Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ đặc điểm SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN và NĂNG SUẤT của một số mẫu GIỐNG nếp cẩm vụ mùa 2018 tại GIA lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG NẾP
CẨM VỤ MÙA 2018 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn

: TS: NGÔ THỊ HỒNG TƯƠI

Bộ môn

: DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG
CÂY TRỒNG

Sinh viên thực hiện

: PHẠM VĂN THIỆP

Lớp

: K59 -CGCTB

Mã sinh viên

: 592766



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS.
Ngô Thị Hồng Tươi, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi
những kinh nghiệm, kỹ năng trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Di truyền và Chọn
giống cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và
tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và tất cả các bạn bè,
những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Phạm Văn Thiệp

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ.............................................................................vii
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu......................................................................................2
1.2.1. Mục đích......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................3
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế...........................................................3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn..................................................................4
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài............................................................................4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................5
2.2. Tổng quan về cây lúa nếp cẩm.......................................................................6
2.2.1. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm của nếp cẩm.............................6
2.2.2. Đặc điểm hình thái của cây lúa nếp.............................................................7
2.3 Nghiên cứu đặc điểm di truyền của cây lúa....................................................7
2.3.1 Thời gian sinh trưởng...................................................................................7
2.3.2 Thời gian sinh trưởng và phản ứng quang chu kỳ........................................9
2.3.3 Chiều cao cây lúa.........................................................................................9
2.3.4 Khả năng đẻ nhánh.....................................................................................10
2.3.5 Bộ lá lúa và khả năng quang hợp...............................................................11
2.3.6 Năng suất và các yếu tố hình thành năng suất............................................12
2.4. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam..................................13
2.4.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới...........................................................13
ii


2.4.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam..........................................................18
2.4.3. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo lúa chất lượng cao ở Việt Nam...........20
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......22
3.1. Vật liệu.........................................................................................................22
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu..............................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................23

3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................23
3.4.1 Bố trí thí nghiệm.........................................................................................23
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi............................................24
3.5.1. Giai đoạn mạ.............................................................................................24
3.5.2 Giai đoạn cấy đến thu hoạch......................................................................25
3.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất............................................28
3.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................28
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................29
4.1. Đặc điểm giai đoạn mạ của các mẫu giống lúa thí nghiệm..........................29
4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các mẫu giống lúa nếp cẩm thí
nghiệm.................................................................................................................31
4.3. Động thái sinh trưởng của các mẫu giống lúa nếp cẩm thí nghiệm.............36
4.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống thí nghiệm........36
4.3.2. Động thái tăng trưởng số lá của mẫu giống lúa nếp cẩm thí nghiệm........40
4.3.3 Động thái đẻ nhánh của các mẫu giống lúa nếp cẩm thí nghiệm...............43
4.4 . Một số tính trạng số lượng của các mẫu giống lúa nếp cẩm thí nghiệm.....48
4.5 . Một số đặc điểm hình thái của mẫu giống lúa nếp cẩm thí nghiệm............51
4.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống nếp cẩm.. .54
4.7. Một số chỉ tiêu chất lượng hạt gạo của các mẫu giống nếp cẩm,.................61
4.8. Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng của các
mẫu giống lúa nếp cẩm thí nghiệm.....................................................................63
4.9. Một số mẫu giống triển vọng.......................................................................66
iii


PHẦN V: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................67
5.1. Kết luận........................................................................................................67
5.2. Đề nghị.........................................................................................................67
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................68


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới giai đoạn 2008 – 2016.........14
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2016......16
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam từ 2005 – 2015...........19
Bảng 3.1. Danh sách các mẫu giống lúa nếp cẩm tham gia thí nghiệm vụ Mùa
2018 tại Gia Lâm - Hà Nội..................................................................................22
Bảng 4.1 Đặc điểm giai đoạn mạ của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa 2018 tại
Gia Lâm- Hà Nội.................................................................................................30
Bảng 4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của một số mẫu giống lúa nếp
cẩm vụ Mùa năm 2018 tại Gia Lâm – Hà Nội....................................................33
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống lúa nếp cẩm
vụ Mùa năm 2018 tại Gia Lâm – Hà Nội............................................................37
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng số lá của các mẫu giống lúa nếp cẩm vụ Mùa
2018 tại Gia Lâm -Hà Nội...................................................................................41
Bảng 4.5. Động thái đẻ nhánh của các mẫu giống lúa nếp cẩm vụ Mùa 2018 Gia
Lâm - Hà Nội.......................................................................................................45
Bảng 4.6. Một số tính trạng số lượng của các mẫu giống lúa nếp cẩm vụ Mùa
2018 tại Gia Lâm-Hà Nội....................................................................................49
Bảng 4.7 Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống lúa nếp cẩm vụ Mùa
2018 tại Gia Lâm- Hà Nội...................................................................................52
Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa
2018 tại Gia Lâm-Hà Nội....................................................................................55
Bảng 4.9 Năng suất của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa 2018 tại Gia Lâm –
Hà Nội,................................................................................................................58
Bảng 4,10 Một số đặc điểm hạt gạo của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa 2018
tại Gia Lâm- Hà Nội,...........................................................................................62


