Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Rèn kĩ năng nhận diện các loại trạng ngữ trong câu cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.66 KB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

TRẦN THỊ THU THỦY

RÈN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN
CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ TRONG CÂU
CHO HỌC SINH LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. Lê Bá Miên

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài cố gắng làm việc nghiêm túc, khẩn trƣơng với ý
thức tự giác cao, tôi đã hoàn thành xong khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Rèn
kĩ năng nhận diện các loại trạng ngữ trong câu cho học sinh lớp 4”. Để có
thể hoàn thành tốt đƣợc khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô khoa Gíao dục Tiểu học và các thầy cô cùng các em học
sinh trƣờng Tiểu học Kim Đồng –TP. Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ. Đặc
biệt là tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Lê Bá Miên
đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Vì điều kiện thời gian có hạn và kiến thức của bản thân ở một mức độ
nhất định nên khóa luận này vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót.Tôi mong nhận
đƣợc sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn để khóa luận này đƣợc hoàn
chỉnh hơn.


Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Trần Thị Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầyTh.S Lê Bá Miên.Tôi xin cam đoan rằng:
Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi. Những tƣ
liệu đƣợc sử dụng, trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không hề trùng với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã
đƣợc công bố trƣớc đó. Công trình nghiên cứu này chƣa từng đƣợc công bố ở
bất kì phƣơng tiện thông tin đại chúng nào. Những số liệu thống kê đƣợc đƣa
ra trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chính xác.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Trần Thị Thu Thủy


Quy ƣớc viết tắt

TN

Trạng ngữ

TPTN


Thành phần trạng ngữ

VD

Ví dụ

HS

Học sinh

GV

Gíao viên

SGK

Sách giáo khoa

LTVC

Luyện từ và câu

TV

Tiếng Việt

CN

Chủ ngữ


VN

Vị ngữ

C-V

Chủ - Vị


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 7
1.1.1. Khái quát về câu Tiếng Việt ................................................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 7
1.1.1.2. Đặc điểm của câu ................................................................................. 7
1.1.1.3. Thành phần câu .................................................................................... 9
1.1.2. Thành phần trạng ngữ ........................................................................... 11
1.1.2.1 Khái niệm ............................................................................................ 11
1.1.2.2 Vai trò của TN ..................................................................................... 12
1.1.2.3 Vị trí của TN trong câu ....................................................................... 12
1.1.2.4 Vai nghĩa của TN ............................................................................... 13

1.1.2.5 Cấu tạo của TN.................................................................................... 15
1.1.2.6 Các cách phân loại TN ........................................................................ 15


1.1.3. Đặc điểm của học sinh tiểu học ............................................................ 21
1.1.3.1 Đặc điểm chú ý.................................................................................... 21
1.1.3.2 Đặc điểm trí nhớ.................................................................................. 21
1.1.3.3 Đặc điểm tri giác ................................................................................. 21
1.1.3.4 Đặc điểm tƣ duy .................................................................................. 21
1.1.3.5 Đặc điểm sinh lí .................................................................................. 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 22
1.2.1. Nội dung trạng ngữ trong chƣơng trình SGK Tiếng Việt lớp 4 ........... 22
1.2.2. Sự phân bố các loại trạng ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 ...... 22
1.2.3. Thực trạng dạy học nội dung trạng ngữ trong nhà trƣờng tiểu học đặc
biệt là cho HS lớp 4 ......................................................................................... 23
CHƢƠNG 2: NHỮNG KĨ NĂNG NHẬN DIỆN CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ
TRONG CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4......................................................... 26
2.1 Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ................................................ 26
2.2 Những lỗi thƣờng gặp của HS khi xác định TPTN.................................. 26
2.2.1 Lỗi của HS trong quá trình nắm các kiến thức ngữ pháp ..................... 26
2.2.2 Nhầm lẫn giữa TPTN với các thành phần phụ khác của câu ................. 27
2.2.3 Nhầm lẫn giữa các TN cùng đƣợc bắt đầu bằng một từ ........................ 27
2.3 Đề xuất các kĩ năng nhận diện, phân biệt các loại TN trong câu cho HS
lớp 4 ................................................................................................................. 28
2.3.1. Kĩ năng thứ nhất: Nhận diện các loại trạng ngữ thông qua vị trí ....... 28
2.3.2. Kĩ năng thứ hai: Nhận diện các loại trạng ngữ thông qua chức năng... 30


2.3.3. Kĩ năng thứ ba: Nhận diện các loại trạng ngữ thông qua từ ngữ chuyên
dùng ................................................................................................................. 32

