Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

NGHIÊN cứu mô HÌNH QUẢN lý nước SINH HOẠT tại xã NINH AN, HUYỆN HOA lư, TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.75 KB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ NƯỚC
SINH HOẠT TẠI XÃ NINH AN, HUYỆN HOA LƯ,
TỈNH NINH BÌNH

Sinh viên thực hiện

:Bùi Thị Anh Phương

Mã sinh viên

: 597510

Lớp

: KTA-K59

Chuyên ngành

: Kinh tế

Niên khóa


: 2014-2018

Giáo viên hướng dẫn

:ThS. Lương Thị Dân

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực, nghiêm túc và chưa từng được sử dụng
trong bất cứ tài liệu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Sinh viên

i


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là cô giáo Th.s Lương Thị Dân
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Ninh An,

huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, các bà con thôn Đông Trang, Bộ Đầu, Đông
Hội,... đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích
lệ, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ, năng lực bản thân còn hạn
chế nên trong báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong
các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên góp ý để nội dung nghiên cứu này
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên
Bùi Thị Anh Phương

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta, từ những
dòng chảy, sông hồ, nước ngầm đến đại dương mênh mông là nơi muôn loài
thuỷ sinh sinh sống, nước được sử dụng trong mọi mặt đời sống của con
người và mọi loài động thực vật trên trái đất. Nhìn chung vấn đề nước sinh
hoạt ẩn chứa nhiều tồn tại dù rằng những năm trở lại đây Chương trình nước
sạch và vệ sinh môi trường đã và đang được Chính phủ, các tổ chức tài trợ,
các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước đầu
tư mạnh mẽ. Thế nhưng cơ chế và công tác quản lý còn thiếu đồng bộ ẩn chứa

nhiều bất cập, hạn chế, làm giảm tác dụng của các chương trình, dự án. Thực
tế cho thấy công tác quản lý nước sinh hoạt ở nước ta hiện nay còn nhiều
thách thức cho dù đã có nhiều tiến bộ. Không nằm ngoài tình hình chung nêu
trên, xã Ninh An huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng đang gặp rất
nhiều khó khăn trong công tác quản lý nước sinh hoạt.. Trên cơ sở tồn tại
những vấn đề đã nêu ở trên, nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nước
sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện mô hình quản lý nước
sinh hoạt trên địa bàn xã Ninh An huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, tôi đã chọn
và đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu mô hình quản lý nước sinh
hoạt tại xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về các mô hình quản lý nước sinh
hoạt, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các mô hình
quản lý nước sinh hoạt trên địa bàn xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý
luận, cơ sở thực tiễn về về quản lý nước sinh hoạt, các mô hình quản lý nước
sinh hoạt. Trên cơ sở phân tích đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
các mô hình quản lý nước sinh hoạt trên địa bàn xã trong thời gian tới. Sau quá
trình tìm hiểu đề tài, lập phiếu điều tra tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn 50 hộ
dân trên địa bàn xã, thuộc 3 thôn: Thôn Bộ Đầu, Thôn Đông Trang, Thôn
iii


Đông Hội. Bên cạnh đó thu thập các số liệu đã được công bố về tình hình sử
dụng đất, cơ cấu dân số và lao động, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn
xã trong những năm gần đây để phản ánh chung nhất đặc điểm của địa bàn
nghiên cứu.
Qua điều tra cho thấy, tất cả các hộ dân trong ba thôn điều tra nghiên cứu
đều có nhu cầu sử dụng nước sạch bởi người dân đã hiểu được tầm quan trọng
và sự cần thiết của nước sạch trong đời sống sinh hoạt hiện nay. Hiện nay trên
địa bàn xã đạt 86.7% số dân được sử dụng nước sạch trên tổng số dân trong

