Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN CÔNG PHÁP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.76 KB, 49 trang )

CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

MỤC LỤC
1. Phân tích khái niệm, các hình thức, phương pháp và hậu quả của công nhận
quốc tế...................................................................................................................1
2. So sánh trách nhiệm pháp lý chủ quan và trách nhiệm pháp lý khách quan.....3
3. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế?......................4
4. Phân tích quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao. Khác gì so vs
cơ quan lãnh sự?....................................................................................................5
5. Phân tích cấu thành Quốc gia và đặc tính chính trị pháp lý?............................6
6. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao và lãnh sự?.................8
7. Trình bày đặc trưng cơ bản của Luật Quốc tế?.................................................9
8. Căn cứ xác định và hình thức thực hiện Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ
quan.....................................................................................................................11
9. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế - quốc gia?...................................12
10. Phân tích cơ cấu thành lập, chức năng, quyền hạn của tòa án công lý quốc
tế?........................................................................................................................13
11. Phân tích khái niệm, các hình thức, phương pháp và hậu quả của công nhận
quốc tế.................................................................................................................15
12. Phân tích nội dung và ngoại lệ nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử
dụng vũ lực?........................................................................................................17
13. Phân tích các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?...........................18
14. So sánh ĐƯQT và tập quán quốc tế?............................................................20
15. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực thi
hành của Điều ước quốc tế trên phạm vi lãnh thổ các quốc gia thành viên?......21
1


16. Định nghĩa, đặc điểm tập quán quốc tế. Trình bày phương thức hình thành
tập quán quốc tế / Khái niệm, yếu tố cấu thành, con đường hình thành tập quán


quốc tế?................................................................................................................21
17. Nêu quy chế pháp lý vùng nội thủy...............................................................22
18. Trình bày nội dung nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và các ngoại lệ của
nguyên tắc đó?.....................................................................................................23
19. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa pháp lý của quốc tịch.................................24
20. ĐƯQT có làm hạn chế áp dụng tập quán quốc tế cùng nội dung hay không?
Tại sao?................................................................................................................25
21. Trình bày nội dung nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế. Ngoại lệ của nguyên tắc này?.........................................25
22. Phân biệt cơ chế giải quyết tranh chấp trong trọng tài quốc tế và tòa án quốc
tế?........................................................................................................................25
23. Phân biệt cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự?........................................25
24. Phân tích khái niệm, đặc điểm nguyên tắc cơ bản của LQT. Phân biệt với
nguyên tắc pháp luật chung?...............................................................................27
25. Khái niệm, đặc điểm, quy chế pháp lý vùng ĐQKT?...................................27
26. Phân tích nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp
hoà bình. Ngoại lệ của nguyên tắc này?..............................................................29
27. Một ĐƯQT bị chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp nào? Cho ví dụ?30
28. Nội dung nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác. Ngoại lệ?....................................................................................................31
29. Phân tích căn cứ hưởng quốc tịch do sinh ra?...............................................33
30. So sánh trách nhiệm pháp lý chủ quan và trách nhiệm pháp lý khách quan. 33
31. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế?..................35
32. Phân tích quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao. Khác gì so vs
cơ quan lãnh sự?..................................................................................................36
33. Các trường hợp có hiệu lực Điều ước quốc tế với bên thứ 3?......................37
2


34. Quy chế pháp lý của Tòa án luật Biển quốc tế?............................................37

35. So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa
theo quy định tại Công ước luật biển 1982?........................................................39
36. Phân tích khái niệm, đặc điểm, cách phân loại các cơ quan tài phán quốc tế?
.............................................................................................................................41
37. Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT?................................................................43
38. Định nghĩa, đặc điểm, phân loại tranh chấp quốc tế? Cho VD minh họa?. . .43
39. Trình bày các vấn đề pháp lý của bảo lưu ĐƯQT?.......................................44
40. Nêu định nghĩa, đặc điểm, phân loại cơ quan trọng tài quốc tế?..................46
41. Phân tích các quy phạm luật quốc tế. Cho ví dụ?..........................................46
42. Nêu và phân tích các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế của LHQ/
LHQ đã sử dụng những biện pháp nào để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
...........................................................................................................................471

3


1. Phân tích khái niệm, các hình thức, phương pháp và hậu quả
của công nhận quốc tế.
(*) Khái niệm: Công nhận trong LQT được hiểu là sự thừa nhận
một chủ thể mới của luật quốc tế (thừa nhận chế độ chính trị, kinh tế,
xã hội của chủ thể mới đó) và thiết lập các mối quan hệ song phương
hay đa phương với quốc gia được công nhận.
(*) Hình thức công nhận: chia làm 3 loại (công nhận de jure,
công nhận de facto và công nhận ad hoc).
- Công nhận de jure là hình thức công nhận chính thức ở mức
độ đầy đủ nhất, toàn diện nhất.
- Công nhận de facto là hình thức công nhận thực tế ở mức độ
chưa đầy đủ, chưa toàn diện.
- Công nhận ad hoc là hình thức công nhận đặc biệt, quan hệ
giữa các bên chỉ được thiết lập nhằm giải quyết một số vụ việc cụ thể

và quan hệ đó sẽ chấm dứt ngay sau khi công việc được hoàn tất.
(*) Phương pháp công nhận:
- Công nhận minh thị và công nhận mặc thị:
+ Công nhận minh thị là sự công nhận được thể hiện một cách
rõ ràng, minh bạch trong các văn bản chính thức của bên công nhận
hoặc trong các điều ước quốc tế. (VD: Thông điệp 1950 của Chính
phủ Hungary gửi Chính phủ VNDCCH nhằm thừa nhận chính phủ
VNDCCH là đại diện hợp pháp của VN).
+ Công nhận mặc thị là sự công nhận được thể hiện một cách
kín đáo mà bên được công nhận hoặc các quốc gia, chính phủ khác
phải dựa vào các quy phạm tập quán hay nguyên tắc suy diễn trong
sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên
công nhận. (VD: Hiệp ước về nền tảng quan hệ giữa CHLB Đức và
CHDC Đức 1972).
- Công nhận riêng lẻ và công nhận tập thể: Công nhận quốc gia,
chính phủ mới một cách riêng lẻ bằng hành vi pháp lý đơn phương và
chỉ ràng buộc riêng đối với chủ thể đó (thường dùng). Công nhận tập
thể là theo sáng kiến của một số chủ thể có vai trò nhất định (VD: Ba
quốc gia Croatia, Slovania, Bosnia Heczegovina tách ra từ Liên bang
Nam Tư cũ được Cộng đồng châu Âu công nhận tập thể).
4