2.3.4. Kĩ năng thứ tƣ: Nhận biết thành phần trạng ngữ thông qua dấu câu .... 33
2.3.5. Kĩ năng thứ năm: Phân biệt trạng ngữ chỉ mục đích bắt đầu bằng từ “vì”
với trạng ngữ chỉ nguyên nhân ........................................................................ 34
2.4. Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nhận diện các loại trạng ngữ trong câu
cho HS lớp 4 .................................................................................................... 34
2.4.1. Một số lƣu ý khi hƣớng dẫn HS làm các loại bài tâp thực hành ........... 34
2.4.2. Hệ thống bài tập thực hành ................................................................... 39
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 41
3.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm ......................................................... 41
3.2. Tổ chức quá trình thực nghiệm ............................................................... 41
3.3. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Gíao
dục Tiểu học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của học sinh trên tất
cả các mặt, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam XHCN. Những kiến
thức mà trẻ đƣợc học ở Tiểu học đƣợc xem nhƣ là nền móng để học sinh tiếp
tục học tập ở bậc THCS.
Ở Tiểu học, trẻ đƣợc học rất nhiều môn. Tuy nhiên giữa các môn học
lại có mối quan hệ khăng khít và gắn bó mật thiết với nhau. Chúng đƣợc xây
dựng nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động của HS và hình thành ở HS các
kiến thức và kĩ năng cần thiết nhƣ nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, môn Tiếng
Việt ở Tiểu học có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách cũng nhƣ trí tuệ của trẻ. Thông qua việc dạy và học

Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tƣ duy, hình thành khả năng giao
tiếp, cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những kiến
thức cơ bản về tự nhiên, con ngƣời, xã hội, văn học…
Môn Tiếng Việt đƣợc chia thành các phân môn: Tập đọc, Chính tả,
Tập làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết. Tùy theo khả năng nhận
thức và tƣ duy của từng lứa tuổi HS mà các phân môn này đƣợc phân bố thời
lƣợng dạy và học khác nhau. Mỗi phân môn làm một nhiệm vụ khác nhau
nhƣng đều thống nhất ở chủ đề và đề tài. Trong đó phân môn LTVC là phân
môn đƣợc coi là khó nhất và là phân môn đòi hỏi nhiều kiến thức nhất. Trong
phân môn LTVC HS đƣợc học rất nhiều kiến thức đòi hỏi HS phải vận dụng
khả năng tƣ duy rất nhiều. Là một bình diện quan trọng của ngôn ngữ, ngữ

1


pháp chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói làm cho
ngôn ngữ thể hiện đƣợc chức năng là công cụ giao tiếp.
Vai trò của ngữ pháp trong hệ thống ngôn ngữ đã quy định tầm quan
trọng của việc dạy ngữ pháp ở trƣờng Tiểu học. Nếu từ đƣợc xem là đơn vị
trực tiếp nhỏ nhất để tạo thành câu thì cấu tạo ngữ pháp ở Tiểu học lấy câu
làm trung tâm dạy học trang bị cho HS một số hệ thống khái niệm, sự hiểu
biết về cấu trúc câu và quy luật hành chức của nó. Ngữ pháp là một khía cạnh
luôn đƣợc chú trọng vì nó chi phối tới việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để
tạo thành ngôn ngữ giúp cho quá trình giao tiếp của con ngƣời trở nên dễ
dàng và thuận lợi hơn. Thành phần câu là một phần không thể thiếu trong
ngữ pháp tiếng Việt. Bởi thành phần câu là một nội dung quan trọng trong
ngữ pháp Tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp học nói chung. Chính vì thế việc
dạy HS nhận diện và phân biệt các thành phần câu là việc làm cấp thiết và
không thể thiếu.
Thành phần câu là một trong những vấn đề quan trọng của ngữ pháp.

Nhƣng lâu nay việc nhân diện các thành phần câu trong Tiếng Việt đặc biệt là
đối với HSTH còn nhiều vƣớng mắc và dễ nhầm lẫn với nhau. Có thành phần
chính, thành phần phụ. Tuy nhiên chúng lại có vai trò quan trọng nhƣ nhau,
hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Bất kì một câu nào ngoài chủ ngữ và vị ngữ ra
thì luôn có sự hiện diện của các thành phần phụ nhƣ trạng ngữ, bổ ngữ, định
ngữ… Và trạng ngữ có lẽ là thành phần phụ xuất hiện nhiều nhất. Nó xác định
đƣợc nơi chốn, địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích… của sự việc
đƣợc nói đến trong câu. Tuy nhiêu giữa các thành phần phụ trong câu lại có
nhiều nét tƣơng đồng với nhau. Do đó khi xác định các thành phần phụ này
học sinh rất hay lúng túng và dễ nhầm lẫn. Chính vì thế việc giúp HS nhận
diện là một việc làm cần thiết.

