Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đề xuất và tổ chức một số hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 5 tuổi ở trường mầm non cổ loa, xã cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 56 trang )

“TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON”
===o0o===

HOÀNG QUẾ LAN

ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
CỔ LOA, XÃ CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI, 2019


“TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON”
===o0o===

HOÀNG QUẾ LAN

ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
CỔ LOA, XÃ CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ KIM NGOAN

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo_ThS Nguyễn Thị Kim
Ngoan đã trực tiếp hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức và chỉ bảo
tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng các em học sinh
trƣờng mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã
tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục mầm
non cũng nhƣ khoa sinh-KTNN trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là
các thầy cô trong tổ bộ môn phƣơng pháp chăm sóc và vệ sinh trẻ em đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và các bạn
sinh viên đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình nghiên cứu.
Lần đầu nghiên cứu khoa học, đề tài của em không tránh khỏi thiếu sót.
Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự chỉ đạo, đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn sinh viên để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn.
“Em xin chân thành cảm ơn!”

“Hà Nội, Ngày tháng” năm 2019
Tác giả

Hoàng Quế Lan



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành là kết quả
nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực cùng với sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình
của ThS Nguyễn Thị Kim Ngoan.
Khoá luận tốt nghiệp này không trùng với các kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Hoàng Quế Lan

năm 2019


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

HS

: Học sinh


GDBVMT

: Giáo dục bảo vệ môi trƣờng

GDMN

: Giáo dục mầm non

GV

: Giáo viên

MT

: Môi trƣờng

MTXQ
MN

: Môi trƣờng xung quanh
: Mầm non


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.............................................. 2
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
7. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 4
NỘI DUNG .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................ 5
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................. 5
1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 9
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ........................................................................ 10
1.2.1. Khái niệm về môi trường và các chức năng của môi trường ........ 10
1.2.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, phát triển bền vững, phát
triển trẻ mầm non ..................................................................................... 11
1.2.3. Đặc điểm của trẻ 5 tuổi ................................................................ 12
1.2.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi qua hoạt động ở
trường mầm non ....................................................................................... 14
1.2.4.1. Khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ............................. 14
1.2.4.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ...... 15
1.2.4.3. Mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ................................ 16
1.2.4.4. Nguyên tắc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ............................ 17
1.2.4.5. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi ......... 18
1.2.4.6. Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ........................ 18


1.2.4.7. Hình thức giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi .......... 19
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................... 20
1.3.1. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong
chương trình giáo dục mầm non hiện hành .............................................. 20
1.3.2. Một số nét cơ bản về trường mầm non Cổ Loa ............................... 21
1.3.3. Khảo sát thực trạng ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi .......... 21
1.3.3.1. Mục đích khảo sát........................................................................ 21
1.3.3.2. Đối tượng khảo sát ...................................................................... 21

1.3.3.3. Nội dung khảo sát ........................................................................ 21
1.3.3.4. Phương pháp khảo sát ................................................................. 22
1.3.3.5. Kết quả khảo sát .......................................................................... 24
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG CHO TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON CỔ LOA, XÃ CỔ
LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................. 26
2.1. Nguyên tắc đề xuất các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho
trẻ 5 tuổi ....................................................................................................... 26
2.2. Quy trình tổ chức các hoạt động ............................................................ 26
2.3. Các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng ................................. 26
2.3.1. Giáo dục thông qua hoạt động học tập ........................................... 26
2.3.2. Giáo dục thông qua hoạt động vui chơi .......................................... 37
2.3.3. Giáo dục thông qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày ....................... 38
2.3.4. Giáo dục thông qua phối hợp với gia đình...................................... 39
2.4. Thực nghiệm khoa học .......................................................................... 40
2.3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................... 40
2.4.2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................... 40
2.4.3. Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 43


1. Kết luận .................................................................................................... 43
2. Kiến nghị.................................................................................................. 43
2.1. Với các nhà quản lí giáo dục ............................................................. 43
2.2. Với giáo viên mầm non ..................................................................... 44
2.3. Với gia đình....................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
PHỤ LỤC .................................................................................................... 47



