Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo thalassiosira pseudonana để ứng dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN CÔNG

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN NUÔI SINH KHỐI VI TẢO
Thalassiosira pseudonana ĐỂ ỨNG DỤNG LÀM THỨC ĂN
CHO ẤU TRÙNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Ngành: Công nghệ sinh học
Mã số: 9420201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. ĐỖ THỊ HOA VIÊN
2. PGS. TS. ĐẶNG DIỄM HỒNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung
thực và chưa được các tác giả khác công bố.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành Luận án đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong Luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong Luận án này.
Hà Nội, ngày

TM. Tập thể hướng dẫn

PGS.TS. Đỗ Thị Hoa Viên



tháng

Nguyễn Văn Công

i

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Đỗ Thị Hoa Viên - là người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đặng Diễm
Hồng, nguyên Trưởng phòng Công nghệ Tảo, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - là người Thầy đã giúp tôi định hướng nội
dung, giúp đỡ về tinh thần, kiến thức chuyên môn, cơ sở vật chất và chỉ bảo tận tình
giúp tôi vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành Luận án trong suốt thời gian
thực hiện.
Tôi xin tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc tới Cố PGS. TS. Nguyễn Kim
Đường - là người Thầy đã có những góp ý chân thành và hỗ trợ tôi về tinh thần
trong suốt chặng đường học tập và hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt
Nam đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và giúp đỡ tôi hoàn thành những
thí nghiệm trong quá trình hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ của Phòng Công nghệ tảo, Viện Công nghệ
sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: TS. Lưu Thị Tâm, TS.
Ngô Thị Hoài Thu, NCS. Lê Thị Thơm, NCS. Nguyễn Cẩm Hà…đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi thực hiện một phần nội dung nghiên cứu của Luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đoàn Lan Phương, Phòng Hóa sinh hữu cơ, Viện
Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi thực hiện phân tích lipít và thành phần axít béo của Luận
án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bộ môn giải phẫu sinh lý Bệnh, Học viện Quân y, Bộ
Quốc phòng đã giúp tôi trong thử nghiệm trên động vật thực nghiệm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý Thầy, Cô giáo Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện
Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
đã giúp đỡ và hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận án.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn các anh chị, em trong Phòng Đào tạo của
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã luôn ủng hộ tinh thần và giúp đỡ tôi trong
công việc tại phòng để tôi có thể hoàn thành Luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên
cạnh động viên, giúp đỡ, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành Luận án của mình.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Văn Công
ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................
i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................
ii
MỤC LỤC .........................................................................................................................
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................x
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................
1
1.
Tính cấp thiết của luận án ................................................................................................
1
2.
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................
2
3.
Nội dung nghiên cứu................................................................................................
2
4.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................................
3
5.
Những điểm mới của luận án .............................................................................................
3
6.
Cấu trúc của luận án................................................................................................
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................................
4
1.1.
Giới thiệu chung về vi tảo trong nuôi trồng thủy sản ..........................................................
4
1.1.1.

Giá trị dinh dưỡng của vi tảo .............................................................................................
4
1.1.2.
Sử dụng vi tảo trong ương nuôi ấu trùng động vật thân mềm ................................
5
1.1.3.
Sử dụng vi tảo trong nuôi luân trùng và artemia ................................................................
6
1.1.4.
Sử dụng vi tảo trong sản xuất giống cá biển ................................................................
6
1.1.5.
Vi tảo sử dụng trong trại sản xuất giống tôm biển và tôm thẻ chân trắng ...........................
6
1.2.
Giới thiệu về Thalassiosira pseudonana ................................................................
9
1.2.1.
Vị trí phân loại của Thalassiosira pseudonana ................................................................
9
1.2.2.
Đặc điểm sinh học sinh sản của Thalassiosira pseudonana ................................
9
1.2.3.
Công nghệ nuôi Thalassiosira pseudonana ................................................................
10
1.2.3.1. Công nghệ nuôi Thalassiosira pseudonana trên thế giới ................................ 10
1.2.3.2. Công nghệ nuôi Thalassiosira pseudonana ở Việt Nam ................................ 14
1.2.4.
Ứng dụng Thalassiosira pseudonana trong sản xuất giống tôm thẻ chân

trắng ................................................................................................................................
18
1.2.5.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana .......................................................................................................................
19
1.3.
Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm thẻ chân
trắng trên thế giới và ở Việt Nam .......................................................................................
22
1.3.1.
Trên thế giới ................................................................................................ 22
1.3.2.
Ở Việt Nam .......................................................................................................................
26
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 30
2.1.
Vật liệu .............................................................................................................................
30
iii


2.1.1.
2.1.2.
2.2
2.3
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.


Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................
30
Hóa chất và thiết bị................................................................................................
30
Các môi trường nuôi cấy ................................................................................................
31
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................
32
Phương pháp chụp ảnh hình thái tế bào ................................................................
32
Phương pháp sinh học phân tử ...........................................................................................
33
Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp Thalassiosira pseudonana ở quy
mô phòng thí nghiệm và pilot ............................................................................................
34
2.3.4.
Xác định các thông số sinh trưởng của Thalassiosira pseudonana ................................
38
2.3.5.
Phân tích thành phần sinh hóa trong sinh khối của Thalassiosira
pseudonana ................................................................................................ 39
2.3.5.1 Phương pháp phân tích hàm lượng lipít tổng................................................................
39
2.3.5.2. Phương pháp phân tích thành phần và hàm lượng các axít béo bão hòa
và không bão hòa đa nối đôi..............................................................................................
40
2.3.5.3. Phương pháp phân tích thành phần dinh dưỡng và kim loại nặng ................................
40
2.3.6.
Nghiên cứu ứng dụng Thalassiosira pseudonana trong sản xuất giống

tôm thẻ chân trắng ................................................................................................
40
2.3.6.1. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và hành
vi của động vật thực nghiệm sử dụng sinh khối Thalassiosira
pseudonana ................................................................................................ 40
2.3.6.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn đến tăng trưởng
và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ................................................................
42
2.3.6.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tôm nuôi đến tăng
trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ........................................................
43
2.3.6.4. Phương pháp thử nghiệm nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng với
nguồn con giống được sản xuất bằng Thalassiosira pseudonana ................................
45
2.3.7.
Xử lý số liệu nghiên cứu................................................................................................
47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 48
3.1.
Đặc điểm sinh học của Thalassiosira pseudonana .............................................................
48
3.1.1.
Đặc điểm hình thái tế bào của Thalassiosira sp. ...............................................................
48
3.1.2.
Định tên khoa học Thalassiosira sp. bằng kỹ thuật đọc và so sánh trình
tự nucleotide của đoạn gen 18S rRNA ................................................................
50
3.1.3
Nghiên cứu lưu giữ, khả năng sinh sản và sinh trưởng của Thalassiosira

pseudonana ................................................................................................ 52
3.1.3.1. Lưu giữ Thalassiosira pseudonana ở nhiệt độ phòng .........................................................
53
3.1.3.2. Đặc điểm sinh học sinh sản của Thalassiosira pseudonana ................................
54
3.1.3.3. Sinh trưởng của Thalassiosira pseudonana ................................................................
54
3.2.
Điều kiện nuôi sinh khối Thalassiosira pseudonana ở các quy mô khác
nhau ................................................................................................................................
55
iv


3.2.1.