(*) Hệ quả pháp lý của công nhận: việc công nhận xuất phát từ
ý chí của mỗi quốc gia, nó không phải là quyền hay nghĩa vụ do vậy
việc công nhận không tạo ra quyền năng chủ thể cho bên được công
nhận nhưng là sự xác thực cần thiết thể hiện sự tồn tại của chủ thể mới
này trên trường quốc tế, đồng thời cũng để hoàn thiện hơn về mặt
pháp lý của chủ thể được công nhận. Cụ thể:
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự giữa bên

công nhận và bên được công nhận;
+ Ký kết điều ước quốc tế song phương giữa bên công nhận và
bên được công nhận;
+ Tạo điều kiện cho bên được công nhận tham gia vào các hội
nghị quốc tế và tổ chức quốc tế;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực
hiện quyền miễn trừ quốc gia
+ Tạo cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực của các văn bản pháp
luật do bên được công nhận ban hành trên lãnh thổ bên công nhận.
+ Tạo điều kiện để một bản án, quyết định của tòa án, trọng tài
hoặc bất kỳ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của bên
được công nhận có giá trị trên lãnh thổ của bên công nhận.
Việc công nhận hay không công nhận không tạo ra tư cách
chủ thể LQT của quốc gia mới hình thành, nhưng việc không công
nhận sẽ dẫn tới hệ quả hạn chế khả năng ký kết, tham gia và thực hiện
điều ước quốc tế giữa các quốc gia mới và quốc gia không công nhận
họ, hạn chế khả năng bảo hộ ngoại giao, bênh vực công dân, tham gia
các hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế,… của quốc gia mới hình thành.
2. So sánh trách nhiệm pháp lý chủ quan và trách nhiệm pháp lý
khách quan.
Giống nhau: đều là trách nhiệm đặt ra cho các chủ thể khi có
hành vi trái pháp luật quốc tế, xâm phạm những quan hệ được pháp
luật quốc tế điều chỉnh.
Khác nhau:
- Định nghĩa:
+ TNPL chủ quan: là TNPL đặt ra khi một chủ thể vi phạm các
quy định, nguyên tắc của pháp luật quốc tế.
5



+ TNPL khách quan: là những TNPL khi quốc gia không vi
phạm pháp luật quốc tế hay thực hiện những hoạt động mà pháp luật
quốc tế không cấm nhưng do gây thiệt hại hoặc có sự kiện phát sinh
nên dẫn đến việc phải chịu TNPL.
- Cơ sở phát sinh trách nhiệm pháp lý:
+ TNPL chủ quan: là sự vi phạm các nguyên tắc, quy phạm
được ghi nhận trong các ĐƯQT song phương hoặc đa phương hoặc
tập quán pháp - phán quyết, quyết định của cơ quan tài phán quốc tế nghị quyết có tính chất bắt buộc của các tổ chức quốc tế - văn bản đơn
phương của quốc gia nhưng trong đó ghi nhận những cam kết nhất
định của quốc gia này -> vi phạm quy định của pháp luật quốc tế.
+ TNPL khách quan: có quy phạm pháp luật quy định quyền và
nghĩa vụ tương ứng trong trách nhiệm khách quan - có sự kiện làm
phát sinh hiệu lực của các quy phạm pháp luật, có mối quan hệ nhân
quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại vật chất phát sinh - thực hiện
những hành vi pháp luật quốc tế không cấm.
- Hình thức thực hiện TNPL:
+ TN chủ quan: Trường hợp gây ra thiệt hại vật chất: khôi phục
nguyên trạng; bồi thường thiệt hại… Trường hợp gây thiệt hại phi vật
chất: đáp ứng yêu cầu của quốc gia bị hại; đền bù bằng tiền, hình thức
trả đũa, hình thức trừng phạt, trong đó có trừng phạt vũ trang, phi vũ
trang và hạn chế chủ quyền một phần của quốc gia vi phạm.
+ TNPL khách quan: đền tiền hoặc hiện vật, ngoài ra có thể có
những biện pháp khác.
- Trường hợp được miễn TNPL:
+ TNPL chủ quan: Trả đũa do sự vi phạm pháp luật của quốc
gia khác; tự vệ chính đáng; bất khả kháng; có sự đồng ý của chủ thể
liên quan.
+ TNPL khách quan: không có trường hợp miễn trách nhiệm.
3. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế?
Tổ chức quốc tế là chủ thể của LQT được hiểu là tổ chức quốc

tế liên chính phủ - là tổ chức do các quốc gia thành lập trên cơ sở một
ĐƯQT. Quyền năng chủ thể LQT của tổ chức quốc tế lên chính phủ là
quyền năng hạn chế, quyền năng phái sinh, bởi quyền năng này do các
6


thành viên của tổ chức thỏa thuận trao cho. Số lượng các quyền và
nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc
vào quyết định của các thành viên. Phạm vi quyền năng chủ thể của
các tổ chức quốc tế liên chính phủ được xác định cụ thể trong điều lệ
của chính tổ chức đó.
VD: WTO không được tham gia ký kết các ĐƯQT liên quan
đến vấn đề an ninh, quốc phòng... Theo thỏa thuận của các thành viên,
WTO chỉ tham gia các ĐƯQT liên quan đến lĩnh vực thương mại hành
hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ...
Nhìn chung các tổ chức quốc tế liên chính phủ có các quyền cơ
bản sau đây:
- Quyền tham gia vào quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy
phạm của LQT;
- Quyền nhận cơ quan đại diện của các quốc gia thành viên,
nhận quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa phải thành viên
và cử đại diện của mình tới các quốc gia này;
- Quyền được hưởng ưu đãi và miễn trừ ngoại giao;
- Quyền được trao đổi đại diện với các tổ chức quốc tế liên
chính phủ khác;
- Quyền được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia
thành viên của tổ chức và giữa các quốc gia thành viên với tổ chức
quốc tế đó…
Ngoài các quyền cơ bản nêu trên, tổ chức quốc tế liên chính
phủ có nghĩa vụ: tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của LQT; tôn trọng

quyền của các chủ thể khác của LQT, không vi phạm chủ quyền và
can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia; chịu trách nhiệm
pháp lý quốc tế về các hành vi của mình; Tôn trọng và thực hiện đầy
đủ các ĐƯQT ký kết với các chủ thể khác của LQT…
4. Phân tích quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao.
Khác gì so vs cơ quan lãnh sự?
Căn cứ pháp lý (Công ước Viên 1961, Pháp lệnh về ưu đãi,
miễn trừ 1993):
- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở và tài sản: Trụ sở của cơ
quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Toàn bộ tài sản (động
7


