Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của dầu hướng dương và dầu cọ trong thức ăn đến sinh trưởng của cá chép (cyprinus carpio)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo
hướng dẫn Thạc sĩ Võ Quý Hoan người đã quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ em
trong quá trình hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Lời cảm ơn em xin gửi tới cô giáo Tiến sĩ Trần Thị Nắng Thu đã tạo
điều kiện giúp đỡ em từ định hướng chính, phương pháp tiến hành thí
nghiệm khoa học và sự góp ý cho bài khóa luận này.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội cùng toàn thể thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy, dìu dắt em trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Sự biết ơn đặc biệt và chân thành nhất xin gửi đến gia đình, bạn bè, những
người đã dành tình yêu, sự quan tâm, động viên trong suốt thời gian em học tập
và làm đề tài tốt nghiệp để em có được thành công này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhàn

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU..............................................................................2

iii




DANH MỤC HÌNH

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên

ADG

Average daily rate

DHA
EPA

Acid docosahexaenoic
Acid eicosapentaenoic

FAO

Tổ chức liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp

FCR

Feed conversion ratio


HUFA

Highly unsaturated fatty acid

KL

Khối lượng

LC PUFA

Acid béo không bão hòa đa chuỗi dài

n-3

Omega 3

n-6

Omega 6

PER

Protein efficiency ratio

PUFA

Polyunsaturated fatty acids

SGR


Specific growth rate

TA

Thức ăn

TN

Thí nghiệm

v


Phần I

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, do nhu cầu tiêu dùng của con người quá lớn nên khai thác thủy
hải sản - một nguồn tài nguyên có hạn ở ngoài tự nhiên đã vượt mức cho phép,
dẫn đến sự cạn kiệt và mất cân bằng sinh thái. Trước tình hình này, giải pháp
phát triển nuôi trồng thủy sản với nhiều hình thức nuôi khác nhau: nuôi bán
thâm canh, nuôi thâm canh đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và cho
thấy hiệu quả rõ rệt. Các thống kê hàng năm về sản lượng nuôi và khai thác thủy
sản ngoài tự nhiên đã chứng minh được sản phẩm nuôi trồng thủy sản đang dần
thay thế các sản phẩm thủy sản khai thác ngoài tự nhiên và trở thành nguồn cung
cấp thực phẩm, nguyên liệu chính phục vụ nhu cầu sử dụng đa dạng của con
người. Theo số liệu từ FAO (2012), tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới
đã đạt 154 triệu tấn trong khi đó tổng sản lượng khai thác thủy sản ngoài tự
nhiên dừng ở mức 90,4 triệu tấn. Ở Việt Nam, theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản

lượng thủy sản năm 2012 ước đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2011,
trong đó, sản lượng khai thác đạt 2,6 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3,2 triệu
tấn.
Nuôi trồng thủy sản đang được mở rộng về diện tích nuôi, đối tượng nuôi,
môi trường nuôi.... Chính vì vậy, nếu chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên thì khó
có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng thủy sản và
hiệu quả kinh tế không cao đặc biệt là trong nuôi thâm canh. Kết quả là nhiều
loại thức ăn công nghiệp đã được sản xuất với thành phần và hàm lượng dinh
dưỡng được phối trộn phù hợp với các giai đoạn nuôi và đối tượng nuôi. Nguyên
liệu được sử dụng sản xuất thức ăn công nghiệp cho các loài thủy sản nói chung
là bột cá và dầu cá. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này ngày càng khan hiếm do
sự suy giảm trong sản lượng đánh bắt cá ngoài tự nhiên. Chính vì vậy, việc tìm
1


ra các nguồn nguyên liệu thay thế dầu cá và bột cá là ưu tiên hàng đầu của các
chuyên gia dinh dưỡng. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu tập trung
vào việc tìm ra nguồn nguyên liệu phù hợp để thay thế dầu cá một cách bền
vững. Thách thức lớn trong việc tìm kiếm nguồn thay thế dầu cá là cần phải duy
trì những ảnh hưởng tích cực của nguồn thay thế tới sự phát triển của cá và sự
tích tụ EPA và DHA trong cơ thể cá. Đồng thời xem xét tầm quan trọng của phát
triển bền vững nuôi trồng thủy sản, sự tăng trưởng cá và lợi ích kinh tế. Một
trong số các giải pháp là sử dụng dầu cá sản xuất từ nội tạng cá biển và cá
nuôi. Một giải pháp khác là việc sử dụng các sinh vậ đơn bào tảo (Hertrampf và
Piedad-Pascual, 2000), sinh vật nổi (Carter và ctv,,2003) hoặc sinh vật không
xương sống đáy (Olsen và ctv,, 2004) có chứa chất béo tương tự như dầu cá. Tuy
nhiên, lựa chọn thay thế hứa hẹn nhất cho đến nay trong tìm kiếm nguồn thay
thế dầu cá phù hợp và bền vững nhất là dầu thực vật. Vấn đề đặt ra là cần có
những nghiên cứu đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của các nguồn chất béo khác
nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá. Từ đó tìm ra nguồn nguyên liệu bổ

sung thay thế trong sản xuất thức ăn thủy sản phù hợp vừa đảm bảo chất lượng,
tăng tốc độ tăng trưởng và giá thành hợp lý. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi
tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của dầu hướng dương và dầu cọ
trong thức ăn đến sinh trưởng của cá chép (Cyprinus Carpio)”.
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Góp phần tìm ra nguồn chất béo thích hợp thay thế dầu cá trong sản xuất thức
ăn cho cá chép.