2


Thành phần trạng ngữ lại đƣợc chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi
loại lại có các dấu hiệu nhận biết riêng. Nhiều trƣờng hợp HS đã xác định
đƣợc đâu là thành phần trạng ngữ rồi nhƣng nhiều em lại không biết chỉ ra
trạng ngữ đó thuộc loại nào: trạng ngữ chỉ nơi chốn hay trạng ngữ chỉ thời
gian hay trạng ngữ chỉ mục đích… Khi mà HSTH đặc biệt là HS lớp 4 mới
chỉ đƣợc giới thiệu sơ qua về khái niệm, vai trò và một vài dấu hiệu nhận biết
điển hình thì việc phân loại trạng ngữ đối với các em là việc làm không hề dễ
dàng. Vì vậy cần có những phƣơng pháp, cách thức hay mẹo nhỏ để giúp cho
việc nhận diện các loại trạng ngữ đối với HSTH trở nên dễ dàng và nhanh
chóng hơn. Từ đó việc rèn kĩ năng nhận diện thông qua hệ thống bài tập là
việc làm không thể thiếu và có vai trò vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi thấy việc rèn luyện kĩ năng nhận
diện các loại trạng ngữ trong câu cho HSTH là rất cần thiết. Để giúp HSTH
đặc biệt là HS lớp 4 có thể nắm chắc về trạng ngữ trên cơ sở đó nâng cao
đƣợc kĩ năng phân biệt các loại trạng ngữ trong câu nên tôi đã quyết định

chọn đề tài nghiên cứu là: “Rèn kĩ năng nhận diện các loại trạng ngữ trong
câu cho học sinh lớp 4”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt hay các thành phần câu trong
Tiếng Việt luôn có sức hút rất lớn đối với các nhà khoa học. Có thể kể ra đây
một số tác giả cùng công trình nghiên cứu của họ:
- Công trình nghiên cứu có tiêu đề: “Bàn về việc phân biệt trạng ngữ
với một số thành phần khác trong câu tiếng Việt” tác giả Nguyễn Thị Lƣơng
đã đƣa ra một số trƣờng hợp dễ nhầm lẫn giữa trạng ngữ với một số thành
phần khác nhƣ: Trạng ngữ hay vế của câu ghép tỉnh lƣợc, trạng ngữ hay vế
của câu ghép đầy đủ, trạng ngữ hay vị ngữ phụ, trạng ngữ hay vị ngữ chỉ
quan hệ, trạng ngữ hay bổ ngữ, định ngữ. Ở mỗi trƣờng hợp tác giả đều đƣa

3


ra các ví dụ để chứng minh sự dễ nhầm lẫn với nhau của các loại này. Sau
đó tác giả còn tìm ra đƣợc nguyên nhân của sự nhầm lẫn.
- Bài viết “Về vấn đề trạng ngữ trong Tiếng Việt” của tác giả Huỳnh
Mai in trong Tạp chí Ngôn Ngữ số 3 năm 1971. Ở bài viết này tác giả đã nói
về vị trí của trạng ngữ là đứng ở đầu câu chiếm trên 80% trong văn nói, văn
viết thì tỉ lệ này sẽ còn cao hơn nhiều. Ngoài ra trong bài viết này, tác giả
cũng đã đƣa ra một số trƣờng hợp không phải tất cả các trạng ngữ chúng ta
gặp ở đầu câu đều có thể gặp ở cuối câu nhƣ:
+Trạng ngữ có cấu tạo ngắn.
+ Khi nòng cốt câu có cấu tạo là một từ hoặc một cụm từ chính phụ.
+Những cụm danh từ chỉ thời gian, vị trí không xác định nói chung
không gặp sau nòng cốt câu.
+Khi sự việc do trạng ngữ biểu thị không thể đi sau sự việc do nòng
cốt câu biểu thị…

- Cũng có thể kể tới luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ học của Tiêu Thị
Thanh Bình- Đại học Quốc gia Hà Nội, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn: “Khảo sát trạng ngữ tronng tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa
học, dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930- 1945)”.
Luận văn đã đề cập đến vấn đề câu và thành phần câu, câu bao gồm nòng côt
câu và các thành phần phụ và khẳng định “trạng ngữ” là một thành phần phụ
cần đƣợc bàn nhiều trong câu.
- Gần đây SV khoa GDTH trong khóa luận tốt nghiệp của mình cũng
đã quan tâm đến thành phần trạng ngữ đó là: Phùng Thị Lý (2017), “Một số
biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt thành phần trạng ngữ và chủ ngữ
trong câu tiếng Việt”. Trong khóa luận của mình, chị đã đƣa ra một số biện
pháp giúp HS lớp 5 phân biệt trạng ngữ và chủ ngữ. Bằng thực nghiệm sƣ
phạm thông qua việc kiểm tra khả năng phân biệt của HS bằng một số bài