xã. Theo như khảo sát thì các hộ dân sử dụng nước sinh hoạt từ 2 mô hình cấp
nước chính: mô hình cấp nước nhỏ lẻ và mô hình cấp nước tập trung (do
UBND xã quản lý và Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh quản
lý). Bên cạnh nước sạch sinh hoạt, các hộ dân trên địa bàn vẫn còn sử dụng
thêm các nguồn nước khác như: nước mưa, nước giếng khoan…, bởi có lẽ đó
là thói quen trong đại bộ phận người dân nơi đây. Tình hình cung ứng nước
sạch trên địa bàn đã phần nào đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ngày một
tăng nhanh của người dân.
Từ thực trạng mô hình quản lý nước sinh hoạt trên địa bàn, có thế thấy
rằng công tác quản lý nước sạch nông thôn của cán bộ đã có những điểm tốt
cần được phát huy, nhưng vẫn còn một số hạn chế nên khắc phục. Như việc
chưa làm tốt công tác phổ biến, hướng dẫn cho dân biết về quy hoạch, kế
hoạch nước sạch; công tác tuyên truyền trong dân cần được đẩy mạnh hơn
nữa bởi ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân chưa thực sự tốt;
công tác thanh tra, kiểm tra cần được chặt chẽ hơn nữa. Quản lý nước sạch
không chỉ tại nhà máy nước mà còn quan tâm đến nguồn nước đầu vòi của hộ
sử dụng mới thực tế nhất, nhằm đảm bảo chất lượng, phục vụ các hộ dân trên
địa bàn một cách tốt nhất.
Về hiệu quả của mô hình quản lý nước sinh hoạt, tôi đi điều tra đánh
giá của người dân về các mô hình. Theo điều tra, hiện nay trên địa bàn xã, giá
nước của nhà máy nước do trung tâm NS&VSMT quản lý là 5.973 đ/m 3 và tỷ
iv


lệ người dân hài lòng thấp hơn so với mô hình khác, giá nước của mô hình
chính quyền thôn quản lý là thấp (4.963 đ/m3) nên tỷ lệ phần trăm hài lòng
cao hơn (…%). Tuy nhiên giá thấp nhưng các tiêu chí về chất lượng, mức ổn
định của việc cấp nước và thái độ phục vụ thì mô hình UBND xã quản lý lại
không làm hài lòng người dân, tỷ lệ hài lòng rất thấp, chủ yếu là không hài
lòng hoặc bình thường, còn đối với mô hình do trung tâm NS&VSMT quản lý

mặc dù giá nước cao nhưng chất lượng nước; thái độ phục vụ được người dân
rất hài lòng.
Sauk hi phân tích các yếu tố ảnh hưởng về yếu tố liên quan chủ hộ (giới
tính chủ hộ, trình độ học vấn, thu nhập và môi trường làm việc), nguồn nhân
lực phụ trách, quy trình công nghệ xử lý; tôi có kết luận như sau: yếu tố liên
quan đến chủ hộ là ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo đó là nguồn nhân lực phụ
trách và quy trình công nghệ xử lý. Từ đó, tôi đưa ra các định hướng và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng cho quá trình quản lý nước sinh hoạt. Các
định hướng và giải pháp về đầu tư phát triển hệ thống cung cấp nước sạch
trên địa bàn; nâng cao vai trò của công tác quản lý; phát triển nguồn lực, khoa
học công nghệ phục vụ công tác xây dựng hệ thống nước sạch; tuyên truyền
rộng rãi trong dân bằng nhiều hình thức nhằm gia tăng nhu cầu sử dụng và
ngăn chặn các hành vi vi phạm quản lý nước sạch nông thôn
Tóm lại, để giúp mô hình quản lý nước sinh hoạt ngày càng nâng cao
hơn thì cần tìm hiểu thực trạng của vấn đề vướng mắc tại đâu và tìm cách
khắc phục. Đề tài của tôi tập trung làm rõ về những thực trạng đáng phát huy
và những khuyết điểm cần thay đổi trong mô hình quản lý nước sinh hoạt trên
địa bàn xã Tiên Thắng.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i
a.Khái niệm quản lý...................................................................................................10
b.Khái niệm mô hình quản lý nước sinh hoạt...........................................................14
a.Mô hình tư nhân quản lý, vận hành..................................................................................19
b.Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành:............................................................................21
c.Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành....................................................22
Văn hóa – xã hội:..........................................................................................................25

Môi trường tự nhiên......................................................................................................26
Đặc điểm kỹ thuật công nghệ.......................................................................................26
Kinh tế...........................................................................................................................26
Khung chính sách pháp lý............................................................................................26
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động.......................................................................50
3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật.................................................................53
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển mô hình quản lý nước sinh hoạt
của xã Ninh An..............................................................................................................57
*Mô hình quản lý nước do UBND xã quản lý:..........................................................67
Sơ đồ 4.2: Mô hình Trung tâm Nước sạch & VSMT nông thôn quản lý, vận hành........68
Bảng 4.3 Chỉ tiêu mẫu nước cấp của một số cơ sở cấp nước ở xã Ninh An.............78
Bảng 4.5 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các trạm cấp nước tại các điểm khảo sát
.......................................................................................................................................81
Bảng 4.6 Khảo sát mức tiền nước SH của người dân trong một tháng......................90
Bảng 4.7 Khả năng và sự sẵn sàng đóng góp bằng vật chất của người dân vào sửa
chữa công trình cấp nước sinh hoạt khi bị hư hỏng....................................................91
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa của người dân liên quan tới việc quan tâm
sử dụng nước hợp vệ sinh...........................................................................................95
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của giới tính đến sự quan tâm sử dụng nước sạch, nước hợp
vệ sinh vào sinh hoạt hàng ngày..................................................................................95
Phụ lục 1: Phiếu điều tra hộ sử dụng nước............................................................108

vi


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Tình hình đất đai của xã Ninh An từ năm 2014-2016...............Error:

Reference source not found
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động Xã Ninh An qua 3 năm 2014-2016
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của xã Ninh An năm 2016 Error: Reference
source not found
Bảng 4.1: Hiện trạng cấp nước, quản lý của các mô hình quản lý tại xã...Error:
Reference source not found
Bảng 4.2: Lượng nước sản xuất và cấp cho hộ sử dụng tại 3 điểm khảo sát từ năm (2014
– 2016)...........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3 Chỉ tiêu mẫu nước cấp của một số cơ sở cấp nước ở xã Ninh An Error:
Reference source not found
Bảng 4.4 Giá nước theo m3 sử dụng của 2 mô hình quản lý trên địa bàn xã
Ninh An......................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các trạm cấp nước tại các điểm
khảo sát......................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6 Khảo sát mức tiền nước SH của người dân trong một tháng.....Error:
Reference source not found
Bảng 4.7 Khả năng và sự sẵn sàng đóng góp bằng vật chất của người dân vào
sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt khi bị hư hỏngError: Reference source
not found
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa của người dân liên quan tới việc
quan tâm sử dụng nước hợp vệ sinh.............Error: Reference source not found
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của giới tính đến sự quan tâm sử dụng nước sạch, nước
hợp vệ sinh vào sinh hoạt hàng ngày.............Error: Reference source not found

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1: Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt trực tiếp....Error: Reference source
not found
Hình 1. Mô hình tư nhân quản lý, vận hành. Error: Reference source not found
Hình 2. Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành.......Error: Reference source not
found
Hình 3. Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hànhError: Reference
source not found
Hình 4. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành..Error: Reference source not
found
Sơ đồ 4.1 Cơ chế QLNSH của mô hình do UBND xã quản lý Error: Reference
source not found
Sơ đồ 4.2: Mô hình Trung tâm Nước sạch & VSMT nông thôn quản lý, vận
hành..............................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.1: Đánh giá của người dân về giá nước hiện nay.....Error: Reference
source not found
Biểu đồ 4.2 Đánh giá chung của người dân về chất lượng nước...............Error:
Reference source not found

ix


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
“Dân số”, “môi trường” hay “nước” đang là vấn đề nóng đang được toàn
thế giới quan tâm. Trong xu thế phát triển thì vấn đề sức khỏe của con người
được quan tâm, chăm sóc và chú trọng nhiều hơn. Nước là nguồn tài nguyên quý
giá, được ví như máu trong cơ thể. Nước duy trì sự sống cho con người và sinh
vật, là nguyên liệu đầu vào cho hầu hết các ngành công nghiệp.
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta, từ những
dòng chảy, sông hồ, nước ngầm đến đại dương mênh mông là nơi muôn loài

thuỷ sinh sinh sống, nước được sử dụng trong mọi mặt đời sống của con
người và mọi loài động thực vật trên trái đất. Có thể khẳng định rằng nước là
nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được của sự sống, nó liên quan đến mọi vấn
đề của đời sống xã hội. Tuy nhiên, nguồn nước sạch đang bị khai thác dần cạn
kiệt, thiếu nước sạch không những ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn
ảnh hưởng đến các loài sinh vật trên trái đất cùng như mọi hoạt động sản xuất,
sinh hoạt.
Từ ngày 29 tháng 4 năm 1994, Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ
về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được ban hành. Nhiều
Bộ và Ban, ngành như Bộ y tế, Bộ Tài Nguyên Môi trường, Bộ Khoa học và
Công nghệ đã ra nhiều văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn và
cách tổ chức thực hiện chỉ thị này bao gồm các văn bản về tiêu chuẩn nước uống
và nước sinh hoạt như Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002 và
Quyết định số 09/2005/QĐ – BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành
tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.
Nhìn chung vấn đề nước sinh hoạt ẩn chứa nhiều tồn tại dù rằng những
năm trở lại đây Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đã và đang
được Chính phủ, các tổ chức tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cá
1


nhân trong nước và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ. Thông qua đó đã có hàng
loạt các dự án, chương trình nhằm nâng cao năng lực cho chương trình nước
sinh hoạt nhất là về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Thế nhưng cơ chế và công tác
quản lý còn thiếu đồng bộ ẩn chứa nhiều bất cập, hạn chế, làm giảm tác dụng
của các chương trình, dự án. Thực tế cho thấy công tác quản lý nước sinh hoạt
ở nước ta hiện nay còn nhiều thách thức cho dù đã có nhiều tiến bộ. mặc dù
Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Quốc gia đã ban hành
tài liệu “Hướng dẫn quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước tự
chảy", tuy nhiên nó chưa đáp ứng được những yêu cầu vô cùng phong phú