2


Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 . ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHÉP

2.1.1 Đặc điểm phân loại
Theo Linnaeus (1758) cá chép có hệ thống phân loại như sau:

Hình 2.1 Cá Chép
Bộ: Cyprinifomes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio
Tên khoa học: Cyprinus carpio.
Tên tiếng anh: Common carp.
2.1.2 Phân bố
Cá Chép phân bố tự nhiên rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam
Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc. Cá Chép được nuôi lâu đời ở Trung
Quốc khoảng 2000 năm và trên 600 năm ở châu Âu (Phạm Văn Trung và

Nguyễn Trung Thành, 2005).
3


Ở Việt Nam, cá chép sống tự nhiên trong các vực nước ngọt ở hầu hết các
tỉnh phía Bắc. Hiện nay do việc di cư và thuần hóa nên cá chép đã phát tán ra
nhiều vực nước trong tự nhiên. Hiện nay ở nước ta đã nhập các dòng cá chép từ
Indonesia, Hungari…để lai tạo với cá chép Việt Nam để nuôi trong ao hồ, đồng
ruộng. Thống kê của một số tác giả cho thấy hiện tại nước ta có 8 loài cá chép
trong đó có 5 loài chép nội: chép tím, chép Bắc Cạn, chép vẩy, chép bạc, chép
trắng và 3 loài chép nhập nội là: chép Hung vẩy, chép Hung trần và chép vàng
Indonesia (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2000).
2.1.3 Tập tính sống
Trong vực nước cá chép sống ở tầng đáy, nơi có nhiều bùn bã hữu cơ,
thức ăn đáy và cỏ nước. Đặc biệt cá có thể sống trong điều kiện khó khăn khắc
nghiệt. Cá có thể chịu được ngưỡng nhiệt độ rộng nằm trong khoảng 0 - 40 oC,
tuy nhiên nhiệt độ tối ưu thích hợp cho sự sinh trưởng của cá chép ở 20 - 27 oC.
Ở nhiệt độ nhỏ hơn 12ºC thì cá chậm lớn, ăn ít và khi nhiệt độ nhỏ hơn 5ºC cá sẽ
ngừng bắt mồi. Chúng sống được trong điều kiện O 2 từ 3 - 8mg/l, pham vi giới
hạn pH 4 - s9, pH thích hợp là 7 - 7,5 (Mai Đình Yên, 1979).
2.1.4 Dinh dưỡng
Trong tự nhiên, cá chép là loài ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật không
xương sống đáy. Thức ăn của cá khá đa dạng như mảnh vụn thực vật, hạt, rễ cây,
các loài giáp xác (Copepoda, Decapoda, Malacostinea), giun ít tơ, ấu trùng côn
trùng (Chironimidae), thân mềm (Bivalvia, Gastropoda…). Tùy theo kích cỡ cá,
mùa vụ dinh dưỡng mà thành phần thức ăn có sự thay đổi nhất định.
Cá chép còn nhỏ ăn thực vật phù du và động vật phù du như các loài cá khác,
khi trưởng thành thức ăn chủ yếu của chúng là sinh vật đáy như: giun, ấu trùng
côn trùng, các loài nhuyễn thể nhỏ, lá và hạt các thực vật sống dưới nước…
Ngoài ra chúng còn có khả năng sử dụng tốt thức ăn bổ sung như: tinh bột, ngũ

cốc, các loại thức ăn công nghiệp.
4


2.1.5 Sinh trưởng
Cá chép là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể đạt tới 15 - 20 kg.
Cấu trúc thành phần tuổi của cá chép ở sông Hồng trước đây có tới 7 nhóm tuổi.
Sinh trưởng chiều dài hàng năm của cá chép như sau: 1 tuổi là 17,3cm, 2 tuổi là
20,6 cm, 3 tuổi là 30,2 cm, 4 tuổi là 35,4 cm, 5 tuổi là 41,5 cm và 6 tuổi là 47,5
cm. Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng
lượng (Mai Đình Yên, 1983).
Trong nuôi thâm canh cá chép là loài sinh trưởng nhanh, sau một năm nuôi cá
đạt trọng lượng thân từ 500 - 1500 g/con, đến năm thứ 2 cá đạt 1,5 - 3 kg/con. Đặc biệt
cá chép V1 được lai giữa cá chép Việt nam (V), Hungary (H) và Indonesia (I) có tốc độ
sinh trưởng nhanh, ngoại hình đẹp được người dân ưa chuộng.
2.1.6 Sinh sản
Cá chép thành thục sau 1 năm. Sức sinh sản của cá chép tương đối lớn,
khoảng 15 - 20 vạn trứng đối với cá cỡ 1 kg. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa
xuân đến cuối mùa thu, nhưng tập trung nhất vào các tháng xuân hè (tháng 2 - 6)
hay thu (tháng 8 - 9). Trứng bám vào thực vật thủy sinh.
Ở song, cá thường di cư lên trung, thượng lưu vào các sông suối nhỏ giàu
thực vật để sinh sản. Trong ao nuôi, cá đẻ ở các bụi cây, cỏ ven bờ hoặc trong
các đám bèo trôi nổi. Cá thường đẻ vào ban đêm, nhất là sau những cơn mưa
rào, nước mát.
2.1.7 Giá trị kinh tế
Cá chép là loài cá có giá trị kinh tế cao với chất lượng thịt thơm ngon,
nhất là sau mùa vỗ béo nên được người dân rất ưa chuộng. Trong điều kiện tự
nhiên, cá khai thác thường từ 0,5 đến vài kg. Sản lượng cá ở sông Hồng, sông
Đà và một số hồ như hồ Ba Bể, hồ Tây khá cao (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ
Vân, 2000). Tuy nhiên sản lượng cá lớn thấp do khai thác quá mức.

