Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thế giới nhân vật trong tác phẩm “nội tôi” và “chó hoang” của nhà văn bùi tự lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.83 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

PHẠM THỊ THẢO

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM NỘI TÔI
VÀ CHÓ HOANG CỦA NHÀ VĂN
BÙI TỰ LỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

PHẠM THỊ THẢO

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM NỘI TÔI
VÀ CHÓ HOANG CỦA NHÀ VĂN
BÙI TỰ LỰC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em
Người hướng dẫn khoa học

TS. DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Thế giới nhân vật trong hai tập truyện “Nội Tôi” và “Chó
Hoang” của Bùi Tự Lực” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khóa
luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại
Học Sư Phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Giáo Dục
Mầm Non đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong bốn năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Dương Thị Thúy Hằng Giảng viên Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tận
tình hướng dẫn, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,

ngày

tháng năm 2019

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi trong quá trình
học tập và tìm hiểu. Bên cạnh đó, tôi được sự quan tâm của các thầy cô khoa
Giáo Dục Mầm Non, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - T.S

Dương Thị Thúy Hằng.
Trong khi nghiên cứu, hoàn thành khóa luân tôi đã tham khảo một số
tài liệu được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong
bất cứ một công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Sinh viên

Phạm Thị Thảo


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích - Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Bố cục ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ THẾ GIỚI
NHÂN VẬT TRONG NỘI TÔI VÀ CHÓ HOANG CỦA BÙI TỰ LỰC . 5
1.1. Vài nét về nhà văn Bùi Tự Lực và tác phẩm ............................................. 5
1.1.1. Nhà văn Bùi Tự Lực................................................................................ 5
1.1.2. Hai tập truyện “Nội tôi” và “Chó hoang” ............................................... 7
1.2. Một số đặc điểm thế giới nhân vật trong “Nội tôi” và “Chó hoang” ....... 11

1.2.1. Thế giới loài người ................................................................................ 11
1.2.2. Thế giới loài vật .................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
“NỘI TÔI” VÀ “CHÓ HOANG” CỦA BÙI TỰ LỰC ............................. 33
2.1. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................... 33
2.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 35
2.2.1. Ngôn ngữ kể chuyện ............................................................................. 35
2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 41
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Khi bàn về giá trị của văn học trong việc hình thành và phát triển
nhân cách ở trẻ em, nhà thơ Võ Quảng cho rằng văn chương viết cho trẻ em
cần có tính giáo dục cao, sự hướng thiện và vẻ đẹp sáng trong. “Một cuốn sách
gọi là hay, gọi là tốt cho thiếu nhi phải đồng thời với thiếu nhi, người lớn cũng
thấy tốt, thấy hay”. Và “Văn học trẻ em phải là những đốm lửa thắp sáng
những khía cạnh nhân đạo của con người. Nó phải làm cho các em biết sung
sướng, xót xa, yêu thương, căm giận, ghét mọi biểu hiện xấu xa, yêu mọi biểu
hiện vị tha trung thực”. Làm được như vậy tức là người viết đã “đánh thức
trong các em những tình cảm cao quý”. Trên thực tế, thông qua văn học, bằng
những phương pháp truyền tải phù hợp, trẻ em có thể được tiếp nhận những giá
trị tinh thần tốt đẹp, từ đó góp phần phát triển những tình cảm cao quý.
1.2. Bùi Tự Lực được biết đến lần đầu tiên với tập truyện “Nội tôi” Giải B cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 1999-2000 của nhà xuất bản
Kim Đồng. Từ nguyên mẫu người bà của mình, Bùi Tự Lực đã mang đến cho
trẻ em những trang văn dung dị, hồn hậu như chính con người xứ Quảng quê
ông. Tác phẩm của Bùi Tự Lực cũng đưa trẻ em về với những kí ức trẻ thơ,
những hoài niệm trẻ thơ và những trò chơi con trẻ. Tất cả đều thể hiện sự gắn

bó và am hiểu về tâm lí độc giả nhỏ tuổi nơi ông. Năm 2017, sau gần 30 năm,
một lần nữa, Bùi Tự Lực trình làng truyện dài “Chó hoang” tác phẩm thứ 9
trong sự nghiệp văn chương của ông, và cũng là tác phẩm thứ hai sau “Nội
tôi” - những tác phẩm nằm trong mạch truyện viết cho trẻ em. Mặc dù mới ra
đời, “Chó hoang” đã gây ấn tượng tốt với độc giả nói chung và hứa hẹn là
một tác phẩm đem lại nhiều thú vị cho độc giả nhỏ tuổi.
Tìm hiểu về thế giới nhân vật trong hai tập truyện này là một trong những
con đường khám phá thế giới nghệ thuật trong sáng tác viết cho trẻ em của nhà
văn Bùi Tự Lực. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thế giới nhân vật
trong tác phẩm “Nội tôi” và “Chó hoang” của nhà văn Bùi Tự Lực”.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhà văn Ma Văn Kháng từng nhận xét về tác phẩm Nội tôi: “Với Nội
tôi, tác phẩm gồm nhiều truyện ngắn liên hoàn hữu cơ gộp lại thành một
truyện dài hoàn thiện của Bùi Tự Lực. Chiến tranh, cách mạng với bao hiểm
nguy, gian khổ là môi trường sống hàng ngày gần như tự nhiên của hai bà
cháu nọ. Cũng gần như tự nhiên, bà nội sống trọn vẹn một cuộc đời vừa bình
thường, giản dị vừa anh hùng cao cả đã trở thành người dẫn dắt từng bước đi
cho con cháu, một nguồn sống tinh thần vĩnh cửu, một kỉ niệm bất diệt của
tuổi thơ…”
Với bài viết Một con đường đến với văn học, tác giả Thanh Quế đã dựng
lên chân dung văn học của nhà văn Bùi Tự Lực. Qua đó, người viết đã có sự
nhìn nhận khá cụ thể về cuộc đời cũng như những sáng tác của nhà văn Bùi Tự
Lực, đặc biệt là các tác phẩm của nhà văn viết cho thiếu nhi. Thanh Quế viết:
“Bùi Tự Lực, một trong những cây bút xuất hiện khá muộn, so với những người
cùng thời. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, với vài tập sách mỏng, anh đã
nhanh chóng được nhiều người biết như một cây bút chuyên thiếu nhi, về đề tài

truyền thống cách mạng. Đặc biệt, trong đó, tác phẩm Nội tôi (truyện vừa 2001)
được tặng giải nhì của Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2001 đã được tái bản
nhiều lần. Nội dung tác phẩm này, có tính chất tự truyện của người cháu (tức
là Bùi Tự Lực) viết về bà nội mình, một Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bằng
giọng văn xúc động, giàu chi tiết sống, Bùi Tự Lực đã dựng lên hình ảnh một
Bà mẹ Việt Nam anh hùng vô cùng sống động và riêng biệt không lẫn với các
bà mẹ khác. Ngoài Nội tôi, Bùi Tự Lực còn có các tác phẩm viết về thiếu nhi
khác như: Trên nẻo đường giao liên (Giải A, của Hội Liên hiệp Văn họcNghệ thuật thành phố Đà Nẵng, năm 2003) và tập truyện ngắn Cái ống phốc
và trái banh chuối, năm 2005” [Những trang viết mơ ước hướng về trẻ thơ Phương Mai - />Ở một bài viết khác, Nội tôi, một tác phẩm chân thực và xúc động, nhà
văn Thanh Quế một lần nữa đã có những đánh giá rất khách quan về giá trị
của tác phẩm. Đồng thời, qua đó, ông cũng đã ghi nhận những thành công
đáng mừng của Bùi Tự Lực khi viết tác phẩm này. Nguyễn Minh Khôi có viết
2


