoảng trong đời sống tình dục của cá nhân. Trong số đó, không ít người có xu
hướng tình dục đồng giới.
Như chúng tôi đã nói, một số người khi ra đời đã có trong mình xu hướng
tình dục đồng giới. Không thể chữa cho họ thành người có nhu cầu tình dục
thông thường. Vậy thì có cần tiến hành những biện pháp ngăn chặn, không cho
họ có quan hệ với các cô gái? Chúng tôi cho là không nên. Về mặt lý thuyết,
đối với một số người, cả tình dục đồng giới lẫn tình dục biệt giới đều thỏa mãn
họ, đều kích thích họ như nhau. Họ vẫn thích phụ nữ và hoàn toàn có khả năng
giao hợp với phụ nữ mặc dù giao hợp khá chật vật và khó đạt tới cảm giác thỏa
mãn. Nhiều người trong số họ tự ép mình giao tiếp tình dục với phụ nữ một
mặt vì tình dục biệt giới có nhiều hình thức phong phú, đơn giản hơn, giúp
người ta xây dựng gia đình dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng ta tuy không ngăn chặn
họ giao tiếp với phụ nữ nhưng cũng không nên để họ lấy vợ và đặc biệt là có
con. Bản tình tình dục đồng giới của họ sẽ làm người phụ nữ mà họ cưới trở
nên bất hạnh; và đứa trẻ ra đời cũng chịu những thiệt thòi không lường trước
được. Trong thực tế, có rất nhiều người đồng tính luyến ái đã lấy vợ nhưng
không bao giờ đạt được sự thỏa mãn tình dục thực sự. Sau đó, khi gặp cơ hội
thuận lợi, họ không cưỡng lại được sự thôi thúc bên trong và thừa nhận rằng
chính người bạn tình đồng giới nào đó mới đem lại cho họ lạc thú và hạnh
phúc đích thực.
6
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Hiện nay, không ít các ông bố, bà mẹ quan niệm rằng, những chuyện xung
quanh vấn đề tình dục thì chẳng cần phải học, “cứ lớn lên là khắc biết”. Những
người đó chắc sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng có một ngành khoa học độc lập,
chuyên nghiên cứu sự phát triển tình dục và đời sống tình dục của con người.
Đó là Tình dục học (sexologie).
Mặc dù các nhà thơ, các nhà triết học đã quan tâm tới tình yêu và sự ân ái

của con người ngay từ thời cổ đại, nhưng việc nghiên cứu một cách nghiêm túc
hoạt động tình dục trên cơ sở khoa học chỉ được tiến hành cách đây không lâu.
Có thể coi cuốn “Những rối loạn tình dục” xuất bản năm 1886 của nhà tâm lý
học Kraphta Ebinzo (Áo) là cuốn sách nghiên cứu tình dục đầu tiên. Đây là
cuốn sách thống kê lại những biểu hiện tình dục đa dạng, chủ yếu là những
hiện tượng rối loạn tình dục. Nhờ nó, người ta mới hiểu về những trạng thái rối
loạn tình dục, như hiếp dâm, tình dục bạo lực… Những khái niệm như khiêu
dâm, kích dục thị giác, tình dục kiềm chế, ức chế tình dục… được K. Ebinzo
đưa ra cách đây một trăm năm.
Sau K. Ebinzo, đã có nhiều công trình nghiên cứu hiện tượng tình dục
đồng giới theo quan điểm tiến bộ. Nhiều nhà nghiên cứu coi tình dục đồng giới
(hay còn gọi là “đồng tính luyến ái”) như một hiện tượng bẩm sinh. Từ thời Cơ
đốc giáo, tình dục đồng giới đã bị xem như một hiện tượng phóng đãng, quái
đản, một sự suy sụp về nhân cách hay là một biến chứng của một bệnh ngứa.
7
Từ sau Ebinzo, nhiều nhà khoa học đã không lên án những nhu cầu của người
đồng tính luyến ái.
Người có công thúc đẩy tình dục học phát triển là nhà tâm lý S. Freud,
người sáng lập ngành phân tâm học. Ngay từ đầu thế kỷ này, ông đã xem xét
những nhân tố xã hội trên cơ sở môi trường con người sinh sống, lý giải những
hành vi con người bằng những vận động thầm kín của đời sống tâm sinh lý.
Ông nhấn mạnh rằng, sự xuất hiện bệnh thần kinh có thể là do khi còn bé, bệnh
nhân được giáo dục quá kém, do những chấn động tâm lý thời thơ ấu, thời dậy
thì, hoặc do những xung đột có tính xã hội khác. Năm 1905, ông cho xuất bản
một cuốn sách rất có ý nghĩa: “Ba bài thảo luận về tình dục”. Một số quan
điểm của ông cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị khoa học. Tuy nhiên, do chỉ
dựa vào những quan sát y học, ông đã đưa ra nhiều quan điểm cực đoan, không
đủ sức đứng vững trước sự phát triển của khoa học ngày nay.
Trong hàng chục năm liền, lý thuyết thăng hoa (Sublimace) của S. Freud
đã hấp dẫn nhiều giới khoa học. Theo lý thuyết này, chỉ một phần của năng

