Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu nấm aspergillus sp hại hạt lúa, ngô, lạc, đậu tương ở vùng hà nội và phụ cận năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Trong suốt khoảng thời gian thực hiện khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
từ phía các thầy cô để em hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS. TS. Đỗ
Tấn Dũng đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian em thực hiện
khóa luận này.
Em xin cảm ơn tới các thầy cô giáo và cán bộ, Bộ môn Bệnh cây, Khoa
Nông học, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã quan tâm và tạo mọi điều
kiện cho em thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn các bạn, các anh, các chị và người thân đã động viên, chia sẻ
giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt bài khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 14 tháng 01 năm 2014
Sinh Viên

Lê Thị Hoài

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG

iii



DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Aspergillus flavus
và Aspergillus niger hại lúa trên môi trường PGA sau 7 ngày nuôi cấy........Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Aspergillus flavus
và Aspergillus niger hại ngô trên môi trường PGA sau 7 ngày nuôi cấy.......Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.3: Đồ thị thể hiện mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của
nấm Aspergillus flavus và Aspergillus niger hại lạc trên môi trường PGA sau 7
ngày nuôi cấy....................................................Error: Reference source not found
Đồ thị 4.4: Đồ thị thể hiện mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của
nấm Aspergillus flavus và Aspergillus niger hại đậu tương trên môi trường PGA
sau 7 ngày nuôi cấy...........................................Error: Reference source not found
Đồ thị 4.5: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Aspergillus flavus và Aspergillus niger hại lúa sau 7 ngày nuôi cấy.............Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.6: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Aspergillus flavus và Aspergillus niger hại ngô sau 7 ngày nuôi cấy............Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.7: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Aspergillus flavus và Aspergillus niger hại lạc sau 7 ngày nuôi cấy.............Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.8: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Aspergillus flavus và Aspergillus niger hại đậu tương sau 7 ngày nuôi cấy.. Error:
Reference source not found

iv


DANH MỤC ẢNH

Ảnh 4.1: Hạt lúa nhiễm nấm Aspergillus flavus.........Error: Reference source not
found
Ảnh 4.2: Cành bào tử phân sinh nấm Aspergillus flavus. .Error: Reference source
not found
Ảnh 4.3: Hạt lúa nhiễm nấm Aspergillus niger Error: Reference source not found
Ảnh 4.4: Cành bào tử phân sinh nấm Aspergillus niger....Error: Reference source
not found
Ảnh 4.5: Hạt ngô nhiễm nấm Aspergillus flavus........Error: Reference source not
found
Ảnh 4.6: Cành bào tử phân sinh nấm Aspergillus flavus trên ngô................Error:
Reference source not found
Ảnh 4.7: Hạt ngô nhiễm nấm Aspergillus niger.........Error: Reference source not
found
Ảnh 4.8: Cành bào tử phân sinh nấm Aspergillus niger trên ngô.Error: Reference
source not found
Ảnh 4.9Hạt lạc nhiễm nấm Aspergillus flavus. Error: Reference source not found
Ảnh 4.10: Cành bào tử phân sinh nấm Aspergillus flavus trên lạc................Error:
Reference source not found
Ảnh 4.11: Hạt lạc nhiễm nấm Aspergillus niger.........Error: Reference source not
found
Ảnh 4.12: Cành bào tử phân sinh nấm Aspergillus niger trên lạc Error: Reference
source not found
Ảnh 4.13: Hạt lạc nhiễm nấm Aspergillus ficucum....Error: Reference source not
found
Ảnh 4.14: Cành bào tử phân sinh nấm Aspergillus ficucum trên lạc............Error:
Reference source not found

v



Ảnh 4.15: Hạt đậu tương nhiễm nấm Aspergillus flavus. .Error: Reference source
not found
Ảnh 4.16: Cành bào tử phân sinh nấm Aspergillus flavus trên đậu tương....Error:
Reference source not found
Ảnh 4.17: Hạt đậu tương nhiễm nấm Aspergillus niger....Error: Reference source
not found
Ảnh 4.18: Cành bào tử phân sinh nấm Aspergillus niger trên đậu tương......Error:
Reference source not found
Ảnh 4.19: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Aspergillus flavus
hại đỗ ..................................................................................................................46
Ảnh 4.20: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Aspergillus niger
hại đỗ tương trên môi trường PGA...................Error: Reference source not found
Ảnh 4.21: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Aspergillus flavus
hại lúa trên môi trường PGA............................Error: Reference source not found
Ảnh 4.22: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Aspergillus niger
hại lúa trên môi trường PGA............................Error: Reference source not found
Ảnh 4.23: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Aspergillus flavus và Aspergillus niger hại lạc Error: Reference source not found
Ảnh 4.24: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Aspergillus flavus và Aspergillus niger hại hạt ngô....Error: Reference source not
found

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
As. flavus
As. niger
CTXL
CTDC

HLPT
MĐPB
STT
TLHN
T.viride

Aspergillus flavus
Aspergillus niger
Công thức xử lý
Công thức đối chứng
Hiệu lực phòng trừ
Mức độ phổ biến
Số thứ tự
Tỷ lệ hạt nhiễm
Trichoderma viride

vii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa, ngô, lạc, đậu tương là những loại cây trồng chính của ngành nông
nghiệp nước ta. Chúng không chỉ là nguồn lương thực quan trọng trong đời sống
con người mà chúng cũng là nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi gia súc
gia cầm. Ngoài các sản phẩm ở dạng thô đựơc xuất khẩu với số lượng lớn ra
nước ngoài và đưa lại nguồn thu nhập lớn góp phần nâng cao tổng GDP cho cả
nước thì từ lúa, ngô, lạc, đỗ tương chúng ta còn sản xuất ra được các sản phẩm
như bánh đa, bún phở, sữa, các loại bỏng…hiện đang rất được ưa chuộng ở
trong cũng như ngoài nước.
Do ý nghĩa nhiều mặt của cây lúa, ngô, lạc, đậu tương nên chúng càng

ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên các loại hạt này là nơi tiềm ẩn nhiều
loài nấm gây bệnh, đặc biệt là các loài nấm có nguồn gốc trong đất và truyền
qua hạt giống như Aspergillus sp, Sclerotium rolfsii... chúng gây thiệt hại về
năng suất, làm chết cây con trên đồng ruộng và là nguyên nhân gây ra các bệnh
nguy hiểm cho con người và vật nuôi.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng về diện tích trồng và việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật thâm canh làm phát sinh càng nhiều dịch hại nguy hiểm,
đặc biệt là nhóm nấm gây bệnh héo rũ gây ra. Nhóm nấm này phát sinh và gây
hại trong cả chu kỳ sống của cây trên đồng ruộng và trong kho bảo quản, ảnh
hưởng đến chất lượng hạt giống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến sự giảm sút về năng suất và phẩm chất của hạt, ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người.
Ngoài ra, việc sản xuất lúa, ngô, lạc, đậu tương còn chịu ảnh hưởng của
rất nhiều các yếu tố bất lợi như sự thay đổi khí hậu toàn cầu, sự nóng lên của vỏ
trái đất, các thiên tai, dịch hại v.v... nước ta cũng không phải là ngoại lệ đặc biệt
với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Các nông sản dạng hạt như lúa, ngô, lạc, đậu tương là nguồn cơ chất lý tưởng

1


cho sự phát triển của nấm mốc. Nấm mốc phát triển không những làm giảm giá
trị dinh dưỡng của hạt mà còn gây hại tới sức khỏe của người và động vật. Đặc
biệt loài nấm gây hại nặng nề nhất trên hạt của cây trồng trong giai đoạn hiện
nay là nấm Aspergillus sp, loại nấm này không những làm ảnh hưởng đến dinh
dưỡng, sức nảy mầm của hạt mà còn sinh ra độc tố gây bệnh nghiêm trọng cho
sức khỏe của con người và gia súc gia cầm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu nấm Aspergillus sp hại hạt lúa, ngô, lạc, đậu tương ở vùng Hà
Nội và phụ cận năm 2013”.

1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu xác định thành phần và mức độ nhiễm Aspergillus sp hại hạt
lúa, ngô, đậu tương, lạc thu được tại vùng Hà Nội và phụ cận. Thử nghiệm một
số biện pháp xử lý hạt lúa, ngô, lạc, đậu tương trong phòng trừ bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập các mẫu hạt lúa, ngô, lạc, đậu tương ở cũng Hà Nội và phụ cận.
- Xác định thành phần của nấm Aspergillus sp và mức độ phổ biến của các
loài nấm này trên hạt thóc, ngô, đậu tương, lạc.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Aspergillus sp hại hạt
lúa, ngô, lạc, đậu tương.
- Nghiên cứu xử lý phòng trừ nấm Aspergillus sp hạt lúa, ngô, lạc, đậu
tương bằng một số loại thuốc hóa học và nấm đối kháng Trichoderma viride.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Những nghiên cứu nấm Aspergillus sp hại trên lúa, ngô, lạc, đậu tương
Bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger) hại lạc được báo cáo chính thức
lần đầu tiên vào năm 1926 ở Sumatra và Java D.J. Allen and J.M. Lenne (1998)[1],
N.Kokalis Burelle (1997)[2]. Thực tế tác nhân gây bệnh đã được ghi nhận từ năm
1920, gây nên biến màu vỏ và hạt lạc. Theo CAB International Press (2001)[3]: ở
châu Á bệnh được ghi nhận đầu tiên tại Andhara Pradesh 1980.
Theo kết quả nghiên cứu của European Mycotoxin Awareness Network
(2004)[18], H. David Thurson (1998)[19]: thiệt hại về năng suất lạc đã được ghi
nhận cụ thể ở Malawi, Senegal, Sudan, Niger...v.v. Ở Ấn Độ, bệnh héo rũ gốc mốc
đen là một trong những nhân tố quan trọng gây ra năng suất thấp với tỉ lệ nhiễm
khoảng 5-10%. Nếu nhiễm trong khoảng 50 ngày sau gieo sẽ gây thiệt hại nghiêm

trọng và có thể gây chết tới 40% số cây. Ở Mỹ, bệnh héo rũ gốc mốc đen ngày càng
trở nên nghiêm trọng từ đầu những năm 1970 khi việc xử lý hạt bằng thuốc có chứa
thủy ngân bị cấm và nó trở thành một vấn đề ở Florida những năm 1980.
Phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc gặp rất nhiều khó khăn do nấm
As.niger là nấm bệnh hại hạt nhưng lại là nấm đất điển hình gây hại cây trồng.
Theo kết quả nghiên cứu của Dharmaputra (2001)[6]: nấm As.niger có mặt
100% số mẫu đất đem kiểm tra.
Trong hệ thống các biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc đen, biện pháp
dùng thuốc hóa học để xử lý hạt giống là biện pháp hữu hiệu nhất. Theo những kết
quả của Amanda Huber (2002)[7]: bệnh héo rũ gốc mốc đen xuất hiện nhiều hơn
trên hạt không xử lý so với hạt có xử lý. Các kết luận của CAB International Press
2001[3]; N. Kokalis Burelle, D.M. Porter, R. Rodriguezz K.Bana, D.H. Smith,
P.Subrahmanyam eds (1997)[2]; U.S. Environmental Protection Agency (1997)[7]
đều cho rằng: dùng thuốc trừ nấm trên hạt có thể phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc
đen hiệu quả nếu áp dụng đúng kỹ thuật khi xử lý hạt giống.