4


tập, chị đã thu thập đƣợc những con số xác thực sau đó phân tích, xử lí số
liệu và đƣa ra biện pháp. Tuy nhiên, nhìn vào công trình này ta có thể thấy
rằng công trình này mới chỉ tập trung đƣa ra biện pháp phân biệt thành phần
trạng ngữ và chủ ngữ chƣa đi sâu vào tìm hiểu về thành phần trạng ngữ cũng
nhƣ cách phân loại trạng ngữ. Do đó còn rất nhiều khía cạnh để chúng ta tiếp
tục nghiên cứu và khám phá.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng đã có không ít tác giả đã đi vào nhiều khía
cạnh khác nhau của thành phần trạng ngữ. Tuy nhiên, chƣa có tác giả nào đề
cập sâu đến việc nhận diện, phân biệt các loại trạng ngữ với nhau. Do đó, đề
tài của tôi là một đề tài khá mới mẻ và khả năng ứng dụng vào thực tế là rất
cao. Bởi chính đề tài này sẽ giúp cho HS lớp 4 nhận diện, phân biệt các loại
trạng ngữ trong câu đƣợc dễ dàng hơn. Điều này đã thúc đẩy và là động lực
giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình: “Rèn kĩ năng nhận

diện các loại trạng ngữ trong câu cho học sinh lớp 4”.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này có thể giúp HS có đƣợc khả năng nhận diện,
phân tích nhanh từ đó hình thành và rèn luyện đƣợc tƣ duy logic và khả năng
phản xạ nhanh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đọc các tài liệu nghiên cứu có liên quan.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Thống kê, khảo sát việc nhận diện các loại trạng ngữ của HS lớp 4.
- Đƣa ra một số kĩ năng nhận diện.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại trạng ngữ đƣợc dạy ở lớp 4.
5.2. Phạm vi nghiên cứu

5


Khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi tập trung khảo sát thống kê so
sánh đƣợc việc phân biệt các loại trạng ngữ trong câu đã đƣợc học của HS
khối 4 ở trƣờng: Tiểu học Kim Đồng (thành phố Lào Cai).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp
- Phƣơng pháp thống kê và phân loại
- Phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ học
- Phƣơng pháp miêu tả
- Phƣơng pháp thực nghiệm khoa học
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Qúa trình này đƣợc tiến hành nhƣ sau:
B1. Đọc tài liệu tham khảo, thống kê tƣ liệu

B2. Tập hợp và xử lí tƣ liệu
B3. Viết khóa luận
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội
dung khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Những kĩ năng nhận diện các loại trạng ngữ.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái quát về câu Tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm
Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ diễn đạt một nội dung, thông tin
đầy đủ và trọn vẹn. Chính vì thế đã có rất nhiều tác giả đƣa ra các định nghĩa
khác nhau về câu. Có thể kể ra đây một vài định nghĩa tiêu biểu:
Khái niệm về câu đã đƣợc tác giả Diệp Quang Ban đƣa ra trong cuốn
Ngữ pháp Tiếng Việt 2 trong trang 107: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn
ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc
mang một ý nghĩa tƣơng đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói
hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói giúp hình thành và
biểu hiện truyền đạt tƣ tƣởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo
nhỏ nhất bằng nội dung”
Trong cuốn sách Câu Tiếng Việt ở trang 220, TS Nguyễn Thị Lƣơng
định nghĩa: “Câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn dùng để biểu thị sự tình
đƣợc tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định có

dấu hiệu, hình thức riêng đƣợc sử dụng trong giao tiếp nhằm thể hiện một
hành động nói”.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng có khá nhiều định nghĩa khác nhau về câu.
Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm của các tác giả trên, chúng ta có thể hiểu:
câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn
đạt một ý tƣơng đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào
đó.
1.1.1.2. Đặc điểm của câu