5


Cá chép là đối tượng nuôi chính trong các ao đầm nước ngọt ở miền Bắc.
Cá có thể nuôi đơn, nuôi ghép cho năng suất cao. Ở Ấn Độ, trong ao nuôi cá
chép, cá mè, Roohu, Mrigal, Catla, Trắm cỏ đạt 4 - 9 tấn/ha. Ở Israel, ao nuôi cá
Chép, Mè, Rô phi đạt trên 8 tấn/ha.
Ngoài ra cá còn được nuôi để diệt ấu trùng muỗi, làm cá cảnh trong các
gia đình, khu nghỉ dưỡng…phục vụ nhu cầu giải trí của con người.
2.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÁ CHÉP
Nhu cầu dinh dưỡng của cá chép trong khẩu phần về protein, acid amin,
chất béo, acid béo, carbohydrate, vitamin, khoáng, năng lượng và protein/năng
lượng đã được kiểm nghiệm bởi nhiều nhà khoa học và các nhà nghiên cứu. Nhu
cầu dinh dưỡng của cá chép được thể hiện trong bảng 2.1:
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cá chép
Thành phần dinh dưỡng
Protein
Lipid
Acid béo no thiết yếu
Linoleate
Linolenate
Năng lượng tiêu hóa
Carbohydrate (như tinh bột)
(Lê Đức Ngoan và ctv, 2008)

Nhu cầu
30–35 g /100g
5-15 g /100g (tùy theo mức năng lượng)
1 g/100g
1 g/100 g

13-15 MJ/ kg (310-360 kcal)
30-40 g/100g

2.2.1 Protein và acid amin
Cá chép (Cyprius carpio) giai đoạn chưa trưởng thành không thể sinh
trưởng được khi cho ăn khẩu phần thức ăn mà protein được thay thế bằng hỗn
hợp acid amin công nghiệp có thành phần tương tự (Lê Đức Ngoan và ctv,
2008). Một số nghiên cứu cho biết nhu cầu protein hàng ngày của cá chép
khoảng 1g/kg khối lượng cơ thể cho duy trì và 12 g/kg khối lượng cơ thể cho
tích lũy protein tối đa (Ogino và Chen, 1973). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đạm
6


cho quá trình tăng trưởng cao nhất khi lượng protein ăn vào 7 - 8 g/kg khối
lượng cơ thể/ ngày. Nhu cầu tối ưu của cá chép về protein thô là 30 - 38%
(Jauncey, 1982; Wantanabe, 1988). Nhìn chung, mức protein thô này được xác
định bởi việc sử dụng khẩu phần gồm một nguồn đơn protein có chất lượng cao,
như casein, protein trứng gà hoặc bột cá. Nếu đủ năng lượng tiêu hóa có trong
khẩu phần, mức protein tối ưu có thể giữ 30-35 % (Watanabe, 1982).
Nhu cầu về acid amin của các đối tượng thủy sản gồm có nhu cầu về
nhóm acid amin không thiết yếu và nhóm acid amin thiết yếu. Nhóm acid amin
không thiết yếu là những acid amin mà cơ thể sinh vật tự tổng hợp được từ thức
ăn gồm: alanine, glycine, serine, tyrosine, praline, cysteine. Nhóm acid amin
thiết yếu gồm những acid amin mà động vật thủy sản không thể tự tổng hợp
được mà chúng phải lấy từ thức ăn. Nhu cầu về acid amin thiết yếu thường được
tính theo % trong protein thức ăn. Một số loài cá đã được xác định về nhu cầu
acid amin thiết yếu được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2 Nhu cầu acid amin của một số loài cá
Acid amin


Nheo Mỹ
(% protein)
Arginine
4,3
Histidine
1,5
Isoleucine
2,6
Leucine
3,5
Lysine
5,1
Methionine
Cystine
2,3
Phenylalanine
Tyrosine
5,0
Threonine
2,0
Tryptophan
0,5
Valine
3,0
Protein thức ăn (%)
24
“ – ”: chưa xác định rõ lượng

