Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

ẢNH HƯỞNG của một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT đến SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN của GIỐNG nấm mộc NHĨ NHUNG (AURICULARIA POLYTRICHA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 64 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
 **********

**********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG NẤM
MỘC NHĨ NHUNG (AURICULARIA POLYTRICHA)

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Ánh Ngọc

Ngành

: Công nghệ sinh học

Giảng viên hướng dẫn : 1. TS. Nguyễn Xuân Cảnh
2. TS. Nguyễn Thị Bích Thùy

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trưởng, phát triển của giống nấm mộc nhĩ nhung (Auricularia polytricha )” là do
tôi trực tiếp thực hiện. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận hoàn toàn chính


xác, trung thực và chưa được công bố trên bất kỳ tài liệu, bài báo, tạp chí nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin được trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Ánh Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nấm,
Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực
của bản thân cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các bạn tại trung
tâm và bộ môn Công nghệ Vi sinh, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Công nghệ
sinh học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới cô TS. Nguyễn Thị
Bích Thùy – Bộ môn Công nghệ vi sinh, Khoa Công nghệ sinh học, đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy TS. Nguyễn Xuân Cảnh đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS. Ngô Xuân Nghiễn và ThS. Trần Đông Anh,
bộ môn Công nghệ vi sinh, đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian làm khóa luận.
Tôi xin cảm ơn tất cả các anh chị, các bạn ở Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và
phát triển nấm, Khoa Công nghệ sinh học đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều để có thể
hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày lòng kính trọng, những lời cảm ơn chân thành nhất tới bố

mẹ, em trai và những người thân của tôi, đã luôn bên cạnh và động viên, tạo động lực
cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Ánh Ngọc

ii


MỤC LỤC
Đặc điểm quả thể......................................................................................................................31

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm ăn (FAO, 1972)...............Error:
Reference source not found
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian ủ nguyên liệu đến tốc độ sinh trưởng hệ sợi
nấm mộc nhĩ nhung............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thời gian ủ nguyên liệu đến thời gian hình thành quả
thể nấm mộc nhĩ nhung............................................................................................
...........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian ủ nguyên liệu đến kích thước quả thể và năng
suất nấm mộc nhĩ nhung....................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nguyên liệu bổ sung đến tốc độ sinh trưởng của hệ sợi
mộc nhĩ nhung...................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nguyên liệu bổ sung đến thời gian sinh trưởng.............Error:
Reference source not found

của mộc nhĩ nhung.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nguyên liệu bổ sung đến kích thước quả thể và năng
suất mộc nhĩ nhung............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của số lượng vết rạch đến kích thước và năng suất mộc nhĩ nhung
...........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thời điểm nuôi trồng đến tốc độ sinh trưởng của sợi
nấm mộc nhĩ nhung............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thời điểm nuôi trồng đến thời gian nuôi trồng mộc nhĩ nhung
...........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thời điểm nuôi trồng đến kích thước quả thể và năng
suất mộc nhĩ nhung............................................Error: Reference source not found

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quả thể nấm mộc nhĩ nhung chi ngoài tự nhiên.........Error: Reference source
not found
Hình 2.2. Các giai đoạn phát triển quả thể nấm mộc nhĩ nhung............Error: Reference
source not found
Hình 2.3. Quả thể nấm mộc nhĩ trên giá thể nuôi trồng.............Error: Reference source
not found
Hình 2.4. Chu trình sống của mộc nhĩ.......................Error: Reference source not found
Hình 4.1. Tốc độ sinh trưởng của sợi nấm mộc nhĩ nhung trên các nguyên liệu có
thời gian ủ khác nhau.........................................Error: Reference source not found
Hình 4.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của mộc nhĩ nhung trên các nguyên
liệu có thời gian ủ khác nhau.............................Error: Reference source not found
Hình 4.3. Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi trên nguyên liệu bổ sung khác nhau
...........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.4. Thời gian sinh trưởng của mộc nhĩ nhung trên nguyên liệu bổng

sung khác nhau......................................................Error: Reference source not found
Hình 4.5. Hệ sợi nấm mộc nhĩ trên nguyên liệu bổ sung khác nhau (sau 25 ngày)
...........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.6. Ảnh hưởng của số lượng vết rạch đến kích thước quả thể mộc nhĩ
...........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.7. Quả thể nấm mộc nhĩ nhung với số lượng các vết rạch khác nhau.........Error:
Reference source not found
Hình 4.8. Quả thể nấm mộc nhĩ nhung trên các công thức khác nhau....................Error:
Reference source not found
Hình 4.9. Ảnh hưởng của thời điểm nuôi trồng đến tốc độ sinh trưởng sợi mộc nhĩ nhung
...........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.10. Hệ sợi nấm mộc nhĩ nhung tại thời điểm nuôi trồng khác nhau............Error:
Reference source not found
Hình 4.11. Ảnh hưởng thời điểm nuôi cấy đến thời gian sinh trưởng của mộc nhĩ
...........................................................................Error: Reference source not found
v


Hình 4.12. Hình ảnh quả thể tại các thời điểm nuôi trồng khác.............Error: Reference
source not found
Hình 4.13: Sơ đồ phương pháp trồng nấm mộc nhĩ nhung.........Error: Reference source
not found

vi


BẢN TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên khóa luận: “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng,
phát triển của giống nấm mộc nhĩ nhung (Auricularia polytricha)”.
Giảng viên hướng dẫn:


1. TS. Nguyễn Xuân Cảnh
2. TS. Nguyễn Thị Bích Thùy

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Ánh Ngọc

Lớp:

