Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG của sản PHẨM THẢOMỘC (MIX OIL) TRONG GIẢM THIỂU ô NHIỄM MÔITRƯỜNG nước NUÔI THỦY sản ở QUY MÔPHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
--------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN PHẨM THẢO
MỘC (MIX OIL) TRONG GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC NUÔI THỦY SẢN Ở QUY MÔ
PHÒNG THÍ NGHIỆM
“Thử nghiệm ảnh hưởng của sản phẩm thảo mộc (Mix –
Oil) trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước nuôi thủy
sản ở
quy mô phòng thí nghiệm”

Người thực hiện

: LÊ VĂN SƠN

Lớp

: BHTS

Khóa

: 55


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS



Khoa Chăn nuôi &

Chuyên ngành đào tạo

: THỦY SẢN

Giáo viên hướng dẫn 1

: ThS. TRƯƠNG ĐÌNH HOÀI

Giáo viên hướng dẫn 2

: ĐOÀN THỊ NHINH

HÀ NỘI - 2014

Hà Nội - 2014

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

2


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng những số liệu trong báo cáo này là hoàn toàn trung
thực và chính xác, là kết quả của quá trình theo dõi trong thời gian thực tập,
không sao chép của bất kỳ tác giả nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi tài liệu tham khảo đã trích dẫn đều được nêu tên
trong phần TÀI LIỆU THAM KHẢO.tài liệu tham khảo.
Sinh viên

LÊ VĂN SƠN

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

i


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giáo viên hướng dẫn – ThS.
Trương Đình Hoài, cô Đoàn Thị Nhinh giảng viên bộ môn Môi trường và Bệnh
học thủy sản – Khoa Chăn nuôi và NTTS đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong 4 năm học đại học, tôi đã nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo của các
thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi và NTTS nói riêng và các thầy cô trong trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội nói chung, qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và
kính trọng tới các thầy cô giáo.

Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ, những người
đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn, tạo cho con niềm tin và nghị lực để con có
được ngày hôm nay. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, những người
đã cổ vũ động viên tôi vượt qua những lúc khó khăn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2014
Sinh viên
Lê Văn Sơn

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

ii


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
Danh mục viết tắt..............................................................................................vii
Từ viết tắt..........................................................................................................vii
Từ gốc................................................................................................................vii
Cs........................................................................................................................vii
Cộng sự..............................................................................................................vii
ĐBSCL...............................................................................................................vii
Đồng bằng sông Cửu Long..............................................................................vii

NN và PTNT......................................................................................................vii
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.............................................................vii
NTTS..................................................................................................................vii
Nuôi trồng thủy sản..........................................................................................vii
TCVN.................................................................................................................vii
Tiêu chuẩn Việt Nam........................................................................................vii
TNHH NLSX.....................................................................................................vii
Trách nhiệm hữu hạn nguyên liệu sản xuất...................................................vii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN.....................................................................................4
2.1. Hiện trạng nước nuôi trồng thuỷ sản hiện nay...........................................4
2.1.1. Trên thế giới........................................................................................4
2.1.2. Tại Việt Nam.......................................................................................4
2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến nuôi trồng thủy sản................7
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

iii


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Chăn nuôi &
NTTS
2.2.1. Các yếu tố thủy lý, thủy hóa...............................................................7
2.2.2. Ảnh hưởng của các chỉ tiêu môi trường đến đời sống thủy sinh........7
2.3. Tổng quan về cá chép...............................................................................11
2.3.1. Nguồn gốc và phân bố......................................................................11

2.3.2. Hình thái cá chép..............................................................................12
2.3.3. Đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản.....................................12
Bảng 2.1. Sinh trưởng chiều dài hàng năm của cá chép................................13
2.3.4. Giá trị bảo tồn, lưu giữ......................................................................14
2.4. Sử dụng thảo mộc trong NTTS................................................................14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu một số loại thảo mộc trong NTTS.................14
2.4.2. Một số thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản......................................17
2.5. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm chế từ cây thảo mộc (MixOil)..................................................................................................................20
2.5.1. Giới thiệu chung về Mix- Oil TM Aqua...........................................20
2.5.2. Thành phần của sản phẩm.................................................................20
2.5.3. Tác dụng của các thành phần thảo dược trong sản phẩm.................20
2.5.4. Những lợi ích của sản phẩm Mix- Oil TM Aqua..............................23
2.5.5. Tình hình nghiên cứu sản phẩm trên một số loài thủy sinh..............23
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ....................................24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................24
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.............................................................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................24
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu...........................................................................24
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................25
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................25
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................25
Thu thập tài liệu sơ cấp: các số liệu phân tích và đo được trong quá trình
bố trí thí nghiệm..........................................................................................26
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.........................................................26
3.4.3. Phương pháp thu và bảo quản mẫu thủy lý, thủy hóa.......................28
3.4.4. Phương pháp phân tích mẫu thủy lý, thủy hóa.................................28
3.4.5. Phương pháp xác định mức độ tăng trọng cá chép...........................29
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55