của thực tiễn về công tác quản lý; nhiều vùng, miền, địa phương đang gặp rất
nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô hình quản lý phù hợp với điều kiện
đặc thù của mình.
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình ngày càng xuất hiện nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề, nước
thải sinh hoạt từ các khu công nghiệp và làng nghề đang gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nguồn nước mà người dân xung quanh đang sử dụng. Sử dụng nguồn
nước không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột,
bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Không nằm ngoài tình hình chung nêu
trên, xã Ninh An huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng đang gặp rất
nhiều khó khăn trong công tác quản lý nước sinh hoạt. Hiện tại xã đã có một số
mô hình quản lý nước sinh hoạt và có các ý kiến khác nhau trong việc nên hay
không nên phát triển loại mô hình quản lý nước sinh hoạt nào.
Trên cơ sở tồn tại những vấn đề đã nêu ở trên, nhằm hệ thống hoá cơ sở lý
luận về quản lý nước sinh hoạt, xây dựng một góc nhìn tổng quan về công tác
quản lý nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện mô hình
quản lý nước sinh hoạt trên địa bàn xã Ninh An huyện Hoa Lư tỉnh Ninh
Bình, tôi đã chọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu mô hình
quản lý nước sinh hoạt tại xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.
2


Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2

Nghiên cứu thực trạng về các mô hình quản lý nước sinh hoạt, từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các mô hình quản lý nước
sinh hoạt trên địa bàn xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nước sinh hoạt, các
mô hình quản lý nước sinh hoạt;
- Đánh giá thực trạng các mô hình quản lý nước sinh hoạt
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý nước sinh hoạt
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các mô hình quản lý nước
sinh hoạt trên địa bàn xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, các nguyên tắc, nội dung, phương
thức hoạt động của các mô hình quản lý nước sinh hoạt ở xã Ninh An, huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến mô
hình quản lý nước sinh hoạt trên địa bàn xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình
- Phạm vi về không gian:đề tài được thực hiện tại xã Ninh An, huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
- Phạm vi thời gian:
(1) Các số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm gần đây, từ năm
2014-2016
(2) Thông tin sơ cấp được nghiên cứu trong năm 2017
(4) Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng...........
3


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về nước sạch
* Khái niệm nước

Nước là một hợp chất hóa học của Oxy và Hidro, có công thức hóa học
là H2O. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, là thành phần
quan trọng và cơ bản của môi trường sống. Nước là một chất rất quan trọng
trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất
được nước che phủ nhưng chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm
trong các nguồn có thể khai thác dung làm nước uống
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu của mọi sự sống
trên Trái Đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người.
Cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước là một trong
bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế xẫ hội, là đối tượng lao động và là
yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Nước là tài nguyên tái tạo được, sau một
thời gian nhất định được sử dụng lại. Nước là thành phần cấu tạo nên sinh
quyển. Trong cơ thể sống chiếm tỷ lệ lớn – 70% khối lượng cơ thể trưởng
thành. Nếu mất 6%- 8% nước trong cơ thể, con người sẽ mệt mỏi, nếu mất
12% lượng nước trong cơ thể con người sẽ chết. Nước tác động đến thạch
quyển, khí quyển dẫn đến sự biến đổi khí hậu và thời tiết.
Nước tự nhiên gồm có nước mưa và nước mặt:
Nước mưa là nước được tạo ra trong quá tình tuân hoàn của nước. Nước
mưa được thu lại trong quá trình sử dụng bằng các bồn chứa nước. Lượng
nước mưa phân bố trên bề mặt Trái Đất rất không đồng đều theo không gian
và thời gian. Nói chung nguồn nước mưa là nguồn nước sạch, chưa bị ô
nhiễm, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước
4