3


Theo kết quả nghiên cứu của CAB International Press (2001)[3], D.J.
Allen and J.M. Lenne (1998)[1] : nhóm thuốc hóa học dùng xử lý hạt giống
khuyến cáo nên dùng và thực tế đang được dùng hiện nay là thuốc Thiram,
Carbendazim, hợp chất chứa hoạt chất benomyl và hỗn hợp của một vài loại
trong chúng. Theo CAB International Press (2001)[3]: xử lý hạt bằng thuốc
Thiram thể hiện hiệu quả nhất, hỗn hợp thuốc Carbendazin trộn với thuốc
Thiram sử dụng ngay hoặc trong khoảng 20 ngày trước gieo phòng trừ nấm
As.niger rất hiệu quả trên hạt.
Theo Christensen (1990) các nấm mốc trong kho bảo quản lúa gồm 12
loài Aspergillus, trong đó có năm loài phổ biến. Một số loài Penicillium, các loài
riêng lẻ của Sporendonema và một số loài nấm men cũng có thể có ở giai đoạn

này. Những loài này có khả năng phát triển ở các hạt lương thực có độ ẩm cân
bằng với độ ẩm tương đối 70% - 90%.Các nấm mốc bảo quản phát triển nhanh
trên hạt ở khoảng 300 – 320C và tốc độ phát triển của chúng giảm khi nhiệt độ
giảm. Một vài chủng của nhóm As.glaucus phát triển chậm ở nhiệt độ 100C150C. Một vài loài Penicillium yêu cầu độ ẩm cao hơn. Một vài loài Aspergillus
đề kháng với khô cạn, nó có thể phát triển ở vài độ dưới điểm đóng băng.
Bệnh trên hạt ngô đã được các nước nghiên cứu từ nhiều năm nay theo
Denis Mc.Gee (1998) trên hạt ngô có bệnh héo rũ gốc mốc đen rất quan trọng.
Hiện nay 50 nước trên thế giới hạn chế nhập khẩu ngô từ các nước đã ghi nhận
có bệnh này (Annon,1983). Những bệnh này được phòng chống bằng nhiều cách
như chọn giống chống chịu, xử lý hạt giống, luân canh cây trồng... tuy nhiên
biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là xử lý hạt.
2.1.2. Những nghiên cứu chung về Aspergillus sp
Năm 1809, Link mô tả loài Aspergillus glaucus trên tiêu bản mẫu cây khô.
Năm 1850, De Bary phát hiện giai đoạn bào tử trần của Euritium
herbariorum chính là Aspergillus flavus.

4


Đến cuối thế kỉ 19, nhiều công trình nghiên cứu cho biết sản phẩm lên
men của 1số loài thuộc Aspergillus sp là các acid hữu cơ như acid oxalic,...và do
đó Aspergillus sp được bắt đầu chú ý nghiên cứu về nhiều mặt: sinh hóa, lên
men, phân loại học.
Năm 1901, Wehmer đã có một chuyên luận về chi Aspergillus.
Nấm Aspergillus sp là một trong những nấm lâu đời nhất. Đến năm 1926,
đã trở thành nhóm nấm mốc nổi tiếng và được nghiên cứu nhiều nhất. Nấm
Aspergillus sp có thể lên đến 200 loài, trong đó có khoản 20 loài gây hại cho con
người.
Năm 1926, Thom và Church đã nghiên cứu phân loại các loài đã được mô
tả của chi Aspergillus và đề nghị chấp nhận 69 tên loài và thứ trong tổng số 350

loài đã được tả và hai ông đã sắp xếp 69 tên loài đó vào 11 nhóm.
Năm 1945, chuyên luận thứ hai của Thom và Raper ghi nhận chi
Aspergillus gồm 80 loài và 10 thứ, 80 loài này được tập hợp trong 14 nhóm.
Năm 1965, Raper và Fennell đã chấp nhận và mô tả được 132 loài và 18
thứ, tập hợp trong 18 nhóm.
Nấm Aspergillus sp có dạng hình sợi, phân nhánh, có vách ngăn, không
màu, màu nhạt hoặc trở nên nâu, nâu nhạt ở một số vùng nhất định của khuẩn lạc.
Nấm Aspergillus sp rất đặc biệt do chúng có hệ bào tử phân sinh. Bào tử
phát triển từ thành tế bào rất dày bên trong hệ sợi nấm gọi là tế bào chân. Bộ
máy mang bào tử trần được phát triển từ một tế bào có đường kính lớn hơn,
màng dày hơn so với các tế bào lân cận của sợi nấm. Giá bào tử trần phát triển
từ tế bào chân như là một nhánh của sợi nấm, giá bào tử thường mọc gần thẳng
góc với trục của tế bào chân và thường hướng lên trên bề mặt cơ chất, giá bào tử
trần không có nhánh, ít hoặc không có vách ngăn ngang, có phần đỉnh phù to
thành bọng hình chùy, hình elip, hình bán nguyệt hoặc hình cầu. Bọng hữu thụ
này mang các thể bình. Các thể bình này hoặc song song hoặc tập hợp thành
cụm ở phần đỉnh bọng hoặc xếp thành tia sát nhau trên toàn bộ bề mặt bọng. Thể

5


bình có thể có một hoặc hai tầng. Các bào tử trần tạo thành xếp nối tiếp nhau
trong miệng thể bình, tạo thành chuỗi hướng gốc, không phân nhánh. Bào tử
trần không ngăn vách, hình dạng, kích thước, màu sắc, dấu vết ở mặt ngoài thay
đổi tùy từng loài. Tất cả các bào tử trần được tạo thành từ các thể bình của một
bọng đính giả hợp thành khối bào tử trần đỉnh bọng (conidial head).
Nấm Aspergillus sp sinh sản bằng hình thức vô tính đó là cách sinh sản
mẩu sợi – một đoạn sợi nấm rơi vào cơ chất gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển
hệ sợi nấm mới. Ngoài ra, còn sinh sản bằng bào tử đính, đây là hình thức sinh
sản phổ biến ở nấm mốc. Khi đó các sợi nấm hình thành một dạng tế bào đặc