7


- Chức năng chính của câu là dùng để thông báo. Ngoài ra câu
còn dùng để yêu cầu, khẳng định, phủ định, mời khuyên.
Xét trong mối quan hệ với ý định của ngƣời nói thì câu đƣợc
dùng để biểu thị hành vi ngôn ngữ
Xét trong mối quan hệ với các câu trong văn bản thì mỗi câu là
một đơn vị ngôn ngữ đƣợc dùng để tạo nên văn bản.
- Nội dung của câu: tạo nên nội dung câu là thành phần nghĩa
của nó. Từ góc độ đó có thể hiểu về nội dung câu biểu thị:
+ Hiện thực đƣợc phản ánh vào câu đó là vật, việc, hiện tƣợng,
hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ… Hình thức này sẽ tạo nên
phần nghĩa miêu tả (nghĩa sự vật) của câu.
+ Quan hệ của ngƣời nói đối với ngƣời nghe và sự đánh giá chủ
quan của ngƣời nói đối với hiện thực đƣợc nói tới trong câu. Nội dung
này chính là một yếu tố tạo nên phần nghĩa tình thái của câu.
- Hình thức của câu:
+ Hình thức ngữ âm của câu:
Khi nói, câu có ngữ điệu kết thúc hạ giọng ở câu trần thuật, cao
giọng ở câu hỏi. Với tiếng Việt ngƣời nói thƣờng dùng các tiểu từ tình

thái cuối câu: à, ừ, nhỉ, nhé… để thể hiện rõ hơn ngữ điệu kết thúc và
mục đích của câu.
Khi viết, câu đƣợc nhận diện nhờ hình thức: chữ cái đầu của âm
tiết đầu câu đƣợc viết hoa và cuối câu có một trong các dấu: .!?
+ Hình thức ngữ pháp của câu: câu là đơn vị ngôn ngữ không có
sẵn. Để có đƣợc nó ngƣời sử dụng phải kết hợp các đơn vị nhỏ hơn (từ, ngữ
cố định, cụm từ tự do) với nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất định của
ngôn ngữ. Số lƣợng của các câu cụ thể là vô hạn nó đƣợc xây dựng từ mô
hình cấu trúc cú pháp mang tính trừu tƣợng, khái quát và hữu hạn.

8


1.1.1.3. Thành phần câu
Thành phần câu đƣợc chia thành thành phần nòng cốt và thành phần phụ.
-Thành phần nòng cốt (thành phần chính) của câu là thành phần đảm
nhận cho câu đƣợc trọn nghĩa và thể hiện đƣợc chức năng giao tiếp cả trong
trƣờng hợp câu tồn tại độc lập tách biệt với văn cảnh hoặc hoàn cảnh sử dụng.
Trong trƣờng hợp bình thƣờng câu có hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và
vị ngữ
Chủ ngữ
Là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua lại với vị
ngữ. Chủ ngữ chỉ ra cái đối tƣợng mà câu đề cập đến và hàm chứa hoặc có thể
chấp nhận cái đặc trƣng có thể nói đến ở trong vị ngữ.
Chủ ngữ có thể đƣợc cấu tạo bởi một từ, một cụm từ hoặc một
cụm C-V
VD: Những vùng cây xanh/ bỗng vàng trong nắng sớm
CN

VN


Vị ngữ
Là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua lại với vị
ngữ. Vị ngữ nêu đặc trƣng vốn có ở vật hoặc có thể áp đặt một cách hợp lí
cho một vật nêu ở chủ ngữ.
Vị ngữ đƣợc cấu tạo bởi một từ, một cụm từ hoặc một kết cấu C-V
VD: Cái bàn này/ chân đã hỏng
CN

VN

-Thành phần phụ của câu là thành phần nằm ngoài nòng cốt câu. Sự
có mặt của chúng nhìn chung không đóng vai trò quyết định đối với tính trọn
vẹn về ý nghĩa và tính độc lập về ngữ pháp của câu.
Thành phần phụ có quan hệ với toàn bộ nòng cốt câu. Thành
phần phụ đƣợc chia làm 6 loại:

9


Trạng ngữ
Là thành phần phụ của câu dùng để bổ sung ý nghĩa tình huống với các
hoạt động diễn ra ở trong câu
VD: Hôm nay, trời / nắng đẹp.
TN

CN

VN


→Hôm nay: trạng ngữ
Hô ngữ
Là thành phần gọi đáp thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa ngƣời gọi và
ngƣời đáp.
VD: Trời ơi, tôi không còn nhận ra anh nữa.
→Trời ơi: hô ngữ
Khởi ngữ (đề ngữ)
Là thành phần phụ của câu đƣợc dùng để nêu lên một sự vật, một đối
tƣợng bàn bạc với tƣ cách là chủ đề của câu nói.
VD: Ăn tôi cũng ăn rồi.
→Ăn: khởi ngữ
Thành phần chuyển tiếp (liên ngữ)
Là thành phần phụ của câu nhằm để nối ý câu chứa nó với ý của câu đi
trƣớc hoặc đi sau với đoạn văn đi trƣớc hoặc đi sau.
VD: Tóm lại, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân
loại.
→Tóm lại: liên ngữ
Thành phần chú thích (giải ngữ)
Đƣợc dùng để làm sáng tỏ một phƣơng diện nào đó có liên quan gián
tiếp tới câu nhằm làm cho ngƣơì nghe hiểu đúng hơn câu nói. Thành phần chú
thích còn là sự bình giá về việc đƣợc nói đến ở trong câu làm rõ xuất xứ của
câu, làm rõ thái độ của ngƣời nói hoặc ngƣời viết.