Nước mặt thường xuyên được bổ sung từ nguồn nước mưa, nươc mặt do
có mặt thoáng tiếp xúc nên tiếp nhận Oxy vào khuếch tán diễn ra dễ dàng.
Ngoài ra nước mặt còn tiếp nhận các chất ô nhiễm không khí do nước mưa
mang theo. Nhìn chung chất lượng nước mặt phụ thuộc nhiều vào các yếu tố
như : cấu trúc địa chất, địa hình, các hoạt động của con người, thảm thực vật,

xói mòn trái đất,… và hiện tượng ô nhiễm không khí
Nước ngầm: tồn tại trong các khoảng trống ở dưới đất, trong các khe nứt,
thấm trong đất đá, có thể tập trung thành từng bồn, từng bể, thành dòng chảy
trong lòng đất. Trong nước này có chứa các hợp chất hòa tan từ lớp đất đá mà
nó chảy qua, một phần nước do mưa thấm trực tiếp xuống sau những trận
mưa. Nhờ quá trình đó, nước ngầm được cải thiện đáng kể, các hạ lơ lửng
được loại do tác dụng lọc của các lớp đất. Mặt khác nó còn phụ thuộc vào nơi
nó chảy qua. Chính vì vậy nước ngầm khá đa dạng: nước chảy qua các vùng
khoáng chất được gọi là nước khoáng…
*Nước sạch:
Theo kỹ sư Lê Quốc Hùng Tổng giám đốc Công y công nghệ môi
trường OBM, chuyên gia lĩnh vực xử lý nguồn nước đã cho biết hiện tại nước
ta cũng như trên thế giới khái niệm nước sạch có hai quan điểm:
+ Quan điểm thứ nhất: Đã là nước sạch thì càng sạch càng tốt, nghĩa là
hàm lượng khoáng chất càng nhỏ càng tốt (không có các khoáng chất như kim
loại nặng, sắt, canxi,…), vì người ta cho nước chỉ là dung môi hòa tan các
chất khác, vì nhu cầu mỗi người là khác nhau nên không có nước nào là bổ
sung chất đầy đủ.
+ Quan điểm thứ hai: Nước sạch phải có khoáng trong hàm lượng cho
phép, vì cho rằng cơ thể có nhu cầu cần cung cấp các chất đó thì nước cũng là
một giải pháp để cung cấp chất đó.
Theo quan điểm chữa bệnh của y học thì quan điểm thứ hai là được số
đông tán thành và chấp nhận. Theo tiêu chuẩn của bộ y tế: “Nước sạch là
5


nước dung cho mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình không sử dụng trực
tiếp làm nước uống. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống thì phải xử lý để đạt tiêu
chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành theo quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày
18/4/2002 của Bộ y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.

Theo tiêu chuẩn này, nước sạch phải là nước không màu, không mùi, không vị
và đạt các chỉ tieu giám sát trên 1 lít nước là: Độ cứng: 300mg, độ PH: 6,5 –
8,5, Hàm lượng sắt: 0,5 mg, độ oxy hóa: 2mg, hàm lượng clorua 250mg,
natri: 3mg, sunfat: 250mg, hàm lượng clo dư: 0,3mg – 0,5mg, Colifom (vi
khuẩn/100ml) và Ecoli (vi khuẩn/100ml) bằng 0. Theo LHQ và các quốc gia
trên thế giới thì nước sạch được chấp nhận tùy theo điều kiện phát triển của
từng vùng, từng quốc gia, nhưng các tiêu chuẩn cho nước uống ở các quốc gia
cũng gần giống nhau. Nói về nước sạch, theo định nghĩa, nước sạch là nước
chỉ được chấp nhận sự hiện diện của các chất hữu cơ, kim loại và các ion hòa
tan với một vi lượng rất nhỏ tùy theo đọc tố của các chất kể trên.
*Tiêu chuẩn nước sạch
Nước là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Trung bình nước
chiếm 75% trọng lượng cơ thể. Nói về nước “sạch”, theo định nghĩa, nước
sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ, kim loại và
các ions hòa tan với một vi lượng rất nhỏ tùy theo độc chất của các chất kể
trên. Và định mức này cũng đã được Liên Hợp Quốc cũng như các quốc gia
trên thế giới chấp nhận tùy theo điều kiện phát triển của từng quốc gia. Tuy
nhiên, các tiêu chuẩn cho nước uống ở các nơi cung gần giống nhau. Căn cứ
theo Code of Federal Regulation thuộc EPA Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn cần có cho
nước sạch phải phù hợp với tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo
quyết định 1329/2002/QĐ – BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ y tế.