bài in trên báo Đà Nẵng cuối tuần tháng 5/2001) với nhan đề Những con chữ
của lòng hiếu thảo. Với sự nhìn nhận tinh tế và khách quan khi tiếp cận với
tác phẩm Nội tôi, người viết đã nêu lên những nét đặc sắc làm nên thành công
của tác phẩm này. Trong một bài viết khác, “Những ký ức tuổi thơ làm bệ
phóng cho trang văn”, tác giả Phan Hoàng khẳng định: “Những ký ức tuổi thơ
chân thực và đầy ám ảnh trong những trang viết của anh đã khiến người đọc
nghẹn ngào xúc động. Điền này khiến người ta dễ hiểu vì sao tác phẩm này
từng được trao giải cao về văn học trẻ em và được Nhà xuất bản Kim Đồng
tái bản đến 6 lần trong hơn 15 năm qua” ( Phan Hoàng cho rằng, chính
từ bi kịch mà con người lớn lên, và với Bùi Tự Lực cũng chính từ bi kịch thời
thơ ấu đã giúp anh viết nên câu chuyện day dứt lòng người. Một lần nữa ký ức
tuổi thơ đã trở thành bệ phóng cho trang văn, bởi nếu không trải qua thời thơ
ấu với bà nội trong hoàn cảnh khắc nghiệt thì cuộc đời người thầy giáo hiệu
trưởng và phó giám đốc kho bạc huyện ở xứ Quảng là Bùi Tự Lực có thể đã
chuyển sang một hướng khác [Phan Hoàng, Nguồn Văn nghệ số 34/2018]

Cho đến hiện nay, những đánh giá, bình luận của giới nghiên cứu, phê
bình và bạn đọc về tác phẩm “Chó hoang” của Bùi Tự Lực mới chỉ dừng lại ở
những nhận định, đánh giá nhỏ lẻ.
Trên thực tế, “Nội tôi” và “Chó hoang” của Bùi Tự Lực đều nhận được
sự chào đón khá nồng nhiệt của bạn đọc nhỏ tuổi, thiện cảm từ giới phê bình.
Tuy nhiên, số lượng bài viết tìm hiểu cụ thể về hai tác phẩm này còn rất hạn
chế. Khoảng trống đó là tiền đề giúp chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Thế giới nhân vật trong hai tập truyện “Nội Tôi” và “Chó Hoang” của Bùi
Tự Lực”. Qua đề tài này, chúng tôi hi vọng bước đầu có được những hiểu biết
về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn khá chuyên tâm viết
cho trẻ em Việt Nam.
3. Mục đích - Phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Khóa luận bước đầu khám phá thế giới nhân vật trong hai tập “Nội tôi”
và “Chó hoang” của nhà văn Bùi Tự Lực, trên các phương diện: nhân vật con
người, nhân vật loài vật….
3


- Trên cơ sở đó, khóa luận chỉ ra tác dụng của việc xây dựng các hình
tượng nhân vật trong “Nội tôi” và “Chó hoang đối với sự phát triển của trẻ em.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hai tập truyện “Nội tôi” và “Chó hoang”.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, đánh giá.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm
những phần như sau:

Chương 1: Những phương diện cơ bản về thế giới nhân vật trong “Nội
tôi” và “Chó hoang” của Bùi Tự Lực
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “Nội tôi” và “Chó
hoang” của Bùi Tự Lực

4


CHƯƠNG 1: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ THẾ GIỚI
NHÂN VẬT TRONG NỘI TÔI VÀ CHÓ HOANG CỦA BÙI TỰ LỰC
1.1. Vài nét về nhà văn Bùi Tự Lực và tác phẩm
1.1.1. Nhà văn Bùi Tự Lực
Nhà văn Bùi Tự Lực có bút danh là Tự Lực, Ngọc Vy. Ông sinh ngày
9/10/1954, quê quán ở Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nhưng hiện tại
ông sống và làm việc ở Thành phố Đà Nẵng.
Từ năm 12 tuổi, Nhà văn Bùi Tự Lực đã tham gia Cách Mạng và làm
giao liên. Năm 1968, ông ra Bắc học ở các trường ở Thái Bình, Đông Triều.
Sau đó ông vào học Cao đẳng Sư Phạm rồi Khoa Triết học Trường Tuyên
huấn Trung ương I, Hà Nội.
Bùi Tự Lực từng nói: “Tôi yêu văn chương từ nhỏ, mới 5 - 6 tuổi đã
thuộc lòng truyện thơ “Lục Vân Tiên” và “Thoại Khanh Châu Tuấn” nhờ qua
giọng diễn ngâm và hát ru của bà nội. Từ khi học lớp 4 tôi đã tập làm thơ
(mới học lớp 4 nhưng tôi đã 15 tuổi, vì con nhà nghèo thất học). Làm thơ đọc
cho bạn bè chơi có hàng trăm bài giữ làm kỉ niệm. Mãi đến năm 45 tuổi, bạn
bè hối thúc và động viên, tôi mới dám liều mình in tập thơ đầu tay: Mùa hoa
bưởi (NXB Đà Nẵng-1999), nhà thơ Thanh Quế viết lời giới thiệu”. Sau một
thời gian ra mắt độc giả tập thơ Mùa hoa bưởi, Bùi Tự Lực có rất nhiều cơ hội
gặp gỡ và giao lưu rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Đà Nẵng; đặc biệt là Nhà thơ
Thanh Quế - một đàn anh đã gắn bó với tác giả trong suốt những chặng đường
đã qua. Nhà thơ Thanh Quế đã khuyên tác giả nên chuyển sang viết văn, viết

về chính cuộc đời mình, viết về chính những gì mình đã đi qua, có như vậy
mình sẽ có được những cảm xúc thật sự. Cũng chính từ những lời khuyên
chân thành này, Bùi Tự Lực đã có sự chuyển hướng trong lối viết. Tác giả
hướng sự nghiệp văn chương của mình vào mảng viết truyện ngắn. Người đầu
tiên mà xuất hiện trong kí ức của ông chính là bà nội, người mà đã gắn bó,
gần gũi yêu thương ông trong suốt những năm tháng tuổi thơ. Có thể thấy rõ
được nền tảng văn chương của tác giả đã được hình thành ngay từ những năm
tháng tuổi thơ. Tác giả ở với bà nội, bà thuộc rất nhiều bài thơ và thường diễn
5


ngâm cho tác giả nghe. Cũng chính bà đã nuôi dưỡng nguồn cảm hứng văn
thơ trong tâm hồn tác giả.
Bùi Tự Lực từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Chi Hội Phó Hội Nhà
văn Việt Nam tại Đà Nẵng, Hội viên Hội nhà văn Đà Nẵng (Ủy viên BCHChủ tịch Hội đồng văn xuôi), PGĐ kho bạc nhà nước cấp quận…
- Những tác phẩm đã xuất bản của Bùi Tự Lực:
+ Tập thơ Mùa hoa bưởi (1990);
+ Nội tôi (2001);
+ Trên nẻo đường giao liên (2003);
+ Ba tập truyện ngắn: Cái ống phóc và trái banh chuối (2005); Ngôi
nhà chỉ một lần mở cổng (2005); Chiêm bao (2008);
+ Tập thơ Nói chuyện một mình (2010)…
- Bùi Tự Lực cũng đạt được nhiều giải thưởng văn học danh giá:
+ Giải A của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật TP Đà Nẵng cho truyện
vừa “Trên nẻo đường giao liên”- Tác phẩm được xuất bản năm 2003.
+ Giải B của Nhà Xuất Bản Kim Đồng trong cuộc thi vận động sáng
tác truyện, tranh thiếu nhi 1999 - 2000 cho truyện vừa Nội Tôi.
+ Giải B của Tổng cục Bưu điện Việ Nam cho Truyện ký “Tình đồng
đội”- Viết về kỉ niệm sâu sắc ngành Bưu điện 1930 - 2000 (Khu Miền TrungTây Nguyên).
+Giải B của Liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng cho thơ “Tiếng

mưa” năm 2001;
+ Giải thưởng của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật TP Đà Nẵng cho ký
văn học: “Đem theo cái tâm đi làm tín dụng”.
+ Giải C của Tổng cục Bưu điện Việt Nam cho truyện ký “Tình đồng
đội”- Viết về kỉ niệm sâu sắc của ngành bưu điện 1930 - 2000;
+ Giải thưởng của tạp chí Non nước cho bút ký “Nơi trả lại phần đời
hao khuyết” năm 2006;