biệt hình chai và đầu các tế bào này sinh ra các bào tử gọi là bào tử phân sinh,
màu sắc của các bào tử đặc trưng cho nấm mốc ở tuổi trưởng thành.
Sự gây thương tổn của côn trùng cho ngô ở ngoài đồng cũng có thể đi
cùng hoặc tiếp theo sự nhiễm Aspergillus flavus và sự tạo aflatoxin trước thu
hoạch. Theo ước tính của tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) thì có khoảng 25%
nông sản của thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mycotoxin, chủ yếu là
aflatoxin. Aflatoxin đã làm thiệt hại cho ngành trồng trọt và chăn nuôi rất lớn.
Mặc dù aflatoxin được tìm thấy trong nhiều loại lương thực, thực phẩm khác
nhau nhưng hầu hết sự nhiễm tập trung ở lạc, các hạt có dầu khác như bông,
ngô, và các sản phẩm được chế biến từ chúng. Hạt dẻ Braxin là thường nhiễm
nhiều nhất. Bên cạnh đó, lúa mạch ở Ấn Độ cũng bị nhiễm aflatoxin.
Một số loài nấm mốc trong bảo quản như Aspergillus, Penicillium, không
những làm biến màu hạt mà còn sản sinh ra độc tố (Lizuka, 1958). Nhiều nghiên
cứu cho rằng nấm trên hạt không những gây thiệt hại trên hạt lúa mà chúng còn
là nguồn lây nhiễm trên đồng ruộng và sự thiệt hại của chúng gây ra là rất lớn
như nấm Pyricularia oryzae, nấm Bipolaris oryzae, nấm Alternaria padwickii.
Nấm gây bệnh hại có thể phát triển và gây hại rất nhanh chóng trên các
loài cây trồng ở mọi giai đoạn, mọi nơi, mọi lúc. Trên hạt, một số nấm gây bệnh
phá huỷ axit béo, vitamin và tạo ra các hợp chất hoá học có thể gây nguy hại tới

6


Ocấy, đất mùn, hệ rễ cà chua, hoặc hệ rễ lúa mì. Người ta còn coi nó là có thể
nhanh chóng xâm nhập lại đất đã khử trùng bằng hơi nước. Đất đai vùng nhiệt
đới chứa nhiều loài này hơn nhiều so với đất đai vùng ôn đới. Nó thường gặp
trên lúa mì, bột, trên các chế phẩm bột sống, trong bánh mì.
Ngô gạo cũng như các sản phẩm từ ngô gạo thường chứa loài này. Nó có
rất nhiều trên sợi bong và nhất là trên hạt bông, nó xâm nhập vào hạt qua các
điểm hợp hoặc nhờ những chỗ hủy hoại do côn trùng gây ra… Ngoài ra người ta

còn thấy nó trên hạt và khô dầu tương, cùi dừa, sắn, nhân hạt ca cao, quả cà phê,
quả hồ đào Brazin, thuốc lá, hạt lúa miến, hạt hướng dương, hạt thông, kê, ớt,
hạt tiêu đỏ, củ cải đường, quả lê, giăm bông, dồi thịt và nhiều thức ăn khác… Sự
có mặt của các loài này trong các thức ăn phức hợp của gia súc, ngay khi nuôi
không có ngô, lạc, trên cỏ khô gia súc cũng vậy. Nếu có điều kiện thuận lợi, nó
sinh sôi nảy nở rất nhiều, trên lúa mì tồn trữ trong kho kín có độ ẩm 15,2% đến
17% bào tử của nó chiếm từ 50-100% tổng số bào tử có mặt, nhiều đến nỗi trên
mặt kho đóng vón lại thành một lớp vỏ cứng sâu tới 0.6 cm. Nó cũng thường có
mặt trên ngô bẹ khi độ ẩm vượt quá 15.5%.
2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của nấm As. Niger
2.1.3.1. Phân bố và phạm vi kí chủ của Aspergillus flavus
Nấm As. flavus có ở khắp mọi nơi: dưới đất, trên các chất hữu cơ, và các
loại hạt nhất là cá hạt có dầu. Từ lâu người ta đã phát hiện sự có mặt của nó ở
dưới đất, dù là trong rừng, ở vùng than bùn, vùng đất sa mạc Sahara, hoặc trong
đất cày cấy, đất mùn, hệ rễ cà chua, hoặc hệ rễ lúa mì. Người ta còn coi nó là có
thể nhanh chóng xâm nhập lại đất đã khử trùng bằng hơi nước. Đất đai vùng
nhiệt đới chứa nhiều loài này hơn nhiều so với đất đai vùng ôn đới. Nó thường
gặp trên lúa mì, bột, trên các chế phẩm bột sống, trong bánh mì.
Ngô gạo cũng như các sản phẩm từ ngô gạo thường chứa loài này. Nó có
rất nhiều trên sợi bong và nhất là trên hạt bông, nó xâm nhập vào hạt qua các
điểm hợp hoặc nhờ những chỗ hủy hoại do côn trùng gây ra… Ngoài ra người ta

7


còn thấy nó trên hạt và khô dầu tương, cùi dừa, sắn, nhân hạt ca cao, quả cà phê,
quả hồ đào Brazin, thuốc lá, hạt lúa miến, hạt hướng dương, hạt thông, kê, ớt,
hạt tiêu đỏ, củ cải đường, quả lê, giăm bông, dồi thịt và nhiều thức ăn khác… Sự
có mặt của các loài này trong các thức ăn phức hợp của gia súc, ngay khi nuôi
không có ngô, lạc, trên cỏ khô gia súc cũng vậy. Nếu có điều kiện thuận lợi, nó

