Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn tự học lịch sử theo hướng phát huy năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ở trường THPT”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.68 KB, 29 trang )

TÓM TẮT SÁNG KIẾN.
Tăng cường sử dụng các biện pháp hướng dẫn tự học lịch sử theo hướng
phát huy năng lực học sinh là một trong những vấn đề cần đặc biệt chú trọng trong
dạy học lịch sử hiện nay. Dạy học – tự học là một quan điểm, một phương pháp
dạy học mà nhiều nước trên thế giới đã và đang tăng cường áp dụng rộng rãi, nó là
một phần không thể thiếu của giáo dục hiện đại. Tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sử
dụng các biện pháp hướng dẫn tự học theo lối mới vẫn còn rất hạn chế.
Dựa trên những cơ sở về lí luận và thực trạng của việc sử dụng các biện pháp
hướng dẫn tự học lịch sử theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học lịch
sử hiện nay, sáng kiến đã cụ thể hóa một số biện pháp hướng dẫn tự học lịch sử
trong nhà trường trung học phổ thông.
Việc tự học có thể là tự học trên lớp cũng có thể là tự học ở nhà, song sáng
kiến này thì chủ yếu là nhấn mạnh đến việc vận dụng một số biện pháp hướng dẫn
tự học lịch sử ở nhà, tức là thực hiện những nhiệm vụ học tập được giáo viên phân
công để chuẩn bị cho việc tìm hiểu bài mới. Sáng kiến muốn nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc tự học ở nhà của học sinh đối với việc phát huy năng lực học sinh
trong giờ học và nâng cao hiệu quả giờ học.

1


MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Hiện nay, giáo dục ở nước ta đã và đang tích cực đổi mới theo hướng phát
huy năng lực ở người học, tức là hướng tới “hoạt động học tập chủ động, sáng
tạo , chống lại thói quen học tập thụ động” của học sinh. Lịch sử là môn học có vị
trí quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh THPT, do vậy
cũng cần tích cực đổi mới để phát huy được hiệu quả giáo dục của bộ môn.
Trong quá trình dạy học, việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của
học sinh là hai khâu của một quá trình thống nhất. Hoạt động tự học của học sinh
là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học , một nhiệm vụ bắt buộc đối


với học sinh. Tự học là hoạt động độc lập của học sinh có thể diễn ra trên lớp hoặc
ở nhà để hoàn thành những nhiệm vụ được giao dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ và
kiểm tra của giáo viên. Hoạt động tự học nếu có sự hướng dẫn của giáo viên với
phương pháp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho việc dạy học nói chung và
dạy học bộ môn lịch sử nói riêng.
Tuy nhiên hiện nay khả năng tự học của học sinh còn rất hạn chế, đa số các
em học lịch sử một cách thụ động theo kiểu ghi chép và học thuộc lòng, từ đó dẫn
đến những kiến thức về lịch sử của học sinh không đa dạng, không sâu sắc, nhiều
khi còn rất mơ hồ, xáo rỗng. Các bài học lịch sử trong sách giáo khoa còn nặng về
nội dung, nhiều bài học vẫn còn quá dài mặc dù đã có giảm tải. Với thời lượng 45
phút cho một tiết học, nếu học sinh không có sự chuẩn bị trước, ít nhất là đọc
trước SGK trước khi đến lớp thì giờ học đó sẽ trôi qua rất nặng nề, cả giáo viên và
học sinh đều cảm thấy vất vả trong việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức . Làm thế
nào để giảm áp lực cho học sinh trong quá trình học Lịch sử, để học sinh có thể dễ
dàng ghi nhớ, có thể nhanh chóng nắm bắt kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời
2


có thời gian để cùng phân tích, thảo luận từ đó nắm kiến thức một cách đầy đủ,
sâu sắc hơn? Đây là câu hỏi mà rất nhiều giáo viên dạy lịch sử trăn trở.
Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng
của việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho học sinh tìm thấy hứng thú trong giờ
học, phát huy được tính chủ động sáng tạo của các em khi tìm hiểu các bài học lịch
sử, bớt áp lực phải học thuộc lòng những kiến thức đã có trong sách giáo khoa, đồng
thời giáo viên cũng bớt áp lực khi phải truyền thụ một lượng kiến thức quá nặng nề
trong giờ học dẫn đến tình trạng dạy học theo kiểu“cưỡi ngựa xem hoa” . Chính vì
vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề“Một số biện pháp hướng dẫn tự học lịch sử
theo hướng phát huy năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử
ở trường THPT.
2. Cơ sở lí luận.