lượng tình dục được tiêu hao trong hoạt động tình dục; số năng lượng còn lại
được chuyển hóa vào các lĩnh vực hoạt động khác như văn hóa, nghệ thuật,
chính trị, tôn giáo… Cũng theo lý thuyết này, xã hội sẽ tốt hơn lên nếu con
người hạn chế hoặc ngăn ngừa được năng lượng và bản năng tình dục, chuyển
những năng lượng đó vào những lĩnh vực hoạt động khác. Từ lý thuyết thăng
hoa của Freud, có thể rút ra kết luận: người nào “mạnh mẽ” trong đời sống tình
dục thì ít thành công trong lao động và những hoạt động khác, cho dù anh ta
khỏe mạnh và hoàn toàn sáng suốt. Điều đó cũng có nghĩa là người nào phung
phí quá nhiều sức lực vào những lĩnh vực “phi tình dục”, đầu tư năng lượng
của mình vào những hoạt động xã hội khác thì sẽ yếu đuối trong chuyện tình
dục.
Tất nhiên, những người ủng hộ lý thuyết thăng hoa có thể tìm được nhiều
ví dụ phù hợp để chứng minh cho nó. Nhưng việc khẳng định hay phủ nhận
8
một lý thuyết không thể chỉ bằng cách đưa ra một vài trường hợp riêng lẻ.
Chúng tôi không có ý định khẳng định hay phủ định lý thuyết này, chỉ nêu ra
một thực tế là, có nhiều nghệ sĩ, chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng đã làm
việc quên mình trong các lĩnh vực chuyên môn, đồng thời vẫn khá mạnh mẽ
trong lĩnh vực tình dục. Những kết quả thăm dò gần đây đã chứng minh mối
liên hệ qua lại tích cực giữa hai lĩnh vực hoạt động: tình dục và phi tình dục.
Chân lý dường như lại nằm trong cái lý thuyết “Phản thăng hoa” này: Khi các
hoạt động sản xuất, sáng tạo khoa học, nghệ thuật đạt hiệu quả cao, người ta sẽ
vui vẻ, hài lòng, dẫn đến đòi hỏi khắt khe hơn trong hưởng thụ cá nhân. Vì vậy
mà nhu cầu tình dục của người ta dễ bị kích thích, thức dậy. Ngược lại, khi
cuộc sống tình dục đầy đủ, hài lòng thì con người cảm thấy say mê hơn trong
các hoạt động lao động sáng tạo.
Một bước nhẩy vọt nữa của khoa học tình dục là những công trình nghiên
cứu của A.C. Kinsey và những cộng sự của ông. Tuy là giáo sư động vật học
nhưng Kinsey là người đầu tiên nghiên cứu tình dục từ góc độ xã hội học. Ông
đã tiến hành kiểm tra rất nhiều phụ nữ và đàn ông. Kết quả kiểm tra được công

bố trong cuốn sách "Ứng xử tình dục của đàn ông", in năm 1948, với số lượng
200.000 cuốn. Sách được bán hết ngay trong vòng hai tháng. Lý do hấp dẫn
của cuốn sách rất đơn giản: Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một số liệu
cụ thể về đời sống tình dục được công bố rất nghiêm túc và lý giải một cách
khoa học.
Trước cuốn sách đó, không ai biết chuyện thủ dâm phổ biến tới mức độ
nào, bao nhiêu đàn ông, đàn bà nếm trải thứ tình dục đồng giới, bao nhiêu phần
trăm phụ nữ “biết” từ 5 bạn tình trở lên. Một điều đáng ngạc nhiên nữa là cuốn
sách còn công bố bao nhiêu phần trăm các cặp bạn tình kích thích bộ phận sinh
dục bằng miệng, trong khi thời ấy người ta vẫn coi phương pháp kích thích này
là một sự đồi bại.
9
Cuốn sách của Kinsey như một trái bom làm rạn nứt định kiến xã hội.
Dưới sự tác động của những số liệu điều tra, xã hội học buộc phải thay đổi một
số quan niệm. Ví dụ, nếu như trong thực tế có tới 90% đàn ông trẻ thủ dâm thì
phải xem hành vi tình dục đó là điều bình thường, và xã hội phải quan tâm lưu
ý không phải tới 90% đó, mà là với 10% còn lại kia.
Cuốn sách của Kinsey đã phân chia dư luận xã hội làm hai khối: tán thành
và phản đối việc công bố các số liệu khách quan đó. Giới thầy tu, chính khách
công khai phản đối việc lưu hành cuốn sách. Họ tuyên bố rằng, Kinsey đã phá
vỡ nền tảng luân lý Mỹ, rằng những hoạt động tương tự như vậy sẽ làm suy
sụp xã hội Mỹ… Thực ra, Kinsey đã phê phán xã hội Mỹ. Ông chứng minh
tính giả tạo của những lý tưởng đạo đức Mỹ, khơi lên mối nghi ngờ về giá trị
đích thực của chúng. Tất nhiên những con số mà ông công bố chỉ có ý nghĩa
lịch sử, bởi vì nó chỉ phản ánh thực trạng đời sống tình dục Mỹ những năm 40
của thế kỷ 20.
Một mốc lớn nữa trong sự phát triển tình dục học là công trình nghiên cứu
của nhà di truyền học V.H. Maxter và vợ ông, nhà tâm lý học V.E. Johnson.
Vào những năm 60, họ quan tâm tới một khía cạnh khác của tình dục, đó là
những quá trình sinh lý của xúc động tình dục và sự thỏa mãn tình dục. Họ đã

quan sát các phản ứng sinh lý của 400 phụ nữ và 300 đàn ông trong khi giao
hợp và hứng dục. Họ còn tiến hành quan sát 7.500 cơ quan sinh dục phụ nữ và
2.500 bộ phận sinh dục đàn ông. Vợ chồng ông bà Maxter đã trở nên nổi tiếng
và rất gần gũi với mọi người thời bấy giờ vì đã chữa rất thành công cho nhiều
cặp vợ chồng bị rối loạn chức năng tình dục. Chính Maxter là người đầu tiên
khẳng định rằng, quá trình giao tiếp tình dục diễn ra qua 4 giai đoạn.
Năm 1968, hai nhà nghiên cứu Phordo và Bach (Tiệp Khắc) công bố cuốn
sách nổi tiếng “Những hình thái tình dục”. Hai ông đã tiến hành so sánh hoạt
động tình dục của từng dân tộc và chủng tộc khác nhau, bổ sung thêm những
thông tin mới về dịch học và sinh lý học. Hai ông đã khẳng định rằng, các hình
10
thức hoạt động tình dục không đơn thuần nảy sinh từ trạng thái hoóc môn của
cơ thể mà còn từ những yếu tố tâm lý xã hội.
II. KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Các xu hướng tình dục
a. Lưỡng tính luyến ái
Ngay từ năm 1948 và 1953 khi nghiên cứu về hành vi tình dục ở nữ và
nam, Alfred Kinsey đã cho rằng xu hướng lưỡng tính luy ến ái hình như có ở
đa số người, nghĩa là có hấp dẫn tính dục phần nào đối với cả 2 giới tuy có ưu
trội hơn về giới nào đó. Theo Kinsey, chỉ có khoảng 5-10% dân số thuộc loại
hoàn toàn có xu hướng tính dục khác giới hay đồng giới. Cũng có một số ít
người được coi là lưỡng tính luyến ái đích thực, nghĩa là có hấp dẫn tính dục
như nhau đối với cả 2 giới, không có sự ưu trội với giới nào.
Lưỡng tính luyến ái có lịch sử toàn cầu. Ở các nước phương Tây, những
người tình dục đồng giới nam/ nữ đôi khi chấp nhận cái nhãn hiệu là lưỡng
tính luyến ái để không bị kỳ thị; nhưng cũng có nhiều người cảm thấy không
thuộc về cộng đồng nào cả nên đã thành lập cộng đồng riêng và có những hoạt
động của riêng họ.
May mắn hơn những người đồng tính luyến ái, những người lưỡng tính
luyến ái vẫn có thể có chồng (vợ), có con nhưng vẫn có… bồ cùng giới. Có