6


T
T

Tên chỉ tiêu


Đơn
vị
tính

Giới
hạn tối
đa

I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1 Màu sắc
TCU
15
Không
2 Mùi vị
có mùi
vị lạ
3 Độ đục
NTU
5
4 pH
6,0-8,5
5 Độ cứng
mg/l
350
Amoni (tính theo
6
mg/l
3
NH4+)
Nitrat (tính theo

7
mg/l
50
NO3-)
Nitrit (tính theo
8
mg/l
3
NO2-)
9 Clorua
mg/l
300
10 Asen
mg/l
0,05
11 Sắt
mg/l
0,5
Độ oxy hóa theo
12
mg/l
4
KMnO4
Tổng số chất rắn
13
mg/l
1200
hòa tan (TDS)
14 Đồng
mg/l

2
15 Xyanua
mg/l
0,07
16 Florua
mg/l
1,5
17 Chì
mg/l
0,01
18 Mangan
mg/l
0,5
19

Thủy ngân
20 Kẽm
II. Vi sinh vật

Phương pháp thử

Mức
độ
kiểm
tra

TCVN 6187-1996 (ISO 7887-1985)

I


Cảm quan

I

TCVN 6184-1996
TCVN 6194-1996
TCVN 6224-1996

I
I
I

TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984)

I

TCVN 6180-1996 (ISO 7890-1988)

I

TCVN 6178-1996 (ISO 6777-1984)

I

TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989)
TCVN 6182-1996 (ISO 6595-1982)
TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988)
Thường quy kỹ thuật của Viện Y học
lao động và VSMT


I
I
I

TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992)

II
II
II
II
II
II

I

mg/l

0,001

mg/l

3

TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986)
TCVN 6181-1996 (ISO 6703-1984)
TCVN 6195-1996 (ISO 10359-1992)
TCVN 6193-1996 (ISO 8286-1986)
TCVN 6002-1995 (ISO 6333-1986)
TCVN 5991-1995 (ISO 5666/1-1983
ISO 5666/3-1989

TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1989)

50

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

I

0

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

I

vi
21 Coliform tổng số
khuẩn/
100ml
vi
E.coli
hoặc
22
khuẩn/
Coliform chịu nhiệt
100ml

7

II
II



2.1.1.2 Vai trò của nước sạch sinh hoạt
Nước là thành phần cơ bản, là yếu tố quan trọng hang đầu của môi
trường sống, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia cũng
như toàn nhân loại.
Đối với con người, một trong những nhu cầu thiết yếu nhất trong đời
sống con người. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, góp phần duy trì và phát triển an sinh xã hội. Nước là yếu tố
không thể thiếu và không thể thay thế được trong sinh hoạt hằng ngày của con
người, là nguồn thiết yếu nuôi sống con người. Mỗi họat động hằng ngày của
con người đều cần một lượng nước nhất định để duy trì nhịp sống và làm việc
hằng ngày.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người và được phân
bố ở mọi cơ quan như não, máu, tim, thận… và có vai trò rất quan trọng trong
thành phần cấu tạo nên cơ quan đó. Nước chiêm 85% trong não, 92% trong
máu, 95% trong dịch dạ dày, 75% trong cơ bắp, 22% trong xương, 10% trong
rang,… Mỗi ngày cơ thể cần từ 2 – 3 lít nước dưới hình thức hơi nước trong
khi thở, nước uống trực tiếp và nước có trong thức ăn, cơ thể thiếu nước sẽ
không chuyển hóa được các chất, làm tích tụ các chất cặn bã, gây ngộ độc cho
con người. Nước mang muối khoáng và một số chất vi lượng cần thiết cho cơ
thể, giúp đào thải cặn bả và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài các nhu cầu
về ăn uống, sinh hoạt, nước sạch còn được dùng cho sản xuất chế biến, chữa
cháy và các nhu cầu dịch vụ kinh doanh khác, đáp ứng các yêu cầu xây dựng
và phát triển đô thị.
Nhìn tổng quát gần 80% nước chiếm 40% dân số thế giới đang trong
tình trạng thiếu nước nghiêm trọng có khoảng 1,1 tỷ người không có nước
sạch an toàn. Tỷ lệ người dân được có các nguồn cấp nước đã được cải thiện
mới chỉ tăng từ 4,1 tỷ người chiếm 79% năm 1990 đến 4,9 tỷ người chiếm
82% năm 2000. Trong đó các bệnh liên quan đến nước thực sự tăng nhanh, 2

8


tỷ ngườI chịu rủi ro vè bệnh sốt rét, trong đó có 100 triệu người có thể bị ảnh
hưởng bất cứ lúc nào. Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia thiếu nước do lượng
nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3840m3, thấp hơn chi tiêu
4000m3/người/năm của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Đây được xem là
một nghịch lý với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta.
2.1.1.3 Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Hệ thống là tập hợp gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc
lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: là tổ hợp những công trình có chức
năng thu nước, xử lí nước, vận chuyển, điều hòa và phân phối nước.
Hệ thống cấp nước có thể phân loại như sau:


Theo đối tượng phục vụ: Hệ thống cấp nước đô thị, công nghiệp, nông

nghiệp, đường sắt…


Theo chức năng phục vụ: Hệ thống cấp nước sinh hoạt, sản xuất, chữa

cháy.