CNSHC – K57

Tóm tắt báo cáo:
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật như: thời
gian ủ nguyên liệu, nguyên liệu bổ sung, số lượng vết rạch và thời gian nuôi trồng đến
năng suất cũng như sinh trưởng và phát triển của mộc nhĩ. Qua đó, xây dựng quy trình
thích hợp nuôi trồng nấm mộc nhĩ.
Kết quả thu được nguyên liệu mùn cưa thích hợp cho nuôi trồng mộc nhĩ là
mùn cưa dài ngày ở CT2 cho thời gian ăn kín cơ chất khoảng 28 ngày, ra quả thể vào
ngày thứ 36 và thu hái lần đầu vào ngày thứ 51 sau khi cấy giống. Nguyên liệu bổ
sung tốt nhất cho sinh trưởng, phát triền và cho năng suất cao nhất 79,2% là CT4 có tỉ
lệ phối trộn là 90% mùn cưa + 9%cám gạo + 1%CaCO 3. Với 4 vết rạch/bịch cho quả
thể có kích thước lớn nhất với năng suất đạt 71,4%. Và thời gian trồng thích hợp nhất
của mộc nhĩ là vào tháng 9 – 10 với thời tiết không quá nóng của mùa hạ và quá lạnh
của mùa đông cho quả thể mộc nhĩ đẹp, cánh nâu to đều, phiến ít nhăn.

vii


Phần I. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu
có bước phát triển nhảy vọt trong cả nước. Nước ta là một nước nông nghiệp với
nguồn phế phụ phẩm giàu cellulose rất phong phú, khí hậu phù hợp với nuôi trồng các
loại nấm ăn và nấm dược liệu. Ngoài ra, phát triển nghề sản xuất nấm ăn và nấm dược
liệu còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Phần lớn rơm rạ
sau khi thu hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném
xuống kênh rạch, sông ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn
nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại thực phẩm có
giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm được chuyển sang làm phân bón hữu cơ,
tạo thêm độ phì cho đất. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là lao động ở
các vùng nông thôn.
Mộc nhĩ là một loại nấm đang được nuôi trồng rất phổ biến do không chỉ là loại
thực phẩm ăn ngon, giòn, được người Trung Quốc mệnh danh là “sứa trên gỗ”, là loại
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu protein, chứa nhiều chất khoáng và
vitamin; phần nhung ở mặt dưới quả thể, chứa nhiều hoạt chất chống khối u. Cellulose
trong mộc nhĩ có tác dụng kích thích dạ dày và nhu động ruột, có lợi cho tiêu hóa và
khả năng hấp thu các chất…
Từ ngàn xưa, mộc nhĩ đã được nhân dân ta thu hái về ăn và làm thuốc. Nấm có khối
lượng lớn và khi nuôi trồng chủ động cũng cho năng suất cao. Mặt khác, mộc nhĩ là một
loại thực phẩm được ưa chuộng, nó có mặt trong bữa ăn hàng ngày và không thể thiếu trong
các dịp lễ tết. Thị trường tiêu thụ mộc nhĩ trong nước ngày càng mạnh, ngoài ra còn xuất
khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy nghề trồng mộc nhĩ ngày càng thu hút người trồng.
Mặc dù việc nuôi trồng mộc nhĩ đang rất phổ biến nhưng người nông dân vẫn
thường gặp rủi ro, dẫn đến thất bại, do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố kỹ thuật
đóng một vai trò rất quan trọng. Với mong muốn góp phần vào việc nuôi trồng mộc
nhĩ nhung đạt hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của một số biện pháp
kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống nấm mộc nhĩ nhung (Auricularia
polytricha)”.
1



1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật (thời gian ủ khác nhau,
lượng dinh dưỡng bổ sung, biện pháp tác động ra quả thể…) và thời điểm nuôi trồng
khác nhau đến khả năng sinh trưởng, phát triển của mộc nhĩ nhung trên mùn cưa.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được thời gian ủ nguyên liệu thích hợp cho nuôi trồng mộc nhĩ nhung.
- Xác định được nguồn dinh dưỡng bổ sung phù hợp.
- Xác định được biện pháp tác động khi ra quả thể (số lượng vết rạch) thích hợp.
- Xác định được thời điểm nuôi trồng phù hợp với mộc nhĩ nhung.

2


Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm trên thế giới
Các nước trồng nấm đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Năm 1939 toàn thế giới
chỉ có 10 nước sản xuất nấm ăn, đến năm 1995 đã có trên 100 nước trồng nấm. Xu thế
ngày càng phát triển về quy mô sản xuất, phương thức sản xuất, nguyên liệu sản xuất.
Loại hình sản phẩm và chủng loại ngày càng đa dạng (Cục khuyến nông – Bộ
NN&PTNT, 2003).
Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày nay phát triển rất mạnh
mẽ và đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ. Nghề trồng nấm của
một số nước như Hà Lan, Pháp, Mỹ, Đức đã được cơ giới hóa từ khâu xử lý nguyên
liệu đến chăm sóc thu hái và chế biến đều do máy móc thực hiện. Ở các nước châu Á
như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, nghề trồng nấm cũng được phát triển
mạnh. Sản lượng nấm các loại của thế giới năm 2001 đạt 6.280 nghìn tấn, đặc biệt

trong đó có Trung Quốc có sản lượng đạt 5.230 nghìn tấn nấm, chiếm khoảng 5/6
lượng nấm của thế giới. Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản,
Đài Loan và các nước Châu Âu. Nhu cầu nấm ăn trên thị trường thế giới khoảng 20
triệu tấn nấm/năm và tăng mỗi năm khoảng 4%. Trong khi đó sản lượng nấm hiện nay
chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu của thị trường (Bộ NN&PTNT, 2003).
Năm 1997, tổng sản lượng nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới đạt giá trị
khoảng 26 – 30 tỉ USD (Chang, 2004). Năm 2008 tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn
Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm 3% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Trong đó, nấm
ngân nhĩ chiếm 27,8%, đùi gà 23,3%, nấm sò 20,2%, nấm hương 19,3%, nấm mỡ
5,4%...Hàn Quốc hiện là nước đang nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt
Nam, Trung Quốc để trồng nấm, đồng thời xuất khẩu nấm sang 80 quốc gia, trong đó
có Việt Nam (Hiệp hội nấm ăn Hàn Quốc, 2010).
Ở Trung Quốc sản xuất nấm ăn được coi là một trong 9 nghề sản xuất lớn của
nông nghiệp. Sản lượng nấm trong năm 2001 đạt 5.230 nghìn tấn nấm với giá trị kinh
tế 19.960 triệu USD, xuất khẩu đạt 650 triệu USD. Một trong 24 tỉnh trồng nấm của
Trung Quốc đó là tỉnh Phúc Kiến một tỉnh có tài nguyên trồng nấm rất lớn, sản lượng
3