6


+ Giải thưởng Văn học- Nghệ thuật TP Đà Nẵng lần thứ nhất (1997-2005);
+ Giải thưởng của tạp chí Non Nước cho truyện ngắn “Bài học giảng
đường” năm 2008;
+ Giải thưởng của Hội Nhà văn Đà Nẵng cho tác phẩm “Chiêm bao”
năm 2008.
1.1.2. Hai tập truyện “Nội tôi” và “Chó hoang”
Tập truyện vừa “Nội Tôi” được in lầu đầu tiên vào tháng 2/2001 và
ngay trong năm ấy đã tái bản liên tiếp 3 lần (Tủ sách vàng, Tủ sách Nhà Nước
tài trợ để TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh in cho trường THCS vùng sâu, vùng
xa và Tủ sách giải thưởng). Đến nay đã rất nhiều năm, “Nội Tôi” đã được tái
bản rất nhiều lần, mỗi lần in có thay đổi về hình thức mẫu bìa khác nhau với
số lượng lên tới hàng vạn cuốn.
“Nội tôi” là tác phẩm bao gồm những câu chuyện nhỏ ghép lại, là tác
phẩm văn xuôi đầu tay của tác giả Bùi Tự Lực. Nội Tôi được viết lại một cách
chân thực và rõ ràng, giống như một truyện tự thuật mà tác giả đã viết về
chính bà nội của mình và về cuộc đời của chính mình.
Mười lăm mẩu truyện ngắn viết về bà nội được tác giả hoàn thành chỉ
trong vòng một tháng. Đó là những câu chuyện có thật về cuộc đời của mình
được Bùi Tự Lực kể lại một cách rất tự nhiên với ngôn từ mộc mạc, văn

phong giản dị đời thường… khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng dễ hiểu.
Mười lăm mẩu truyện ngắn đó mang gộp lại thì tự nhiên lại thành một câu
chuyện dài có sự lo-gic và mối liên hệ rõ ràng. Chính vì vậy nên nó sắp xếp
lại và tạo nên một tryện vừa hoàn chỉnh, mang ý nghĩa sâu sắc và chứa đựng
tình cảm của người cháu dành cho bà, tập truyện có tên “Nội tôi”.
Nhân vật bà nội trong truyện chính là Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Lê
Thị Đỉnh. Ngay từ khi ông chưa sinh ra Cha đã đi làm Cách Mạng, rồi khi ông
vừa lớn mẹ đã phải sang ngang cũng vì hoàn gia đình éo le, một sự kiện quan
trọng như vậy nhưng đối với ông lúc bấy giờ việc mẹ đi lấy chồng khác cứ
giống như việc mẹ chỉ đi chợ nên vắng nhà. Tuổi thơ ông hồn nhiên, ngây thơ
trôi qua trong sự mơ hồ về hình ảnh mẹ. Nghe tới đây, trong lòng người đọc
như thấm hơn cái nỗi niềm chua xót, cậu bé lúc bấy giờ còn quá nhỏ, chẳng
7


hiểu được vì sao mẹ đi lấy chồng. Từ ngày mẹ lấy chồng, mẹ vẫn hay gửi quà
bánh về cho con, người mẹ tần tảo sớm hôm ấy trong lòng vẫn luôn thương
nhớ con nhỏ, vẫn một lòng một dạ hướng về gia đình.
Bùi Tự Lực được sống với bà từ khi còn nhỏ, tuổi thơ ông đầy ắp những
yêu thương, sự chăm ẵm, cưng chiều của bà nội. Bà bồng cháu, đưa cháu vào
giấc ngủ trong lời ru à ơi thân thương tự thuở nào. Đâu đó người đọc có thể
hình dung ra cảnh hai bà cháu sống côi cút ngày ngày, thoáng trong suy nghĩ
thôi cũng khiến con người ta xót xa tận đáy lòng. Bà luôn dành cho cháu những
điều tốt đẹp nhất, bà dạy cho Lực biết yêu thương người cha vì đất nước mà đi
làm Cách Mạng, bà cũng dạy cho Lực biết yêu thương và kính trọng mẹ, cũng
chỉ vì hoàn cảnh gia đình éo le mà mẹ phải bỏ con đi lấy chồng khác. Đến mãi
sau này khi lớn hơn Lực mới hiểu vì đâu mà mẹ phải đi lấy chồng khác. Lời ru
của mẹ năm ấy như vẫn còn vang lên trong cậu con trai bé bỏng: “Có cha có
mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn đứt dây” [4. Tr 5], lời ru ấy như
tiếng lòng khắc khoải của người mẹ, dù biết đau đớn, dù biết xót xa nhưng

vẫn phải dứt áo ra đi.
Trong những ngày kháng chiến, bà luôn là hậu phương vững chắc cho
Cách mạng. Theo lời kể từ các cụ ông bà cùng thời với bà nội thì ngày đó bà
là người con gái họ Lê đẹp nhất xứ Đông Tiễn với bao nhiêu tài năng mà
những người con gái khác mơ ước: bà giỏi ca hát, đối đáp nổi tiếng khắp
vùng, cũng chính vì những điều này mà biết bao nhiêu chàng trai đã phải ngã
ngựa trước bà. Thời lúc bây giờ một người con gái như bà đâu dễ thấy. Rồi bà
gặp ông, bấy giờ ông là một pháp sư trẻ có điếu đóm theo hầu. Nhưng người
con gái ấy vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của một người anh hùng
Cách Mạng. Rồi bà lấy ông, thật chớ trêu thay gia đình gặp tai biến bất ngờ,
ông nội mất sớm khi bà còn chưa tới tuổi ba mươi. Ở đời thật nhiều nỗi xót
xa, cái tuổi xuân xanh mơn mởn ấy, bà đã phải sống trong cảnh éo le lẻ bóng
một mình “Một mình bà chống chèo cùng bác Cả nuôi bảy người con trưởng
thành nên gia thất và tất cả đều quyết chí đi theo Cách Mạng” [4. Tr 15]. rồi
bà dạy cho Lực phải biết “vót chông để chống bọn địch đêm rình mò quanh
nhà”, bà cấm Lực không được “ăn một miếng của kẻ thù cho”, bà dạy Lực
biết cách tích trữ lương thực, thực phẩm để nuôi các chiến sĩ Cách Mạng
8


đang chiến đấu, bà dẫn Lực đi vào trại cải huấn cùng “Không được, cứ mẹ đi
mô thì nó phải theo đó; nhà nầy còn mỗi mình nó chưa phải đi tù, dẫn nó theo
cho nó biết” [4. Tr 44], bà còn nói cho Lực nghe cách tấn công kẻ thù. Bà làm
như vậy cũng vì giữ gìn truyền thống gia đình và hơn cả là muốn rèn luyện
cho Lực lớn lên thành một chiến sĩ Cách Mạng. Chính nhờ sự dạy dỗ của bà
từ những ngày thơ ấu, Lực đã lớn lên và trưởng thành trước tuổi và sớm trở
thành chiến sĩ Cách Mạng nhỏ tuổi.
Bằng những từ ngữ hết sức bình dị, những hình ảnh và ngôn từ chân
thực tác giả Bùi Tự Lực đã xây dựng được trước mắt người đọc đặc biệt là
những thính giả nhỏ tuổi những nhân vật rất gần gũi với đời sống, đó là hình

