Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI vịt THỊT TRÊN địa bàn HUYỆN LƯƠNG tài, TỈNH bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG THỊ HUÊ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG THỊ HUỆ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành

: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS. Quyền Đình Hà


HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án

Dương Thị Huê

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho hép tôi đượcbày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Quyền Đình Hà đã hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tối trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành cảm tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của UBND huyện
Lương Tài, phòng Nông nghiệp và PTNN của huyện, trạm Khuyến nông và
phòng Thống kê huyện Lương Tài, UBND các xã Trung Chính, An Thịnh, Quảng

Phú, các hộ chăn nuôi vịt thịt … đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những
thông tin cần thiết để thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án

Dương Thị Huê

TÓM TẮT LUẬN VĂN
ii


Là huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, Lương
Tài đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy lĩnh vực này. Trong
đó phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là một trong hướng đi trọng tâm, với
giá trị thu nhập mỗi năm đạt gần 1000 tỷ đồng, đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của huyện. Tiềm năng chăn nuôi của huyện là rất lớn nhất là phát
triển chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Vừa tận dụng được lợi thế tự nhiên vừa
tránh lãng phí khi kết hợp phát triển có lợi cho cả trồng trọt và chăn nuôi giúp
tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, việc chăn nuôi tự phát, phương thức
chăn nuôi đa phần còn nhỏ lẻ và đặc biệt là dịch cúm gia cầm là lý do khiến
ngành chăn nuôi nói chung và nuôi vịt thịt nói riêng của huyện gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy, tôi chọn đề tài : “Phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt của hộ nông dân
trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Với các mục tiêu cụ thể: Hệ thống
hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt thịt; đánh giá thực trạng

và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt
thịt trong thời gian tới tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Để thực hiện đề tài, tôi tiến hành điều tra 90 chăn nuôi vịt thịt trên tại 3 xã
Trung Chính, An Thịnh và Quảng Phú. Dựa vào quy mô chia các hộ thành QML
(30 hộ), QMV (30 hộ) và QMN (30 hộ), dựa theo phương thức nuôi chia nuôi
nhốt(70 hộ) và nuôi chạy đồng (20 hộ).
Qua điều tra cho thấy, hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi thuộc QML cao
nhất. Chỉ tiêu VA/TC của nhóm hộ chăn nuôi với QML là cao nhất đạt 0,43 lần
tức là bỏ ra một đồng chi phí thì hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ thu được 0,44 đồng
giá trị gia tăng; chỉ tiêu VA/IC của nhóm hộ QML cũng cao hơn so với hai nhóm
hộ còn lại , lớn hơn các hộ QMV là 1,08 lần và QMN 1,16 lần . Hộ nuôi theo
QML có hiệu quả sử dụng lao động gia đình với VA/V cao nhất là 94,53 nghìn
đồng, thấp nhất nhất là nhóm hộ nuôi QMN chỉ đạt 42,63 nghìn đồng, chỉ bằng
½ các hộ QML .
Tính theo mô hình nuôi, xét với mô hình I : về hiệu quả sử dụng vốn cứ 1

iii


đồng chi phí mà hộ bỏ ra thì tạo ra được 1,41 đồng giá trị sản xuất, tạo ra được
0,45 đồng giá trị gia tăng . Cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 0,47 đồng giá trị sản
xuất và tạo ra 1,47 đồng giá trị gia tăng . Trung bình 1 ngày công lao động của hộ
thuộc mô hình I tạo ra được được 86,12 nghìn đồng giá trị gia tăng, cao hơn 26
nghìn đồng so với mô hình II.
Tiêu thụ vịt thịt ở Lương Tài chủ yếu thông qua đối tượng thu gom (chiếm
78%), bán cho người giết mổ, cơ sở chế biến là 15%, còn lại 7% thịt được bán
trực tiếp cho người tiêu dùng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi vịt
thịt của huyện Lương Tài được chỉ ra bao gồm hai nhóm yếu tố là nhóm yếu tố bên
ngoài: Bao gồm cơ chế chính sách, dịch bệnh, cơ sở hạ tầng và yếu tố thị trường.

Nhóm yếu tố bên trong gồm : nhóm yếu tố kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi
(giống và thức ăn), nguồn lực tài chính của các cơ sở chăn nuôi, trình độ người
lao động và liên kết 4 nhà .
Nguồn cung cấp giống mua chủ yếu được người dân tin dùng là con giống
từ các trại giống (chiếm 61%), tiếp đó là mua của các thương lái (chiếm 26%) và
số còn lại mau ở các nơi khác như chợ, đại lý bán cám, người quen.
Hiện nay, hầu hết các hộ chăn nuôi đều sử dụng cám công nghiệp,26% số
hộ chăn nuôi mua thức ăn trả tiền ngay, 42% hộ vừa nợ, vừa trả đại lý và 32% nợ
hoàn toàn. Qua 3 năm từ năm 2015-2017, huyện Lương Tài chưa phát sinh đợt
dịch lớn nào trên đàn gia cầm.
Để phát triển chăn nuôi vịt thịt tại địa phương, trong thời gian tới cần thực
hiện nhiều giải pháp đồng bộ sau: địa phương cần quy hoạch phát triển chăn nuôi
vịt thịt, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi vịt thịt,
nâng cao trình độ người chăn nuôi, cung ứng đầu vào chất lượng, phòng trừ dịch
bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường liên kết 4 nhà trong chăn nuôi
và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vịt thịt.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................i
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................40
Bảng 4.4: Tình hình cung cấp và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại huyện
Lương Tài....................................................................................................57
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2015). Phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh
học vùng đồng bằng sông Cửu Long.Truy cập ngày 20/10/2017 tại
/>
v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt
Sản lượng
Ủy ban nhân dân
Thức ăn chăn nuôi
Bình quân
Xuất chuồng