iv


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Chăn nuôi &
NTTS
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu................................................................29
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................34
4.1. Kết quả tăng trọng cá khi thử nghiệm Mix-OilTM Aqua........................34
4.1.1. Sinh trưởng của cá............................................................................34
Bảng 4.1. Mức độ tăng trọng cá chép sau 6 tuần nuôi...................................34
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng của cá chép trong 6 tuần nuôi.......................38
4.1.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn.................................................................39
Bảng 4.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chép trong 6 tuần nuôi............40
4.2. Kết quả sự thay đổi các thông số môi trường khi sử dụng Mix-OilTM
Aqua................................................................................................................41
4.2.1. Biến động nhiệt độ nước...................................................................41
4.2.2. Hàm lượng oxy hòa tan (DO)...........................................................43
4.2.3. Biến động pH....................................................................................43
4.2.4. Biến động NH4+...............................................................................45
Bảng 4.4. Hàm lượng NH4+ (mg/lít)...............................................................45
4.2.5. Biến động NO3-................................................................................47
Bảng 4.5. Sự thay đổi của hàm lượng NO3- (mg/lít) trong 21 ngày theo dõi
............................................................................................................................47
4.2.6. Biến động NO2-................................................................................49
Bảng 4.6. Hàm lượng NO2- (mg/lít)................................................................49
4.2.7. Biến động PO43-..............................................................................51
Bảng 4.7. Hàm lượng PO43-(mg/lít)................................................................52
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................54
5.1. Kết luận....................................................................................................54

5.2. Kiến nghị..................................................................................................55
- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của Mix – Oil trong thời gian dài, các mùa
khác nhau (nhiệt độ cao hơn) để đánh giá chính xác tác dụng của sản phẩm
này, bởi nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm.............55
- Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của sản phẩm này ngoài thực địa với thời gian
kéo dài hơn, quy mô mở rộng hơn để có thể đưa ra kết luận chính xác và phù
hợp với thực tiễn.............................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................56
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

v


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Chăn nuôi &
NTTS
Tài liệu tiếng việt...............................................................................................56

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

vi


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

Danh mục viết tắt


Từ viết tắt

Từ gốc

Cs

Cộng sự

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH NLSX

Trách nhiệm hữu hạn nguyên liệu sản xuất

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55


vii


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

DANH MỤC BẢNG
Từ viết tắt..........................................................................................................vii
Từ gốc................................................................................................................vii
Cs........................................................................................................................vii
Cộng sự..............................................................................................................vii
ĐBSCL...............................................................................................................vii
Đồng bằng sông Cửu Long..............................................................................vii
NN và PTNT......................................................................................................vii
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.............................................................vii
NTTS..................................................................................................................vii
Nuôi trồng thủy sản..........................................................................................vii
TCVN.................................................................................................................vii
Tiêu chuẩn Việt Nam........................................................................................vii
TNHH NLSX.....................................................................................................vii
Trách nhiệm hữu hạn nguyên liệu sản xuất...................................................vii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................ix
Bảng 2.1. Sinh trưởng chiều dài hàng năm của cá chép.....................13
3.4.3. Phương pháp thu và bảo quản mẫu thủy lý, thủy hóa.......................28
Bảng 4.1. Mức độ tăng trọng cá chép sau 6 tuần nuôi........................34
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng của cá chép trong 6 tuần nuôi.............38
Bảng 4.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chép trong 6 tuần nuôi...40

Bảng 4.4. Hàm lượng NH4+ (mg/lít)..................................................45
Bảng 4.5. Sự thay đổi của hàm lượng NO3- (mg/lít) trong 21 ngày
theo dõi...............................................................................................47
Bảng 4.6. Hàm lượng NO2- (mg/lít)...................................................49
Bảng 4.7. Hàm lượng PO43-(mg/lít)..................................................52

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

viii


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Cây Oregano...................................................................21
Hình 2.2. Cây khuynh diệp.............................................................21
Hình 2.3. Cây hương thảo...............................................................22
Hình 2.4. Cây chanh.......................................................................22
Hình 3.1. Cá thí nghiệm..................................................................25
Hình 4.1. Biểu đồ sosánh trọng lượng của cá qua các tuần
(gram/con).......................................................................................37
Hình 4.2. Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng tương đối của cá chép
trong 6 tuần nuôi.............................................................................39
Hình 4.3. Biểu đồ biến động nhiệt độ.............................................42
Hình 4.4. Biểu đồ biến động pH.....................................................44
Hình 4.5. Biểu đồ so sánh hàm lượng NH4+giữa 2 lô....................46

Hình 4.6. Biểu đồ so sánh hàm lượng NO3-...................................49
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh hàm lượng NO2-...................................51
Hình 4.8. Biểu đồ so sánh hàm lượng PO43-.................................53