những người lưỡng tính luyến ái, sau một thời gian có vợ có con, lại hiểu ra
mình chỉ có thể quan hệ đồng tính, nên đành “dứt áo” ra đi, bỏ vợ (chồng) bỏ
con, đi theo một chàng (nàng) nào đó.
Lưỡng tính là một chủ đề bị lãng quên trong nghiên cứu giới tính. Bất
chấp những tìm hiểu ban đầu của Alfred Kinsey, người đã khám phá ra sự liên
tục của tính dục, những người không xếp vào dạng dị tính về cảm giác tình dục
và cách cư xử thường được xem là “đồng tính”. Do đó đa số nghiên cứu chú
trọng tìm hiểu tại sao một người là đồng tính hoặc sự khác biệt giữa đồng tính
11
và dị tính. Khuynh hướng này củng cố nhận định xu hướng tình dục tồn tại tự
nhiên theo hai nhóm riêng biệt, chỉ có ham muốn với người cùng phái hoặc
khác phái. Người lưỡng tính, không thể xếp vào hai nhóm đó, thông thường
được xem là người mơ hồ, không thành thật hoặc trong bước chuyển tiếp thành
đồng tính. Chúng tôi tin rằng xu hướng tính dục phức tạp hơn và sẽ không bao
giờ được hiểu một cách trọn vẹn đến khi hiện tượng lưỡng tính được tìm hiểu
chính xác và khách quan.
b. Không có hấp dẫn tính dục
Xu hướng này có nhiều mức độ và người ta đã chia thành 4 nhóm như
sau:
Nhóm A: Không có hấp dẫn mang tính chất lãng mạn nhưng có ham
muốn như hệ quả của một phản ứng hóa học chứ không hướng vào một đối
tượng cụ thể.
Nhóm B: Có hấp dẫn mang tính chất lãng mạn nhưng không có ham
muốn tình dục. Những người này có quan tâm đến mối quan hệ với ai đó
nhưng không muốn đi đến hoạt động tình dục.
Nhóm C: Vừa có khả năng ham muốn lẫn hấp dẫn có tính lãng mạn
nhưng không có nhu cầu kết đôi để chung sống.
Nhóm D: Không có cả hấp dẫn lẫn ham muốn và có lẽ những người này
dễ chan hòa với xã hội nhất.
Điểm chung của 4 nhóm trên đều là không có hấp dẫn về mặt tính dục. B

và C là 2 nhóm cảm thấy muốn tham gia vào một mối quan hệ nên phải ở vào
vị trí khó khăn vì đại đa số con người là có tính dục. Do đó, họ hoặc phải
thương lượng với bạn tình để chỉ “quan hệ suông” hoặc phải sống một mình.
Có rất nhiều nghiên cứu về xu hướng “không có hấp dẫn tính dục”. Nhiều
người cho rằng đó là một bệnh về tâm lý - tính dục, là xu hướng tình dục đồng
giới bị đè nén hoặc thiếu hoóc môn phù hợp. Nghiên cứu về tình dục của
12
Kinsey lại cho rằng “không có hấp dẫn tính dục” cũng là một xu hướng tự
nhiên. Một số tôn giáo hay giáo phái tin rằng “không có hấp dẫn tính dục”
được xem là thuộc đẳng cấp cao hơn vì không còn vướng bận gì với bụi trần,
cửa Thiên đàng đã mở rộng.
Chỉ riêng yếu tố sinh học đã tạo nên vô số dạng nhân cách. Xã hội hiện
đại là một xã hội khoan dung chứ không còn là lưỡng cực (chỉ thừa nhận 2 giới
nam và nữ). Mọi nhân cách không có hại cho cộng đồng, không ảnh hưởng xấu
đến thuần phong mỹ tục cần được tôn trọng dù thuộc nguồn gốc nào (giới mập
mờ, rối loạn bản sắc giới, xu hướng tình dục).
Mặc dầu phổ nhân cách được dung nạp là rộng nhưng những nhân cách
do xu hướng tình dục sai lạc tạo nên vẫn không được xã hội văn minh chấp
nhận, ví dụ những kẻ bệnh hoạn tình dục, có những hành vi tình dục sai lạc
(thích tình dục với trẻ em, với động vật…).
c. Đồng tính luyến ái
Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người cũng đều có 21 cặp nhiễm sắc thể
thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ở phái nữ, nhiễm sắc thể quy định
giới tính là X và X, còn ở nam là X và Y. Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết
định những khác biệt giới tính giữa hai phái, trong đó có bộ phận sinh dục
ngoài. Bên cạnh đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Não có một vùng đặc
biệt gọi là hạ đồi, tiết ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay buồng
trứng sản xuất ra nội tiết tố giới tính. Trong não còn có trung tâm xác định đối
tượng tình dục mà nếu bị trục trặc thì có thể nó sinh ra chuyện yêu người
cùng phái.