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định
hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn
lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành
năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng
quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát
triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là
những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông. Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung
dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
3


sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của
đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và
một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản của khoa học lịch sử.Kết quả của việc dạy học lịch sử không chỉ phụ thuộc
vào phương pháp giảng dạy của giáo viên mà còn phụ thuộc vào phương pháp học
của học sinh. Học tập lịch sử không chỉ để “biết” mà phải “tường” tức là hiểu một
cách cặn kẽ, hiểu “gốc tích” để hiểu về hiện tại. Như vậy khi học lịch sử, người
học không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ sự kiện, mà điều quan trọng là phải hiểu

được bản chất của sự kiện, hiện tượng và rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm của
quá khứ với hiện tại, đồng thời có thể nhìn nhận, đánh giá xu hướng phát triển
trong tương lai. Để phát huy vai trò của bộ môn lịch sử trong sự phát triển của xã
hội, cần phải định hướng ngươi học từ bỏ lối suy nghĩ “Lịch sử là môn học đơn
thuần chỉ cần nhớ các sự kiện”, trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ cung
cấp kiến thức mà còn cần chú trọng hướng dẫn học sinh phương pháp học tập
đúng đắn, nhất là phương pháp tự học, tự lĩnh hội kiến thức làm nền tảng cơ bản
để cùng đi sâu phân tích, so sánh, liên hệ rút ra những bài học, những quy luật.
Nhìn ra thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á có thể
thấy xu hướng của đa số các nước hiện nay là chú trọng đến cách học (phương
pháp) nhiều hơn là “Học được cái gì” (Nội dung). Trong cách học, họ đề cao hai
điều then chốt: Tự học và sáng tạo. Hai mặt này có quan hệ mật thiết: Sẽ không có
sự sáng tạo nếu không có sự tự học tích cực. Tự học để khám phá nhận thức và
khai phá sáng tạo. Sáng tạo để khẳng định hiệu quả của tự học. Các nền giáo dục
tiên tiến hiện nay đều cho rằng :tự học và sáng tạo là hai kĩ năng “kép” cần thiết
4


đối với một học sinh hiện đại. Đây thực sự là một vấn đề cần được quan tâm hàng
đầu trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở Việt Nam.
Tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, nhằm phát huy năng lực sáng tạo là
một trong những bước quan trọng của quá trình thực hiện mô hình dạy học tích
cực “ Lấy người học làm trung tâm” hay còn gọi là mô hình dạy – tự học.
3. Thực trạng vấn đề.
Qua thực tế giảng dạy lịch sử, tôi nhận thấy, học sinh phổ thông hiện nay
phần lớn là học lịch sử theo lối thụ động.
- Ở lớp: nghe giảng, phát biểu ý kiến khi giáo viên yêu cầu, sử dụng sách
giáo khoa để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Trong việc ghi bài, học sinh cũng
không chủ động ghi chép theo mức độ nhận thức vấn đề của bản thân mà thường
thụ động ghi chép theo những gì giáo viên trình bày trên bảng đen hoặc trình

chiếu.
- Ở nhà: học thuộc lòng những nội dung ghi trong vở, một số học sinh thì
học thuộc lòng kiến thức sách giáo khoa.
- Học sinh hầu như không có thói quen đọc trước hoặc khai thác kiến thức
sách giáo khoa trước khi tìm hiểu bài học trên lớp.
Có thể nói, hiện nay học sinh học lịch sử hoàn toàn phụ thuộc kiến thức
sách giáo khoa, học sinh hầu như không thể tự mở rộng kiến thức lịch sử của mình
mà mới chỉ dừng ở mức độ theo dõi sách giáo khoa, ghi nhớ những kiến thức có
trong sách giáo khoa, hoặc kiến thức giáo viên ghi chép trên bảng. Với cách học
lịch sử thụ động đã dẫn đến một thực tế phổ biến ở học sinh phổ thông hiện nay là
các em thường không thể ghi nhớ lâu các sự kiện lịch sử, nếu ghi nhớ thì cũng
không hiểu sâu sắc bản chất, ý nghĩa tác động của sự kiện lịch sử đó.
Thực trạng học sinh học lịch sử thụ động cũng do nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất là do cách dạy của giáo viên: nhiều giáo viên vẫn áp dụng phương pháp
dạy học truyền thống, quá chú trọng vào việc cung cấp kiến thức sách giáo khoa,
5


tâm lí sợ không dạy hết kiến thức sách giáo khoa đeo bám...dẫn đến là trong giờ
học giáo viên chưa tổ chức được nhiều hoạt động thảo luận, phân tích giúp học
sinh hiểu sâu sắc bản chất, ý nghĩa các sự kiện lịch sử hoặc đưa ra các nhận xét,
đánh giá theo quan điểm cá nhân...
- Quan niệm sai lệch “môn chính”, “ môn phụ” nên nhiều học sinh còn coi
thường, chưa thực sự chủ động đi sâu tìm tòi, nghiên cứu.
- Nội dung chương trình lịch sử phổ thông biên soạn còn nặng về nội dung,
dẫn đến là trên lớp giáo viên còn quá vất vả trong việc giúp học sinh khai thác,
lĩnh hội kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- Do nội dung chương trình chưa hấp dẫn học sinh hoặc giáo viên còn ôm
đồm nhiều kiến thức, làm cho nội dung bài dạy trở nên quá tải với học sinh, dẫn
đến học sinh sợ học bộ môn.