sinh sôi nảy nở rất nhiều, trên lúa mì tồn trữ trong kho kín có độ ẩm 15,2% đến
17% bào tử của nó chiếm từ 50-100% tổng số bào tử có mặt, nhiều đến nỗi trên
mặt kho đóng vón lại thành một lớp vỏ cứng sâu tới 0.6 cm. Nó cũng thường có
mặt trên ngô bẹ khi độ ẩm vượt quá 15.5%.
2.1.3.2. Đặc điểm sinh học của nấm As. flavus
Không giống với hầu hết các loại nấm, As. flavus yêu ưa điều kiện khô
nóng. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển là 37 0C, nhưng chúng dễ dàng phát triển
ở nhiệt độ 25- 420C nhưng ở nhiệt độ 120C chúng đã bắt đầu phát triển và dạt tới
hạn ở nhiệt độ 480C. Nhiệt độ tối ưu cao góp phần nâng cao khả năng gây bệnh
của chúng đối với con người.
2.1.3.3. Đặc điểm phát sinh phát triển của nấm As. flavus
Bào tử của nấm As. flavus có khả năng phát tán trong không khí, trong nước,
trong đất. Đặc biệt khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát sinh phát triển trên
lương thực, thực phẩm, hoa quả và thậm chí còn gây hại một số loài cây trồng. Vì
phạm vi kí chủ rộng, khả năng phát tán rất lớn nên phòng trừ nấm hại này thường
rất khó khăn. Nấm As. flavus có thể kí sinh, gây hại các loại lương thực, thực phẩm
như: lúa, ngô, sắn, trên một số loại hạt làm thực phẩm như: đỗ tương, lạc, vừng...,
trên thực phẩm như: các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, lạc, vừng, đậu đỗ... và thậm
chí trên hoa quả tươi bị dập như: thanh long, nhãn, xoài, vải... Trong quá trình xâm
nhiễm, sinh trưởng phát triển, chúng tiết ra độc tố Aflatoxin.
2.1.3.4. Đặc điểm hình thái của nấm As. flavus
Loài Aspergillus flavus có màu vàng hơi lục, có dạng ít nhiều vón cục của
tán. Ở đỉnh các cuống bào tử đính mọc thẳng đứng có vách sần sùi, hình thành

8


những đầu mang bào tử đính có dạng gần hình cầu đến thuôn dài. Các thể chai
hoặc đính trực tiếp vào đầu mang bào tử đính (thể bình một lớp) hoặc qua một
lớp thể bình trung gian( thể bình hai lớp) đôi khi cả hai kiểu đồng thời tồn tại.

Các bào tử có kích thước khá lớn (đường kính từ 5-7µm) hình cầu màu vàng nâu
đến hơi lục, hơi sần sùi. Đôi khi người ta coi As. flavus là những loài nấm có
cuống bào tử đính xù xì và hai lớp thể bình.
2.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của nấm As. niger
2.1.4.1. Phân bố và phạm vi kí chủ
Nấm As. niger phân bố rộng khắp thế giới. Theo Compendium of Crop
Protection 2001[3], R.J. Hillocks and J.M. Waller, S.J. Kolte (1997)[5]: nó xuất
hiện ở trên 100 nước thuộc khắp các châu lục, đặc biệt là ở Australia, Iran, Ấn
Độ, Sudan, Mỹ,...v.v.
Phạm vi kí chủ: nấm As.niger gây hại trên rất nhiều họ thực vật trong đó
khoảng trên 90 cây trồng và trên 11 kí chủ dại. Kí chủ chính trên khoảng 10 họ
thực vật trên nhiều cây trồng trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến lạc, ngô,
hành tỏi, xoài, đậu đỗ, điều...v.v.
2.1.4.2. Đặc điểm sinh học của nấm As.niger
Theo European Mycotoxin Awareness Network (2004)[8], H. David
Thurson (1998)[9] nhận định: nấm As.niger không phổ biến ở vùng khí hậu ôn
đới, bào tử của nó có nhiều trông không khí ở những vùng nóng như Ấn Độ.
Theo Compendium of Crop Protection 2001[3]: sự gia tăng mầm bệnh nấm
As.niger khi có mưa kéo dài do sự tập trung bào tử nấm tăng trong thời kì khô
nóng và bị rửa trôi xuống theo nước mưa, tuy nhiên sức sống của mầm bệnh sẽ
giảm khi lượng mưa tăng. Khi mầm bệnh trong không khí của nấm As.niger tiếp
xúc được với tán cây, tế bào cây cũng có thể bị nhiễm nếu điều kiện phù hợp
xuất hiện như tế bào bị tổn thương, nhiệt độ và độ ẩm cao.
Dù nước không bắt buộc cho sự nảy mầm của bào tử nấm As.niger nhưng
độ ẩm tới hạn là cần thiết. Độ ẩm yêu cầu cho bào tử nảy mầm thay đổi theo

9


nhiệt độ nhưng độ ẩm thích hợp cho bào tử nảy mầm là 93% và nhiệt độ dưới

400C. Nếu độ ẩm 100% thì sự nảy mầm thích hợp nhất ở 30 0C. khi bào tử bắt
đầu nảy mầm, chúng đặc biệt mẫn cảm với sự thay đổi sinh thái đặc biệt là yếu
tố nhiệt độ. Tỷ lệ bào tử nảy mầm là rất quan trọng cho sự xâm nhiễm của bệnh
lên cây sau này. Vì vậy, theo D.J. Allen and J.M. Lenne (1998)[1], R.J. Hillocks
and J.M. Waller, S.J. Kolte (1997)[5]: ở những vùng khí hậu nóng ẩm như vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới là thích hợp cho sự nảy mầm của bào tử hơn là những
vùng khí hậu ôn đới.
2.1.4.3. Đặc điểm phát sinh phát triển của nấm As. niger
Nấm As. niger phân bố rộng khắp trên thế giới. Tốc độ sinh trưởng của
As. niger nhanh, sự phát triển và hình thành bào tử của nấm thích hợp trong điều
kiện nóng ẩm do đó khi gặp điều kiện thuận lợi chỉ một lượng nhỏ nguồn lây
nhiễm cũng có thể phát triển sự gây nhiễm nghiêm trọng. Theo N. KokalisBurelle, D. M. Porter, R. Rodr›guez -K. Bana, D. H. Smith,
P.Subrahmanyameds. (1997)[2], R.J. Hillocks and J.M. Waller, S.J. Kolte
(1997)[5]: mầm bệnh của As. niger được tìm thấy ở đất ẩm nhiều hơn là ở đất
khô và nó có khả năng chịu được điều kiện đất có độ ẩm thấp. Theo kết quả của
Precision Agriculture (2004)[10]: đất ướt dễ dàng cho nấm gây thối hạt ở cuối
vụ trong khi điều kiện đất khô, khí hậu nóng tạo điều kiện thuận lợi cho thối
mầm và thối sau giai đoạn mầm.
Nấm As.niger là nấm gây hại trên hạt. Theo Compendium of Crop
Protection 2001[3]: As. niger đã được tìm thấy trên rất nhiều loại hạt cây trồng
như ngô, lúa, cao lương,...v.v. nhưng được ghi nhận nhiều nhất là trên hạt lạc và
họ hành tỏi.
2.1.4.4. Đặc điểm hình thái của nấm As. niger
Theo D.J. Allen and J.M. Lenne (1998)[1]; N. Kokalis-Burelle, D. M.
Porter, R. Rodr›guez -K. Bana, D. H. Smith, P.Subrahmanyam eds. (1997)[2]:
đặc trưng của nấm As. niger có đầu của bào tử phân sinh hình cầu đến hình tỏa