SL
UBND
TĂCN
BQ
XC

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Số lượng đầu con và sản phẩm gia cầm 2016. Error: Reference source
not found

Bảng 2.2

Tình hình phân bổ số vịt và sản phẩm từ vịt trên cả nước năm 2015
.......................................................Error: Reference source not found


Bảng 3.1

Tình hình sử dụng đất đai huyện Lương Tài qua các năm 2015- 2017
.......................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.2

Tình hình dân số và lao động huyện Lương Tài qua các năm
2015-2017.....................................Error: Reference source not found

Bảng 3.3

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Lương Tài 2015- 2017Error:
Reference source not found

Bảng 4.1

Tình hình phát triển và sản phẩm chăn nuôi vịt của huyện Lương Tài
2011- 2017.....................................Error: Reference source not found

Bảng 4.2

Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi vịt thịt của các hộ chăn nuôi...Error:
Reference source not found

Bảng 4.3

Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra....Error: Reference source
not found


Bảng 4.4

Tình hình cung cấp và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại huyện
Lương Tài.....................................Error: Reference source not found

Bảng 4.5

Lịch tiêm phòng và uống thuốc phòng của các hộ.....Error: Reference
source not found

Bảng 4.6

Tình hình chăn nuôi vịt thịt của các hộ điều tra trên địa bàn huyện
Lương Tài theo quy mô..................Error: Reference source not found

Bảng 4.7

Chi phí chăn nuôi vịt thịt theo quy mô của hộ Error: Reference source
not found

Bảng 4.8

Kết quả, hiệu quả chăn nuôi vịt thịt theo quy mô......Error: Reference
source not found

Bảng 4.9

Tình hình chăn nuôi vịt thịt của các hộ điều tra trên địa bàn huyện
Lương Tài theo quy mô..................Error: Reference source not found


Bảng 4.10 Chi phí chăn nuôi của hộ theo phương thức nuôi......Error: Reference
source not found

vii


Bảng 4.11 Kết quả, hiệu quả của hộ nông dân tính theo phương thức nuôi. Error:
Reference source not found
Bảng 4.12 Thị trường tiêu thụ thịt vịt của các hộ điều traError: Reference source
not found
Bảng 4.13 Bảng phân tích SWOT...................Error: Reference source not found

DANH MỤC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 4.1: Nguồn cung cấp giống vịt thịt của các hộ điều tra........Error: Reference
source not found
Hình 4.2: Hình thức mua thức ăn công nghiệp của các hộ.Error: Reference source
not found

Hộp 4.1: Sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi vịt thịt của hộ.........Error:
Reference source not found
Hộp 4.2. Công tác thú y của các hộ chăn nuôi vịt thịt. Error: Reference source not
found

Sơ đồ 4.1 Các kênh tiêu thụ vịt thịt trên địa bàn huyện Lương Tài................Error:
Reference source not found

Biểu đồ 4.1: Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) trong năm 2017....Error:
Reference source not found


viii


ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi thuỷ cầm nói riêng là một
nghề sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá
trị sản xuất của ngành chăn nuôi ở nước ta và cung cấp khối lượng sản phẩm lớn
thứ hai sau chăn nuôi vịt. Nhóm thủy cầm chân màng thuộc họ Anatidae trong bộ
Anserformes được thuần hóa và phát triển ở vùng châu Á, chủ yếu là Trung Quốc
và một số vùng ở châu Âu. Qua nhiều thời kỳ phát triển cho đến nay Trung Quốc
và vùng Đông Nam Á là nơi có đàn vịt chiếm 82% tổng số vịt trên thế giới (Lê
Bá Lịch, 2001). Tỷ lệ thịt vịt và thịt ngỗng có xu hướng ngày càng tăng. Trứng
vịt không được phổ biến trên thế giới như thực phẩm nhưng ở châu Á trứng vịt
cũng chiếm tỷ lệ khoảng 35 – 40% trong tổng số trứng.
Hiện nay trên thế giới, ngành chăn nuôi vịt có nhiều tiến bộ nhanh về công
tác giống với nhiều giống và tổ hợp lai mới theo hướng chuyên thịt và chuyên
trứng. Tùy vào nhu cầu về thịt và trứng của thị trường từng khu vực mà tốc độ
phát triển về đầu vịt và sản lượng thịt trứng khác nhau, ở châu Âu nhu cầu về thịt
vịt tăng không ngừng mà số lượng vịt nuôi không tăng nhiều nên đã phải nhập
khẩu số lượng lớn thịt vịt. Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong 100g thịt
vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá,
trứng). Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cho thấy thịt vịt nói riêng, thịt thủy cầm
(nhóm chân màng) nói chung có chứa nhiều axit béo không no omega 3 như
oleic, linoleic, chứa ít axit béo no hơn so với thịt gà, thịt heo và thịt bò nên những
vùng dân cư ăn nhiều thịt vịt, thịt ngỗng tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch thường
thấp hơn so với các vùng khác (C.Reno,1987).

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới và nền
văn minh lúa nước. Việt Nam có diện tích đất trồng lúa ước trên 4,3 triệu hecta.
Ngoài ra còn có diện tích mặt nước ao hồ, sông ngòi, kênh rạch lên đến hàng vạn
hecta nên chăn nuôi vịt là ngành chăn nuôi truyền thống lâu đời. Trải qua thời
gian dài phát triển ngành chăn nuôi vịt đã hình thành nhiều phương thức chăn
nuôi khác nhau. Thời gian gần đây số đầu vịt của Việt Nam tăng nhanh, đến nay
đã đứng thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc).