- Do cách ra đề kiểm tra, đánh giá còn nặng về tái hiện kiến thức, nên học
sinh chỉ cần thuộc bài, chỉ cần bám sát kiến thức sách giáo khoa là có thể thực
hiện yêu cầu của đề bài. Cách ra đề nặng về học thuộc đã vô hình chung hình
thành ở học sinh cái lối “ học vẹt” chứ chưa biết cách khai thác vấn đề theo tư duy,
logic của bản thân.
4. Một số biện pháp hướng dẫn tự học lịch sử theo hướng phát huy năng lực
học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ở trường THPT.
4.1. Sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học.
Phiếu học tập là bản phác thảo, định hướng những công việc học sinh có thể
thực hiện ngay trên lớp hoặc ở nhà (có thể thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân tùy
theo sự phân công và hướng dẫn của giáo viên). Hình thức của phiếu học tập rất
đa dạng, giáo viên có thể thiết kế câu hỏi, bài tập, bảng biểu, sơ đồ, đề cương
trống...để học sinh trả lời, trình bày, sắp xếp thông tin, điền phần còn thiếu...qua
đó hình thành kiến thức hoặc phát triển kĩ năng nhất định cho học sinh.
6


Phiếu học tập không chỉ là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc triển khai dạy
học trên lớp mà còn phù hợp với việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà để chuẩn
bị cho bài mới. Việc hướng dẫn học sinh tự học với sách giáo khoa hoặc sưu tầm,
khai thác các tư liệu liên quan đến bài học trước khi bước vào giờ học là một việc
làm cần thiết và nên được triển khai thường xuyên như một quy định bắt buộc của
các giờ học. Sử dụng phiếu học tập hướng dẫn học sinh tự học ở nhà chuẩn bị cho
một giờ học lịch sử, giáo viên sẽ thiết kế phiếu học tập trong đó không chỉ định
hướng những nhiệm vụ học sinh cần làm như đọc, tóm tắt nội dung chính của bài
học, ghi rõ những nội dung chưa hiểu mà quan trọng hơn hết là phải định hướng
cho học sinh ôn tập lại những sự kiện, những khái niệm đã học nhưng có liên quan
và bổ trợ cho bài học mới. Việc đọc trước và khai thác những kiến thức sách giáo
khoa theo định hướng, hoặc sưu tầm, khai thác những tư liệu có liên quan đến bài
học từ các nguồn sách báo, hoặc mạng Internet...sẽ giúp cho học sinh dễ dàng thu

nhận kiến thức bài mới, đồng thời học sinh có cơ sở dữ liệu để tham gia chia sẻ,
thảo luận, phân tích sâu các sự kiện, các vấn đề trong bài mới...Để tránh gây áp
lực cho học sinh, khiến học sinh cảm thấy quá nặng nề, căng thẳng với việc chuẩn
bị bài ở nhà thì giáo viên chú ý thiết kế phiếu học tập ngắn gọn, học sinh có thể
hoàn thành nhanh trong vòng từ 10 đến 15 phút và nội dung sẽ chủ yếu là nhắm
đến việc tái hiện kiến thức, tóm tắt nội dung, tiến trình...những yêu cầu này học
sinh có thể tự học và giáo viên sẽ không mất thời gian dạy lại trên lớp. Khi việc tự
học ở nhà giúp học sinh tự lĩnh hội được những kiến thức cơ bản, thì trên lớp giáo
viên sẽ dành phần nhiều thời gian cho việc đặt ra các tình huống có vấn đề để học
sinh vận dụng kiến thức cơ bản, tư duy và giải quyết vấn đề.
Ví dụ khi dạy bài 3 và bài 4 lịch sử lớp 10.
Giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập giúp học sinh chuẩn bị trước khi học
bài mới với yêu cầu là hoàn thiện bảng hệ thống đặc điểm cơ bản về các quốc gia
cổ đại phương Đông hoặc phương Tây.
7


Bảng: Dựa vào SGK để hoàn thiện bảng hệ thống đặc điểm cơ bản về các
quốc gia cổ đại phương Đông.
Đặc điểm
Điều kiện tự nhiên hình thành
Thời gian và địa điểm
Kinh tế
Xã hội
Thể chế chính trị

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Khi học bài 4 – lịch sử 10: Các quốc gia cổ đại phương Tây
Giáo viên sẽ thiết kế phiếu học tập dưới dạng kết hợp ôn tập kiến thức bài

cũ và khai thác trước kiến thức bài mới, đồng thời cũng có thể phát huy năng lực
so sánh và rút ra nhận xét ở học sinh.
Bảng: So sánh đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây,
rút ra nhận xét.
Đặc điểm

Các quốc gia cổ Các quốc gia cổ Nhận xét
đại phương Đông

đại phương Tây

Điều kiện tự nhiên
Thời gian và địa
điểm hình thành
Đặc điểm kinh tế
chính
Cơ cấu xã hội
Thể chế chính trị
Phiếu học tập với bảng so sánh trên cũng có thể sử dụng vào cuối giờ học
của bài 4, để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh về các quốc gia cổ đại
phương Đông và phương Tây, ngoài ra cũng có thể sử dụng phiếu học tập này giao
cho học sinh trước khi học bài 5, để học sinh nắm vững kiến thức về thời kì cổ đại,

8


phục vụ cho việc so sánh, đánh giá quá trình phát triển của xã hội phương Đông từ
cổ đại chuyển sang thời kì phong kiến.
Ví dụ khi dạy bài 19 – lịch sử 10: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
trong các thế kỉ X – XV.