Điều kiện thích hợp để nuôi sinh khối Thalassiosira pseudonana ở quy
mô phòng thí nghiệm................................................................................................
56
3.2.1.1. Quy mô bình thủy tinh 0,25 L ............................................................................................
56
3.2.1.2. Quy mô bình thuỷ tinh 1 L ................................................................................................
66
3.2.1.3. Quy mô bình thủy tinh 2 L ................................................................................................
75
3.2.2.
Điều kiện thích hợp để nuôi sinh khối Thalassiosira pseudonana ở quy
mô pilot .............................................................................................................................
84
3

3.2.2.1. Quy mô bể composite 0,2 m ..............................................................................................
84
3
3.2.2.2. Quy mô bể composite 1 m ................................................................................................
89
3
3.2.2.3. Quy mô bể composite 3,5 m ..............................................................................................
92
3.2.2.4. Quy trình công nghệ nuôi Thalassiosira pseudonana ở quy mô phòng thí
nghiệm và pilot ................................................................................................
96
3.2.3.
Thành phần hóa học của sinh khối Thalassiosira pseudonana ở quy mô
pilot ................................................................................................................................
99
3.3.
Ứng dụng Thalassiosira pseudonana trong sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng ................................................................................................................................
105
3.3.1.
Đánh giá độ an toàn và tác dụng sinh dược của sinh khối Thalassiosira
pseudonana để làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng ................................
105
3.3.1.1. Độc tính cấp của Thalassiosira pseudonana ................................................................
106
3.3.1.2. Độc tính bán trường diễn của Thalassiosira pseudonana ................................
107
3.3.1.3. Hành vi của chuột thực nghiệm sau khi sử dụng sinh khối Thalassiosira
pseudonana ................................................................................................ 111
3.3.2.

Sử dụng Thalassiosira pseudonana trong sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng ................................................................................................................................
111
3.3.2.1. Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng
tôm thẻ chân trắng ................................................................................................
111
3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ tôm nuôi đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu
trùng tôm thẻ chân trắng ................................................................................................
117
3.3.2.3. Thử nghiệm nuôi thương phẩm với nguồn con giống được sản xuất bằng
Thalassiosira pseudonana ................................................................................................
127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................
135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ...............................
137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................
138
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................
151

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt


ALT

Alanine aminotransferase

ANOVA

Analysis of variance

Phân tích phương sai

ARA

Arachidonic acid

Axít arachidonic

AST

Aspatate aminotransferase

CĐAS

Cường độ ánh sáng

CĐSK

Chế độ sục khí

CFU/g


Colony Forming unit per Đơn vị khuẩn lạc
gram

CHLB

Cộng hòa liên bang

C.P

Charoen pokphand

DHA

Docosahexaenoic acid

Axít docosahexaenoic

DLG

Daily length gain

Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài

DNA

Deoxyribonucleic acid

Axít deoxiribonucleic


DPA

Docosapentaenoic acid

Axít docosapentaenoic

DWG

Daily weigh gain

Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng

ĐC
EHP

Đối chứng
Enterocytozoon

Bệnh vi bào tử trùng

hepatopanaei
EPA

Eicosapentaenoic acid

Axít eicosapentaenoic

FCR

Feed conversion ration


Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn

HUFA

Highly

unsaturated

fatty Axít béo không bão hòa

acid
IHHN

Infectious hypodermal and Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo
haematopoietic

necrosis máu

virus
IMN

Infectious myonecrosis

Bệnh hoại tử cơ

KP

Khẩu phần


KPH

Không phát hiện

L

Lít

LD

Lethal dose

Liều gây chết động vật thí nghiệm

vi


LM

Light Microscope

Kính hiển vi quang học

M3

Cubic metre

Mét khối

MĐTB


Mật độ tế bào

MUFA

Monounsaturated fatty acid

Axít béo không bão hòa một nối đôi

NHP

Necrotising

Bệnh hoại tử gan tụy

hepatopancreatitis
NTTS

Nuôi trồng thủy sản

N/L

Nauplii/lít

PCR

Polymerase chain reaction

Phản ứng PCR


PUFA

Polyunsaturated fatty acid

Axít béo không bão hòa đa nối đôi

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RNA

Ribonucleic acid

Axít ribonucleic

rRNA

Ribosomal ribonucleic acid

ARN riboxom

SEM

Scanning

electron Kính hiển vi điện tử quét

microscope
SFA


Saturated fatty acid

Axít béo bão hòa

SKK

Sinh khối khô

TATH

Thức ăn tổng hợp

TB

Tế bào

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TFA

Total fatty acid

Axít béo tổng số

TN
TS


Thử nghiệm
Taura syndrome in Penaeus Hội chứng Taura
vannamei

TTCT
VASEP

Tôm thẻ chân trắng
Vietnam

association

seafood

exporters

of Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy
and sản Việt Nam

producers
VPA:

Vibrio parahaemolyticus : Bệnh hoại tử gan - tụy cấp

AHPND

Acute

hepatopancreatic


necrosis disease
VTDD

Vi tảo dị dưỡng

WSD

White spot syndrome virus

Bệnh đốm trắng

YHD

Yellow head disease

Bệnh đầu vàng
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.

Một số loài vi tảo được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm
biển và tôm thẻ chân trắng ................................................................7
Nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ................................

26
Diện tích và sản lượng, giá trị xuất khẩu tôm nuôi nước lợ 2010
- 2017................................................................................................
27
Thành phần dinh dưỡng các môi trường nuôi vi tảo
Thalassiosira pseudonana ................................................................32
Chế độ cho ăn ấu trùng tôm thẻ chân trắng................................................................
44
Chế độ siphon và thay nước trong bể ương ấu trùng tôm thẻ
chân trắng ................................................................................................
44

Bảng 3.1.

Đặc điểm hình thái tế bào của Thalassiosira sp. phân lập quan
sát dưới kính hiển vi LM và SEM ................................................................
49

Bảng 3.2.

Tỉ lệ % độ tương đồng và khoảng cách di truyền của đoạn gen
18S rRNA giữa các loài thuộc chi Thalassiosira ................................
51

Bảng 3.3.

Thành phần và hàm lượng các axít béo của sinh khối
Thalassiosira pseudonana nuôi trồng được ở bể composite 3,5

Bảng 3.4.


m3 ................................................................................................ 99
Thành phần hóa học của Thalassiosira pseudonana ................................
103

Bảng 3.5.

Kết quả theo dõi các biểu hiện bất thường sau khi uống
Thalassiosira pseudonana của chuột ................................................................
106

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của Thalassiosira pseudonana đối với trọng lượng

Bảng 3.8.

cơ thể chuột ................................................................................................
107
Ảnh hưởng của Thalassiosira pseudonana lên một số chỉ tiêu
huyết học của chuột ................................................................................................
108
Ảnh hưởng của Thalassiosira pseudonana lên công thức bạch

Bảng 3.9.

cầu trong máu chuột ................................................................................................
109
Đánh giá mức độ tổn thương tế bào và chức năng gan, thận của


Bảng 3.7.

chuột khi dùng Thalassiosira pseudonana dài ngày ................................
109
Bảng 3.10.

Ảnh hưởng của một số khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng của
ấu trùng tôm thẻ chân trắng ................................................................
112

Bảng 3.11.

Tăng trưởng về khối lượng, tỉ lệ sống và thời gian biến thái của
ấu trùng tôm thẻ chân trắng được nuôi bằng các loại thức ăn
khác nhau ................................................................................................
112

viii


Bảng 3.12.

Tăng trưởng về chiều dài thân của ấu trùng tôm thẻ chân trắng
nuôi bằng thức ăn khẩu phần 3 ................................................................
116

Bảng 3.13.

Tăng trưởng về khối lượng, tỉ lệ sống và thời gian biến thái của
ấu trùng tôm thẻ chân trắng được nuôi bằng thức ăn khẩu phần

3................................................................................................................................
116

Bảng 3.14.
Bảng 3.15.