10


VD: Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi.

→Có ai ngờ: giải ngữ
Uyển ngữ
Là thành phần đệm dùng để đƣa đẩy làm cho câu văn sinh động hơn
qua đó thể hiện thái độ chủ quan hoặc tình cảm của mình một cách kín đáo, tế
nhị.
VD: Phiền chị, chị chỉ giúp đường đến thư viện Quốc gia.
→Phiền chị: uyển ngữ.
1.1.2. Thành phần trạng ngữ
1.1.2.1 Khái niệm
Thuật ngữ trạng ngữ rất quen thuộc trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng
Việt. Bên cạnh hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ thì trạng ngữ là
thành phần phụ đƣợc các tác giả quan tâm nhiều nhất. Chính vì thế có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về trạng ngữ:
Theo Diệp Quang Ban ngƣời đƣợc xem là có nhiều đóng góp nhất cho
bộ môn Tiếng Việt nói chung và đặc biệt là phân môn LTVC nói chung ở
Tiểu học đã đƣa ra khái niệm về trạng ngữ trong trang 125 nhƣ sau: “Trạng
ngữ là thành phần phụ của câu dùng để bổ sung ý nghĩa tình huống nhƣ thời
gian, không gian, phƣơng tiện, cách thức, mục đích, nguyên nhân cho nồng
cốt câu”.
Khái niệm về trạng ngữ đã đƣợc TS Nguyễn Thị Lương đưa ra trong
cuốn sách Câu Tiếng Việt trong trang 196 nhƣ sau: “Trạng ngữ là thành phần
phụ của câu biểu thị các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, phƣơng tiện, cách
thức, mục đích… của sự tình đƣợc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng

11


trƣớc, đứng sau hoặc chen giữa nòng cốt câu. Trong nhiều trƣờng hợp trƣớc
trạng ngữ có dùng quan hệ từ để dẫn nhập đồng thời trạng ngữ thƣờng đƣợc
tách biệt với phần nòng cốt câu bằng một quãng ngắt (khi viết dùng dấu

phẩy).”
Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết- Nguyễn Văn Hiệp thì “Trạng ngữ là
thành phần phụ của câu có khả năng tham gia vào cải biến vị trí đứng trƣớc,
đứng sau nòng cốt hoặc chen vào giữa CN và VN. Trạng ngữ biểu thị ý nghĩa
về không gian, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phƣơng tiện cho sự tình
đƣợc biểu đạt trong câu.” (trang 220, Thành phần câu Tiếng Việt)
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về
trạng ngữ và đƣa ra khái niệm về trạng ngữ của mình theo cách hiểu riêng của
từng ngƣời. Tiếp thu các ý kiến của mọi ngƣời kết hợp với đặc điểm khả năng
nhận thức của HS lớp 4 chúng ta có thể hiểu khái niệm về trạng ngữ một cách
đơn giản nhƣ sau: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian,
nơi chốn, nguyên nhân, mục đích…. của sự việc được nêu trong câu. Trạng
ngữ trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?(TV4, tập 2,
trang 126, xuất bản năm 2005).
1.1.2.2 Vai trò của TN
- Xét về mặt cấu trúc ngữ pháp của câu thì TN là thành phần phụ của
câu có thể bỏ đi mà không sai ngữ pháp.
- Xét về mặt ý nghĩa thì TN có tầm quan trọng đặc biệt đối với nòng cốt
câu. Nó là thành phần bổ sung ý nghĩa cho câu.
1.1.2.3 Vị trí của TN trong câu
TN đƣợc coi là một thứ thành phần phụ của câu trong tiếng Việt trƣớc
hết bởi vị trí đứng trƣớc kết cấu C-V trong câu hai thành phần và đứng đầu
câu trong những kiểu câu khác.
VD: Hôm qua, Gíap đi câu cá.