sản và bất động sản) cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại
diện không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch thu hoặc áp dụng biện
pháp thi hành bảo đảm. Tuy nhiên, quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
không cho phép cơ quan đại diện sử dụng trụ sở để thực hiện các hành
vi không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chính thức của cơ quan đó.
- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ và tài liệu: Hồ sơ và tài
liệu của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm, bất kể thời gian và địa
điểm.
- Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín ngoại giao:
Thư tín chính thức, phục vụ chức năng và nhiệm vụ của cơ quan đại
diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Trong quá trình hoạt động, túi
ngoại giao không thể bị mở hoặc giữ lại.
- Quyền tự do thông tin liên lạc: Cơ quan đại diện ngoại giao có
quyền sử dụng các phương tiện hợp pháp, kể cả giao thông viên ngoại
giao và điện mật mã để liên lạc với chính phủ cũng như với các cơ
quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước cử đại diện.
- Quyền miễn thuế và lệ phí: Cơ quan đại diện ngoại giao được

miễn các loại thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ quan, trừ các khoản
phải trả về dịch vụ cụ thể.
- Quyền treo quốc kỳ, quốc huy: Cơ quan đại diện ngoại giao
có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của nước cử đại diện tại trụ sở của
cơ quan, tại nhà ở và tên phương tiện giao thông của người đứng đầu
cơ quan đó.
(*) Điểm khác so với quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan
lãnh sự:
- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở và tài sản của cơ quan đại
diện ngoại giao mang tính tuyệt đối, còn quyền bất khả xâm phạm về
trụ sở và tài sản của cơ quan lãnh sự không mang tính tuyệt đối, hạn
chế hơn vì có trường hợp ngoại lệ.
- Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín lãnh sự của
cơ quan đại diện ngoại giao cũng mang tính tuyệt đối, cao hơn so với
cơ quan lãnh sự. Túi ngoại giao không thể bị mở hay bị giữ lại trong
khi túi lãnh sự có thể bị mở nếu có căn cứ xác đáng khẳng định túi
lãnh sự chứa đựng những thứ ngoài thư tín, tài liệu và đồ vật sử dụng
vào công việc chính thức của cơ quan lãnh sự.
8


- Khác về quyền treo quốc kỳ quốc huy trên phương tiện giao
thông của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự.
5. Phân tích cấu thành Quốc gia và đặc tính chính trị pháp lý?
(*) Phân tích cấu thành Quốc gia: Theo Công ước Montevideo
1933 thì quốc gia được cấu thành bởi các yếu tố sau: lãnh thổ xác
định, dân cư cư trú thường xuyên, chính phủ và khả năng tham gia
quan hệ quốc tế.
- Lãnh thổ xác định: Một quốc gia không thể tồn tại nếu không
có lãnh thổ. Lãnh thổ xác định khoảng không gian trong đó quyền lực

của quốc gia được thực hiện. Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái
đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc
chủ quyền của quốc gia.
LQT không quy định kích thước lãnh thổ cần thiết để tạo nên
một quốc gia. LQT cũng không đòi hỏi lãnh thổ phải được xác định rõ
ràng và không có tranh chấp. Một thực thể vẫn được coi là quốc gia dù
đang có tranh chấp về biên giới.
Lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác
của quốc gia. Lãnh thổ không có dân cư là lãnh thổ vô chủ. Lãnh thổ
cũng là một trong các căn cứ xác định quốc tịch từng cá nhân sống
trên lãnh thổ đó.
- Dân cư cư trú thường xuyên: Quốc gia không thể tồn tại nếu
không có dân cư.
Dân cư được hiểu là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ
của một quốc gia nhất định và phải tuân theo pháp luật của quốc gia
đó. Thành phần dân cư của quốc gia bao gồm: công dân mang quốc
tịch quốc gia và người nước ngoài (sinh sống trên lãnh thổ quốc gia
nhưng không mang quốc tịch quốc gia).
LQT không quy định số dân tối thiểu để tạo thành một quốc
gia. Đồng thời việc thay đổi số lượng dân cư trên lãnh thổ không làm
ảnh hưởng tới quy chế của quốc gia (trừ trường hợp dân cư biến mất
toàn bộ - chưa xảy ra trên thực tế).
- Chính phủ: Nói đến quốc gia là nói đến một dân cư, một lãnh
thổ nằm dưới một quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị này đại
diện và thể hiện ý chí của quốc gia.
9


LQT không đòi hỏi về hình thức hoặc tổ chức quyền lực chính
trị, nhưng LQT đòi hỏi chính phủ phải có quyền lực thực sự. Chính

phủ phải đảm bảo duy trì trật tự công cộng, thực hiện tốt trách nhiệm
lập pháp – hành pháp – tư pháp (trong đối nội) và làm tròn các cam
kết quốc tế (trong đối ngoại).
Trong một số trường hợp đặc biệt mà khả năng duy trì quyền
lực của chính phủ bị hạn chế (do nội chiến hoặc bị chiếm đóng), chính
phủ bị bãi miễn nhưng thực thể đó vẫn tồn tại là một quốc gia. VD:
Chính phủ Cô-oét bị bãi miễn sau khi I-rắc chiếm đóng và thôn tính
nước này 1990, nhưng Co-oét vẫn được coi là một quốc gia. Tuy
nhiên trong trường hợp khả năng duy trì quyền lực của chính phủ bị
hạn chế trong 1 thời gian dài thì thực thể đó không còn được coi là
một quốc gia.
- Khả năng tham gia quan hệ quốc tế: là việc chủ thể có quyết
định tham gia vào quan hệ quốc tế hay không dựa trên ý chí của mình.
Chủ thể có thể tham gia quan hệ quốc tế thông qua hành vi của mình
hoặc ủy quyền cho chủ thể khác đại diện cho mình trong quan hệ quốc
tế.
(*) Đặc tính chính trị pháp lý: thuộc tính chủ quyền, thể hiện ở
hai nội dung:
- Quyền tối cao trong lãnh thổ: Quốc gia có toàn quyền quyết
định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình: quyền lập pháp –
hành pháp – tư pháp; quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế,
xã hội,…; quyền đối với mọi công dân, tổ chức, tài nguyên thiên
nhiên,… trong lãnh thổ mà các quốc gia, chủ thể khác của LQT không
có quyền can thiệp.
- Quyền độc lập trong quan hệ quốc tế: Quốc gia hoàn toàn độc
lập, không phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia, chủ thể khác của
LQT trong việc giải quyết các vấn đề đối ngoại của mình.
6. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao và lãnh
sự?
Giống nhau: đều có các quyền:

- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở và tài sản.
- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ và tài liệu.
10


- Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm, thư tín ngoại giao.
- Quyền tự do thông tin liên lạc.
- Quyền miễn thuế và lệ phí.
- Quyền được treo quốc kỳ, quốc huy.
Khác nhau:
- Quyền bất khả xâm phạm được áp dụng tuyệt đối với cơ quan
đại diện ngoại giao. Còn cơ quan lãnh sự có trường hợp ngoại lệ như
sau:
+ Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai họa khác
cần có biện pháp bảo vệ khẩn cấp thì chính quyền nước sở tại có thể
xâm phạm trụ sở cơ quan lãnh sự mà không cần sự đồng ý của người
đứng đầu cơ quan lãnh sự.
+ Trong trường hợp cần thiết vì lí do công ích hoặc an ninh,
quốc phòng thì nước tiếp nhận lãnh sự có thể trưng mua trụ sở, đồ đạc,
tài sản và phương tiện giao thông của cơ quan lãnh sự nhưng phải có
biện pháp bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng.
- Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm, thư tín ngoại giao:
khi thực hiện chức năng của mình, túi ngoại giao và thư tín ngoại giao
của cơ quan đại diện ngoại giao không bị mở, không bị giữ lại. Đối
với cơ quan lãnh sự túi lãnh sự không bị mở, không bị giữ, nhưng
trong trường hợp có cơ sở xác đáng khẳng định túi lãnh sự chứa
những thứ ngoài thư tín, tài liệu,.. sử dụng vào công việc chính thức
của cơ quan lãnh sự thì nhà chức trách có thẩm quyền của nước tiếp
nhận có thể yêu cầu đại diện được ủy quyền của cơ quan lãnh sự mở
túi lãnh sự. Nếu từ chối mở túi lãnh sự thì sẽ bị gửi trả về nơi xuất

phát.
=> quyền ưu đãi miễn trừ ngoại của cơ quan lãnh sự về cơ bản
giống như của cơ quan đại diện ngoại giao nhưng ở mức độ thấp hơn,
không mang tính tuyệt đối.
- Về quyền treo quốc kỳ và quốc huy: có thể treo quốc kỳ quốc
huy trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan ngoại
giao; còn treo quốc kỳ quốc huy trên phương tiện giao thông của
người đứng đầu cơ quan lãnh sự trong trường hợp sử dụng vào công
việc chính thức.
11


Hỏi thêm: Hành lý của viên chức ngoại giao có bị kiểm tra hải
quan hay không?
Có: Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn kiểm
tra hải quan, trừ trường hợp có cơ sở xác đáng khẳng định hành lý đó
chứa đựng những đồ vật không thuộc loại được hưởng sự ưu đãi hoặc
bị pháp luật nước tiếp nhận cấm nhập khẩu hay cấm xuất khẩu, hoặc
phải kiểm tra theo quy định kiểm dịch của nước tiếp nhận.
7. Trình bày đặc trưng cơ bản của Luật Quốc tế?
- Đặc trưng về chủ thể: Chủ thể của LQT là các thực thể có
quyền năng chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế một
cách độc lập, bao gồm:
+ Quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật Quốc tế: Quốc
gia là thực thể được cấu thành bởi các yếu tố dân cư, lãnh thổ và
quyền lực nhà nước với thuộc tính chính trị pháp lý vốn có là chủ
quyền quốc gia.
+ Tổ chức quốc tế liên chính phủ (IGO): Tổ chức quốc tế liên
chính phủ là tổ chức do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật
Quốc tế thỏa thuận thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế phù hợp với

Luật Quốc tế hiện đại. (có tính chất phái sinh, hạn chế của Luật Quốc
tế). VD: Liên hợp quốc, WTO, EU,…
+ Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết: Dân tộc
đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết khác với các dân tộc độc
lập khác ở chỗ nó chỉ có chủ quyền dân tộc nhưng chưa có chủ quyền
quốc gia. VD: Palextin, Việt Nam trước năm 1945...
+ Chủ thể đặc biệt của Luật Quốc tế: Tòa thánh Vatican, vùng
lãnh thổ (như Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan,… )
- Đặc trưng về quan hệ do LQT điều chỉnh: Pháp luật quốc tế
điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong sinh hoạt quốc tế giữa các chủ
thể của LQT. Các quan hệ này được gọi là quan hệ pháp luật quốc tế.
Nội dung của quan hệ pháp luật quốc tế rất đa dạng (các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,… phát sinh giữa
các chủ thể LQT). VD: quan hệ giữa VN và Trung Quốc trong việc
phân định biên giới trên bộ, trên biển.

12


Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ có sự tham gia của
chủ thể LQT đều là quan hệ pháp luật quốc tế. VD: các quan hệ phát
sinh giữa 1 bên là chủ thể LQT, còn bên kia không phải chủ thể LQT
(cá nhân, pháp nhân,…) thì không được coi là quan hệ pháp luật quốc
tế - ví dụ như các hợp tác kinh tế, quốc tế của Việt Nam mà một bên là
Việt Nam với một bên là một tập đoàn kinh tế nước ngoài.
- Đặc trưng về sự hình thành LQT: Quy phạm pháp luật quốc tế
được hình thành hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa các
quốc gia cũng như các chủ thể khác của LQT.
- Đặc trưng về sự thực thi LQT: Khác với sự thực thi luật quốc
gia, luật quốc tế không có bộ máy cưỡng chế việc thi hành như nhà tù,

quân đội, cảnh sát...để tiến hành các biện pháp cưỡng chế. Đặc điểm
này xuất phát từ bản chất của LQT là hệ thống pháp luật điều chỉnh
quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng về chủ quyền, nên các chủ thể
không có quyền xét xử và cưỡng chế nhau. Do đó, khi xuất hiện hành
vi vi phạm pháp luật quốc tế, thì chính các chủ thể của luật quốc tế sẽ
tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo 2 hình thức: riêng lẻ
hoặc tập thể.
8. Căn cứ xác định và hình thức thực hiện Trách nhiệm pháp lý
quốc tế chủ quan.
Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan là trách nhiệm phát sinh
từ hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
(*) Căn cứ xác định: cần phải dựa vào các cơ sở sau:
- Cơ sở pháp lý: các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật mà
qua đó có thể khẳng định tính trái pháp luật của hành vi do chủ thể
thực hiện:
+ Nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được ghi nhận trong
các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc được thừa nhận
dưới dạng tập quán quốc tế.
+ Phán quyết, quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế,
trong đó chứa đựng các điều khoản quy định nghĩa vụ của chủ thể.
+ Nghị quyết có tính chất bắt buộc của các tổ chức quốc tế liên
chính phủ liên quan đến nghĩa vụ đóng góp ngân sách, kết nạp và khai
trừ thành viên,…
13