“MỞ ĐẦU”
1.“Lý do chọn đề tài”
Trái đất đang nóng dần lên, nhiệt độ tại các vùng Bắc Cực thay đổi
khiến băng tan, cho thấy sự hoảng loạn từ mẹ Trái Đất muốn nhắn nhủ với
chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trƣờng.“Mỗi chúng ta đều đã biết đối với
đời sống con ngƣời và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nƣớc, của mỗi cá
nhân môi trƣờng có tầm quan trọng đặc biệt”. Môi trƣờng hiện tại đang có
những thay đổi bất lợi cho con ngƣời, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự
nhiên nhƣ nƣớc, đất, không khí, hệ thống động, thực vật,… Tình trạng môi
trƣờng thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng
nhƣ toàn cầu. Chƣa bao giờ môi trƣờng lại ô nhiễm nặng nhƣ bây giờ. Bảo vệ
môi trƣờng một nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, thu hút sự quan tâm đặc biệt
của các quốc gia, các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới.
Tổ chức UNEP đã chọn ngày 05/06 hàng năm là ngày môi trƣờng thế
giới, ở Việt Nam ngày 27/12/1993 Quốc hội đã thông qua “luật bảo vệ môi
trƣờng” đƣa ra các đề án để bảo vệ môi trƣờng vào hệ thống quốc dân. Tuy
vậy không phải địa phƣơng nào cũng làm tốt, cá nhân nào cũng hiểu và có ý
thức bảo vệ môi trƣờng. Để hình thành ý thức trách nhiệm với môi trƣờng thì
không chỉ giáo dục ở ngƣời lớn mà“ngay từ bậc học mầm non”đã cần cung
cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trƣờng sống của bản thân nói
riêng và của con ngƣời nói chung, biết cách sống tích cực với môi trƣờng
nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ, hƣớng đến sự
phát triển toàn diện của trẻ.
Thực tế ý thức bảo vệ môi trƣờng của trẻ mầm non chƣa cao, các hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trƣờng chƣa phong phú hấp dẫn. Làm thể nào để tổ
chức các hoạt động để nâng cao ý thức, có thái độ, hành động đúng đắn để
bảo vệ môi trƣờng cho trẻ? Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Đề xuất và tổ
chức một số hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mầm
non 5 tuổi ở trƣờng mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội” để nghiên cứu.

2.“Mục đích nghiên cứu”

1


Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, đề
xuất một số biện pháp đối với công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho
trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non nhằm giúp trẻ hiểu, hình thành và phát triển thói
quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trƣờng. Bồi dƣỡng thêm
tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, lối sống tích cực, kĩ năng sống bảo vệ
môi trƣờng cho trẻ.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số hoạt động GDYTBVMT và kết quả GDBVMT cho trẻ 5 tuổi ở
trƣờng mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trƣờng mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi đƣợc xây
dựng phong phú và thực hiện phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ thì sẽ tác
động tích cực đến ý thức, thái độ và hành động của trẻ, góp phần hình thành
cho trẻ thói quen bảo vệ môi trƣờng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ
môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non.
- Đánh giá thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi

ở trƣờng mầm non.
- Đề xuất một số hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5
tuổi ở trƣờng mầm non.

2


- Tổ chức thực nghiệm các hoạt động để khảo sát tính đúng đắn của giả
thuyết khoa học đã đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp phân tích lịch sử - logic: để tổng quan tƣ liệu lịch sử bao
gồm các tài liệu tâm lí học, giáo dục học, các công trình nghiên cứu khoa học
giáo dục trong và ngoài nƣớc, hệ thống hoá các quan điểm và lí thuyết có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp so sánh: để tìm hiểu kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc,
so sánh chọn lọc những thành tựu lí luận và kinh nghiệm giáo dục phù hợp
với tƣ tuởng của đề tài.
- Phƣơng pháp khái quát hoá lí luận: để xác định hệ thống quan điểm
và khái niệm, xây dựng khung lí thuyết, đƣờng lối phƣơng pháp luận và thiết
kế điều tra, thiết kế thực nghiệm khoa học.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát: Phƣơng pháp quan sát trẻ và hoạt động của trẻ:
ghi chép những thái độ và hành động bảo vệ môi trƣờng của trẻ 5 tuổi ở
trƣờng mầm non. Quan sát việc tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng
của giáo viên cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non.
- Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra kết hợp trao đổi trực
tiếp nhằm tìm hiểu nhận thức, cách thức của giáo viên về tổ chức giáo dục
bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: nghiên cứu và đúc kết

kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong thực tiễn
giáo dục mầm non những năm gần đây qua phân tích hồ sơ, sổ sách, phỏng
vấn, toạ đàm với cán bộ quản lí, giáo viên.
- Phƣơng pháp phân tích: phân tích sản phẩm hoạt động giáo dục bảo
vệ môi trƣờng, phân tích giáo án, các phƣơng tiện tổ chức giáo dục, kết quả
hoạt động của giáo viên.

3


- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Thực nghiệm các hoạt động giáo
dục bảo vệ môi trƣờng của trẻ 5 tuổi qua hoạt động ngoài trời nhằm“kiểm
chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học”qua kĩ thuật chọn mẫu thực
nghiệm và mẫu đối chứng tƣơng đƣơng, so sánh chéo và so sánh đầu vào và
đầu ra của mẫu thực nghiệm.
6.3. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu bổ trợ
- Phƣơng pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu, kiểm nghiệm“kết quả
nghiên cứu thực trạng” và kết quả thực nghiệm làm căn cứ đánh giá định tính
kết quả nghiên cứu.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các
tiêu chí đánh giá, các bài tập khảo sát; tính khả thi và tính hiệu quả của các
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi qua hoạt động ngoài trời
ở trƣờng mầm non.
7.“Đóng góp của đề tài”
-“Phân tích và đánh giá”đƣợc“ý thức bảo vệ môi”trƣờng“của trẻ 5 tuổi”
ở trƣờng mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Đƣa ra“một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi.”