Giáo viên thiết kế phiếu học tập để học sinh tìm hiểu và khai thác sách giáo
khoa trước khi học bài mới như sau:
Bảng: Hoàn thiện một số thông tin về các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm trong các thế kỉ X – XV.
Đặc điểm

Kháng chiến

Kháng chiến

Kháng chiến

Khởi nghĩa

chống Tống

chống Tống

chống quân

Lam Sơn

thời Tiền Lê

thời Lý

xâm lược Mông
– Nguyên

Thời gian

Người

lãnh

đạo chủ yếu
Kế sách độc
đáo

Những

trận

đánh

tiêu

biểu
Kết quả - ý
nghĩa
Ví dụ khi học bài 30 – lịch sử 10: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ.
9


Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và hoàn thiện bảng hệ thống
tiến trình của cuộc chiến tranh ở nhà trước khi học bài mới.
Bảng: Tiến trình cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ.
Thời gian


Sự kiện

Kết quả

1773

9/1774

4/1775

5/1775

4/7/1776

17/10/1777

1781

Khi học sinh đã chủ động đọc sách giáo khoa và hoàn thiện được bảng tiến
trình phát triển của cuộc chiến tranh giành độc lập, thì học sinh cũng đã cơ bản
10


nắm bắt những kiến thức cơ bản của bài học. Tại lớp khi cho tìm hiểu bài học,
giáo viên sử dụng bảng thông tin phản hồi giúp chuẩn lại bảng hệ thống của học
sinh, sau đó sẽ đặt ra những câu hỏi để kiểm tra mức độ khai thác và nhận thức
kiến thức sách giáo khoa, kiến thức tự sưu tầm các nguồn tư liệu ngoài sách giáo
khoa của học sinh như: Tại sao lại bùng nổ sự kiện chè Boxton? Tại sao sau sự
kiện thông qua Tuyên ngôn độc lập ngày 4/7/1776 thì quân đội thuộc địa lại liên
tiếp thắng lớn? Cho biết những tiến bộ và hạn chế của bản Tuyên ngôn độc lập

của 13 bang thuộc địa? ....
Giáo viên không chỉ sử dụng phiếu học tập dưới dạng bảng hệ thống mà
cũng có thể sử dụng phiếu học tập kiểu đề cương trống. Dạng đề cương trống rất
thích hợp trong việc phát huy năng lực tự học và khai thác sách giáo khoa ở học
sinh lớp 12, giúp các em khắc sâu kiến thức cơ bản sách giáo khoa phục vụ cho kì
thi THPT Quốc gia bằng hình thức 100% trắc nghiệm. Mỗi một ý trong đề cương
trống có thể tương ứng với ít nhất một câu hỏi trắc nghiệm.
Ví dụ sau khi học các bài 6, bài 7, bài 8 tìm hiểu về 3 trung tâm kinh tế tài
chính lớn nhất trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Mĩ – Nhật Bản và
Tây Âu, giáo viên có thể sử dụng các dạng dàn ý trống, điền khuyết để giúp học
sinh tự ôn tập, cũng cố kiến thức cơ bản theo từng lĩnh vực như:
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ MĨ – NHẬT BẢN – TÂY ÂU
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
I. Sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển rất mạnh mẽ:
+ Chiếm khoảng 56% sản lượng……………………………….....của thế giới.
+ Sản lượng nông nghiệp =
………………………………………………………………………………………
+ Chiếm ¾
………………………………………………………………………………………
+ Chiếm hơn 50%
………………………………………………………………………………………
+ Chiếm khoảng 40%
………………………………………………………………………………………
11


=> Khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở
thành………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
(Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh)
- Nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ:
+……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
+……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
+……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
+……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
+……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
-> Nguyên cơ bản, quyết định sự phát triển nền kinh tế Mĩ là áp
dụng............................................................................................................................
………………………………………………………………………………………
- Từ nửa sau những năm 70, kinh tế Mĩ bắt đầu suy giảm do cuộc chạy đua
………………………….với………...
- Từ những năm 70 – TK XX, nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối do
sự vươn lên của………...............................................................................................
- Khoa học – Kĩ thuật: Mĩ là nước khởi đầu cuộc Cách mạng khoa học – Kĩ thuật
hiện đại với nhiều thành tựu quan trọng:
+ Chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, tìm ra các nguồn năng lượng mới…
+ Đi đầu trong cuộc Cách mạng xanh…
+1969………………………………………………………………………………
-> Mĩ có đội ngũ các nhà khoa học đông đảo và chất lượng vì……………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Trong thập kỉ 90, khoa học – kĩ thuật của Mĩ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và
chiếm………………………………Phát minh, sáng chế của thế giới.

II. Sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 1945 -1952, trong điều kiện bị tổn thất nặng nề, Nhật Bản đã thực hiện 3 cuộc
cải cách để khôi phục kinh tế và ổn định tình hình chính trị,
- Khó khăn lớn nhất mà Nhật Bản phải nhanh chóng vượt qua sau chiến tranh là
nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
- 1952 -1973, Nhật Bản đã được đánh giá là có tốc độ phát triển “ thần kì” vì
………………………………………………………………………………………
- Đầu những năm 70, Nhật Bản trở
thành………………………………………………………………………………
12


………………………………………………………………………………………
- Nguyên nhân quyết định, để Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành siêu cường
thế giới là yếu tố……………………………………………………….....................
- Nguyên nhân khác với Mĩ và Tây Âu là:…………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Để đẩy nhanh sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, Nhật Bản đầu tư vốn để
mua…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Khó khăn lớn nhất đối với nền công nghiệp của Nhật Bản là phụ thuộc vào nhiên
liệu, nguyên liệu nhập từ bên ngoài.
- Từ nửa sau những năm 80, TK XX, Nhật Bản đã vươn lên trở
thành………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Từ những năm 90 của TK XX, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình
trạng…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
III. Sự phát triển nền kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tây Âu phục hồi nền kinh tế dựa vào viên trợ của Mĩ, thông qua kế hoạch