nấm năm 2001 của tỉnh đạt 1.453 nghìn tấn, đạt giá trị kinh tế 4.500 triệu USD, xuất
khẩu đạt 380 triệu USD. Lợi ích của nghề trồng nấm mang lại là rất lớn như sau:
- Tăng nhanh thu nhập cho nông dân, trở thành một ngành kinh tế lớn trong nông
thôn, tại tỉnh Phúc Kiến thu nhập của nông dân từ nuôi trồng nấm ăn chiếm 20 – 30%
tổng thu nhập, tương đương khoảng 60USD/người/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu lớn, là chủ lực thu ngoại tệ nông sản. Nấm ăn của Phúc
Kiến nổi tiến trong và ngoài nước, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, năm 1996 đạt
360 triệu USD.
- Nghề nấm đã thúc đẩy nhiều ngành nghề khác phát triển, nhất là các ngành dịch
vụ trước, trong và sau sản xuất nấm. Nghề trồng nấm ở Phúc Kiến đã tạo được khoảng
3 triệu việc làm các loại, chiếm 32,7% lao động nông thôn ở Phúc Kiến (Cục khuyến

nông và Khuyến lâm, 2003).
2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm ở Việt Nam
Hiện nay, các nhà khoa học đã có nhiều phát hiện về khu hệ nấm của Việt Nam,
đã xác định có khoảng 1200 loài nấm lớn trong dó có gần 200 loài nấm ăn và nấm
dược liệu (Cục khuyến nông – Bộ NN&PTNT, 2003). Tuy nhiên, những nghiên cứu về
đặc điểm sinh thái, sinh lý, sinh hóa và quy trình công nghệ nuôi trồng nấm để phục vụ
việc chọn tạo các loại giống nấm ở Việt Nam chưa được tiến hành đồng bộ (Trịnh Tam
Kiệt, 2013).
Vấn đề nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn ở nước ta bắt đầu từ những năm
1970 trở lại đây. Nước ra có khả năng phát triển rất nhiều chủng loại nấm khác nhau
giống như ở Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực, song hiện nay đang triển
khai 6 loại nấm chính đó là nấm rơm, mộc nhĩ, nấm sò, nấm mỡ, nấm hương và nấm
dược liệu linh chi.
Mặc dù các loại nấm này có thể trồng được quanh năm, ở nhiều nơi trong cả
nước nhưng ở các tỉnh phía nam chủ yếu trồng nấm rơm, mộc nhĩ và nấm linh chi. Các
tỉnh phía bắc sản xuất nấm mỡ, nấm sò, nấm hương (chịu nhiệt độ thấp) vào mùa đông
và nấm rơm, mộc nhĩ, linh chi (chịu nhiệt độ cao) vào mùa thu (Lê Duy Thắng và Trần
Văn Minh, 2001).
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nước ta hiện đang sản xuất 16 chủng loại
nấm, sản lượng hàng năm đạt khoảng 250 ngàn tấn nấm tươi, trong đó: mộc nhĩ

4


120.000 tấn, nấm rơm 64.500 tấn, nấm sò 60.000 tấn, nấm mỡ 5.000 tấn, nấm linh chi
300 tấn, các loại nấm khác như nấm vân chi, nấm đầu khỉ, nấm kim châm, nấm ngọc
châm khoảng 700 tấn. Năm 2011, xuất khẩu nấm của nước ta đạt giá trị khoảng 90
triệu USD.
Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước…)
chiếm 50% sản lượng mộc nhĩ trong toàn quốc (Đinh Xuân Linh và cộng sự, 2010).

Một số cơ quan đơn vị chủ yếu ở Việt Nam đã bắt đầu chú ý tới việc nghiên cứu
chọn tạo các giống nấm ăn và dược liệu như:
- Năm 1984 thành lập Trung tâm nghiên cứu nấm ăn – Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Năm 1985 tổ chức FAO tài trợ và UBND Thành phố Hà Nội thành lập Trung
tâm sản xuất giống nấm Tương Mai – Hà Nội (sau đổi tên thành công ty sản xuất
giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội).
- Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ vào UBND Thành phố Hồ Chí Minh thành lập xí
nghiệp sản xuất giống nấm Thành phố Hồ Chí Minh và cũng trong năm này nhiều
công ty, đơn vị sản xuất nấm khác cũng được thành lập.
- Khoa Sinh học – Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trung tâm nghiên cứu Vi sinh vật – Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc
gia Hà Nội.
- Khoa Sinh học – Đại học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh…
Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp, nhất là trong 20 năm
gần đây. Theo đánh giá của Hiệp hội khoa học nấm ăn quốc tế (ISMS) có thể sử dụng
khoảng 250 loại phế phụ liệu của nông lâm nghiệp để trồng nấm đem lại nhiều lợi ích
kinh tế xã hội. Sản suất nấm đem lại nguồn thực phẩm, tạo việc làm tại chỗ, vệ sinh
môi trường đồng ruộng chống lại việc đốt rơm, đốt phá rừng, tạo nguồn phân bón hữu
cơ cho cải tạo đất, góp phần tích cực vào chu trình chuyển hóa vật chất. Trong sinh
học nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nghề nấm về chọn tạo giống nấm, về
kỹ thuật nuôi trồng và sự bùng nổ thông tin, nghề trồng nấm đã và đang phát triển trên
toàn thế giới, được coi là nghề xóa đói giảm nghèo và làm giàu, thích hợp với cả vùng
nông thôn, miền núi (Đinh Xuân Linh và cộng sự, 2010).