v


Bảng 4.11. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các mẫu giống lúa nếp cẩm vụ
Mùa 2018 tại Gia Lâm- Hà Nội (điểm),..............................................................64
Bảng 4.12. Đặc điểm của các mẫu giống nếp cẩm triển vọng ở vụ Mùa 2018 tại
Gia Lâm-Hà Nội..................................................................................................65

vi


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống nếp cẩm vụ
Mùa 2018 tại Gia Lâm- Hà Nội...........................................................................40
Đồ thị 4.2 Động thái tăng trưởng số lá của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa 2018
Gia Lâm-Hà Nội..................................................................................................43
Đồ thị 4.3. Động thái tăng trưởng số nhánh của các mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa
2018 Gia Lâm -Hà Nội........................................................................................47
Đồ thị 4.4 Năng suất lý thuyết của các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm trong vụ
Mùa 2018.............................................................................................................59
Đồ thị 4,5, Năng suất cá thể của các mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm trong vụ
Mùa 2018,............................................................................................................60

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

IRRI

International Rice Research Institute- Viện nghiên cứu lúa quốc tế

TGST

Thời gian sinh trưởng

P1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt

NCĐB

Nếp cẩm đột biến

ĐBSCL

Đồng Bằng sông Cửu Long

viii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực sản xuất chính
trên thế giới (lúa mì, ngô, lúa). Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực chủ yếu
nuôi sống phần lớn dân số trên thế giới và có vai trò quan trọng trong ngành chế
biến cũng như trong chăn nuôi. Hiện nay, dân số trên thế giới ngày càng tăng với
tốc độ chóng mặt, vì vậy việc đáp ứng đủ lương thực cho con người trên thế giới
giờ đây là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng vậy, nước ta
được biết đến là một quốc gia về nông nghiệp với trên 75% dân số đang làm và
sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, 100% dân số sử dụng lúa gạo là thực
phẩm chính. Tính đến năm 2017, sản lượng lúa cả năm ước tính đạt 42,84 triệu
tấn, giảm 318,3 nghìn tấn so với năm 2016 do cả diện tích và năng suất đều
giảm so với năm trước. Diện tích lúa cả năm 2017 ước tính đạt 7,72 triệu ha,
giảm 26,1 nghìn ha so với năm 2016; năng suất lúa cả năm đạt 55,5 tạ/ha, giảm
0,2 tạ/ha (theo Tổng Cục Thống Kê, 2017). Tuy có giảm so với năm trước nhưng
vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo an ninh lúa gạo trong nước mà còn
dư một lượng lớn để xuất khẩu sang các nước khác.
Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2018 được dự báo tăng,
chủ yếu do sự phục hồi của các thị trường truyền thống là Philippin và
Indonesia. Dù còn phụ thuộc vào tình hình sản xuất gạo năm 2018, FAO dự báo
xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt 7,2 triệu tấn trong năm tới, so với kim ngạch 6,6
triệu tấn trong năm 2017 (FAO, 2017). Trong những năm gần đây, sản xuất lúa
gạo trở thành mũi nhọn của nông nghiệp Việt Nam, nghề trồng lúa ở Việt Nam
đã có bước nhảy vọt đáng kể về sản lượng và năng suất đều tăng một cách rõ rệt.
Vì vậy từ một nước thiếu lương thực, nạn đói triền miên mà sau chỉ một thời
gian Việt Nam không chỉ xóa được nạn đói mà còn dư thừa xuất khẩu nước ra
nước ngoài, xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay đang đứng ở vị trí thứ 2 trên
thế giới chỉ sau Thái Lan. Để làm được điều đó thì cũng phải kể đến công rất lớn
1


của của nhà chọn giống, các nhà khoa học đã tìm và tạo ra các giống lúa chất

lượng cao, năng suất tốt có khả năng chống chịu tốt với mọi khí hậu. Trong
những giống lúa chất lượng đó không thể không kể đến lúa cẩm.
Lúa nếp cẩm là loại ngũ cốc có màu tím đen, có hương vị hấp dẫn đặc biệt
khác hẳn với nhiều loại lúa nếp thường (Bounphanousay et al, 2018). Trong gạo
nếp cẩm có chứa khoảng 75% tinh bột, với hàm lượng chất khoáng rất cao, chứa
nhiều axit amin mà đặc biệt có chứa lượng lớn anthocyamin với tác dụng chống
oxy hóa, ngăn chặn tác động nguy hại của các gốc tự do, rất có lợi cho sức khỏe
người sử dụng (Gu Defa and Xu Meizu, 2006). Vì thế nếp cẩm còn có tên gọi
khác là bổ huyết mễ. Vì tác dụng của nó rất tốt cho cơ thể nên nó được săn đón
rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, các giống lúa nếp cẩm được chọn còn ít và
chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông dân. Vì thế, nhà nông rất mong
mỏi các nhà chọn giống nghiên cứu ra các loại giống lúa nếp cẩm có thời gian
sinh trưởng ngắn, năng suất cao và đặc biệt thích nghi với mọi vùng miền khí
hậu, có khả năng chống chịu được sâu bệnh,.. để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường tiêu dùng.
Trên cơ sở đó, việc chọn lọc và xác định các giống lúa nếp cẩm tốt, đáp
ứng nhu cầu người tiêu dùng và phù hợp với điều kiện sinh thái các vùng sản
xuất nông nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá đặc điểm sinh
trưởng, phát triển và năng suất của một số mẫu giống nếp cẩm vụ Mùa 2018 tại
Gia Lâm-Hà Nội’’
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được các chỉ tiêu về hình thái, đặc điểm nông sinh học của một
số mẫu giống lúa nếp cẩm.
Đánh giá tiềm năng năng suất và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của một số
mẫu giống nếp cẩm thí nghiệm.
2