+ Văn bản đơn phương của quốc gia trong đó chứa đựng các
cam kết tự nguyện của quốc gia đối với các quốc gia hoặc chủ thể
khác của LQT.
- Cơ sở thực tiễn:

+ Có hành vi trái pháp luật quốc tế: là hành vi dưới dạng hành
động hoặc không hành động, trái với các quy định, các cam kết quốc
tế, gây thiệt hại cho chủ thể khác hoặc các lợi ích của cộng động quốc
tế.
+ Có thiệt hại phát sinh: thiệt hại có thể là vật chất, phi vật chất
(…)
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt
hại phát sinh: Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến thiệt hại và thiệt hại phải là kết quả do hành vi trái pháp luật gây
ra. Không thể buộc một chủ thể LQT phải chịu trách nhiệm về những
thiệt hại không phải do mình gây ra.
(*) Hình thức thực hiện:
- Trong trường hợp gây ra thiệt hại vật chất cho chủ thể khác,
chủ thể gây thiệt hại phải:
+ Khôi phục nguyên trạng: bên gây thiệt hại có nghĩa vụ khôi
phục lại trạng thái vật chất ban đầu như trước khi có hành vi vi phạm
cho bên bị thiệt hại. VD: trao trả lại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bất
hợp pháp,…
+ Bồi thường thiệt hại: bên gây thiệt hại phải đền bù các thiệt
hại vật chất cho bên bị thiệt hại bằng tài sản hoặc bằng tiền theo giá trị
tương đương với tài sản đã bị thiệt hại. VD: Israel bồi thường 10,5tr
USD cho LHQ vì những thiệt hại mà mình gây ra trong chiến dịch
quân sự tại dải Gaza (2008-2009).
- Trong trường hợp gây ra thiệt hại phi vật chất cho chủ thể
khác, chủ thể gây thiệt hại phải:
+ Đáp ứng yêu cầu của quốc gia bị hại (chính thức gọi điện chia
buồn và thông cảm, chính thức xin lỗi và cam kết các hành vi tương tự
sẽ không tái diễn, cử đoàn đại biểu thăm hỏi, xin lỗi,…). VD: năm
2010, Ngoại trưởng Nhật Bản gửi lời xin lỗi người dân trên bán đảo
Triều Tiên về chế độ thực dân “bi thảm” mà Nhật từng áp dụng lên

bán đảo này hồi đầu thế kỷ XX.
14


+ Đền bù bằng tiền
- Ngoài ra, còn có một số hình thức thực hiện áp dụng cho cả
hai loại trách nhiệm vật chất và phi vật chất: Trả đũa, trừng phạt
(trừng phạt phi vũ trang, trừng phạt vũ trang, hạn chế một phần chủ
quyền của quốc gia vi phạm).
9. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế - quốc gia?
Quyền năng chủ thể LQT của quốc gia là tổng thể những quyền
và nghĩa vụ mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý
quốc tế. Quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền năng đầy đủ khi tham
gia quan hệ quốc tế, điều này thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ quốc tế
cơ bản sau:
- Quyền:
+ Quyền được tôn trọng độc lập, chủ quyền;
+ Quyền được bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;
+ Quyền bất khả xâm phạm về biên giới, lãnh thổ;
+ Quyền được tự vệ cá thể hoặc tập thể;
+ Quyền được phát triển và tồn tại trong hòa bình;
+ Quyền được tham gia xây dựng các nguyên tắc, quy phạm
của LQT;
+ Quyền được tự do quan hệ và hợp tác với các chủ thể khác;
+ Quyền được trở thành hội viên của các tổ chức quốc tế phổ
cập;
+ Quyền được tham gia các hội nghị quốc tế liên quan đến lợi
ích của mình;
- Nghĩa vụ:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền của quốc gia khác;

+ Không xâm phạm biên giới lãnh thổ của quốc gia khác;
+ Không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc
tế;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác;
+ Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa
bình, an ninh quốc tế;
15


+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa
bình;…
Ngoài ra, tùy thuộc vào ý chí quốc gia, quốc gia có thể tự hạn
chế một số quyền của mình (không trái quy định của LQT) hay gánh
vác thêm những trách nhiệm quốc tế bổ sung (từ đó có thêm quyền và
nghĩa vụ nhất định – trường hợp 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng
bảo an).
10. Phân tích cơ cấu thành lập, chức năng, quyền hạn của tòa án
công lý quốc tế?
- Cơ cấu thành lập:
+ Tòa án công lý quốc tế gồm 15 thẩm phán có các quốc tịch
khác nhau. Thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế được Đại hội đồng và
HĐBA LHQ bầu với nhiệm kỳ 9 năm và cứ mỗi 3 năm bầu lại 1/3 số
thẩm phán. Việc bãi miễn thẩm phán của tòa chỉ được thực hiện trên
cơ sở nhất trí của tất cả các thành viên còn lại.
+ Khi phiên tòa mở ra, các bên tranh chấp có thể lựa chọn thẩm
phán ad-hoc. Thẩm phán ad-hoc là thẩm phán do một hoặc các bên
tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong
thành phần của tòa đề cử tham gia Hội đồng xét xử. Thẩm phán ad hoc
được tham gia bình đẳng với các thẩm phán khác trong quá trình xét
xử.

+ Các phụ thẩm có thể được tòa tự lựa chọn hoặc theo yêu cầu
của các bên tranh chấp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.
Các phụ thẩm có quyền tham dự các phiên họp của tòa nhưng không
có quyền bỏ phiếu.
+ Ban thư ký là cơ quan hành chính thường trực của tòa, gồm
chánh thư ký, phó chánh thư ký (nhiệm kỳ 7 năm theo phương thức bỏ
phiếu kín) và các nhân viên (do tòa hoặc chánh thư ký tòa đề cử). Ban
thư ký đảm trách các dịch vụ tư pháp và là bên liên lạc giữa tòa với
các bên tranh chấp.
- Chức năng: hai chức năng chính:
+ Chức năng giải quyết tranh chấp: giải quyết tranh chấp phát
sinh giữa các quốc gia là thành viên LHQ. Quốc gia không phải thành
viên LHQ nhưng muốn tham gia Tòa án Công lý quốc tế và đưa tranh
16


chấp ra tòa thì phải thỏa mãn những điều kiện do Đại hội đồng quyết
định trong từng trườn hợp cụ thể theo kiến nghị của HĐBA.
Có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia nhưng
không phải thẩm quyền đương nhiên mà phải dựa trên sự đồng ý rõ
ràng của các bên tranh chấp. Thẩm quyền được xác lập theo 3 phương
thức: Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc (ví dụ: vụ thềm
lục địa Biển Bắc 1969 giải quyết tranh chấp về phân định thềm lục địa
giữa Đức – Đan Mạch – Hà Lan); Chấp nhận trước thẩm quyền cuả
Tòa trong các điều ước quốc tế (ví dụ: Điều 287 Công ước của LHQ
về Luật Biển 1982); Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm
quyền của Tòa (ví dụ: vụ tranh chấp Nicaragoa kiện Mỹ 1984). .I
C )
9 " )
JKL :