Chình Nhật
(% protein)

4,2
2,1
4,1
5,4
5,3
3,2
5,0
5,6
8,4
4,1
1,0
4,1
37,7

Rô phi
(% protein)
4,2
1,7
3,1
3,4
5,1
3,2
5,7
3,6
1,0
2,8
28

Chép
(% protein)

4,2
2,1
2,3
3,4
5,7
3,1
6,5
3,9
0,8
3,6
38,5

(Guillaume và ctv, 2001)
7


Acid amin cấu trúc cơ thể cá chép không bị ảnh hưởng bởi sự biến động
của các thành phần khác nhau trong khẩu phần hoặc bởi tuổi của cá (Schwarz và
Kirchgessner, 1988). Mười acid amin thiết yếu tương tự cho hầu hết các loài cá
cũng đều cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cá chép gồm: arginine,
histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threinine,
tryptophane và valine (Halver và ctv, 2002). Đặc biệt có những thay đổi nhỏ
trong nhu cầu đối với từng acid amin tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng. Cơ
của cá chép có chứa một lượng lớn acid amin taurine. Enzymee
cysteinsulphinate decarboxylase là một enzymee tham gia vào quá trình sinh
tổng hợp taurine từ cysteine và, nếu như hoạt động của nó yếu, có nghĩa là nhu
cầu taurine của cá chép phải được cung cấp thêm trong khẩu phần.
2.2.2 Năng lượng
Mọi hoạt động của sinh vật đều sử dụng năng lượng, trong thuỷ sản cũng
vậy các đối tượng khác nhau thì nhu cầu về năng lượng khác nhau. Tuy nhiên,

tôm cá có nhu cầu năng lượng thấp hơn động vật trên cạn và có thể sử dụng
protein để để làm năng lượng. Nhu cầu năng lượng của các loài gồm nhu cầu
năng lượng duy trì, nhu cầu năng lượng tăng trưởng và nhu cầu năng lượng cho
sinh sản.
Nhu cầu năng lượng duy trì: là nhu cầu năng lượng chỉ đủ để cho cá
không thay đổi thể trọng trong thời gian thí nghiệm. Nhu cầu năng lượng duy trì
của cá thấp hơn so với động vật trên cạn vì cá tiêu hao ít năng lượng cho sự vận
động và giữ thăng bằng cơ thể, cá không có cơ chế điều hoà thân nhiệt, cá bài
tiết amoniac mà không bài tiết ure hay acid uric. Đặc biệt, nhu cầu năng lượng
duy trì khác nhau và thay đổi theo loài, theo kích thước và môi trường. Khi nhiệt
độ tăng nhu cầu duy trì có khuynh hướng tăng. Động vật thủy sản khi còn nhỏ
cần năng lượng duy trì nhiều hơn khi trưởng thành. Nhu cầu năng lượng duy trì
của cá chép 67KJ/kg/ngày (cỡ cá 80 gam, nhiệt độ 20ºC). Bảng 2.3 cho biết nhu
cầu năng lượng của một số nhóm cá.
8


Bảng 2.3 Nhu cầu năng lượng duy trì của nhóm cá chép, cá da trơn, cá hồi
Nhóm cá

Khối lượng cá

Nhiệt độ

Duy trì

Cá chép

(g)
80


(0C)
10

(KJ/kgcá/ngày)
28

Cá da trơn

80
10 – 20

20
25

67
84

Cá hồi

100
150

25
18

72
85 – 100

300


15

60

(Vũ Duy Giảng, 2006)
Nhu cầu năng lượng tăng trưởng: Tùy theo năng lượng thức ăn mà động vật
thủy sản điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào để thỏa mãn nhu cầu năng lượng cho
tăng trưởng. Khẩu phần trong thức ăn mà đủ hàm lượng protein, khi tăng năng
lượng thì tăng sinh trưởng. Ảnh hưởng của các mức năng lượng trong thức ăn
tới tăng trưởng cá chép được thấy rõ qua bảng 2.4:
Bảng 2.4 Ảnh hưởng của năng lượng trong thức ăn tới tăng trưởng của cá Chép
Năng lượng thô
(MJ/kg thức ăn khô)

13,8

16,8

18,6

20,5

22,8

24,9

148

257


392

218

283

320

Tăng trưởng
(% so với khối lượng ban
đầu)
(Vũ Duy Giảng, 2006)
Nhiều kết quả cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc duy trì tỷ lệ năng
lượng/protein trong khẩu phần ăn của cá đó là yêú tố đảm bảo sinh trưởng đều
và nhanh của cá trong thời gian nuôi. Ảnh hưởng của tỷ lệ này được thể hiện qua
bảng 2.5:
Bảng 2.5 Ảnh hưởng của năng lượng và prtein khẩu phần đến tốc độ sinh
trưởng của cá chép

9


Năng lượng tiêu hóa

Protein (% thức ăn khô)