Về mặt sinh học, những người đồng tính luyến ái hoàn toàn bình thường.
Nam giới bị “pêđê” không phải do thiếu nội tiết tố sinh dục nam testosterone,
nên họ chẳng cần thử máu để biết nồng độ testosterone có bình thường hay
không, và cũng chẳng cần phải điều trị họ bằng testosterone uống hay chích vì
13
chỉ có hại mà thôi. Hiện nay, khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao trung
tâm não nhận diện đối tượng tình dục của những người này chỉ có hình ảnh của
người cùng phái. Có phải do rối loạn nhiễm sắc thể hay không? Có phải do
thiếu testosterone khi còn trong bào thai hay không? Chưa ai chứng minh
được. Có một điều các nhà chuyên môn rõ nhất là nữ giới cũng có đồng tính
luyến ái nhưng ít gặp hơn nam.
Người đồng tính ái thực sự (bản thể đồng tính ái) là người có ham muốn
gần gũi và quan hệ tình dục với bạn tình cùng giới. Còn người đồng tính giả
không thực sự có bản thể đồng tính ái, nhưng vẫn muốn có quan hệ tình dục
với người cùng giới vì một hoàn cảnh xã hội nào đó.
Thạc sĩ Trương Trọng Hoàng, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe
TP HCM, cho biết, có đồng tính ái nữ và đồng tính ái nam. Người đồng tính ái
nữ được gọi là lesbian hay ô môi (xuất xứ từ chữ homo sexual). Đồng tính ái
nam gọi là gay. Từ pê-đê (gốc tiếng Pháp) vốn chỉ những người đàn ông chỉ có
ham muốn và quan hệ tình dục với trẻ em trai, sau được dùng chỉ chung những
người đồng tính nam.
ĐTLA có thể chia làm 2 dạng: mở và kín. Những đối tượng thuộc dạng
mở không che giấu tình trạng của mình, thường thích mặc trang phục của
người khác giới. Người thuộc dạng kín, ngược lại, không dám công khai tình
trạng của mình. Họ có bề ngoài hết sức bình thường nhưng trong thâm tâm chỉ
muốn quan hệ tình dục với người cùng giới.
Cần phân biệt người đồng tính ái với người lưỡng tính. Về mặt cơ thể,
người đồng tính ái vẫn có giới tính xác định, có khả năng quan hệ tình dục với
bạn tình khác giới và sinh con (nhưng họ không thích điều đó). Còn người
lưỡng tính cùng lúc có cả bộ phận sinh dục nam và nữ; những bộ phận này

thường không hoàn chỉnh nên họ không thể có con.
Đồng tính ái giả có 2 dạng:
14
- Đồng tính ái thay thế: Là những người có quan hệ tình dục cùng giới do ở
quá lâu trong một môi trường chỉ có người cùng giới.
- Đồng tính ái tò mò: Là những người có quan hệ tình dục cùng giới vì tò mò,
muốn thử cho biết hoặc do chạy theo mốt.
Thạc sĩ Hoàng cho biết, tuy chưa có số liệu điều tra cụ thể nhưng qua các
khảo sát đã thực hiện, có thể khẳng định rằng phần lớn các bạn trẻ đồng tính ái
hiện nay đều là giả. Điều này hoàn toàn không nên; vì cả khi họ đã “trở lại là
mình”, thời gian “thử” làm đồng tính ái vẫn để lại ấn tượng tâm lý không tốt,
ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và gia đình sau này.
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐTLA
Có 2 giả thuyết về nguyên nhân gây ra tình dục đồng giới đang được giới
khoa học trên thế giới chấp nhận
1. Do bẩm sinh:
Dạng này là do trục trặc trong biến dị di truyền lúc còn trong bào thai gây
nên lỗi khi phát triển hệ sinh dục. Có trường hợp sinh ra có cả hai cơ quan sinh
dục nam và nữ. Lại có trường hợp sinh ra tuy có cơ quan sinh dục của phái này
nhưng các hormon lại phát triển theo hướng của phái kia khiến cho bệnh nhân
sống trong cảnh "thân này mà xác nọ" "hồn Trương Ba da hàng thịt".
2. Do tâm lý:
Dạng này cơ thể hoàn toàn bình thường như bao người khác nhưng do
hòan cảnh sống, do phong trào trong cộng đồng khiến người đó suy nghĩ và
hành động theo hướng có quan hệ đồng tính. Nếu sự việc này xảy ra trong một
thời gian dài và cộng thêm những quan hệ xã hội với những người đồng tính sẽ
khiến bệnh nhân trở nên một người đồng tính thật sự mặc dủ bản chất cơ thể
( hormon, cấu tạo cơ quan sinh dục ) hòan tòan không có biến dị, trục trặc.
Người ta cũng có thể lý giải sự việc này như việc "tự kỉ ám thị" khiến những
người này tư duy và hành động theo một hướng cố tình sắp đặt sẵn.

15
Một cách cụ thể, đồng tính luyến ái bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
a/ Nguyên nhân sinh học
Tình dục đồng giới là hậu quả những thay đổi khó nhận biết ở bản thân
các gene, ở sự tương tác giữa các gene và bộ phận cảm thụ hoóc môn của các
trung tâm thần kinh (vùng dưới đồi, não giữa) nơi chi phối mọi hành vi, cảm
xúc tình dục. Do đó, nó hình thành từ rất sớm, muộn nhất thì cũng vào tuổi đi
học, nhiều khi còn hình thành từ trước khi sinh, có lẽ ở lúc thụ thai và cha mẹ
hoàn toàn không kiểm soát được. Có rất nhiều bằng chứng ủng hộ cho giả
thuyết thứ hai, cho rằng người đồng tính chỉ là nạn nhân của một cấu trúc sinh
học mà họ không thể thay đổi được. Xu hướng này không có hại cho cộng
đồng vì không lây lan, chỉ thuộc một số người hạn chế, nó không đe dọa sự tồn
tại của giống loài, cũng chỉ liên quan đến một số đàn ông và đàn bà thường rất
hiền lành. Cốt lõi của vấn đề là chấp nhận hay không chấp nhận.
Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association, APA)
từ năm 1973 đã loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các triệu chứng và
bệnh rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Disorders). Tổ chức Y tế Thế giới (Word Health Organization, WHO) cũng đã
làm điều tương tự vào năm 1992 trong phiên bản thứ 10 của danh sách phân
loại các chứng bệnh trên thế giới (International Classification of Diseases, 10th
Edition).
Tháng 12 năm 1992, APA cũng phát đi một tuyên bố chính thức, với lời
kêu gọi sau: “Xét thấy luyến ái đồng giới tự thân nó không hề hàm chứa việc
có hay không sự thiệt hại, tính ổn định, sự tin cậy, trong năng lực xã hội chung
hay khả năng tác nghiệp (ở người đồng tính ái), Hiệp hội Tâm thần học Hoa
Kỳ kêu gọi các tổ chức y tế trên thế giới và cá nhân các nhà tâm thần học ở các
quốc gia hãy thúc đẩy trên đất nước mình việc bãi bỏ những trừng phạt pháp lý
đối với tình cảm và tình dục đồng giới có sự đồng thuận giữa những người
trưởng thành. Ngoài ra, APA cũng kêu gọi các tổ chức và cá nhân này hãy thực
16