1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các mẫu giống nếp cẩm
vụ mùa 2018.
- Theo dõi đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống nếp cẩm vụ mùa
2018 tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Theo dõi đặc điểm hình thái, tình hình sâu bệnh, năng suất và chất lượng
của các mẫu giống lúa nếp cẩm vụ mùa 2018.
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế.
a) Ý nghĩa khoa học.
-Đánh giá đặc tính nông sinh học, năng suất, chất lượng và khả năng
chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất lợi…của một số giống lúa nếp
cẩm tham gia thí nghiệm.
b) Ý nghĩa thực tiễn
-Xác định các mẫu giống lúa có năng suất, chất lượng và khả năng chống
chịu tốt.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn.
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
Lúa là một trong những cây lương thực chủ yếu trên thế giới, có vai trò
rất quan trọng ở cả lĩnh vực kinh tế lẫn vấn đề an ninh lương thực. Lúa được
trồng rộng khắp từ 30° Nam vĩ tuyến đến 40° Bắc vĩ tuyến.
Lúa là cây lương thực quan trọng có diện tích 159,8 triệu ha ở thế giới,
(trong đó châu Á 140,8 triệu ha). Việt Nam có diện tích sản xuất lúa 7,78 triệu
ha, sản lượng 43,4 triệu tấn, năng suất bình quân 5,58 tấn/ha năm 2016, xuất
khẩu 5,7 triệu tấn gạo năm 2017 (FAO, 2018).
Lúa gạo là phần lương thực quan trọng của hơn 1/2 dân số thế giới. Vì

vậy chất lượng gạo là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt ở các nước lấy
gạo là lương thực chính. Chất lượng gạo là một khái niệm rộng bao gồm các lĩnh
vực: Chất lượng kinh tế, chất lượng thương trường, chất lượng dinh dưỡng và
chất lượng nấu nướng. Mỗi lĩnh vực có những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá: độ
trong của hạt, tỉ lệ gạo gãy, hình dạng hạt, hàm lượng amylose. Các quốc gia
khác đều có cách đánh giá và hệ thống kiểm tra chất lượng riêng biệt và các hệ
thống này thường không thống nhất. Do vậy gây ra nhất nhiều trở ngại cho việc
tiêu thụ lúa gạo trên thế giới đặc biệt cho việc thiết lập sản xuất lúa gạo chất
lượng cao.
Để có năng suất cao trong sản xuất trồng trọt thì khâu quan trọng nhất là
việc chọn lựa giống cây trồng tốt. Câu nói của ông cha đúc kết từ xa xưa và cho
đến bây giờ nó khẳng định tính đúng của nó ‘‘tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa’’.
Trong ngành trồng trọt thì giống cây trồng chính là yếu tố quan trọng trong việc
năng cao hiệu quả năng suất góp phần tăng sản lượng và chất lượng cây trồng.
Theo Nguyễn Văn Luật: ‘‘giống tốt được coi là một trong những trợ thủ đắc lực
nhất giúp nông dân tăng nhanh hàm lượng chất xám trong nông sản’’ (Bùi Huy
Đáp, 1972).
4


Giống là tiền đề cho năng suất và phẩm chất. Nhìn chung giống lúa được
trồng phải đáp ứng được các yêu cầu:
Giống lúa phải có khả năng cho năng suất cao và ổn định.
Giống lúa có khả năng chống chịu được với mọi điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Giống lúa phải thích hợp với điều kiện canh tác trong vùng.
Giống lúa phải có phẩm chất tốt phù hợp với yêu cầu của thị trường
(Nguyễn Văn Hoan, 2006).
2.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng cho khoảng 3,5 tỷ người trên thế
giới. Trong khi đó dân số thế giới thì vẫn tiếp tục tăng và diện tích nông nghiệp