ảnh người bà mang đậm dấu ấn ở làng quê mộc mạc, ngày ngày bà lo cho
cháu từng bữa ăn, đưa cháu vào giấc ngủ bằng lời ru à ơi ngọt ngào, hai bà
cháu sống nhờ vào mảnh vườn… Bên cạnh đó tác giả còn đưa vào tiềm thức
những thính giả nhỏ tuổi hình ảnh một người bà với tấm lòng yêu nước, luôn
chăm lo cho các chiến sĩ Cách Mạng, căm thù giặc sâu sắc… Hình ảnh bà lúc
bấy giờ chính là hiện thân chân thực của một Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Và
đúng là chỉ có những người trong cuộc mới có thể tái hiện những mảnh ghép
chân thực và xúc động đến như thế. Cũng chính vì vậy người ta mới nói vốn
sống quan trọng với những nhà văn biết nhường nào. Sự từng trải đã mang lại
cho tác giả những cảm xúc chân thực mà đi vào lòng người, đã khiến cho các
thính giả nhỏ tuổi hiểu được một cách sâu sắc hơn về nội dung câu chuyện.
Viết cho thiếu nhi mà cụ thể là cho các bạn đọc nhỏ tuổi, Bùi Tự Lực đã
dành khá nhiều tâm huyết cho lĩnh vực này. Bên cạnh tác phẩm đặc sắc “Nội Tôi”
thì tác giả còn dành cho các bạn nhỏ một tập truyện có tên “Chó Hoang”. Tập
truyện “Chó Hoang” là tác phẩm văn học thứ 9 của Nhà văn Bùi Tự Lực. Nhân
vật chính trong tác phẩm “Chó Hoang” được người đọc biết đến chính là con Vằn.
Con Vằn lúc đầu xuất hiện là “Một con chó cái gầy nhom, thân hình dài nhằng,
chân cao, tai chĩa về phía trước trông giống như hai cái sừng” [3. Tr 5]. Con chó
lạ xuất hiện ở ngã tư Nguyễn Thị Lập - Ngô Đức Kế đã để lại cho những người
dân sinh sống quanh đây rất nhiều những điều nghi vấn, hoài nghi và có xen cả
sự lo lắng: Người ta không biết con chó lạ này từ đâu đến, không biết chủ nó là
ai và nhà nó ở đâu. Nhìn dáng dấp gầy nhom đến tội nghiệp của nó mà người ta
9


không khỏi thấy thương cảm. Mặc dù có những người chỉ lấy câu chuyện con
chó lạ để có câu chuyện nói cho vui, nhưng lúc bấy giờ con chó lạ chính là mối
quan tâm của rất nhiều người. Chỉ bằng những chi tiết rất chân thực và đời
thường: “một con chó lạ xuất hiện ở một khu dân cư” tác giả đã lấy được ở
người đọc, đặc biệt là những thính giả nhỏ tuổi sự đồng cảm và tình yêu thương

đối với những loài động vật.
Con chó lạ đó vốn là một con chó quý. Từ ngày nó sống lẩn quất tại
bãi cỏ hoang khu dân cư mới thì mọi người gọi nó là Vằn, con Vằn “đi
hoang”. Mọi người gọi nó là con Vằn đi hoang cũng bởi lẽ nó là một con
chó rất kì lạ từ trước đến nay mà chẳng mấy ai thấy. Tất cả mọi người ai
cũng tỏ ra thương cảm, nhìn dáng vẻ tiều tụy của nó ai cũng muốn cho nó
thức ăn để khói đói nhưng không ai gần được với nó, chỉ cần phát hiện có
người tới gần là ngay lập tức con Vằn chạy ngay. Tác giả còn ví con Vằn
như có đôi mắt đằng sau quả là không sai. Mọi người ở đấy không ai có thể
ná bắt và hiểu được tâm lí con Vằn, chẳng ai hiểu nổi vì sao nó cứ xa lánh và
luôn đề phòng con người như vậy. Và cũng chính ở bãi cỏ hoang ấy nó đã
sống cuộc đời của một con chó hoang, may thay rồi nó cũng bị tình thương
của ông bà giáo thuần hóa, rồi cả hai lần mà nó sinh đẻ đều thuận lợi vì đều
được ông bà giáo chăm sóc, lo lắng. Song không phải vì vậy mà con Vằn
thay đổi tâm lí, nó khác hẳn với bản năng của những con chó bình thường,
nó luôn tỏ rõ thái độ xa lánh con người. Mặc dù trong lòng nó rất biết ơn
ông bà giáo đã che chở, yêu thương mẹ con nó. Con Vằn là một giống chó
rất thông mình, nó luôn theo dõi và hướng về ông bà giáo, vì nó biết ông bà
giáo là người mà nó mang ơn rất nhiều. Sự theo dõi của con Vằn đã cứu
mạng sống của ông giáo, lần đó mà không có con Vằn thì không biết ông
giáo ra sao. Con Vằn ra đòn sát thủ bằng một tuyệt chiêu: “con Vằn co cong
người như cánh cung, rút bốn chân chụm lại, dồn công lực bằng một cú giẫy
đạp phá bung ra cực mạnh” [3. Tr 153] cú đá của nó đã cắt đứt đầu con rắn
độc và cứu được ông giáo già. Sau chuyện đó, tưởng chừng như nó sẽ ở lại
với ông bà giáo già và sống cùng với đàn con mà nó yêu thương, nhưng
không “Con Vằn bật dậy xé vòng người lao vọt ra bãi cỏ. Ông giáo chạy
đuổi theo nhưng con vằn đã mất bóng” [3. Tr 153]…

10



Vì cớ đâu mà con Vằn lại có những cư xử không bình thường như vậy,
nó vốn rất quan tâm đến ông bà giáo mà, nó cũng rất yêu thương các con nó
đứt ruột đẻ ra mà,… xuyên suốt cả 10 chương đầu tập truyện, người đọc vẫn
không tài nào giải thích được vì đâu mà con Văn luôn luôn xa lánh và có thái
độ cảnh giác với con người đến vậy. Mãi đến chương 11 khi tác giả tái hiện
cuộc gặp vô tình của cô gái và con Vằn thì điều thắc mắc bấy lâu nay mới
được giải đáp. Hóa ra con Vằn chính là con My, từng là một con chó nhà rất
khôn và thông mình, nó từng được sống yên ấm trong một gia đình ông tiến
sĩ và là người bạn thân thiết của con trai vợ chồng ông ấy là cu Phước. Thế rồi
thật không may, một tai họa đã ập đến bất ngờ với con My: một lần cậu con
trai cu Phước muốn chạy qua đường, con My đã níu cậu con trai lại, chẳng
may làm cậu bé ngã, mặt cậu bé bị trầy xước, mũi chảy máu. Ông tiến sĩ vì
thương xót con mà cầm ngay chiếc bơm xe đạp đánh My túi bụi, ông đánh
con My tới nỗi nó bị ngất đi và tưởng là nó đã chết, ông mang vứt nó vào một
bãi rác ven đường. Cũng may nhờ hơi đất, hơi gió, con My vẫn còn được sống
xót, nó tỉnh dậy và từ đó xa lánh con người…
Những bước chân vô hình của Con Vằn chạy vù ở bãi hoang, lướt
nhanh trên các con phố nhỏ như len lỏi vào tâm trí độc giả sự vô cảm và tình
thương của con người trước loài vật. Chỉ bằng những câu từ hết sức đơn giản,
những hình ảnh vô cùng mộc mạc… tác giả đã tái hiện trước mắt trẻ thơ hình
ảnh một con chó lạ tiều tụy đến đáng thương nhưng cũng rất trung thành và
tình nghĩa; bằng ngôn ngữ chân thực tác giả đã khắc họa được rõ nét nội tâm
của con Vằn, vì đâu mà con Vằn lại cư xử lạ đến như vậy. Thông qua đó tác
giả muốn gửi tới người đọc đặc biệt là những tâm hồn trẻ thơ thông điệp về
tình thương: Hãy yêu thương con người, yêu thương loài vật, bởi chỉ khi cuộc
sống có tình thương chúng ta mới hạnh phúc.
1.2. Một số đặc điểm thế giới nhân vật trong “Nội tôi” và “Chó hoang”
1.2.1. Thế giới loài người
Văn học là mảng tri thức rất cần thiết trong cuộc sống của con người,

đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Với tư cách là một lĩnh vưc văn hóa, văn học đã có
mặt trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ em ngay từ những buổi đầu

11


tiên đến trường. Thông qua những câu chuyện, những bài thơ, những bài đồng
dao… văn học đã mang lại cho trẻ những hiểu biết cơ bản về chính bản thân
mình, về cuộc sống xung quanh, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách
của trẻ. Chính tầm quan trọng của văn học rất to lớn đối với sự phát triển của
trẻ em như vậy nên việc lựa chọn các tác phẩm văn học để đưa vào chương
trình giáo dục trẻ được thực hiện hết sức nghiêm ngặt để có thể đưa đến cho
trẻ những tác phẩm phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi.
Bùi Tự Lực đã có một tuổi thơ giản dị nhưng cũng không kém phần dữ
dội. Điều này đã khiến cho hai tác phẩm “Nội Tôi” và “Chó Hoang” mang
nét văn phong giản dị, gần gũi, ngôn từ mộc mạc và lôi cuốn được những bạn
đọc nhỏ tuổi. Trong “Nội Tôi”, điều này lại càng được thể hiện một cách rõ
ràng và sâu sắc. Tuổi thơ ông gắn liền với hình ảnh bà nội, ngày đó chiến
tranh đã qua đi nhưng nỗi đau vẫn còn thể hiện trong mỗi con người, sự khốc
liệt vẫn còn trên từng tấc đất. Giống như bao nhiêu đứa trẻ lúc bấy giờ, tuổi
thơ ông bị nhấn chìm trong tiếng bom đạn, những tiếng pháo nổ vang bất
thình lình, gia đình của ông rơi vào nghịch cảnh phân ly, cuộc sống sớm chiều
chỉ có hai bà cháu sống côi cút. Tự thuở nhỏ ông đã thiếu vắng vòng tay mẹ,
không được mẹ ấp ôm mỗi đêm gió lạnh về. Nhưng cũng may thay, cậu bé ấy
cũng được bù đắp phần nào bởi có bà nội chăm ẵm, bế bồng, thương yêu. Cậu
bé cứ lớn lên từng ngày bên lời ru của bà nội, bên tình làng nghĩa xóm. Hai bà
cháu sống dựa vào nhau, cậu bé lớn lên, bà dạy cậu bé biết yêu thương chiến
sĩ, bà nội nói cho cậu hiểu những việc mà bà làm rồi dạy cậu bé làm Cách
Mạng và khi lớn lên bà cho cậu bé đi theo Cách Mạng. Những kí ức về ngày
xưa ấy vẫn tươi xanh khiến người ta thương nhớ đến quạnh lòng, ông lại cảm

thấy lòng mình đầy khao khát cháy bỏng… điều này đã thôi thúc ông viết về
những kí ức đẹp ấy. Và đấy chính là lí do ông cho ra đời tập truyện ngắn “Nội
tôi”. “Nội Tôi” đã cho người đọc biết thêm một huyền thoại về những người
mẹ Việt Nam anh hùng, những con người kiên cường, bất khuất, vì đất nước
mà hi sinh cả chính bản thân, gia đình mình. Đọc tác phẩm người đọc không
khỏi nghẹn lòng vì sự hi sinh vô cùng to lớn của người bà, người mẹ,… Tập
truyện “Nội Tôi” được nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét là “Một nguồn sống
tinh thần vĩnh cửu, một kỉ niệm bất diệt với tuổi thơ”. Không khó để ta có thể

12


tìm thấy hình ảnh những chiến sĩ hy sinh bản thân mình về tổ quốc nhưng
hình ảnh những người bà, người mẹ hy sinh rất nhiều vì Cách Mạng lại là
không nhiều. Đó là một hình ảnh đáng trân trọng, một tấm gương đáng để
người đời nhìn vào. Trong bài hát Huyền thoại mẹ Trịnh Công Sơn viết:
“Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.”
Từ những đêm thâu ấy, biết bao nhiêu hình ảnh của người mẹ đã được
đắp xây. Những người mẹ tần tảo sớm hôm lo cho con từng bữa ăn, những
người mẹ thức thâu đêm mang đến bên con lời ru à ơi ngọt ngào đưa con vào
giấc ngủ say nồng, rồi cả những người mẹ với đôi vai gầy gánh vác cả gia
đình… đó là những người mẹ trong cuộc sống đời thường mà ta vẫn thường
bắt gặp. Họ cũng rất đáng trân trọng, đáng để những người con phải biết ơn.
Nhưng người bà, người mẹ trong “Nội Tôi” của Bùi Tự Lực còn đặc biệt hơn
rất nhiều. Họ cũng giống như những người phụ nữ trong cuộc sống thường
ngày, nhưng ngoài ra họ còn hi sinh cả chính bản thân, chính ruột thịt và cả
gia đình mình vì đất nước. Đó chính là người bà, người mẹ trong truyện ngắn
“Nội Tôi”, những hình ảnh đó đã gắn sâu vào kí ức tuổi thơ của tác giả nên dù
cũng đã mấy chục năm trôi qua nhưng khi tác giả đặt cây bút về tuổi thơ là kí

ức lại ùa về như dòng thác lũ, những hình ảnh về bà nội - một người anh hùng
can đảm, mưa trí lại hiện ra trong tâm trí tác giả.
Một câu chuyện giữa biết bao nhiêu câu chuyện về những người mẹ
Việt Nam anh hùng. Ở giữa thời chinh chiến loạn lạc đó, có biết bao nhiêu
những bà mẹ như vậy, họ sống một đời tần tảo sớm hôm, cam chịu như hy
sinh mãnh liệt, mất mát của bản thân nhưng đặc biệt hơn cả là bà nội của tác
giả, nhân vật chính trong tập truyện “Nội Tôi”. Tập truyện ngắn “Nội Tôi”
của Bùi Tự Lực được xem là một tác phẩm tự truyện, gồm những mẩu truyện
nhỏ bao gồm những tình tiết phát triển theo logic và có mối liên hệ chặt chẽ
xung quanh nhân vật người bà tạo thành một tập truyện.
Ngày ấy cha của Bùi Tự Lực tham gia hoạt động Cách Mạng rồi bị địch
bắt đi, sau khi thoát khỏi sự vây hãm của kẻ thù thì cha của tác giả tiếp tục
vào chiến đấu ở mảnh đất Quảng Nam. Rồi mẹ, mẹ vì hoàn cảnh gia đình éo