1


Việt Nam đang sở hữu một bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, có
năng suất và chất lượng cao tuy nhiên việc xuất khẩu thịt thủy cầm còn ít do hạn
chế trong khâu chế biến và thói quen ăn uống.
Là huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, Lương
Tài đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy lĩnh vực này. Trong
đó phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là một trong hướng đi trọng tâm, với
giá trị thu nhập mỗi năm đạt gần 1000 tỷ đồng, đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của huyện. Với ưu thế diện tích mặt nước ao hồ, sông ngòi, chăn
nuôi vịt đã hình thành và phát triển lâu đời trên địa bàn huyện. Để thúc đẩy
ngành chăn nuôi, huyện đã có những chính sách về mô hình chăn nuôi vịt chuyên
thịt, ngan giá trị kinh tế cao theo hướng an toàn sinh học. Tuy nhiên các mô hình
này chưa được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi tự phát, phương
thức chăn nuôi đa phần còn nhỏ lẻ và đặc biệt là dịch cúm gia cầm là lý do khiến
ngành chăn nuôi nói chung và nuôi vịt thịt nói riêng của huyện gặp nhiều khó
khăn. Có thể thấy, dịch cúm gia cầm đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều họ nông
dân khi đầu tư chăn nuôi vịt thịt.
Vì vậy, tôi chọn đề tài : “Phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề
xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt của hộ nông dân trên địa bàn
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt thịt;
+ Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh;
+ Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt trong thời gian tới tại
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

2


1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế có ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt
thịt trên địa bàn huyện Lương Tài.
- Các chính sách, các kết quả hoạt động có liên quan đến phát triển chăn
nuôi vịt thịt ở địa bàn nghiên cứu.
- Các tác nhân liên quan đến phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn
huyện Lương Tài.
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên địa bàn huyện Lương Tài
- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm (2015-2017).
+ Dữ liệu sơ cấp khảo sát chuyên sâu năm 2017
- Phạm vi nội dung: phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn huyện Lương Tài.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn có những đóng góp về thực tiễn và lý thuyết về chăn nuôi vịt

thịt, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt thịt. Luận
văn đưa ra được một số tình hình chăn nuôi vịt thịt tại một số nước trong khu vực
và một số tỉnh tiêu biểu trong chăn nuôi tại Việt Nam. Từ đó thấy được sự khác
biệt trong cách chăn nuôi giữa các địa phương trong nước, giữa nước ta với các
nước phát triển chăn nuôi vịt thịt khác.
Luận văn chỉ ra được đâu là quy mô nuôi và phương thức nuôi đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất, từ đó, căn cứ vào khả năng của hộ áp dụng thực hiện để đạt
hiệu quả tố nhất. Ngoài ra, luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất
các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt của hộ, là cơ sở để các hộ chăn nuôi và
các cơ quan ban ngành liên quan biết những giải pháp đểkhắc phục khó khăn
trong chăn nuôi vịt thịt, từ đó đạt hiệu quả cao nhất.

3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT THỊ
2.1.1. Những định nghĩa, khái niệm có liên quan phát triển chăn nuôi vịt thịt
a) Khái niệm chăn nuôi
Chăn nuôi (animal production) là thực hành nông nghiệp về nhân giống và
nuôi dưỡng động vật nhằm thu lợi ích kinh tế. Điều này đã được thực hiện ở
nhiều xã hội khác nhau kể từ khi loài người chuyển tiếp từ thời kỳ săn bắt hái
lượm sang thời kỳ chăn nuôi. Thực tiễn chăn nuôi biến đổi đáng kể trên toàn thế
giới và giữa các loài động vật khác nhau. Vật nuôi thường được nhốt, được con
người cung cấp thức ăn và nhân giống có chủ ý. Nhưng một số vật nuôi không bị
nhốt, hoặc được tiếp cận với nguồn thức ăn tự nhiên, hoặc được tự giao phối,
hoặc bởi bất kỳ sự kết hợp nào của các phương thức này ( Nguyễn Xuân Trạch &
Bùi Hữu Đoàn,2017)
Chăn nuôi cùng với trồng trọt là lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất

nông nghiệp. Chăn nuôi không chỉ cung cấp thực phẩm cho con người mà còn
tạo thu nhập và an ninh kinh tế, cũng như tạo việc làm cho người chăn nuôi.
b) Khái niệm phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận
động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật
hiện tượng cũ mất đi, hiện tượng mới về chất ra đời. Phát triển là một trường hợp
đặc biệt của vận động (Nguyễn Ngọc Long, 2006).
Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển (Bùi Mỹ Anh, 2009):
- Các chỉ tiêu số lượng: thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự gia
tăng của cải vật chất và dịch vụ. Sự phát triển của ngành sản xuất về số lượng là
quy mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng và giá trị sản lượng sản xuất ra, cơ
cấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác…
- Các chỉ tiêu chất lượng: thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế là sự
tiến bộ về đời sống vật chất, giáo dục, sức khoẻ và môi trường. Với một ngành
sản xuất đó là việc phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tổ chức quy trình sản xuất hợp lý…