hiện mọi việc có thể để giảm đi những xỉ nhục có liên quan đến luyến ái đồng
giới, ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào”.
Trước đó, năm 1980, APA đưa một triệu chứng mới vào danh sách bệnh
học. Đó là chứng đồng tính ái tự hại (ego-dystonic homosexuality), được định
nghĩa là có ở “những người mà quan tâm tính dục nguyên thủy của họ hướng
về người cùng giới, nhưng hoặc bất an, hoặc xung đột, hoặc muốn thay đổi
khuynh hướng tính dục đó”. Vậy là vào lúc đó, dưới cái nhìn tâm thần học,
người đồng tính ái thì bình thường, chỉ những người đồng tính đang trong giai
đoạn bất ổn với khuynh hướng tình cảm của mình hay trốn tránh nó, mới là có
bệnh. Nhưng vào năm 1987, đồng tính ái tự hại cũng không còn bị xem là bệnh
nữa, vì các nhà tâm thần học cho rằng hầu như người đồng tính luyến ái nào
cũng trải qua giai đoạn tự xung đột đó.
Thời gian vừa qua, trong nước cũng đã có vài ý kiến cảm thông rất mạnh
mẽ với luyến ái đồng giới, như đạo diễn Lê Hoàng hay ca sĩ Phương Thanh.
Đây là điều hết sức đáng trân trọng, có thể xem như tín hiệu công khai đầu tiên
của quá trình nhìn nhận xã hội. Nhưng những ý kiến này, và dư luận xã hội nói
chung, vẫn vô tình hay cố ý xem đây là bệnh. Có thể hiểu các ý kiến này là do
thiếu thông tin (cũng như người đồng tính ái thôi), mà cũng có thể hiểu nó
được chọn như một phương cách cổ điển khi đưa vấn đề ra trước dư luận,
nhằm kêu gọi một sự cảm thông mà nói thẳng ra, giống như một sự thương
hại! Đây có lẽ là phương cách dễ dàng nhất, dễ chấp nhận nhất, nhưng cũng
thiết nghĩ rằng trong bối cảnh xã hội thông tin ngày nay, cách thức đó có vẻ
như quay ngược về lịch sử, vì việc y học xếp luyến ái đồng giới thành một căn
bệnh để nhận được sự chấp nhận xã hội là điều “xưa như trái đất” rồi. Và trong
bối cảnh xã hội đó, không thể có cách nào hiệu quả nhất mà cũng rốt ráo nhất
ngoài việc tiếp cận vấn đề từ những kết quả khoa học chính thức, cũng như các
khía cạnh văn hóa, xã hội khác.
17
Vậy kết quả khoa học chính thức được nói đến ở đây là gì? Đó là kết luận
của giới khoa học rằng đồng tính ái cũng chỉ là một biểu hiện của sự đa dạng

sinh học về mặt tính dục của con người mà thôi, mà một trong những cơ sở của
nó là giữa người dị tính ái và đồng tính ái có sự khác biệt trong việc chi phối
hành vi phái tính từ não bộ.
Hành vi tình dục đồng giới ở động vật phổ biến hơn nhiều so với chúng ta
nghĩ. Theo thuyết tiến hóa, tính dục là phương tiện để chuyển giao gien lại cho
thế hệ sau. Vậy thì hành vi tình dục đồng giới từ đâu mà có? Phải chăng nó
xuất hiện từ trong quá trình tiến hóa, hay chỉ để lấy khoái cảm mà thôi?
Chim chóc, bò sát, động vật có vú, và cả ốc sên cũng tham gia vào trò này.
Tình dục đồng giới ở động vật chỉ là một trong số nhiều hành vi tính dục. Hành
vi này tương đối phổ biến, và ở một số loài, nó xuất hiện với tần suất khá dày.
Trong thế giới động vật, cuộc sống chung thuỷ "một vợ một chồng" thực sự là
"của hiếm". Chúng "sinh hoạt" khá bừa bãi - một con đực với nhiều con cái,
một con cái với nhiều con đực, hoặc chung chạ lung tung, v.v TS Geoff
McFarlane, nhà sinh học thuộc ĐH Newcastle (Anh), cho biết: "Thế giới động
vật có rất nhiều cách sắp xếp cũng như cách "sinh hoạt"!".
Thú đồng tính
ít ai ngờ hươu cao cổ cũng thích quan hệ tình dục đồng giới.Hành vi tình
dục đồng giới đã được giới khoa học quan sát khá kỹ lưỡng ở hầu như tất cả
các loài vật. Trên thế giới, có tổng cộng khoảng 450 loài có thói quen quan hệ
tình dục đồng giới. McFarlane cũng đã tìm kiếm trong các tác phẩm khoa học
xem có trường hợp tình dục đồng giới nào không. Ông tìm thấy một danh mục
các hành vi tình dục đồng giới, trong đó đáng chú ý là sờ nắn cơ quan sinh dục
và cưỡi lên nhau. Mặc dù hai hành động này có vẻ "gió thoảng mây bay" hơn
là một mối quan hệ bền vững, nó cho chúng ta thấy rằng tính dục vẫn là tính
dục, còn các hành vi khác như chải chuốt lại không "lọt" được vào danh mục
này.
18
McFarlane nhận thấy hành vi tình dục đồng giới ở các loài linh trưởng
phổ biến hơn so với các động vật có vú khác, nhưng không phải là không có ở
chim chóc, bò sát, lưỡng cư, cá, côn trùng và các loài động vật không xương