13


le, để giữ lại truyền thống và dòng giống gia đình Cách Mạng nên mẹ phải đi
lấy chồng khác “Để tránh chịu tiếng “li khai cộng sản” lấy Việt gian và giữ
được con, không còn cách nào khác bà và các bác đành lòng chấp nhận phải
bỏ rơi một con người, để giữ lấy truyền thống và dòng giống gia đình Cách
Mạng. Và mẹ con chỉ còn cách chọn con đường nhận lời lấy một người làng
bên để tránh sự nhòm ngó của bọn chúng”. Gia đình tác giả lúc bấy giờ rơi
vào cảnh éo le, căn nhà vắng bóng mẹ cha. Tác giả năm ấy mới chỉ là cậu bé 4
tuổi, hai bà cháu sống côi cút giữa vùng địch tạm chiến trong cảnh ngặt
nghèo. Cuộc sống thiếu thốn hơi ấm mẹ cha nhưng bù lại cậu bé nhận được
sự yêu thương, lo lắng của người bà. Được bà nuôi dạy và cũng là một cậu bé
ngoan ngoãn, Bùi Tự Lực tự nhận thức được hoàn cảnh gia đình nên luôn tự
giác giúp bà những công việc nhà vừa sức mình để có cái ăn cái mặc và đi
học. Dù phải đến trường rất muộn so với bạn cùng lứa, nhưng cậu bé luôn tự

ý thức được việc học hành và không để bà phải lo lắng. Đến năm 12 tuổi thì
cậu bé được bà đồng ý cho đi làm giao bưu “Từ ngày đó cơ quan giao bưu
huyện Thăng Bình có một chiên sĩ nhí vừa bước vào tuổi mười hai” [4. Tr 58]
Cả cuộc đời tần tảo sớm hôm, chăm chỉ làm ăn, cần mẫn nuôi dưỡng
con cái, ấy là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam truyền thống, người bà trong
“Nội tôi” của Bùi Tự Lực ngoài những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ
truyền thống, bà còn có sự can đảm, mưu trí và thực sự là một bà mẹ Việt
Nam anh hùng.
Đọc phần “Cần đi tù”, người đọc có lẽ không chỉ cảm phục người phụ
nữ can đảm, dũng cảm, giỏi giang, nặng nghĩa tình tương thân tương ái, mà còn
cảm thấy vô cùng thích thú bởi cái sự thông minh, rắn rỏi, gan lì của bà nội.
Những việc làm rất bình thường, nhỏ bé nhưng lại vô cùng cao thượng
và mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của bà nội đều để lại những kí ức khó quên
trong tâm hồn trẻ thơ của tác giả, và đó cũng là một điều không thể thiếu trong
quá trình hình thành tâm tư nhân cách của một đứa trẻ đang bắt đầu bước ra thế
giới bên ngoài với đầy những sự tò mò, bối rối. Bởi thế, khi đọc Nội Tôi người
đọc như chìm đắm vào thế giới những ngày tuổi thơ, những năm tháng lớn lên
trong chiến đấu ác liệt, các bạn nhỏ như được bước vào một thế giới rộng lớn
bằng như bài học giản dị, những lời dạy mộc mạc mà sâu lắng.
14


Nói về cuộc sống những ngày đó, bom đạn ác liệt đến rợn người, tiếng
mìn nổ còn vàng xa khắp các làng quê, ấy vậy mà tập truyện ngắn có rất nhiều
những khoảnh khắc vô cùng nên thơ. Cảnh bà nội ngồi uống rượu ngoài hiên
nhà khi trăng soi sáng vằng vặc, hay giọng hát ru khàn khàn êm đềm của bà
nội… là sự đọng lại đầy tinh tế và đẹp đẽ trong kí ức của tác giả. Người đọc
cảm nhận được tinh thần lạc quan của hai bà cháu cả trong những ngày cuộc
sống thiếu thốn nhiều về vật chất và tinh thần như vậy. Và đó cũng chính là
những chi tiết tạo được sự rung động mãnh mẽ trong lòng độc giả, về một thời

đại rất xa xoi nhưng vẫn hiện hữu đầy những khoảnh khắc sống động qua
ngôn ngữ giản dị, thật thà mà đầy xúc động của nhà văn.
Chắc hẳn những hình ảnh về đời sống và thế giới xung quanh trong tác
phẩm rất đỗi xa lạ với những bạn nhỏ được sinh ra và lớn lên trong thời bình,
nhưng người bà trong truyện dài Nội Tôi có lẽ là hình ảnh người bà của tất cả
những ai may mắn được có bà và được gặp gỡ bà trong cuộc đời. Đó là người
bà giản dị với tình yêu thương con cháu vô cùng, hết lòng chăm lo cho cháu
và điều đó đã trở thành điểm sáng lấp lánh, lan tỏa đến khắp mọi người. Cuộc
đời của nội trải qua biết bao thăng trầm, biết bao khó khăn cùng cực, nhưng
nội vẫn luôn sống một đời xứng đáng là biết bao tấm gương cho thế hệ trẻ,
được tất cả mọi người yêu quý và tôn trọng. Cuộc đời nội giản dị như vậy
nhưng lại có biết bao câu chuyện kì lại đi vào huyền thoại bao quanh. Đến cả
sự ra đi của nội cũng là một điều bí ẩn, trở thành sự thắc mắc của biết bao
người, rồi phải rất lâu sau những năm tháng hòa bình, tác giả cùng gia đình
mới tìm được lời giải đáp.
Cả cuộc đời bà sống vì Cách Mạng. Bà làm những công việc hằng ngày
tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng chính là những việc làm giúp cho
Cách Mạng “Theo như cách bà nội làm thì tất cả những loại rơm rạ, cây lá,
rác thải… đều có thể đốt thành tro hoặc hun khói với phân bò, phân trâu là trở
thành phân bón” [4. Tr 38]. Công việc hằng ngày của bà người ngoài nhìn vào
chỉ hiểu là bà đang đốt rơm rạ để thành phân bón cho ruộng vườn, chẳng ai
hiểu được ý nghĩa sâu xa đó cả. Kể cả là cậu bé Lực, cậu cũng chỉ biết rằng bà
gom nhặt lá để đốt thành tro bón cho vườn cây xanh tốt. Mãi đến nă 1964, quê
hương được giải phóng, cậu bé mới được bà nói cho biết về ý nghĩa sâu xa
15


của việc bà đốt rác làm phân “Trước đây bà đốt rác làm phân nhưng là khói
lửa truyền tin của bà đấy con ạ” [4. Tr 41]. Hóa ra, việc làm tưởng chỉ là bình
thường của bà lại là công việc truyền tin giúp cho các chiến sĩ Cách Mạng lấy