Ảnh hưởng của mật độ tôm nuôi đến tăng trưởng về kích thước
của ấu trùng tôm thẻ chân trắng................................................................
118
Ảnh hưởng của mật độ tôm nuôi đến tăng trưởng về khối lượng
và thời gian biến thái của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ................................
120

Bảng 3.16.

Tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở mật
độ tôm nuôi thích hợp ................................................................................................
122

Bảng 3.17.

Tăng trưởng về khối lượng và thời gian biến thái của ấu trùng
tôm thẻ chân trắng ở mật độ tôm nuôi thích hợp ................................
123

Bảng 3.18.

Thành phần axít béo của tôm thẻ chân trắng giai đoạn
postlarvae 12 được nuôi bằng sinh khối Thalassiosira
pseudonana trong bể xi măng 30 m3 ................................................................

125

Bảng 3.19

Hàm lượng kim loại và kháng sinh của giống tôm thẻ chân
trắng postlarvae 12 được nuôi bằng thức ăn Thalassiosira

Bảng 3.20.

pseudonana tươi sống ở các bể nuôi 30 m3................................................................
126
Kết quả tăng trưởng về chiều dài của tôm thẻ chân trắng nuôi

Bảng 3.21.

thương phẩm ................................................................................................
128
Tăng trưởng về khối lượng của tôm thẻ chân trắng nuôi thương
phẩm ................................................................................................
129

Bảng 3.22.
Bảng 3.23.

Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm ................................
130
Hàm lượng protein, kim loại và kháng sinh của tôm nguyên liệu
được nuôi từ mô hình thử nghiệm ................................................................
131


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.
Hình 2.1.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.

Hình 3.10.

Hình 3.11.

Hình 3.12.

Hình 3.13.

Hình 3.14.

Quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm
thẻ chân trắng ................................................................................................
23
Quy trình chuẩn bị nguồn giống tảo Thalassiosira pseudonana ................................

37
Hình thái tế bào của Thalassiosira sp. chụp dưới kính hiển vi
quang học ................................................................................................
48
Hình thái tế bào của Thalassiosira sp. chụp dưới kính SEM ................................
49
ADN tổng số và nhân đoạn gen 18S r RNA của Thalassiosira
sp. ................................................................................................ 51
Cây phát sinh chủng loại của Thalassiosira sp. dựa trên trình tự
gen 18S rRNA ................................................................................................
52
Thalassiosira pseudonana trong môi trường lỏng ................................
53
Đĩa thạch và khuẩn lạc của Thalassiosira pseudonana trên môi
trường thạch agar ................................................................................................
53
Bào tử sinh trưởng của Thalassiosira pseudonana ở ống nghiệm ................................
54
Đường cong sinh trưởng của Thalassiosira pseudonana sau 14
ngày nuôi cấy ở bình thủy tinh 1 L ................................................................
55
Ảnh hưởng của tỉ lệ % môi trường AGP lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình
thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
57
Ảnh hưởng của môi trường khác nhau lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong
bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
58
Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của

Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình
thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
59
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bình thủy tinh
0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................60
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình
thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
61
Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình thủy tinh 0,25 L
sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
62

x


Hình 3.15. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bình thủy tinh
0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................63
Hình 3.16. Ảnh hưởng của độ kiềm lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình thủy tinh 0,25 L
sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
64
Hình 3.17. Ảnh hưởng của chế độ sục khí lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bình thủy tinh
0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................65
Hình 3.18. Ảnh hưởng của tỉ lệ % môi trường AGP lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình

thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
66
Hình 3.19. Ảnh hưởng của môi trường lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bình thủy tinh 1
L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
67
Hình 3.20. Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình
thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
68
Hình 3.21. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bình thủy tinh 1
L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
69
Hình 3.22. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình
thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
70
Hình 3.23. Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bình thủy tinh 1
L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
71
Hình 3.24. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bình thủy tinh 1
L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
72
Hình 3.25. Ảnh hưởng của độ kiềm lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình thủy tinh 1 L
sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
73

Hình 3.26. Ảnh hưởng của chế độ sục khí lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình thủy tinh 1 L
sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
74
Hình 3.27. Ảnh hưởng của tỉ lệ % môi trường AGP lên sinh trưởng của

xi


Hình 3.28.

Hình 3.29.

Hình 3.30.

Hình 3.31.

Hình 3.32.

Hình 3.33.

Hình 3.34.

Hình 3.35

Hình 3.36.

Hình 3.37.

Hình 3.38.


Hình 3.39.

Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình
thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
75
Ảnh hưởng của môi trường khác nhau lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong
bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
76
Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình
thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
77
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bình thủy tinh 2
L sau 7 ngày nuôi cấy ................................................................................................
78
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong
bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
79
Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình thủy tinh 2 L
sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
80
Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bình thủy tinh 2
L sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
81

Ảnh hưởng của độ kiềm lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình thủy tinh 2 L
sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
82
Ảnh hưởng của chế độ sục khí lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bình thủy tinh 2 L
sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
83
Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bể
composite 0,2 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
85
Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bể
composite 0,2 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
86
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bể
composite 0,2 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
86
Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bể composite 0,2

xii


Hình 3.40.

Hình 3.41.


Hình 3.42.

Hình 3.43.

Hình 3.44.

Hình 3.45

Hình 3.46.

Hình 3.47.

Hình 3.48.

Hình 3.49
Hình 3.50.
Hình 3.51.
Hình 3.52.

m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
87
Ảnh hưởng của chế độ sục khí lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bể composite 0,2 m3
sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
88
Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bể
composite 1 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
89
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của

Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bể
composite 1 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
90
Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của Thalassiosira
pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bể composite 1
m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................................................
91
Ảnh hưởng của chế độ sục khí khác nhau lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bể
composite 1 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
92
Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu khác nhau lên sinh trưởng
của Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bể
composite 3,5 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
93
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng khác nhau lên sinh trưởng
của Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bể
composite 3,5 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
93
Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại trong bể
composite 3,5 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
94
Ảnh hưởng của chế độ sục khí khác nhau lên sinh trưởng của
Thalassiosira pseudonana có mật độ tế bào đạt cực đại ở bể
composite 3,5 m3 sau 6 ngày nuôi cấy ................................................................
95
Quy trình công nghệ nuôi Thalassiosira pseudonana ở quy mô
phòng thí nghiệm và pilot ................................................................ 97
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn postlarvae 12 được nuôi

bằng thức ăn Thalassiosira pseudonana tươi sống ................................
117
Tỉ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở mật độ tôm nuôi
khác nhau ................................................................................................
121
Tỉ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở mật độ tôm nuôi
thích hợp ................................................................................................
124

xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trên thế giới, đã phát hiện được khoảng 40.000 loài tảo chiếm khoảng 11% số loài
thực có. Ở Việt Nam, số loài tảo đã phát hiện được là trên 2.000 loài [1]. Vi tảo là mắt
xích đầu tiên của chuỗi thức ăn quan trọng trong các thủy vực cho các đối tượng thủy hải
sản. Vi tảo giàu dinh dưỡng, chứa các axít béo, đặc biệt là các axít béo không no đa nối
đôi (PUFAs, polyunsaturated fatty acid); có kích thước phù hợp với cỡ miệng của ấu
trùng tôm, cá, nhuyễn thể và dễ tiêu hóa [2]; chúng có khả năng nuôi cấy nhanh với chi
phí thấp và có thể sản xuất ở quy mô lớn, năng suất sản xuất cao gấp 10 - 100 lần so với
thực vật [3]. Nhiều công bố về ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, mật độ tế bào
(MĐTB) ban đầu, nhiệt độ, cường độ ánh sáng (CĐAS), pH môi trường nuôi, độ mặn ảnh
hưởng lên thành phần sinh hóa, năng suất sinh khối, tốc độ sinh trưởng, kích thước tế
bào, thời gian nuôi sinh khối vi tảo đã được ghi nhận [4], [5], [6], [7].
Hiện nay, trong trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (TTCT) việc nuôi sinh khối vi
tảo gặp nhiều khó khăn như dễ bị nhiễm vi sinh vật và tảo tạp, nguồn giống ban đầu kém
chất lượng, môi trường dinh dưỡng dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước nuôi, MĐTB
đạt cực đại thấp, tảo tàn lụi nhanh, tốc độ sinh trưởng đặc trưng thấp, kích thước tế bào
không đồng đều, tế bào bị dị dạng nhiều, sinh khối đạt thấp, chi phí cho nuôi trồng là cao.