12


→Hôm qua: TN
Vị trí thƣờng gặp của TN là vị trí trƣớc kết cấu C-V. Ngoài ra cũng gặp

trƣờng hợp TN đƣợc đƣa vào vị trí sau CN hoặc cả VN. Trong những trƣờng
hợp đó TN đƣợc phân biệt nhờ quan hệ nghĩa của nó với toàn câu và trên chữ
viết thƣờng có dấu phẩy ngăn cách nó.
1.1.2.4 Vai nghĩa của TN
Về phƣơng diện ý nghĩa, TN là thành phần bổ sung cho toàn bộ kết cấu
C-V trong câu đơn hai thành phần hay bổ sung ý nghĩa cho phần còn lại trong
những kiểu câu khác.
Tham gia vào cấu trúc nghĩa miêu tả, TN thƣờng đảm nhiệm các vai
nghĩa chỉ: thời gian, không gian, cách thức, phƣơng tiện, nguyên nhân, mục
đích, điều kiện, nhƣợng bộ. Đó là các vai nghĩa không bắt buộc, có các tên
gọi là: tham thể mở rộng, chu tố, cảnh huống. Chúng không bổ sung ý nghĩa
cho riêng vị tố trung tâm mà bổ sung thêm một phƣơng diện nghĩa nào đó cho
cả sự việc đƣợc nêu trong câu.
- Vai thời gian: chỉ thời gian xảy ra sự việc nêu trong câu. Thời gian đó
có thể chỉ một thời điểm hay một thời hạn xác định (hiện tại, quá khứ, tƣơng
lai), cũng có thể là phiếm chỉ hay thời gian hằng định
VD: Bây giờ, Hạnh là bác sĩ và con cái đã lớn (Nguyễn Minh Châu)
→Bây giờ: TN chỉ thời gian
- Vai không gian: biểu thị nơi xảy ra sự việc. Không gian mà TN biểu
thị có thể là không gian cụ thể (rộng hay hẹp), cũng có thể là không gian
phiếm chỉ.
VD: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ
kính (Thép Mới)
→Dưới bóng tre của ngàn xưa: TN chỉ không gian
- Vai tình huống: nêu tình huống diễn ra sự việc

13


VD: Tan buổi hầu kiện, chị Dậu lật đật chạy xuống cổng đình tìm con.

(Ngô Tất Tố)
→Tan buổi hầu kiện: TN chỉ tình huống
- Vai cách thức - phƣơng tiện: nêu cách thức hay phƣơng tiện để chủ
thể thực hiện hành động
VD: Bằng một giọng dịu dàng, chị mời chúng tôi vào nhà.
→Bằng một giọng dịu dàng: TN chỉ cách thức - phƣơng tiện
- Vai nguyên nhân: chỉ ra nguyên nhân, lí do dẫn đến sự việc trong câu
VD: Vườn cây xung quanh tốt tươi, nhờ nguồn nước này. (Theo Quà
tặng cuộc sống)
→Nhờ nguồn nước này: TN chỉ nguyên nhân
- Vai mục đích: nêu lên cái đích mà chủ thể cần đạt đƣợc
VD: Để thưởng mỗi thành tích của nó, quan thầy gắn cho một cái mề
đay (Nguyễn Công Hoan)
→Để thưởng mỗi thành tích của nó: TN chỉ mục đích
- Vai điều kiện: nêu các điều kiện để chủ thể thực hiện hành động hay
có trạng thái đƣợc nêu ở vị ngữ
VD: Gía như không nghĩ đến mẹ, tôi đã sang Pháp từ năm ngoái rồi
(Vũ Trọng Phụng)
→Gía như không nghĩ đến mẹ: TN chỉ điều kiện
- Vai nhƣợng bộ: nêu các điều kiện mà sự tồn tại của nó không ngăn
cản đƣợc việc chủ thể vẫn cứ thực hiện hành động (hay trạng thái, quan hệ)
đƣợc biểu thị ở vị ngữ
VD: Dù trọng quan, người ta cũng không nể quan nữa (Lê Lựu)
→Dù trọng quan: TN chỉ nhƣợng bộ

14


Nhƣ vậy, TN thƣờng đảm nhiệm 8 vai nghĩa là: vai nghĩa thời gian,
không gian, tình huống, cách thức - phƣơng tiện, nguyên nhân, mục đích, điều

kiện, nhƣợng bộ.
1.1.2.5 Cấu tạo của TN
- TN có thể là một từ.
VD: Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.
→Thỉnh thoảng: TN
- TN có thể là một cụm từ chính phụ hoặc đẳng lập.
VD: Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.
→Với giọng nói từ tốn: TN
- TN có thể là một kết cấu C-V.
VD: Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và
rèn luyện thật tốt.
→Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ: TN
1.1.2.6 Các cách phân loại TN
Cũng giống nhƣ khái niệm, theo cách hiểu khác nhau của các nhà khoa
học, TN có các cách phân loại khác nhau nhƣ sau:
Trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt 2 của tác giả Diệp Quang Ban ở
trang 166 tác giả đƣa ra các cách phân loại trạng ngữ nhƣ sau:
-TN chỉ không gian và thời gian
VD: Mỗi ngày uống 2 lần
→Mỗi ngày: TN chỉ thời gian
-TN chỉ tình hình gồm tình huống và phƣơng tiện cách thức:
VD: Đến Mác- Xây chúng tôi lĩnh lương (Trần Dân Tiên)
Cốp, cốp, cốp, cốp, cốp bộ đội chạy trên đường goòng (Nguyễn
Đình Thi)
→Đến Mác- xây: TN chỉ tình huống