4


- Chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu và chủng loại: cơ cấu ngành kinh tế là tổng
hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ
trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế.
- Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp: phát triển kinh tế phải phù hợp với sự phát
triển của các ngành khác.
- Chỉ tiêu đánh giá sự bền vững: năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh về trái
đất (Nam Phi) hoàn chỉnh khái niệm phát triển bền vững: “Bảo đảm sự tăng
trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng
xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất

lượng môi trường sống”.
Các yếu tố mang tính quyết định sự phát triển của ngành sản xuất trong
một nền kinh tế là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phải tiên tiến hiện
đại, là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ phù hợp vào
sản xuất, là việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính, pháp luật, chính sách,
tổ chức,… đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển.
c)Khái niệm vịt thịt
Vịt thịt là các giống vịt được lai tạo, chọn lọc để chăn nuôi nhằm mục đích
chuyên về sản xuất thịt (Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, 2007).
d) Khái niệm phát triển chăn nuôi vịt thịt
Phát triển chăn nuôi vịt thịt là sự gia tăng về số lượng, năng suất và chất
lượng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn, cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướng
hiệu quả và phát triển bền vững.
Vì vậy, phát triển chăn nuôi phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác
nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là:
-Tăng quy mô tổng đàn trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng trong
chăn nuôi) bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng diện tích
chăn thả, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của
hộ, của vùng;
- Tăng năng suất, chất lượng bằng cách áp dụng giống mới có năng suất,
chất lượng cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn
thả từng vùng hay khu vực.
-

5


2.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi vịt thịt
Chăn nuôi vịt là một trong hai ngành quan trọng nhất của chăn nuôi gia
cầm ở nước ta, có vị trí ý nghĩa kinh tế quan trọng không những trong ngành

chăn nuôi mà còn trong nền kinh tế quốc dân nói chung
i) Chăn nuôi vịt thịt cung cấp nguồn thực thẩm cho con người và sản
phảm cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu.
FAO dự đoán: thập niên 2015-2025 là thập niên của sản xuất thịt gia cầm,
lần đầu tiên trong tiên trong lịch sử ngành sản xuất thịt thế giới: Sản lượng thịt
gia cầm toàn cầu đang đuổi kịp và vượt sản lượng thịt vịt. Sản xuất thịt gia
cầm toàn cầu tiếp tục tốc độ tăng cao hơn so với thịt vịt và thịt trâu bò. Tới
năm 2020 sản lượng thịt gia cầm toàn cầu sẽ đạt tương đương sản lượng thịt
vịt và tới năm 2025, sẽ vượt sản lượng của thịt vịt 254 ngàn tấn. Trong đó,
Việt Nam đứng thứ 20 thế giới về sản xuất thịt gia cầm và đứng thứ hai sau
Trung Quốc về sản xuất vịt.
Thực tiễn cho thấy, do lợi thế thấp hơn cả về giá thành sản xuất và về giá
bán cho người tiêu dùng; lại có lợi thế hơn hẳn các loại thịt khác: để sản xuất một
đơn vị sản lượng thịt thì gia cầm tiêu thụ ít nước ngọt nhất và phát thải khí nhà
kính thấp nhất; mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cao… nên tăng sản
xuất thịt gia cầm là ưu tiên mà các nước phát triển cũng như các nước đang phát
triển lựa chọn dể thay thế dần một phần thịt vịt.
ii) Chăn nuôi vịt có nhiều lợi thế trong khai thác tài nguyên thiên nhiên
mặt nước, ao hồ, đồng ruộng cũng như tận dụng nguồn thức ăn có sẵn.
Đối với ở vùng hai vụ lúa, nếu biết kết hợp nuôi vịt chăn thả đúng lúc,
đúng cách, hợp lý : (vịt với lúa) thì hai ngành sản xuất đó sẽ hỗ trợ cho nhau rất
thuận lợi và thu được hiệu quả kinh tế cao. Mỗi vụ người ta có thể chăn thả vịt
vào ruộng lúa sau khi gặt (lúc cày bừa) để tận dụng thóc rơi vãi và các loại thủy
sinh. Tiếp theo sau khi cấy lúa được khoảng 1 tháng khi cây đã bén rễ (lúa con
gái) đến khi lúa đúng cái (bắt đầu có đòng) thì mới ngừng thả vịt. Trong thời gian
này, đàn vịt chăn thả trên đồng ruộng tìm ăn thức ăn thủy sinh có tác dụng như
làm cỏ sục bùn cho lúa và trừ bọ rầy đồng thời chúng còn thải phân ra bón cho
lúa làm tăng sản lượng lúa lên rõ rệt.
Ở miền Nam diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, mương máng, kênh, rạch rất
lớn có thể sử dạng vừa thả cá vừa kết hợp nuôi vịt rất thuận tiện. Vịt sống trên