(MJ/kg thức ăn khô)
41,3


46,5

51,4

18,3

2,01

1,99

2,01

20,1

2,15

2,17

2,14

(Vũ Duy Giảng, 2006)
Nhu cầu năng lượng sinh sản: Nhu cầu năng lượng cho sinh sản rất lớn.
Giai đoạn thành thục, ở cá thể đực có tuyến sinh dục đực chiếm < 10% khối
lượng cơ thể và trứng ở cá thể cái chiếm hơn 30% ở một số loài cá. Khi năng
lượng cung cấp từ thức ăn không đủ, hầu hết các laoif sử dụng năng lượng tích
lũy trong cơ thể để cung cấp cho tế bào sinh dục.
Nhu cầu protein và lipid liên quan đến năng lượng tiêu hóa. Giá trị tối ưu
của năng lượng tiêu hóa/protein cho sinh trưởng tối đa là 97-116 (Takeuchi và
ctv, 1979). Nghiên cứu chuyển hóa năng lượng của khẩu phần thực tế bao gồm
25% bột cá, 4% bột thịt, 10% bột đậu nành và 8% bột ngô, Ohta và Wantanabe

(1996) cho thấy 29,9% năng lượng mất qua phân, 1,5% mất qua phần thải khác,
31,9% mất do sinh nhiệt và 36,7% năng lượng thuần (bao gồm 12,6% cho duy
trì và 24,1% cho tích lũy cơ thể). Nhu cầu năng lượng tiêu hóa cho sinh trưởng
tối đa là 285; 548 và 721 KJ/kg khối lượng cơ thể tương ứng với mức cho ăn lần
lượt là 1,83; 3,60 và 5,17% của khối lượng cơ thể/ngày, chịu ảnh hưởng bởi cả
khẩu phần và kích cỡ cá.

10


2.2.3 Chất béo và acid béo
Nhu cầu chất béo của các đối tượng động vật thủy sản được xác định dựa
vào nhu cầu năng lượng, acid béo cần thiết, phospholipid và cholesterol cũng
như đặc điểm sống và dự trữ chất béo của loài. Ngoài ra, nhu cầu này còn phụ
thuộc vào chất lượng protein, chất lượng nguồn chất béo, hàm lượng và chất
lượng của nguồn cung cấp năng lượng khác. Mức tối đa sử dụng chất béo trong
thức ăn trên một số loài cá được thể hiện trong bảng 2.4:
Bảng 2.4 Mức sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn trên một số loài cá
Giống loài

Chất béo thức ăn (%)

Chép

< 18

Rô phi

< 10


Cá trơn Mỹ

7 - 10

Cá trê phi

7 - 10

Cá tráp Nhật

10

Cá hồi

18 - 20

Cá chẽm

12 - 15

Cá mú

13 - 14

Cá vền biển

12 - 15

Cá bơn Atlantic


< 15

(Guillaume và ctv, 2001)
Chất béo và carbohydrate trong thức ăn là những nguồn chính cung cấp
năng lượng. Vì vậy, các loài có khả năng sử dụng tốt tinh bột như: rô phi, các
chép, cá ba sa, cá nheo Mỹ thì nhu cầu chất béo trong thức ăn sẽ thấp hơn các

11


loài cá ăn động vật. Bảng 2.5 thể hiện nhu cầu chất béo trong khẩu phần ăn của
cá chép.
Bảng 2.5 Nhu cầu acid béo trong khẩu phần ăn của cá Chép
Loại acid béo
Tỷ lệ

18 : 2ω6
1%

18 :3ω3
1%

20 :5ω3
0,5%

22 :6ω3
0,5%

(Zhuang và Shoao, 1986)


Cá rất cần các acid béo thiết yếu. Động vật thủy sản có khả năng sinh tổng
hợp một số acid béo no từ acetate, acid béo no thành acid béo không no một nôi
đôi. Tuy nhiên, các động vật thủy sản không thể tổng hợp được acid béo bão hòa
nếu thiếu tiền chất trong thức ăn do động vật thủy sản thiếu enzymee
desaturated. Cá chép đòi hỏi cả acid béo n-6 và n-3 được tổng hợp từ tiền chất là
các acid béo thiết yếu linolenic acid (18:3n-3) và linoleic acid (18:2n-6). Ước
tính cung cấp 1% mỗi acid béo n-6 và n-3 đảm bảo tốt nhất cho quá trình sinh
trưởng và hiệu quả cho ăn đối với cá chép giống (Takeuchi và Watanabe, 1977).
Tuy nhiên, cũng có một báo cáo khác thấp hơn nhu cầu này (Kaushik, 1995). Dù
vậy, những triệu chứng thiếu hụt liên quan đến acid béo thiết yếu khó có thể
nhận thấy ở cá chép như là chậm lớn, tỷ lệ chết cao và mất sắc tố da.
2.2.4 Carbohydrate.
Carbohydrate được coi là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền
nhất cho động vật thủy sản gồm: tinh bột, dextrin, glycogen, cellulose, chitin,
chitosan. Trong khẩu phần thức ăn khi carbohydrate tăng lên thì sự phân giải
lipid và protein trong cơ thể sẽ giảm đi, do năng lượng chủ yếu được cung cấp từ
carborhydrate. Tuy nhiên, hoạt động của enzymee amylase trong ống tiêu hóa và
tỷ lệ tiêu hóa tinh bột ở cá thường thấp hơn so với sinh vật ở cạn. Trong các loài
cá, hoạt động của enzymee amylase ở ruột của cá loài cá ăn tạp (bao gồm cả cá
chép) cao hơn là các đối tượng ăn động vật. Tỷ lệ chiều dài ruột với chiều dài cơ
thể cá chép là 1,8-2,0, giá trị này lớn hơn 4 lần so với cá hồi và cá chình Nhật
12


