Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

KY YEU HOI THAO “TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC KHOA ĐÀO TẠO”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 171 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
“TỰ CHỦ ĐẠI HỌC - VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC KHOA ĐÀO TẠO”

Hà Tĩnh, tháng 6 năm 2019


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
“TỰ CHỦ ĐẠI HỌC - VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC KHOA ĐÀO TẠO”

Trưởng Ban chỉ đạo: TS. Đoàn Hoài Sơn
Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Hoàng Ngọc Hà
Ban Biên tập:
TS. Hoàng Ngọc Hà - Trưởng ban biên tập
TS. Trần Thu Thủy - Thư ký
Ths. Trần Thị Khánh - Thành viên
Ths. Trương Thị Phương Thảo - Thành viên
Ths. Lê Thị Tịnh - Thành viên
Ths. Nguyễn Thị Kim Nhung - Thành viên

Hà Tĩnh, tháng 6 năm 2019


BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC
TỰ CHỦ ĐẠI HỌC-VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC KHOA ĐÀO TẠO
TỰ CHỦ - CON ĐƯỜNG TẤT YẾU CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
TS. Đoàn Hoài Sơn


Q. Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các nhà khoa học!
Xu hướng chung trong đổi mới giáo dục đại học trên thế giới hiện nay là chuyển dịch dần
từ mô hình nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ mô hình đại học
do nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát chất lượng.
Chỉ còn hơn 01 tháng nữa, sau khichúngta đangtổchức Hội thảo này, Luật Giáo dục đại
học (sửa đổi) chính thức có hiệu lực,một trong những vấn đề quan trọng được luật hóa là tự chủ
đại học, các Trường Đại học sẽ được tự chủ trên cả 3 mặt: tự chủ về học thuật, tự chủ về tổ chức nhân sự và tự chủ về tài chính.
Hội thảo được Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức với chủ đề “Tự chủ đại học - vấn đề đặt
ra và vai trò của các Khoa đào tạo” nhằm nghiên cứu, thảo luận và đề xuất giải pháp tự chủ đại
học, bắt đầu từ các Khoa đào tạo nhằm tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao trong bối cảnh CMCN 4.0 và đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng kỳ vọng tạo lập diễn đàn giúp các bộ phận tham mưu của các Trường,
các nhà nghiên cứu, các chuyên gia thảo luận về định hướng, các giải pháp nhằm thực hiện thành
công chủ trương tự chủ đại học nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam để đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực chất lượng cao của nền kinh tế.
Để đạt được những giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn, Hội thảo tập trung vào một
số vấn đề cơ bản sau đây:
- Kinh nghiệm quốc tế trong tự chủ đại học;
- Căn cứ pháp lý về tự chủ đại học ở nước ta hiện nay;
- Tự chủ đại học và cách mạng công nghiệp 4.0 - những yêu cầu đặt ra đối với quản lý, tổ
chức hoạt động của trường đại học nói chung và các Khoa đào tạo nói riêng;
- Thực trạng tự chủ đại học ở nước ta hiện nay;
- Quản lý, tố chức hoạt động của trường đại học, của các Khoa đào tạo đáp ứng yêu câu
của tự chủ đại học và cách mạng công nghiệp 4.0;
- Sự kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển
giao khoa học công nghệ;
- Mô hình doanh nghiệp trong trường đại học theo hướng tự chủ: cơ hội và thách thức…
Hội thảo khoa học này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu,

các nhà quản lý đến từ các trường đại học, các cơ quan, ban ngành. Với gần 30 bài báo cáo tham
luận đa dạng, 6 bài thuyết trình, Hội thảo hướng đến mục tiêu là chọn lọc các giải pháp tự chủ đại
học nhằm phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Sự đóng góp các giải pháp tự chủ đại học sẽ góp phần làm
đầy đủ và sâu sắc hơn những nhận thức về sự cần thiết phải tự chủ đại học trong điều kiện hiện
nay.
Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo “Tự chủ đại học - Vấn đề đặt ra và vai trò của các Khoa
đào tạo”, tôi xin trân trọng cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu và các Thầy cô giáo đã tham dự
1


Hội thảo. Hy vọng rằng, Hội thảo lần này sẽ đón nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý vị để
Hội thảo khoa học có chất lượng và thực sự ý nghĩa. Điểm qua một số vấn đề chính yếu mà các
báo cáo tham luận khoa học đề cập tới, Ban Tổ chức Hội thảo xin lắng nghe mọi ý kiến thảo luận
và trân trọng với từng đóng góp của các đại biểu.
Chúng tôi xin trân trọng kính chúc quý vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học, quý
Thầy, Cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công. Chúc cho Hội thảo thành công
tốt đẹp. Xin trân trọng cám ơn!

2


CHỦ ĐỀ 1:
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC VÀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC

3


ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

INVESTMENT FOR UNIVERSITY EDUCATION IN SOUTHEAST ASIA COUNTRIES
TS. Bùi Thị Quỳnh Thơ
Trường Đại học Hà Tĩnh
Tóm tắt
Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập.
Mặc dù vậy, đầu tư cho hệ thống giáo dục ở các nước Đông Nam Á thu nhập thấp và trung bình
vẫn chưa đạt được kết quả cao. Một trong những lý do là đầu tư công được thực hiện cho các cơ
sở giáo dục cho dù những cơ sở này có đáp ứng yêu cầu về hàng hóa công cộng, các vấn đề
ngoại tác hay bình đẳng hay không. Bài viết sẽ đánh giá chung về nhu cầu đầu tư, xem xét các
giải pháp đầu tư, trong đó nhấn mạnh vai trò và hiệu quả của đầu tư công và giải pháp huy động
nguồn lực bổ sung cho giáo dục đại học ở các nước Đông Nam Á.
Từ khóa: giáo dục đại học, đầu tư, Đông Nam Á
Abstract
Higher education plays an important role in economic growth and income generation.
However, investment in education systems in low-income and middle-income Southeast Asian
countries has not yet achieved high results. One of the reasons is that public investment is made
available to educational institutions whether these facilities meet public goods requirements,
external affairs or equality. The article will generally assess investment needs, consider
investment solutions, among which emphasizing the role and effectiveness of public investment
and solutions to mobilize additional resources for higher education in Southeast Asia countries.
Keywords: Higher education, investment, Southeast Asia
1. Nhu cầu đầu tư
Đầu tư cho sinh viên và giảng viên đại học
Nghiên cứu sẽ trình bày kết quả về nhu cầu đầu tư cho sinh viên và giảng viên đại học của
một nước có tổng tỷ lệ nhập đại học thấp là Việt Nam và một nước có tổng tỷ lệ nhập đại học cao
là Philippines.
Các mô phỏng đầu tư của Việt Nam cho thấy cần phải có mức tăng mạnh đầu tư vào đại
học để mở rộng phạm vi đối tượng và nâng cao chất lượng. Các can thiệp để nâng cao trình độ
giảng viên, mức lương và chi phí quản lý, chi đào tạo giảng viên cũng như chi phí quản lý của
trung ương, xây dựng chương trình đào tạo, giám sát, đánh giá, đều sẽ dẫn đến mức chênh lệch

đầu tư lớn hơn so với mức chi tiêu công hiện nay. Để mở rộng tiếp cận và nâng cao chất lượng,
Việt Nam cần phải huy động thêm đáng kể nguồn lực, chủ yếu do tăng chi thường xuyên (khoảng
4/5 chi tiền lương, tiếp đến là đào tạo, nâng cấp trình độ giảng viên và quản lý). Suất đầu tư trên
mỗi sinh viên cũng sẽ phải tăng từ 1.500 USD lên khoảng 4.000 USD trong 10 năm tới. Nếu mức
chi tiêu công năm 2010 được giữ nguyên, những dự báo này cho thấy một khoảng cách lớn về
mức vốn. Đến năm 2020, suất đầu tư đại học trên mỗi sinh viên theo tỷ trọng của GDP đầu người
sẽ cần phải tăng gấp 3-4 lần so với mức hiện tại (Bảng 1).
4


Bảng 1: Chênh lệch giữa dự toán chi tiêu cần thiết trên mỗi sinh viên và mức chi
hiện nay của Việt Nam và Philippines
% GDP đầu người

Năm

2011
2013
2015
2017
2019

Chi tiêu đại học năm
2010
Việt Nam Philippines
61.7
61.7
61.7
61.7
61.7


Chỉ tiêu đại học dự
tính cần có
Việt Nam Philippines

11.6
11.6
11.6
11.6
11.6

151.8
186.9
236.3
321.2
579.8

303.1
359.6
430.7
536.4
633.6

Chênh lệch giữa các mức dự
báo cần thiết và các mức
năm 2010
Việt Nam
Philippines
90.1
125.2