6


mặt nước thường tăng trọng nhanh và có chất lượng thịt tốt. Nhờ có phân vịt mà
các loại phù du động vật và thực vật đều phát triển mạnh và làm mồi cho các loại
cá. Nếu nuôi vịt kết hợp với thả cá thì sản lượng cá trên một hecta diện tích mặt
nước sẽ tăng lên.
Vùng ven sông, ven biển có sẵn cá ở miền Nam cũng có thể tận dụng
được các loại thủy sinh (tôm, cá, cua, ốc hến, don đắt), côn trùng và thức ăn khác
(như củ ngạn, rong rêu, cây cỏ) để nuôi vịt. Nếu lợi dụng được nước thủy triểu
lên xuống đưa vịt ra chăn ở bãi biển cửa sông thì đối với vịt bầu, Bắc kinh và vịt
Anh đào mỗi mái đẻ 1 năm chỉ cần 20 kg thóc mà sau khi gột 20 ngày ta đưa
chúng ra bãi biển cửa sông thả chăn từ 40 – 50 ngày thì có thể đạt 1,1 kg trên 1
con vịt con (tàu) hoặc 1,8 – 2 kg trên một con vịt lai kinh tế.
Mỗi năm Đồng Tháp sản xuất hơn 500.000 ha lúa (ba vụ). Dù hầu hết diện
tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nhưng tỉ lệ thất thoát sau thu
hoạch khoảng 7%, có nơi lên tới 10%. Với sản lượng lúa thu hoạch hằng năm đạt
3,3 triệu tấn, tỉ lệ lúa thất thoát trên đồng khi thu hoạch lên tới hàng trăm ngàn
tấn, không thể thu hồi được. Chỉ có con vịt mới ăn được số lúa này. Không nuôi
vịt, không thả vịt vào ruộng ăn thì lãng phí nguồn thức ăn rất lớn.
iii) Chăn nuôi vịt có lãi, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống và đẩy nhanh nhịp độ sản xuất hàng hoá.
Với nhiều hộ sản xuất nhỏ, vật nuôi nói chung và con vịt nói riêng là
nguồn tiền sẵn có để mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cây trồng như hạt
giống, phân bón và thuốc trừ sâu. Nguồn thu nhập từ việc bán gia cầm được dùng
để chi trả cho những thứ mà người nông dân không thể tự làm được trả tiền học
phí, thuốc men và các loại thuế. Nguồn thu nhập từ việc trồng chọt có tính thời
vụ cao, ngược lại, những chăn nuôi vịt thịt chỉ cần 60 ngày có thể xuất chuồng
chính là nguồn thu nhập thường xuyên cho nông dân. Chăn nuôi vịt ở đồng bằng

sông Cửu Long phần lớn theo phương thức chăn thả là nguồn cung cấp việc làm
bán thời gian quan trọng cho người dân.
iiii) Cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt
Giống như các gia súc và gia cầm khác, chăn nuôi vịt đóng góp một nguồn
phân bón nâng cao độ màu mỡ cho đất. Trên các diện tích đất canh tác, hàng năm
cây trồng lấy đi một phần các chất dinh dưỡng trong đất. Nếu đất đai không được
bồi dưỡng thường xuyên thì độ phì của đất ngày càng giảm dẫn đến đất bị bạc

7


màu. Mặt khác, nếu chúng ta chỉ sử dụng các chất vô cơ để bón cho đất thì sẽ làm
mật độ tơi xốp của đất, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng
cho sản phẩm của cây trồng, làm giảm năng suất các vụ sau, năm sau. Do đó sử
dụng phân hữu cơ sẽ cung cấp chất mùn cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài.
2.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi vịt thịt
2.1.3.1. Đặc điểm sinh học
Vịt là loài vật nuôi có hệ thần kinh tương đối hoàn chỉnh, được con người
thuần hoá, nuôi dưỡng chọn lọc và lai tạo theo mục đích kinh tế, chịu sự tác động
của nhiều yếu tố ngoại cảnh.
Nhìn chung, vịt có khả năng thích ứng tương đối rộng rãi so với các loài
gia cầm khác, có khả năng sử dụng chất thải một cách tuyệt vời, đồng thời cũng
là loài vật nuôi có khả năng tự tìm kiếm thức ăn tốt nhất. Điều này giúp cho vịt
dễ thích ứng với môi trường thức ăn mới và quy trình chăn nuôi mới (Lê Như
Tuấn, 1994).
 Đặc điểm sinh học của vịt
- Bao quanh thân của loài vịt là lông vũ
Loài vịt trưởng thành chủ yếu giống như loài gà toàn thân được che phủ
bởi lớp lông vũ. Loại lông vũ này có thể ngăn cản được sự thoát hơi nước bên
ngoài, có tính năng giữ ẩm tốt, do đó vịt không sợ lạnh.Đồng thời, do vịt không

chỉ có lông vũ giống loài gà, mà vùng bụng của nó còn có lông mao, cho nên
trong mùa đông vịt cũng có thể bơi dưới nước.
- Sự trao đổi chất của vịt mạnh
Giống với các gia cầm khác, sự trao đổi chất của vịt rất mạnh. Ở nhiệt độ
bình thường khoảng 42 độ C, với mỗi kg trọng lượng thì lượng phát tán cacbon
dioxit và sự tiêu hoa của oxy trong một đơn vị thời gian nhiều gấp 2 lần so với
các gia súc lớn.
Mặt khác, tim vịt đập nhanh, mỗi phút tim của vịt đập khoảng 160 đến
210 lần, hô hấp 16-26 lần/phút, nên vịt cần lượng lớn oxy. Tính hoạt động của vịt
cũng rất mạnh, có dạ dày, cơ phát triển, sức tiêu hoá cũng rất mạnh, do đó vịt cần
lượng nước rất lớn, rất mẫn cảm khi bị đói khát.