dùng trong canh tác nông nghiệp không tăng lên mặt khác chúng còn bị giảm đi
theo thời gian. Do đó việc đáp ứng lương thực là điều rất cần quan tâm. Lượng
dinh dưỡng có trong hạt gạo cũng là một vấn đề cần quan tâm, việc dinh dưỡng
trong hạt gạo càng cao thì lượng gạo cần cho cơ thể trong một ngày sẽ ít đi vì
vậy ngoài việc nâng cao sản lượng và diện tích canh tác lúa ta nên chú trọng vào
hàm lượng dinh dưỡng có trong hạt gạo. Mặt khác là do nhu cầu về mặt chất
lượng gạo từ mọi người.
Gạo nếp cẩm có màu đen (gạo đen) còn gọi là bổ huyết mễ vì gạo nếp
cẩm có giá trị dinh dưỡng cao. So với các loại gạo khác thì hàm lượng protein
trong gạo nếp cẩm cao hơn 6,8%, chất béo cao 20%, ngoài ra trong gạo nếp cẩm
còn carotin, 8 loại a-xít a-min và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Lượng chất sắt trong gạo nếp cẩm rất cao. Ăn gạo nếp cẩm thường xuyên có thể
phòng trị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời
gian cho con bú nếu ăn nhiều gạo nếp cẩm sẽ rất bổ máu, lợi sữa...
Ngoài ra ăn gạo nếp cẩm kết hợp với một số thức ăn như rau xanh, hoa
quả, thịt nạc sẽ có thể tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể.
Gạo nếp cẩm có thể nấu thành cơm xôi hoặc dùng nấu rượu, ủ rượu nếp
cũng là một bài thuốc quý bổ máu huyết, trừ giun sán, kích thích tiêu
5


hóa...Ngoài những món ăn truyền thống, thì hiện nay các loại thực phẩm được
chế biến từ gạo nếp cẩm cũng khá đa dạng như: Sữa chua nếp cẩm, bánh chưng
nếp cẩm, bánh ít nếp cẩm, ….
Do vậy việc quan tâm và phát triển về giống lúa nếp cẩm là rất cần thiết.
Nhưng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận ngoại
cảnh của lúa nếp cẩm là không cao. Do đó cần tạo ra các giống lúa nếp cẩm cho
năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu tốt đối với sâu bệnh và điều
kiện bất lợi để phù hợp trồng trên các địa hình canh tác tại Việt Nam.
2.2. Tổng quan về cây lúa nếp cẩm.

2.2.1. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm của nếp cẩm.
Lúa nếp cẩm có tên khoa học là Oryza sativa L. Glutinosa Tanaka. Về
mặt phân loại thực vật, cây lúa thuộc họ Gramineae (họ hòa thảo), tộc Oryzeae
chi Oryza (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Lúa nếp cẩm là loại ngũ cốc có màu tím đen, có hương vị hấp dẫn đặc
biệt, khác hẳn với nhiều loại lúa nếp thường (Bounphanousay et al, 2008). Trong
gạo nếp cẩm có chứa khoảng 75% tinh bột, với hàm lượng chất khoáng rất cao,
chứa nhiều axit amin mà đặc biệt có chứa lượng lớn anthocyanin với tác dụng
chống oxy hóa, ngăn chặn tác động nguy hại của các gốc tự do, rất ích lợi cho
sức khỏe người sử dụng (Gu Defa and Xu meizu, 2006). Vì thế nếp cẩm còn có
tên gọi khác là bổ huyết mễ.
Nếp cẩm là giống lúa cổ truyền của Việt Nam và còn được gọi là nếp
than, là giống lúa cảm quang được trồng chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc như: Hòa
Bình, Sơn La, rải rác ở các vùng khác như: Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình và
trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với hai tỉnh
Long An và Cần Thơ… Tuy nhiên, giống lúa này có năng suất chưa cao và
thường chỉ trồng duy nhất một vụ trong năm nên chưa đáp ứng được nhu cầu xã
hội ngày càng cao hiện nay.

6


2.2.2. Đặc điểm hình thái của cây lúa nếp.
Thân : thân cao
Nhánh : nở bụi mạnh


: rộng, xanh nhạt đôi khi có pha chút màu tím ở phần mép lá

Hạt


:
 Thon dài đẹp
 Hạt hầu như không có râu
 Vỏ trấu ít lông và lông ngắn
 Hạt dễ rụng

Lúa nếp cẩm khi loại bỏ lớp trấu thì hạt gạo có màu tím đen (khoa học đã
chứng minh gam màu này càng đậm thì hàm lượng sắt và anthocyamin càng
cao) đây là một đặc điểm nổi bật nhất của giống nếp cẩm so với giống lúa nếp
thường khác.
Sinh học : tính cảm quang thay đổi.
Đời sống của cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín,
thời gian sinh trưởng của lúa nếp cẩm trải qua 3 thời kì sinh trưởng chính:
 Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng: từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu
giai đoạn phân hóa hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ lúc gieo mạ, cấy,
cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa).
 Thời kì sinh trưởng sinh thực: Tính từ lúc hạt bắt đầu phân hóa hoa đến
lúc lúa trỗ bông, rồi thụ tinh (bao gồm: làm đòng-phân hóa đòng-bông lúa
thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, và thụ tinh).
 Thời kì chín: Sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ
này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành hạt thóc.
2.3 Nghiên cứu đặc điểm di truyền của cây lúa
2.3.1 Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc hạt lúa nảy mầm đến
khi chín hoàn toàn, phụ thuộc chủ yếu giống và mùa vụ, điều kiện khí hậu ngoại
cảnh và kĩ thuật canh tác.. tất cả đó là điều kiện để xác định thời vụ gieo cấy, cơ
7