Giai đoạn zoea của ấu trùng TTCT sử dụng vi tảo phải giàu dinh dưỡng, kích thước tế
bào phải vừa với cỡ miệng ấu trùng tôm.... Kích thước tế bào vi tảo càng nhỏ sẽ cho phép
sử dụng cho ấu trùng TTCT ở giai đoạn càng sớm. Cung cấp đủ thức ăn tươi sống có chất
lượng dinh dưỡng cao trong 15 ngày đầu của ấu trùng TTCT là bí quyết công nghệ ở các
trang trại nuôi trồng thủy sản (NTTS) hiện nay. Loài Thalassiosira pseudonana có kích
thước tế bào nhỏ hơn so với Thalassiosira weissflogii tuy nhiên nuôi trồng chúng lại khó
khăn hơn. Hiện nay, ở một số trang trại NTTS đã nuôi được loài T. weissflogii rất thành
công và ổn định nhưng kích thước của loài này lớn, giá trị dinh dưỡng thấp, MĐTB đạt
cực đại thấp, thời gian lưu giữ quần thể tảo là ngắn, trong khi đó ở các trang trại này lại
chưa nuôi được loài T. pseudonana. Loài T. pseudonana có kích thước tế bào từ 4 - 5 µm,
rất vừa với cỡ miệng của ấu trùng TTCT ở giai đoạn zoea (4 ngày nuôi đầu cho zoea 1, 2,
3) và mysis (3 ngày tiếp theo cho mysis 1, 2, 3), giai đoạn tiếp theo từ postlarvae 1 đến
postlarvae 12 (nếu có đủ sinh khối tươi sống để cung cấp thì cũng rất tốt). Giá trị dinh
dưỡng của T. pseudonana cao, hàm lượng lipít từ 20,60 - 24,67% sinh khối khô (SKK)
trong đó, axít béo bão hòa (SFAs, saturated fatty acid) chiếm 36,72% so với axít béo tổng
số (TFA, total fatty acid), axít béo không bão hòa một nối đối (MUFAs, monounsaturated
fatty acid) chiếm 44,67% so với TFA, axít béo không bão hòa đa nối đôi (PUFAs,
1


polyunsaturated fatty acid) chiếm 12,85% so với TFA và axít eicosapentaenoic (EPA,
eicosapentaenoic acid) chiếm 2,15% so với TFA [8]; hàm lượng protein đạt (18 - 30%
SKK), carbohydrate (17 - 26% SKK) [5]. Ngoài ra, sinh khối của vi tảo này còn giàu các
chất khoáng đa và vi lượng, giúp tôm tiêu thụ thức ăn tốt và giữ được năng lượng hiệu
quả hơn, từ đó giúp tôm tăng trưởng nhanh và ổn định, rút ngắn thời gian biến thái và có
tỉ lệ sống cao. Hơn thế nữa, vi tảo T. pseudonana có khả năng sinh trưởng và phát triển
ổn định trong hệ thống nuôi trồng, chúng có MĐTB đạt cực đại cao là 0,82 x 10 6 tb/mL
[5] và thời gian lưu giữ, cấy chuyển dài. Đây là ưu điểm nổi bật để có thể lưu giữ ổn định
trong thời gian kéo dài quần thể tảo. Thời gian lưu giữ ở nhiệt độ thường có thể kéo dài
từ 1 - 2 tháng sẽ giúp cho các trại sản xuất giống TTCT chủ động về nguồn giống, thời

gian cấy chuyển và sàng lọc lại giống dễ dàng, dễ bảo quản giống. Do vậy, sản xuất sinh
khối T. pseudonana làm thức ăn sống để cung cấp đủ dinh dưỡng cho ấu trùng TTCT là
yếu tố quyết định đến tỉ lệ sống, tăng trưởng, thời gian biến thái và nâng cao chất lượng
tôm giống. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng ứng dụng T.
pseudonana trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng các kết quả nghiên cứu nhìn chung
chưa mang tính hệ thống. Nguồn giống chủ yếu là nhập ngoại; tảo chưa được phân lập lại
khi bị nhiễm tạp và vi sinh vật; việc lưu giữ tảo giống cũng như là chưa nuôi trồng được
T. pseudonana trên quy mô lớn và sử dụng loài này cho TTCT. Việc chứng minh tính an
toàn của sinh khối T. pseudonana nuôi trồng được và sử dụng chúng cho sản xuất giống
TTCT ở Việt Nam là hoàn toàn mới ở Việt Nam.
Chính vì vậy, trong trại sản xuất giống TTCT, việc phân lập lại tảo khi bị nhiễm vi
sinh vật và tảo tạp, lưu giữ giống, nghiên cứu các điều kiện thích hợp cho nuôi sinh khối
T. pseudonana thành công cũng như nâng cao chất lượng sinh khối tươi sống của chúng ở
các hệ thống nuôi hở là rất quan trọng và cần thiết cho việc tạo nguồn thức ăn để nâng
cao năng suất và chất lượng giống TTCT ở điều kiện Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng
nghiên cứu và tính cấp thiết nêu trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana để ứng dụng làm thức
ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được quy trình công nghệ thích hợp nuôi sinh khối Thalassiosira
pseudonana ở quy mô phòng thí nghiệm và pilot trong điều kiện trại sản xuất giống tôm
thẻ chân trắng và thu sinh khối đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu thức ăn tươi sống cho ấu
trùng tôm thẻ chân trắng.

3. Nội dung nghiên cứu
- Phân lập lại khi tảo bị nhiễm vi sinh vật và tảo tạp, lưu giữ, nghiên cứu đặc điểm sinh
học, thành phần dinh dưỡng của Thalassiosira pseudonana ở các quy mô bình thủy tinh
0,25 - 2 L và bể composite 0,2 - 3,5 m3.
2



- Xây dựng quy trình công nghệ tối ưu nuôi sinh khối Thalassiosira pseudonana trong
các quy mô bình thủy tinh 0,25 - 2 L và bể composite 0,2 - 3,5 m3.
- Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn và tác dụng sinh dược của sinh
khối Thalassiosira pseudonana đạt tiêu chuẩn an toàn làm thức ăn cho các loài động vật
thủy sản.
- Nghiên cứu sử dụng sinh khối Thalassiosira pseudonana tươi sống nuôi trồng được
làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở các trang trại sản xuất giống.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu thu được của Luận án đã cung cấp những cơ sở dữ liệu về đặc
điểm sinh học của Thalassiosira pseudonana cho tập đoàn giống vi tảo được nuôi trồng
tại Việt Nam; các số liệu khoa học thu được cho phép làm chủ quy trình nhân nuôi sinh
khối trong điều kiện phòng thí nghiệm, khả năng cung cấp sinh khối tươi sống ổn định và
mang tính bền vững ở quy mô bể composite 3,5 m3.
- Các kết quả của Luận án có ý nghĩa thực tiễn cung cấp các dẫn liệu khoa học giúp
các cơ sở sản xuất sinh khối vi tảo làm chủ được quy trình nuôi, thu sinh khối tươi sống
đạt chất lượng làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng.