10



xòe dạng cột đường kính từ 700-800µ. Cuống bào tử phân sinh thay đổi, đo
được từ 1.5-1.3mm × 15-20µm. Đầu cành phình to hình cầu, vách dày màu hơi
nâu có khả năng sinh sản trên toàn bộ bề mặt, đường kính từ 45-75µm tuy nhiên
có khi nhỏ hơn hoặc đạt tới 80µm. Cuống đính bào tử có hai loại: nguyên sinh
và thứ sinh.
Dạng nguyên sinh đạt kích thước từ 20-3 × 5-6µm khi non, đạt tới 60-70 × 8-10
µm khi thành thục. Dạng thứ sinh đồng nhất hơn, kích thước đo được từ 7-10 ×
3.0-3.5µm. Khi nuôi cây trên môi trường Malt agar sinh ra tán nấm xốp màu
trắng đến hơi vàng sau đó phát triển nhanh thành màu đen hay nâu do bào tử
hình thành.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bệnh hại hạt giống và khả năng truyền
lan của chúng hiện nay còn rất ít. Một số nghiên cứu đi sâu về bệnh nấm trên hạt
giống lạc nhưng chỉ mới tập trung vào một số loài có khả năng gây nguy hiểm
cho cả người và động vật.
Kết quả điều tra của Viện BVTV năm 1967-1968[13] đã phát hiện loài
Aspergillus niger Tiegh. Roger và tới năm 1977-1978[14] phát hiện ra loài
Aspergillus flavus Link. Roger thuộc chi Aspergillus sp gây bệnh cho cây trồng
ở Việt Nam.
Ở nước ta từ những năm 1970 Nguyễn Phùng Tiến [11]và cộng sự đã
nghiên cứu mức nhiễm nấm mốc trên thóc ở kho bảo quản lương thực miền Bắc
Việt Nam và một số lương thực như đậu, đỗ, lạc…Đặng Hồng Miên[8] cũng đã
nghiên cứu sự nhiễm nấm mốc aflatoxin trên lạc.
Ở Việt Nam, Nguyễn Phùng Tiến và cộng sự (1983)[15] đã nghiên cứu mức
độ nhiễm mốc trên ngô, kết quả là 38 mẫu bảo quản trong kho lương thực của thành
phố Thanh Hóa đã nhiễm nấm mốc thuộc các chi sau: Aspergillus, Cladosporium,
Penillium, Sporotrichuro, Saccharomycess, Trichooderme viride, Geotrichum. Tuy
nhiên chưa có số liệu về mức nhiễm Mycotoxin trong công trình này.

11



Đậu Ngọc Hào và cộng sự (1991) đã nghiên cứu mức nhiễm mốc và
aflatoxin trên ngô của các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa. Kết quả phân tích của 24
mẫu ngô hạt và 24 mẫu ngô bột cho thấy các mẫu này đã nhiễm nhiễm A.flavus
với tỷ lệ từ 50-80%. Các loài như Aspergillus glaucus, Aspergillus candidus
cũng nhiễm với tỷ lệ khá cao. Loài Aspergillus ochraceus đã phát hiện thấy ở tỷ
lệ thấp. Các loài của chi Fusarium đã nhiễm với tỷ lệ 15%. Kết quả nghiên cứu
mức nhiễm aflatoxin ở các mẫu ngô trên đã cho thấy là 33% mẫu ngô hạt đã
nhiễm aflatoxin B1 từ 10- 40 ppb, 8.3% số mẫu nhiễm aflatoxin B 2 từ 10 - 20
ppb, 72% số mẫu ngô bột đã nhiễm aflatoxin B 1 từ 25 – 250 ppb, 9.5% số mẫu
nhiễm aflatoxin B2 từ 10-20 ppb.
Nguyễn Thụy Châu và cộng sự (1995)[1][7] đã nghiên cứu mức độ nhiễm
nấm mốc và aflatoxin trên nông sản của Việt Nam. Mức độ nhiễm aflatoxin trên
ngô và gạo ở một số địa phương cho thấy tần suất nhiễm aflatoxin trên ngô ở
miền Nam và miền Bắc Việt Nam là cao từ 73,3% - 95,8% trong đó hàm lượng
aflatoxin trung bình cao nhất là 63,8ppb và hàm lượng aflatoxin trung bình thấp
nhất là 16,25ppb đối với các tỉnh khác nhau .
Ở Việt Nam qua kết quả điều tra từ năm 1995 đến nay cho thấy tất cả các
nấm gây bệnh và hầu hết các bệnh gây hại đến năng suất chất lượng lúa trên
đồng ruộng đều là các bệnh có khả năng tồn tại và truyền qua hạt giống. Nấm
A.niger và As.flavus gây hại phổ biến trên hạt giống lúa, ngô, lạc, đậu đỗ …
không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức nảy mầm mà còn sinh ra độc tố
aflatoxin gây ảnh hưởng nguy hại đến đời sống con người.
Nguyễn Thụy Châu và cộng sự (1997)[2] đã nghiên cứu công nghệ khử
nhiễm aflatoxin trên ngô, lạc bằng một số hóa chất như NH 3, foocmanđehit,
Ca(OH)2 kết quả cho thấy rằng NH3 và Ca(OH)2 có tác dụng khử rõ rệt aflatoxin
B1 trên ngô và cho hiệu quả đạt 90%.
Theo Đường Hồng Dật (1997)[3] khi nuôi cấy nấm As.niger trên môi trường
PGA cho tốc độ phát triển nhanh, đường kính nấm sau cấy 72 h là 25 – 30 mm, bào

tử phân sinh hình tròn không màu đến màu đen nâu, bề mặt ghồ ghề.