!
" # MN
J
+ Chức năng đưa ra kết luận tư vấn: thực hiện chức năng này
khi Đại hội đồng hay HĐBA yêu cầu, liên quan đến những vấn đề
pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan này. Các
cơ quan và tổ chức chuyên môn khác của LHQ cũng được hỏi ý kiến
tư vấn của Tòa trong trường hợp được Đại hội đồng cho phép. Các
quốc gia không có quyền yêu cầu Tòa đưa ra kết luận tư vấn về các
tranh chấp của mình. Các ý kiến tư vấn của Tòa chỉ mang tính chất
khuyến nghị.
- Quyền hạn: Phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm và
bắt buộc đối với các bên tranh chấp. HĐBA đảm bảo việc phán quyết
được thi hành.
Về pháp lý, phán quyết của tòa có giá trị bắt buộc trong mối
quan hệ giữa các bên tranh chấp, nhưng một số trường hợp cũng có
tác động lớn với bên thứ 3 (như trường hợp phán quyết của Tòa giải
thích điều ước quốc tế đa phương). Một vụ tranh chấp cũng có thể kết
thúc mà Tòa không đưa ra phán quyết về nội dung nếu các bên tự giải
quyết và đạt được thỏa thuận hòa bình giải quyết tranh chấp, từ bỏ vụ
kiện.
Hỏi thêm: vấn đề pháp lý của ban hội thẩm trong WTO: Ban
hội thẩm gồm 3 thành viên (trừ trường hợp các bên yêu cầu 5 thành
viên) là các chuyên gia có năng lực, kinh nghiệp về chính sách và
thương mại quốc tế. Đây là tổ chức hoạt động độc lập và không chịu
sự chi phối của bất kì chính phủ nào. Nhiệm vụ là đánh giá khách
17


quan về các vấn đề về tổ chức và tiến hành điều tra quyết định hoặc

khuyến nghị thích hợp.
11. Phân tích khái niệm, các hình thức, phương pháp và hậu quả
của công nhận quốc tế.
(*) Khái niệm: Công nhận trong LQT được hiểu là sự thừa nhận
một chủ thể mới của luật quốc tế (thừa nhận chế độ chính trị, kinh tế,
xã hội của chủ thể mới đó) và thiết lập các mối quan hệ song phương
hay đa phương với quốc gia được công nhận.
(*) Hình thức công nhận: chia làm 3 loại (công nhận de jure,
công nhận de facto và công nhận ad hoc).
- Công nhận de jure là hình thức công nhận chính thức ở mức
độ đầy đủ nhất, toàn diện nhất.
- Công nhận de facto là hình thức công nhận thực tế ở mức độ
chưa đầy đủ, chưa toàn diện.
- Công nhận ad hoc là hình thức công nhận đặc biệt, quan hệ
giữa các bên chỉ được thiết lập nhằm giải quyết một số vụ việc cụ thể
và quan hệ đó sẽ chấm dứt ngay sau khi công việc được hoàn tất.
(*) Phương pháp công nhận:
- Công nhận minh thị và công nhận mặc thị:
+ Công nhận minh thị là sự công nhận được thể hiện một cách
rõ ràng, minh bạch trong các văn bản chính thức của bên công nhận
hoặc trong các điều ước quốc tế. (VD: Thông điệp 1950 của Chính
phủ Hungary gửi Chính phủ VNDCCH nhằm thừa nhận chính phủ
VNDCCH là đại diện hợp pháp của VN).
+ Công nhận mặc thị là sự công nhận được thể hiện một cách
kín đáo mà bên được công nhận hoặc các quốc gia, chính phủ khác
phải dựa vào các quy phạm tập quán hay nguyên tắc suy diễn trong
sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên
công nhận. (VD: Hiệp ước về nền tảng quan hệ giữa CHLB Đức và
CHDC Đức 1972).
- Công nhận riêng lẻ và công nhận tập thể: Công nhận quốc gia,

chính phủ mới một cách riêng lẻ bằng hành vi pháp lý đơn phương và
chỉ ràng buộc riêng đối với chủ thể đó (thường dùng). Công nhận tập
thể là theo sáng kiến của một số chủ thể có vai trò nhất định (VD: Ba
18


quốc gia Croatia, Slovania, Bosnia Heczegovina tách ra từ Liên bang
Nam Tư cũ được Cộng đồng châu Âu công nhận tập thể).
(*) Hệ quả pháp lý của công nhận: việc công nhận xuất phát từ
ý chí của mỗi quốc gia, nó không phải là quyền hay nghĩa vụ do vậy
việc công nhận không tạo ra quyền năng chủ thể cho bên được công
nhận nhưng là sự xác thực cần thiết thể hiện sự tồn tại của chủ thể mới
này trên trường quốc tế, đồng thời cũng để hoàn thiện hơn về mặt
pháp lý của chủ thể được công nhận. Cụ thể:
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự giữa bên
công nhận và bên được công nhận;
+ Ký kết điều ước quốc tế song phương giữa bên công nhận và
bên được công nhận;
+ Tạo điều kiện cho bên được công nhận tham gia vào các hội
nghị quốc tế và tổ chức quốc tế;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực
hiện quyền miễn trừ quốc gia
+ Tạo cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực của các văn bản pháp
luật do bên được công nhận ban hành trên lãnh thổ bên công nhận.
+ Tạo điều kiện để một bản án, quyết định của tòa án, trọng tài
hoặc bất kỳ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của bên
được công nhận có giá trị trên lãnh thổ của bên công nhận.
Việc công nhận hay không công nhận không tạo ra tư cách
chủ thể LQT của quốc gia mới hình thành, nhưng việc không công
nhận sẽ dẫn tới hệ quả hạn chế khả năng ký kết, tham gia và thực hiện