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

ix


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành đã có từ lâu đời, được
coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nuôi
trồng thuỷ sản (NTTS) có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc gia tăng
sản lượng thuỷ sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà
còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái (Bộ NN và
PTNT). Những năm gần đây ngành thủy sản đã góp phần đáng kể vào việc
tăng trưởng kinh tế đất nước, mở ra hướng làm ăn đầy triển vọng góp phần
xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, đã từng bước
trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế
cao.
Sản phẩm của ngành thuỷ sản rất phong phú và đa dạng, là nguồn thực
phẩm có chất lượng có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho con người.
Hầu hết các loại thuỷ sản là thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với
sinh lý của mọi lứa tuổi. Ngoài ra phát triển NTTS cung cấp một phần thức ăn

cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá
và các phế phụ phẩm thuỷ sản là nguồn thức ăn giàu đạm để chế biến thức ăn
phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài chức năng dinh dưỡng thông
thường, ngày nay một số thực phẩm thuỷ sản đang được nghiên cứu và sử
dụng vào chữa trị một số bệnh cho con người nhưvây cá nhám, bong bóng cá
sư, bào ngư...Phát triển NTTS góp phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn
việc làm cho người lao động.
Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, dẫn đến việc sử dụngcác chất
kích thích tăng trưởng, kháng sinh và hóa chất với mục đích tăng năng suất và
đảm bảo sức khỏe động vật thủy sản. Những chất này thời gian đầu có thể làm
cho hoạt động NTTS có được năng suất cao, nhưng việc sử dụng lâu dài với
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

1


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

liều lượng cao sẽ đem lại nhiều tác động tiêu cực. Sử dụng chất kích thích
tăng trưởng gây suy giảm hệ miễn dịch của vật nuôi thủy sản, làm biến đổi
gen ảnh hưởng đến thế hệ sau (Mai Văn Tài và Ctv, 2004). Sử dụng kháng
sinh làm cho các vi khuẩn gây bệnh trở nên kháng thuốc, đặc biệt dư lượng
kháng sinh tồn tại trong vật nuôi thủy sản gây ảnh hưởng nguy hại lên sức
khỏe con người (Hoàng Oanh, 2013). Trong NTTS nhiều hóa chất được dùng
để khử trùng môi trường nuôi, kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát sự phát triển
của tảo trong ao nuôi như đồng sunfat, formalin, xanh malachite…Nhưng với
liều lượng hóa chất cao sẽ gây tác động xấu đến vật nuôi và ảnh hưởng đên

môi trường sinh thái.
Con người hiện nay luôn chú trọng đến sức khỏe cũng như bảo vệ môi
trường sống của mình nên việc thay thế các chất gây tác động xấu nếu sử
dụng lâu dài bằng những sản phẩm có chiết xuất từ thảo mộc, vacxin và các
chế phẩm sinh học. Chúng là những sản phẩm an toàn với sức khỏe của động
vật thủy sản và con người đồng thời còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường…Các sản phẩm có chiết xuất từ tinh dầu cây thảo mộc được chế tạo từ
chính nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật và đã được chứng minh là có tính
chấtkháng sinh tự nhiên, kích thích hệ thống miễn dịch, hỗ trợ hệ thống tiêu
hóa, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp cho vật nuôi kháng
bệnh và tăng năng suất… (Abdel-Mohsen Tawwab và cs (2010), G. Immanuel
và cs 2009)
Mix – Oil là một sản phẩm có thành phần chủ yếu từ thảo mộc như tinh
dầu Oregano, khuynh diệp, chanh, hương thảo... Sản phẩm này đã được ứng
dụng ở một số mô hình nuôi tôm (như tôm thẻ chân trắng) và cá (như cá hồi
vân, cá tầm). Và bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường. Cá nước ngọt là các đối tượng nuôi chủ lực tại Miền Bắc ở nhiều
mô hình nuôi khác nhau, tuy nhiên vấn đề suy thoái môi trường nước do sử
dụng nhiều loại thuốc và hóa chất đang ngày trở nên trầm trọng. Vấn đề cấp
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

2


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

thiết của ngành hiện nay là ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi

trường để xây dựng ngành thủy sản bền vững trong tương lai. Thấy rõ được
sự cần thiết cũng như lợi ích mà sản phẩm Mix – Oil đem lại cho một số đối
tượng nuôi, chúng tôi nhận thấy sản phẩm này cần được áp dụng rộng rãi cho
các mô hình nuôi cá nước ngọt. Để làm được điều đó, trước hết phải thử
nghiệm và chứng minh được hiệu quả của nó. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết
đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thử nghiệm ảnh hưởng của sản
phẩm thảo mộc (Mix-Oil) trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
nuôi thủy sản ở quy mô phòng thí nghiệm”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá việc bổ sung chế phẩm vào việc cải thiện năng suất thủy sản.
- Đánh giá hiệu quả của sản phẩm chế từ cây thảo mộc (Mix-Oil) trong
việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở quy mô phòng thí nghiệm.