“Macsan” (6.1947).
- Để nhận được viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu
phải…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Từ đầu những năm 70, Tây Âu cũng trở thành một trong
ba……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Nguyên nhân chung quyết định sự phát triển nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây
Âu là:
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Năm 1973, cả Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu đều chịu tác động từ khủng
hoảng………………………………………………………………..và đã nhanh
chóng vượt qua.
Để đạt được hiệu quả, phiếu học tập cần được thiết kế rõ ràng, đúng mục
đích sử dụng và hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả giờ học. Giáo viên có thể
cung cấp các tiêu chí đánh giá để học sinh tự chấm hoặc chấm phiếu học tập của
bạn học, qua đó tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, đồng thời cũng là cơ hội
để các em phát huy được những năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực chia
13


sẻ thông tin phục vụ bài học. Thông qua kiến thức mà học sinh điền trên phiếu học
tập, giáo viên có thể đánh giá ý thức tự học của học sinh, đồng thời cũng từ những
phiếu học tập sẽ cung cấp cho giáo viên thông tin chính xác về các vấn đề còn tồn
tại trong cách dạy và cách học từ đó sẽ có điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
4.2. Sử dụng sơ đồ tư duy phát huy năng lực tự học của học sinh.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học của giáo viên hiện nay cũng đã tương
đối phổ biến, tuy nhiên hướng dẫn học sinh tự học với sơ đồ tư duy thì chưa phổ

biến trong các môn học và các giờ học. Học bằng sơ đồ tư duy là một phương
pháp học tập rất hiện đại và hiệu quả trong việc ghi nhớ kiến thức bài học. Phương
pháp ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy nó không phải là học vẹt, mà là một dạng ghi nhớ
có hệ thống logic. Để phát huy năng lực tự học của học sinh bằng sơ đồ tư duy thì
trước hết giáo viên cũng cần giành thời gian để hướng dẫn học sinh cách thiết kế
sơ đồ tư duy. Sau khi nắm bắt nguyên tắc cơ bản trong việc biểu diễn nội dung
trọng tâm của bài học trên một sơ đồ tư duy thì học sinh sẽ cảm thấy giờ học lịch
sử không còn là những con chữ quá dài dòng, khó ghi nhớ... việc đọc kĩ sách giáo
khoa ở nhà và tóm tắt nội dung trọng tâm bài học trên một sơ đồ tư duy là cách
giúp học sinh ghi nhớ và nắm bắt rất nhanh những kiến thức cơ bản của bài học
mới.
Ví dụ: Trước khi dạy bài 11- lịch sử 10: Tây Âu thời hậu kì trung đại.
Giáo viên xác định hai chủ đề chính là: Phát kiến địa lí và Phong trào văn
hóa phục hưng , yêu cầu học sinh về nhà thiết lập sơ đồ tư duy trên cơ sở hai chủ
đề gốc đã cho hoặc ở mức độ dễ hơn, giáo viên sử dụng phiếu học tập với sơ đồ tư
duy có chủ đề gốc, có các nhánh, nhưng chưa điền nội dung trên các nhánh như
sau:

14


Với sơ đồ tư duy dạng này, giáo viên đã phần nào gợi ý cho học sinh số
lượng đơn vị kiến thức cần xác định trên sơ đồ tư duy. Hình thức này có thể sử
dụng phổ biến và thường xuyên, nó phù hợp và vừa sức với đa số học sinh.
Khi vào dạy bài mới, giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của
bài học lên bảng bằng một hình vẽ bất kì trên bảng của lớp mà không ghi bài
theo kiểu cũ, sau đó GV có thể triển khai giờ học theo các nhánh của sơ đồ tư
duy, học sinh với việc đọc sách giáo khoa và thiết lập sơ đồ tư duy trước khi
tìm hiểu bài mới chắc chắn sẽ rất sôi nổi, hào hứng tham gia và xây dựng nội
dung bài học. Việc phát triển giờ học bằng sơ đồ tư duy cũng sẽ không tạo cho

học sinh áp lực ghi chép quá nhiều trong các giờ học lịch sử.
Đối với học sinh lớp 12, thì việc tự ôn tập bằng các sơ đồ tư duy sẽ giúp
các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
của kì thi THPT Quốc gia.
4.3. Hướng dẫn học sinh thiết kế, sử dụng Thẻ nhớ hay Phiếu nhớ để phục
vụ có hiệu quả cho các giờ học lịch sử.
Thẻ nhớ hay phiếu nhớ (Flash Cards) là một loại công cụ học tập được
thiết kế và in rời dưới dạng văn bản nhằm hỗ trợ học sinh trong việc ghi nhớ
các nhân vật, sự kiện, khái niệm lịch sử một cách logic. Nội dung trên thẻ nhớ
thường có hai phần: Hình ảnh nhân vật hoặc hình ảnh liên quan đến sự kiện,
khái niệm lịch sử, thông tin gợi mở nhằm định hướng cho học sinh trong việc
tìm hiểu, ghi nhớ các thông tin về nhân vật, sự kiện...phục vụ cho bài học.
Có nhiều mẫu thẻ nhớ để học sinh có thể lựa chọn và thiết kế phù hợp với
việc trình bày nội dung kiến thức. Hiện nay áp dụng công nghệ thông tin trong
việc dạy và học đã trở nên phổ biến và hỗ trợ rất hiệu quả do vậy giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm thông dụng như Word hay Publisher
15