4



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
“Năm 1948 tại cuộc họp Liên hợp Quốc về BVMT và tài nguyên thiên
nhiên ở Pari, thuật ngữ “Giáo dục môi trƣờng” đã đƣợc sử dụng. Tuy nhiên
việc giáo dục môi trƣờng chỉ đƣợc thực sự quan tâm khi những hiểm hoạ về
sự tồn vong của con ngƣời đã trở nên báo động. Trái đất-ngôi nhà chung của
nhân loại bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng do chính những hành động mà
con ngƣời gây ra. Sau đó, các quốc gia trên thế giới đã lần lƣợt tổ chức các
hội nghị, hội thảo và đề ra đƣợc nhiều chiến lƣợc, sách lƣợc quan trọng về
vấn đề bảo vệ môi trƣờng theo những hƣớng cơ bản sau:”
“Thứ nhất, nghiên cứu về mục tiêu, nguyên tắc giáo dục môi trƣờng.”
“Vào tháng 5 năm 1958, Hội đồng cộng đồng châu Âu đã họp và thống
nhất đƣa ra nghị quyết về giáo dục môi trƣờng với những mục tiêu nâng cao
nhận thức của nhân dân đối với các vấn đề về môi trƣờng cũng nhƣ các giải
pháp để có thể đặt nền móng cho sự tham gia tích cực với đầy đủ kiến thức
của từng cá nhân trong việc bảo vệ môi trƣờng và sử dụng một cách hợp lý,
sáng suốt các tài nguyên thiên nhiên.”
“Năm 1975 tại Belyrade (Nam Tƣ), Chƣơng trình giáo dục môi trƣờng
quốc tế (IEEP) ra đời. Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về GDMT,
chƣơng trình IEEP đã đƣa ra đƣợc Nghị định khung và tuyên bố về những
mục tiêu, nguyên tắc hƣớng dẫn GDMT. Hội thảo đã công bố Hiến
chƣơng Balyrade - Một hệ thống nguyên tắc toàn cầu cho GDMT đƣợc tóm
tắt ở những điểm cơ bản sau:”
-“Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tƣơng tác về kinh
tế, chính trị, xã hội, sinh thái giữa nông thôn và thành thị.”

5



-“Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức, những giá
trị, quan niệm, trách nhiệm và các kĩ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạo
môi trƣờng.”
-“Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trƣờng cho các cá nhân, các tổ
chức cũng nhƣ toàn xã hội.”
“Thứ hai, nghiên cứu tầm quan trọng của giáo dục đối với các vấn đề
về MT”
“Năm 1977, tại Tbilisi (Liên Xô) UNESCO đã tổ chức Hội nghị Liên
chính phủ đầu tiên về giáo dục môi trƣờng bao gồm 66 thành viên nƣớc tham
dự.”Hội nghị đƣa ra các ý kiến đóng góp quan trọng cho việc áp dụng rộng rãi
nội dung GDMT trong chƣơng trình giáo dục chính thức và không chính thức.
Nội dung về GDMT trong văn kiện của Hội nghị có thể tóm tắt nhƣ sau: “Nếu
nhƣ muốn đạt đƣợc các mục tiêu bảo tồn thì hành vi cƣ xử của một xã hội đối
với sinh quyển bắt buộc phải thay đổi... Nhiệm vụ lâu dài của GDMT là
khuyến khích hoặc củng cố các hành vi, thái độ mang tính đạo đức mới”.
Tháng 9 năm 1980, tại Băng Cốc (Thái Lan) Hội thảo khu vực Châu Á
Thái Bình Dƣơng lần thứ hai đƣợc tổ chức có 17 nƣớc tham dự. Nếu nhƣ hội
thảo lần thứ nhất tổ chức đề cập đến việc triển khai GDMT trong phạm vi
toàn cầu thì hội thảo lần thứ hai đƣợc tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm
GDMT của các nƣớc nên ý nghĩa của việc GDMT cho tất cả mọi đối tƣợng và
đƣa GDMT vào các trƣờng đại học.
Năm 1982, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc
(UNESCO) đã nghiên cứu về MT và GDMT. Tổ chức này đã nghiên cứu một
chƣơng trình ngắn về BVMT và tài nguyên thiên nhiên, sự cân bằng trong
thiên nhiên, sự cần thiết phải bảo tồn môi trƣờng và những phƣơng thức bảo
tồn môi trƣờng. Năm 1983, tổ chức UNESCO cũng đã hoàn thành một số tài
liệu, sách hƣớng dẫn, tranh ảnh và phim tài liệu hƣớng dẫn GDMT.