5


2.2. Giới thiệu chung về nấm mộc nhĩ nhung
2.2.1. Vị trí phân loại
Nấm mộc nhĩ nhung (Auricularia polytricha (Mont.) Sacc.), tên tiếng anh là

Wood ear mushroom. Ở Trung Quốc, nó được gọi là Yu-er, Mu-er hoặc Mo-er, ở Nhật
Bản là Kikurage hoặc Mokurage, tại Indonesia là Kuping Jamu và Malaysia là Black
Jelly hoặc ‘Jeli Hitam’. Theo Lowy(1951) và Trịnh Tam Kiệt (2011), nấm mộc nhĩ
nhung có phân loại như sau:
Giới nấm Fungi
Ngành Basidiomycota
Lớp Agaricomycetes
Bộ Auriculariales
Họ Auriculariaceae
Chi Auricularia
Loài Auricularia polytricha
2.2.2. Phân bố
Mộc nhĩ nhung là loại thực phẩm có hương vị độc đáo, hấp dẫn, rất được ưa
chuộng Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực…Gần đây, lượng tiêu thụ
mộc nhĩ ở các nước châu Âu cũng tăng lên. Đặc biệt là một số thị trường nước ngoài
như Nga…
Nấm mộc nhĩ thường mọc trên gỗ mục, nấm mọc hầu như quanh năm ở khắp nơi
trong nước ta đây là loài nhiệt đới và cận nhiệt đới, phân bố rộng. Trong tự nhiên, nấm
mộc nhĩ phân bố ở cả 3 miền đất nước, do đó, hoàn toàn có khả năng nuôi trồng chủ
động trong điều kiện tự nhiên ở nước ta (Đoàn Văn Vệ và Trịnh Tam Kiệt, 2008).
Ở miền bắc có Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình…Miền nam
có vùng Đông Nam Bộ đã trồng mộc nhĩ.

6


Hình 2.1. Quả thể nấm mộc nhĩ nhung chi ngoài tự nhiên
(Nguồn: Internet)

2.2.3. Hình thái quả thể nấm mộc nhĩ nhung

Nấm không có thân, rễ, lá. Cơ thể của chúng là những sợi màu trắng len lỏi trong
rơm rạ, trong thân gỗ. Phần mà chúng ta thường nhìn thấy được gọi là “cây nấm” thì
chính là quả thể của nấm. Nó tương đương với hoa ở các loài thực vật bậc cao. Trong
quả thể có bào tử. Các bào tử tương đương với hạt ở cây. “Thân, rễ, lá” của chúng
chính là những sợi màu trắng mọc chằng chịt giữa cây gỗ hoặc giữa đống rơm.
Hằng năm, vào đầu mùa mưa, mộc nhĩ phát triển mạnh. Đi rừng thường hay gặp
những đám mộc nhĩ dày trên thân các cây gỗ. Nó thường có màu từ nâu nhạt tới nâu
sẫm. Khi già nấm phát tán bào tử, bào tử là những hạt màu trắng, rất nhỏ. Hàng triệu
bào tử bay ra, tạo thành một lớp bụi mờ mờ. Chúng bay theo gió và rơi xuống mọi nơi.
Nếu bào tử nào gặp điều kiện thuận lợi sẽ lại tiếp tục nảy mầm và phát triển thành
“cây” mộc nhĩ mới (Nguyễn Lân Hùng, 2000).

Hình 2.2. Các giai đoạn phát triển quả thể nấm mộc nhĩ nhung
(Nguồn: Internet)

7


Theo Chang (1978), cánh mộc nhĩ chính là một khối keo (gelatin), quả thể nấm dạng
cái chén hoặc hình giống tai, thể quả thường có mặt lưng lồi lên mạnh, gồm một hoặc nhiều
thùy, có lông thô dày đặc, các tai nấm có thể rộng lên đến 10cm, dày 1-1,5mm.
Những đặc điểm hình thái giải phẫu thể quả (Chang, 1978):
Lớp lông (Zona pilosa): lông thô dài khoảng 400-500µm, trong suốt, đường
kính 5-7µm, tụ thành từng búi dày đặc. Lông có lõi trung tâm, đầu nhọn, song thường
bị gãy, tạo thành các đỉnh cụt khi quan sát dưới kính hiển vi.
Lớp đặc (Zona compacta): dày 20-25µm.
Lớp nửa đặc bên trên (Zona subcompacta superioris): dày khoảng 75-90µm,
sợi mảnh đường kính 2-3µm, hầu như đều hướng về phía mặt.
Lớp xốp bên trên (Zona laxa superioris): dày khoảng 250-260µm, đường kính
sợi từ 3-4µm.

Tủy (Medulla): dày khoảng 250-300µm, đường kính sợi 3-5µm.
Lớp xốp bên dưới (Zona laxa inferioris): dày khoảng 250-260µm, đường kính
sợi 3-4µm.
Lớp nửa đặc bên dưới (Zona subcompacta inferioris): dày khoảng 90-100µm,
đường kính sợi 2-3µm.
Bào tầng (Hymenium): dày 80-90µm, bề mặt nhẵn đôi khi có gai thịt nhỏ, đảm
bào hình trụ 50-60×4-6µm, bào tử đảm 12-17×5-6µm.