174.6
259.5
518.1

291.5
125.2
174.6
259.5
341.1

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mô hình mô phỏng tài chính giáo dục đại học
Mô phỏng đầu tư của Philippines cũng dự báo các mức chi tiêu thường xuyên lớn và tăng
dần. Mô hình này dự báo rằng chi tiêu cần phải tăng từ gần 6.000 USD mỗi sinh viên lên khoảng
10.000 USD. Hơn 95% chi tiêu này là thường xuyên, trong đó, lương chiếm tỷ trọng lớn nhất
(trên 88% chi thường xuyên), tiếp đến là chi phí quản lý và nâng cấp trình độ giảng viên. Cũng
như Việt Nam, những con số này cho biết mức chi lớn gấp nhiều lần mức hiện tại của Philippines.
Nếu mức chi tiêu trên mỗi sinh viên năm 2010 được giữ nguyên theo tỷ lệ trên GDP đầu người
thì mức chênh lệch đầu tư giữa nhu cầu và kinh phí dự trù được dự báo sẽ đạt khoảng 300% GDP
đầu người trong vòng một thập kỷ tới.
Những ước tính này lớn hơn gấp vài lần so với các mức chi hiện tại cho giáo dục đại học
của Philippines và Việt Nam và phần lớn các nước khác trong khu vực, nhưng cần xem xét trong
bối cảnh cụ thể. Mức chi tiêu đại học trên mỗi sinh viên ở Nhật là hơn 12.000 USD, ở Braxin là
gần 10.000 USD, ở Chilê là gần 7000 USD. Mỹ chi 24.370 USD trên mỗi sinh viên đại học một
năm, và mức bình quân của Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (OECD) là 11.512 USD1.
Để đạt được những mục tiêu về đầu tư, trong ngắn hạn đến trung hạn sẽ rất khó khăn đối
với tất cả các nước và đây không nên là định mức về giáo dục đại học cho tất cả các nước Đông
Nam Á thu nhập thấp và trung bình. Điều đó cho thấy yêu cầu phải lựa chọn kỹ càng các mục
tiêu và hoạt động đầu tư.
Thực tế cho thấy rõ không phải nước nào cũng cần phải tăng phạm vi đối tượng trong
ngắn hạn tới trung hạn. Tăng phạm vi đối tượng sẽ tốn kém, dẫn đến tăng mức đánh đổi giữa

lượng và chất. Việc giảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên toàn diện cũng sẽ khó khăn, cho thấy chênh
lệch của hệ thống giáo dục đại học ở các trường cao đẳng và các cơ sở đào tạo nghề theo đòi hỏi
của thị trường lao động ở một số nước sẽ chỉ có thể đạt được từng bước. Tăng trình độ của giảng
viên cũng chỉ có thể đạt được một cách chọn lọc, vì vậy, chỉ có một số ít các trường sẽ tiến hành
nâng cấp thực sự năng lực nghiên cứu.

1

UIS (UNESCO Institute for Statistics) Data Centre. Montreal, Canada, />
5


Đầu tư cho nghiên cứu
Các nước Đông Nam Á thu nhập thấp và trung bình chi tiêu ít hơn các nước thu nhập cao
về nghiên cứu ở đại học. Điều này cũng cho thấy rằng các nước thu nhập thấp và trung bình ưu
tiên thấp về nghiên cứu trong đầu tư cho giáo dục đại học, chi tiêu thấp cho nghiên cứu và ứng
dụng và tỷ lệ phân bổ thấp các kinh phí này cho giáo dục đại học. Các nước này cũng chi tiêu ít
hơn các nước thu nhập thấp và trung bình khác ngoài khu vực.
Hình 1: Kinh phí nghiên cứu và ứng dụng ở giáo dục đại học trong tỷ
trọng GDP
Lào
Việt Nam
Mông Cổ
Philippines
Trung Quốc
Thái Lan

Malaysia
Hàn Quốc
HongKong

Singapore
Nhật
0

10

20

30

40

50

60

70

Kinh phí Ngiên cứu và ứng dụng trong giáo dục đại học (% GDP)

Nguồn: Cơ sở dữ liệu EdStats (2010); Trung tâm Số liệu UIS (Viện Thống
kê UNESCO)
Đầu tư cho các đối tượng nghèo, khó khăn
Trước những nhu cầu to lớn về giáo dục và mức đầu tư công eo hẹp, hầu hết các nước
trong khu vực đang bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào học phí để trang trải các chi phí cơ sở. Các
nước giàu và nghèo đều vận hành trong phạm vi tài chính và năng lực thể chế hạn chế, với một
tập hợp quen thuộc các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đại học: học phí, trợ cấp nhà nước và thu
khác. Chi phí đại học (học phí và chi phí sinh hoạt liên quan) sẽ ảnh hưởng đến cơ hội của những
sinh viên có năng lực được đi học và tốt nghiệp đại học do điều kiện kinh tế khó khăn. Hỗ trợ tài
chính là giải pháp để khắc phục những hạn chế này.

Các biến số ảnh hưởng đến quyết định theo học đại học có thể kể ra gồm các yếu tố tài
chính và chi phí tài chính, trong đó có ba loại rào cản chính, đó là: rào cản lợi ích -chi phí, rào
cản do hạn chế về tiền bạc và rào cản do không mong muốn nợ nần 2, 3. Tuy những rào cản này sẽ
2

Johnstone, B. D. (2004), The Economics and Politics of Cost Sharing in Higher Education:

Comparative Perspectives. Economics of Education Review 23 (4): 403-10
3

Usher, A. (2005). A Little Knowledge Is a Dangerous Thing: How Perceptions of Costs and

Benefits Affect Access to Education. Toronto, ON: Education Policy Institute.
6


bị ảnh hưởng bởi nhiều biến khác, nhưng hỗ trợ tài chính dưới dạng các chương trình hỗ trợ, học
bổng hay tín dụng, sẽ ít nhất giải quyết được một số những hạn chế này. Điều được mọi người
quan tâm nhất là chi phí còn lại sau hỗ trợ tài chính (chi phí thuần). Một số nước Đông Nam Á có
chính sách hỗ trợ tài chính để giúp sinh viên khắc phục các khó khăn về kinh tế. Những khó khăn
này cần được đánh giá đầy đủ. Nhưng chưa có số liệu nào cho phép tính toán được “chi phí thuần”
này vì rất ít các điều tra hộ gia đình có những thông tin như về các chương trình học bổng. Thông
tin định lượng thứ cấp có thể được sử dụng để đánh giá chi phí thực tương đối.
Để giải quyết những vấn đề này, Việt Nam đã có chính sách tín dụng đối với sinh viên,
như Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg (với mức cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/sinh viên)
và để phù hợp với điều kiện thực tế, Chính phủ thường xuyên điều chỉnh mức cho vay (Quyết
định số 751/QĐ-TTg ngày 30/5/2017 với mức cho vay mới là 1.500.000 đồng/tháng/sinh viên).
Ngoài ra, Việt Nam cũng khuyến khích miễn giảm học phí cho sinh viên nghèo, tăng cường hỗ
trợ, hoàn thiện chương trình tín dụng. Các cơ chế thu hồi chi phí đã đẩy nhanh tỷ trọng trong tổng
nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học.

Đối với Indonesia, chi tiêu cá nhân, chủ yếu là học phí, lệ phí, chiếm phần lớn nguồn vốn
đầu tư cho giáo dục đại học. Năm 2009, mức chi tiêu bình quân trên sinh viên mỗi năm là khoảng
2.200 USD ở các cơ sở công lập và các cơ sở tư thục khoảng 1.200 USD. Để hỗ trợ một sinh viên
đại học có thể tiêu tốn tới 1/3 thu nhập hàng năm. Để kích cầu cho người nghèo, chính phủ
Indonesia đã ban hành chế độ học bổng toàn phần và bán phần, nhưng chỉ dành cho những sinh
viên đã được tuyển vào đại học mà không dành cho học sinh học hết cấp ba nhưng không có điều
kiện kinh tế để theo học đại học. Bên cạnh đó, chế độ hỗ trợ tài chính cho sinh viên được tuyển
vào đại học chỉ chiếm 3% chi phí, trong khi đó, theo luật pháp quốc gia, sinh viên phải trang trải
tối đa 33% chi phí học đại học4. Tuy nhiên, có 20% sinh viên thuộc nhóm nghèo nhất cũng được
nhận học bổng nếu đủ điều kiện theo những tiêu chí xét chọn ngặt nghèo (cấp học bổng căn cứ
trên kết quả). Nhìn chung, học bổng chỉ đáp ứng được 5,6% tổng số sinh viên5.
Ở Thái Lan, hộ gia đình nghèo nhất chi tiêu 112USD mỗi tháng cho giáo dục đại học,
chiếm khoảng 60% tổng thu nhập, còn gia đình giàu nhất chỉ chi tiêu chưa đến 1%. Thái Lan đã
tăng cường tiếp cận giáo dục đại học thông qua các chương trình tín dụng sinh viên6. Thái Lan
cũng đã áp dụng các cơ chế học bổng nhằm nâng cao mức tiếp cận giáo dục đại học của người
nghèo, như chương trình học bổng Một quận và học bổng cho sinh viên thu nhập thấp, nhưng độ
4

World Bank, (2010), Indonesia: Higher Education Financing World Bank, Washington, DC

Moeliodihardjo, B. Y. (2010). Equity and Access in Higher Education: The Case of Indonesia.