để thiết kế thẻ, các phần mềm này quen thuộc, dễ học và cơ bản là phát huy được
năng lực sử dụng công nghệ thông tin vào học tập bộ môn lịch sử.
Bước đầu khi hướng dẫn học sinh tự học với thẻ nhớ, giáo viên có thể
.
thiết
kế những thẻ nhớ có sẵn hình nhân vật, hoặc sự kiện và yêu cầu học sinh

hoàn thiện thông tin về nhân vật, sự kiện đó.
Ví dụ trước khi học bài 31 (tiết 1) – lịch sử 10: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế
kỉ XVIII.
Giáo viên có thể sử dụng thẻ nhớ (Cũng giống như phiếu học tập) có bức

tranh về tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng và đặt câu hỏi: Bức tranh đã
phản ánh điều gì về xã hội Pháp trước cách mạng? Giáo viên yêu cầu học sinh
hoàn thiện thẻ nhớ và nộp lại để giáo viên chấm hoặc sử dụng làm tư liệu phục
vụ bài học.
Ví dụ giáo viên sử dụng thẻ nhớ về Chùa một cột để phát huy năng lực tự
học của học sinh tại lớp, việc học sinh điền các thông tin trên thẻ nhớ về Chùa
một cột sẽ thể hiện kiến thức bên ngoài sách giáo khoa của học sinh là phong
phú.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
16
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


Bức tranh phản ánh điều gì về xã hội Pháp trước cách mạng?

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
17
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


Trình bày hiểu biết của em về công trình kiến trúc trên.

Trước mỗi bài học, giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh dựa vào các
thông tin trong sách giáo khoa hoặc sưu tầm thêm để tự thiết kế các thẻ nhớ về
nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử, hoặc các công trình kiến trúc, điêu khắc....
Ví dụ
khi -dạy
lịch một
sử 10:
tranh
độc
lập của
G. trước
Oa - sinh
tơn bài
sinh30
ra –trong

gia Chiến
đình điền
chủgiành
giàu có
ở bang
Viếccác
–githuộc
địaTừAnh
Bắctuổi,ông
Mĩ. đã tốt nghiệp đại học và là một kĩ sư. Oa – sinh- tơn cũng là
ni-a.
nămở 16
Một nhân vật có
viênquân
có thể
thiết dân
kế thẻ
nhớ
nhân vật –gi-ni-a.
G. Oa – sinh
mộtGiáo
sĩ quan
độiyêu
và cầu
thamhọc
giasinh
hội đồng
biểu
củavềbang
ảnhViếc

hưởng vô Tháng
cùng
9/1774,
ông
đạivề
diện
tham
dự đại
hội lục
thứsinh
nhất Hợp
và đến
thángquốc
5/1775
tiếp
tochúng
lớn
đối
với
cuộc
– tơn
và thẻ
nhớ
Bản
Tuyên
ngôn
độcđịa
lậplần
khai
Mĩông

trên
chiến tại
tranh
được
cử tham
đạiPublisher.
hội lục địa lần thứ hai, ở Phi –la-đen-phi-a,
đây ônggiành
được
cáctục
phần
mềm
Wordgia
hoặc
độc lập của 13 bang
bầuVí
làm
chỉsinh
huy cóquân
đội thuộc
địa.nhân
Từ sau
được
bầu
làm giản
tổngBắc
chỉ huy,
thuộc
địa
Mĩ. ông

dụtổng
1 học
thể làm
thẻ nhớ
vậtkhi
hoàn
chỉnh
đơn
như
sau:
đã thể hiện vai trò của một người chỉ huy quân đội xuất sắc, quân đội thuộc địa liên
tiếp giành các chiến thắng lớn trước quân
18 Anh. Sau khi các thuộc địa Bắc Mĩ hoàn
toàn giành độc lập, năm 1789 G. Oa-sinh-tơn đã trở thành tổng thống đầu tiên của
nước Mĩ, ông cũng là một trong ba vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mĩ.


Những thẻ nhớ do chính học sinh thiết kế, hoặc học sinh hoàn thiện thông
tin trên thiết kế của giáo viên đều trở thành tài sản, thành kho dữ liệu của học sinh.
Học sinh có thể tập hợp các thẻ nhớ lại để phục vụ cho các bài học khác nhau,
phục vụ cho việc ôn tập kiến thức của học sinh.
4.4. Hướng dẫn học sinh tự học thông qua thực hiện các nhiệm vụ sưu tầm tư
liệu, tranh ảnh phục vụ bài học.
Trước mỗi bài học, ngoài việc giao các nhiệm vụ học tập phát huy năng lực
tự học với sách giáo khoa, thì giáo viên cũng có thể nâng cao hiệu quả giờ học lịch
sử thông qua việc phân công cho học sinh những nhiệm vụ sưu tầm tư liệu, hình
ảnh liên
19