điều ước quốc tế giữa các quốc gia mới và quốc gia không công nhận
họ, hạn chế khả năng bảo hộ ngoại giao, bênh vực công dân, tham gia
các hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế,… của quốc gia mới hình thành.
12. Phân tích nội dung và ngoại lệ nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng
vũ lực và sử dụng vũ lực?
(*) Các văn kiện pháp lý quốc tế ghi nhận nguyên tắc:
- Tuyên bố của đại hội đồng liên hợp quốc năm 1970 về các
nguyên tắc cơ bản của LQT;
- Tuyên bố của đại hội đồng liên hợp quốc năm 1974 về định
nghĩa xâm lược;
19


- Định ước Henxinki năm 1975 về an ninh và hợp tác của các
nước châu Âu;
- Tuyên bố của liên hợp quốc năm 1987 về "nâng cao hiệu quả
của nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế".
(*) Khái niệm: "vũ lực" theo luật quốc tế hiện đại không chỉ bó
hẹp trong khuôn khổ là sử dụng hoặc đe dọa sử dụng lực lượng vũ
trang để chống lại chủ quyền, độc lập của quốc gia khác mà còn mở
rộng việc nghiêm cấm sử dụng các sức mạnh hay đe dọa dùng sức
mạnh phi vũ trang trong quan hệ quốc tế.
(*) Nội dung của nguyên tắc này như sau:
- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm
của luật quốc tế;
- Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;
- Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình
để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba;
- Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến

hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;
- Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng
nhóm vũ trang, lự lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột
nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.
(*) Ngoại lệ nguyên tắc: LQT không cấm các hành vi sử dụng
vũ lực một cách hợp pháp:
+ Thực hiện quyền tự vệ của quốc gia khi có sự tấn công vũ
trang của quốc gia khác (theo Điều 51 Hiến chương LHQ – Quyền tự
vệ phải tương xứng với các hành vi tấn công).
+ Sử dụng các biện pháp vũ trang và phi vũ trang trên cơ sở
nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ theo quy định tại các điều từ 39
dến 42 Hiến chương LHQ.
+ Sử dụng các biện pháp vũ trang và phi vũ trang để thực hiện
quyền dân tộc tự quyết.

20


13. Phân tích các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?
(*) Khái niệm: Người nước ngoài là người cư trú trên lãnh thổ
của một quốc gia nhưng không mang quốc tịch của quốc gia đó.
(*) Chế độ pháp lý:
- Chế độ đãi ngộ như công dân: Theo chế độ này, quốc gia sở
tại dành cho người nước ngoài được hưởng những quyền và nghĩa vụ
ngang với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang
được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ những ngoại lệ
theo pháp luật quốc gia được quy định trong các trường hợp cụ thể).
Chế độ đãi ngộ như công dân được quy định trong các văn bản
pháp luật quốc gia và các ĐƯQT song phương và đa phương mà quốc
gia ký kết hoặc tham gia. VD: Khoản 1 Điều 1 Hiệp định tương trợ tư

pháp VN-Hungary 1986 quy định: “Công dân nước ký kết này được
hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về các quyền
nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân của mình”.
Tuy người nước ngoài được hưởng các quyền và nghĩa vụ như
công dân nước sở tại, nhưng sự ngang bằng không phải ở tất cả các
lĩnh vực mà bao giờ cũng có sự hạn chế nhất định: người nước ngoài
được hưởng quyền ở các lĩnh vực dân sự, lao động,.. chứ không được
hưởng các quyền chính trị như bầu cử, ứng cử,… Hay người nước
ngoài không được làm một số nghề trong lĩnh vực quốc phòng an
ninh, bí mật quốc gia (làm công chứng viên).
- Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc: quốc gia sở tại dành cho người
nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi mà người nước ngoài
mang quốc tịch của bất kỳ nước thứ ba nào đang được hưởng hoặc sẽ
được hưởng trong tương lai.
Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc thường được ghi nhận trong các
ĐƯQT song phương và đa phương về thương mại, hàng hải, thuế
quan,…
VD: Điều 4 Hiệp định thương mại và hàng hải giữa VN – Liên
bang Nga 1993 quy định: “Nếu như không được quy định khác đi
trong hiệp định này, các bên ký kết sẽ dành cho nhau chế độ tối huệ
quốc trong tất cả các vấn đề liên quan đến vận tải biển thương mại.
- Chế độ đãi ngộ đặc biệt: quốc gia sở tại dành cho người nước
ngoài được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà công dân của quốc
21


gia cũng không được hưởng. VD: quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao,
lãnh sự.
- Cư trú chính trị: được hiểu là việc một quốc gia cho phép
những người nước ngoài đang bị truy nã do những hoạt động và quan

điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo được nhập cảnh và cư trú trên
lãnh thổ quốc gia mình. Việc trao quyền cư trú chính trị cho người
nước ngoài là quyền của mỗi quốc gia trên cơ sở phù hợp với các quy
định của LQT. Quốc gia dành cho cá nhân quyền cư trú chính trị phải
có nghĩa vụ đảm bảo an ninh cho họ, không được dẫn độ hoặc trục
xuất họ về quốc gia mà họ bị truy nã.
1. Quy phạm pháp luật là gì? Quy phạm pháp luật (QPPL) là
những quy tắc, chuẩn mực chung mang tính bắt buộc phải thi hành đối
với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành bởi các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Quy phạm pháp luật Quốc tế là gì: Quy phạm PL quốc tế là
những quy tắc xử sự được hình thành trên sự thỏa thuận và thống nhất
giữa các chủ thể của LQT (nội dung bao gồm các quyền và nghĩa vụ
có giá trị thi hành với các chủ thể tham gia).
3. Lấy ví dụ về quy phạm tùy nghi về lĩnh vực Luật biển: Vấn
để 12 hải lý trong khoảng cách của lãnh hải, 24 hải lý của tiếp giáp
lãnh hải hay 200 hải lý của đặc quyền kinh tế…..
4. Văn bản PL là văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm
pháp luật. Có thể nói quy phạm là nội dung, văn bản là hình thức.
5. Trong cùng một vấn đề, nếu tồn tại cả ĐƯQT và TQQT thì
áp dụng nguồn nào? Tại sao?
Về nguyên tắc, chọn áp dụng nguồn nào là do sự thỏa thuận của
các bên. Nhưng trong thực tế quan hệ quốc tế, các bên thường sẽ thỏa
thuận để áp dụng quy phạm ĐƯQT vì các quy phạm này thể hiện rõ
ràng hơn, minh bạch hơn và mức độ trách nhiệm ràng buộc cao hơn so
với TQQT. VD: Theo Điều 38 Quy chế TA Công lý quốc tế có đưa ra
trật tự áp dụng các nguồn của LQT, theo đó ĐƯQT sẽ được áp dụng
trước, sau đó mới đến TQQT. Điều này không bất hợp lý vì thẩm
quyền của TA Công lý quốc tế không phải đương nhiên mà là do các
quốc gia thỏa thuận trao quyền.


