Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Thực trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp nguyễn đức cảnh thành phố thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 149 trang )

1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đang là
mục tiêu hướng tới của nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mỗi KCN ra đời sẽ là
đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu tư trong nước và nước
ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tạo
ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, tạo điều
kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công nghiệp, …
Ngoài ra, phát triển KCN cũng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu
đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Bình đã cho lập quy hoạch phát
triển 11 KCN trên địa bàn Tỉnh với tổng diện tích 1.500 ha từ năm 2000 đến
nay, trong đó lập quy hoạch chi tiết 6 KCN với diện tích 1030,12 ha, đó là
KCN Phúc Khánh rộng 129,78 ha, KCN Nguyễn Đức Cảnh rộng 101,89 ha,
KCN sông Trà rộng 250 ha; KCN Gia Lễ (huyện Đông Hưng) rộng 84,43 ha;
KCN Cầu Nghìn (huyện Quỳnh Phụ) rộng 214,22 ha. Ngoài ra, tại mỏ khí đốt
huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh đã xây dựng KCN sử dụng nhiên liệu khí đốt
rộng 250ha.
Bộ máy tổ chức của Tỉnh tiếp tục được cải cách, trong đó tập trung vào
giải quyết thủ tục đầu tư nhanh. Theo đó, Ban Quản lý các KCN được thành
lập và hoạt động, giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
ngay từ đầu năm 2004.
Mới chỉ có vài năm xây dựng phát triển, các KCN đã khẳng định được
vai trò tất yếu của nó trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, những vấn đề còn tồn tại, bất cập


2



cần phải được làm rõ, nhất là các vấn đề môi trường để từ đó đề xuất các giải
pháp cho sự phát triển bền vững để các KCN ở Thái Bình tiếp tục phát triển
ổn định, trong những điều kiện cụ thể của địa phương và của đất nước.
KCN Nguyễn Đức Cảnh là một trong 11 KCN đã được phát triển ở
Thái Bình. Trong những năm qua KCN Nguyễn Đức Cảnh đã có những đóng
góp nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Tuy nhiên cần hoàn
thiện công tác quản lý môi trường tại KCN này để phát triển bền vững. Trước
thực tế đó, tôi tiến hành đề tài “Thực trạng quản lý môi trường tại Khu công
nghiệp Nguyễn Đức Cảnh - thành phố Thái Bình”.
Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
Mục tiêu:
Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại KCN Nguyễn Đức Cảnh –
thành phố Thái Bình từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
môi trường KCN.
Yêu cầu:
- Khái quát KCN Nguyễn Đức Cảnh – thành phố Thái Bình
- Nghiên cứu thực trạng quản lý môi trường KCN Nguyễn Đức Cảnh
- Đánh giá công tác quản lý môi trường KCN Nguyễn Đức Cảnh
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN
Nguyễn Đức Cảnh.


3

PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KCN và công tác quản lý môi trường KCN
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về KCN,
KCX, khu kinh tế (KKT) thì:

“KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
“KCN là thành phố công nghiệp, một cộng đồng hoàn chỉnh, được quy
hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo, hệ
thống sử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liên lạc, bệnh
viện, trường học và khu chung cư…..”
Quan niệm trên về KCN là của các nhà quản lý Thái Lan và của một số
các nhà kinh tế học các nước công nghiệp thế hệ thứ hai ở Đông Nam á
như Malaysia, Philipine… Nếu hiểu KCN đồng nhất với thành phố công
nghiệp trên giác độ quy hoạch tổng thể một không gian kinh tế với những
điều kiện cần thiết cho các sinh hoạt của cộng đồng, thì khái niệm KCN chưa
phản ánh nội dung kinh tế, với những mối liên hệ bên trong cùng với sự vận
động và mục đích hoạt động của KCN. Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là
cách tiếp cận KCN từ giác độ quy hoạch xây dựng KCN và tổ chức đời sống
xã hội, trong đó chúng cần được kế thừa. (Đặng Văn Thắng, 2006)
1.1.2. Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường
1.1.2.1. Quản lý môi trường
Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường (QLMT) gồm hai
nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh
nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục


4

tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý
môi trường theo ISO 14.000) và bảo vệ sức khỏe người lao động, dân cư sống
trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất.
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMT, nhưng được sử
dụng nhiều nhất là hai định nghĩa:

“QLMT là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể
QLMT hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ
thống môi trường và các khách thể QLMT, sử dụng một cách tốt nhất mọi
tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù
hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành” (Trần Thanh Lâm, 2006)
“QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan
đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên” (Lưu Đức Hải, 2006)
QLMT được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính
sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục… Các biện pháp
này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của
vấn đề đặt ra. Việc thực hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy
mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia
đình,…(Lê Văn Khoa, 2009)
1.1.2.2. Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ QLMT là các biện pháp hành động thực hiện công tác QLMT
của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Công cụ QLMT rất đa dạng,
mỗi một công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ
trợ lẫn nhau. Mỗi một quốc gia hay địa phương, tùy theo điều kiện cụ thể có
thể lựa chọn các công cụ thích hợp cho từng hoạt động cụ thể. Bên cạnh việc


5

sử dụng, các công cụ QLMT đòi hỏi phải nghiên cứu và hoàn thiện thường
xuyên với xu hướng ngày cang tinh vi hơn, hiệu lực hơn.
Công cụ QLMT có thể phân loại theo chức năng thành: công cụ điều
chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ.

Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành
động là công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế xã hội như các quy
định hành chính, quy định xử phạt… và công cụ kinh tế. Công cụ hành động
là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong việc thực hiện
công tác bảo vệ môi trường (BVMT).
Các công cụ phụ trợ dùng để quan sát, giám sát chất lượng môi trường
(MT), giáo dục ý thức MT. Công cụ phụ trợ có tác dụng hỗ trợ và hoàn chỉnh
hai loại công cụ đã nói trên. Thuộc về loại này có các công cụ kĩ thuật như
GIS, mô hình hóa, đánh giá MT, kiểm toán MT, quan trắc MT.
Các công cụ quản lý môi trường được phân loại theo nhiều góc độ khác
nhau như là theo chức năng hay theo bản chất. Tuy nhiên hình thức hay được
sử dụng và nhắc tới nhất là phân loại theo bản chất. Theo đó, công cụ quản lý
môi trường được chia ra thành:
- Công cụ luật pháp – chính sách bao gồm: các văn bản về luật quốc tế,
luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương…
- Công cụ kỹ thuật quản lý: các công cụ này thực hiện vai trò kiểm soát
và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần MT, về sự hình thành và
phân bố chất ô nhiễm trong MT. Loại công cụ này bao gồm: đánh giá tác
động MT, quan trắc MT, tái chế và xử lý chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản
lý có thể được áp dụng thành công trong bất kỳ nền kinh tế nào.
- Công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí, lệ phí… đánh vào thu nhập
bằng tiền của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ kinh tế rất đa
dạng, thí dụ: thuế MT, nhãn sinh thái, phí MT, cota MT, quỹ MT… Các công


6

cụ kinh tế được áp dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong các hoạt
động của tổ chức kinh tế để tổ chức đó đưa ra các hành vi ứng xử có lợi hoặc

ít nhất không gây hại tới MT. Công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp
Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành
Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài
nguyên & Môi trường (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô
lớn); UBND tỉnh (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc
thẩm quyền phê duyệt của tỉnh); UBND huyện (đối với một số dự án có quy
mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị Định của
Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các
KCN còn có: Ban quản lý (BQL) các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
trong KCN.
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(TN&MT) đã quy định trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề
liên quan đến bảo vệ và quản lý môi trường của các KCN như sau:


7

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý
môi trường KCN (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
- BQL các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường
KCN theo ủy quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo
ĐTM; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo
vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối
hợp với Bộ TN&MT , Sở TN&MT thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm
về bảo vệ môi trường trong KCN.
- Sở TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường,

chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và
các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ
trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi


8

trường trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
bảo vệ môi trường KCN.
- Công ty phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở
hạ tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công
trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giám
sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung của KCN. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
1.3. Chất lượng quản lý các khu công nghiệp ở Thái Bình
Nhằm thực hiện tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập,
đẩy nhanh tốc độ phát triển và đổi mới cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu hút
lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, được phép của Chính phủ, Thái
Bình đã cắt một phần đất đai nông nghiệp để qui hoạch, xây dựng các KCN.
Rút kinh nghiệm của các tỉnh đi trước, ngay từ đầu, Thái Bình đã chú trọng
đến chất lượng quản lý các KCN (qui hoạch, xây dựng, thu hút đầu tư, xử lý
môi trường…) một cách bài bản, đồng bộ. (Hoàng Duy, 2011)
Về công tác qui hoạch các KCN, Thái Bình nhằm vào ven trục đường
giao thông lớn là quốc lộ số 10, bắt đầu từ Nam Định, chạy từ Nam đến Bắc
tỉnh Thái Bình với chiều dài hơn 40 km, điểm cuối đoạn đường là Cầu Nghìn,
cách cảng Hải Phòng khoảng 30 km. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc xuất,
nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm cho các KCN trong tỉnh. Khai thác lợi thế
này, từ năm 2001 đến nay, Thái Bình đã qui hoạch 5 KCN ven quốc lộ 10: 3
KCN tại thành phố Thái Bình gồm KCN Phúc Khánh rộng 129,78 ha, KCN
Nguyễn Đức Cảnh rộng 101,89 ha, KCN sông Trà rộng 250 ha; KCN Gia Lễ

(huyện Đông Hưng) rộng 84,43 ha; KCN Cầu Nghìn (huyện Quỳnh Phụ) rộng
214,22 ha. Ngoài ra, tại mỏ khí đốt huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh đã xây dựng
KCN sử dụng nhiên liệu khí đốt rộng 250ha. Tổng diện tích 6 KCN hiện có
của tỉnh là 1030,12 ha.


9

Trước khi bước vào công tác qui hoạch các KCN, các nhà lãnh đạo và
quản lý kinh tế Thái Bình đều xác định, thu hút đầu tư đến đâu thì thu hồi đất
tới đó; cấp, cho thuê đất không tràn lan mà theo hình thức "cuốn chiếu". Đất
đã qui hoạch, chưa sử dụng phải để dân tận dụng trồng cấy. Với ý thức đó,
đến thời điểm này các KCN mới thu hồi 636,85 ha, trong đó đất cho thuê là
463,25 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 81,28% so với đất thu hồi. Đây là tỉnh đạt tỷ lệ
cao nhất so với bình quân chung của cả nước. (Hoàng Duy, 2011)
Trong công tác thu hút đầu tư, Thái Bình cũng có nhiều điểm mới so
với các tỉnh, thành phố khác. Trước hết, tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư tại 2
thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, thông qua
nhiều kênh khác nhau, tỉnh xúc tiến đầu tư tại một số tỉnh, thành phố của
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, thậm chí đến tận Liên bang Nga, châu Âu
và một số nước Đông Nam Á. Trong các cuộc xúc tiến đầu tư, Thái Bình giới
thiệu đầy đủ tiềm năng đất đai, lao động, khả năng tiếp cận thiết bị công nghệ
mới của lớp lao động trẻ, có văn hóa khá của Thái Bình; hệ thống đào tạo, dạy
nghề, tín dụng, dịch vụ phục vụ cho các KCN. Đặc biệt là, một số chính sách
ưu đãi phù hợp với luật Đầu tư được tỉnh áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Thái Bình. Song song với việc
xúc tiến kêu gọi đầu tư sản xuất kinh doanh, ngay từ đầu, Thái Bình còn kêu
gọi các nhà đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng. Tính đến nay, đã có tới
3 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Trong đó, có Công ty cổ phần Đài
Tín (Đài Loan) đã rất thành công khi đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN

Phúc Khánh. Chính Đài Tín đã mời gọi được nhiều doanh nghiệp nước ngoài
vào đầu tư sản xuất. Tại KCN sông Trà, một công ty trong nước được phép
kinh doanh cơ sở hạ tầng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp bắt tay vào xây
dựng nhà máy, xí nghiệp, trong đó có một công ty của nước ngoài. Thái Bình
cũng là tỉnh sớm thành lập Ban quản lý các KCN, ngay sau khi qui hoạch xây
dựng 2 KCN tại thành phố Thái Bình. Ban quản lý KCN đã tham mưu cho


10

UBND Tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư, giải
quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp, đã hình thành hệ thống "một cửa và
một cửa liên thông’’ hoạt động đồng bộ, thường xuyên và nền nếp. (Hoàng
Duy, 2011)
Với quyết tâm giành mọi cố gắng cho các nhà đầu tư để sớm lấp đầy
các KCN, đến nay, Thái Bình đã thu hút được 134 dự án đăng ký đầu tư vào
các KCN, với số vốn đăng ký 10.869,539 tỷ đồng, vốn đã thực hiện được
10.303 tỷ đồng, đạt 94,8% so với tổng số vốn đăng ký. Trong đó có 34 dự án
FDI (chiếm 25% tổng dự án) với số vốn đầu tư 4.975,34 tỷ đồng, đạt bình
quân suất vốn trong nước 58,94 tỷ đồng, suất vốn FDI đạt 146,33 tỷ đồng/một
dự án, cao gấp 3 lần suất vốn đầu tư bình quân chung của cả nước. Ngoài ra,
Thái Bình còn thu hút hàng trăm doanh nghiệp đầu tư vào các cụm, điểm
công nghiệp, các làng nghề trong tỉnh. (Hoàng Duy, 2011)
Xuất phát từ thực tại "tấc đất, tấc vàng", cộng với sự quan tâm sâu sắc,
đôn đốc thường xuyên, kịp thời, nên đến nay các KCN của Thái Bình đã có
131/134 dự án đi vào sản xuất (còn lại đang xây dựng), thu hút 42.912 lao
động vào làm việc, bằng 70% số lao động các dự án đăng ký. Trong đó 2
KCN Phúc Khánh và Nguyễn Đức Cảnh đã lấp đầy các nhà máy, xí nghiệp
đang đi vào sản xuất. Các KCN khác như Gia Lễ, Tiền Hải đạt tỷ lệ lấp đầy
60 - 70 %. (Hoàng Duy, 2011)

Những năm đầu của thập niên này, Thái Bình còn thiếu kinh nghiệm
quản lý và xử lý môi trường tại các KCN, nên có lúc nước thải công nghiệp
chưa qua thanh lọc chảy tự do ra sông, rác thải công nghiệp đổ ra ven đường
làm ô nhiễm nguồn nước, gây tổn thất cho nông nghiệp khu vực xung quanh
KCN. 5 năm trở lại đây, công tác bảo vệ môi trường đã được chú trọng. KCN
Nguyễn Đức Cảnh, KCN Phúc Khánh đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng cho
trạm xử lý nước đạt tiêu chuẩn quốc gia; các đường nội bộ được trồng cây
xanh. Tại KCN Tiền Hải, đã qui hoạch một hồ khá lớn để các doanh nghiệp


11

sản xuất sành sứ, thủy tinh, gạch ốp lát… chôn lấp sản phẩm hỏng, các loại
khuôn phế thải. Các KCN khác đều được chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng
đồng bộ với xử lý nước thải, rác thải và trồng cây xanh. Nhờ sự cố gắng đó,
đến nay công tác giữ gìn môi trường ở các KCN đã giảm hẳn sự bức xúc của
xã hội. (Hoàng Duy, 2011)
Năm 2011, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng giá trị sản xuất của các
KCN của tỉnh đã đạt 3811,808 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), tăng 18% so
với năm 2010, chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp toàn tỉnh. Nhiều chỉ tiêu như kim ngạch xuất khẩu đạt 181 triệu USD,
tăng 19% so với năm 2010, chiếm 36% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh; kim ngạch
nhập khẩu đạt 228 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước đạt 455 tỷ đồng. Kết
quả này đã góp phần giành thắng lợi bước đầu trong việc thực hiện Nghị
quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ tại Thái Bình. (Hoàng Duy, 2011)
Bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý, giúp các doanh nghiệp đầu tư
vào các KCN duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, năm 2011, Thái Bình
còn giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ
hàng tồn kho; đôn đốc các doanh nghiệp đăng ký sử dụng và ký kết thỏa ước
lao động, thành lập 53 công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh tại các KCN; kiểm

tra, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện tốt luật lao động, luật bảo hiểm. Đến
nay, 06 KCN trong tỉnh đã có 30.232 lao động/42.912 người (bằng 70%) được
tham gia 3 loại bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn.
Các chế độ tiền công, tiền thưởng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các doanh
nghiệp cũng được Ban quản lý các KCN và các ngành phối hợp kiểm tra
thường xuyên, vì vậy tình trạng đình công, lãn công hạn chế hơn các năm
trước đây. (Hoàng Duy, 2011)
1.4. Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường
1.4.1. Tình hình phát triển KCN trên thế giới và tại Việt Nam