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

3


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

PHẦN 2: TỔNG QUAN
2.1. Hiện trạng nước nuôi trồng thuỷ sản hiện nay
2.1.1. Trên thế giới
Tài nguyên nước là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến
sự phát triển của ngành thủy sản. TS Mike Akester (Chương trình hỗ trợ
ngành thủy sản giai đoạn 2 – FSPS) cho biết, hiện nay môi trường sinh thái
cho NTTS đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nguồn nước cho hoạt động nuôi

trồng bị ô nhiễm do nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra sông hồ, mưa axit,
bản thân ngành thủy sản tự gây ô nhiễm…
2.1.2. Tại Việt Nam
Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam thường bị quy trách nhiệm gây tác
động xấu đến môi trường và xã hội như phá hủy các vùng đất ngập nước,
rừng ngập mặn, ô nhiễm nước, làm giảm tính đa dạng sinh học, mặn hóa
nguồn nước ngọt, sinh ra nhiều chất thải…Đây là đánh giá chính thức của tổ
chức phi chính phủ thuộc Ủy ban phát triển bền vững – Liên Hợp Quốc thực
hiện năm 1996. (Lê Văn Cát và cs, 2006).
Thực tế ngành NTTS gây tác động bất lợi đến môi trường sinh thái,
nhưng những tác động này không hoàn toàn là vấn đề tự thân nó mà do việc
hoạch định không hợp lý, quản lý chưa tốt của người nuôi và chính quyền.
Nếu được thực hiện hợp lý thì tác động của ngành NTTS lên môi trường chỉ ở
mức rất nhỏ.
Nhìn chung nghề NTTS nước ta mới phát triển đã gặp phải những khó
khăn lớn về môi trường. Đặc biệt khâu yếu nhất và chưa được quan tâm thích
đáng hiện nay là quản lý quy hoạch phát triển, kiểm soát mầm bệnh cũng như
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

4


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

chất lượng môi trường nước phục vụ cho NTTS. Chất lượng là yếu tố quan
trọng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước NTTS gồm chất thải đi
vào từ nguồn nước cấp, chất thải do quá trình nuôi, nước thải từ các hồ ao

nuôi, hóa chất sử dụng trong sản xuất. Trong đó ô nhiễm môi trường nước do
sản xuất hàng ngày là nặng nề nhất vì lượng phần dư lại tồn tại trong môi
trường nuôi làm biến động môi trường. CO 2, N, P sinh ra từ thức ăn dư, phân
thải, các chất bài tiết chính là nguyên liệu để tảo quang hợp tạo thành tế bào
hữu cơ. Khi chết lắng xuống đáy ao chúng lại tiếp tục phân hủy thành các
nguyên liệu mà chúng sử dụng. Ngoài ra trong ao nuôi còn chứa một lượng
các chất rắn gây tích lũy bùn đáy ao. Hai nguồn chất rắn chính trong ao là các
chất rắn lơ lửng vô cơ và chất hữu cơ gồm tảo và các mảnh vụn hữu cơ khác.
Nước và bùn trong các ao nuôi vì vậy chứa tất cả các tạp chất ở dạng tan,
không tan, chúng chính là các chất gây ô nhiễm(Lê Văn Cát và cs, 2006).
Theo kết quả thống kê ở các tỉnh/thành phố, năm 2010, cả nước có trên
1 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, bình quân giai đoạn 2001 – 2010,
tăng 4,2%/năm. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm nhiều nhất
với 70,19% tổng diện tích, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng
11,64%. Năm 2012, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt
1.200.000 ha với tốc độ tăng bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2001 2012(NN&PTNT). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là một
vùng đất ngập nước rộng lớn nhất Việt Nam. Ngành nghề NTTS ở ĐBSCL
đang đe dọa nguồn nước nghiêm trọng do sự mất cân xứng trong chiến lược
quy hoạch thủy lợi. Các kênh rạch nhỏ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng tự
làm sạch của nguồn nước và đe dọa tính bền vững của nghề cá. Mầm bệnh từ
ao nuôi theo nguồn nước ra sông. Ước tính mỗi năm, việc NTTS đã thải ra
môi trường nước xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ và gần như
chưa được xử lý. Mầm bệnh từ các ao nuôi cũng đã đi theo nguồn thải này