5

Background Paper prepared for World Bank 2011, Falkultas Ilmu Komputer Universitas
Indonesia, Indonesia.
6

World Bank, (2010),Thailand Social Monitor: Towards a Competitive Higher Education System


in a Global Economy. Bangkok, Thailand: World Bank.
7


phủ vẫn rất hạn chế. Chương trình tín dụng sinh viên của Thái Lan dành cho sinh viên nghèo đã
làm tăng người tham gia. Để giúp đỡ sinh viên thu nhập thấp, các khoản vốn vay của Nhà nước
phải được hoàn trả trong vòng 15 năm với lãi suất 1%. Kết quả đạt được là khả quan, đã thu nhận
được hiệu quả đáng kể về tỷ lệ đi học đại học của những đối tượng nghèo nhất. Những kết quả
này có thể được cải thiện hơn nếu xét chọn đối tượng tốt hơn. Ngoài ra còn có bằng chứng cho
thấy các trường đại học đã mở rộng diện cho vay ra những đối tượng không đủ tiêu chuẩn để tăng
tỷ lệ nhập học.
Thông qua nghiên cứu vấn đề ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học ở một số quốc gia, có
một số vấn đề cần quan tâm như sau:
Một là, các quốc gia cần chuyển sang chế độ học bổng căn cứ vào hoàn cảnh, vì chế độ
căn cứ trên kết quả không mở rộng phạm vi về đối tượng.
Hai là, các gói hỗ trợ toàn diện như giảm học phí cho đối tượng khó khăn, học bổng căn
cứ trên phạm vi hoàn cảnh và tín dụng sinh viên, có hiệu quả hơn trong giải quyết vấn đề phạm vi
đối tượng hơn là các mô hình từng bước.
Ba là, hiệu quả của một số công cụ giữa các nước có sự khác biệt đáng kể, tùy theo thiết
kế và triển khai. Học bổng và tín dụng có hiệu quả hơn khi trang trải một tỷ lệ đáng kể chi phí về
học phí và ít nhất một phần sinh hoạt phí. Việc áp dụng chính sách toàn diện ở khắp các trường
và lĩnh vực có hiệu quả hơn áp dụng có chọn lọc, nếu khâu xét chọn đối tượng khó khăn được
làm tốt.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học ở các nước Đông Nam Á
Các nước cần đánh giá khả năng phân bổ thêm đầu tư công cho giáo dục đại học, và điều
quan trọng hơn là phải đầu tư cho những hoạt động chính. Như vậy sẽ giúp các cơ sở giáo dục đại
học giải quyết được vấn đề thiếu gắn kết về kỹ năng, nghiên cứu – cung cấp cho sinh viên những
kỹ năng tốt hơn và thu hút được thêm nhân tài vào giáo dục đại học, cũng như nâng cao năng lực
của các cơ sở nghiên cứu. Sự khan hiếm các nguồn lực nhà nước đòi hỏi phải xác định nguồn lực
hiệu quả hơn và phân bổ dựa trên kết quả. Để tối đa hóa việc huy động công quỹ, cần thu hút

thêm nguồn vốn tư nhân và khắc phục những khiếm khuyết thị trường bằng tín dụng sinh viên.
Với khung cơ chế đầu tư đồng bộ, kinh phí từ tư nhân sẽ không chỉ bổ sung cho công quỹ khi đầu
tư cho một số hoạt động trên, mà còn tập trung vào mở rộng và đa dạng hóa hệ thống (xác định
một số ưu tiên của quốc gia, như tăng tỷ lệ nhập học hay các ngành đào tại về dịch vụ) thông qua
các cơ sở công lập và tư thục.
Tăng cường và xác định ưu tiên chi tiêu công
Tỷ lệ chi tiêu công ở Đông Nam Á có sự khác biệt đáng kể và không phải lúc nào cũng
thấp hơn các nước Đông Nam Á thu nhập cao. Mức chi tiêu cho đại học trong GDP ở Lào,
Campuchia và Philipinnes là thấp nhất. Tỷ trọng ở Việt Nam, Indonesia và đặc biệt là Malaysia
cao hơn. Tỷ trọng chi tiêu cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước Đông Nam Á thu nhập
cao.

8


Hình 2: Tỷ lệ chi tiêu công cho đại học trong GDP của một số nước Châu Á
1.8

1.69

1.6

TỶ TRỌNG GDP (%)

1.4

1.2

1.18


1.2

1.03

0.93

1

0.71

0.8

0.63

1.07

0.61

0.6
0.34

0.4
0.2

0.21

0.05

0


Nguồn: Trung tâm số liệu UIS (2010)
Những xu hướng này là kết quả của phương thức quốc gia sử dụng để giải quyết quan hệ
bù trừ giữa đầu tư và ngân sách eo hẹp cần phân bổ cho chi tiêu công giữa các cấp giáo dục. So
sánh tỷ lệ chi tiêu công trong GDP đầu người đối với sinh viên đại học ở những nước ngoài Đông
Nam Á, mức chi tiêu của các nước thu nhập trung bình ở Đông Nam Á (trừ Malaysia) thường
thấp hơn, kể cả khi so sánh với những nước thu nhập trung bình ở những khu vực khác như
Braxin, Ấn Độ, Mexico7.
Do nhu cầu cạnh tranh nên việc xác định ưu tiên trong chi tiêu công và nâng cao hiệu quả
phân bổ, sử dụng ngân sách công là vô cùng quan trọng. Các nước Đông Nam Á thu nhập thấp và
trung bình cần tăng chi tiêu công cho nghiên cứu trong giáo dục đại học. Chưa có tiêu chuẩn tối
ưu nào, nhưng các nước thuộc nhóm thu nhập, công nghệ thấp rõ ràng không có cùng mức độ xê
dịch hay thậm chí là mức phạm vi để tăng cường nghiên cứu như các nước khác. Theo nghĩa rộng,
đầu tư vào nghiên cứu cũng có thể hỗ trợ sự phát triển của các nghiên cứu viên tương lai cho
trường đại học và khu vực tư nhân.
Tăng hiệu quả của chi tiêu công
Cấp vốn cạnh tranh, bằng cách thúc đẩy các lĩnh vực sở trường trong nghiên cứu, giảng
dạy, sẽ hỗ trợ phân bổ nguồn lực có chọn lọc hơn. Các cơ sở giáo dục đại học nộp đề xuất xin
kinh phí hỗ trợ kèm theo kế hoạch phát triển, trong đó có các chỉ số hiệu quả chính. Sau đó, kinh
phí sẽ được sử dụng để đầu tư mua trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất, cán bộ và phát triển
chuyên môn. Một trong những ưu điểm của phương thức cấp vốn cạnh tranh là giảm khuyến
khích sử dụng việc nâng tỷ lệ nhập học để duy trì tính khả thi về mặt tài chính - đồng thời khuyến
khích giảng viên dành thời gian giảng dạy và nghiên cứu, nâng cao chất lượng của cả hệ thống.
Khi đó, học phí có thể được cơ sở sử dụng để tái đầu tư. Để nâng cao tính phù hợp và năng lực
7

UIS

(UNESCO

Institute


for

Statistics)

/>9

Data

Centre.

Montreal,

Canada,


nghiên cứu, có thể cấp kinh phí cho những ngành học, khóa học có liên hệ với nhu cầu của thị
trường lao động.
Một trong những công cụ hiệu quả nhất để đảm bảo trách nhiệm của cơ sở là quyền cấp
vốn của nhà nước. Trên lý thuyết, chính phủ có thể cắt hay giảm ngân sách cho những cơ sở
không chấp hành quy định hay không đạt được chỉ tiêu đề ra. Nhưng để giảm kinh phí của các
trường đại học công lập, đặc biệt là ngân sách phân bổ lúc đầu là rất khó. Một giải pháp là áp
dụng các cơ chế tài chính đa dạng ngoài ngân sách cơ bản, để khuyến khích cơ sở nâng cao hiệu
quả. Một số các cơ chế khác cũng có thể nâng cao hiệu quả, ngoài cấp vốn cạnh tranh nêu trên
như:
- Hợp đồng chất lượng: Chính phủ ký kết các thỏa thuận pháp lý với cơ sở đề ra những
mục tiêu chung dựa trên kết quả.
- Trích quỹ theo kết quả: Dành riêng một tỷ lệ ngân sách công để phân bổ dựa trên một số
chỉ tiêu kết quả.
- Cấp vốn theo kết quả: Các chỉ tiêu đầu ra và kết quả được sử dụng để xây dựng toàn bộ