6


“Sau đó vào năm 1987, nhân kỷ niệm 10 năm Hội nghị Tbilisi đầu tiên,
một loạt các vấn đề cơ bản về môi trƣờng đƣợc đƣa ra thảo luận, trong đó
nhấn mạnh đặc biệt tới tầm quan trọng của giáo dục môi trƣờng, và khẳng
định sẽ không thể giảm đƣợc mối đe dọa mang tính khu vực và quốc tế đối
với môi trƣờng trừ phi ý thức của đại đa số quần chúng đƣợc thức tỉnh.”
“Có 170 nƣớc tham dự Hội nghị Thƣợng đỉnh (UNCED) diễn ra tại Rio
de Janeco (Brazil) vào năm 1992. Hội nghị thảo luận về vấn đề mấu chốt là
“Chƣơng trình Nghị sự 21”. Chƣơng trình nhằm chỉ ra cho các quốc gia biết
cần phải làm những gì để đạt đƣợc sự phát triển mang tính chất duy trì trong
thế kỷ XXI. Hội nghị đã nhất trí cao phát triển và GDMT phải là một bộ phận
thống nhất của quá trình học tập ở cả hai dạng chính thức và không chính
thức. Hội nghị cũng đƣa ra dự kiến là mọi chính phủ phải nỗ lực phấn đấu để
cập nhật hóa hoặc chuẩn bị tâm thế để đƣa vào các cấp giáo dục.”
“Thứ ba, nghiên cứu về trách nhiệm của con ngƣời đối với việc phát
triển MT một cách bền vững. Nghị định thƣ Kyoto năm 1997 đƣa ra chỉ tiêu
cắt giảm lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối
với các nƣớc phát triển và cơ chế đối với các nƣớc đang phát triển nhằm đạt
đƣợc sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện “cơ
chế phát triển sạch”. Hội nghị quốc tế về MT với chủ đề: “Các công dân trên
trái đất” diễn ra tại Pari (Pháp) năm 2007 với mục đích đƣa ra các giải pháp
hiệu quả để bảo vệ an toàn trái đất trƣớc nguy cơ biến đổi bất lợi do con
ngƣời gây ra. “Lời kêu gọi Pari” đã khuyến khích kêu gọi tất cả các nƣớc, tất
cả mọi ngƣời chung tay BVMT, việc làm này góp phần bảo vệ tƣơng lai của
nhân loại. Hội nghị cũng kêu gọi thế giới thông qua “Tuyên bố toàn cầu” về
các quyền hạn, trách nhiệm đối với MT nhằm đánh giá một quyền mới cho
con ngƣời, đó là quyền đƣợc sống trong một MT an toàn đƣợc bảo vệ.”
Trong chƣơng trình“giáo dục mầm non của các nƣớc trên thế giới”đã

triển khai thực hiện nội dung GDMT cho trẻ MN theo các hƣớng chính sau:

7


Thứ nhất: Nội dung GDMT đề cập đến vấn đề môi trƣờng ô nhiễm và
giáo dục giá trị của môi trƣờng trong sạch nhƣ ở Hàn Quốc, nội dung
GDBVMT đƣợc tích hợp vào chƣơng trình GDMN, trong đó nổi bật là giáo
dục giá trị của MT trong sạch, vệ sinh MTXQ, ô nhiễm MT, nguyên nhân và
tác hại của MT ô nhiễm đến sức khỏe của con ngƣời; phân loại rác và các
biện pháp giảm rác thải ở Nga, nội dung GDMT đã đề cập đến vấn đề MT ảnh
hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời và ô nhiễm MT, BVMT…
Thứ hai: nội dung GDMT là việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt
động tìm hiểu thiên nhiên. Ở Thụy Điển, GDMT cho trẻ mẫu giáo đƣợc tổ
chức theo từng chƣơng trình. Ví dụ nhƣ chƣơng trình “Ngôi nhà trong rừng”
trẻ đƣợc chơi ngoài không khí, hòa nhập vào thiên nhiên, tổ chức quan sát
thiên nhiên, làm các thử nghiệm với thực vật,“sử dụng nguyên vật liệu thiên
nhiên làm đồ chơi.”Ở Nga,“nội dung GDMT cho trẻ mẫu giáo đề cập đến mối
quan hệ của động vật, thực vật với MT sống của chúng.”Ở Úc, GDMT cũng
đề cập đến vấn đề thiên nhiên, chăm sóc bảo vệ thiên nhiên… Đặc biệt ở Nhật
Bản, GDMT đƣợc gắn liền với nhiệm vụ giáo dục đạo đức, với việc phát triển
kĩ năng xã hội là ý thức nhóm. Khuynh hƣớng giáo dục này cộng với đặc thù
địa lí và lòng yêu thiên nhiên gần nhƣ bầm sinh của con ngƣời Nhật Bản đã
hình thành nên tâm lí dân tộc độc đáo, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kinh
ngạc trong giáo dục sinh thái và MT cho thế hệ trẻ của đất nƣớc này.
“Nhƣ vậy, thông qua diễn biến của các hội thảo, hội nghị về vấn đề MT
trên thế giới qua các năm cho thấy các quốc gia trên thế giới đều xem giáo
dục là công cụ quan trọng, hữu hiệu nhất để GDMT và thay đổi xã hội, là tác
nhân có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc thay đổi nhận thức của con ngƣời đối
với các vấn đề MT. Tất cả các hội nghị, hội thảo đều hƣớng tới việc làm cho