(Anguilla japonicus), điều này giải thích việc sử dụng tinh bột tốt hơn ở cá chép.
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng tối ưu của carbohydrate khẩu
phần dao động 30-40% khối lượng thức ăn đối với cá chép (Lê Đức Ngoan và
ctv, 2009)
2.2.5 Vitamin và muối khoáng.
Nhu cầu về các vitamin và hàm lượng các vitamin của cá chép đã được

xác định được trình bày ở bảng 2.6. Nhu cầu của cá chép trong khẩu phần ăn đối
với acid folic và vitamin B12, D và K chưa được nghiên cứu nhưng một số
vitamin này có thể được tổng hợp bởi các vi khuẩn đường ruột đối với cá chép
và một số loại cá nước ngọt khác (Lovell và Limsuwan, 1982). Đối với nhu cầu
với vitamin E ở cá chép có thể tăng lên phụ thuộc vào mức độ của acid béo
không có khả năng sinh cholesterol trong khẩu phần. Trong khẩu phần ăn thì
mức độ bổ sung vitamin vào khẩu phần thức ăn cao gấp 2 - 5 lần so với nhu cầu
muối khoáng. Ngoài ra, nhu cầu vitamin ở cá chép có thể bị tác động bởi nhiều
yếu tố, như kích cỡ cá, nhiệt độ nước và thành phần thức ăn. Ví dụ, cá giống và
cá chép trưởng thành không có nhu cầu về vitamin C bởi vì bản thân chúng có
thể tổng hợp vitamin C từ D-glucose. Tuy nhiên, ấu trùng cá chép có những biểu
hiện do thiếu vitamin C như mòn vây đuôi, biến dị xương cung mang. Những
nghiên cứu về dinh dưỡng giai đoạn đầu của ấu trùng cá chép cho thấy rằng nhu
cầu tích lũy tối đa trong mô (270 mg vitamin C/kg) là cao hơn nhu cầu cho duy
trì và sinh trưởng (45 mg vitamin C/kg) (Goullou-Coustans và ctv, 1988).

13


Bảng 2.6 Nhu cầu vitamin cho một số loài cá
Vitamin

Cá chép
(mg/kg thức
ăn)

Cá trơn Mỹ

Cá hồi


Tôm biển

(mg/kg thức
ăn)

(mg/kg thức
ăn)

(mg/kg thức
ăn)

Thiamin (B1)

1-3

1-3

10 - 15

60

Riboflavin (B2)

7 - 10

9

20 - 25

25


Pyridoxine (B6)

5 – 10

3

15 – 20

50

Pantothenate

30 -40

25 – 50

40 – 50

75

Niacin (PP)

30 – 50

14

150 – 200

40


Folic acid

-

-

6 – 10

10

Vitamin B12

-

-

0,015 – 0,02

0,2

Inositol

200 – 300

-

300 – 400

400


Choline

1500 – 2000

-

600 – 800

600

Biotin

1 – 1,5

-

2 – 1,5

1

Vitamin C

30 – 50

60

100 – 150

200


Vitamin A (UI)

1000 – 2000

1000 – 2000

2000 – 2500

5000

Vitamin D (UI)

-

500 – 1000

2400

2000

Vitamin E

80 – 100

30

30

100


Vitamin K

-

-

10

5

“ – ”: chưa xác định rõ lượng
(Halver và Hardy, 2002)
Chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của động vật
thủy sản như xây dựng cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì chức
năng sinh lý...Những biểu hiện do thiếu khoáng được tóm tắt ở bảng 2.7. Cá
chép thiếu 1 acid tiết ra từ dạ dày cho tiêu hóa và hòa tan các hợp chất chứa cả
Ca và P (Lê Đức Ngoan và ctv, 2009). Như vậy P tồn tại phụ thuộc vào muối và
thành phần khác hòa tan trong nước (Satoh và ctv, 1992,1997). Hàm lượng P từ

14


tricalcium phosphate của bột cá ít hơn so với nhiều mono và dicalcium
phosphate hòa tan.
Bảng 2.7 Nhu cầu các chất khoáng của cá chép và những triệu trứng thiếu chất khoáng
Muôi
khoáng

Nhu cầu

6 – 8 g/kg

Dấu hiệu thiếu hụt
Chậm lớn, xương không bình thường, hiệu quả

Phốt

thức ăn kém, lượng khoáng thấp toàn cơ thể và cột

pho

sống, tăng mỡ nội tạng

Magiê

0,4 - 0,5

Chậm lớn, biếng ăn, tỷ lệ chết cao, lờ đờ và co giật,

g/kg

lượng canxi cao, magiê giảm trong xương, đục
nhân mắt.