hoặc một phần công thức cấp vốn.
Huy động đầu tư tư nhân và phát triển chương trình tín dụng sinh viên
Học phí linh hoạt
Học phí linh hoạt do các trường tự định và một số ưu thế so với mức học phí cố định. Học
phí linh hoạt làm tăng vốn đầu tư vào hệ thống giáo dục đại học nhờ cơ chế mở, tăng cạnh tranh
giữa các trường, nâng cao chất lượng và sự phù hợp, cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Và
cũng giống với việc chuyển giao thu nhập tới các nhóm thu nhập mục tiêu, cơ chế này có khả
năng đảm bảo công bằng cao hơn những mô hình tạo nguồn thu khác, đặc biệt là nếu được ấn
định ở mức cao hơn cho những đối tượng có điều kiện và kết hợp với những chính sách tái phân
bổ để giúp sinh viên nghèo trả được học phí8.
Trong phần lớn các cơ chế học phí linh hoạt, chính phủ thường đặt ra một mức trần học
phí (đối với trường công) và yêu cầu đa số sinh viên có ít nhất một đóng góp nào đó cho sự
nghiệp giáo dục, cho dù việc miễn học phí cho sinh viên nghèo đủ điều kiện căn cứ trên hoàn
cảnh và yếu tố công bằng sẽ giúp bảo đảm để các em không bị loại trừ hay phải học ở những cơ
sở chi phí thấp và chất lượng cũng thấp. Một giải pháp khác là yêu cầu sinh viên trả ít nhất một
phần chi phí cũng như nâng cao động cơ và kết quả học tập. Mỗi Chính phủ có thể quy định các
cơ chế học phí linh hoạt khác nhau và việc đề ra mức trần phải đảm bảo tiếp cận, công bằng và
thu hồi vốn.
Tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp và các nguồn đầu tư tư nhân
ngoài học phí là những giải pháp khác để huy động đầu tư tư nhân. Singapore huy động được
những nguồn vốn lớn cho công tác nghiên cứu ở các trường đại học thông qua chương trình vốn
8

Barr, N. (2008),Financing Higher Education. In Annual World Bank Conferences on

Development Economics – Regional, 2008: Higher Education and Development, ed. Justin Yifu
Lin and Boris Pleskovic, 143-74, Washington, DC: World Bank.
10



đối ứng của mình. Tuy Chính phủ thường đầu tư tỉ trọng nguồn vốn công khá lớn vào nghiên cứu
đại học nhưng Chính phủ vẫn quyết định cần nâng mức đầu tư bằng cách khuyến khích tư nhân
tham gia. Từ năm 1991, Chính phủ Singapore đã bắt đầu khuyến khích hỗ trợ thiện nguyện cho
các trường đại học nghiên cứu với tỷ lệ đối ứng 3:1. Tiền tư nhân quyên góp cũng được giảm
thuế gấp đôi.
Tín dụng dựa trên mức thu nhập
Ngày càng nhiều chính phủ nhận thức được cơ chế tín dụng dựa trên thu nhập có hiệu quả
hơn về mặt tiếp cận. Việc hoàn trả vốn vay phụ thuộc vào nguồn thu nhập sau này của người vay:
người có thu nhập thấp chi trả ít hơn, người có thu nhập cả đời thấp được miễn hoàn trả toàn bộ
vốn gốc. Cơ chế tín dụng này bảo vệ sinh viên trước những rủi roquá lớn và có thể nâng cao hiệu
quả (phòng ngừa rủi ro) và tiếp cận (học phí được trang trải bằng số vốn vay giải pháp bằng
nguồn lực để tăng cận).
Các cơ chế tín dụng của sinh viên đôi khi vẫn có những rủi ro tài chính. Những chương
trình này có thể khác nhau về mục tiêu và cơ cấu tổ chức, nguồn vốn ban đầu, độ phủ của đối
tượng, quy trình phân bổ vốn vay và phương pháp thu nợ. Các điều kiện cho vay trong hầu hết
các khoản tín dụng được nhà nước tài trợ đều “mềm” hơn những điều kiện tín dụng thương mại
thông thường. Đây là một khoản trợ cấp sinh viên theo nghĩa là người vay không phải hoàn trả
toàn bộ giá trị khoản vay nhận được, nhờ mức lãi suất tín dụng dưới giá trị thị trường, nhờ thời
gian ân hạn đối với dư nợ (cả trong quá trình học và thời gian ân hạn sau khi tốt nghiệp), và tiền
trả nợ không tính lũy kế lạm phát.
Có thể thực hiện một số bước để nâng cao tính khả thi tài chính và khả năng thu hồi vốn
của chương trình tín dụng. Chính phủ có thể giảm mức trợ cấp đi kèm (trợ cấp ẩn). Chính phủ
cũng có thể nâng cao hiệu quả của cơ chế thông qua hạn chế chi phí hành chính. Hay chính phủ
có thể giảm thất thoát vốn cho vay do rủi ro mất khả năng chi trả.
Tóm lại, đối với phần lớn các nước Đông Nam Á, nếu kết hợp các cơ chế học phí, học
bổng, tín dụng thì sẽ nâng cao được tính công bằng và mức tiếp cận giáo dục đại học. Tuy học
phí là một dạng thu hồi vốn cần thiết nhưng phải đảm bảo công bằng cho đối tượng nghèo và
những nhóm xã hội yếu thế. Các chương trình học bổng có ưu thế rõ ràng khi sinh hoạt phí cao và
thu nhập của một số nhóm đối tượng khó khăn thấp. Nhưng mức thu nhập giáo dục đại học tương
đối cao và những yếu tố tiết kiệm chi phí sẽ khiến cho cơ chế tín dụng trở nên đặc biệt hấp dẫn.

Các nước thu nhập thấp và trung bình ở Đông Nam Á chưa đạt được những hiệu quả về kỹ năng,
nghiên cứu cần thiết. Nhiều vấn đề thiếu gắn kết có liên quan đến đầu tư. Tuy mỗi nước có những
khó khăn và ưu tiên riêng nhưng tất cả các nước đều phải đối mặt với một số những đòi hỏi
chung. Các nước cần lựa chọn hiệu quả trong quyết định đối tượng và ưu tiên và cần có chiến
lược đầu tư cho các hoạt động ưu tiên./.
Tài liệu tham khảo
1. Barr, N. (2008),Financing Higher Education. In Annual World Bank Conferences on
Development Economics – Regional, 2008: Higher Education and Development, ed. Justin Yifu
Lin and Boris Pleskovic, 143-74, Washington, DC: World Bank.
11


2. Johnstone, B. D. (2004), The Economics and Politics of Cost Sharing in Higher Education:
Comparative Perspectives. Economics of Education Review 23 (4): 403-10.
3. Moeliodihardjo, B. Y. (2010). Equity and Access in Higher Education: The Case of Indonesia.
Background Paper prepared for World Bank 2011, Falkultas Ilmu Komputer Universitas
Indonesia, Indonesia.
4. OECD (2008b), Tertiary Education for the knowledge Economy, Paris: OECD.
5. UIS (UNESCO Institute for Statistics) Data Centre. Montreal, Canada,
/>6. UIS. (2010). Global Education Digest 2015: Comparing Education Statistics across the World.
Montreal, Canada: UIS.
7. UNESCO, (2005), Education Policy and Strategy Simulation Model EPSSim Version 2.1.
Paris: UNESCO.
8. Usher, A. (2005). A Little Knowledge Is a Dangerous Thing: How Perceptions of Costs and
Benefits Affect Access to Education. Toronto, ON: Education Policy Institute.
9. Washington, DC. (2010), Tan, and Tandon, Background paper prepared for di Gropello,
World Bank, Washington, DC.
10. World Bank, (2010),Thailand Social Monitor: Towards a Competitive Higher Education
System in a Global Economy. Bangkok, Thailand: World Bank.
11. World Bank, (2010), Indonesia: Higher Education Financing World Bank, Washington, DC.

12. World Bank, (2010), Mongolia Policy Note. Tertiary Education in Mongolia:Meeting the
Chalengers of the Global Economy, Report No. 52952-MN. World Bank, Washington, DC.
13. World Bank, (2010),Việt Nam high Quanlity Education for All by 2020, World Bank,
Washington, DC.