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

5


Khóa luận tốt nghiệp

NTTS

Khoa Chăn nuôi &

thải ra các hệ thống sông rạch và làm chất lượng nhiều vùng nước suy giảm
nặng nề (Lê Tuấn Anh, 2007).
Đa số các vùng nước NTTS đều bị ô nhiễm môi trường – huyện Cát
Hải có 588 lồng bè nuôi cá biển với hơn 11 nghìn ô lồng, là địa phương phát
triển nuôi biển mạnh nhất trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên do số lượng ô
lồng nuôi cá tăng chóng mặt nhưng chủ yếu là tự phát, đồng thời việc neo đậu
chưa có quy hoạch và sự quản lý của Nhà nước nên vùng nuôi bị ô nhiễm.
Phần lớn hộ nuôi vẫn sử dụng phương thức nuôi đơn giản trong lồng lưới nổi,
nguồn giống chủ yếu vẫn là thu gom giống tự nhiên, thức ăn là cá tạp tươi
sống nên nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Thức ăn dư thừa từ
nhà hàng, chất thải của cá và các chất thải sinh hoạt khác của con người hoạt
động trên lồng bè hằng ngày hằng giờ đang gây ô nhiễm môi trường vùng
nuôi. Các lồng bè đặt quá sát nhau hạn chế tốc độ của dòng chảy, làm giảm
mức độ trao đổi làm sạch nước, tăng nguy cơ lây lan và phát tán mầm bệnh do
mật độ sinh vật trong thuỷ vực quá cao. Do đó, trong mấy năm gần đây, cá
lồng bè của Cát Hải thường mắc các bệnh lở loét, đường ruột và bệnh sưng
gan, chết rải rác, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.(Báo Hải Phòng, 2011).
Nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng khi môi trường bị nhiễm bẩn. Trong
năm 2009, toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 737 ha diện tích nuôi cá bị nhiễm
bệnh, khối lượng cá chết là 1296 tấn, gây thiệt hại về kinh tế hàng chục tỷ
đồng. Các hộ nuôi thủy sản ở vùng chuyển đổi bị thiệt hại nặng nhất, từ 5,6 tạ
đến hàng chục tấn cá. Khi tiến hành lấy mẫu kiểm tra, kết quả cho thấy, hàm
lượng H2S vượt quá ngưỡng cho phép, cá bị nhiễm khuẩn Streptococcus
sp(Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương, 2009).
Cá trên hồ Trúc Bạch bị chết hàng loạt cũng chính bởi nguồn nước bị ô
nhiễm nặng. Các chỉ số đo được hầu hết đều vượt từ hàng chục đến hàng trăm

lần so với quy chuẩn Việt Nam. Cụ thể hàm lượng oxi hòa tan (DO) thấp hơn
từ 12,5 đến 25 lần; hàm lượng ammonium (NH 4+) vượt từ 7,8 đến hơn 32 lần;
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

6


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

hàm lượng nitrite (NO2-) vượt từ 48,5 đến 113 lần; hàm lượng COD vượt từ
2,8 đến gần 10 lần…(Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi
trường Hà Nội, 2010).
2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến nuôi trồng thủy sản
2.2.1. Các yếu tố thủy lý, thủy hóa
Chất lượng nước nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sinh động vật, nước
nuôi có chất lượng tốt là một trong những yếu tố quan trọng nhất để NTTS
đạt hiệu quả. Rất nhiều các nguồn nước khác nhau được sử dụng và ô nhiễm
nguồn nước nuôi có thể là từ nước nguồn và cũng có thể là ô nhiễm sinh ra
trong quá trình nuôi. Tạp chất gây ô nhiễm khá đa dạngnhư chất huyền phù,
kim loại nặng, chất hữu cơ, chất bảo vệ thực vật, hóa chất, dinh dưỡng (N, P),
các loại vi sinh vật gây bệnh.
Những tiêu chuẩn chất lượng nước đảm bảo đời sống thủy sinh bao
gồm rất nhiều thông số, thường được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: nhiệt độ,
độ muối, hàm lượng oxi hòa tan (DO), nhu cầu oxi sinh học (BOD 5), nhu cầu
oxi hóa học (COD), độ đục, độ kiềm, pH, tổng số các chất hòa tan trong nước,
hàm lượng photpho, amoniac…Những thông số như nhiệt độ, độ muối đóng
vai trò quan trọng đến năng suất của tảo, tức là ảnh hưởng đến năng suất thủy

sản. Một số yếu tố khác như oxy hòa tan, ammoniac thì lại đóng vai trò ảnh
hưởng kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của thủy sản.
2.2.2. Ảnh hưởng của các chỉ tiêu môi trường đến đời sống thủy sinh
Yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhiều nhất đến NTTS là nhiệt độ, nó
ảnh hưởng đến năng suất tự nhiên của hệ sinh thái ao hồ.Ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến hầu hết các thông số khác đặc trưng cho chất lượng nước,
đến tốc độ và trạng thái cân bằng của phản ứng hóa học, đến khả năng hòa tan
và bốc hơi của các loại khí (Lê Văn Cát và cs, 2006).
Trong nước yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng của các quá trình hóa học,
sinh học là pH (cân bằng của amoniac, sunfua hydro, clo hay ion kim loại kể
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