MT toàn cầu đƣợc cải thiện tốt đẹp hơn. Ngày MT thế giới (WED) đặt ra
thông điệp cụ thể trong mỗi giai đoạn nhất định. Chủ đề ngày môi trƣờng thế
giới năm 2013 là “Hãy nghĩ về môi trƣờng trƣớc khi tiêu thụ thực phẩm”

8


nhằm khuyến khích mọi ngƣời có ý thức hơn về các tác động tới MT từ việc
lựa chọn thực phẩm của mình, từ đó góp phần BVMT.”
1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc đang phát triển nhƣng là nƣớc phong phú về
nguồn tài nguyên, hệ sinh thái đa dạng tuy nhiên bị hạn chế về vốn đầu tƣ và
phƣơng tiện khoa học kĩ thuật. Không những môi trƣờng bị suy thoái sau
nhiều năm chiến tranh tàn khốc, mà còn bị ảnh hƣởng nặng bởi sự nhận thức
kém về quy luật của tự nhiên và không biết sử dụng quy luật đó một cách
chính xác.
Nhiều năm nay GDMT đã đƣợc Đảng và nhà nƣớc quan tâm đƣợc thể
hiện qua những chủ trƣơng chính sách nhƣ sau:
“Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cƣờng
công tác BVMT trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; Quyết
định số 17/10/2001 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án “đƣa các nội dung
BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg
ngày 2/12/2003 của Thủ tƣớng chính phủ về chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng
quốc gia năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Nghị quyết số 41-NQ/TW
ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trƣờng trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; Ngày 29/11/2005 Quốc hội nƣớc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua luật bảo vệ môi trƣờng gồm 15 chƣơng,
136 điều khoản.”
Từ những chủ trƣơng chính sách nói trên của Đảng và Nhà nƣớc, Bộ
giáo dục và đào tạo hết sức quan tâm và đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong

cả nƣớc tổ chức triển khai các nhiệm vụ về GDBVMT và thực hiện tốt các
hoạt động GDBVMT trong nhà trƣờng. Để quán triệt mạnh mẽ chiến lƣợc
BVMT của Đảng và Chính phủ Bộ trƣởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị
số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 về việc tăng cƣờng công tác
GDBVMT. Chỉ thị đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của công tác
GDBVMT và đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp học tham gia vào công
tác GDBVMT; ngày 21/04/2006 Vụ GDMN đã ra công văn số 3200 xác định
rõ nhiệm vụ, nội dung và cách thức thực hiện công tác GDBVMT và đề ra
nhiệm vụ cụ thể cho các cơ sở GDMN tham gia vào công tác GDBVMT.
9


Trƣớc khi thực hiện dự án tổng thể đƣa GDMT vào các trƣờng MN và
sƣ phạm MN, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu giáo dục BVMT, các cá nhân
đã tiến hành một số công trình nghiên cứu về GDMT cho trẻ MN nhƣ: Dự án
thiết kế và thử nghiệm nội dung GDMT ở mẫu giáo và tiểu học (Viện khoa
học và giáo dục-1996). Dự án thiết kế thử nghiệm chƣơng trình bồi dƣỡng
nâng cao kiến thức cho cán bộ giáo viên ngành mầm non về MT (Trƣờng
CĐSP NT-MGTW1, 1998-1999). Biên soạn một số tài liệu nâng cao nhận
thức cho giáo viên BVMT (Trƣờng CĐSP NT-MGTW1, 2001-2002). Tài liệu
hƣớng dẫn về GDMT ở mẫu giáo, Hoàng Đức Nhuận (chủ biên)-Trung tâm
nghiên cứu giáo dục dân số và MT. Đề tài “Xây dựng nội dung BVMT cho
trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trƣờng MN” (Trung tâm nghiên cứu GDMN-Viện
khoa học giáo dục, 1998-2000). Giáo dục BVMT cho trẻ 3-6 tuổi trong
trƣờng MN theo quan điểm tích hợp (Đề tài cấp bộ-TS.Lê Thanh Vân-Khoa
GDMN-Trƣờng ĐHSP Hà Nội, 2003-2004).
“Tuy nhiên các tài liệu vẫn rất thiếu về vấn đề GDMT, nhất là các hoạt
động ở trƣờng vì vậy tôi chọn đề tài tổ chức một số hoạt động giáo dục bảo vệ
môi trƣờng cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non là hoàn toàn hợp lí, từ đó giúp
cho các giáo viên có thêm nhiều gợi ý khi tổ chức hoạt động GDMT cho trẻ.”