5. Những điểm mới của luận án
- Luận án Tiến sĩ là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về việc lưu giữ và nuôi
trồng được loài vi tảo biển Thalassiosira pseudonana từ phòng thí nghiệm đến quy mô
pilot 3,5 m3 trong điều kiện ở Việt Nam.
- Sinh khối thu được từ quy trình công nghệ nuôi trồng loài Thalassiosira pseudonana
này đã được đánh giá là an toàn, đạt tiêu chuẩn làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng tôm
thẻ chân trắng.
- Đã sử dụng thành công sinh khối Thalassiosira pseudonana tươi sống nuôi được để
làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong trại sản xuất giống ở Việt Nam. Đã sử
dụng nguồn tôm giống sản xuất được bằng sinh khối Thalassiosira pseudonana tươi sống

để nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thành công ở Việt Nam.

6. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 150 trang với 29 bảng số liệu, 54 hình và ảnh liên quan, và 147 tài
liệu tham khảo. Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu (03 trang), Tổng quan (26 trang), Vật
liệu và phương pháp nghiên cứu (18 trang), Kết quả và Thảo luận (87 trang), Kết luận và
Kiến nghị (02 trang), Danh mục công trình công bố (01 trang), Tài liệu tham khảo (13
trang) và Phụ lục (40 trang).

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu chung về vi tảo trong nuôi trồng thủy sản
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo
Ngày nay vi tảo là thức ăn không thể thiếu được ở giai đoạn ấu trùng của nhiều loại
thủy hải sản, được sử dụng làm thực phẩm bổ dưỡng/chức năng cho con người và động
vật nuôi, cung cấp các chất có hoạt tính sinh học được dùng làm thuốc, mỹ phẩm, dược
phẩm; có vai trò bảo vệ môi trường và cố định CO2 giảm phát thải khí nhà kính, làm
nguồn phân bón và nhiên liệu sinh học [9], [10]. Hiện nay sản xuất sinh khối vi tảo rất
thấp ước đạt 20.000 tấn SKK/năm, giá SKK cao khoảng 1000 USD/tấn, trong khi đó nhu
cầu thị trường ngày càng cao [11].
Vi tảo là nguồn cung cấp các vitamin quan trọng. Những loại vitamin chính gồm
thiamine (vitamin B1), riboflavin (B2), pyridoxine (B6), cyanocobalamin (B12), vitamin C,
pyridoxyl phosphate và các loại vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E và K.
Thalassiosira pseudonana có hàm lượng vitamin C đạt 1,1 mg/g SKK và B2 đạt 20 µg/g
SKK ở pha logarit [12]. Kết quả khảo sát của Brown và cộng sự (1996) ở 6 loài vi tảo
thuộc các lớp khác nhau cho thấy chúng chứa hàm lượng cao vitamin B1 từ 48 đến 106
µg/g SKK và cao hơn nhu cầu của nhiều loài sinh vật biển [12]. Vi tảo sống rất giàu dinh

dưỡng và dễ tiêu hóa hơn nhiều so với các sản phẩm thay thế như bột đậu tương và bột
cá. Tảo đông khô và dạng paste được lựa chọn để thay thế vi tảo sống trong nuôi trồng
các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Bổ sung tảo đông khô hỗn hợp để thay thế một phần
sinh khối vi tảo sống đã nâng cao được tốc độ sinh trưởng và khả năng sống sót của các
loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như Hàu, Sò, Trai và Điệp [12].
Vi tảo rất giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp protein, khoáng chất đa và vi lượng,
polysacarit, các axít béo mạch dài không bão hòa đa nối đôi (Long chain polyunsaturated
fatty acids - LCPUFAs), cung cấp các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học cao như sterols,
sắc tố, enzyme và một vài hợp chất khác… cho con người và động vật [13], [14], [15].
Sinh khối vi tảo đã được bổ sung có hiệu quả tốt vào thành phần thức ăn cho các loài gia
súc và gia cầm, cho tằm và cá cảnh. Sinh khối Chlorella, Scenedesmus, Spirulina được
bổ sung vào khẩu phần thức ăn của gà với tỉ lệ 7,5 - 10% là giải pháp có lợi cho kinh tế.
Loài Thalassiosira sp. thuộc chi Thalassiosira có các điều kiện nuôi trồng khá tương
đồng với loài T. pseudonana. Thalassiosira sp. có hàm lượng dinh dưỡng cao như protein
18 - 30% so với SKK, lipít 20,60 - 24,67% so với SKK, EPA (11,32 - 16,65% so với
TFA), DHA (0,80 - 1,33% so với TFA) và các loại axít amin thiết yếu [2], [8]. Bổ sung
5% Spirulina trong thức ăn của cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, rô phi đã làm tăng tỉ lệ
sống và tốc độ tăng trưởng của chúng. Bổ sung tảo tươi vào khẩu phần thức ăn của gà
mái làm tăng tỉ lệ đẻ và hàm lượng vitamin A trong trứng [16].
4


Nhu cầu sử dụng nguồn PUFAs được chiết xuất từ bột cá và dầu cá ngày càng tăng cao
hiện nay là một thách thức lớn trong phát triển NTTS [17]. Nguồn PUFAs cho thủy hải
sản được cung cấp chủ yếu thông qua chế độ ăn là các loài vi tảo như tảo silic. Đây là
nguồn cung cấp dồi dào và phong phú có tiềm năng cho sản xuất thương mại [15], [18]
có thể thay thế từng phần dầu cá trong tương lai [19]. DHA được sản xuất bởi vi tảo dị
dưỡng (VTDD) như Crypthecodinium cohnii, Schyzochytrium mangrovei [16], [20] và
một số loài tảo đơn bào khác [13] đã được thương mại hóa để sản xuất DHA ở quy mô
công nghiệp [14], [21]. EPA và DHA là chất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe con người

[13]. Hiện nay, có nhiều loài tảo biển giàu EPA, DHA có tiềm năng trở thành nguồn cung
cấp các axít béo nêu trên [15], [18]. Các PUFAs như EPA và DHA có tác dụng cho hoạt
động của mắt, phụ nữ có thai, giảm các bệnh rối loạn nhịp tim, đột quỵ và huyết áp cao
[22], chống bệnh trầm cảm, viêm khớp dạng nhẹ và hen suyễn [23], hỗ trợ giảm ung thư
vú ở người. Tuy nhiên, trong cơ thể con người không thể tự tổng hợp DHA. Do đó, chúng
phải được cung cấp chủ yếu từ các nguồn thức ăn và liều sử dụng cho người trưởng thành
có thể từ 450 - 500 mg EPA và DHA/ngày [23] và 500 mg DHA/ngày [22].
VTDD có thể thay thế dầu cá trong việc cung cấp các ω - 3 PUFAs [24] với những
thuận lợi như nuôi trồng không cần ánh sáng, ít tạp nhiễm, có thể sản xuất quanh năm,
không phụ thuộc mùa hay khí hậu; dễ dàng kiểm soát được điều kiện nuôi trồng, đảm bảo
được chất lượng sản phẩm theo mong muốn; MĐTB tảo đạt cao, có thể trên 100 g
SKK/L; và có thể sử dụng các kỹ thuật lên men hiện đang được sử dụng rộng rãi trong
công nghệ vi sinh cho việc nuôi trồng các VTDD.
Mặc dù vậy, sản xuất ω - 3 PUFAs từ VTDD cũng có một số thách thức như: chỉ một
số ít các loài VTDD tích luỹ ω - 3 PUFAs có hàm lượng cao; do môi trường nuôi rất giàu
dinh dưỡng và tốc độ sinh trưởng của tảo tương đối thấp nên dễ bị tạp nhiễm; cần phải
cân đối chi phí sản xuất với giá thị trường. Vi tảo là nguồn nguyên liệu tiềm năng có khả
năng thay thế biểu hiện protein, sản xuất thuốc và dược phẩm trong tương lai [10]. T.
pseudonana là nguồn nguyên liệu thiết yếu giúp thể hiện kháng nguyên IbpA DR2 bảo vệ
từ Histophilus somni để sản xuất vắc - xin chống lại bệnh hô hấp của bò và sản xuất các
loại protein tái tổ hợp cao có giá trị với chi phí thấp [3]. Ngoài ra, vi tảo nói trên còn
được sử dụng trong nghiên cứu quang bảo vệ ở mức tế bào nhằm xác định vai trò của các
protein như LI818 trong việc giảm stress hiệu quả [25].