Sắt

150 mg/kg Mất trọng lực, Hb, huyết tương không bình thường

Kẽm


15-30

Chậm lớn, tỷ lệ chết cao, mòn mang và da, kẽm

mg/kg

thấp trong xương
Chậm lớn, còi cọc, xương không bình thường, tỷ lệ

Mangan 13 mg/kg

chết cao, Canxi, Mg, P, kẽm và Mn thấp trong
xương

Đồng

3 mg/kg

Chậm lớn

Coban

0,1 mg/kg

Chậm lớn

(Satoh, 1991; NRC, 1993; Kim và ctv,1998)
Việc bổ sung mono phosphate vào khẩu phần chứa bột cá là nguyên liệu
cơ bản đã mang lại kết quả tốt về tăng trưởng của cá chép. Điều này cũng khẳng
định rằng việc bổ sung các chất từ bên ngoài như Cu, Mn, Mg và Zn rất cần thiết

cho khẩu phần thức ăn của cá chép. Tuy nhiên,một lượng giới hạn của tricalcium
15


phosphate ở cá chép có thể ngăn cản sự cung cấp của một số các yếu tố, như Zn
và Mn, mặc dù ít hơn nhiều so với cá hồi (Satoh và ctv, 1989). Trong một nghiên
cứu xem xét sự tương tác giữa thiếu Zn và chất béo đã cho thấy là các chất dinh
dưỡng không được hấp thu và liên quan đến sự tích tụ chất béo ở ruột (Taneja và
Arya, 1994).
2.3. SỰ HẤP THU DINH DƯỠNG CỦA CÁ CHÉP
2.3.1 Hấp thu protein.
Hầu hết các loại cá đều tiêu hóa và hấp thu protein rất tốt. Nhóm men phân
giải protein chính gồm pepsine, trypsine, chymotripsine. Cá chép thuộc nhóm
động vật không có dạ dày nên trypsin là men chủ yếu phân giải protein. Trypsine
ở đoạn ruột trước nhiều hơn đoạn ruột sau. Bảng 2.8 trình bày khả năng tiêu hóa
protein của cá chép đối với các nguồn nguyên liệu khác nhau.

16


Bảng 2.8 Tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu protein của cá chép

Stt

Nguồn Protein

Tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu protein
(%)

1


Bột cá

95

2

Protein trứng gà

95

3

Đỗ tương

81

4

Ngô

66

5

Bột mì

64 – 84

6


Đậu Hà Lan

79

7

Đậu phụ

85

8

Mầm lúa mì

97

(Sfali và Jack Mathas, 1994)
2.3.2 Hấp thu carbohydrat
Enzymee tiêu hóa carbohydrate của động vật thủy sản kém hơn so với
động vật trên cạn nên khả năng tiêu hóa carbohydrate cũng kém hơn.
Carbohydrate trong thức ăn được chuyển hóa thành glucose và các
monosaccharit bằng các enzymee tiêu hóa: amylase, glucosidase, maltase,
sucrase rồi được hấp thu qua thành ống tiêu hóa vào máu và được vận chuyển
đến gan. Ở cá chép, tinh bột là nguồn carbohydrate được sử dụng tốt nhất. Sự
hoạt động của amylase ở cá chép là 616 mu/ml, cá hồi là 21 mu/ml. Cá có đặc
điểm dinh dưỡng khác nhau thì có hệ số hấp thu carbohydrat khác nhau.
Theo Sfali và Jack Mathas (1994) cho rằng hoạt động của Amylase ở cá
chép tăng khi cho cá ăn thức ăn có hàm lượng tinh bột cao. Tuy nhiên, Yang
17



(1988) đã chỉ ra rằng tỷ lệ hấp thu tinh bột của cá chép giảm từ 69% xuống còn
26% khi hàm lượng tinh bột trong thức ăn tăng từ 20% lên 60%.
Bảng 2.9 Hiệu quả hấp thu đường tổng số trong các loại thức ăn khác nhau ở cá
chép và cá rô phi
Loại thức ăn

Cá chép

Cá rô phi

(%)

(%)

Lúa mì

81

98

Bột ngô

97

99

Bột gạo


50

95

(Yang, 1988)
2.3.3. Hấp thu chất béo
Chất béo trong thức ăn có độ tiêu hóa cao trung bình khoảng 85% - 90%.
Tuy nhiên độ tiêu hóa chất béo thay đổi phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ,
hàm lượng chất xơ…nhưng yếu tố được quan tâm đầu tiên là tính chất của acid
béo cấu tạo nên chất béo và hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn. Bộ phận
quan trọng trong tiêu hóa chất béo của cá là gan, gan tiết ra muối mật có tác
dụng nhũ tương hóa chất béo và làm tăng bề mặt tiếp xúc của chất béo với
enzymee lipase. Những sản phẩm của quá trình tiêu hóa dễ hòa tan trong nước là
các acid béo ngắn và choline sẽ được hấp thu trực tiếp vào lớp niêm mạc ruột.
Các acid béo có chuỗi carbon dài và muối mật không hòa tan trong nước sẽ liên
kết tạo thành các hạt nhỏ micelle và được hấp thu vào thành ruột qua các tế bào
hấp thụ. Trong thành ruột, các monoglyceride và các acid béo chuỗi carbon dài
trên 14 đơn vị được tái tổng hợp thành triglycerides. Sự hấp thu chất béo xảy ra
ở ruột trước hoặc môn vị, đôi khi xảy ra ở phần ruột sau khi hàm lượng chất béo
trong khẩu phần ăn dư thừa..
Bảng 2.10 Tỷ lệ tiêu hoá chất béo của một số loài cá ở các loại thức ăn khác
nhau
18