12

Phát triển kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa toàn
cầu kết hợp với sự gia tăng dân số đã làm cho lượng chất thải tạo thành ngày
càng tăng. Trong đó, lượng chất thải được tạo ra nhiều nhất tại các nước phát
triển, đặc biệt là chất thải tại các khu công nghiệp.
KCN xuất hiện đầu tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ 19, sau đó lần lượt
xuất hiện ở các nước Tây Âu như: Ý, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ và các nước
Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada. Sau thế chiến thứ hai, KCN được sử dụng rộng rãi
ở các nước phát triển như: Braxin, Colombo, Mexico, Thái Lan, Nhật Bản… Kể
từ năm 1970 trở về sau số lượng KCN được hình thành trên thế giới ngày càng
tăng, đặc biệt tại các nước đang phát triển. (Đặng Văn Thắng, 2006)
Trong những năm mới phát triển, KCN được xem là một mô hình quy
hoạch công nghiệp, sau thế chiến thứ hai khu công nghiệp được sử dụng như
một công cụ phát triển kinh tế, và mục đích kinh tế này ngày càng được chú
trọng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên hoạt động của các KCN
một mặt mang lại lợi ích kinh tế, mặt khác lại phát sinh các tác hại môi
trường. Trong lịch sử phát triển KCN, các tác động gây ra do hoạt động công
nghiệp đã không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài. Tuy nhiên

gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường KCN
nhằm ngăn ngừa các tác động xấu tới môi trường trước mắt cũng như lâu dài
thì vấn đề quản lý chất thải đang ngày được quan tâm. (Vũ Huy Hoàng, 2007)
Ở Việt Nam, tuy KCN xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triển khá
nhanh. Tính từ khi KCN đầu tiên xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đến
tháng 4/2003, trên địa bàn cả nước đã có 113 KCN đã được phê duyệt hoặc
được chấp nhận về chủ trương. Năm 2007 đã là 179 KCN, năm 2009 là 223
KCN và tính tới 3/2011 thì cả nước có 260 KCN đã được thành lập với tổng
diện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt động, 87 KCN
đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Trong đó, 105 KCN đã xây
dựng và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60%


13

tổng số các KCN đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn 43 KCN đang xây dựng
công trình xử lý nước thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời
gian tới. Như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì số lượng các
KCN cũng tăng lên nhanh chóng và kéo theo đó là tác động xấu tới môi
trường của các loại chất thải. (Bộ kế hoạch đầu tư, 2011)

Hình 1.2: Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam (Bộ kế hoạch đầu tư,
2011)
1.4.2. Các vấn đề môi trường nảy sinh tại các KCN trên thế giới
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và
KCN nói riêng đã gây tác động xấu tới hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nước
thải sản xuất không qua xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những
thiệt hại đáng kể tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu
vực lân cận.


1.4.2.1. Hóa chất độc hại


14

Các chất gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Năm 2004 ở
Bắc Mỹ các cơ sở công nghiệp đã tạo ra trên 5 triệu tấn hóa chất độc hại.
Giai đoạn 1998-2004, tổng số sự phát thải của chất gây ung thư và các
chất độc hại giảm 26% ở Hoa Kỳ và Canada, so với mức giảm 15% trong tất
cả các hóa chất theo dõi. (Industrial Pollution and Waste, 2009)
1.4.2.2. Khí nhà kính
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài
(hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh
sáng Mặt Trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà
kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các
khí CFC. Công nghiệp năng lượng ở Bắc Mỹ đã thải ra khí CO 2, gần ngang
bằng với lượng khí thải CO2 phát sinh từ việc sử dụng năng lượng trong các
lĩnh vực thương mại và dân cư nông nghiệp kết hợp. Tổng lượng phát thải khí
nhà kính ở Bắc Mỹ lên tới hơn 8,5 tỷ tấn CO 2 trong năm 2005. (Industrial
Pollution and Waste, 2009)
Ngân hàng thế giới đã ước tính các KCN ở Tây Nam Nigiêria đã thải ra
6.970 tấn /năm chất gây ô nhiễm không khí (SO2, NO2, CO, VOC).
1.4.2.3. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính khác. Lượng chất thải
nguy hại được tạo ra rất lớn trong các KCN. Tại Hoa Kỳ, gần 34,8 triệu tấn
chất thải nguy hại đã được tạo ra vào năm 2005, chủ yếu dưới dạng chất thải
lỏng. Chính phủ ước tính hàng năm Canada cũng tạo ra khoảng 6 triệu tấn
chất thải nguy hại. Ở Mexico, hơn 35.000 cơ sở trong năm 2004 đã phát thải
khoảng 6.170.000 tấn. (Industrial Pollution and Waste, 2009)

1.4.3. Các vấn đề môi trường nảy sinh tại các KCN ở Việt Nam


15

Ô nhiễm môi trường này đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng
tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống
gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm
gần đây và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ. Từ năm 1976 đến 1990
nước ta mới chỉ có 5.497 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp nhưng đến năm
2004 số người mắc bệnh đã tăng lên gấp 3 lần với tổng số 21.597 người. Tổng
số tiền chi trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ năm 2000 đến 2004 là hơn 50 tỉ đồng.
Môi trường khu vực bị ô nhiễm khiến gánh nặng bệnh tật của cộng đồng tại
đó cũng gia tăng, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của
chính những người lao động trong KCN và cả cộng đồng dân cư sống gần đó.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn
thất do ô nhiễm MT lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như vậy nền kinh tế mất
khoảng 3,9 tỉ USD trong 71 tỉ USD của GDP năm 2007, và khoảng 4,2 tỉ
USD trong 76 tỉ USD của GDP năm 2008. Cũng theo đánh giá của Ngân hàng
Thế giới, mỗi năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức
khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường .
Tổn thất tới hệ sinh thái, năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Nước thải chứa chất hữu cơ vượt giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú
dưỡng, làm giảm lượng ô xy trong nước, các loài thủy sinh bị thiếu ô xy dẫn
đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim
loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thủy
sinh đi vào chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các loài sinh vật, cuối
cùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
1.4.4. Áp lực môi trường từ hoạt động của các KCN trên thế giới
Sự hoạt động của các KCN trên thế giới đã gây nên áp lực không nhỏ