được lương thực, tiếp sức cho Cách Mạng. Trong những ngày chiến đấu bà
luôn là hậu phương vững chắc cho các chiến sĩ cả về mặt vật chất và tinh
thần. Bà quả đúng là một người phụ nữ can đảm và đầy mưu trí “Sau này lớn
lên, nhớ lại những việc làm của bà nội ngày ấy, tôi đoán là ngày xưa chắc bà
có đọc sách kể nhiều chuyện bên Tống, bên Tàu, nên mới nghĩ được đa kế,
nhiều mưu đến thế” [4. Tr 41].
Trong tập truyện “Nội Tôi”, nhân vật bà nội là điểm sáng nổi bật nhất,
bà là một người phụ nữ can đảm, mưu trí và cũng hết mực thương con cháu.
Bên cạnh đó không thể không nhắc tới người mẹ của Lực. Tuy là không được
nhắc tới nhiều trong cả tập truyện nhưng bạn đọc có thể bắt gặp hình ảnh
người mẹ ngay ở những trang đầu tiên. Đó là một người phụ nữ có nhan sắc,
tần tảo sớm hôm để lo cho gia đình. Lời các cụ truyền lại quả là không sai,
hồng nhan thì bạc phận. Vốn đã phải sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn,
vất cả đủ đường “Hằng ngày, mẹ dậy từ tờ mờ sáng, lo nhổ giá sắm sửa gánh
xuống chợ Vinh Huy bán, chiều về quảy một gánh gồm mắm, muối, dưa cà…
bán dạo quanh xóm” [4. Tr 1]. Nhưng rồi vì giữ lại truyền thống và dòng
giống gia đình Cách Mạng mà người mẹ phải từ bỏ đứa con đẻ, từ bỏ gia đình
hiện tại để nhận lời lấy một người làng bên làm chồng. Là người mẹ sinh con
ra đứt từng khúc ruột, vậy mà khi còn quá bé nhỏ bà mẹ ấy đã phải quyết định
xa rời con. Xa rời con không phải không thương con mà là vì gia đình. Cái
đêm hôm cuối cùng trước khi mẹ đi lấy chồng “Tối hôm ấy, mẹ dẫn tôi sang
ngồi nói chuyện với bà nội rất lâu. Mẹ vừa nói vừa khóc. Đêm về, mẹ ôm tôi
khóc hoài. Một câu hát ru vô thức đã nhập vào trong tâm tôi ngay từ dạo ấy
“Có cha có mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn đứt dây” [4. Tr 5]. Lời
ru thiết tha như chính nối lòng khắc khoải của người mẹ, dù mẹ rất yêu
thương con, muốn ở bên cạnh chăm sóc nuôi dạy con nhưng đó là điều không
thế được. Rồi mẹ đi lấy chồng ở một làng bên. Càng xót xa hơn khi lúc bấy
giờ tâm hồn đứa trẻ còn non nớt quá, nghe tin mẹ đi lấy chồng mà nó cứ ngỡ
như mẹ đi chợ rồi lại về. Người mẹ ấy đã rất can đảm vì gia đình, vì con mà


16


chịu thiệt thòi về bản thân. Người mẹ ấy xứng đáng nhận được sự yêu thương,
tôn trọng từ mọi người.
Lại nói đến sự can đảm, mưu trí bạn đọc chắc hẳn không thể nào quên
được cậu bé giao bưu nhí khi mới ở tuổi mười hai. Đó chính là tác giả Bùi Tự
Lực, ngày bé tác giả rất thích đi bộ đội. Theo lời bà kể, cứ thấy bộ đội giải
phóng về là cậu bé đeo theo như đỉa đói, rồi còn trốn ra Gò Móc lượn rốc-két
giấu làm mìn, rồi rủ thằng Bườn ra cưa phụt xe chế súng bắn đạn… Chính vì
sống trong những ngày bom đạn ác liệt và cả gia đình ai cũng đi theo Cách
Mạng, rồi lớn lên với bà lại được bà dạy phải biết yêu thương các Chiến sĩ,
yêu đất nước… nên ngay từ những ngày niên thiếu cậu bé đã mong muốn
được trở thành chiến sĩ Cách Mạng. Năm Lực bước sang tuổi mười hai thì bà
nội cho Lực đi theo chú Sung- một cán bộ của cơ quan giao bưu huyện Thăng
Bình. Từ hôm đó cơ quan giao bưu huyện Thăng Bình có thêm một chiến sĩ
nhí. Cậu bé tuy nhỏ tuổi nhưng đã rất dũng cảm, cậu bé cũng đã biết được
những công việc phía trước sẽ vô cùng gian khó, hiểm nguy nhưng vẫn sẵn
sàng và tiếp nhận nhiệm vụ một cách vui vẻ, hào hứng. Và đây cũng là một
giao bưu nhí rất can đảm, đang được sống ở nhà với bà, được bà lo cho từng
bữa ăn giấc ngủ, thế mà cậu bé ấy lại dũng cảm rời xa bà để đi làm giao bưu
nhí, có lẽ cũng vì lòng yêu Cách Mạng mà bà đã nuôi dậy và nhen nhóm trong
tâm hồn cậu bé bấy lâu nay.
Thông qua tập truyện ngắn “Nội Tôi”, tác giả mang đến cho các bạn
nhỏ hình ảnh những con người can đảm, mưu trí, giàu nghị lực sống như
nhân vật bà nội, bố mẹ Lực, những người con của bà đều đi theo Cách Mạng
và rồi chính cả Lực, cháu trai duy nhất cũng đi theo Cách Mạng làm giao
bưu. Qua những tấm gương tiêu biểu đó, nhà văn nhằm khơi gợi ở bạn đọc
nhỏ tuổi những tình cảm biết ơn đối với những chiến sĩ Cách Mạng, ân
nghĩa đối với sự hi sinh của những người bà, người mẹ…Tập truyện đã đáp

ứng được nhu cầu nhận thức khám phá cuộc sống theo tinh thần nhân văn
nhân đạo, chứa đựng tình yêu đối với con người, ca ngợi những phẩm chất
tốt đẹp của con người, thể hiện niềm tin của nhà văn về những điều tốt đẹp,
cao cả trong cuộc sống, đồng thời nuôi dưỡng tâm hồn và góp phần phát
triển nhân cách của trẻ.
17


Trong tác phẩm “Chó hoang”, bằng kinh nghiệm thực tế, sự quan sát kĩ
lưỡng và bút pháp miêu tả tinh tế, tác giả đã khắc họa được chân dung từng con
người một cách sinh động và hấp dẫn bạn đọc. Bằng những hành động rất đỗi
bình thường, ông bà giáo già đã để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu
sắc. Ở một khu đô thị mới có tên là Tây Phú Lộc, có một gia đình chỉ có hai
ông bà giáo già sống với nhau. Cuộc sống vốn cứ bình lặng ngày qua ngày như
thế. Ông giáo là mẫu người cũ, vài người bạn của ông còn phong tặng cho ông
giáo là “Người công dân kiểu mẫu” [3. Tr 11]; một người sống giản dị, phong
thái nho nhã của tầng lớp trí thức cũ cổ điển. Có lẽ chính cái nghề ông đã chọn
đã ảnh hưởng sâu sắc tới con người ông. Cách ăn mặc, đi đứng hay nói năng
ông đều giữ đúng chuẩn mực của nghề giáo “Gương mặt hiền lành, có nhiều
nếp nhăn rất sâu ở trán và hai đuôi mắt. Mái tóc hoa râm hơi dài chải ngược
không rẽ ngôi. Cùng với đôi kính trắng hai tròng gọng mạ vàng bóng loáng, tôn
thêm vẻ sang trọng và nghiêm nghị của một vị giáo sư khả kính” [3. Tr 10].
Tác giả đã xây dựng được hình tượng ông giáo trước mắt người đọc rất đáng
kính trọng. Đó là một con người hiền lành, có lối sống giản dị, đúng chuẩn mực
và được mọi người quý mến “Chắc hẳn nếu ai lần đầu tiên gặp ông giáo sẽ dễ
liên tưởng đến một nhà hiền triết Đông phương” [3. Tr 10]. Ông giáo sống
cùng với vợ, vợ ông cũng là người trong nghề giáo lâu năm được phụ huynh
trong vùng quý trọng và tin tưởng. Cũng vì sự nghiêm khắc và tình yêu dành
cho học trò mà bà giáo có uy tín trong vùng đến như vậy. Giờ tuy đã hết tuổi
công tác ở trường rồi mà các bậc cha mẹ vẫn dắt con em đến gửi gắm cho bà

giáo dạy dỗ thêm tại nhà. Chỉ bằng những chi tiết này, tác giả đã khắc họa
trước mắt người đoc hình ảnh hai ông bà giáo già với cuộc sống rất đỗi bình dị,
mộc mạc với những thú vui tao nhã tuổi già: ông giáo thì quét nhà, quét ngõ,
quét vườn, quét vỉa hè, tưới cây, chăm sóc rau cỏ, hoa lá ngoài vườn, bà lão thì
có thêm công việc dạy bọn trẻ học hành,… Cuộc sống của hai con người đáng
kình ấy cũng là mơ ước của biết bao người lúc về già. Từ những hình ảnh đó
tác giả đã khơi gợi ở bạn đọc sự tôn trọng, kính mến đối với những con người
như ông bà giáo, luôn cống hiến sức mình cho những công việc chung, tình
nghĩa tương thân tương ái giúp đỡ mọi người…