1.1.2. Sử dụng vi tảo trong ương nuôi ấu trùng động vật thân mềm
Lượng vi tảo cần thiết để sản xuất giống và nuôi thương phẩm động vật thân mềm là
rất lớn. Chúng là nguồn thức ăn trong suốt vòng đời sống của nó. Năm 1997, ở Pháp,
người ta đã sản xuất 147.150 tấn hàu và lượng hậu ấu trùng cần cung cấp là khoảng 5 tỉ
con, trong đó 10% là giống sản xuất nhân tạo. Lượng vi tảo cần sản xuất để cho ra sản
lượng trên là khoảng 8 - 11 tấn SKK/năm. Ở Mỹ, Công ty Coast Seafood đã sản xuất

khoảng 40.000 tấn hàu và phải cần đến 20 tỉ ấu trùng điểm mắt. Lượng vi tảo đã sản xuất
để phục vụ là khoảng 20 tấn SKK/năm [26]. Vi tảo còn được dùng để làm gia tăng giá trị
5


của sản phẩm thân mềm trước khi tiêu thụ. Ví dụ, ở Pháp hàu có màu xanh ở phần mang
và môi xúc tu thì có giá cao hơn 40% so với hàu bình thường. Để có thể thu hoạch hàu có
màu xanh đặc biệt này, người nuôi hàu đã áp dụng kỹ thuật “làm xanh hóa” hàu bằng
cách cho hàu ăn vi tảo silic Haslea ostrearia phân bố tự nhiên trong ao ở vùng duyên hải
phía tây nước Pháp hoặc nuôi thu sinh khối trong điều kiện nhân tạo [26].

1.1.3. Sử dụng vi tảo trong nuôi luân trùng và artemia
Một số loài thuộc các chi tảo Chaetoceros, Thalassiosira, Isochrysis, Nannochloropsis
và Tetraselmis được sử dụng phổ biến trong các trại giống thủy hải sản với mục đích nói
trên. Bên cạnh việc sử dụng vi tảo tươi để nuôi luân trùng, các dạng vi tảo khô (đơn bào)
hay cô đặc được xem là những tiến bộ trong kỹ thuật nuôi luân trùng bằng vi tảo. Ở Nhật
Bản, sản phẩm vi tảo Chlorella nước ngọt cô đặc chứa trong thùng 18 L với MĐTB
khoảng 20 tỉ tế bào (tb)/mL được dùng làm thức ăn nuôi luân trùng. Mật độ luân trùng
khi nuôi bằng Chlorella cô đặc cao hơn nhiều (5.000 - 8.000 cá thể/mL) so với nuôi bằng
vi tảo tươi (500 - 1.500 cá thể/mL) [26]. Thalassiosira weissflogii được nuôi trồng và thu
hoạch để làm thức ăn tươi cho luân trùng [27]. Theo Vartak và Joshi (2002), Artemia phát
triển khá tốt khi cho ăn bằng tảo Spirulina sp., đạt chiều dài sau 12 ngày nuôi của
Artemia (8 mm) cao hơn Artemia cho ăn bằng tảo Tetraselmis sp. (7,7 mm) và
Chaetoceros sp. (7,5 mm) [28].

1.1.4. Sử dụng vi tảo trong sản xuất giống cá biển
Ngoài nhu cầu dùng vi tảo để làm thức ăn và làm giàu thức ăn sống như luân trùng,
Artemia, vi tảo còn được đưa trực tiếp vào bể ương nuôi ấu trùng cá biển. Đây gọi là “kỹ
thuật nước xanh” thường áp dụng trong ương nuôi nhiều loài cá biển khác nhau. Tác
dụng của sự hiện diện của vi tảo trong bể ương nuôi ấu trùng góp phần ổn định chất

lượng nước trong các hệ thống nuôi nước tĩnh (loại thải các sản phẩm trao đổi chất, tạo
ôxy) [29], nguồn thức ăn trực tiếp do hoạt động bắt mồi của cá và lớp vỏ tế bào vi tảo
giàu polysaccharide có thể giúp tăng khả năng miễn dịch không đặc hiệu ở cá [9], nguồn
dinh dưỡng gián tiếp cho ấu trùng thông qua con đường thức ăn sống (vi tảo giúp duy trì
giá trị dinh dưỡng của thức ăn sống khi đưa vào bể ương nuôi ấu trùng) [30], tăng khả
năng bắt mồi cho cá nhờ tăng mức độ tương phản giữa vật mồi và môi trường nước [31]
và một số loài vi tảo có khả năng tiết các chất ức chế vi khuẩn và điều chỉnh hệ vi sinh
vật trong đường ruột của ấu trùng [32]. Các muối khoáng trong môi trường dinh dưỡng
cung cấp cho vi tảo có thể giúp cân bằng nhu cầu khoáng ở ấu trùng cá biển thông qua
chuỗi thức ăn [26].

1.1.5. Vi tảo sử dụng trong trại sản xuất giống tôm biển và tôm thẻ
chân trắng
Vi tảo có một số ưu điểm như có kích thước nhỏ phù hợp với cỡ miệng của ấu trùng
tôm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và ít gây ô nhiguyễn Duy Quỳnh Trâm và Huỳnh Thị Hương (2017) [146] đã công bố về
nuôi thương phẩm TTCT trong các ao nuôi được lót bạt, trong nghiên cứu này,
chúng tôi thử nghiệm nuôi thương phẩm TTCT với nguồn giống PL12 được sản xuất
bằng Thalassiosira pseudonana để chứng minh nguồn tôm giống có tốc độ tăng

127


trưởng ổn định và có tỉ lệ sống cao, thu được năng suất tôm thương phẩm cao và an
toàn cho sản phẩm tôm nuôi trong ao nuôi 6.400 m2 (Phụ lục 21).
a. Kết quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng
TTCT có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh trong điều kiện nuôi thâm canh
[99]. Kết quả tăng trưởng về chiều dài của TTCT nuôi thương phẩm từ nguồn tôm
giống postlarvae 12 được sản xuất bằng thức ăn Thalassiosira pseudonana tươi
sống và được trình bày ở trên bảng 3.20.
Bảng 3.20. Kết quả tăng trưởng về chiều dài của tôm thẻ chân trắng nuôi

thương phẩm (số liệu trình bày là giá trị trung bình ± SE)

Lô thí

Chiều dài toàn thân (cm)

nghiệm

15 ngày

30 ngày

45 ngày

60 ngày

75 ngày

Lô TN

3,88 ± 0,05b

Lô ĐC

3,30 ± 0,07a

90 ngày

5,63 ± 0,04b


8,35 ± 0,07b

10,40 ± 0,08b

11,66 ± 0,01b

13,54 ± 0,06b

4,71 ± 0,12a

5,82 ± 0,03a

7,95 ± 0,04a

9,85 ± 0,06a

11,10 ± 0,04a

Ghi chú: n=30 cá thể cho mỗi nhóm; các chữ cái cùng cột khác nhau thể hiện sự sai khác
nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lô TN: lô thử nghiệm, sử dụng nguồn giống TTCT PL12
sản xuất bằng T. pseudonana; Lô ĐC: lô đối chứng, sử dụng nguồn giống TTCT PL12 sản xuất
bằng T. weissflogii. Các điều kiện nuôi trồng khác được đồng nhất giống nhau.