Hình 2.3. Quả thể nấm mộc nhĩ trên giá thể nuôi trồng

8


2.2.4. Chu kỳ sống của nấm mộc nhĩ nhung
Theo Giáo trình môn học “Khái quát về nghề nhân giống và sản xuất nấm” của
Bộ NN&PTNT năm 2009, ta có chu kỳ sống của mộc nhĩ như sau:

Hình 2.4. Chu trình sống của mộc nhĩ
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Đảm bào tử
Tơ sơ cấp đơn bội (n)
Sự kết hợp 2 loại tơ sơ cấp có khả năng dung hợp
Tơ thứ cấp lưỡng bội

Quả thể (nụ nấmtáchchénđĩatrưởng thành)
Tế bào tạo đảm
Đảm có các bào tử

Chu kỳ sống của mộc nhĩ bắt đầu từ khi quả thể trưởng thành, sinh sản và phát
tán bào tử vào trong môi trường. Khi đảm bào tử gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng, pH, dinh dưỡng) sẽ nảy mầm tạo thành hệ sợi nấm sơ cấp (Primary mycelium),
đơn nhân (Monokaryons). Sợi sơ cấp không có khả năng hình thành quả thể.
Giai đoạn sợi sơ cấp diễn ra ngắn vì sợi sơ cấp có xu hướng chia nhánh và bắt
cặp với nhau tạo thành hệ sợi song nhân (Dikaryons), gọi là hệ sợi thứ cấp ( Secondary
mycelium). Hệ sợi phát dục hình thành đảm quả thể, hệ sợi thứ cấp chiếm hầu hết chu
kỳ sống của nấm đảm. Ở giai đoạn sinh dưỡng này, hệ sợi nấm dễ hấp thu và tích lũy
dinh dưỡng để chuẩn bị hình thành quả thể. Hệ sợi thứ cấp sẽ liên kết lại tạo thành các
9


mầm nhỏ gọi là mầm quả thể (Primordia), khi mầm quả gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng) quả thể sẽ tăng kích thước rất nhanh để tạo quả thể
trưởng thành. Khi quả thể trưởng thành mặt dưới hình thành tầng màng bào có sự dung
hợp hai nhân tạo nên tế bào sinh bào tử, sau khi giao nhân (Karyogmy) thành đảm tử
song bội thể một nhân. Trước hết là sự phân bào giảm nhiễm, đồng thời đảm bảo tử
kéo dài ra hình thành vách ngăn ngang, một nhân nhân đôi rồi qua một lần phân bào có
sợi, để hình thành bốn tế bào nằm cùng một phía của tế bào đảm rồi hình thành cuống
bào tử (Sterigma), sau đó phát triển vượt ra ngoài trở thành đảm bào tử hình vòng cung
(Basidiospore), còn các nhân tự chuyển vào trong đảm bào tử. Sau khi đảm bào tử
thành thực được phát tán vào môi trường và quay lại chu trình sống mới.
2.2.5. Điều kiện sinh thái
Sự phát triển của mộc nhĩ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như
nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, độ pH, v.v…Rừng nhiệt đới ẩm là môi trường thích
hợp nhất để mộc nhĩ phát triển.

 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để mộc nhĩ phát triển là từ 25 – 32 0C. Khi nhiệt độ lên
trên 350C hoặc dưới 150C thì mộc nhĩ phát triển kém và cho năng suất thấp.
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến hình thái
quả thể. Khi nhiệt độ không khí cao hơn 320C, thường quan sát thấy mộc nhĩ mọc thưa
dần, cánh mỏng, cây nhỏ và mép xoăn nhiều. Khi nhiệt độ xuống thấp thì mộc nhĩ có
cánh dày hơn nhưng nhỏ và lông dài hơn (Nguyễn Lân Hùng, 2000).
 Độ ẩm
Là một yếu tố quan trọng trong suốt cả quá trình nuôi trồng, vì trong quả thể nấm
chứa đến 90% nước, có những nhu cầu khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát
triển sợi (Bộ NN & PTNT, 2003).
Độ ẩm của cơ chất để trồng mộc nhĩ (như thân cây gỗ, mùn cưa…) nên giữ ở
khoảng 60 – 65%. Nếu khô quá hoặc ẩm quá đều không tốt. Trong khi đó, độ ẩm
không khí của nơi nuôi trồng mộc nhĩ nên giữ ở mức 90 – 95%.
Việc duy trì độ ẩm không khí trong suốt quá trình hình thành quả thể nấm rất
quan trọng, khi đã hình thành mầm quả rồi thì nên giữ độ ẩm ổn định ở mức 80 – 90%
(Nguyễn Lân Hùng,2000).
10


 Không khí
Mộc nhĩ cần thoáng khí để có thể dễ dàng hấp thụ oxy (O 2) và thải khí cacbonic
(CO2). Khi lượng CO2 vượt quá 1% hệ sợi nấm phát triển chậm, tai nấm có dạng lạ,
dạng san hô, dạng không mở tai. Nếu lượng CO 2 vượt quá 5% mộc nhĩ có thể bị chết
ngạt. Trong quá trình nuôi trồng mộc nhĩ rất cần thiết phải chú ý thông khí. Khi đóng
túi không nên để lượng nước quá cao, hoặc nén quá chặt nguyên liệu, hạn chế thoáng
khí dẫn đến sự phát triển chậm của hệ sợi nấm (Nguyễn Lân Dũng, 2003).
Tới giai đoạn mộc nhĩ bắt đầu mọc ra, cần giữ chúng ở điều kiện có độ thoáng
vừa phải. Nếu để thông khí mạnh, mộc nhĩ sẽ phát triển chậm, cánh mỏng, đôi khi có
thể làm cho chúng bị chết (Nguyễn Lân Hùng, 2000).