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Khái niệm về môi trường và các chức năng của môi trường
1.2.1.1. Khái niệm về môi trường
Có rất nhiều khái niệm về môi trƣờng:
Theo các nhà nông nghiệp: “MT là điều kiện cần thiết cho sự di truyền
những tính chất đặc biệt của sinh vật và ngƣợc lại, đó cũng là nơi và điều kiện
để tạo ra những loài mới, những biến dị mới”.
“UNESCO định nghĩa: “MT bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và
các hệ thống do con ngƣời tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa
nƣớc,…) và những cái vô hình (phong tục tập quán, nghệ thuật…), trong đó
con ngƣời sống và bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên
nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Nhƣ vậy, môi
trƣờng sống đối với con ngƣời không chỉ tồn tại, sinh trƣởng và phát triển cho

10


một thực thể sinh vật là con ngƣời mà còn là “khung cảnh” của cuộc sống và
sự nghỉ ngơi của con ngƣời”.”
Theo điều 3 – Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 định nghĩa: “Môi
trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động vào sự
tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật”[13].
1.2.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường
- Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời và các loài vật.
- Môi trƣờng là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ
cho đời sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời.
- Môi trƣờng còn là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con
ngƣời tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Môi trƣờng là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con ngƣời và sinh vật trên trái đất.

1.2.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, phát triển bền vững, phát
triển trẻ mầm non
1.2.2.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Phát triển là xu hƣớng khách quan của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội
nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con
ngƣời. Mục đích của sự phát triển là đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống con
ngƣời. Phát triển là xu thế tất yếu của mọi xã hội, là quy luật của tiến hoá
thiên nhiên MT là tổng hợp các điều kiện sống của con ngƣời, con ngƣời phát
triển là quá trình sử dụng và cải thiện các điều kiện đó. MT là địa bàn, là đối
tƣợng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân của mọi biến đổi đối với MT.
Giữa MT và phát triển có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững
Theo điều 3 – Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 định nghĩa: “Phát triển
bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết

11


hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trƣờng.”[13]
Phát triển bền vững có những đòi hỏi riêng của nó về mặt tài chính, về
mặt định chế và về mặt pháp luật. Tuỳ theo phạm vi quốc gia hay quốc tế,
phát triển bền vững sẽ đƣa ra các đòi hỏi khác nhau trên các bình diện kể trên.
Tuy nhiên, về cơ bản các tiêu chí của phát triển bền vững đƣợc đƣa ra tƣơng
đối thống nhất, đó là: Phát triển kinh tế, BVMT và thoả mãn các yêu cầu của
cuộc sống con ngƣời.
1.2.2.3. Mối quan hệ giữa môi trường với sự phát triển của trẻ mầm
non
Đối với trẻ em, quá trình phát triển của cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ

đến khi trƣởng thành trải qua những giai đoạn nhất định và chịu ảnh hƣởng
của các tác động khác nhau từ MT. Cơ thể động vật cũng nhƣ cơ thể con
ngƣời, muốn sinh tồn và phát triển phải có MT. MTXQ luôn thay đổi và đƣa
đến cơ thể chúng ta muôn vàn kích thích. Nếu nhƣ MT không trong lành, sạch
sẽ hay nói đúng hơn là ô nhiễm thì trẻ sẽ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, truyền
nhiễm và trẻ không thể nào lớn lên và khỏe mạnh bình thƣờng đƣợc.
1.2.3.“Đặc điểm của trẻ 5 tuổi”
“Qua những nghiên cứu của các nhà sƣ phạm đã khẳng định: lứa tuổi
mầm non có vị trí quan trọng trong cả quá trình phát triển nhân cách của cuộc
đời mỗi ngƣời. Sự phát triển của trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính
quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực trí tuệ trong tƣơng lai.
Muốn giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ cần dựa vào đặc điểm tâm sinh lí
của bản thân trẻ để việc giáo dục đạt hiệu quả cao, giúp hoàn thiện bản thân
trẻ.”
-“Đặc điểm tâm lí”
+ Một trong những đặc điểm nổi bật của tâm lí trẻ lên 5 là sự tƣởng
tƣợng. Bƣớc vào độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành những khái niệm, quan
điểm về điều thiện, ác rõ ràng.

12


+ Sự tò mò của trẻ lên 5 cũng đƣợc kích thích phát triển. Trẻ đặt câu
hỏi liên tục với những điều diễn ra xung quanh mình.“Trẻ muốn khám phá,
muốn tìm kiếm những dấu hiệu bên trong các sự vật hiện tƣợng.”Trẻ trầm trồ,
cảm thấy vô cùng thú vị với những thứ mới lạ và li kỳ. Từ những kiến thức
có sẵn, trẻ kết nối với những thứ mới lạ này giúp trí tƣởng tƣợng của trẻ thêm
đa dạng và phong phú hơn.
+ Trong giai đoạn phát triển tâm lí trẻ lên 5, sự ý thức về bản thân mình
đƣợc định hình khá rõ ràng. Trẻ biết yêu bản thân mình, ý thức đƣợc cái gì là