sống. Không phải chỉ ở động vật hoang dã, mà cả gia súc gia cầm cũng tồn tại
hiện tượng này, đặc biệt là cừu đực.Hầu hết các hành vi tình dục đồng giới mô
tả trong sách vở đều xuất hiện ở động vật có vú. Hươu cao cổ sống trong
những nhóm toàn con đực, và chúng chỉ quan hệ với hươu cái nhằm mục đích
sinh sản. Khoảng 80% quan hệ giữa các chú hươu cao cổ đực với nhau mang
tính chất tình dục, và thường biểu hiện bằng hành vi cưỡi lên nhau. Tỷ lệ cưỡi
lên nhau ở sư tử đực là 8%. Đặc biệt, các loài linh trưởng có những mối quan
hệ tình dục đồng giới rất phức tạp. Khoảng 30 loài linh trưởng đã được ghi
nhận là có "cặp bồ" đồng tính, thậm chí có những đôi còn quan hệ với nhau rất
lâu dài.
Chim chóc đồng tính
Hồng hạc nổi tiếng trong thế giới chim chóc với hành vi "khác người" của
mình.Trên 130 loài chim, trong đó có loài hồng hạc nổi tiếng quý hiếm, dành
khá nhiều thời gian trong cuộc đời cho các mối quan hệ tình dục đồng giới.
McFarlane cho biết: "Hồng hạc là một ví dụ điển hình cho hiện tượng đồng
tính ở chim chóc. Khoảng 6% số hồng hạc trống thực sự cặp đôi với nhau và
làm tất cả những "trò" mà chim trống và chim mái vẫn làm, kể cả âu yếm và
nuôi nấng con cái. Chúng có thể chiếm lấy một cái tổ và nuôi chim con."Điều
đáng ngạc nhiên là ở các loài chim nước, chim trống đồng tính lại thường
thành công hơn các chú chim "vợ con đề huề", đơn giản là vì chúng hiếu chiến
hơn và có thể xâm chiếm được nhiều lãnh thổ hơn. Trong số các cặp nhạn biển
Roseate, một phần ba là "thuần chị em" - chúng cặp đôi với nhau và nuôi con.
Cả hai cùng đẻ trứng, và thường là một số trứng vẫn được thụ tinh, chứng tỏ
rằng chúng vẫn thường xuyên "nhập nhèm" cả với "cánh đàn ông".
19
ở Australia, giới khoa học đã thống kê được hơn 40 loài chim có hành vi
tình dục đồng giới. Xu hướng này có thể vẫn còn tiếp tục phát triển. Thậm chí
ở loài galah, quan hệ đồng giới vẫn tiếp tục được duy trì ngay cả khi "bạn đời"
chết, dân số trong đàn hoặc tỷ lệ trống-mái thay đổi.
Đi tìm lời giải đáp

Theo thuyết tiến hóa của Darwin, động vật tiến hóa vì những đặc điểm
thay đổi sẽ tạo nên lợi thế về mặt sinh sản cho chúng. Những đặc điểm ấy sẽ
được truyền lại cho nhiều thế hệ sau. Trước đây, các nhà sinh học đã nhiều lần
thử giải thích về hành vi tình dục đồng giới ở động vật, chẳng hạn như động
vật "nhầm" giới tính, nghịch ngợm, hoặc "tập" trước khi "xung trận" thực sự.
Có người lại cho rằng hiện tượng đồng tính xuất hiện vì trong cộng đồng thiếu
con đực hoặc con cái, hoặc là kết quả của quá trình nuôi nhốt.
Một trong những thuyết mới nhất là thuyết "mua vui" của Paul Vasey
thuộc ĐH Lethbridge (Canada). Ông tiến hành quan sát về hành vi tình dục
đồng tính của khỉ đầu chó Nhật Bản và nhận thấy 33% số hành vi đồng tính
của chúng là giữa các con cái. Và lời giải thích của ông là điều mà chưa ai nghĩ
tới: Chúng làm thế chỉ để mua vui!
Vậy hành vi tình dục đồng giới là bẩm sinh hay do học hỏi mà có? Cũng
như các hành vi khác của động vật, đây là sự giao thoa giữa vai trò của tự
nhiên và "học hỏi", và mỗi loài lại mang một đặc điểm khác nhau. Trên
phương diện "học hỏi", hành vi này chịu tác động của sự thống trị và tôn ti trật
tự. Trên phương diện "tự nhiên", các nhà sinh học cho rằng hành vi này là kết
quả của hiện tượng tăng mức hormone trước và sau khi sinh. Elizabeth Atkins-
Regan, nhà nghiên cứu thuộc ĐH Cornell, đã thử nghiệm bằng cách cho chim
sẻ mái tiếp xúc với chất ức chế tổng hợp oestrogen. Lũ chim mái non nở ra có
xu hướng thích chim mái, nhưng trong trường hợp bị ức chế hormone trống, lũ
chim trống non nở ra lại thích chim trống hơn.
20
Theo GS tâm lý tiến hoá Robin Dunbar tại ĐH Liverpool (Anh), một
trong những lý lẽ chính biện minh cho hành vi đồng tính ở con người là nó
giúp liên kết các nhóm nam giới với nhau, đặc biệt là khi họ phải dựa vào nhau
chẳng hạn như trong săn bắn hoặc chiến đấu. Người Sparte ở Hy Lạp cổ đại
khuyến khích tình dục đồng giới trong đội quân tinh nhuệ của họ, do tin rằng
các cá nhân sẽ gắn bó và nỗ lực cứu các cá nhân khác nếu họ có quan hệ tình
cảm.