7


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

cả đối với quá trình bón phân cho ao hồ). pH phụ thuộc vào tính chất đất và
nguồn nước, phụ thuộc vào quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ và các hoạt
động của con người. Khoảng pH tối ưu cho tôm, cá phát triển và sinh sản là
từ 6,5 – 9,0. Điểm chết đối với chúng là < 4 và> 11 (Lê Văn Cát và cs, 2006).
Thông số độc lập quan trọng nhất trong ao nuôi, đo nhanh và dễ với
nhiều phương pháp khác nhau đó chính là Oxy hòa tan (DO). Oxy rất cần
thiết cho hoạt động sống của thủy sinh vật. Nồng độ Oxy hòa tan từ 0.0 – 0.3
ppm cá có thể sống nếu nhiệt độ thấp, từ 0,3 – 1,0 ppm cá có thể chết nếu
nhiệt độ cao, từ 1,0 – 5,0 ppm cá sống nhưng phát triển chậm, có thể gây bệnh
bọt khí khi nồng độ Oxy hòa tan >5,0 – bão hòa. Hô hấp thủy sinh nhờ trao

đổi chất giữa cơ thể với môi trường nước và quá trình này không thể thiếu
oxy hòa tan. Hàm lượng oxy hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức
khỏe” của nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như
nguồn nước đó còn đủ một lượng DO nhất định. Oxy còn cần thiết để tham
gia vào quá trình oxy hóa vật chất hữu cơ và chuyển hóa vật chất trong thủy
vực thành CO2 và H2O được gọi là tiêu hao hóa học (COD). Trong môi trường
càng có nhiều vật chất hữu cơ thì hàm lượng COD càng cao. COD là một chỉ
tiêu dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng. Hàm lượng COD thích hợp cho ao
nuôi thủy sản là từ 15 – 20 ppm, giới hạn tối đa cho phép là nhỏ hơn 35 ppm.
Lượng oxy tiêu tốn cho quá trình hô hấp của thủy sinh vật trong điều kiện
nhất định được gọi là tiêu hao oxy sinh học (BOD), BOD thường được xác
định ở điều kiện 20oC trong 5 ngày (BOD5). Khi mật độ sinh vật trong nước
cao thì quá trình hô hấp sẽ tiêu tốn nhiều oxy, do đó BOD cũng là một yếu tố
dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng hay nhiễm bẩn của thủy vực. Giá trị
BOD thích hợp cho nuôi trồng thủy sản biến thiên trong khoảng nhỏ hơn 10
ppm.(Lê Văn Cát và cs, 2006).
CO2 là nguồn Cacbon ban đầu cho quá trình sinh học trong thủy vực.
CO2 hòa tan trong nước được cung cấp từ quá trình khuếch tán từ không khí,
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

8


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

sản phẩm hô hấp từ thủy sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng, quá trình chuyển hóa
từ HCO3-. CO2 đóng vài trò quan trọng trong đời sống của vùng nước. Là một

bộ phận cơ bản tham gia vào việc tạo thành chất hữu cơ trong quá trình quang
hợp. CO2 gắn liền với vòng tuần hoàn của các chất trong thủy vực, trong đó
có việc tạo thành và phân hủy các hợp chất hữu cơ trao đổi Ca, Mg và các
muối cacbonat trong nước. Áp suất của CO 2 trong thủy vực lớn hơn áp suất
của CO2 trong máu cá sẽ làm cản trở quá trình bài tiết CO 2. Hàm lượng CO2
hòa tan trong nước thấp sẽ hạn chế năng suất sinh học sơ cấp: Làm giảm khả
năng vận chuyển Oxy trong máu, tăng ngưỡng Oxy của cá, làm tăng độ axit
của máu. (Lê Văn Cát và cs, 2006).
H2S là chất khí, được tạo thành dưới điều kiện kị khí hoặc yếm khí, có
mùi trứng thối, được chia làm hai nhóm là H 2S(khí) và H2S(Ion), chỉ có dạng
H2S(khí) là chất độc. Tác dụng độc của H 2S là nó liên kết với sắt trong thành
phần của hemoglobine, không có sắt thì hemoglobine không có khả năng vận
chuyển Oxy cung cấp cho tế bào, thủy sinh vật sẽ chết vì thiếu Oxy. Độ độc
của H2S còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như pH, nhiệt độ của nước. Lượng
độc của H2S rất nhỏ (0.001ppm) mà hiện diện trong một thời gian liên tục vẫn
làm giảm sự sinh sản của tôm cá. H 2S tác động lên cơ thể động vật trước hết
chiếm đoạt Oxy trong máu làm con vật chết ngạt, đồng thời tác động lên hệ
thần kinh làm vật nuôi thủy sản bị tê liệt. Hàm lượng gây độc hại cho vật nuôi
thủy sản khoảng 1mg/lít. Vào mùa hè H2S thường hình thành nhiều ở nền đáy
làm giảm sự phát triển của một số động vật đáy, giảm thức ăn của một số loài
cá, năng suất cá nuôi bị giảm. (Lê Văn Cát và cs, 2006).
Nitrate (NO3-) là hợp chất khá thông dụng trong môi trường nước tự
nhiên cũng như ao hồ nuôi cá. Trong các nguồn nước ô nhiễm nitrate là sản
phẩm cuối cùng của quá trình nitrate oxy hóa ammoniac. Muối nitrate đôi khi
cũng được sử dụng làm phân bón cho ao hồ để thúc đẩy tảo phát triển hoặc
bón vào bùn ao tạo môi trường có tính khử để kìm hãm sự tạo khí sunfua
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