 Ánh sáng
Ánh sáng rất quan trọng trong sự hình thành và chín của các cấu trúc tái sinh ở
nhiều loại nấm (Kitamoko và cộng sự, 1972).
Mộc nhĩ không có khả năng quang hợp như cây xanh. Chúng sống nhờ năng
lượng phân hủy từ cellulose của cơ chất. Do đó, về cơ bản chúng không cần ánh sáng.
Tuy nhiên, trong các giai đoạn khác nhau, cần điều chỉnh độ chiếu sáng cho phù hợp
với sự phát triển của mộc nhĩ. Thời kỳ ủ sợi, chỉ cần giữ chúng ở chỗ tối. Điều kiện tối
sẽ tăng cường sự phát triển của màng. Tới giai đoạn mộc nhĩ mọc ra, khi đó nâng dần
độ chiếu sáng để kích thích sự phát triển của chúng. Khi thấy mộc nhĩ đã mọc nhiều,
phủ gần kín bề mặt, tiếp tục nâng mức sáng lên ngưỡng như ở trong phòng có mở cửa
(Nguyễn Lân Hùng, 2000).
Theo một số tác giả thì trong bóng tối sợi nấm vẫn phát triển bình thường, nhưng
nếu có ánh sáng yếu thì sợi nấm lan nhanh hơn (Vương Bá Triệt, 1994).
Để có điều kiện ra quả thể, cần ánh sáng thích hợp nhất. Nếu ánh sáng quá nhiều
mộc nhĩ bị đen, lông dài. Nếu ánh sáng ít mộc nhĩ có màu trắng bợt, lông ngắn (Trịnh
Tam Kiệt, 2013).
Theo kinh nghiệm dân gian khi trồng trên các thân gỗ có vỏ dày thì chiếu “7
phần sáng, 3 phần tối”, ngược lại khi trồng trên các thân gỗ có vỏ mỏng thì nên chiếu
“5 phần tối, 5 phần sáng” (Nguyễn Lân Dũng, 2003).
 pH

11


Mộc nhĩ có thể mọc trong môi trường có độ pH từ 4 – 12. Như vậy là khả năng
thích ứng của chúng khá rộng. Trong giai đoạn đầu, khi ủ sợi cần để trong môi trường
axit yếu. Tới khi mộc nhĩ mọc ra thì nó ưa môi trường từ trung tính tới kiềm. Yếu tố
này không có tính chất quyết định nhưng góp phần vào việc tạo ra năng suất cho mộc
nhĩ (Nguyễn Lân Hùng, 2000).
CaCO3 là một chất đệm có thể giúp giữ ổn định pH của môi trường (Nguyễn Lân

Dũng, 2003).
 Dinh dưỡng
Trong tự nhiên mộc nhĩ thường mọc trên các cây gỗ như sung, vả, mít, cao su, bồ
đề và cây thân thảo (Lê Duy Thắng, 1999).
Mộc nhĩ là loài nấm sống hoại sinh, không quang hợp được nên phải sử dụng các
nguồn dinh dưỡng sẵn có. Trong tự nhiên nấm mọc trên các loại phế thải có nguồn gốc
thực vật. Dinh dưỡng cơ bản để nấm sinh trưởng và phát triển gồm: cacbon (C), nitơ
(N), chất khoáng và vitamin. Nồng độ đường thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng xấp xỉ
2% (Miles, 1999), nấm cũng có thể sử dụng nguồn C không phải là cacbonhydrate như
ethanol, glycerin. Ở giai đoạn mầm quả thể, sự tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào nguồn
dinh dưỡng C. Theo kết quả nghiên cứu của Horr (1936) nấm sinh trưởng tốt hơn trên
môi trường đường đơn. Nguồn dinh dưỡng này được lấy chủ yếu từ thực vật giàu
cellulose như gỗ, bông hạt, rơm rạ.
N là yêu cầu cơ bản trong môi trường sợi sinh trưởng, nó cần thiết cho sự tổng
hợp protein, purines, pyrimidines của sợi và luôn cần cho sự tổng hợp chitin (Miles,
1999), Trong các nguồn nguyên liệu nuôi trồng nấm mộc nhĩ, mùn cưa có lượng N
tổng số thấp từ 0.03-0.3% là yếu tố giới hạn phát triển của sợi nấm. Một trong những
nhu cầu N của sợi nấm để tổng hợp enzyme cellulase để phân hủy cellulose. Vì vậy,
nuôi trồng nấm thường phải bổ sung thêm đạm. Tuy nhiên, hàm lượng N quá cao sẽ
kích thích hình thành sợi khí sinh làm giảm khả năng hình thành quả thể.
Tỉ lệ C/N rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của nấm mộc nhĩ.
Theo Lê Duy Thắng (2001) thì để cho sợi nấm mộc nhĩ mọc tốt cần tỷ lệ C/N là 35/1,
trong đó tỷ lệ C/N của mùn cưa cao su là 56/1 vì vậy trong quá trình sản xuất cần bổ
sung cân đối dinh dưỡng (Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh, 2001)

12


Để nấm phát triển thì trong môi trường nhất thiết phải có các nguyên tố khoáng.
phospho (P) bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên tố khoáng và là

nguyên tố không thể thiếu được. P có mặt trong nhiều thành phần cơ bản của tế bào.
Theo Milles (1993) nồng độ P thích hợp cho nấm sinh trưởng là 4.10-3M.
Kali (K) cũng là nguyên tố chiếm tỷ lệ cao trong thành phần khoáng của tế bào
nấm, nhưng không tham gia vào bất kì thành phần nào của nguyên sinh chất tế bào mà
chỉ đóng vai trò cộng tố trong nhiều enzyme, nồng độ thích hợp từ 10 -3-4.10-3M
(Chang, 1999).
Lưu huỳnh (S) tham gia cấu tạo của một số acid amin, một số vitamin tham gia
vào cấu trúc của tế bào và còn đóng vài trò trong quá trình oxy hóa khử. Nhu cầu về S
của nấm vào khoảng 1-6.10-4M (Chang và cộng sự, 1999). Magie (Mg) cần với hàm
lượng 10-3-10-4M. Mg mang tính chất một cộng tố.
Ngoài ra còn có các yếu tố khoáng khác như sắt (Fe), mangan (Mn), kẽm (Zn),
canxi (Ca) cũng không thể thiếu đối với sự sinh trưởng của nấm.
Mộc nhĩ cần có vitamin để phát triển hệ sợi nấm, nhất là vitamin B1, vitamin B6
và vitamin H (B7) (Nguyễn Lân Dũng, 2003).
Các yếu tố vi lượng cần một lượng rất nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến sự
sinh trưởng của nấm.
2.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu
Nấm ăn được biết đến là thức ăn có giá trị dinh dưỡng tốt. Một số nấm ngoài biểu
hiện đặc tính dinh dưỡng còn biểu hiện giá trị dược liệu. Auricularia polytricha là một
trong những nấm có chứa cả hàm lượng dinh dưỡng và dược liệu có thể được coi là
thực phẩm chức năng.