Kết quả ở trên bảng 3.20 đã chỉ ra sau 15 ngày nuôi chiều dài của TTCT ở lô thử
nghiệm gấp 1,18 lần so với lô đối chứng. Sau 90 ngày nuôi, chiều dài của TTCT ở
lô thử nghiệm gấp 1,22 lần so với lô đối chứng. Như vậy, ở lô đối chứng tôm nuôi
tăng trưởng chậm về chiều dài toàn thân so với lô thí nghiệm và sự sai khác có ý
nghĩa thống kê sinh học (p<0,05). Theo công bố của Châu Tài Tảo và cộng sự
(2017), ở điều kiện nuôi trong bể 1 m3 với chiều dài tôm thí nghiệm là 1,3 cm sau
30, 60 và 90 ngày nuôi tôm đã có chiều dài toàn thân dao động từ (5,6 - 5,9) cm,

(9,3 - 10,9) cm và (12,2 - 12,9) cm [147]. Ở diện tích ao từ (1.300 - 1.700) m2 và độ
sâu nước 1,8 m đã cho thấy cuối vụ nuôi chiều dài thân của TTCT đạt từ (11,9 13,2) cm sau 90 ngày nuôi cũng đã được Nguyễn Duy Quỳnh Trâm và Huỳnh Thị
Hương (2017) công bố [146].
Kết quả tăng trưởng về khối lượng của TTCT nuôi thương phẩm được chỉ ra trên
bảng 3.21.

128


Bảng 3.21. Tăng trưởng về khối lượng của tôm thẻ chân trắng nuôi thương
phẩm (số liệu trình bày là giá trị trung bình ± SE)

Lô thí
nghiệm

Khối lượng toàn thân (g)
15 ngày

30 ngày

45 ngày

60 ngày

75 ngày

90 ngày

Lô TN


1,25 ± 0,03b

2,16 ± 0,13b

5,59 ± 0,12b

12,07 ± 0,21b

18,05 ± 0,12b 24,72 ± 0,35b

Lô ĐC

1,02 ± 0,01a

1,93 ± 0,04a

4,90 ± 0,06a

10,52 ± 0,10a

15,28 ± 0,05a

22,30 ± 0,07a

Ghi chú: n=180 cá thể cho mỗi nhóm; các chữ cái cùng cột khác nhau thể hiện sự sai khác
nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lô TN: lô thử nghiệm, sử dụng nguồn giống TTCT
PL12 sản xuất bằng T. pseudonana; Lô ĐC: lô đối chứng, sử dụng nguồn giống TTCT PL 12
sản xuất bằng T. weissflogii. Các điều kiện nuôi trồng khác được đồng nhất giống nhau.

Kết quả được trình bày ở trên bảng 3.21 cho ta thấy ở lô đối chứng và thử

nghiệm khối lượng của TTCT ở lô thử nghiệm gấp 1,12 lần so với lô đối chứng sau
30 ngày nuôi. Tương tự, sau 90 ngày nuôi tăng trưởng về khối lượng của TTCT ở lô
thử nghiệm gấp 1,11 lần so với lô đối chứng. Như vậy, ở lô đối chứng tôm nuôi tăng
trưởng chậm về khối lượng toàn thân so với lô thí nghiệm và sự sai khác có ý nghĩa
thống kê sinh học (p<0,05).
Sở dĩ, nghiên cứu đã thu được kết quả của lô thử nghiệm cao hơn lô đối chứng
bởi vì nguồn giống TTCT PL12 được lựa chọn kỹ đảm bảo sạch bệnh, khỏe mạnh và
trước khi đưa vào nuôi thương phẩm thì nguồn tôm giống ở lô thử nghiệm đã có
chiều dài, khối lượng khác biệt so với lô đối chứng (p<0,05). Lô thử nghiệm đã sử
dụng nguồn giống TTCT PL12 ở lô sản xuất 3 có chiều dài đạt (10,271 ± 0,000) mm
và khối lượng đạt (1,263 ± 0,006) g, ngược lại ở lô đối chứng các thông số nói trên
đạt (9,139 ± 0,004) mm và (1,183 ± 0,001) g, tương ứng với kết quả thí nghiệm của
KP 2.
Ở điều kiện nuôi trong bể 1 m3 với khối lượng tôm bố trí thí nghiệm là 0,019 g
thì sau 30, 60 và 90 ngày nuôi có khối lượng dao động từ (1,6 - 1,9) g, (8,0 - 10,4) g
và (11,8 - 14,1) g đã được Châu Tài Tảo và cộng sự (2017) công bố [147]. Trong
khi đó, với điều kiện nuôi trong ao đất thì TTCT có tốc độ tăng trưởng phổ biến
khoảng (0,11 - 0,17) g/ngày cũng đã được công bố [95]. Nghiên cứu của Nguyễn
Phương Toàn và cộng sự (2013) [145] đã cho thấy rằng TTCT được nuôi trong bể
composite với các mật độ 40, 60 và 80 con/m2 đã đạt khối lượng tương ứng là 16,5,
15,8 và 12,4 g/con sau 75 ngày nuôi.

129


Cũng cần nêu rõ rằng, ở giai đoạn đầu mới thả giống sẽ rất khó tính toán chính
xác được tỉ lệ sống của TTCT trong các ao nuôi. Thời gian này tôm có kích thước
nhỏ, khó quan sát, tôm có thể hao hụt nhiều do sốc môi trường mới. Do vậy, việc
quan sát, theo dõi tỉ lệ sống của chúng trong ao nuôi là rất cần thiết. Kết quả theo
dõi về tỉ lệ sống của TTCT trong các ao nuôi thương phẩm được trình bày ở trên

bảng 3.22.
Bảng 3.22. Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm (số liệu trình
bày là giá trị trung bình ± SD)

Lô thí

Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (%)

nghiệm

15 ngày

30 ngày

45 ngày

60 ngày

75 ngày

90 ngày

Lô TN

94,00 ± 0,50b

89,07 ± 0,40b

87,60 ± 1,10b


85,70 ± 0,17b

84,40 ± 0,66b

81,50 ± 0,50b

Lô ĐC

90,67 ± 0,76a

85,17 ± 0,76a

82,70 ± 0,26a

77,16 ± 0,54a

76,00 ± 0,53a

73,73 ± 0,25a

Ghi chú: n=180 cá thể cho mỗi nhóm; các chữ cái cùng cột khác nhau thể hiện sự sai khác
nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lô TN: lô thử nghiệm, sử dụng nguồn giống TTCT
PL12 sản xuất bằng T. pseudonana; Lô ĐC: lô đối chứng, sử dụng nguồn giống TTCT PL 12
sản xuất bằng T. weissflogii. Các điều kiện nuôi trồng khác được đồng nhất giống nhau.

Kết quả nuôi thương phẩm TTCT chỉ ra trên bảng 3.22 đã cho thấy mô hình thử
nghiệm đã cho kết quả về tỉ lệ sống cao so với ở công thức đối chứng. Như vậy, ở lô
đối chứng tôm nuôi có tỉ lệ sống thấp hơn so với lô thử nghiệm 1,11 lần. Kết quả so
sánh về tỉ lệ sống của TTCT sau 30 ngày nuôi có sự sai khác thống kê sinh học
(p<0,05).