quan đến bài học, sẽ bổ trợ đắc lực cho việc phân tích và hiểu sâu sắc về bài học
đó. Nhất là với những bài mà kiến thức có nhiều nội dung cần mở rộng thì việc
giao cho học sinh sưu tầm tư liệu liên quan chính là một biện pháp giáo viên định
hướng cho học sinh tự bồi dưỡng, tự mở rộng kiến thức lịch sử.
Ví dụ trước khi dạy các bài liên quan đến các chiến thắng quân sự lớn của ta
trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, giáo viên nên giao cho học
sinh sưu tầm tư liệu về nghệ thuật tác chiến của ta trong các chiến dịch, đây là
những phần kiến thức khó. Trên cơ sở học sinh đã sưu tầm, đã tìm hiểu các em sẽ
tích cực phát biểu phân tích, xây dựng trong giờ học. Hoặc tìm hiểu Chiến tranh
giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, giáo viên nên phân công cho học
sinh nhiệm vụ học tập ở nhà đó là sưu tầm tư liệu về hoàn ảnh ra đời, tác giả, cơ
sở lí luận, điểm tích cực, hạn chế của Bản Tuyên ngôn độc lập của nước
Mĩ.....Thực tế đã cho thấy nếu học sinh có sự chuẩn bị bài trước khi học một cách
chu đáo, nghiêm túc thì trong giờ học, học sinh sẽ chủ động học tập, giờ học với
giáo viên không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức cơ bản mà trở thành một giờ
học chia sẻ, trao đổi, thảo luận và đi sâu phân tích một số vấn đề trọng tâm qua đó
khắc sâu kiến thức cho học sinh.
5. Thực nghiệm sử dụng các biện pháp hướng dẫn tự học lịch sử theo hướng
phát huy năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử ở trường
THPT.
5.1. Nội dung thực nghiệm.
Bài 30“Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” Lớp
10- chương trình chuẩn.
- Chuẩn bị giáo án: 2 kiểu
Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm, có sử dụng các biện pháp hướng dẫn tự học.
Kiểu 2: Giáo án đối chứng được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình
thường không sử dụng các biện pháp hướng dẫn tự học.
20



- Kiểm tra chất lượng bằng cách cho học sinh hai lớp đối chứng và thực
nghiệm làm bài kiểm tra nhanh và phiếu phản hồi ý kiến học sinh sau tiết học
5.2. Quá trình thực nghiệm:
Chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng:
+ Lớp thực nghiệm: sử dụng giáo án kiểu 1, sử dụng các biện pháp hướng
dẫn tự học lịch sử nhằm hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp của học sinh.
+ Lớp đối chứng: sử dụng giáo án kiểu 2 được tiến hành theo phương pháp
bình thường, không sử dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh tự học, nhất là các
nhiệm vụ chuẩn bị bài trước khi học.
+ Lớp thực nghiệm và đối chứng tương đồng về nhận thức và điều
kiện học tập .
Tiến trình giờ học đối chứng
Chúng tôi đã tiến hành dạy đối chứng tại lớp 10C, triển khai giờ dạy theo kế
hoạch bài dạy thông thường.
Vào giờ học, giáo viên giới thiệu bài mới và những nội dung kiến thức cơ
bản của bài học, tổ chức và triển khai các hoạt động để nghiên cứu, tìm hiểu nội
dung bài học bằng phương pháp dạy bình thường : thuyết trình, vấn đáp, trực
quan, sử dụng câu hỏi và bài tập lịch sử. ..Cuối bài học, giáo viên tổng kết bài học
và giao nhiệm vụ về nhà.
Trước khi kết thúc giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh làm một bài tập trắc
nghiệm nhanh trong khoảng thời gian 10 phút để kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài
học của các em.
Tiến trình giờ học thực nghiệm
Giờ học thực nghiệm được tiến hành tại lớp 10A, giáo viên triển khai sử
dụng các biện pháp hướng dẫn tự học như:

21


- Yêu cầu học sinh đọc kĩ sách giáo khoa và hoàn thiện phiếu học tập hệ

thống tiến trình diễn biến của Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ.
- Yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu về Tuyên ngôn độc lập (4/7/1776) tuyên
bố khai sinh nhà nước Hợp chúng quốc Mĩ theo các nội dung cụ thể (Tác giả, nội
dung chính, cơ sở về tư tưởng, tích cực và hạn chế của Tuyên ngôn, liên hệ đến
Bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta ngày 2/9/1945).
Trong giờ học giáo viên không cần đi sâu hỏi học sinh về các sự kiện trong
tiến trình diễn biến cuộc chiến tranh mà sẽ chủ yếu đi sâu phân tích các sự kiện
tiêu biểu. Giáo viên tích cực tổ chức các hoạt động học tập, đặt ra các câu hỏi mà
đòi hỏi học sinh phải vận dụng tư liệu đã sưu tầm để trả lời.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn tiêu biểu trong Tuyên ngôn
mà các em đã sưu tầm, hoặc yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về nhân vật G,
Oa – sinh – tơn, hoặc giáo viên đặt câu hỏi để học sinh liên hệ đến bản Tuyên
ngôn độc lập của nước ta, học sinh hiểu tại sao Hồ Chí Minh lại trích dẫn Bản
Tuyên ngôn độc lập của nước Pháp và nước Mĩ trong Tuyên ngôn khai sinh nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Kết thúc bài học giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra nhanh trong 10
phút để kiểm tra kết quả học tập.
5.3. Kết quả thực nghiệm
* Kết quả định tính qua quan sát lớp học
Tiết dạy thực nghiệm của tôi ở lớp 10A, 10B. Với việc sử dụng các biện
pháp hướng dẫn học sinh tự học đã làm nổi bật được kiến thức trọng tâm mà học
sinh cần nắm vững.
Tại lớp thực nghiệm: không khí lớp học rất sôi nổi, học sinh vô cùng hứng
thú với phương pháp học tập mới, các học sinh tham gia nhiệt tình, không khí giờ