12


Một số công trình của Đậu Ngọc Hào về sự nhiễm nấm mốc và aflatoxin
trên thức ăn gia súc và các biện pháp khử độc tố aflatoxin B 1 bằng NH4OH cũng
đã được nghiên cứu và công bố.
Trong những số nấm bệnh trên thóc gạo có những loài nấm Aspergillus
sp. là những loài nguy hiểm, chúng gây hại và tồn tại trên nông sản và các sản
phẩm chế biến từ nông sản, sinh độc tố gây nguy hiểm đến sức khỏe người và
nhiều gia súc gia cầm. Theo Trần Minh Tường: nhóm các loài nấm Aspergillus
sp. còn là một trong những loài nấm gây viêm xoang mũi ở người. Trên thóc
gạo, ngô, lạc.. sau thu hoạch, trong những điều kiện nhất định một số loài nấm
Aspergillus flavus, Aspergillus niger… có khả năng sản sinh ra độc tố cho người
và gia súc, gia cầm. Đặc biệt độc tố afatoxin do As. flavus sản sinh là một trong
những chất gây ung thư ở người. Những độc tố này không tan trong dầu, chúng
nằm lại trong khô dầu. Nếu dùng khô dầu này làm thức ăn cho gia súc thì tùy
lượng mà gia súc có thế ngộ độc, chậm phát triển thậm chí có thể chết (Đặng
Trần Phú và ctv, 1997)
Nấm As.niger là nấm đất phổ biến cũng là nấm hạt trên hạt điển hình.
Theo Lê Lương Tề (1977)[10] bệnh do nấm As.niger gây ra trên lạc được gọi là
bệnh héo rũ gốc mốc đen, một số tác giả khác thì gọi là bệnh thối đen cổ rễ hay bệnh
thối cổ rễ. Là nấm hoại sinh, nấm As. niger ngoài tồn tại trên củ, hạt, trong đất, trên
tàn dư cây trồng và còn tồn tại cả trong điều kiện không khí nhiều bụi bặm.
Theo kết quả giám định bệnh hại hạt giống nhập nội tại Trung tâm kiểm
dịch thực vật sau nhập khẩu I năm 1999 [12] tần suất xuất hiện của các loài nấm
Aspergillus sp. trên các mẫu hạt giống lạc đã kiểm tra là 100%.
Theo Ngô Bích Hảo, 2004[6]: Giám định nấm As. niger trên hạt giống lạc
sau 7 ngày đặt ẩm thấy nấm phát triển ở từng phần hoặc trên toàn bộ hạt. Cành bào

tử phân sinh không màu, mọc đơn hoặc tập trung thành từng nhóm nhỏ, trên đỉnh
cành phình to hình tròn mang cụm bào tử đâm tia tròn, xốp màu nâu hoặc màu đen.
Bào tử phân sinh có đường kính 4 -5 µm, hình cầu, bề mặt sần sùi màu nâu tối.

13


Kết quả nghiên cứu của Ngô Bích Hảo (2004)[6] về bệnh hại hạt cho biết
trong một số loại hạt giống như ngô, lạc, đậu tương thì tỉ lệ hạt giống lạc nhiễm
As. flavus là cao nhất với 30.12% trong khi tác giả Nguyễn Thị Ly, Phan Bích
Thu (1993)[9]đã xác định có khoảng 33% - 85% số mẫu lạc kiểm tra có khả
năng sản sinh độc tố aflatoxin. Kết quả điều tra thành phần bệnh chết héo lạc ở
miền Bắc Việt Nam đã xác định được 10 loài vi sinh vật gây bệnh héo, trong đó
có 2 loài nấm gây bệnh xuất hiện phổ biến thuộc nhóm loài Aspergilllus sp. là
As. flavus và As. niger.

14


PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm, vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các mẫu hạt lúa thương phẩm, các mẫu ngô giống, lạc giống và hạt
giống đậu tương thu thập được ở vùng Hà Nội và phụ cận.
- Nấm Aspergilllus sp. gây hại trên hạt lúa, ngô, lạc, đậu tương.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại phòng thực tập bộ môn Bệnh cây - Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
- Điều tra thu thập các mẫu hạt lúa, ngô, lạc, đậu tương ở vùng Hà Nội và
phụ cận.

- Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu là tháng 7/2013 đến tháng
12/2013.
3.1.3. Vật liệu nghiên cứu
- Các loại hạt lúa, ngô, lạc, đậu tương ở vùng Hà Nội và phụ cận.
- Mẫu nấm bệnh Aspergillus sp. gây hại trên hạt lúa, ngô, lạc, đậu tương.
- Hóa chất: Agar, khoai tây, đường glucose, cồn, nước cất, javel
- Giấy đặt ẩm.
- Thuốc hóa học: Daconil 75WP, Vicarben 50WP, Trichoderma viride
- Dụng cụ thí nghiệm: Máy đo độ ẩm, kính hiển vi, tủ sấy, nồi hấp, tủ
định ôn, tủ lạnh, buồng cấy vô trùng, lọ thủy tinh, đĩa petri , lamen, đĩa peptri
nhựa, đèn cồn…
- Môi trường phân lập nuôi cấy nấm: Môi trường PGA, PCA, WA để nuôi cấy,
phân lập mẫu, làm thí nghiệm ảnh hưởng của môi trường, nhiệt độ,… đến nấm.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Thu mẫu, nghiên cứu xác định thành phần và mức độ phổ biến của các
loài nấm hại trên hạt lúa, ngô, lạc, đậu tương ở vùng Hà Nội và phụ cận

15


- Điều tra xác định tình hình nhiễm nấm Aspergillus sp.trên các mẫu hạt
thu được.
-Đánh giá thành phần loài nấm Aspergillus sp.trên các mẫu hạt thu được.
- Phân lập và nuôi cấy nấm Aspergillus sp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy, nhiệt độ đến sự phát
triển của nấm Aspergillus sp.
- Nghiên cứu xử lý phòng trừ nấm Aspergillus sp hạt lúa, ngô, lạc, đậu
tương bằng nước Javel, thuốc hóa học và nấm đối kháng T. viride.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập mẫu hạt