sở hữu của mình, cái gì là của ngƣời khác. Nghĩa là, trẻ chỉ chăm chăm vào
lợi ích của bản thân, mà không cần biết đến những ngƣời xung quanh.
+“Trẻ biết nói câu dài, thích ca hát, thích nghe nhạc, biết bộc lộ cảm
xúc trƣớc vẻ đẹp của hiện tƣợng xung quanh.”
+“Trẻ có khả năng lao động tự phục vụ cho bản thân và mong muốn
giúp đỡ cho ngƣời khác, hòa nhập với cộng đồng, vui chơi đoàn kết với bạn
bè, biết thể hiện tình cảm với mọi ngƣời xung quanh [8].”
- Đặc điểm sinh lí
“Sự phát triển của cơ thể trẻ diễn ra chậm hơn so với giai đoạn trƣớc về
số lƣợng: chiều cao trung bình hàng năm tăng từ 5cm – 8cm; cân nặng trung
bình hàng năm tăng từ 1kg – 1,5kg.”
“Có sự thay đổi rõ rệt về chất lƣợng phát triển:”
+“Hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hóa
đƣợc tăng cƣờng, sự hấp thu thức ăn ngày càng tốt hơn.”
+“Hệ thần kinh ngày càng phát triển, khả năng hoạt động của các tế
bào thần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng ở vỏ não phát triển, trẻ có thể tiến
hành hoạt động trong thời gian lâu hơn.”
+“Hệ cơ xƣơng hoàn thiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển, cơ
quan điều khiển vận động đƣợc tăng cƣờng…Do vậy, trẻ có thể tiến hành hoạt
động đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của tay, chân, thân (chạy, nhảy, vẽ, nặn,
cắt dán…)”

13


+“Cơ quan phát âm cũng phát triển và hoàn thiện dần. Ở giai đoạn này,
ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của trẻ.”[6]
-“Đặc điểm bệnh lí”
“Bệnh tật của trẻ ở giai đoạn này giảm rõ rệt, các bệnh về đƣờng tiêu
hóa ít gặp hơn. Tuy nhiên trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn do tiếp xúc:

viêm họng, viêm phế quản, các bệnh dị ứng, hen, thấp, mề đay… [6], [7]”
Từ những“đặc điểm tâm sinh lí của trẻ”về môi trƣờng chúng ta có thể
thấy rằng việc giáo dục môi trƣờng cho trẻ ngay từ nhỏ không bao giờ là quá
sớm, bởi đây là giai đoạn hình thành nhân cách, phát triển ở trẻ những định
hƣớng giá trị trong thế giới xung quanh, hình thành những nền móng ban đầu
cho việc GDMT ở trẻ.
1.2.4.“Giáo dục ý thức bảo vệ môi”trường“cho trẻ 5 tuổi”qua hoạt động ở
trường mầm non
1.2.4.1. Khái niệm“giáo dục ý thức bảo vệ môi”trường
Khái niệm giáo dục môi trƣờng (GDMT) đƣợc hình thành ở nƣớc Anh,
do giáo sƣ Sir Patrick Geddes – một nhà vật học ngƣời Scotland. Ông đã chỉ
ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lƣợng môi trƣờng với chất lƣợng giáo dục
từ năm 1892. Geddes cũng là ngƣời đi đầu trong việc giảng dạy những chiến
lƣợc tạo cơ hội cho ngƣời học tiếp xúc với MTXQ.
Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chƣơng trình đào tạo của trƣờng học
do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định
nghĩa về GDMT nhƣ sau:
“GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây
dựng những kĩ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối
tƣơng quan giữa con ngƣời với nền văn hóa và MT vật lí xung quanh, GDMT
cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc
ứng xử trƣớc những vấn đề liên quan đến chất lƣợng MT”
Năm 1972, tại hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về môi trƣờng đƣợc tổ
chức tại Stockholm (Thụy Điển), khái niệm GDMT chính thức ra đời. Sự ra

14


đời của GDMT góp phần giúp con ngƣời nhận thức rõ hơn tác động của mình
đối với môi trƣờng.

Theo UNESCO (tại Tbilisi-USSR-1977): “GDMT là quá trình tạo dựng
cho con ngƣời kiến thức, rèn luyện kỹ năng về môi trƣờng, hình thành thái độ
về môi trƣờng để có thể hoạt động một cách độc lập, hoặc phối hợp, nhằm tìm
ra giải pháp cho những vấn đề của hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có
thể nảy sinh trong tƣơng lai”.
Theo Bộ giáo dục và đào tạo/ chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
1988: “GDMT là một quá trình nhằm phát triển ở ngƣời học sự hiểu biết và
quan tâm trƣớc những vấn đề môi trƣờng, bao gồm kiến thức, thái độ hành vi,
trách nhiệm để tự mình và cùng tập thể đƣa ra các giải pháp nhằm giải quyết
môi trƣờng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài”.
Theo PGS-TS Hoàng Thị Phƣơng: “GDMT cho trẻ mầm non là quá
trình nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các
vấn đề MT phù hợp với lứa tuổi đƣợc thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng,
hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với MTXQ”.[5]
Việc giáo dục MT ngay từ thời thơ ấu nuôi dƣỡng những nhận thức và
các quan niệm về MT“từ đó có những hành vi”tốt với MT.
1.2.4.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
Năm 1987, tại Hội nghị về MT ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng
tổ chức, đã đƣa ra kết luận về tầm quan trọng của GDMT: “Nếu không nâng
cao đƣợc sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa
chất lƣợng MT với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng
của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt đƣợc những mối nguy cơ về môi
trƣờng ở các địa phƣơng cũng nhƣ trên toàn thế giới. Bởi vì hành động của
con ngƣời tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào
chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó GDMT là một phƣơng
tiện không thể thiếu để giúp mọi ngƣời hiểu biết về MT”.
Hiện nay, cả nƣớc có trên 10000 trƣờng mẫu giáo, mầm non với gần 3
triệu trẻ em và trên 15 nghìn giáo viên. Một lực lƣợng đông đảo sẽ đƣợc trang