13


Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm ăn (FAO, 1972)
Thành phần dinh
dưỡng

Loại nấm

N. rơm

N. mèo

N. bào ngư

N. đông cô

N. mỡ

(/100 g nấm khô)
Độ ẩm(*)
Protein thô (N x 4.38)
Carbohydrate (g)

90.1
21.2
58.6

87.1
7.7
87.6

90.8
30.4
57.6

91.8
13.4
78


88.7
23.9
60.1

Béo (g)

10.1

0.8

2.2

4.9

8

Xơ (g)

11.1

14

9.8

7.3

8

Tro (g)


10.1

3.9

9.8

3.7

8

Calci (mg)

71

239

33

98

71

Phospho (mg)

677

256

1348


476

912

Sắt (mg)

17.1

64.5

15.2

8.5

8.8

Natri (mg)

374

72

837

61

106

Kali (mg)


3455

984

3793

-

2850

Vitamin B1 (mg)

1.2

0.2

4.8

7.8

8.9

Vitamin B2 (mg)

3.3

0.6

4.7


4.9

3.7

Vitamin PP (mg)

91.9

4.7

108.7

54.9

42.5

Vitamin C (mg)

20.2

0

0

0

26.5

Năng lượng (kcal)


39.6

347

345

392

381

(*): Tính trên 100g nấm tươi
- : Không xác định được

Nấm có chứa vitamin như thiamine, riboflavin, niacin, biotin và acid ascorbic.
Auricularia polytricha cũng là một nguồn tốt của các acid amin thiết yếu, chẳng hạn
như leucine, isoleucin, lysine và valine. Giống như các loại nấm ăn phổ biến khác,
Auricularia polytricha cũng chưa các loại khoáng chất như kali (K), phospho (P), natri
(Na), canxi (Ca) và magie (Mg) rất cần cho cơ thể người, chúng có ở trong nấm nhiều
hơn là ở trong hoa quả và rau (Lin Zhanxi, 1999).
Mộc nhĩ được coi là sản phẩm quý trong thuốc thảo dược của Trung Quốc nấm
có tác dụng trong cải thiện lưu thông máu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mộc nhĩ nhung làm
giảm nồng độ cholesterol và nồng độ lipid trong máu (Kaneda và Tokuda, 1966).
Ngoài ra, các methanol trong Auricularia polytricha có hoạt động chống oxy hóa và
do đó giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipid và gốc tự do (Chang, 1999). Ma và cộng

14


sự (2010) chứng minh rằng chiết xuất polysaccharide của Auricularia polytricha có

hoạt động chống ung thư. Phát hiện này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu gần đây liên
quan trong thử nghiệm in vitro trên chuột được tiến hành bởi Song và Du (2012), trong
đó tiết lộ rằng polysaccharide α β-glucan từ Auricularia polytricha có xuất hiện hoạt
động kháng u.
Ngoài ra, dựa trên các bài kiểm tra được tiến hành bởi Yuan và cộng sự (1998),
kết quả chỉ ra rằng polysaccharide hòa tan trong nước tách từ Auricularia polytricha có tác
dụng hạ đường huyết trên chuột bị bệnh tiểu đường di truyền. Hơn nữa, Auricularia
polytricha cũng thể hiện tác dụng antinociceptive (giảm nhạy cảm với đau). Những phát
hiện gần đây của Li và cộng sự (2012) cho rằng melanin bị tách ra từ loài Auricularia có
tiềm năng ứng dụng trong y học lâm sàng và công nghiệp thực phẩm.
Các nhà khoa học Trung Quốc xác định mộc nhĩ có tác dụng kháng ung thư. Nhà
khoa học Mỹ Hammerschmidt (1980) phát hiện thấy nếu ăn mộc nhĩ thường xuyên có
thể giảm việc ngưng kết máu, làm giảm xơ vữa động mạch. Trong mộc nhĩ đã phát
hiện thấy có chất 9-β-D-ribofuranosol adenine, có tác dụng, có tác dụng chống sự tụ
tập của tiểu cầu (platelet) (Nguyễn Lân Dũng, 2003).
Một nghiên cứu của Hayes và Hand (1981) chỉ ra rằng một lượng nấm nhỏ chỉ 3g
nấm tươi đủ cung cấp nhu cầu vitamin B 12 cho một người trong ngày. Theo tác giả Lưu
(1984) cho rằng cứ 100g mộc nhĩ tươi có tới 200mg vitamin C.
Ở Việt Nam, nấm được dùng làm thực phẩm và dược phẩm, dùng làm thuốc giải
độc, chữa lỵ, táo bón và rong huyết (Đoàn Văn Vệ và Trịnh Tam Kiệt, 2008).
2.4. Kỹ thuật nuôi trồng nấm
Nuôi trồng mộc nhĩ tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh trong cả nước, đặc biệt
là các tỉnh phía nam. Các tỉnh phía bắc chủ yếu nuôi trồng vào vụ thu đông.
Hiện nay, có nhiều tác giả đã đưa ra các phương pháp nuôi trồng mộc nhĩ khác nhau,
như Nguyễn Lân Hùng (2003) đã đưa ra 31 công thức nuôi trồng mộc nhĩ khác nhau với các
nguyên liệu: mùn cưa, cám gạo, vỏ hạt bông, rơm rạ cắt nhỏ, đường mía…
Tác giả Nguyễn Hữu Đống (2003) đã đưa ra 2 phương pháp nuôi trồng mộc nhĩ
như sau:
1. Trồng mộc nhĩ trên mùn cưa
- Xử lí nguyên liệu