cấu giống gieo trồng, luân canh mùa vụ-tăng vụ ở các vùng trồng lúa khác nhau.
Đối với lúa cấy thời gian sinh trưởng được tính từ thời gian ở ruộng mạ và thời
gian ở ruộng lúa cây đến lúc thu hoạch hoàn toàn. Đối với lúa gieo thẳng, được
tính từ thời gian gieo đến lúc thu hoạch.
Theo các nhà khoa học IRRI thì thời gian sinh trưởng của cây lúa được
điều khiển bằng hai hệ thống gen: hệ thống gen quy định thời gian trỗ và hệ
thống gen phản ứng với ánh sáng.
Theo Yoshida (1985) cho rằng: những giống lúa có thời gian sinh trưởng
quá ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế.
Ngược lại giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất cao
vì sinh trưởng quá dài gây hiện tượng lốp đổ. Tuy nhiên, trong điều kiện đất đai
có độ phì thấp như nhau thì giống có thời gian sinh trưởng dài hơn cho năng suất
cao hơn. Nguyễn Hữu Tề và cs, (1979) cho rằng: thời gian sinh trưởng của cây
lúa được tính từ khi lúa nảy mầm cho đến chín thay đổi từ 90 đến 180 ngày tùy
thuộc theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Thời gian sinh trưởng của cây lúa còn
phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ và điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Hiện nay các
nhà chọn tạo giống đang nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao và có thời
gian sinh trưởng lí tưởng là 95-100 ngày. Với điều kiện miền Bắc nước ta cùng
một giống lúa nếu đem gieo trồng trong vụ Xuân sẽ có thời gian sinh trưởng dài
hơn vụ Mùa. Ngoài ra, đối với các giống lúa nếp thì thời gian sinh trưởng sẽ dài
hơn các giống lúa tẻ (đặc biệt là lúa nếp cẩm vụ Xuân thường kéo dài từ 127142 ngày, vụ Mùa là 105-115 ngày).
Nguyễn Văn Hoan (2006), các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác
nhau chủ yếu do sự dài ngắn khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Thời
kỳ sinh trưởng sinh thực, thời kỳ hình thành hạt và chín là ổn định, không phụ
thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống dài ngày hay ngắn ngày. Thời kỳ sinh
trưởng sinh thực kéo dài khoảng 35 ngày và thời kỳ chín khoảng 30 ngày.
2.3.2 Thời gian sinh trưởng và phản ứng quang chu kỳ
8



Nguyễn Văn Hoan (2006), các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác
nhau chủ yếu do sự dài ngắn khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Thời
kỳ sinh trưởng sinh thực, thời kỳ hình thành hạt và chín là ổn định, không phụ
thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống dài ngày hay ngắn ngày. Thời kỳ sinh
trưởng sinh thực kéo dài khoảng 35 ngày và thời kỳ chín khoảng 30 ngày.
Quang chu kì ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa kết hạt của cây lúa. Cây
lúa đại diện cho loài thực vật thích ngày dài. Thời gian sinh trưởng của vụ Xuân
của cây lúa thời gian đầu lượng ánh sáng sẽ thấp khiến cây phát triển chậm. Đến
lúc bất đầu ra hoa thì vào đầu tháng 5 ánh sáng bắt đầu mạnh dần thời gian sáng
ban ngày dài hơn. Do vậy, để có năng suất cao thì phải phụ thuộc vào độ dài
ngày vào khả năng chiếu sáng trong thời gian ra hoa kết hạt.
2.3.3 Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây lúa là một chỉ tiêu hình thái liên quan đến nhiều chỉ tiêu
khác đặc tính của cây lúa, đặc biệt là đặc tính chống đổ, cây lúa có thân ngắn và
cứng có khả năng chống đổ tốt (Nguyễn Thị Liên, 2010).
Các nhà khoa học tại viện lúa quốc tế IRRI khẳng định: các giống lúa có
nguồn gốc Trung Quốc mang gen lùn sdl là gen lặn nhưng không ảnh hưởng đến
chiều dài bông rất có ý nghĩa trong chọn giống. Hiện nay các nhà chọn tạo giống
đang tập trung và định hướng chọn tạo kiểu hình cây lúa có chiều cao lý tưởng
là 95-100cm cho năng suất cao đối với lúa tẻ, còn đối với với lúa nếp là 100115cm.
Theo Nguyễn Tuấn Anh và cs, (2010): Chiều cao cây được tính từ gốc đến
vuốt lá cao nhất (chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây qua từng
thời kì). Chiều cao cây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành
lên cấu trúc kiểu cây. Nếu cây lúa mà có chiều cao cao hơn 150cm sẽ rất dễ bị
lốp đổ bởi càng cao thì cây càng nhỏ không có sức chống chịu và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng suất. Trong thực tế hiện nay, kiểu lúa hiện đại đang được
nghiên cứu và phát triển sản xuất rộng rãi ra các vùng miền khắp cả nước là kiểu
9