18


Mọi câu chuyện hàng ngày vẫn cứ tiếp diễn như vậy, ông giáo vẫn
chăm sóc nhà cửa, vườn tược, bà giáo vẫn chăm lo việc học hành cho bọn
trẻ… Rồi nghỉ tết xong, sau đó vài ngày ngay tại góc phố Nguyễn Thị Thập Ngô Đức Kế có xuất hiện một con chó lạ. Sự xuất hiện của nó làm mọi người
xôn xao bàn tàn, tò mò rằng nó đến từ đâu, tại sao nó lại kì lạ như vậy. Nó
hoàn toàn khác với những con chó bình thường cả về ngoại hình và tính cách.
Cách mà tác giả Bùi Tự Lực miêu tả con chó lạ đã để lại những ấn tượng sâu
sắc trong lòng người đọc “Một con chó gầy nhom, thân hình dài nhẳng, thân
cao, tai chĩa về phía trước trông giống như hai cái sừng. Toàn thân chó bao
phủ một lớp lông màu lam rất dày, điểm thêm những vòng khoang màu đen
tạo thành nhữn nét vằn vện trông hơi sờ sợ” [3. Tr 5]... đó là một con chó vừa
đáng thương nhưng lại cũng rất đáng sợ vì nội tâm của nó vốn chẳng một ai
hiểu nối, nó luôn cảnh giác và giữ khoảng cách với con người. Nó cũng hiểu
được tình cảm của con người dành cho nó, nhưng chẳng ai hiểu vì đâu mà nó
vẫn luôn trốn tránh con người như vậy. Ngay cả với những đứa trẻ trong khu
phố, khi bọn trẻ cho thấy có con chó lạ ốm yếu đã rất thương nó, mang bánh
mì tới cho nó ăn, nó cũng hiểu được hành động của bọn trẻ nên có hành động
khẽ vẫy đuôi. Nhưng rồi ngay sau đó nó lại bỏ chạy mất hút và không ai có

thể nhìn thấy. Hành động khó hiểu của con chó lạ càng khiến người dân xung
quanh thêm khó hiểu. Rõ ràng nó cũng hiểu tình cảm của con người dành cho
nó nhưng nó vẫn luôn giữ khoảng cách, đề phòng và lảng tránh. Một thời gian
sau mọi người gọi con chó kì lạ đó với cái tên mới đó là con Vằn.
Ở tuổi xế chiều, hai ông bà giáo chỉ mong nhà có thêm cái gì quây quần
cho vui cửa vui nhà, ấy vậy mà cậu con trai ngoài ba mươi vẫn cứ đi biền biệt,
có khi cả tuần lễ mới về nhà. Ông bà giáo già cũng chỉ mong một cô con dâu,
một đứa cháu để bế bồng cho tuổi già thêm vui. Mỗi lần cứ nhắc tới chuyện
này là bà giáo lại nén tiếng thở dài xuống “Nghĩ hơi buồn ông he” [3. Tr 13].
Biết chừng nào mong muốn ấy mới thực hiện được, nghĩ tới cảnh cảnh già
chẳng có việc gì làm rồi lại chỉ có hai ông bà sống với nhau thì cũng vắng
bóng thật. Ít ra ông giáo còn có vài ông bạn, buồn có thể gọi nhau sang nhâm
nhi vài chén rồi chuyện trò đủ thứ chứ bà giáo mà không dạy bọn trẻ học nữa
thì buồn ghê gớm lắm. Cũng vì có vài ông bạn rồi hay ra quán cà phê trước

19


nhà mà ông giáo mới biết chuyện con Vằn. Ông giáo đã kể với bà giáo về con
Vằn và cả những khúc mắc trong lòng nó. Bà giáo nghe câu chuyện về con
Vằn thì thấy thương cảm với nó lắm. Bước ngoặt đã xảy ra khi ông giáo phát
hiện ra con Vằn nằm dưới xe ô tô trong một đêm mưa buốt lạnh. Bằng tình
thương, sự chân thành ông bà giáo là những người duy nhất tạo được niềm tin
với con Vằn bằng sự kiên trì, cần mẫn lo cho nó từng bữa ăn, vỗ về nó. Cứ
bữa nào chưa thấy con Vằn về ăn cơm, thấy bát cơm còn nguyên là hai ông bà
giáo lại lo lắng, không biết nó đi đâu, nó có bị đói không… Nó hiểu được tình
cảm thật lòng mà ông bà giáo dành cho nó nhưng nó vẫn không ở hẳn trong
ngôi nhà của ông bà giáo mà nó chỉ về nghỉ chân, về ăn cơm rồi lại lẩn trốn đi
đâu đó không ai đoán được. Thế nhưng với ông bà giáo già việc nó không bỏ
chạy khi ông bà giáo lại gần, việc nó vậy đuôi đã là niềm vui nhỏ trong ngôi

nhà của hai người rồi. Ngày nào cũng vậy, đều đặn cứ tới bữa là ông bà giáo
lại mang cơm ra để đấy rồi nó tự về ăn lúc nào không hay.
Cả một quãng thời gian bẵng đi, con Vằn cũng ở đây với ông bà giáo
khá lâu rồi, bây giờ trông nó có da có thịt hơn. Đến một ngày ông bà giáo phát
hiện ra nó có bầu rồi ông bà chăm sóc nó kĩ lắm, bà giáo lúc nào cũng lo lắng
cho bữa ăn của nó. Đên những ngày nằm ổ, nó tự sinh con và vẫn nhận sự
giúp đỡ của hai ông bà giáo hiền lành, nhân hậu ấy. Dù lúc sinh nở nhưng con
Vằn vẫn giữ nguyên cái bản chất hoang dã. Con Vằn không ở nhà ông bà giáo
mà chỉ về cho con bú, để lại bốn chú chó con cho ông bà giáo chăm sóc. Ông
bà giáo lo cho con Vằn, từ khi sinh con xong nó lại trở nên nhát người hơn,
đang cho con bú mà thấy ông giáo là nó cũng bỏ chạy đi liền, với cả bà giáo
nó cũng không còn thân thiện như trước nữa. Kể từ ngày con Vằn sinh con,
ông bà giáo thêm phần bận rộn, dù vậy ông giáo luôn hài lòng với công việc
chăm sóc đàn con nhỏ của con Vằn, bà giáo thì trở thành chuyên gia tư vấn
đắc lực. Những việc làm của ông bà giáo đã khiến cho người đọc hiểu sâu sắc
hơn tình thương dành cho những loài động vật và góp phần khơi gợi tình cảm
của các bạn đọc với những con vật, đắc biệt là những con vật bị bỏ rơi như
con Vằn. Ở cả cái khu dân cư ấy ai cũng muốn gần gũi với con Vằn nhưng
chẳng ai làm được, nhưng hai ông bà giáo đã dụ được con Vằn về nhà. Không
chỉ bằng tình cảm chân thành mà còn là cả sự can đảm, lúc đầu ai nhìn thấy

20


×