Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Lời nói đầu 1.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.04 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam gia nhập WTO mở cửa nền kinh tế thị trường đã và đang mở ra nhiều cơ
hội cũng như thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước.Đặc biệt là
các doanh nghiệp trong nước để đứng vững và phát triển lớn mạnh đòi hỏi doanh
nghiệp luôn phải nhạy bén với những biến động của thị trường và thay đổi tổ chức
bộ máy, không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ và công nhân phù hợp vói sự phát triển của đất nước.
Sản xuất và chế biến cao su là một ngành kinh tế có xuất khẩu lớn của nền kinh tế
nước ta, cao su chế tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao trên thế giới do đó
nó có tác động mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế. Như ở Việt Nam hằng năm ngành
kinh tế này mang lại kim nghạch xuất khẩu rất cao, đồng thời giải quyết lượng lớn
công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống người dân, thực
hiện tái sản xuất mở rộng.
Yếu tố chi phí đầu vào có ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm. Từ đó tạo lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, một trong những biện pháp giảm chi phí
sản xuất mà nhà sản xuất quan tâm là công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian học tập và nghiên cứu
lý luận trong trường học và thời gian thực tập thực tế tại công ty cao su 72 –
BQP.Em đã chọn đề tài “Tổ chức bộ máy kế toán và kế toán chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp”
1
PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CAO SU 72
1.1. Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp : Công Ty Cao Su 72
Tên giao dịch : Công Ty Cao Su 72
Địa chỉ : Xã Ia Nan – Huyện Đức Cơ – Tỉnh Gia Lai
Điện thoại : 0593 846191
Fax : 0593 846289


Tài khoản : 62010000000364 Tại NHĐT và phát triển Gia Lai
Mã số thuế : 5900190627
Ngành nghề kinh doanh : Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su
1.2. quá trình hình thành và phát triển :
 Ngành công nghiệp cao su nước ta đang trên đà phát triển cùng nghành cao su thế
giới trong những năm gần dây đã có tiến bộ đáng kể, tốc độ phát triển 20%/năm.
 Năm 1996 với tinh thần đổi mới nền kinh tế. Ngày 18 tháng 04 năm 1996 công ty
72 chính thức được thành lập theo quyết định 486/QĐ – QB của Bộ Trưởng Bộ
Quốc Phòng trên cơ sở sát nhập nông trường 702, công ty cao su Đức Cơ và xí
nghiệp chế biến cao su.
 Với đổi thay không ngừng về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước
hiện đại hóa công nghệ và thiết bị, nghiên cứu và chế tạo sản phẩm mới để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường góp phần vào sự phát triển chung
ngành cao su Việt Nam.
2
PHẦN II
CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán – chức năng và nhiệm vụ :
2.1.1. Sơ đồ bộ phận kế toán : Bộ phận kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán
tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán. Theo dõi tình
hình thu, chi, công nợ và nhập xuất tồn nguyên vật liệu, hàng hóa và lập báo cáo tài
chính.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: Phòng gồm 6 người
 Kế Toán Trưởng :
Tổ chức công tác kế toán, phương pháp hoạch toán, hướng dẫn chế độ, thể lệ kế toán
tài chính cho nhân viên.
chỉ đạo mọi hoạt động tại phòng kế toán, báo cáo tình hình hoạt kinh doanh của công
ty lên ban giám đốc, thường xuyên kiểm tra đôn đốc công việc của nhân viên trong
phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngoài ra kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm phân tích, giải thích báo cáo tài chính,

tham mưu cho ban giám đốc lập kế hoạch đúng đắn cho sự phát triển của công ty.
 Kế Toán Tổng Hợp :
Có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ phát sinh từ sổ sách kế toán, tính giá thành sản
phẩm đồng thời tổng hợp doanh thu và báo cáo lên kế toán trưởng.
 Kế Toán Tài Sản Cố Định :
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, cuối mỗi quý tính trích
khaaushao theo đúng quy định và phương pháp tính mà doanh nghiệp áp dụng.
 Kế Toán Thanh Toán :
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
TSCĐ
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN
NGÂN
HÀNG
KẾ TOÁN
VẬT TƯ
SP
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
3
Có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán công nợ, theo dõi các khoản tạm ứng, khoản
thu chi mang tính chất nội bộ và bên ngoài.
 Kế Toán vật tư sản phẩm :
Có nhiệm vụ ghi chép vào sổ vật tư sản phẩm theo dõi tình hình XNK , tồn kho
nguyên vật liệu, hàng hóa trên sổ sách. Cuối kỳ, lập báo cáo tổng hợp số liệu phát