Với điều kiện nuôi trong ao đất, TTCT có tỉ lệ sống 62 - 98% đã được Samadan
và cộng sự (2018) công bố [95], còn ở bể 1 m3 với mật độ tôm nuôi 150 con/m3 sau
90 ngày nuôi có tỉ lệ sống dao động từ 72,2 - 80,9% cũng đã được công bố bởi Châu
Tài Tảo và cộng sự (2017) [147]. Còn trong điều kiện nuôi TTCT với diện tích ao
từ 1.300 - 1.700 m2 có tỉ lệ sống đạt từ 56,9 - 65,2%, tác giả Nguyễn Duy Quỳnh
Trâm và Huỳnh Thị Hương (2017) [146] đã công bố. Trong nghiên cứu của chúng
tôi thu được năng suất TTCT ở lô thử nghiệm (đạt 5,561 tấn/ha, FCR = 1,18/ 1 kg
tôm) sau 90 ngày nuôi so với lô đối chứng (đạt 4,688 tấn/ha, FCR = 1,67/ 1 kg tôm)
(Phụ lục 23).
b. Phân tích hàm lượng protein, kim loại nặng và dư lượng kháng sinh của
tôm thẻ chân trắng

130


TTCT thương phẩm cần phân tích chất lượng của chúng như protein, hàm lượng
kim loại nặng và dư lượng kháng sinh. Kết quả phân tích hàm lượng protein, kim
loại nặng và kháng sinh của TTCT thương phẩm được chỉ ra trên bảng 3.23.
Bảng 3.23. Hàm lượng protein, kim loại và kháng sinh của tôm nguyên liệu được nuôi từ
mô hình thử nghiệm

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp thử

Kết quả

Tetracyline


mg/kg

TCVN 8349:2010

KPH (<0,01)

Oxytetracyline

mg/kg

TCVN 8349:2010

KPH (<0,01)

Chloramphenicol

mg/kg

TCVN 8140:2009

KPH (<0,01)

Hàm lượng Cadmi (Cd)

mg/kg

TCVN 7603:2007

KPH (<0,8.10-4)


Hàm lượng Chì (Pb)

mg/kg

TCVN 7602:2007

KPH (<0,8.10-3)

Hàm lượng Asen (As)

mg/kg

TCVN 7770:2007

KPH (<0,2.10-3)

Hàm lượng Thủy Ngân (Hg)

mg/kg

TCVN 7604:2007

KPH (<0,5.10 -3)

Nitrofuran:
- AOZ

µg/kg


KPH (<0,1)

- AMOZ

µg/kg

- AHD

µg/kg

KPH (<0,3)

- SEM

µg/kg

KPH (<0,3)

Hàm lượng Protein

%

TCVN 8351:2010

TCVN 8099 - 1:2009

KPH (<0,3)

16,80


Ghi chú: KPH: không phát hiện nghĩa là dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp thử.

Qua kết quả nghiên cứu thu được trong bảng 3.23 đã cho ta thấy hàm lượng
protein của TTCT nuôi thương phẩm đạt 16,80%. Đã không phát hiện ra các loại
kháng sinh nguy hiểm như Tetracyline, Oxytetracyline, Chloramphenicol, AOZ,
AMOZ ở TTCT thương phẩm. Hàm lượng các kim loại nặng như Cd, As, Pb và Hg
đã không được phát hiện (theo Quyết định số 46/2007/QĐ - BYT [139] và QCVN 8
- 2 : 2011/BYT [140]) đối với mẫu TTCT thành phẩm.
TTCT thương phẩm được thu để chế biến tôm thành phẩm đáp ứng các yêu cầu
của các hệ thống quản lý: chứng nhận Global G.A.P (Global Good Agricultural

131


Practices - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), tiêu chuẩn BAP (Best Aquaculture
Practices - Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), chứng nhận ASC (Aquaculture
Stewardship Council - Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản), hệ thống quản lý chất
lượng ISO (International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế) và đạt yêu cầu để có thể xuất bán vào các chuỗi siêu thị bán lẻ như Tesco,
Walmart… của Hoa Kỳ và UK (United Kingdom).
Như vậy, chúng tôi đã phân lập lại được Thalassiosira sp. từ các mẫu nhận từ tập
đoàn giống tảo của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đã bị nhiễm vi sinh
vật và tảo tạp trong quá trình lưu giữ và nuôi ở các cấp. Dựa trên những đặc điểm
hình thái tế bào, so sánh trình tự nucleotide đoạn gen 18S rRNA, chúng tôi đã định
tên khoa học của Thalassiosira sp. thuộc về loài Thalassiosira pseudonana. Trình
tự đoạn gen 18S rRNA của vi tảo nêu trên đã được đăng ký trên GenBank với mã số
được cấp là MH545685.1. Lần đầu tiên ở Việt Nam, chúng tôi đã xác định được
trình tự đoạn gen 18S rRNA và định tên khoa học chính xác loài Thalassiosira
pseudonana phân lập lại từ nguồn giống nhập nội của Thái Lan. Kích thước tế bào
của T. pseudonana (dài 2,5 ± 0,2 µm, rộng 2,0 ± 0,2 µm) nhỏ hơn loài Thalassiosira

weissflogii (dài 5,3 ± 0,5 µm, rộng 2,6 ± 0,3 µm).
Chúng tôi đã lưu giữ T. pseudonana thành công ở nhiệt độ phòng trong ống
nghiệm sử dụng môi trường lỏng AGP 20% và trên môi trường thạch có bổ sung 0,8
- 1,5% agar. Đã nghiên cứu được đặc điểm sinh học sinh sản của T. pseudonana làm
cơ sở khoa học cho hoạt hóa giống trong phòng thí nghiệm. Đường cong sinh
trưởng của T. pseudonana được nuôi trồng ở quy mô bình thủy tinh 1 L sau 14 ngày
nuôi cấy đã xác định được MĐTB đạt cực đại là (1,59 ± 0,05) x 106 tb/mL ở 6 ngày
nuôi cấy. Trong khi đó, loài T. weissflogii có MĐTB đạt cực đại chỉ là (1,11 ± 0,03)
x 106 tb/mL, thấp hơn so với loài T. pseudonana.
Kết quả nuôi sinh khối T. pseudonana ở bình thủy tinh 0,25 L, 1 L và 2 L có
MĐTB đạt cực đại tương ứng là (1,35 ± 0,02) x 106 tb/mL, (1,59 ± 0,05) x 106
tb/mL và (1,58 ± 0,02) x 106 tb/mL cao hơn so với loài T. weissflogii có MĐTB đạt
cực đại lần lượt là (1,02 ± 0,01) x 106 tb/mL, (1,11 ± 0,03) x 106 tb/mL và (1,09 ±
0,01) x 106 tb/mL. Tương tự, ở quy mô bể composite 0,2 m3, 1 m3 và 3,5 m3, thông
số nêu trên của T. pseudonana tương ứng đạt (1,18 ± 0,01) x 106 tb/mL, (0,82 ±
0,04) x 106 tb/mL và (0,68 ± 0,01) x 106 tb/mL còn loài T. weissflogii chỉ đạt (0,99
± 0,02) x 106 tb/mL, (0,74 ± 0,01) x 106 tb/mL và (0,59 ± 0,04) x 106 tb/mL; thời
gian đạt mật độ cực đại là 6 ngày. Kết quả thu được nêu trên cao hơn so với công bố
của tác giả Trần Thị Lê Trang và Lục Minh Diệp (2017) [4], Trần Thị Lê Trang
132


×