cây lúa có chiều cao bán lùn (90-100cm). Cây càng thấp thì cho năng suất càng
cao, khả năng chống chịu cũng tốt hơn.
2.3.4 Khả năng đẻ nhánh
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá
trình hình thành số bông và năng suất của cây lúa. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc
vào yếu tố ngoại cảnh, mực nước, chế độ chăm sóc… Trong quá trình sinh
trưởng, nhánh lúa được hình thành từ các mắt ở nách lá của mỗi đốt trên thân
chính hoặc mọc từ nhánh phụ khác trong thời kỳ đẻ nhánh. Thông thường khi
cây lúa ra lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt lá thứ nhất bắt đầu phân hóa, trong quá
trình ra các lá tiếp theo cũng tương tự như vậy ở các nhánh tiếp theo. Theo quy
luật thì khi ra lá thứ 4 thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hóa và bắt đầu xuất
hiện nhánh thứ nhất và khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện.
Bùi Huy Đáp (1970) khi nghiên cứu về đặc tính đẻ nhánh cho biết:
“Nhánh không bao giờ phát triển khi lá tương đương với nó chưa phát triển
xong. Nhánh không phát triển nữa khi lá bị khô”. Khi nghiên cứu về vấn đề này,
Vũ Tuyên Hoàng và cs, (1998) cho biết: “ Những giống lúa đẻ nhánh sớm tập
trung sẽ cho năng suất hơn”.
Theo Đinh Văn Lữ (1978): Những giống lúa đẻ nhánh rải rác thì trỗ bông
không tập trung, bông không đồng đều, lúa chín không đều, không có lợi cho
quá trình thu hoạch dẫn đến năng suất thấp. Khả năng đẻ nhánh của cây phụ
thuộc vào phạm vi mắt đẻ và điều kiện ngoại cảnh. Phạm vi mắt đẻ trước hết còn
phụ thuộc vào số lá trên cây mẹ, mỗi lá tương ứng với một mầm nách tức là có
khả năng hình thành một nhánh. Từ cây mẹ có thể đẻ ra nhánh cấp1, từ nhánh
cấp 1 có thể đẻ ra các nhánh cấp 2, nhánh cấp 2 có thể đẻ ra nhánh cấp 3… Sau
một thời gian sinh trưởng về số nhánh thì các nhánh có sự cạnh tranh về dinh
dưỡng ánh sáng, số nhánh trong quần thể ruộng lúa có hiện tượng tự điều tiết,
nên số nhánh không tăng lên nữa.

10



Qua nghiên cứu Nguyễn Thị Trâm (2001) cho rằng: đối với lúa thì số
nhánh đẻ của một cá thể có thể di truyền số lượng với hệ số di truyền từ thấp đến
trung bình và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
Sau 3 tuần cấy lúa thì nhánh bắt đầu xuất hiện. Cách tính số nhánh trên 1
khóm để biết khả năng sinh sản của giống lúa là đếm số nhánh (số nhánh trên 1
khóm: là tổng số nhánh tính trên cây mẹ). Số nhánh còn được chia ra theo hai loại:
là nhánh hữu hiệu và nhánh vô hiệu. Nhánh hữu hiệu ra nhánh có khả năng cho ra
đòng ra bông lúa mang lại năng suất và ngược lại nhánh vô hiệu thì không cho
năng suất. Năng suất lúa đạt được là do quyết định có bao nhiêu nhánh hữa hiệu.
Và tất nhiên cây càng đẻ nhiều nhánh hữu hiệu thì càng năng suất.
2.3.5 Bộ lá lúa và khả năng quang hợp.
Bộ lá lúa là một đặc trưng hình thái giúp phân biệt các giống lúa khác
nhau, nó là cơ quan quang hợp tạo chất hữu cơ đi nuôi cấy. Lá cũng ảnh hưởng
tới quá trình tạo năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế, các yếu tố ảnh
hưởng như: sắc lá, kích thước lá, độ dày của lá, góc độ lá. Thông thường trên
cây lúa có khoảng 5-6 lá xanh cùng hoạt động sau một thời gian hoạt động các lá
lúa ở phía dưới gốc chuyển vàng rồi chết đi, các lá mới tiếp tục xuất hiện. Màu
sắc lá khác nhau tùy thuộc vào giống. Đa số lúa có màu xanh và ở các mức độ
khác nhau: xanh đậm, xanh, xanh nhạt. Lá lúa có màu tím thường rất hiếm gặp.
Lá tím thường được kết hợp với màu xanh mép tím, lá gân tím (Nguyễn Văn
Hoan, 2006). Độ dài lá có liên quan với gen xác định chiều cao cây, nhưng bị chi
phối bởi điều kiện ngoại cảnh. Tính trạng lá đòng dài, đứng di truyền độc lập với
gen lùn kiểm tra độ dài thân và độ dài các lá phía dưới. Độ dài lá, góc lá có quan
hệ chặt chẽ với khả năng kháng sâu bệnh, khả năng quang hợp và ảnh hưởng
đến năng suất lúa (Bùi Huy Đáp, 1999). Tốc độ ra lá được thay đổi theo thời
gian sinh trưởng và tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Theo ước tính thì cứ 1 –
3 ngày ra 1 lá ở thời kì mạ non, 7 – 10 ngày ra một lá ở thời kỳ mạ khỏe, 5 – 7
ngày ra một lá ở thời kỳ đẻ nhánh và khoảng 12 – 15 ngày ra một lá ở thời kỳ
cuối đẻ nhánh, chuyển sang làm đòng.