tới môi trường.
 Gujarat và Maharashtra ở Ấn Độ


16

Các KCN ở Gujarat đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường.
Nước thải chưa qua xử lý được đổ thẳng ra sông khiến các dòng sông ở
Gujarat trở nên ô nhiễm. Mẫu nước lấy tại sông Khari nơi mà nó chảy qua Lali
có pH = 2 cho thấy tính axit rất cao, chỉ số BOD5 cao gấp 14 lần, COD cao gấp
16 lần so với giới hạn cho phép. Khi các KCN đi vào hoạt động nó còn làm ô
nhiễm cả nguồn nước ngầm và làm giảm năng suất lúa, hoa màu. Tháng 8 năm
1999 mẫu nước ngầm lấy tại làng Lali phân tích tại Viện Công nghệ Ấn Độ cho
thấy hàm lượng thủy ngân cao 211 lần so với giới hạn cho phép. Thủy ngân là một
kim loại nặng rất độc hại, nó gây tổn thương thận và hệ thần kinh trung ương.
Bờ biển Maharashtra của Ấn Độ có một ngành công nghiệp dầu khí
phát triển tốt, thu hút nhiều công ty hóa chất. Maharashtra chiếm một phần tư
doanh thu hàng năm của ngành hóa chất quốc gia. Hoạt động công nghiệp đã
thúc đẩy GDP tăng cao và tạo các khoản thu, nhưng nhà nước bắt đầu phải trả
một chi phí lớn do suy thoái môi trường. Công nghiệp hóa chất cũng đã làm ô
nhiễm cả bờ biển. Ban kiểm soát ô nhiễm Maharashtra chỉ ra rằng không khí
của thành phố cũng đã bị ô nhiễm. (Industry at any cost, 2000)
 Ở Mỹ
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vừa đưa ra một bản báo cáo khá
dày về tình trạng ô nhiễm chất thải từ các KCN tại nước này. Theo đó, trong
năm 2001, lượng chất thải công nghiệp được đưa ra môi trường có giảm
khoảng 15% so với các năm trước. Tuy nhiên, mức chì có trong đó lại cao
hơn rất nhiều và vẫn còn tồn tại trong môi trường. Theo tính toán, nền công
nghiệp khổng lồ của Mỹ hàng năm thải ra môi trường khoảng 6,2 tỷ pound
(chừng 2,81 triệu tấn) hoá chất độc hại. Tuy có giảm về lượng so với trước,

nhưng chúng ngày càng mang nhiều độc tính hơn và khó phân huỷ trong môi
trường hơn.
Miền Tây nước Mỹ luôn đứng đầu trong danh sách các bang thải nhiều
chất hoá học độc hại. Đây cũng là khu tập trung nhiều vùng khai thác khoáng


17

sản và dầu mỏ trong cả nước. Theo thống kê, một nửa trong số lượng kim loại
nặng của cả nước Mỹ xuất phát từ miền Tây. Bang Nevada đứng đầu với
355,5 nghìn tấn hoá chất, Utah tiếp sau với 348,3 nghìn tấn, Arizona 275,1
nghìn tấn. Hầu hết chúng đều được sử dụng để phục vụ ngành khai khoáng.
Các cơ sở sản xuất điện cũng "đóng góp" 17% vào số lượng hoá chất
độc hại thải ra môi trường. Đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện ở Ohio và
Indiana. Các cơ sở sản xuất hoá chất khác như dược phẩm và một số ngành
khác cũng đưa ra môi trường khoảng 1/10 tổng số lượng rác thải hoá chất.
Hoá chất thải ra từ các cơ sở công nghiệp đều có tác động không tốt đối
tới sức khoẻ người dân. Chúng là nguyên nhân của các căn bệnh ung thư, thần
kinh và khả năng sinh sản. Hàng năm, EPA đều có các bản báo cáo về môi
trường trong nước. Theo các báo cáo này, mức độ ô nhiễm của nước Mỹ đều
có xu hướng tăng về sự nguy hại. Mặc dù lượng chất thải có giảm nhẹ, nhưng
các thành phần hợp chất của số chất thải đó lại trở nên nguy hiểm hơn.
Chính phủ Mỹ luôn bị coi là thủ phạm số một trong việc thải khí nhà
kính, tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ thừa nhận trách
nhiệm của mình. Bên cạnh đó, các vấn đề ô nhiễm của riêng nước Mỹ cũng
đã đủ làm họ đau đầu. (Mạnh Trường, 2003)
1.4.5. Áp lực môi trường từ hoạt động của các KCN ở Việt Nam
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN
nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản
xuất công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao

hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn
thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt
động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh.
Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả
xử lý nước thải, chất thải rắn,… đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống
xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra công