8


- Vịt không có bàng quang
Giống với các gia cầm khác, hệ tiết niệu của vịt tập trung trong ống dẫn
trứng, hình thành men axit uric, đồng thời được bài tiết ra ngoài.
- Loài vịt sinh trưởng phát dục nhanh:
Sự sự trao đổi chất của vịt rất mạnh, hơn nữa lại hoàn thiện, sự sinh
trưởng của loài vịt so với các loài gia cầm khác nhanh nên khi được ăn đầy đủ,
lượng nước bình thường, dưới điều kiện được chăm sóc tốt, thì nuôi trong vòng
40-45 ngày, vịt có thể đạt từ 2,75 – 3,5 kg, gấp 60-70 lần trọng lượng lúc ban
đầu. Lúc này tốc độ sinh trưởng của vịt cao hơn so với gà.
- Tỷ lệ chuyển hoá thực ăn của vịt cao:
Thực tính của vịt lớn, nên vịt cần thức ăn nhiều, lượng trứng của vịt trong
một giai đoạn để trứng có thể đạt 300 quả, trong 5 tuần vịt có thể đạt tỉ lệ trọng
lượng 2,29 – 2,3 kg; 7 tuần tuổi có thể đạt tỷ lệ trọng lượng 2,88 – 3 kg.
Nếu như nuôi dưỡng vịt theo cách kết hợp chăn thả và cho vịt ăn thức ăn
thì vịt có thể kiếm được lượng lớn thức ăn từ tự nhiên, do đó giảm giá thành nuôi

vịt xuống.
- Tỷ lệ giết mổ cao:
Tỷ lệ giết mổ của vịt cao, tỷ lệ giết thông thường đạt 85-90%, tỷ lệ sau khi
làm sạch hoàn toàn đạt 75-80%, trong đó hàm lượng thức ăn chiếm khoảng trên
65% trọng lượng của vịt.
Sau thời gian phát dục, trong cơ thể vịt và dưới lớp da có lượng mỡ lớn.
Gan vịt rất to, tăng mạnh, ví dụ ở một số loại vịt sau 7 tháng vỗ béo thì bình quân
gan đạt 229,24 g, lớn nhất đạt 455 g.
 Thói quen và hành vi của loài vịt
- Vịt thích sống bầy dưới nước, chúng có thể chịu lạnh, sợ nóng. Vịt thuộc
loài thuỷ cầm, thích kiếm thức ăn dưới nước, thích giao phối, chỉ có khi nghỉ
ngơi hay đẻ trứng thì mới lên bờ. Do đó, nếu cung cấp khu vực nước rộng rãi,
nguồn nước tốt sẽ giúp vịt nhanh lớn.
Đối với các loài vịt dùng đẻ trứng thì người chăn nuôi có thể thiết kế một
hồ nước gia công để tiện cho việc giao phối, nhưng việc sản xuất vịt lấy thịt ngày
nay đã hiện đại hoá không cần thiết để hồ nước.

9


Hơn nữa, vùng bụng của vịt củng có những lông mao cho nên trong mùa
đông lạnh, vịt vẫn có thể bơi dưới nước do lớp mở dưới vùng bụng của vịt dày
hơn so với gà, tuyến mỡ đuôi phát triển.
Khi vịt đang chải lông vũ thì chúng thường nén tuyến mỡ ở đuôi. Sau đó,
vịt dùng mỏ chà toàn bộ lông vũ, làm ướt lông vũ, làm cho lông không bị nước
làm ẩm, từ đó có tác dụng phòng lạnh.Trong mùa đông người nuôi chỉ cần dùng
nước không bị đóng băng, thậm chí là băng có thể tan ra thành nước thì vịt vẫn
không sợ, mà sợ … nóng. Đối với vịt nuôi đồng thì người nuôi nên duy trì ở
nhiệt độ là trên 15 độ C.
- Loài vịt thích ăn tạp, tiêu hoá mạnh và khả năng kiếm thức ăn tốt

Vịt thuộc loài gia cầm thích ăn tạp, có thể lợi dụng các loại thức ăn của
gà, của ngỗng. Ngoài các thức ăn có sẵn của các loài gia cầm thì vịt còn
thường bắt các loại côn trùng, chuồng chuồn, cá nhỏ, ốc nước ngọt hay những
con tôm nhỏ hay các động vật khác, đặc biệt là ốc nước ngọt hay vỏ sò thì có
sự tiêu hoá đặc trưng.
Sau khi kiếm thức ăn thì vịt sẽ tăng tốc độ sinh trưởng và đẻ trứng. Tuy
nhiên, vị giác của vịt không phát triển nên yêu cầu của chúng đối với khẩu vị
không cao, năng lực phân biệt thức ăn không tốt, chúng thường coi những vật lạ
khác thành thức ăn.
Do đó, trong gia đoạn nuôi vịt có thể có vịt ăn cỏ, thường chia đoạn dài
khoảng 5 – 6 mm, không để vịt non ăn nhầm thức ăn mà ảnh hưởng đến việc sinh
trưởng và phát dục của vịt.
- Vịt có sự phản ứng rất mẫn cảm
Năng lực phản ứng của vịt tương đối tốt, dễ rèn luyện và điều tiết, nhưng
chúng thường vội vàng, nhát nên dễ bị đe doạ bởi những tiếng chim kêu, dẫn đến
giẫm đạp nhau.
Tính sợ hãi này của vịt xuất hiện từ ngay tháng đầu tiên, lúc này vịt có
cảm giác sợ hãi với người, đối với ánh sáng và âm thanh, những vật có màu
xám, sẫm.
Thậm chí khi một con vịt khác làm đổ chậu thức ăn gây ra tiếng động
mạnh thì chúng cũng nháo nhác sợ hãi. Do đó, trong giai đoạn này cần giữ yên
tĩnh cho vịt, tránh tiếng động mạnh làm cho vịt sợ hãi chạy loạn lên, gây nên tổn
thất. Khi người tiến lại gần đàn vịt, thì đầu tiên cũng nên tạo ra những âm thanh

10


quen thuộc phòng trừ vịt sợ hãi mà làm ảnh hưởng đến năng suất trứng. Đồng
thời trong chăn nuôi vịt cũng nên phòng trừ các con vật như chó, mèo, chuột và
các động vật khác đến gần vịt. (Nguồn: Thái Hà & Đặng Mai, 2011)