11


Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008): Lá đứng nhận cường độ ánh sáng trên đơn
vị diện tích lá thấp hơn lá rủ, nên cho phép ánh sáng mặt trời xuyên sâu xuống
bên dưới tán lá. Do đó tán lá đứng có LAI tối hảo lớn hơn và khả năng quang
hợp cao hơn.
Lá đòng quyết định tới 50% năng suất hạt của cây lúa. Diện tích lá đòng
sẽ quy định khả năng tổng hợp vật chất của cây lúa. Diện tích này tỉ lệ thuận với
chiều dài và chiều rộng lá (Nguyễn Tuấn Anh và cs, 2010).
2.3.6 Năng suất và các yếu tố hình thành năng suất.
Năng suất lúa được tạo bởi 4 yếu tố, đó là: Số bông trên đơn vị diện tích,
số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt .
Số bông: Trong các yếu tố trên thì số bông có quyết định đến năng suất
nhiều nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng
lượng hạt đóng góp 26%. Số bông phụ thuộc nhiều vào mật độ cấy, khả năng đẻ
nhánh hữu hiệu, điều kiện ngoại cảnh. Nếu mật độ cấy quá dày do cạnh tranh
môi trường sống của các cây nên số nhánh không cao. Các giống lúa mới thẳng
cây, lá đứng, đẻ nhánh khỏe, có khả năng chống chịu tốt nên có thể cấy dày để
tăng số bông trên đơn vị diện tích.
Số hạt trên bông: Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa
phân hóa. Số gié và hoa phân hóa được quyết định trong thời kỳ đầu của quá
trình làm đòng. Số hoa phân hóa được quyết định nhiều hay ít tùy thuộc vào sinh
trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Sau khi gié cấp 1, cấp 2 và hoa phân
hóa xong nếu gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi sẽ trở thành hoa hữu hiệu, ra
hoa, vào chắc bình thường. Ngược lại, nếu gặp điều kiện bất thuận sẽ bị thoái
hóa gié và hoa. Thời kỳ thoái hóa thường vào bước 4 (hình thành nhị và nhuỵ)
và kết thúc bước 6 (khoảng 10 – 12 ngày trước trỗ). Số gié và hoa thoái hóa
thường tập trung ở gốc bông, số lượng thoái hóa của gié cấp 1 khoảng 4-5%, gié
cấp 2 khoảng 3040% và hoa khoảng 20 – 25%.


12


Tỷ lệ hạt chắc: Tỷ lệ hạt chắc là một yếu tố cấu thành năng suất, giống có
tỷ lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định bởi 3 thời
kỳ là thời kỳ giảm nhiễm, trỗ và chín sữa, để có tỷ lệ hạt chắc cao phải bố trí thời
vụ gieo cấy hợp lý, sao khi lúa chín làm đòng, trỗ bông và chín gặp điều kiện ngoại
cảnh thuận lợi và cây lúa phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng như chế độ
tưới tiêu phải hợp lí (Nguyễn Hữu Tề và Nguyễn Đình Giao, 1997).
Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là yếu tố quan trọng cấu thành
năng suất, nó tỷ lệ thuận với năng suất. Chủ yếu phụ thuộc vào giống ít chịu sự
tác động của điều kiện ngoại cảnh. Giai đoạn từ khi lúa trỗ bông cho khi đến
chín ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt rõ rệt, nếu trong giai đoạn này nhiệt độ
thuận lợi do quá trình vận chuyển chất khô vào hạt và bộ lá lúa, nhất là lá đòng
còn xanh thì khối lượng 1000 hạt sẽ cao dẫn đến năng suất cao và ngược lại.
Nguyễn Văn Hoan (1995) cho biết: Sự tương quan giữa năng suất và số bông
trên khóm ở mỗi giống lúa là khác nhau, nhóm lùn có tương quan chặt (r= 0,85),
nhóm bán lùn (r= 0,62), còn sự tương quan giữa năng suất và chiều cao cây thì nhóm
lùn là chặt nhất (r = 0,62), nhóm bán lùn (r = 0,49), nhóm cây cao (r = 0,3370) .
2.4. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam.
2.4.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng cho khoảng 3,5 tỷ người trên thế
giới. Trong khi dân số thế giớ tiếp tục tăng thì diện tích đất dùng cho trồng lúa
lại không tăng, do vậy vấn đề lương thực được đặt ra như một mối đe dạo đến an
ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của các chuyên gia
dân số học, nếu dân số thế giới tiếp tục tăng trong vòng 20 năm tới thì sản lượng
lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng đủ nhu cầu sống còn của cư dân mới.
Hiện nay có khoảng 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các châu lục.
Việc sản xuất lúa gạo vẫn tập trung ở các nước châu Á nơi chiếm hơn 90% về

diện tích gieo trồng cùng như về sản lượng lúa gạo.