18

tác quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng được
thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi được xây dựng và đi
vào hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường.
Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù
hợp nhằm đáp ứng thực tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng
nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình quản lý hiện nay vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa được cải thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN. Năm 2002,
Bộ KHCN&MT đã ban hành Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT về Quy chế bảo
vệ môi trường KCN, tuy nhiên Quyết định này đã bộc lộ một số hạn chế, không
theo kịp sự phát triển của KCN. Năm 2009, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư
08/2009/TT-BTNMT quy định về quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu
công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp thay thế Quyết định nêu
trên. Do ban hành chưa lâu nên việc thực hiện còn chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, bản
thân Thông tư 08/2009/TT-BTNMT cũng chưa giải quyết triệt để các vấn đề liên
quan đến mô hình quản lý môi trường KCN.
Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực,
tính phức tạp về môi trường cao, do vậy, yêu cầu đối với công tác xây dựng
thẩm định báo cáo ĐTM cả giám sát môi trường các cơ sở sản xuất nói riêng
và hoạt động của cả KCN nói chung trong giai đoạn hoạt động sẽ rất khó

khăn. Cũng vì tính đa ngành trong KCN nên chất lượng công trình và công
nghệ xử lý nước thải cần đầu tư mang tính đồng bộ. Tại nhiều KCN, chất
lượng nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt quy chuẩn môi trường và chưa ổn
định.
Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong
khi đó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do
đó phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn. Trong
những năm gần đây, nhiều KCN đã hoàn thành hạng mục xây dựng công trình


19

xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn chưa cao (khoảng 60% các
KCN đang hoạt động) và hiệu quả hoạt động không cao, dẫn đến tình trạng
nước thải của KCN vẫn được thải ra ngoài với thải lượng ô nhiễm cao. (Mạnh
Trường, 2003)

Hình1.3: Biểu đồ tỷ lệ các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung
(Mạnh Trường, 2003)
Bên cạnh đó, tại không ít KCN, hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở
sản xuất còn hạn chế, sơ sài, phần lớn chỉ mang tính hình thức đối phó. Khí
thải không thể giải quyết tập trung giống như nước thải mà cần xử lý ngay tại
nguồn thải. Khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra môi trường chứa nhiều chất
độc hại nếu không được quản ký, kiểm soát tốt tại cơ sở sản xuất sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh.
Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn đa phần do trực tiếp
từng doanh nghiệp trong KCN thực hiện. Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực
hiện nghiêm túc công tác phân loại chất thải rắn. Chất thải rắn công nghiệp
còn bị đổ lẫn với rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại còn chưa được phân
loại, lưu trữ và vận chuyển đúng quy định. Nhiều KCN chưa có khu vực lưu

giữ tạm thời chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp trong KCN theo quy định.


20

Ngoài ra, quy hoạch hệ thống giao thông và cây xanh của nhiều KCN
chưa được quan tâm đúng mức. Cây xanh được trồng trong nhiều KCN vẫn
mang tính đối phó, phần nhiều là cỏ, cây cảnh,… chưa trồng được nhiều cây
tạo bóng mát và sinh khối lớn có tác dụng bảo vệ môi trường.
1.5. Các mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp hiện nay
Sự tăng lên của các KCN đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên
nó cũng mang lại những tác động xấu tới môi trường. Trong lịch sử phát triển
KCN, các tác động gây ra do hoạt động công nghiệp đã không được quan tâm
đúng mức trong một thời gian dài. Tuy nhiên gần đây, nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường khu công nghiệp nhằm ngăn ngừa
các hậu quả môi trường về lâu dài, các mô hình quản lý môi trường khu công
nghiệp đã và đang có chiều hướng phát triển.
Hiện nay trên thế giới có 3 mô hình quản lý môi trường KCN chính là:
mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải, mô hình quản lý KCN mô
phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên và mô hình KCN theo chuỗi sản xuất.
1.5.1. Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải
Theo mô hình này, tại mỗi KCN có ít nhất một hệ thống xử lý chất thải
tập trung. Các nhà máy nằm trong KCN phải xử lý chất thải sơ bộ trước khi
đổ vào hệ thống xử lý tập trung nếu chất thải có chất độc hại ảnh hưởng tới hệ
thống xử lý tập trung. Chất thải của từng nhà máy phải đạt tiêu chuẩn nhất
định trước khi đổ vào hệ thống xử lý chung, tiêu chuẩn này được định bởi cơ
quan quản lý hệ thống xử lý chung, thông thường là cơ quan quản lý môi
trường KCN. Chất thải sau khi xử lý ở hệ thống xử lý chung phải đạt tiêu
chuẩn thải quy định bởi cơ quan chuyên trách môi trường, thông thường là Bộ
Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường.

Nhà máy phải trả chi phí sử dụng tỷ lệ với thể tích và nồng độ chất thải
cần xử lý. Về phương diện không khí, giữa các nhà máy trong KCN có thể
tiến hành chuyển nhượng giấy phép ô nhiễm không khí. Qua đó, nhà máy nào


21

có khả năng giảm thiểu ô nhiễm dưới mức chấp nhận sẽ có quyền bán phần
tiêu chuẩn còn lại cho các nhà máy gặp khó khăn trong việc giảm thiểu ô
nhiễm. Như vây, đôi bên đều có lợi và nhà quản lý môi trường KCN cũng có
lợi trong việc bảo đảm chất lượng môi trường không khí xung quanh của
KCN ở mức cho phép.
Đa số các KCN ở các nước Đông Nam Á đều được quản lý theo mô hình
này. Có thể lấy KCN ở Thái Lan làm ví dụ điển hình. Các KCN ở Thái Lan
được đặt dưới sự quản lý của ban quan lý KCN Thái Lan. Ban quản lý chịu
trách nhiệm chung về quản lý và phát triển KCN, kiểm soát ô nhiễm, quản lý
môi trường kể cả quan trắc chất lượng môi trường KCN. Tất cả các KCN ở
Thái Lan đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các nhà máy đổ nước thải
vào các hệ thống xử lý chung phải đạt tiêu chuẩn quy định bởi Ban quản lý,
nếu không các nhà máy phải xử lý sơ bộ. Các nhà máy sử dụng hệ thống xử lý
chung phải trả phí tương ứng với thể tích và nồng độ chất thải. Nước thải sau
xử lý của hệ thống chung phải đạt tiêu chuẩn của Bộ khoa học công nghệ và
môi trường.
Việc theo dõi, kiểm tra chất lượng nước thải, khí thải và tiếng ồn trong
KCN được thực hiện bởi các công ty ký hợp đồng với Ban quản lý KCN. Ban
quản lý KCN Thái Lan ký hợp đồng với công ty B.J.T Water Co. Ltd để phân
tích chất lượng nước thải của từng nhà máy trước khi đổ vào hệ thống xử lý
chung, công ty này làm việc với sự theo dõi và đôn đốc của nhân viên Ban
quản lý. Để thực hiện kiểm chứng, các nhà máy có phòng thí nghiệm riêng có
thể phân tích nước thải của chính nhà máy mình. Các nhà máy không có