Một lý lẽ khác cho rằng tình dục đồng giới là một giai đoạn phát triển mà
con người trải qua. Tuy nhiên, có khả năng là một số người bị mắc kẹt ở giai
đoạn này trong suốt phần đời còn lại do môi trường xã hội mà họ trưởng thành
trong đó. Dù thế nào đi nữa, phía trước vẫn là một chặng đường dài trước khi
chúng ta có thể hiểu đầy đủ nguyên nhân của hành vi đồng tính ở người. Theo
Dunbar, chưa có ai thực sự điều tra vấn đề này toàn diện bởi nó rất nhạy cảm
về chính trị. Mọi khả năng vẫn còn để ngỏ.
Trong sinh học, trạng thái vừa đực vừa cái một cách tự nhiên có thể thấy ở
một số loài, ví dụ con sên khi là đực khi là cái trong suốt cuộc đời của nó. Thời
cổ đại, người ta coi những trẻ có “giới mập mờ” là kẻ có dấu ấn sự nổi giận
của các thần; và họ bị giết ngay. Cho tới gần đây, cách hành xử này vẫn tồn tại
ở một số nước. Tuy nhiên một số trường hợp giới tính mập mờ lại được coi là
mô hình của sự trùng hợp những yếu tố đối lập, quy tụ sức mạnh thần bí và tôn
giáo gắn với mỗi cá thể mang 2 giới. Trong trường hợp này, cá thể được trao
cho những quyền năng của cả 2 giới bằng nhiều thực hành có tính nghi thức,
đặc biệt là sự thay đổi trang phục.
Trước đây, nhóm dân số có giới tính mập mờ thường gọi là ái nam ái nữ.
Nếu xảy ra cho một gia đình, điều này gây ra nhiều sự lo lắng, thậm chí kinh
hoàng. Có nhiều lý do để cần quan tâm: các bậc cha mẹ sinh con có giới mập
mờ sẽ phải nuôi dưỡng, giáo dục như thế nào để không tổn thương đến sự phát
triển tâm lý và vai trò xã hội của chúng; các thày thuốc cần can thiệp vào thời
21
điểm nào để đáp ứng đúng nguyện vọng của trẻ; tương lai của những trẻ có
giới mập mờ sẽ ra sao nếu không được can thiệp Ngoài ra còn nhiều vấn đề
cần giải đáp khác và chỉ có sự hiểu biết mới có thể cải thiện chất lượng sống
cho nhóm dân số này.
Thuật ngữ ái nam ái nữ (hermaphrodite) hầu như không còn được dùng
nữa vì không phù hợp. Giới y học đề nghị dùng một thuật ngữ thay thế là giới
trung gian (intersex), giới mập mờ hay lẫn lộn (ambigous androgyne). Các thầy
thuốc trước đây tin rằng tuyến sinh dục là dấu hiệu chủ yếu để xếp con người

thuộc một giới nào đó. Vì vậy, họ đã đặt ra một loạt tên gọi không dựa trên
hiểu biết về gene học, nội tiết học hay bào thai học, và phân những người có
giới tính không rõ thành nhiều loại như “ái nam ái nữ giả kiểu nam”, “ái nam
ái nữ giả kiểu nữ” hay “ái nam ái nữ đích thực”.
Chỉ khi nào cả 2 tuyến sinh dục (cả tinh hoàn và buồng trứng) tồn tại trên
một cá thể mới có thể gọi là ái nam ái nữ đích thực, điều này không thể xảy ra,
trừ phi có sự cố về gene học và cũng rất hiếm. Những người này có thể sống
được nhưng không thể sinh sản và hạn chế về khả năng tình dục vì các hoóc
môn nam đã triệt tiêu tác dụng của các hoóc môn nữ và ngược lại.
Nhiều hình thái bệnh lý khiến trẻ sinh ra đã có cơ quan sinh sản không
phù hợp với định nghĩa về nam hay nữ. Ví dụ một trẻ sinh ra bề ngoài là gái
nhưng phần lớn cấu trúc giải phẫu bên trong cơ thể là nam. Tuy nhiên, cũng có
trẻ sinh ra với cơ quan sinh dục ngoài không rõ nam hay nữ: ví dụ trẻ gái sinh
ra với âm vật to hay không có cửa vào âm đạo; hoặc một bé trai sinh ra với
dương vật nhỏ rõ rệt hoặc có bìu tách đôi giống như 2 môi lớn. Có khi trẻ sinh
ra với cấu trúc gen hình khảm nên một số tế bào vừa có cặp nhiễm sắc thể giới
XX và một số khác lại có cặp nhiễm sắc thể giới XY.
Giới mập mờ có thể do những rối loạn về thể nhiễm sắc hay hoócmôn gây
ra; thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau về mặt thể chất. Đây mặc dù là một
bệnh bẩm sinh nhưng không phải lúc nào cũng bộc lộ ra ngay khi đẻ. Đôi khi
22
tình trạng giải phẫu mập mờ về giới chỉ phát hiện ra khi đến tuổi dậy thì hoặc
tuổi trưởng thành do không thấy sinh sản được. Thậm chí có người đến khi
chết già, qua giải phẫu thi thể người ta mới tình cờ biết là có giới không rõ
ràng. Một số người chung sống suốt đời với tình trạng giới mập mờ mà không
ai biết (ngay cả chính họ).
Có phải người giới tính mập mờ nào cũng có cơ quan sinh dục khó nhận
biết là nam hay nữ? Câu trả lời là không. Cơ quan sinh dục ngoài có khi mập
mờ nhưng cũng có khi hoàn toàn giống nữ hay nam. Ví dụ, bé gái sinh ra với
cặp nhiễm sắc thể XY và mắc hội chứng không nhạy cảm với androgeăcsex có