12


CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN TRỊ
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 AND THE PROBLEM OF RENOVATING THE
UNIVERSITY GOVERNANCE MECHANISM IN VIETNAM TODAY
Ths. Lê Đức Thọ, Văn Công Vũ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt
Đổi mới cơ chế quản trị đại học là bước đột phá cần thiết, là biện pháp chủ đạo để tháo gỡ
khó khăn nhằm phát triển mạnh mẽ giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 hiện nay. Việc đổi mới cơ chế quản trị đại học ở Việt Nam trước tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu bắt buộc. Bài viết nghiên cứu nhu cầu đổi mới cơ chế
quản trị đại học ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; qua đó, đề xuất
một số giải pháp đổi mới cơ chế quản trị đại học ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 ở nước ta hiện nay. Bài viết được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tài
liệu thứ cấp. Kết quả nghiên cứu có thể làm căn cứ để các trường đại học xem xét và vận dụng
vào quá trình đổi mới cơ chế quản trị tại đơn vị mình trước tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; đại học Việt Nam; đổi mới cơ chế quản trị đại
học.
Abstract
Renovating university governance mechanism is a necessary breakthrough, a key measure to

solve difficulties to strongly develop Vietnamese higher education in the context of the industrial
revolution 4.0. The renovation of the university governance mechanism in Vietnam before the
impact of the industrial revolution 4.0 is a mandatory requirement. The paper explores the need
to innovate university governance mechanisms in Vietnam before the impact of the 4.0 industrial
revolution; thereby, proposing some solutions to renovate the university governance mechanism
in Vietnam before the impact of the 4.0 industrial revolution in our country today. Research
results can be a basis for universities to consider applying to the process of reforming
governance mechanism before the impact of the industrial revolution 4.0.
Keywords: Industrial revolution 4.0; Vietnamese university; renewing the university
governance mechanism.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động trên toàn cầu, đến mọi quốc gia và
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Đối với các trường đại học trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra nhiều cơ
hội và thách thức cho quản trị đại học. Một cơ chế quản trị đại học hiệu quả sẽ góp phần đào tạo
ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ giáo dục cao hơn đáp ứng được những đòi hỏi
13


của thị trường lao động mới.Với các trường đại học, việc dự đoán được các kỹ năng mà thị
trường lao động sẽ cần trong tương lai do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại,
qua đó xây dựng, định hướng các ngành nghề đào tạo là điều không dễ dàng.Để tránh “rơi lại”
phía sau trong kỷ nguyên giáo dục 4.0, hội nhập một cách mạnh mẽ và sâu rộng, các trường đại
học buộc phải thay đổi, xác lập hướng đi cho riêng mình trên con đường đổi mới. Chính vì vậy,
đổi mới quản trị đại học, tiến đến loại bỏ dần phương thức quản lý kiểu cũ nhằm bắt nhịp với
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là nhu cầu cần thiết của các trường đại học ở nước ta hiện
nay.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản trị đại học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 ở nước ta hiện nay

Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công
nghiệp đầu tiên xuất phát từ thế kỉ XVIII khi người ta biết dùng hơi nước và máy móc để thay
cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các mô hình sản xuất quy mô lớn ra
đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Khi máy tính ra đời vào những năm 1970, bắt đầu cho một loạt
thay đổi về cách người ta xử lí thông tin và tự động hóa bằng robot, cuộc cánh mạng thứ 3 được
xướng tên. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hay còn gọi là
Industry 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cơ hội và cũng đầy thách thức với nhân
loại. Cuộc cách mạng này có thể đưa đến tình trạng bất bình đẳng lớn, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ
thị trường lao động. Quá trình tự động hóa diễn ra sẽ dẫn đến thay thế con người trong mọi lĩnh
vực của nền kinh tế. Nếu người lao động không thích ứng nhanh, bắp kịp với sự thay đổi của quá
trình sản xuất thì sẽ dẫn tới hiện tượng bị dư thừa lao động hay thất nghiệp [7]. Cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đã đặt giáo dục đại học trước nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh của cuộc
cách mạng này, bản thân các trường đại học có thể chưa dự đoán hết được những kĩ năng mà thị
trường lao động cần. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học chủ yếu vẫn theo
phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến
thức, kĩ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải
đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức, kĩ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với
thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống chưa thể đáp ứng.
Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục 4.0 đã và đang được các nước trong
khu vực ASEAN quan tâm và triển khai. Cụ thể tại Singapore, 2 trường đại học là Đại học Công
nghệ Nanyang và Đại học Quốc gia Singapore đã trở thành Đại học hàng đầu châu Á và thế giới
thông qua việc kết hợp trường học với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Jurong, các
doanh nghiệp công nghệ cao tại Biopolis, các doanh nghiệp sáng tạo tại Fusionpolis thành hệ sinh
thái đổi mới sáng tạo theo mô hình triple helix. Thái Lan hiện nay cũng có chiến lược Thai 4.0.
Theo đó, 27 trường đại học sẽ được đầu tư để thực hiện kế hoạch First S-Curve và New S-Curve
(đầu tư phát triển các công nghiệp truyền thống như ô tô, điện tử, du lịch và công nghiệp mới như
robotics, hàng không, sinh học, y học) [4].
Với một trường đại học trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu hội nhập là
thuộc tính thường trực thì phương thức quản lý tập trung chắc chắn không còn phù hợp. Với
14



trường đại học theo mô hình tư thục hay đại học theo mô hình công lập, rào cản của sự thay đổi
lớn nhất có lẽ là tính lợi ích. Bên cạnh đó, tâm lý ngại thay đổi, e dè trong phương thức quản lý
mới cũng là những rào cản. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [1]và trong Chiến lược phát triển giáo
dục 2011-2020 của Chính phủ đã xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được
đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện,…” [6]. Thể hiện đổi mới
quản lý giáo dục nói chung và đổi mới quản lý giáo dục đại học nói riêng là rất cấp thiết và cần
làm ngay trong giai đoạn hiện nay.
Cơ chế quản trị là quá trình ra quyết định, giám sát, đánh giá những vấn đề lớn của cơ sở
để đáp ứng sự thay đổi. Cơ chế này là sự cụ thể hoá quyền tự chủ của cơ sở và được thực hiện
theo nguyên tắc dân chủ, thông qua hội đồng trường. Đổi mới cơ chế quản trị đại học là đổi mới
theo hướng tự chủ và mọi đổi mới phải theo xu hướng chung của thế giới. Tự chủ về tổ chức và
nhân sự là vô cùng quan trọng. Trong đó, vai trò của Hội đồng trường mang tính quyết định.
Trong thời kỳ phát triển nào con người luôn là yếu tố trung tâm. Không ngoại lệ, muốn
bắt kịp và hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là
yếu tố được đặt lên hàng đầu. Câu hỏi lớn đặt ra cho tất cả chúng ta là làm sao để có được một
đội ngũ lao động chất lượng cao kịp thời. Kinh nghiệm của các nước phát triển là để có được một
nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo, có khả năng ứng dụng nhanh những thành tựu mà cuộc
cách mạng số tạo ra, có tinh thần khởi nghiệp và đủ bản lĩnh để đứng trước sự đổi thay và phát
triển - chỉ có một cách là thông qua giáo dục và đào tạo.Tuy nhiên, các trường đại học ở nước ta
hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cải cách giáo dục chưa mang lại hiệu quả, thiếu sự gắn kết
giữa đào tạo và thị trường lao động gây ra tình trạng sinh viên thất nghiệp nhiều khi ra trường,
dẫn đến việc dư thừa lao động gây lãng phí lớn.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế cao như hiện nay đòi hỏi giáo dục đại
học Việt Nam phải có sự đổi mới trong quản trị sao cho phù hợp. Việt Nam đang vận động từng

ngày để phát triển, tuy vậy một thực tế rất buồn là chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đang tụt
hậurất xa so với nhiều nước trong khu vực. Chính sự tụt hậu này đã làm ảnh hưởng đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội nói chung của quốc gia. Trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam,
chúng ta có thể thấy các trường đại học có rất ít sự tự chủ/tự trị. Phương pháp quản trị đại học
hiện nay chỉ có thể phù hợp và có hiệu quả trong bối cảnh kinh tế tập trung, kế hoạch hóa cao độ,
hay hoàn cảnh chiến tranh trước đây. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã có những thay đổi
cơ bản, đặc biệt là sự đa dạng hóa sở hữu các trường đại học, các loạihình đào tạo cũng như đòi
hỏi của các nhà tuyển dụng, thì phương thức quản trị đại học cần phải có những thay đổi căn bản
để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và xu thế của thời đại.
Quản trị đại học tinh gọn giúp các trường đại học tối ưu hóa được nguồn lực để nâng cao
chất lượng đào tạo, nghiên cứu. Kinh nghiệm thành công của các mô hình quản trị trường đại học
trên thế giới đã chỉ ra rằng các trường đại học tại Việt Nam có thể áp dụng thành công quản trị
15