Theo phương pháp sử dụng nước: Hệ thống trực tiếp, hệ thống tuần

hoàn



Theo nguồn nước: Hệ thống nước ngầm, nước mặt…



Theo nguyên tắc làm việc: Hệ thống có áp, không áp tự chảy…

Sơ đồ 1: Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt trực tiếp

9


Giải thích hệ thống:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguồn nước
Công trình thu nước: Dùng để thu nước từ nguồn
Trạm bơm cấp I: Dùng để bơm nước từ công trình thu lên khu xử lý
Khu xử lý: Dùng để làm sạch nước
Bể chứa nước sạch: Dùng để chứa nước và điều hòa áp lực nước
Trạm bơm cấp II: Dùng để bơm nước từ các bể chứa nước sạch lên

các đài chứa nước hoặc bơm trực tiếp vào hệ thống phân phối nước
7. Hệ thống dẫn nước: Dùng để đưa nước sạch vào các đài chứa nước
8. Đài chứa nước: Dùng để chứa nước và điều hòa áp lực nước giữa các

giờ sử dụng khác nhau
9. Mạng phân phối nước: Dùng để chuyển nước và phân phối nước tới
các đối tượng sử dụng
2.1.1.4. Quản lý nước sinh hoạt
a. Khái niệm quản lý

- Quản lý (tiếng Anh là Management): Trên thực tế, thuật ngữ quản lý
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận
khác nhau. Theo một số tác giả, tiếp cận trong quản lý là đường lối xem xét
hệ thống quản lý, là các thức thâm nhập vào hệ thống quản lý, là cơ sở để xử
lý các vấn đề nảy sinh trong quản lý.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến
nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế
kỷ 21, do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế,
các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các tác giả đã đưa ra nhiều
quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ như:
F.W.Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc
gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”, “Quản lý là một
nghệ thuật, biết rõ chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng
phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”.

10


Henrry Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó

không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”.
Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức ( cơ quan quản lý nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp,...) đều có thể được xem như một hệ thống
gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ
cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý). Từ đó có
thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều
kiện môi trường luôn biến động.
b. Vai trò và chức năng của quản lý


Vai trò của quản lý

Quản lý nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức giữa những người
quản lý và người bị quản lý; giữa những người bị quản lý với nhau.
– Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu
chung và hướng mọi nỗ lực của các đối tượng quản lý vào mục tiêu đó.
– Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân,
tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
– Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, động
viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong quá
trình quản lý.

11


– Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ
chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.



Nguyên tắc của quản lý

Nguyên tắc quản lý là những quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi,
những quan điểm cơ bản có tác dụng chi phối mọi hoạt động quản lý mà các
nhà quản lý phải tuân thủ. Trong quá trình vận dụng quy luật khách quan vào
quản lý, bước cơ bản nhất là từ sự phân tích thực trạng của hệ thống, nhận
thức các quy luật khách quan để đề ra các nguyên tắc quản lý làm cơ sở cho
việc tiến hành các hoạt động quản lý


Các chức năng cơ bản của quản lý:

Quản lý có 7 chức năng cơ bản sau:
- Dự đoán :Dự đoán là phán đoán trước toàn bộ quá trình và các hiện

tượng mà trong tương lai có thể xảy ra trong sự phát triển của một hệ thống
quán lý. Dự đoán bao gồm cả các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cả các yếu tố tác
động của môi trường bên ngoài tới hệ thống các yếu tố tác động của chính
môi trường bên trong.
- Kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số

các chức năng quản lý, nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, chương trình
hành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của một hệ thống
quản lý.
- Tổ chức: Tổ chức là xác định một cơ câu chú định về vai trò nhiệm vụ

hay chức vụ được hợp thức hoá.
Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽ thành một hệ

thống, hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất. Sự phát triển của xã
hội đã chứng minh rằng tổ chức là một nhu cầu không thể thiếu được trong
mọi hoạt động kinh tế – xã hội.

12


Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thống
nhất trong mục tiêu, mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu
chung của hệ thống.
Một tổ chức cũng được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện
các mục tiêu của hệ thống với mức tối thiểu về chi phí cho bộ máy.
- Động viên: Động viên nhằm phát huy khả năng vô tận của con người

vào quá trình thực hiện mục tiêu của hệ thống. Khi con người tham gia vào
một tổ chức để đạt một mục đích mà họ không thể đạt được khi họ hoạt động
riêng lẻ. Nhưng điều đó không nhất thiết là mọi người phải đóng góp và làm
tất cả những gì tốt nhất đảm bảo cho mục đích và hiệu quả chung cao nhất. Vì
vậy, một trong những chức nãng quán lý cần phải xác định những yếu tố tạo
thành động cơ thúc đẩy mọi người đóng góp có kết quả và hiệu quả tới mức
có thể được cho hệ thống. Động cơ thúc đấy nói lên các xu hướng, ước mơ,
nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thúc đối với con người.
- Điều chỉnh: Điều chỉnh nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá

trình hoạt động của hệ thống để duy trì các mối quan hệ bình thường giữa bộ
phận điều khiển và bộ phận chấp hành; giữa bộ máy quản lý với hoạt động
của hàng trăm, hàng nghìn người sao cho nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Sự
điều chỉnh cũng rất phức tạp, bới vì bất cứ một sự rối loạn nào trong một bộ
phận, một khâu nào đó đều ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp đến những bộ
phận khác của hệ thống.