15



bị những kiến thức, kỹ năng về MT và BVMT nếu đƣa GDBVMT vào trƣờng
mầm non.
Không những thế, việc giáo dục môi trƣờng cho trẻ ngay từ những giai
đoạn đầu đời này sẽ là tiền đề cho việc GDMT về sau. Khi trẻ đã có những
nhận thức ngày từ đầu về việc cần phải bảo vệ môi trƣờng thì sẽ giảm rất lớn
việc làm hại môi trƣờng.
1.2.4.3. Mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Hầu hết các tài liệu đề cập đến GDMT đều thống nhất mục tiêu GDMT
cho trẻ mầm non hƣớng đến 3 khía cạnh“cơ bản là: kiến thức,”kĩ“năng,”thái
độ.
“Theo”“Hƣớng dẫn thực hiên nội dung GDBVMT trong trƣờng mầm
non” – Bộ GD&ĐT – Vụ GDMN – 2006, mục tiêu GDMT cho trẻ MG hƣớng
tới:
* Về kiến thức:
- Trẻ có hiểu biết ban đầu về MT sống của con ngƣời.
- Trẻ có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức
khỏe cho bản thân.
- Trẻ có kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật và
con ngƣời với MT sống để trẻ biết giao tiếp, yêu thƣơng những ngƣời gần gũi
quanh mình, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở.
- Trẻ có một số kiến thức đơn giản về ngành nghề, văn hóa, phong tục
tập quán của địa phƣơng.
* Về kĩ năng – hành vi
- Có thói quen sống gọn gàn, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh MT
sạch sẽ.
- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, BVMT lớp học, gia đình,
nơi ở nhƣ: tham gia chăm sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà
cửa ở gia đình, trƣờng, lớp học…với những công việc vừa sức với trẻ.

- Tiết kiệm, chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những ngƣời xung quanh.

16


- Có phản ứng với các hành vi của con ngƣời làm bẩn và phá hoại MT
nhƣ: vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, dẫm lên cỏ, bắn giết động vật…
* Về thái độ - tình cảm
- Yêu quý, gần gũi với thiên nhiên.
- Tự hào và ý thức giữ gìn, bảo vệ những phong cảnh, địa danh nổi
tiếng của quê hƣơng.
- Quan tâm đến những vấn đề MT trƣờng, lớp học, gia đình và tích cực
tham gia vào các hoạt động BVMT nhƣ: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng, đồ
chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi cây trồng, thu gom lá, rác
thải ở sân trƣờng.[11]
1.2.4.4. Nguyên tắc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Coi trọng môi trƣờng là một tổng thể. Xem xét môi trƣờng trên mọi
khía cạnh tự nhiên, nhân tạo, công nghệ và xã hội (kinh tế, kỹ thuật, lịch sửvăn hóa, đạo đức, thẩm mĩ) nhƣ sau:
+ Tự nhiên: Các yếu tố hữu sinh nhƣ động, thực vật và các yếu tố vô
sinh nhƣ đất, nƣớc, không khí tác động qua lại lẫn nhau trong các hệ thống và
thực hiện các chức năng sinh thái hỗ trợ cho cuộc sống.
+ Xã hội: Những ngƣời sống cùng nhau, tác động lẫn nhau và hình
thành nên cách sống với nhiều quy tắc và cách ứng xử văn hóa khác nhau.
+ Kinh tế: Hệ thống có tính bền vững giúp con ngƣời có việc làm và có
thu nhập để chi trả những nguồn lợi và những dịch vụ con ngƣời cần.
+ Chính trị: Môi trƣờng cho phép đóng góp và tác động đến những
quyết định về tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, kinh tế và cách thức con ngƣời
sống cùng nhau.
Nhƣ vậy, cách nhìn nhận vấn đề và tham gia hành động, quản lí môi
trƣờng của con ngƣời là trọng tâm quan trọng của mọi hoạt động.

- GDMT là một quá trình liên tục và lâu dài, bắt đầu từ trƣớc tuổi đến
trƣờng và tiếp tục suốt thời kì trƣởng thành ở các hệ đào tạo chính quy và
không chính quy.

17


×