15


+ Có thể trồng mộc nhĩ trên các loại mùn cưa khác nhau. Tuy nhiên, không dùng
mùn cưa đã bị mốc, mùn cưa các loại cây có tinh dầu hoặc các loại cây độc. Tốt nhất là
nên sử dụng mùn cưa bồ đề hoặc mùn cưa cây cao su.
+ Mùn cưa phơi khô để sử dụng lâu dài. Khi bắt đầu nuôi trồng, phun nước để
nâng độ ẩm lên 65 – 70%. Trộn thêm urê hoặc đạm sunfat amon với tỉ lệ 0,5 – 1% và
đường saccarose 0,5% và 1,5% vôi bột.
+ Ủ lại thành đống, mỗi đống khoảng 500 nguyên liệu trở lên. Dưới đáy đống ủ
nên lót một lớp vật liệu để dễ thoát nước. Thời gian ủ thường kéo dài 30 – 45 ngày,
khoảng 10 ngày đảo đống ủ một lần, cần đảo đều để hệ vi sinh vật có điều kiện hoạt
động mạnh và phân hủy nhanh đống ủ.
+ Sau khi kết thúc giai đoạn ủ nguyên liệu, lấy mùn cưa ra cho vào các túi ni
lông chịu nhiệt. Mỗi túi đựng khoảng 1 – 1,5kg mùn cưa. Cho vào nồi hấp cách thủy
để diệt tất cả các loại bào tử, các loại vi sinh vật gây hại.
+ Để triển khai sản xuất lớn, tiện lợi, rẻ tiền và có hiệu quả, dùng phương pháp
hấp trong hơi nước bão hòa, thời gian 9 – 10 giờ bằng các lò sấy. Mỗi mẻ hấp 400 –
600 bịch.
- Cấy giống và ươm:
+ Sau khi đã hấp, lấy túi mùn cưa ra, để nguội rồi bắt đầu cấy giống.
+ Dùng que sắt khều giống từ lọ thủy tinh hay túi ni lông ra ngoài và trải đều trên
bề mặt các túi mùn cưa. Tỉ lệ giống cấy vào khoảng 1,2% so với lượng mùn cưa. Cứ
100kg mùn cưa đã được hấp và đủ độ ẩm thì cần 1,2kg giống mộc nhĩ. Buộc miệng túi
lại và chuyển vào nhà ươm.
+ Có thể dùng dàn nhiều tầng để tang diện tích sử dụng hoặc treo bịch trên các
sợi dây mỗi dây từ 7 – 10 bịch.
+ Nhiệt độ thích hợp là 28 – 32 0C, thời gian ươm kéo dài 20 – 25 ngày. Khi thấy
sợi nấm lan xuống gần kín đáy, kết thúc giai đoạn ươm.

+ Nếu giống làm trên que gỗ, dùng dùi gỗ đường kính 2cm dài 20cm dùi vào
giữa túi mùn cưa, sau khi khử trùng để nguội cấy que giống vào điểm giữa. Chuyển túi
vào ươm như trên.
+ Dùng dao rạch từ 4 – 5 vết theo đường xiên, mỗi vết rạch dài từ 3 – 4cm. Sau
khoảng một tuần mộc nhĩ sẽ mọc ra tại những vết rạch.

16


- Chăm sóc, thu hái
+ Để mộc nhĩ lớn nhanh, mỗi ngày tưới 2 – 3 lần. Không tưới trực tiếp vào bịch
nấm vì có thể gây hiện tượng ướt sung nước và thối. Cách tốt nhất là tưới phun sương.
+ Sau khi mộc nhĩ đã đạt kích thước đủ lớn, tiến hành thu hoạch. Khi hái, hái cả
cụm rồi tách ra từng cây riêng biệt sau đó rửa sạch, phơi khô.
+ Nhà nuôi cần kín gió nhưng cần có ánh sáng. Độ ẩm trong phòng treo luôn trên
80%. Giai đoạn thu hoạch kéo dài 30 – 45 ngày. Kết thúc một đợt, ta tiến hành dọn
sạch khu vực nuôi trồng.
2. Trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ
- Chọn gỗ và nhà xưởng
+ Có nhiều loại gỗ để trồng mộc nhĩ, tuy nhiên, các loại gỗ có nhựa mủ màu
trắng, thân gỗ mềm xốp, không độc, không có tinh dầu thì có thể trồng mộc nhĩ tốt
như: sung, vả, bồ đề, si, cao su…Điều cần lưu ý là trên cây tươi. Tốt nhất là sau khi
chặt cây tầm 5 – 7 ngày thì ta cấy giống, không cấy giống lên cây đã khô. Cắt thành
từng đoạn dài 1,2 – 1,5m và có đường kính từ 10 – 20cm.
+ Các đoạn gỗ trên được đưa vào nơi tập trung, gần nguồn nước và tiện đường
giao thông để vận chuyển.
- Dụng cụ và giống
+ Để trồng mộc nhĩ trên thân gỗ cần có loại búa chuyên dụng để tạo lỗ trên thân cây.
+ Cần phải chuẩn bị sẵn bình tưới nước hoặc phun nước, một số bao tải gai,
chiếu cũ đã giặt sạch phơi khô để làm vật che phủ đống ủ.

+ Giống nấm sử dụng không được quá già hoặc quá non. Nếu có hiện tượng
nhiễm tạp các loại nấm mốc khác thì cũng không nên sử dụng.
- Cách trồng
+ Cây gỗ sau khi được chặt thành các đoạn 1,2 – 1,5m, nhúng hai đầu đoạn gỗ
vào dung dịch nước vôi đặc để ngăn chặn mốc bệnh phát triển. Loại bỏ các đoạn gỗ đã
bị mốc hoặc sâu bệnh đục phá.
+ Dùng búa tạo lỗ trong thân cây, mỗi lỗ cách nhau 12 – 20cm và sâu từ 2 –
2,5cm. Các hành lỗ đục cách nhau 10cm, các lỗ cần cách mép đoạn gỗ 5 – 7cm.
+ Tra giống vào các lỗ, mỗi lỗ cho khoảng 2/3 chiều sâu, dùng phoi gỗ đậy lên và
hòa với xi măng đặc vừa phải quét lên các mặt lỗ.

17


×