đại học tinh gọn nếu biết vận dụng sáng tạo và linh hoạt. Với yêu cầu đổi mới cơ chế đại học ở
nước ta, yêu cầu bức thiết là các cơ sở giáo dục đại học cần sớm xác lập và phát huy cơ chế quản
trị thực chất, không hình thức, để mỗi cơ sở hoạch định được hướng phát triển đúng đắn, đóng
góp có chất lượng và hiệu quả cho việc đào tạo theo nhu cầu xã hội
2.2. Một số đề xuất giải pháp đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0
2.2.1. Đổi mới tư duy về quản trị đại học
Để đào tạo được nguồn nhân lực thích ứng với kỷ nguyên mới, bắt buộc các trường phải
thay đổi tư duy về giáo dục, đổi mới mô hình, chương trình và phương thức đào tạo theo hướng
cách mạng công nghiệp 4.0. Mục tiêu không còn là đào tạo sinh viên ra trường có việc làm nữa,
mà phải đào tạo cho ra những công dân toàn cầu có năng lực tư duy đổi mới và sáng tạo và đủ tố
chất để lĩnh hội các kỹ thuật tiên tiến trong kỷ nguyên cách mạng số. Việc cải cách phải bắt đầu
từ những người đứng đầu các trường đại học, họ phải là những người thay đổi tư duy, sẵn sàng
tiếp nhận những thách thức từ sự phát triển, sẵn sàng áp dụng những thành tựu khoa học công
nghệ vào giảng dạy. Thực tế hiện nay tại các trường, việc đào tạo chưa gắn liền với thực tiễn, dạy

lý thuyết là chủ yếu, vì thế khi ra trường làm việc tại các công ty, sinh viên rất mơ hồ trong việc
sử dụng các thiết bị, phần mềm công nghệ, thường là các doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu.
2.2.2. Tăng cường tự chủ cho các trường đại học, coi tự chủ phải là tất yếu trong xu thế hiện
nay
Tự chủ đại học là quyền tự do của trường đại học trong việc quyết định những công việc
của chính mình; thể hiện khả năng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của nhà
trường mà không bị trói buộc bởi những quy định và quản lí ở cấp vĩ mô. Là khả năng toàn diện
của trường đại học hoạt động theo cách thức lựa chọn để đạt được sứ mệnh và mục tiêu được đặt
ra, tự chủ cũng mang lại những lợi thế cho các trường đại học bởi một nguyên lí cơ bản đằng sau
tự chủ là các cơ sở giáo dục đại học sẽ vận hành tốt hơn [2]. Giáo dục đại học Việt Nam đã mở
rộng nhanh chóng trong một thập kỷ qua, với khát khao tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến
trên thế giới. Một trong những vấn đề cơ bản của quản trị đại học tiên tiến là tự chủ của trường
đại học. Nhà nước cần mạnh dạn trao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học
trên cơ sở thực hiện ba nguyên tắc cơ bản của tự chủ đại học là tự chủ về học thuật, tự chủ về tổ
chức và cán bộ và tự chủ về tài chính. Tự chủ đại học chính là yếu tố cốt lõi của nền giáo dục
hiện đại bởi nó thúc đẩy sự phát triển hệ thống theo sự vận động mang tính quy luật tự nhiên
trong một môi trường giáo dục toàn cầu hóa có cạnh tranh lành mạnh, có sự định hướng rõ ràng
của Nhà nước và được đảm bảo kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm chính là chìa khóa cho đổi mới quản lý giáo dục đại học, giúp giải quyết hàng loạt các vấn
đề trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay cũng như trong tương lai [3].
2.2.3. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và bùng nổ thông tin hiện nay
Các trường đại học phải nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận xây dựng chương trình đào
tạo, chú trọng xác định đúng chuẩn đầu ra và chuyển đổi phương pháp từ truyền thụ kiến thức
sang phát triển năng lực cho người học, coi sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo; ứng
16


dụng tối đa công nghệ hiện đại; gắn đào tạo của nhà trường với thực tiễn sản xuất, nhu cầu của xã
hội, đặc biệt là có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và khuyến khích hoạt động khởi nghiệp

trong sinh viên.
Đổ i mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập
quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng
mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học
liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học), nội dung giảng
dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi.
Về phương pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người
học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên
cứu. Tất nhiên, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan,
chặt chẽ để bảo đảm tính hiệu quả của việc dạy và học.
2.2.4. Coi trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho sinh viên
Sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay không những phải có kiến thức và trình độ chuyên
môn giỏi mà còn phải có những kỹ năng để không bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo, đặc
biệt là kỹ năng sáng tạo, hợp tác, kỹ năng tư duy phản biện... Sinh viên tốt nghiệp đại học phải có
năng lực tự chủ và thích ứng tốt với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng, có ý thức trách
nhiệm cao với bản thân, với gia đình, cộng đồng và đất nước. Do vậy, ngoài đào tạo chuyên môn,
nhà trường cần coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho sinh viên
2.2.5. Có kế hoạch nhân sự hợp lý, tinh gọn, chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên
Đồng thời, nhà trường cần tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng
yêu cầu đổi mới đào tạo. Các thầy cô cần chuyển từ vai trò giảng bài sang vai trò hướng dẫn học
và phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống, phương pháp làm việc và
học tập để sinh viên noi theo. Để có được đội ngũ các thầy cô giáo chuẩn mực, cần có những
chính sách, chế độ cụ thể, thiết thực, tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để các thầy
cô cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp trồng người
2.2.6. Đưa tư duy doanh nghiệp vào quản trị đại học
Để quản trị hiệu quả và nâng cao tính tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học nên tổ chức, quản
lý như một công ty, với các cơ chế hoạt động và giám sát hiệu quả. Đây cũng là mô hình của các
trường đại học áp dụng phương thức quản trị tiên tiến. Trường đại học theo mô hình doanh
nghiệp không theo đuổi mục tiêu kinh tế mà tích hợp với phát triển tri thức khoa học, hướng tới
tạo ra một giá trị cộng hưởng thiết thực và hiệu quả hơn. Tăng nguồn thu thông qua nghiên cứu

khoa học và chuyển giao công nghệ đang là con đường mà các trường đại học thực hiện tự chủ
hướng tới, vừa là cách để nhà trường tự chủ kinh tế nhưng đồng thời cũng là đòn bẩy để nâng cao
chất lượng đào tạo.
Cơ chế hình thành chính sách và ra quyết định ở các trường đại học Việt Nam hiện nay ít
nhấn mạnh thẩm quyền của đội ngũ cán bộ học thuật mà dành một quyền lực cao cho các bộ phận
quản lý điều hành và phục vụ. Để tăng cường tiếng nói của cán bộ học thuật và thúc đẩy sáng
kiến đổi mới, có thể thiết lập cơ chế đàm phán và thỏa thuận theo hạng mục công việc giữa lãnh
đạo cấp trường với khoa, nhóm chuyên môn.
17


2.2.7. Đảm bảo tínhdân chủ, minh bạch gắn liền với trách nhiệm giải trình
Để có một phương thức quản trị hiệu quả tất yếu một trường đại học cần phải được xây
dựng trên nền tảng dân chủ, minh bạch gắn liền với trách nhiệm giải trình. Quy chế tổ chức và
hoạt động của các trường trường phải nhằm bảo đảm cho trường có một nền quản trị tốt dựa trên
nền tảng các nguyên tắc điều hành cơ bản: Trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính hiệu quả,
tính trung thực nhằm hạn chế tối đa sự tập trung quyền lực, tính thiếu minh bạch.Áp dụng hình
thức điều phối theo thỏa thuận thay cho điều khiển của cấp trên đối với cấp dưới đòi hỏi một sự
thay đổi văn hóa tổ chức và tầm nhìn của người lãnh đạo. với cơ chế phân quyền trong quản lý,
các khoa/bộ môn được quyền chủ động mời các doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng liên quan đến
từng chuyên ngành đào tạo về từng khoa, bộ môn để cung cấp những thông tin liên quan đến
chuyên môn đào tạo như cập nhật xu hướng, công nghệ mới, thông tin về cơ hội việc làm… Cách
làm này có thể giúp khai thác hết thế mạnh của từng cá nhân, tổ chức trong các bộ phận của nhà
trường hơn là chỉ tập trung ở một bộ phận phục vụ sinh viên hoặc ban giám hiệu.
2.2.8. Khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học
Khi hệ thống giáo dục đại học thay đổi theo hướng tinh hoa, tất yếu các trường buộc phải
đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học và thu hút chất xám có một mối
quan hệ hữu cơ. Nếu trường làm nghiên cứu khoa học tốt thì trường sẽ thu hút chất xám dễ hơn.
Tuy nhiên để thiết lập được mối quan hệ này không phải dễ, nhất là với những trường ngoài công
lập. Trước mắt là thu hút các học giả, nhà nghiên cứu là các Việt kiều bằng việc xây dựng một

không gian khoa học thực sự, sau là hình thành nên những phòng thực hành nghiên cứu dạng mời
tài trợ dự án... Thực tế với nhà khoa học giỏi, đam mê họ chỉ quan trọng môi trường làm việc chứ
không hẳn chỉ vì kinh tế. Do đó, khi anh xây dựng được mối liên kết tốt, có sự bổ trợ và hỗ trợ từ
cộng đồng khoa học quốc tế (bạn bè, giới nghiên cứu chung lĩnh vực) anh có thể biến cái khó
thành cái thuận lợi cho mình.
Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu
chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học. Trước
mắt, Nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học cần có các cơ chế chính sách động viên, khuyến
khích các nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm
khoa học quốc tế. Về lâu dài, cần đặt ra lộ trình (đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học khác nhau
cần có những lộ trình khác nhau) tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa
học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời cần coi
đây là giải pháp quan trọng để đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường
quốc tế.
2.2.9. Tăng cường hợp tác quốc tế
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang đến rất nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi
giữa các trường trên khắp các lục địa. Muốn hòa mình vào dòng chảy tri thức mà ở đó những
thành tựu khoa học công nghệ của kỷ nguyên công nghệ đang bùng nổ và thay đổi từng ngày, các
trường bắt buộc phải tiệm cận dần đến một môi trường giáo dục tiên tiến, chuẩn mực nếu không
muốn nguồn nhân lực do mình đào tạo “bị rơi” khỏi quỹ đạo cạnh tranh chất. Để hội nhập, các
trường buộc phải có hướng đi riêng, trong đó làm sao cho chương trình đào tạo, phương pháp
18