13


Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới giai đoạn 2008 – 2016.
Diện tích

Nắng xuất

Sản lượng

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2008

(triệu ha)
160,07

41,9

687,05

2009

157,79

43,4


685,65

2010

161,67

43,3

701,10

2011

162,71

44,6

726,37

2012

162,18

45,3

736,26

2013

164,53


45,0

741,98

2014

162,91

45,5

742,42

2015

160,76

46,0

740,08

2016

159,80

46,3

740,96

Năm


(Nguồn: FAOSTAT, 2018)
Qua bảng 2.1 tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2008 – 2016 ta thấy:
Nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, từ năm 2008 đến 2016 nhìn chung
sản xuất lúa trên thế giới ngày càng phát triển cả về diện tích, năng suất và sản
lượng. Tuy nhiên từ năm 2013 đến 2016 diện tích và sản lượng lúa trên thế giới
có xu hướng giảm, sản lượng lúa năm 2016 giảm 0,2% so với năm 2015, diện
tích giảm 0,96 triệu ha từ 160,76 triệu ha xuống 159,80 triệu ha. Năng suất đạt
46,3 tạ/ha tăng nhẹ so với năm 2015 là 0,3 tạ/ha. Sản lượng đạt 740,96 triệu tấn
tăng 0,8 triệu tấn so với năm 2015. Sản lượng lúa tăng nhưng tăng không đáng
kể ít nhiều cũng là do ảnh hưởng của điều kiện bất thuận của thời tiết rơi vào các
nước sản xuất lúa gạo chủ chốt như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…
làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của các nước giảm.
Dân số hiện nay trung bình tăng thêm 1 tỷ sau 14 năm. Trong 20 năm tới
cứ trung bình 1 tỷ người dân sẽ tiêu thụ 65 triệu tấn gạo (tương đương 100 triệu
14


tấn thóc). Dự kiến năm 2035 tổng sản lượng thóc phải tăng thêm so với bây giờ
là 114 triệu tấn. Năng suất trung bình có xu hướng tăng so với năm 2015 là 0,3
tạ/ha Nhưng có 3 điều đáng lo là đất lúa mất dần, người lao động trồng lúa giảm
dần, nước tưới tiêu cho lúa thiếu khiến cho mục tiêu tăng thêm 114 triệu tấn trở
lên vô cùng khó khăn. Điều lo lắng hơn nữa là chỉ có ít hơn 5% vật liệu di
truyền trong ngân hàng gen của IRRI được sử dụng trong các chương trình cải
tiến giống lúa (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lạng, 2014). Tiếp đó theo dự báo
của các nhà khoa học thì sản lượng lúa có xu hướng tăng chậm hoặc chững lại vì
diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp lại do tốc độ đô thị hóa ra tăng (Beachel,
1972). Giá lúa tăng chậm trong khi đó giá vật tư đầu vào tăng cao không khuyến
khích nông dân trồng lúa hệ số sử dụng ruộng đất khó có thể tăng cao hơn nữa
(ví dụ như ở Việt Nam nhiều nơi có thể trồng tới 3 vụ lúa/năm), nông dân

chuyển diện tích trồng lúa ra trồng các cây khác và nuôi trồng thủy sản có hiệu
quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao mặc
dù năng suất thấp hơn.
Chính vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành sản xuất lúa gạo nói
chung cũng như các nhà nghiên cứu nói riêng phải tiếp tục duy trì năng suất, lấy
chất lương bù số lượng, đặc biệt là cải tiến các giống lúa sẵn có thêm các tính
trạng chống chịu điều kiện bất thuận của môi trường, rút ngắn thời gian sinh
trưởng của cây lúa để tránh hạn hán, lụt lội, sâu bệnh, tăng vụ, gối vụ, luân canh
cây.

15


Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2016.
Tên nước

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Trung Quốc

30,44

69,3


211,09

Ấn Độ

42,96

36,9

158,75

Indonesia

14,27

54,1

77,29

Bangladesh

11,38

46,1

52,59

Việt Nam

7,78


55,8

43,43

Thái Lan

8,67

29,1

25,26

Myanmar

6,72

38,1

25,67

Philippin

4,55

38,6

17,62

Brazil


1,94

54,6

10,62

Nhật Bản

1,47

54,3

8,04

Thế giới

195,80

46,3

740,96

(Nguồn: FAOSTART, 2018)
Từ số liệu bảng 2.2 tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới
ta thấy:
Ấn Độ với diện tích 42,96 triệu ha, sản lượng lúa của Ấn Độ là 158,75
triệu tấn, chiếm 21,42% tổng sản lượng của thế giới. Ấn Độ cũng là nước khá
thành công trong lĩnh vực chọn lọc các giống lúa lai, trong đó có một giống có
chất lượng gạo thương phẩm cao, hạt gạo dài, trong và có mùi thơm.

Trung Quốc là nước có diện tích lúa lớn thứ hai sau Ấn Độ với diện tích
30,04 triệu ha, đặt 69,3 tạ/ha, sản lượng đạt 211,09 triệu tấn, do áp dụng các
thành tựu trong cải tiến giống lúa đặc biệt quan tâm đến sử dụng ưu thế lai đã

16


×