22


học rất thoải mái, học sinh tích cực tham gia chia sẻ những kiến thức mà các em tự

sưu tầm, tìm hiểu làm cho bài học trở nên sinh động, cuốn hút.
Tại lớp đối chứng: Với việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống
đảm bảo đầy đủ nội dung kiến thức cơ bản. Nhưng không khí lớp học có phần
kém sôi nổi, học sinh chủ yếu làm việc cá nhân, ít có sự tương tác với giáo viên và
ít có sự tương tác giữa các thành viên trong lớp với nhau. Giờ học chưa thực sự
thu hút, chưa phát huy được tính độc lập, sự sáng tạo của học sinh.
*Mức độ hứng thú của học sinh
Qua phiếu điều tra để thu thập ý kiến của học sinh, kết quả như sau:
Lớp dạy thực nghiệm: 84% học sinh cho rằng không khí giờ học diễn ra
sôi nổi, cảm thấy hào hứng hơn. Ngược lại, ở lớp dạy đối chứng, chỉ có 37% số
học sinh đồng ý với ý kiến buổi học diễn ra sôi nổi, hào hứng.
Lớp học đối chứng: Giáo viên giảng dạy theo giáo án truyền thống và
bằng phương pháp thuyết trình, vấn đáp là chủ yếu, không khí lớp học từ đầu
đến cuối khá trầm. Các em chỉ thực sự chăm chú khi chép bài, có một số em
tích cực tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên
Lớp học thực nghiệm: với việc sử dụng các biện pháp hướng dẫn tự học
kết hợp với các PPDH tích cực khác, học sinh đã tỏ ra hứng thú với bài giảng,
tập trung vào bài giảng và tham gia tích cực trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra.
Như vậy, có thể khẳng định việc sử dụng tăng cường các biện pháp
hướng dẫn học sinh tự họctrong dạy học Lịch sử đã tạo được hứng thú và tập
trung cho học sinh hơn giờ học với giáo án thông thường. Đồng thời, học sinh
cũng tiếp thu kiến thức bài học nhanh và vững hơn.
Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của HS ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng

23


Lớp thực nghiệmLớp đối chứng
* Kết quả định lượng qua bài kiểm tra 10 phút
Sau khi hoàn thành hai giờ dạy thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đã cho

học sinh làm bài kiểm tra 10 phút và thu được kết quả như sau:
Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra 10 phút trong giờ dạy học thực
nghiệm và đối chứng
Điểm số

Lớp thực nghiệm
Số học sinh
Tỷ lệ (%)

Lớp đối chứng
Số học sinh

Tỷ lệ (%)

(39HS)
(100%)
(37HS)
(100%)
Điểm giỏi
23
60,0
10
27
Điểm khá
11
28,2
18
48,6
Điểm TB
5

11,8
9
24,4
Điểm kém
0
0
0
0
- Giờ dạy thực nghiệm số học sinh đạt điểm giỏi chiếm tới 60 %, gấp hơn 2
lần so với lớp đối chứng. Từ những kết quả sau hai giờ học thực nghiệm và đối
chứng đã khẳng định những ưu thế và hiệu quả của việc tăng cường các biện pháp
hướng dẫn tự học trong giờ học lịch sử.
6. Khả năng áp dụng sáng kiến.
- Các biện pháp hướng dẫn tự học lịch sử trong sáng kiến triển khai có thể
áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng học sinh, nhiều khối lớp khác nhau.

24


- Sáng kiến có thể áp dụng linh hoạt trong các điều kiện cơ sở vật chất khác
nhau. Giáo viên có thể áp dụng sáng kiến cho tất cả các bài học, chỉ cần chú ý linh
hoạt lựa chọn biện pháp hướng dẫn và xác định trọng tâm hướng dẫn học sinh tự
học.
- Sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả trong việc rèn cho học sinh kĩ năng
tự học với sách giáo khoa, kĩ năng đọc sách và xác định vấn đề nhanh, kĩ năng sử
dụng công nghệ thông tin trong học tập bộ môn lịch sử, kĩ năng sưu tầm tư liệu
lịch sử, học sinh có hứng thú hơn trong giờ học. Riêng với học sinh lớp 12, khi
học bài mới, hay khi ôn tập kiến thức để thi THPT Quốc gia theo hình thức thi trắc
nghiệm thì việc tăng cường áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh tự học là
vô cùng cần thiết và nâng cao được hiệu quả kì thi THPT Quốc gia.


KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Bản chất của việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là lấy người học
làm trung tâm, phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người
học, điều đó cũng có nghĩa là phát huy năng lực tự học của học sinh.
25


×