giảng dạy, cách thức đào tạo thay đổi, xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia để giúp các em sinh
viên trở thành một công dân toàn cầu. Điều đó có thể đến từ việc nhập khẩu chương trình, thay
đổi phương thức quản trị nhà trường, đánh giá khả năng sáng tạo, kiểm định chất lượng và thành
tựu nghiên cứu khoa học chung giữa giảng viên và sinh viên các trường.
Kết luận
Giáo dục đại học Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn

cầu hóa cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như sự cạnh tranh do nỗ lực vận
dụng cơ chế thị trường. Cải thiện chất lượng quản trị đại học theo hướng tiên tiến, hiện đại đang
được kỳ vọng là đòn bẩy quan trọng để cải thiện chất lượng trong mọi lĩnh vực của giáo dục đại
học nếu các cơ sở giáo dục không muốn mất ưu thế ngay trên sân nhà. Để nâng cao chất lượng và
hiệu quả quản trị đại học trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng những thành tựu mới nhất của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là việc làm cần thiết. Việc tin học hóa các hoạt động quản trị đại
học vừa giúp các trường tiết kiệm được chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đỗ Đức Minh (2018), “Cơ chế quản trị đại học tự chủ và yêu cầu hoàn thiện pháp luật tự chủ
đại học ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018)
62-74.
3. Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Hữu Huy Nhật (2013), “Quản trị đại học và mô hình cho trường
đại học khối kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 8 (18).
4. Lê Đức Thọ (2018), “Mô hình giáo dục 4.0 với vấn đề đổi mới giáo dục Đại học ở nước ta
hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: “Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo
trong các trường Đại học, Cao đẳng”, NXB Đà Nẵng, tr.26-30.
5. Lê Đức Thọ (2018), “Tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo
nguồn nhân lực của nước ta hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: “Nhu cầu nhân lực
cho phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những đáp ứng của giáo
dục Đại học Việt Nam”, Nxb. Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr.398-405.
6. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Hà Nội.
7. Phạm Ngọc Trang (2018), “Cách mạng công nghiệp 4,0 – Thực tiễn và thách thức đặt ra đối
với các trường đại học và đội ngũ giảng viên trẻ”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng
5/2018, tr 90-93.

19



CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP TRONG TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM – KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF THE PATTERN OF BUSINESSES WITHIN
UNIVERSITIES TOWARDS AUTONOMY IN VIETNAM - EXPERIENCE FROM CHINA
NCS. Ths. Nguyễn Thị Thương; Ths. Cù Thị Nhung
Trường Đại học Hà Tĩnh
Tóm tắt
Mô hình doanh nghiệp trong Trường Đại học theo hướng tự chủ đang dần trở thành xu
hướng phát triển tất yếu của hầu hết các Trường Đại học trên toàn thế giới, Việt Nam cũng
không ngoại lệ. Vì vậy, bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, bài viết chỉ ra hiện trạng, cơ hội,
thách thức của Việt Nam khi thực hiện mô hình doanh nghiệp trong Trường Đại học theo hướng
tự chủ. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu mô hình doanh nghiệp trong Trường Đại học theo hướng
tự chủ ở Trung Quốc, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình doanh nghiệp
trong Trường Đại học theo hướng tự chủ ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa:Tự chủ đại học, Doanh nghiệp, Trường Đại học, Việt Nam, Trung Quốc
Abstract
The pattern of businesses within universities towards autonomy gradually becomes the
inevitable development trend of most universities around the world, including those in Vietnam.
Employing the method of synthesis and analysis, this study indiates the current situation,
opportunities and challenges of Vietnam when implementing this pattern. Based on the
understanding of the pattern of businesses within universities towards autonomy in China, this
study proposes a number of solutions to develop this pattern in Vietnam in the future.
Key words: University autonomy, business, university, Vietnam, China
Đặt vấn đề
Tự chủ đại học và mô hình doanh nghiệp, công ty thành lập trong trường đại học sớm đã
không còn là những khái niệm xa lạ với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Từ thế kỉ XVIII ở
Đức đã hình thành nguyên lý nền tảng “Tự do học tập và tự do giảng dạy”, sau đó lan rộng ra các
nước châu Âu và các châu lục khác. Ngày nay, hầu hết các quốc gia châu Âu đều quy định rõ
trong luật về quyền tự chủ như một điều kiện tiên quyết và quan trọng cho sự phát triển và thành
công của các trường đại học. Ở Trung Quốc, năm 1983 nước này bắt đầu thảo luận trao quyền tự

chủ cho các trường đại học, đến năm 1985 thì quyết định cải cách hệ thống giáo dục trong đó có
việc mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục. Các doanh nghiệp, công ty được thành lập
trong các trường đại học này như một tất yếu và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi quá trình trao quyền
tự chủ cho trường đại học để giải quyết vấn đề chuyển giao công nghệ vào thực tiễn, thương mại
hóa các thành quả nghiên cứu khoa học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, đồng thời phát triển
một số loại hình dịch vụ mà trường đại học có chuyên ngành đào tạo.
Với thực trạng liên kết giữa trường đại học và các doanh nghiệp bên ngoài nhằm chuyển
giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn còn yếu và thiếunhư hiện nay thì mô hình doanh nghiệp
20


trong trường đại học hình thành để giải quyết triệt để vấn đề này. Mô hình này nếu được triển
khai hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng và chủ động cho trường đại học.Nhưng thách
thức lớn đặt ra đối với các trường đại học đó là các nhà khoa học có rất ít kinh nghiệm kinh
doanh, đồng thời khi các doanh nghiêp này ra đời thì vấn đề tổ chức quản lý hoạt động sao cho
phù hợp với đặc thù của trường đại học cũng là một vấn đề cần quan tâm. Thách thức là vậy
nhưng cơ hội tạo ra cũng không hề nhỏ, mô hình này sẽ đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào
ứng dụng thực tế một các nhanh chóng hiệu quả, tạo môi trường thực tập, làm việc nhằm tích lũy
kinh nghiệm cho sinh viên, tạo sự kết nối với các doanh nghiệp bên ngoài nhằm định hướng đầu
ra cho sinh viên, tạo ra nguồn lợi nhất định cho trường đại học.Đồng thời từ kết quả thương mại
hóa này sẽ thúc đẩy các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên trong trường tìm tòi, sáng
chế, nghiên cứu những lĩnh vực theo yêu cầu của thị trường, nối dài chuỗi nghiên cứu và có thể
bán được kết quả của mình.
Tự chủ đại học mở ra con đường rộng hơn cho việc thành lập doanh nghiệp trong trường
đại học. Ở Việt Nam, tại điều 14 của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 sẽ có hiệu lực từ ngày
01 tháng 7 năm 2019 này sẽ cho phép các cơ sở giáo dục đại học được thành lập doanh nghiệp,
công ty. Đây là thể chế hoá tư tưởng trong Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ là có cơ
chế chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường
đại học nhằm thực hiện hoạt động ứng dụng triển khai thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

1. Tự chủ đại học và mô hình doanh nghiệp trong trường đại học
Tự chủ đại học hiểu một cách đơn giản là quyền tự do của trường đại học trong việc quyết
định những công việc của chính mình: những công việc này hiện được quan tâm chủ yếu ở bốn
lĩnh vực là học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự. Tự chủ đại học hiện nay đang trở thành xu thế
phát triển tất yếu của phát triển giáo dục đại học trên toàn thế giới, nó tạo điều kiện thực hiện
được các phương thức quản trị đại học tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên
cứu khoa học.
Luật Giáo dục đại học của Việt Nam nêu rõ mục tiêu của các cơ sở giáo dục đại họclà đào
tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra
tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
và hội nhập quốc tế. Từ sự đặc thù như vậy, nên việc hình thành và hoạt động của các doanh
nghiệp, công ty trong các trường đại học công lập cũng phải phần nào điều tiết sao cho phục vụ
được mục tiêu lớn của trường đại học đặt ra. Như vậy, các doanh nghiệp này hình thành không vì
mục đích kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận, câu hỏi đặt ra là liệu chúng có thể vận hành được một
các hiệu quả và lâu dài hay không? Đồng thời, do đặc thù hình thành trong trường đại học nên
hành lang pháp lý đối với các doanh nghiệp, công ty này nên như thế nào cho đúng đắn, hợp lý
cũng là vấn đề cần phải xem xét.
2. Thực trạng của mô hình doanh nghiệp trong các trường đại học theo hướng tự chủ ở Việt
Nam hiện nay
Thực tế hiện nay tại Việt Nam, một số trường đại học đã có doanh nghiệp hoạt động và
ứng dụng rất tốt sản phẩm khoa học công nghệ, nghiên cứu của mình.Gần đây, nhiều trường
21


mạnh dạn thành lập công ty riêng trong trường học.Năm 2008, Công ty BK-Holdings thuộc đại
học Bách khoa Hà Nội là mô hình doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập tại một trường đại
học ở Việt Nam, hoạt động chủ yếu là chuyển giao công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp
KH&CN.Theo PGS.TS Trần Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty BK-Holdings, đại
học Bách khoa Hà Nội cho biết, với doanh số hợp nhất hiện nay tầm 100 tỷ, BK-Holdings giống
mô hình một công ty mẹ có một sứ mạng nhận, khuyến khích các nhà khoa học tại trường đại học