- Kiểm tra: Kiểm tra là để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống,

bao gồm cả việc đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động, là
một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý căn cứ vào mục tiêu và kế
hoạch đã định. Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn
thành các mục tiêu, còn kiểm tra xác định xem chúng hoạt động có phù hợp
với mục tiêu và kế hoạch hay không.

13


- Đánh giá và hạch toán: Nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông

tin cần thiết để đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý và dự kiến
quyết định bước phát triển mới.
Đây là chức năng cuối cùng và rất quan trọng của quá trình quản lý đối
với mọi hệ thống, yêu cầu phải chính xác đôi với các yếu tố định lượng và
định tính. Cách đánh giá này có tầm quan trọng nhất định, nhưng tuyệt đối
hoá phương pháp này và bỏ qua các định tính hoặc các yếu tố tiềm ẩn là các
yếu tố khó đo lường được bằng con số thì thông tin chưa thật chính xác. Do
đó đánh giá hiệu quả phải có thước đo phù họp với mục tiêu theo quan hệ
chính xác cao dựa vào các tiêu chuẩn của các yếu tố cả định tính và định
lượng.
Trên lý thuyết nghiên cứu thì các chức năng của quản lý được phân
tách một cách rõ ràng. Nhưng trên thực tế nó là một thể thống nhất. Giữa
chúng có mối quan hệ qua lại, tác động và là tiền đề của nhau. Công đoạn
này, chức năng này là nền tảng, là điểm tựa của công đoạn kia, chức năng kia.
Chúng vận động và luân chuyển trong suốt quá trình tồn tại của các tổ
chức, doanh nghiệp.
b. Khái niệm mô hình quản lý nước sinh hoạt.



Quản lý nước sinh hoạt
Quản lý nước sinh hoạt là việc thực thi các chính sách và phối hợp các

hoạt động hàng ngày để đạt được mục đích và mục tiêu của cơ quan hay tổ
chức nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân thông qua cải thiện các
dịch vụ cấp nước sinh hoạt, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng
đồng về sử dụng nước, giảm thiểu các tác động xấu do điều kiện cấp nước
sinh hoạt kém gây ra đối với sức khoẻ của người dân, góp phần giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm môi trường
Đối tượng của quản lý nước sinh hoạt là nguồn nước, các công trình cấp
nước sinh hoạt, quản lý về việc sử dụng nước của các hộ dùng nước ở xã Ninh
14


An. Như vậy quản lý nước sinh hoạt sẽ bao hàm các nội dung sau:
- Điều tra nguồn nước
- Lập quy hoạch khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước
- Quản lý và bảo vệ nguồn nước
- Quản lý nguồn nước
- Quản lý hệ thống mạng lưới ñường ống, trạm bơm, quản lý các khu

xử lý nước
- Quản lý khách hàng


Mô hình quản lý nước sinh hoạt
 Mô hình
- Là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo


và hoạt động của một vật thể khác để trình bày, nghiên cứu
- Mô hình là hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó
đặc trưng chủ yếu của một đối tượng ấy
- Là mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt.

Theo nghĩa rộng là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả...) ước lệ của một
khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng).
Khái niệm mô hình được sử dụng rông rãi trong triết học, ngôn ngữ học, kinh
tế học (Minh Tân- Thanh Nghi- Xuân Lãm,Từ điển Tiếng Việt )
 Mô hình quản lý nước sinh hoạt
- Từ khái niệm về mô hình như trên có thể coi mô hình quản lý nước sinh
hoạt nông thôn là hình mẫu về công tác quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn
thể hiện đặc trưng cơ bản về công tác quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Nội dung và các yếu tố cấu thành quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn phụ
thuộc chủ yếu vào chủ thể quản lý, vì vậy tôi chia mô hình quản lý cấp nước
sinh hoạt nông thôn ra 5 loại theo chủ thể quản lý là:
+ Mô hình do UBND xã, chính quyền thôn quản lý;
+ Mô hình do doanh nghiệp quản lý;

15


×