9



Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

hydro. Trong tất cả các hợp chất nitơ dạng vô cơ, nitrate được xem là hợp chất
có tính độc thấp nhất. Độc tính của nitrate đối với thủy động vật rất thấp, 96 –
h – LC 50 thường là trên 1000 mg/l, mức hầu như không bao giờ có trong ao
hồ nuôi cá. Nồng độ độc cấp tính của muối natri nitrate (NaNO 3)đối với cá
nước ngọt ngang với nồng độ của muối NaCl, tức là chủ yếu do hiệu ứng điều
chỉnh áp suất thẩm thấu (Lê Văn Cát và cs, 2006).
Amonium (NH4+) được hình thành từ nitơ trong các hợp chất vô cơ và
hữu cơ, là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với thực vật thủy sinh và tảo.
Trong nước bề mặt tự nhiên vùng không bị ô nhiễm, NH 4+ có dạng vết
(khoảng 0,05 mg/l). Ở nhiệt độ và pH của nước sông, amonium thường ở mức
thấp, chưa gây hại cho thủy sinh vật. Tuy nhiên khi pH và nhiệt độ cao,
amonium chuyển thành khí NH3 gây độc với cá và động vật thủy sinh. Trong
nước sông, pH trung tính và nhiệt độ 25 oC vào mùa hè đủ điều kiện để
amonium chuyển thành khí (Lê Văn Cát và cs, 2006).
Phosphate hòa tan là một trong những yếu tố cần thiết đối với đời sống
của thủy sinh vật trong nước. Phosphate thúc đẩy quá trình sinh trưởng, sinh
sản và phát triển của cá. Ngoài ra, phosphate còn ảnh hưởng tới lượng tảo và
gián tiếp ảnh hưởng đến cá qua khâu thức ăn, nên sức sản xuất của thủy vực
và năng suất cá phụ thuộc rất lớn vào lượng phosphate hòa tan. Hàm lượng
phosphate hòa tan thích hợp cho ao nuôi là 1 – 3 mg/l và phosphate thích hợp
cho ao nuôi cá thâm canh là 0,1 – 1 mg/l. Phosphate tồn tại trong nước có
nhiều dạng, trong đó có dạng H2PO3- , HPO32-, PO43- được hấp thụ bởi thực vật
và vi sinh vật trong môi trường đất, nước để chúng lại tạo thành các axit amin
chứa phosphate và enzyme phosphatase, chuyển các liên kết cao năng

phosphate thành năng lượng cho cơ thể. Phosphate đi vào môi trường nước
phần lớn được hấp thu bởi siêu sinh động vật phù du, động vật thủy sinh ăn
động vật phù du và lại bị ăn bởi động vật thủy sinh ăn thịt lớn hơn, khi chết
động vật trả lại phosphate cho môi trường đất, nước (Lê Văn Cát và cs, 2006).
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

10


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

2.3. Tổng quan về cá chép
2.3.1. Nguồn gốc và phân bố
Giới(regnum)Animalia
Ngành (phylum) Chordata
Lớp (class) Actinopterygii
Bộ (ordo) Cypriniformes
Họ (familia) Cyprinidae
Chi (genus) Cyprinus
Loài (species) C. carpio

Hình2.1: Cá chép.
Trên thế giới: Cá Chép (Cyprinus carpio) được coi là loài cá nuôi ở ao
hồ nước ngọt lâu đời nhất trên thế giới. Theo Ginther (1868), cá chép là loài
sống tự nhiên ở vùng cận nhiệt đới, đặc biệt là Trung Quốc. Chúng có thể
phân bố ở châu Âu, Á, Mỹ, Phi…Cá phân bố trong hầu hết các thủy vực nước
ngọt và cả vùng nước lợ có độ măn đến 12‰.

Ở Việt Nam :Cá chépphân bố rộng trong sông ngòi, ao hồ, ruộng ở hầu
hết các tỉnh phía Bắc. Cá chép có nhiều loại như cá chép trắng, chép cẩm,
chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn... và là loài
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

11


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

cá có giá trị kinh tế cao. Năm 1984 cá chép được thu từ tự nhiên và đưa về
lưu giữ tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1(Nguyễn Văn Hảo và Ngô
Sĩ Vân, 2001).
2.3.2. Hình thái cá chép
Cá chép là loài được nuôi rất phổ biến, thân hình thoi, mình dây, dẹp
bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối, mõm tù. Có
hai đôi râu, râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn
hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu.
Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước,
hình cung khá rộng, rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài
hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền
với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền
có vân rãnh rõ (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001).
Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc
vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc
và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới
các gốc vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn

chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân
thuỳ sâu, hai thuỳ hơi dầy và tương đối bằng nhau.
Vẩy tròn lớn, đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi.
Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới
đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây
đuôi và vây hậu môn đỏ da cam (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001).
2.3.3. Đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản
a) Đặc điểm sinh học
Là loài sống ở tầng đáy các vực nước, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ,
thức ăn đáy và cỏ nước. Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc
nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ từ 0 – 400C, thích hợp ở 20 – 270C.
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