phòng thí nghiệm riêng có thể gửi mẫu tới các trung tâm dịch vụ môi trường
để kiểm chứng. Việc kiểm tra chất lượng không khí và tiếng ồn KCN do công
ty S.G.S Thailand. Ltd đảm nhiệm. Ban quản lý KCN Thái Lan có phòng thí
nghiệm di động có thể lấy mẫu và phân tích tại chỗ chất lượng không khí
trong trường hợp khẩn cấp hay có khiếu nại. (Nguyễn Minh Sang, 2004)


22

1.5.2. Mô hình quản lý KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên
Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải giúp các doanh
nghiệp nhỏ và vừa không có đủ vốn và nhân lực để đầu tư vào hệ thống xử lý
cục bộ có thể đạt được tiêu chuẩn thải quy định bởi cơ quan chuyên trách môi
trường, mặt khác giúp cải thiện chất lượng môi trường chung của KCN. Tuy
nhiên, đây chỉ là mô hình sơ khởi, có tính chất đối phó với qui định và luật lệ
môi trường. Khi giá nguyên liệu, năng lượng gia tăng; khi tiêu chuẩn môi
trường ngày càng khắt khe nghiêm ngặt, mô hình quản lý KCN theo hướng xử
lý chất thải không còn thích hợp. Giải pháp cho vấn đề sẽ là mô hình quản lý
KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên.
Theo mô hình này thì KCN sẽ được tổ chức sao cho nhu cầu nguyên liệu
tiêu thụ sẽ giảm tối đa đồng thời lượng chất thải cần được xử lý sẽ giảm đến
mức tối thiểu. Để thực hiện được việc giảm thiểu chất thải trong KCN, bản
thân mỗi nhà máy phải áp dụng quy trình ngăn ngừa chất thải của từng công
đoạn sản xuất, tiết kiệm và tiêu thụ nước, nguyên liệu một cách hợp lý và hiệu
quả hơn. Công cụ kinh tế như phí ô nhiễm sẽ giúp nhà máy thay đổi thái độ
hành vi ứng xử, mục tiêu của nhà máy không còn là vấn đề xử lý chất thải mà
phải thay đổi quy trình công nghệ hay cách quản lý để có thể giảm thiểu chất
thải càng nhiều càng tốt, để phí ô nhiễm phải trả ở mức thấp nhất.
Nhà quản lý KCN có thể hỗ trợ cho các nhà máy bằng cách thu thập và
truyền bá thông tin về công nghệ sạch, thí dụ Ban quản lý KCN Thái Lan dự

định sẽ thành lập một trung tâm môi trường cho KCN cung cấp các thông tin
cần thiết về biện pháp kiểm soát ô nhiễm cho từng loại công nghệ, công nghệ
sạch, hệ thống quản lý môi trường theo ISO, các biện pháp an toàn lao
động… Ban quản lý KCN Jebal Ali ở Dubai đã tổ chức cung cấp thông tin về
công nghệ sạch, các phương pháp tái sử dụng chất thải cho các nhà máy trong
KCN. Những hoạt động kể trên của Ban quản lý KCN Thái Lan và Dubai là
ví dụ điển hình cho công cụ truyền thông một chiều. Nếu như các KCN có thể


23

thành lập được quỹ môi trường dựa trên số tiền thu phí ô nhiễm, phí sản
phẩm… nhà quản lý KCN có thể sử dụng quĩ này phân phối cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ đầu tư vào công nghệ sạch bằng hình thức tài trợ
hay cho vay với lãi suất thấp. Ngoài ra, để giảm thiểu đồng thời nguyên liệu
tiêu thụ và chất thải, chất thải của nhà máy này sẽ được sử dụng làm nguồn
nguyên liệu cho nhà máy khác cùng nằm trong KCN.
Đã có những công trình nghiên cứu cho biết nước thải của nhà máy chế
biến thực phẩm có thể làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc;
dịch đen từ nước thải nhà máy giấy có thể làm nguyên liệu cho nhà máy sản
xuất bê tông; tương tự đối với chất thải rắn và khí… Nếu các nhà máy có tiềm
năng trao đổi chất thải cùng nằm trong địa bàn KCN và có thể thực hiện được
việc trao đổi chất thải như vậy, hoạt động sản xuất của KCN sẽ đi theo một
chu trình gần như kín và môi trường sẽ được cải thiện rất nhiều.
Mô hình này mô phỏng theo sự hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên và
dựa vào khái niệm hệ sinh thái công nghiệp, hệ trao đổi chất công nghiệp và
sinh thái công nghiêp. KCN Kalundborg ở Đan Mạch là một trong những ví
dụ nổi tiếng về tiếp cận các khái niệm đã nêu, và là một trong những ví dụ của mô
hình quản lý KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên. Những nhà máy chủ yếu
ở KCN Kalundborg là nhà máy điện, nhà máy tinh luyện dầu, nhà máy sản xuất