Lấy mẫu theo vùng sinh thái, ở mỗi vùng sẽ chọn đại diện là các tỉnh,
huyện, xã. Mỗi xã thu mẫu ở 3 xóm đại diện, và mỗi xóm sẽ lấy mẫu tại 5 nông
hộ, mỗi nông hộ lấy 1giống . Mẫu thu được sẽ trộn theo xã, theo giống của từng
xã thành mẫu tổng hợp, lấy mẫu phân tích từ mẫu tổng hợp, mỗi mẫu phân tích
400 hạt. Mẫu thu xong ghi tên giống, địa điểm và thời gian thu mẫu.Mẫu được
gói kín và bảo quản tại tủ 40C tại phòng thực tập.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiêm
3.3.2.1. Phương pháp giám định nấm bệnh trên hạt
Sử dụng phương pháp giấy thấm:
Theo phương thức của ISTA (International Seed Testing Association, 1996)
Lấy mẫu hạt đã thu thập đổ ra khay vuông, dàn đều hạt trong khay, vạch ra 5
điểm chéo góc trên khay, tại 5 điểm đó ta dùng pank gắp ngẫu nhiên ra 400 hạt.
+ Từ 400 hạt ta chia thành 16 phần, mỗi phần 25 hạt đối với lúa còn đối
với lạc, ngô, đỗ tương thì chia thành 40 phần, mỗi phần 10 hạt.
+ Chuẩn bị đĩa petri và giấy thấm (Blotter paper) đường kính 90mm, lấy
16 đĩa/ mẫu.
+ Lấy 3 tờ giấy thấm nhúng vào nước cất sao cho toàn bộ giấy thấm được
thấm ướt đều, sau đó đặt vào hộp petri (3 tờ/ hộp).

16


+ Cách đặt hạt:
- Đối với lúa: Đặt 25 hạt/ đĩa petri, đặt thành 2 vòng. Vòng ngoài 15 hạt,
vòng giữa 9 hạt, và 1 hạt trung tâm của đĩa, khoảng cách giữa các hạt và các
vòng bằng nhau.
- Đối với ngô, lạc, đỗ tương: Đặt 10 hạt/ đĩa petri, đặt thành 2 vòng. Vòng
ngoài 9 hạt, vòng trong 1 hạt, khoảng cách giữa các hạt và các vòng bằng nhau.
Sau khi đặt xong ghi mã số hoặc tên mẫu giống, ngày đặt và ngày kiểm tra trên mặt
đĩa. Để mẫu hạt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 250C, thời gian 6 – 7 ngày.

+ Sau 7 ngày đem kiểm tra hạt dưới kính hiển vi soi nổi và đếm tổng số
hạt bị nhiễm bệnh của nấm Aspergillus niger và Aspergillus flavus, tính % số hạt
bị nhiễm từng loại Aspergillus.
3.3.2.2. Phương chế tạo môi trường nhân tạo nuôi cấy nấm
* Phương phấp chế tạo môi trường nhân tạo nuôi cấy nấm
Chuẩn bị các môi trường nuôi cấy nấm bao gồm môi trường: PGA, PCA,
WA.
- Môi trường PGA (Potato Glucose Agar)
+ Thành phần: Khoai tây : 200g
+ Glucose

: 20g

+ Agar

: 20g

+ Nước cất : 1000ml
- Cách nấu: Khoai tây rửa sạch thái lát mỏng cho vào nồi cùng 1000ml
nước đun sôi trong khoảng 45phút, lọc qua vải lọc, bổ sung nước cất cho đủ
1000ml. Cho agar và glucose vào khuấy đều đun đến khi sôi. Sau đó đem hấp
khử trùng ở 121oC (1.5 atm) trong vòng 45 phút. Để nguội trong 50 oC – 60oC
trước khi rót.
- Môi trường WA (Water agar )
+ Thành phần: Agar : 20g
+ Nước cất : 1000ml

17



+ Điều chế : Cho 1000ml nước cất đun sôi sau đó cho agar vào đun đén
khi sôi. + Sau đó đem hấp ở 1210C (1.5 atm) trong vòng 45 phút. Để nguội trong
550C – 600C trước khi rót.
- Môi trường PCA:
+ Khoai tây : 20 gram
+ Cà rốt

: 20 gram

+ Agar

: 20 gram

+ Nước cất: 1000 ml
3.3.2.3. Phương pháp phân lập nấm Aspergillus sp
Nhằm xác định các loài Aspergillus sp. hiện diện trên lúa, ngô, lạc, đậu
tương tách riêng các loài nấm mốc từ quần thể ban đầu và đưa về dạng thuần
chủng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quan sát hình thái bào tử phân sinh
của nấm, nhờ đó giúp cho việc định tên chúng chính xác hơn.
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy.
Môi trường PGA và WA được chuẩn bị, thanh trùng dụng cụ các đĩa petri
đặt tự nhiên trên mặt phẳng ngang.
Phân lập nấm.
Đặt hai hạt thóc còn nguyên vào đĩa petri chứa sẵn môi trường PGA và WA.
Đặt đĩa vào tủ định ôn.
Tiến hành quan sát sự phát triển của nấm mốc hàng ngày. Sau khoảng thời
gian nuôi cấy từ 5 – 7 ngày, dùng que cấy vít lấy một ít bào tử nấm mốc nghi
ngờ là Aspergillus sp (dựa trên hình thái và màu sắc bào tử nấm mốc) cấy trên
môi trường PGA trong đĩa petri.
Thao tác cấy được thực hiện nhiều lần cho đến khi mẫu hoàn toàn thuần

chủng, không có lẫn sợi nấm lạ.
Quan sát bằng kính hiển vi soi nổi và quan sát qua kính hiển vi điện tử sau
đó đưa ra nhận xét về đặc điểm hình thái, màu sắc sợi nấm. Khi đã có nấm, tản
nấm và bào tử phân sinh, cành bào tử và các cấu trúc của nấm. Khi đã có nấm

18


×