12


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

Cá chép sống thành bầy đàn, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá
thể trở lên. Nguyên thủy, chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường
nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 – 7,5, độ cứng của nước khoảng
10,0 – 15,0 dGH.
Cá chép là loài ăn tạp, thiên về ăn động vật không xương sống ở đáy.
Thức ăn của cá khá đa dạng như mảnh vụn thực vật, rễ cây, các loài giáp xác
(Copeporda, Decaporda, Gatstropoda), ấu trùng muỗi, ấu trùng côn trùng,
thân mềm. Tuỳ theo kích cỡ cá và mùa vụ dinh dưỡng mà thành phần thức ăn
có sự thay đổi nhất định. Ngoài thức ăn tự nhiên có trong thuỷ vực thì cá còn

ăn thức ăn nhân tạo như cám nổi (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001).
b) Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo
trọng lượng.Là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể đạt tới 15 – 20 kg.
Bảng 2.1. Sinh trưởng chiều dài hàng năm của cá chép
Tuổi cá (năm)
1
2
3
4
5
6

Kích thước (cm)
17,3
20,6
30,2
35,4
41,5
47,5
Nguồn: Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001)

Cá chép thành thục sau một năm tuổi. Cá thành thục và đẻ tự nhiên
trong ao hồ, sông suối nơi có thực vật thủy sinh, trứng đẻ dính vào giá thể
chìm trong nước. Cá thường đẻ vào khoảng 3 – 4 giờ sáng và kéo dài đến
trưa. Cá chép đẻ 2 lần trong năm, mùa chính từ tháng 1 đến tháng 4, mùa phụ
từ tháng 8 đến tháng 9. Cá chép thành thục thường đẻ tự nhiên vào những
ngày thời tiết thay đổi như mưa, gió,… hoặc khi có nước mới. Trứng cá chép

Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55


13


Khóa luận tốt nghiệp
NTTS

Khoa Chăn nuôi &

có hình cầu, hơi vàng đục. Đường kính trứng 1,2 – 1,8mm. Số trứng đẻ phụ
thuộc vào cỡ cá mẹ (Kim Văn Vạn và cs, 2009).
2.3.4. Giá trị bảo tồn, lưu giữ
Cá chép ở Việt Nam là loài có nhiều dạng hình khác nhau, tuy nhiên cá
lưu giữ là loài cá chép trắng. Cá chép là đối tượng nuôi quan trọng trong ao
hồ, được nghiên cứu rất nhiều nhằm tạo giống lai kinh tế, tạo ra các dòng cá
có giá trị kinh tế cao (Nguyễn Tấn Trịnh và cs, 1996).
Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon nhất là sau mùa cá
được vỗ béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Đây là đối
tượng nuôi quan trọng trong ao, hồ, đầm, ruộng, lồng bè. Cá có thể nuôi đơn
hoặc nuôi ghép đều cho năng suất và hiệu quả rất cao. Loài cá này còn được
nuôi để diệt ấu trùng muỗi. Cá còn dùng làm cá cảnh trong công nghệ di
truyền màu sắc.
Sản lượng cá chép tự nhiên đã và đang giảm sút hết sức nghiêm trọng
do khai thác quá mức. Mặt khác do việc nhập giống, lai tạo, cá ra các vùng
nước tự nhiên và lai tạp làm mất dần nguồn gen quý hiếm, bản địa của đàn cá
chép trắng Việt Nam.
Do vậy việc lưu giữ dòng thuần cá chép trắng Việt Nam làm nguyên
liệu cho chọn giống, lai tạo các thế hệ con lai kinh tế là hết sức cần thiết và
mang ý nghĩa thực tiễn to lớn (Nguyễn Tấn Trịnh và cs, 1996).
2.4. Sử dụng thảo mộc trong NTTS

2.4.1. Tình hình nghiên cứu một số loại thảo mộc trong NTTS
Ở nhiều loài cá có vẩy như cá hồi, cá chép, cá rô phi, cá tráp hay cá da
trơn như cá nheo và cá tra đã được nghiên cứu bằng việc sử dụng thảo dược
và các chất chiết xuất từ thảo dược để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch
hay phòng các bệnh nhiễm khuẩn. Các công trình nghiên cứu khoa học trên
thế giới và trong nước cho thấy chiết xuất từ thảo dược có khả năng thay thế
thuốc kháng sinh và hóa chất để phòng một số bệnh nhiễm khuẩn ở cá.
Lê Văn Sơn Bệnh học thủy sản 55

14


×