22


6. Có khi nào TQQT mất vai trò và bị thay thế hoàn toàn bởi
ĐƯQT? Không, vì đây là 2 loại nguồn có sự độc lập nhất định và tồn
tại trong mối quan hệ tác động qua lại,
14. So sánh ĐƯQT và tập quán quốc tế?
(*) Giống: Đều là kết quả của sự thống nhất ý chí của các chủ
thể liên quan; đều được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên liên
quan; đều là nguồn chứa đựng quy phạm pháp luật quốc tế, là công cụ
pháp lý quan trọng để điều chỉnh quá trình hợp tác quốc tế.
(*) Khác:
- Về hình thức:
+ ĐƯQT là thỏa thuận công khai và được thể hiện dưới hình
thức văn bản;
+ TQQT là những thỏa thuận mang tính chất ngầm định, bất
thành văn.
- Về tốc độ hình thành: Tốc độ hình thành ĐƯQT nhanh hơn
TQQT vì TQQT muốn được hình thành phải trải qua quá trình lâu dài,
thông qua nhiều sự kiện liên tiếp, và phải được áp dụng lặp đi lặp lại.
Còn ĐƯQT chỉ cần một sự kiện duy nhất là sự ký kết hay tham gia
của các chủ thể theo đúng trình tự, thủ tục.
- Vấn đề sửa đổi bổ sung: sửa đổi bổ sung trong ĐƯQT đơn
giản hơn nhiều so với TQQT vì ĐƯQT tồn tại dưới dạng văn bản.
15. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh ảnh hưởng như thế nào đến
hiệu lực thi hành của Điều ước quốc tế trên phạm vi lãnh thổ
các quốc gia thành viên?
Chưa trả lời.
16. Định nghĩa, đặc điểm tập quán quốc tế. Trình bày phương

thức hình thành tập quán quốc tế / Khái niệm, yếu tố cấu
thành, con đường hình thành tập quán quốc tế?
(*) Định nghĩa: TQQT là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc
xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các
chủ thể LQT thừa nhận là luật.
23


(*) Đặc điểm:
- Yếu tố vật chất: Chính là sự tồn tại của quy tắc xử sự được
hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được áp dụng lặp đi lặp
lại nhiều lần. Nhờ sự áp dụng lặp đi lặp lại mà các quy tắc xử sự này
trở thành quy tắc xử sự chung, thống nhất.
- Yếu tố tâm lý: Quy tắc xử sự phải được các chủ thể LQT thừa
nhận là quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc. Yếu tố “thừa nhận là
luật” đã tạo sự khác biệt giữa tập quán quốc tế với một quy tắc lễ
nhượng thông thường.
(*) Con đường hình thành: TQQT có thể hình thành theo nhiều
con đường khác nhau như hình thành từ thực tiễn hoạt động của tổ
chức quốc tế liên chính phủ, thực tiễn giải quyết tranh chấp của cơ
quan tài phán quốc tế, thực tiễn ký kết và thực hiện ĐƯQT, thực tiễn
thực hiện hành vi pháp lý của quốc gia và chủ thể khác của LQT…
VD: Thực tiễn hoạt động xác lập chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia
thông qua tuyên bố cả các quốc gia về chiều rộng lãnh hải, về độ cao
vùng trời là xuất phát điểm để hình thành nên tập quán quốc tế về độ
cao vùng trời cũng như về chiều rộng lãnh hải trong LQT.
17. Nêu quy chế pháp lý vùng nội thủy.
(*) Khái niệm: Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp với bờ biển.
(*) Quy chế pháp lý:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Công ước luật biển 1982,
trong vùng nội thủy, quốc gia thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối
như trên lãnh thổ đất liền. Tuy nhiên đối với tính chất là một vùng
biển, việc thực hiện chủ quyền trong nội thủy vẫn có những đặc điểm
khác biệt so với việc thực hiện chủ quyền trên đất liền, thể hiện thông
qua quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy và
vấn đề thực thi quyền tài phán của quốc gia ven biển.
- Quy chế ra vào và họat động của tàu thuyền nước ngoài trong
vùng nội thủy.
Các vùng nước nội thủy là lãnh thổ quốc gia, tại đó quốc gia
ven biển thực hiện chủ quyền hòan toàn và tuyệt đối. Đặc trưng cho
tính chất chủ quyền này là mọi sự ra vào nội thủy của tàu thuyền cũng
như phương tiện bay nước ngoài trên vùng trời nội thủy đều phải xin
24


phép. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 8
công ước Luật biển 1982 quy định, trong trường hợp việc xác định
đường cơ sở thẳng của quốc gia ven biển gộp vào vùng nội thủy
những vùng nước trước đó chưa được coi là nội thủy thì tàu thuyền
nước ngoài được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước
này.
- Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội
thủy:
+ Đối với tàu thương mại nước ngoài, theo quy định tại Điều
27, 28 Công ước luật biển 1982 về thẩm quyền tài pháp hình sự và
thẩm quyền tài pháp dân sự đối với tàu vì mục đích thương mại của
nước ngoài. Trừ một số trường hợp ngoại lệ thì quốc gia ven biển
không có quyền tài phán về dân sự cũng như hình sự đối với những vụ
việc xảy ra trên con tàu.

+ Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi
thương mại, được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ. Quốc gia tàu treo
cờ có thẩm quyền tài phán đối với những việc xảy ra trên con tàu và
phải chịu mọ thiệt hại do con tàu gây ra (Điều 31 Công ước luật biển
1982). Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài vi phạm pháp lụât
quốc gia ven biển thì quốc gia này có quyền buộc tàu đó rời khỏi khu
vực nội thủy, đồng thời yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
mà tàu mang cờ trừng trị các hành vi vi phạm.
18. Trình bày nội dung nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và các
ngoại lệ của nguyên tắc đó?
(*) Căn cứ pháp lý: Nguyển tắc được ghi nhận đầu tiên : khoản
1, điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoài ra còn được ghi nhận
trong các tuyên bố, hay các văn bản hợp tác giữa các quốc gia.
(*) Nội dung nguyên tắc:
a. Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;
b. Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;
c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của
quốc gia khác;
d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị là bất khả xâm
phạm;
25


×