sinh đối chiếu với thủ kho hay các bộ phận khác có liên quan.
 Thủ quỹ kế toán ngân hàng:
Theo dõi các khoản về ngân hàng của khách hàng các khoản tiền rút về nhập quỹ
chịu trách nhiệm phản ánh kịp thời các khoản tiền vay, tiền gửi lập báo cáo chi tiết
theo nhiệm vụ đã giao.
Quản lý việc thực thu thực chi tiền mặt
Cuối ngày kiểm tra tồn quỹ , đối chiếu với số liệu trên sổ. cuối kỳ tính số dư chuyển
sang cho kế toán tổng hợp.
2.2. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán :
2.2.1. Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và phương pháp kê khai
thường xuyên.
 Hình thức chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ sách:
- chứng từ ghi sổ
- sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- sổ cái
- bảng cân đối số phát sinh các tài khoản
- các sổ kế toán chi tiết
 Trình tự ghi sổ : - Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, đồng thời ghi vào sổ
quỹ (do thủ quỹ ghi) và các sổ thẻ kế toán chi tiết.
- Cuối quỹ khóa sổ tính ra tổng số tiền đã ghi chép trên bảng tổng hợp chứng từ gốc
trong quý để phản ánh vào chứng từ ghi sổ, làm căn cứ ghi vào sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ và sổ cái sau đó.
- Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết, cuối quý kế toán đóng lại thành sổ tổng hợp các sổ
chi tiết và tổng cộng các số liệu hiện có trên đó.
- Tính tổng số phát sinh nợ, có, số dư của từng tài khoản trên sổ cái, ghi vào bảng cân
đối số phát sinh sau khi đã đối chiếu với sổ tổng hợp các sổ chi tiết.
4
- Đối chiếu số liệu trên bảng cân đối với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, làm căn cứ lập
báo cáo tài chính.

- Quan hệ đối chiếu phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và có của tất cả các tài khoản
trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số phát sinh trên sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ. Tổng số phát sinh nợ và có của các tài khoản trên bảng cân đối
số phát sinh phải bằng nhau và bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên sổ tổng
hợp chi tiết.
2.2.2. SƠ ĐỒ TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Ghi hằng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu cuối tháng
2.2.3. Chính sách kế toán:
a) Niên độ kế toán : Niên độ kế toán của công ty là 1 năm bắt đầu từ ngày 01/01
đến 31/12 được chia làm 4 quý.
b) Đơn vị tiền tệ sử dụng : Đồng Việt Nam
c) Phương pháp kế toán Tài sản cố định:
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : Công ty 72 đáng giá TSCĐ theo nguyên giá là toàn
bộ chi phí thực tế đã chỉ ra để có TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ đó vào sử dụng.
5
CHỨNG TỪ
GỐC
SỔ QUỸ BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ
SỔ ĐĂNG
KÝ CHỨNG
TỪ GHI SỔ
CHỨNG TỪ
GHI SỔ
SỔ CHI
TIẾT
SỔ CÁI

BẢNG
TỔNG HỢP
CHI TIẾT
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT
SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
- Phương pháp khấu hao TSCĐ : Công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính
(tỷ lệ) theo QĐ 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 do Bộ Tài Chính quy định về
việc hoạch toán khấu hao TSCĐ.
d) Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Phương pháp thẻ song song
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho :
- Vật tư tồn kho được đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Thành phẩm tồn kho được đánh giá theo phương pháp bình quân gi quyền.
- Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
e) Trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng được thực hiện theo T64/TC/TCDN
ngày 15/09/1997 của Bộ Tài Chính.
f) Tài khoản sử dụng : Theo quyết định 114TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, đã
chính lý bổ sung theo thông tư 89/2002/TT – BTC, QDD15/2006/QĐ – BTC, thông
tư 20,21/2006/TT – BTC ngày 20/03/2006.
PHẦN III
KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
3.1. Đặc điểm phân loại chi phí nguyên vật liệu sản xuất tại công ty
Nguyên vật liệu sản xuất mủ nước là phân bón hóa chất thuốc bảo vệ thực vật,
nguyên liệu sản xuất mủ cốm là mủ nước sau khi đã chế biến qua bể đánh đông toàn
bộ được đưa vào chế biến mủ cốm.
Nhiên liệu : dầu diezen, dầu thủy lực, dầu hóa nghiệm, mỡ bơm…
Vật liệu phụ : dầu ép kiện, acid Fcmic, Natri sunfit, nhãn sản phẩm…
3.2. Hoạch toán nhập nguyên vật liệu
 Sơ đồ khái quát nghiệp vụ nhập kho vật liệu :
 Sơ đồ khái quát nghiệp vụ nhập kho vật liệu :

Yêu cầu mua hàng
Mua hàng
6
Bộ phận
cung tiêu
Bộ phận kế
hoạch
Phân xưởng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×