Loại thức
ăn
Hạt lanh
Hạt bông
Hạt đậu

Bột cá
Cám gạo
Bã nho
"-" Không xác định

Cá trắm cỏ
(%)
96
96
95
82
79
73

Cá chép
(%)
94
95
92
68
82
93

Cá trắm đen *
(%)
57
85
99
65


(Sfali và Jack Mathas, 1994; “*” Liu và ctv, 1990)
2.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÁ CHÉP
2.4.1 Các yếu tố thủy lý, thủy hóa của môi trường nước
 Nhiệt độ
Một trong những yếu tố thủy lý có tác động mạnh lên sự sinh trưởng và
hoạt động sống của thủy sinh vật là nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước luôn luôn biến
đổi theo thời tiết. Cá là động vật biến nhiệt do vậy chúng càng chịu nhiều ảnh
hưởng của nhiệt độ nước. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hoặc vượt quá giới
hạn thích ứng sẽ gây sốc, thậm chí làm cho cá chết. Cá chép là loài có ngưỡng
chịu đựng nhiệt độ khá rộng, nhưng trong điều kiện tự nhiên của vùng nhiệt đới
ở Việt Nam cá thích nghi với nhiệt độ cao của môi trường. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cá chép có thể vẫn tồn tại được khi nhiệt độ nước lên tới 40 oC và chết
khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới 0oC. Tuy nhiên những nghiên cứu và theo
dõi ở Việt Nam cho thấy cá chép chưa bị chết rét hay chết nóng bao giờ. Khoảng
nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá chép là 20 oC - 27oC
(Bulton, 1995).
Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng rất mạnh đến tiêu hóa thức ăn của
cá. Tốc độ tiêu hóa thức ăn của cá tăng lên rất mạnh khi nhiệt độ tăng (trong
khoảng thích hợp). Ở 220C tốc độ tiêu hóa thức ăn của cá chép 1 tuổi nhanh gấp
3 - 4 lần ở nhiệt độ 20C và gấp 2,5 - 3 lần ở 8 0C. Nếu cho cá Rutilus rutils 4 tuổi
19


ăn Copepod và Cladocera và cá chép ăn ấu trùng muỗi thì thấy mức độ tiêu hóa
thức ăn của cá khác nhau ở nhiệt độ khác nhau thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.11 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mức độ tiêu hóa thức ăn của cá
Đặc điểm
thức ăn


Rutilus rutils

Cá chép

Chất khô (%)

160
73,9

190
79,2

220
81,8

100
72,1

210
81,7

Đạm (%)

88,1

87,6

87,3

70,0


79,3

(Mai Đình Yên, 1979)
 pH
Ảnh hưởng mang tính chất sinh lý của pH đối với cá nuôi là duy trì sự cân
bằng pH của máu trong cơ thể. Cũng như các loài cá nước ngọt khác, cá chép có
thể chịu đựng ở vùng nước có độ pH từ 5,5– 9,0. Mặc dù thích nghi với khoảng
pH thay đổi rộng, nhưng sự phát triển của cá sẽ giảm rõ rệt bởi môi trường có
pH acid hay kiềm. Khi pH < 5, pH không đủ thấp để ảnh hưởng trực tiếp tới cá
nuôi nhưng nó là đủ thấp để thiếu CO 2 cho tảo quang hợp. Khi pH cao sẽ làm
tăng độc tính của NH3 đối với cá, đặc biệt trong các ao nuôi thâm canh. Khoảng
pH thích hợp cho sự phát triển của cá là : 7,0 – 7,5 (Bulton, 1995).
 Ôxy hòa tan
Trong thủy vực cá chép có thể hoạt động ở mọi tầng nước, nhưng thường
tập trung chủ yếu ở tầng nước giữa và đáy. Cá hoạt động nhanh nhẹn có thể sống
được ở những nơi có nước chảy thường xuyên hoặc nước tĩnh có hàm lượng DO
thấp. Ngoài ra, cá chép còn ưa sống ở nơi thoáng đãng, nơi có hàm lượng ôxy
hòa tan khoảng 3 - 8 mg/l. Tuy nhiên, cá vẫn sống được ở trong những ao tù bẩn,
nơi có hàm lượng ôxy thấp nhưng có tốc độ sinh trưởng phát triển chậm
(Nguyễn Công Thắng, 1996).
 Các yếu tố thủy hóa khác

20


×