Trên địa bàn huyện Lương Tài, giống vịt thịt được nuôi là vịt bầu cánh
trắng và vịt Super.
 Đặc điểm sinh học của vịt bầu cánh trắng
Vịt Bầu cánh trắng có ngoại hình đặc trưng của một giống vịt siêu thịt. Vịt có
thân hình nở nang, đầu to, cổ ngắn. Vịt bầu cánh trắng có bộ lông màu trắng là
chính, trên thân có một số đốm nhỏ màu nâu nhạt hoặc cánh sẻ nhạt mỏ và chân có
màu vàng nâu.
Vịt lấy thịt nuôi 52-55 ngày nặng 2,3-2,6 kg, tỷ lệ thân thịt trên 70%, tiêu tốn
2,5-2,7 kg thức ăn/kg vịt hơi. Vịt bầu cánh trắng nuôi công nghiệp chỉ mất 45 - 50
ngày là được xuất chuồng, đạt 2 - 2,4 kg/con, có nơi nuôi vịt bầu cánh trắng chỉ mất
50 ngày là xuất chuồng, với trọng lượng từ 2-2,5 kg/con. (Nguồn: Sổ tay chăn nuôi
gia cầm bền vững, 2007).
 Đặc điểm sinh học của vịt Super
Có nguồn gốc từ Anh nhập vào Việt Nam những năm 1990, 1991,1999,
2001. Đây là giống vịt chuyên thịt có lông màu trắng, tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25
tuần tuổi, năng suất trứng từ 180- 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Vịt thương phẩm
nuôi nhốt (56 ngày tuổi) hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả có khoanh vùng (70
ngày tuổi) đạt khối lượng 3,2- 3,5 kg, tiêu tốn thức ăn 2,6- 2,8 kg thức ăn cho 1kg
tăng trọng. Vịt có thể trọng lớn, khả năng tự kiếm mồi kém, thiên hướng về nuôi
nhốt thâm canh hoặc bán thâm canh, vịt có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội,
nuôi kết hợp cá- vịt. (Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, 2007)
2.1.3.2. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt
a) Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt thịt phụ thuộc vào sản lượng, cơ cấu sản
phẩm, chất lượng sản phẩm.
Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng theo đuổi mục đích: sản lượng tối
đa, lợi nhuận cao nhất, giá thành sản phẩm nhỏ nhất. Sản lượng chính là cơ sở
của hiệu quả, không có sản lượng thì không có hiệu quả. Tuy nhiên sản lượng tối
đa nhưng hiệu quả không nhất thiết là tối đa. Đối tượng chăn nuôi là động vật có
giá trị kinh tế sinh sống trên cạn, là những cơ thể sống tuân theo quy luật năng


11


suất cận biên giảm dần. Tức là, sản lượng trong điều kiện kỹ thuật nhất định cũng
không thể tăng lên một cách vô hạn. Hệ số sử dụng thức ăn tăng, dẫn đến hiệu
quả kinh tế giảm xuống. Cùng một sản lượng, nhưng do cơ cấu sản phẩm và kích
cỡ sản phẩm khác nhau dẫn tới doanh thu và giá thành sản phẩm cũng khác nhau,
hiệu quả kinh tế
b) Chăn nuôi vịt thịt quay vòng nhanh, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg thịt thấp,
phát triển và thích nghi được trên mọi vùng sinh thái
Trong tất cả các loài gia cầm nói chung và thủy cầm nói riêng, vịt là loài
vật nuôi có chu kỳ ngắn nhất (chỉ từ 55-60 ngày) trong khi của ngan thịt là 70-85
ngày, của gà trung bình là 155- 175 ngày. Tức là vốn quay vòng của vịt nhanh, về
mặt lý thuyết thì điều này sẽ là nhân tố hạn chế được rủi ro về vốn.
Bên cạnh đó, để sản xuất 1kg thịt vịt chỉ tiêu tốn bình quân 2,34 kg cám.
Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm đến 70-80% tổng chi phí sản xuất, vì vậy
chi phí thức ăn thấp sẽ giúp giảm tổng chi phí, nguồn vốn đầu tư sẽ ít đi.
c) Chăn nuôi vịt thịt có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn cao
Vịt là loài thủy cầm ăn tạp, trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích
hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau. Chúng có thể ăn các loại rau, bèo, ăn các
loài động vật như ốc, tôm cua, cá,… các loại ngũ cốc và thức ăn công nghiệp.
Một số giống vẫn giữa được những đặc điểm và tập tính kiếm mồi và ăn thức ăn
tạp. Những giống vịt như thế này có vai trò quan trọng trong các hệ thống chăn
nuôi truyền thống, chăn thả. Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại
những thuận lợi này ít được ứng dụng nữa. Hiện nay, với công nghệ và kỹ thuật
đã lai tạo ra được nhiều giống vịt chuyên thịt, năng suất và chất lượng cao. Tuy
nhiên, các giống vịt này lại mất đi tập tính tự kiếm mồi và chỉ ăn thức ăn công
nghiệp. Vịt thương phẩm được cho ăn chủ yếu thức ăn công nghiệp, giúp
năng suất cao và rút ngắn thời gian nuôi.
d) Phát triển chăn nuôi vịt thịt phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh và sức khỏe

con người
Vịt có thể là một yếu tố truyền bệnh qua con người và các bệnh truyền
nhiễm khác, đặc biệt là dịch cúm gia cầm H5N1. Thống kê của Tổ chức giám sát
dịch bệnh thuộc tổ chức y tế thế giới (Communicable Disease Surveillance &
Response (CSR), WHO) cho biết, thiệt hại về người do cúm H5N1 từ năm 2003
đến nay đã lên đến 371 người tử vong trên tổng số 622 người nhiễm bệnh, tỷ lệ