tấm thạch cao và công ty dược phẩm sinh học. Chất thải được trao đổi giữa các
nhà máy này bao gồm tro, sulphur, thạch cao, nước làm nguội, hơi nước. Chất thải
từ cac nhà máy này còn được tái sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp (bùn từ
hệ thống xử lý nước của công ty dược phẩm), hơi nước thặng dư từ nhà máy điện
dẫn đến hệ thông sưởi ấm trong thành phố lân cận.
Việc trao đổi chất thải, tái sử dụng chất thải KCN Kalundborg đã đưa
đến lợi nhuận bất ngờ cả về kinh tế lẫn môi trường. Về mặt môi trường, KCN
này đã giảm 3700 tấn/năm hay 13% lượng khí thải SO 2; giảm 600.000
m3/năm hay 20% lượng nước thải. Về mặt kinh tế, các nhà máy tham gia vào
dây chuyền trao đổi chất thải đã tiết kiệm được 129 triệu USD.


24

Hiện nay, ngoài Kalundborg, một số KCN ở Pháp, Thụy Điển, Canada,
cũng được xem là những ví dụ quản lý môi trường theo mô hình này.
Công cụ truyền thông hai hay đa chiều với hình thức thỏa hiệp tự
nguyện sẽ tạo điều kiện để các nhà máy trong KCN thảo luận phương pháp
trao đổi chất thải, và nhà quản lý môi trường KCN sẽ đóng vai trò khởi xướng
và là chiếc cầu nối trong các cuộc thảo luận. Nhà quản lý môi trường KCN
phải lập chương trình kiểm soát chất thải, hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng
tiềm năng trao đổi chất thải giữa các nhà máy, liên lạc và thông tin cho các
nhà máy để thực hiện chương trình kiểm toán và tổ chức ứng dụng trao đổi
chất thải. (Nguyễn Minh Sang, 2004)
1.5.3. Mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất
Mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất chỉ thực sự cần thiết khi có yêu
cầu về tiêu chuẩn sinh thái của thị trường thế giới hay nội địa, nhu cầu của người
tiêu dùng về sản phẩm sạch với nhãn hiệu sinh thái. Một sản phẩm sạch là sản
phẩm được sản xuất theo một quy trình không gây tác hại môi trường từ giai đoạn
đầu cho tới khi thải bỏ, từ quá trình khai thác nguyên liệu, chuyên chở nguyên liệu

để tạo sản phẩm, quá trình sản xuất sản phẩm, quá trình bảo quản, sử dụng và cho
đến khi bị thải bỏ và toàn bộ các quá trình này phải hạn chế đến mức tối thiểu
những tác hại cho môi trường. (Nguyễn Minh Sang, 2004)
Để thực hiện được điều này cần có sự hợp tác chặt chẽ và tin cậy lẫn nhau
giữa các thành viên trong chuỗi sản xuất. Nhà quản lý môi trường KCN sẽ
đóng vai trò cung cấp thông tin về yêu cầu tiêu chuẩn sinh thái, tổ chức phối
hợp với nguồn cung cấp nguyên liệu, tìm thị trường hay đăng ký thị trường
sản phẩm sạch. Nếu các nhà máy có liên hệ với nhau trong chuỗi sản xuất
cùng nằm trong một KCN thì đó là cơ hội tốt để tổ chức KCN theo mô hình
này. Công cụ truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin và
thảo luận các phương pháp cải tiến công nghệ; thay đổi công nghệ cho phù
hợp với dây chuyền sản xuất sạch; mối liên hệ giữa công ty cung cấp nguyên


25

liệu, nhà máy sản xuất sản phẩm và người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực hiện tổ
chức mô hình này không phải dễ dàng và cho đến nay có rất ít ví dụ minh họa
triển khai mô hình này trên thực tế. (Nguyễn Minh Sang, 2004)
1.6. Tình hình thực thi pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp ở
Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Công an, Cảnh sát môi trường, chỉ tính riêng 6
tháng đầu năm 2008, đã phát hiện gần 600 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường với hơn 380 đối tượng. Còn tính trong 6 tháng đầu năm 2010, đã
phát hiện 3.012 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với hơn 1000
doanh nghiệp và hơn 2000 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường. Từ số liệu trên cho thấy, tỷ lệ các vụ vi phạm về BVMT đã tăng
nhanh trong những năm gần đây, mà không chỉ những doanh nghiệp nhỏ mà
ngay cả nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn cũng chưa coi trọng việc bảo vệ
môi trường, còn lỏng lẻo trong việc quản lý, xử lý chất thải độc hại. Tình

trạng vi phạm phổ biến tại các khu công nghiệp vẫn là không thực hiện đúng
các yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi trường, xả thải chưa qua xử lý và
khai thác nguồn nước ngầm trái phép. Ngoài ra, việc xử lý chất thải y tế; bảo
vệ động vật hoang dã; khai thác khoáng sản trái phép vẫn nhức nhối, phức
tạp. Tuy nhiên, số vụ phát hiện, xử lý so với tình hình vi phạm thực tế còn quá
ít. Khi bị phát hiện thì hình thức xử phạt lại quá nhẹ, không mang tính răn đe
khiến tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ngày càng có chiều
hướng gia tăng.
Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nước ta có diễn
biến phức tạp, nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác tài
nguyên, khu công nghiệp, khu đô thị. Tình trạng các nhà máy, xí nghiệp, khu
công nghiệp vi phạm quy định pháp luật về môi trường ngày càng tăng gây
bức xúc trong nhân dân.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là:


×