cơ quan sinh dục ngoài hoàn toàn kiểu nữ. Và một số trẻ sinh ra với cặp XX
nhưng có hội chứng quá sản bẩm sinh tuyến thượng thận thì cơ quan sinh dục
ngoài hoàn toàn kiểu nam. Lớn lên, tất nhiên trẻ sẽ nhận thấy sự khác biệt và
khi đó nó sẽ tự quyết định thuộc giới nào dựa trên cảm nhận về bản sắc giới. Y
học hiện đại và tâm lý học có vai trò quan trọng để bảo đảm quyền được
chuyển giới cho một số người giới mập mờ và rối loạn bản sắc giới.
Nhân cách của người có giới mập mờ thế nào? Còn tùy theo nguyên nhân
thực thể; bất thường nặng gây tâm lý mặc cảm, trí tuệ chậm chạp. Có nhiều
bằng chứng cho thấy trẻ có giới mập mờ không được can thiệp ngoại khoa vẫn
có thể lớn lên bình thường. Y văn đã từng nêu 2 trường hợp phụ nữ đã lớn lên
với âm vật to; ngay cả con trai có dương vật nhỏ cũng có thể trưởng thành bình
thường, nếu không can thiệp ngoại khoa và được nuôi dưỡng, giáo dục đúng
đắn.
Có thể khai sinh là trai hay gái cho cá thể có giới mập mờ mà không cần
can thiệp ngoại khoa? Thông thường, muốn quy định một trẻ giới mập mờ là
trai hay gái thì cần làm một số thăm dò về hoóc môn, gene, điện quang và
tham khảo ý kiến thầy thuốc về giới dễ có ở trẻ khi trưởng thành. Ví dụ, tuyệt
đại đa số trẻ bị hội chứng không nhạy cảm hoàn toàn với androgen khi lớn lên
cảm thấy mình là nữ và nhiều trẻ phì đại âm vật với cặp nhiễm sắc thể XY sẽ
23
lớn lên với cảm nhận mình là nam. Hội nghiên cứu về giới mập mờ Bắc Mỹ
(ISNA) chủ trương quy định cho trẻ sơ sinh có giới mập mờ thuộc nam hay nữ
nhưng đây chỉ là bước chuẩn bị; vì sau này trẻ có thể cho rằng người ta đã quy
định lầm giới cho mình và muốn chuyển sang giới khác.
Trẻ có biểu hiện giới mập mờ có tỷ lệ chuyển giới cao hơn rõ rệt so với
dân số chung. Đó là lý do chủ yếu không nên can thiệp ngoại khoa sớm khi
chưa có sự đồng ý của họ. Cơ quan sinh dục đã tạo hình từ nhỏ sẽ rất khó sửa
lại, nếu như không muốn nói là không thể. Vì vậy, việc can thiệp ngoại khoa để
sửa chữa lại cơ quan sinh dục nên được trì hoãn đến độ tuổi mà trẻ có thể cảm
nhận mình thuộc giới nào và tự quyết định.

Cơ sở sinh học của tình dục đồng giới
Người tình dục đồng giới chỉ khác với mọi người chủ yếu ở xu hướng tính
dục (hấp dẫn với người cùng giới), ngoài ra họ có cấu trúc gen bình thường
(XY hoặc XX) với hình thể bình thường thuộc nam hay nữ, có bản sắc giới
bình thường (vẫn cảm nhận mình là nam hay nữ) và vai trò giới cũng bình
thường trong hầu hết trường hợp.
Các nhà tâm lý, các khoa học gia về sức khỏe tâm thần và tính dục người
đều chia xẻ quan điểm coi hành vi tình dục đồng giới là một xu hướng tính dục
có tính chất cố định, không phải là sự lựa chọn của cá nhân, nó được hình
thành ngay từ nhỏ do sự tác động qua lại của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã
hội, trước cả khi có trải nghiệm tình dục. Có một số người đã thử thay đổi xu
hướng tính dục, từ đồng giới chuyển thành khác giới nhưng không thành công.
Nghiên cứu của người Mỹ
Năm 1991, bác sĩ Le Vay, khoa Thần kinh, Viện Salk (Mỹ) đã công bố
nghiên cứu giải phẫu một phần não vùng dưới đầu của 41 tử thi. Đây là những
người đã tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số họ, có 16 người
đồng tính luyến ái. Bác sĩ phát hiện ra rằng, những người đồng tính luyến ái,
24
thành phần INH3 (cấu trúc nhỏ được biết đến như một yếu tố điều khiển thái
độ tính dục ở động vật có vú) nhỏ gấp hai lần so với những người khác.
Năm 1993, một nhóm nghiên cứu y học do Dean Harner đứng đầu đã tìm
mối liên hệ giữa gene và chứng đồng tính luyến ái. Họ tìm thấy một điểm đặc
biệt trên nhánh dài của nhiễm sắc thể X, được truyền từ mẹ sang con và thường
gặp ở những người đồng tính luyến ái.
Tháng 4/2003, một nhóm nghiên cứu khác của Mỹ cũng đã thử chứng
minh sự liên quan giữa đặc điểm của bàn tay nam giới với thái độ tính dục. Do
tác động của hormone sinh dục nam, đàn ông có ngón tay trỏ ngắn hơn ngón
nhẫn. Vậy mà, theo các tác giả nghiên cứu, bàn tay của những người phụ nữ
đồng tính luyến ái mang đặc điểm này của đàn ông.
Các nghiên cứu khác nhau đều nhằm mục đích chứng minh từ lúc chào

đời, thái độ tình dục của con người ta đã được định sẵn. Cho dù nghiên cứu
giải phẫu, nghiên cứu gen hay nội tiết, các bác sĩ đều tìm cách khẳng định
rằng, một người có quan hệ tình dục đồng giới hay có quan hệ tình dục khác
giới (hoặc thậm chí có cả hai thái độ này) đều là do cha sinh mẹ đẻ, chứ chẳng
liên quan tới chuyện giáo dục hay môi trường sống.
Giả thiết nào được nhiều phe ủng hộ?
Các nghiên cứu này được nhiều tổ chức ủng hộ nhưng vì nhiều mục đích
khác nhau. Hội người đồng tính luyến ái tâm huyết với các kết quả trên vì
chúng chứng tỏ rằng họ chẳng có lỗi gì khi có quan hệ tình dục với người cùng
giới. Phe bảo thủ thì quan tâm tới các nghiên cứu trên vì họ muốn khẳng định,
người đồng tính luyến ái là người có khiếm khuyết về cấu tạo thể chất.
Các nghiên cứu mới được thực hiện trên số ít người nên tính thuyết phục
chưa thật cao. Vấn đề này còn là đề tài tranh luận gay gắt, nhất là các nhà tâm
lý học không chịu thua và kiên trì với cách lý giải của họ về đồng tính luyến ái
như một hiện tượng tâm lý đơn thuần.
25

×