12


tử vong lên đến 59,65%. Riêng tại Việt Nam, có 61/123 ca nhiễm bệnh đã tử
vong (tỷ lệ gần 50%).
Đến nay, trong khi dịch cúm A (H5N1) này vẫn chưa được ngăn chặn triệt
để thì lại có biến thể cúm A (H7N9). Dịch cúm lại hoành hành tại Trung quốc,
đang gây thiệt hải về người không nhỏ, từ cuối tháng 2/2013 đến nay đã có đã có
hơn 100 người bị nhiễm cúm A(H7N9) tại 9 tỉnh, đặc biệt là ở hai thành phố
(Thượng Hải, Bắc Kinh) và 4 tỉnh (Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và Hà Nam),
trong đó 60 người đã chết. Con số này vẫn đang gia tăng.
Điều đáng quan tâm là những mầm mống của các dịch bệnh từ chăn nuôi
vịt thịt nói riêng và chăn nuôi nói chung không chỉ tồn tại trong thịt hay máu vịt
đã giết mổ mà còn lưu hành ở bụi, không khí trong nhiều ngày. Bên cạnh đó khả
năng vi khuẩn này lây nhiễm nhiều nhất sang người là thông qua các vết thương
trên da hay niêm mạc của mũi, miệng... khi con người tiếp xúc với thịt và máu
vịt nhiễm bệnh. Do đó, vấn đề sức khỏe con người cũng cần quan tâm trong phát
triển chăn nuôi vịt.
2.1.3.3. Kỹ thuật nuôi vịt thịt
 Phương thức chăn nuôi
Nuôi nhốt hoàn toàn nuôi nhốt có ao hồ hoặc nuôi thả đồng. Từ tuần tuổi
thứ 3-5 tập cho vịt xuống nước và quen dần với phương thức nuôi nhốt có ao hồ.
 Mật độ nuôi

Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật
độ chuồng nuôi, mật độ vừa phải thì vịt sinh trưởng và phát triển tốt và hạn chế
được sự lây nhiễm bệnh tật.
Từ 1-2 tuần tuổi: 18-19 con/m2 nền chuồng
Từ 3-5 tuần tuổi: 12-13con /m2 nền chuồng cộng thêm diện tích sân chơi
bằng 2 lần diện tích nền chuồng.
 Nhiệt độ và thông thoáng
Đối với gia cầm non, đặc biệt với vịt con, nhiệt độ có vai trò quyết định
cho sự sinh trưởng phát triển giai đoạn đầu. Nếu nhiệt độ phải thiếu vịt sẽ còi
cọc, rất dễ mắc bệnh và chết với tỷ lệ cao. Do vậy, nhiệt độ phải đảm bảo cho vịt
con đủ ẩm.
Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của vịt với nhiệt độ

13


+ Nếu vịt tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chuồng đống lên nhau là
chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, vịt bị lạnh.
+ Nếu vịt tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá
nóng, cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.
+ Nếu vịt tụm lại một phía là bị gió lùa, rất nguy hiểm, cần phải che kín
hướng gió thổi.
+ Khi đủ nhiệt độ vịt vận động ăn uống bình thường ngủ, nghỉ tản đều.
Hành vi của vịt con cần phải được quan sát một cách thận trọng và liên tục
trong giai đoạn nuôi úm bởi vì đây là chỉ dẫn tốt nhất về nhiệt độ hợp lý. Vịt con
phân bố trong quây không đồng đều là một dấu hiệu của hiện tượng nhiệt độ
chưa hợp lý hoặc quá lạnh.
Thiết bị sưởi ấm: có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại, chụp sưởi dây
mai so. Vị trí đặt thiết bị sưởi ấm trong quây hay trong ô chuồng cao hay thấp tuỳ
thuộc vào yêu cầu về nhiệt độ từng gian đoạn:

Yêu cầu nhiệt độ trong quây úm: 1-3 ngày tuổi 31-33 oC; 4-7 ngày tuổi:
29-31oC; 8-14 ngày tuổi: 26-29oC.
Thông thoáng: đối với vịt yêu cầu về dưỡng khí tương đối cao. Tuy nhiên
chuồng úm 1 ngày tuổi phải che kín, sự thay đổi không khí với tốc độ 0,2m/giây
để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm vịt bị chậm phát triển. điều kiện ngột ngạt có
thể làm cho bệnh tật phát sinh trong điều kiện ẩm ướt. Không khí chuồng nuôi
chứa nhiều NH3, H2S dễ phát sinh các bệnh đường hô hấp… Do vậy chuồng nuôi
phải đảm bảo thông thoáng để thay đổi không khí nhưng tránh gió lùa.
 Ánh sáng
Thời gian chiếu sáng trong 2 tuần đầu: 23 giờ/ngày. Sau đó giảm dần mỗi
ngày 1 giờ đạt 14-18 giờ/ngày. Ánh sáng dùng bóng điện treo cách nền chuồng
nuôi 0,3-0,5m
Từ tuần thứ 5 trở đi sử dụng ánh sáng tự nhiên.
 Nước uống
- Cung cấp nước uống cho vịt
Nước uống cho vịt cần có chất lượng tốt và phải được cung cấp
thường xuyên. Bồn chứa và ống dẫn phải vệ sinh hoặc thực hiện rửa sát
trùng đúng thời hạn.
- Kỹ thuật cho uống

14


×