Bách khoa Hà Nội đứng ra thành lập công ty để chuyển giao phần tri thức của mình ra thực tiễn.
Hiện sản phẩm của nhiều đề tài đã được ứng dụng tại nhiều công ty trong cả nước đã góp phần
tôn vinh các nhà khoa học một cách kịp thời trong việc nghiên cứu và sáng tạo, tạo ra các sản
phẩm thiết thực. Nếu như trước đây chúng ta hoàn toàn phải phụ thuộc vào nhập ngoại, bây giờ
các thành viên công ty ít nhiều chủ động công nghệ hoàn toàn có thể tạo ra sản phẩm mà họ
mong muốn. Chế tạo để phục vụ các sản phẩm chuyên biệt cho thị trường Việt Nam thậm chí là
hướng tới xuất khẩu.
Đầu tháng 12/2018, Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) công
bố thông tin thành lập Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Bách khoa TP.HCM, vốn điều lệ
hơn 04 tỷ đồng. Ngay sau đó, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)
cũng ra mắt Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học và Du lịch Văn Khoa với số vốn điều lệ 02 tỷ
đồng.Trường đại học Quốc gia Hà Nội ngoài công ty BK-Holdings của Đại học Bách Khoa, còn
có công ty TNHH khoa học tự nhiên của Đại học Khoa học tự nhiên.
Một số trường đại học có đào tạo các chuyên ngành về kinh tế thì thành lập Công ty tư
vấn kế toán - kiểm toán, công ty du lịch-lữ hành.Hoặc một số trường đại học dù không thành lập
công ty riêng vẫn có nhiều trung tâm trực thuộc trường hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, tự hạch toán nhưtrung tâm Ngoại ngữ, Tin học, Viện Chiến lược và Quản trị doanh
nghiệp, Trung tâm tư vấn kế toán- tài chính, Trung tâm dịch vụ du lịch và lữ hành… hoạt động
theo cơ chế tự chủ, tự hạch toán. Từ thực tế nàycho thấymô hình doanh nghiệp, công ty trong
trường đại họchiện nay là cầu nối giữa nghiên cứu và cuộc sống.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, những năm gần đây, hoạt động chuyển
giao công nghệ giữa trong mô hình doanh nghiệp trong trường đại học trên địa bàn cả nước đã
được tăng cường, nhiều kết quả thương mại hóa công nghệ đã được chuyển giao, đi vào cuộc
sống và phát huy được hiệu quả.Nhưng con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng bởi thực
tế hoạt động thương mại hóa công nghệ đại học - doanh nghiệp vẫn chưa đồng bộ, tồn tại nhiều
hạn chế.
3.Doanh nghiệp trong Trường Đại học theo hướng tự chủ ở Trung Quốc và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
a. Doanh nghiệp trong trường đại học theo hướng tự chủ ở Trung Quốc
Tiến trình tự chủ đại học nói chung là con đường để các quốc gia chuyển đổi cơ chế quản

lý hệ thống giáo dục đại học từ mô hình nhà nước điều hành thành mô hình nhà nước giám sát.
Tiến trình này chủ yếu diễn ra ở các quốc gia châu Á có hệ thống giáo dục đại học vận hành theo
mô hình nhà nước điều hành với những bước đi mạnh mẽ hay thận trọng tùy theo bối cảnh cụ thể.
Những quốc gia có chuyển đổi tự chủ mạnh từ hơn 20 năm nay ở châu Á bao gồm Trung Quốc,
Nhật Bản và Malaysia…Hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng
22


với Việt Nam, do vậy việc học hỏi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển mô hình
doanh nghiệp trong trường đại học theo hướng tự chủ từ Trung Quốc là một điều nên làm đối với
các trường đại học ở Việt Nam.
Vào những năm 1950, Trung Quốc bắt đầu học tập mô hình các nhà máy thực tập hình
thành trong trường đại học ở Liên Xô cũ, đến những năm đầu thế kỉ 21 thì Trung Quốc đã có hơn
5400 công ty, doanh nghiệp trong các trường đại học. Sự phát triển nhanh chóng của các trường
cao đẳng và đại học cũng như mô hình doanh nghiệp trong trường đại học đã làm dấy lên mối
quan tâm rộng rãi trong xã hội Trung Quốc. Nó không chỉ đạt được lợi ích kinh tế tốt mà còn bù
đắp cho sự thiếu hụt các quỹ giáo dục, đặc biệt trong những năm gần đây, nó đã thúc đẩy công
nghiệp hóa kết quả đại học và góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường của Trung Quốc.
Qua nhiều năm phát triển, các trường cao đẳng và đại học ở Trung Quốc đã đóng một vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới khoa học và công nghệ, thúc đẩy tiến bộ công nghiệp
và thúc đẩy việc làm. Để chuẩn hóa hơn nữa sự phát triển của doanh nghiệp trường học, năm
2005, Bộ Giáo dục đã ban hành "Ý kiến hướng dẫn về phát triển tích cực và tiêu chuẩn hóa quản
lý ngành khoa học và công nghệ đại học", đồng thời đưa ra các hướng dẫn cải cách "phát triển
tích cực, quản lý tiêu chuẩn, cải cách và đổi mới". Mục tiêu của tái cấu trúc trường-doanh nghiệp
là thiết lập một hệ thống doanh nghiệp hiện đại trong trường đại học.
Sau nhiều năm tái cấu trúc, nhiều trường đại học và cao đẳng đã thành lập các công ty
quản lý tài sản và dần dần thiết lập một hệ thống doanh nghiệp hiện đại. Các trường đại học và
doanh nghiệp đã đạt được sự phát triển nhanh chóng. Báo cáo thống kê ngành giáo dục đại học
năm 2009 của Bộ Giáo dục Đại học Trung Quốc cho thấy: Tổng thu nhập của các doanh nghiệp
trong các trường cao đẳng và đại học của Trung Quốc là 141,249 tỷ nhân dân tệ và lợi nhuận

ròng là 5,677 tỷ nhân dân tệ, cao hơn 14,15% và 2,82% so với năm 2008. Trong số đó, các doanh
nghiệp nhỏ của trường Đại học Bắc Kinh đứng đầu danh sách với doanh thu 53,09 tỷ nhân dân tệ,
chiếm 46,86% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp do trường đại học điều hành trong năm đó.
Sau khi cải cách và mở cửa, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các chính sách quốc gia, các
trường cao đẳng và đại học đã tích cực đáp ứng chính sách "Kế hoạch 863" - "phát triển công
nghệ cao, hiện thực hóa công nghiệp hóa". Những lợi thế của nguồn lực của chính nó đã cho phép
các doanh nghiệp do nhà trường phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp do
trường đại học đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hội nhập sản xuất, học tập và nghiên cứu
trong các trường đại học, thúc đẩy nền kinh tế công nghiệp, giảm áp lực cho các quỹ giáo dục và
mở ra các công nghệ và công nghệ mới. Theo Danh sách Thu nhập Công nghiệp do Trường Đại
học Quốc gia năm 2005 công bố do trang web của Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ
của Bộ Giáo dục công bố vào ngày 14 tháng 2 năm 2007 và Báo cáo Thống kê Công nghiệp
Trường Trung học 2010, kết quả cho thấy thu nhập của ngành công nghiệp đại học ở Trung Quốc
với sự cải thiện rõ ràng, sự phát triển của các doanh nghiệp do nhà trường điều hành đã có một
bước tiến mới.
Năm 1985, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua Quyết định về
Cải cách hệ thống giáo dục năm 1985, theo đó các trường đại học được chủ động gia tăng nguồn
thu ngoài ngân sách. Nguồn thu ngoài ngân sách từ học phí của các trường đại học được luật hoá
cụ thể theo Luật Giáo dục đại học năm 1998. Mức học phí do nhà trường xác định theo nguyên
23


×