15


→Cốp, cốp, cốp, cốp, cốp: TN chỉ phƣơng tiện cách thức

-TN chỉ nguyên nhân
VD: Tôi vất vả về ông (Nguyễn Công Hoan)
→Về ông: TN chỉ nguyên nhân
-TN chỉ mục đích:
VD: Chiến sĩ Việt Nam……giữ vững nền tự do độc lập (Hồ Chí Minh)
-TN chỉ điều kiện giả thiết:
VD: Bài này nếu hát nhanh thì hay
→Nếu hát nhanh: TN chỉ điều kiện giả thiết
-TN chỉ ý nhượng bộ:
VD: Tuy nghèo nhưng họ rất tốt bụng
→Tuy nghèo: TN chỉ ý nhƣợng bộ
Nhƣ vậy theo tác giả TN gồm 6 loại đó là: TN chỉ không gian và thời
gian, tình hình, nguyên nhân, mục đích, điều kiện giả thiết, nhƣợng bộ.
Theo TS. Nguyễn Thị Lương trong cuốn “Câu Tiếng Việt” ở trang 210 TN
đƣợc tác giả phân loại thành các loại sau:
-TN chỉ thời gian: chỉ thời gian xảy ra sự tình nêu trong câu. Thời gian
đó có thể là xác định cũng có thể là hằng định hay phiếm chỉ. Thời gian có thể
chỉ là một thời điểm hay thời đoạn.
VD: Thỉnh thoảng, nó không còn sức nén, tiếng khóc bật ra (Nam Cao)
→Thỉnh thoảng: TN chỉ thời gian phiếm định
-TN chỉ không gian: biểu thị nơi xảy ra sự tình. Không gian mà TN biểu
thị có thể là không gian cụ thể cũng có thể là không gian phiếm chỉ. TN chỉ
không gian có thể có quan hệ từ ở, tại hay các từ chỉ vị trí trên, dƣới, trƣớc,
sau, trong, ngoài… dẫn nhập.
VD: Dưới gầm trời này, tôi lo gì không thừa chiếc giường hẹp để tôi
lăn kềnh tấm thân thước rưỡi (Nguyễn Công Hoan)

16



→ Dưới gầm trời này: TN chỉ không gian rộng, không gian cụ thể
-TN chỉ tình huống: nêu tình huống diễn ra sự tình. Loại TN này thƣờng
đƣợc cấu tạo bởi tổ hợp kết từ + danh từ hoặc cụm danh từ.
VD: Qua hàng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe (Khánh
Hoài)
→Qua hàng nước mắt: TN chỉ tình huống
-TN chỉ cách thức, phương tiện: nêu cách thức thực hiện hành động hay
phƣơng tiện để chủ thể thực hiện hành động. TN chỉ phƣơng tiện thƣờng đƣợc
dẫn nhập bằng quan hệ từ: bằng, qua, nhờ...
VD: Theo ánh sáng lấp lánh của các ao ruộng, chị Dậu lần đường đi
đến nhà hàng cơm ban trưa, định trú chân đến sáng (Ngô Tất Tố)
→ Theo ánh sáng láp lánh của các ao ruộng: TN chỉ cách thức, phƣơng
tiện
-TN chỉ nguyên nhân: chỉ ra nguyên nhân, lí do dẫn đến sự tình nêu trong
câu. TN chỉ nguyên nhân thƣờng đƣợc dẫn nhập bằng quan hệ từ: vì, do, bởi,
tại, nhờ, bởi vì, tại vì…
VD: Vì hai đứa trẻ mồ côi, họ có thể quên cả thân mình (Nguyên Hồng)
→ Vì hai đứa trẻ mồ côi: TN chỉ nguyên nhân
-TN chỉ mục đích: nêu lên cái đích mà chủ thể cần đạt đƣợc. TN chỉ mục
đích thƣờng đƣợc dẫn nhập bằng quan hệ từ: để, cho, vì…
VD: Các công ty, để chống trộm, đã trang bị các thiết bị báo động
(Nam Cao)
→Để chống trộm: TN chỉ mục đích
Nhƣ vậy theo cách phân loại của TS. Nguyễn Thị Lƣơng thì TN đƣợc
chia thành 6 loại là: TN chỉ thời gian, không gian, tình huống, cách thức,
nguyên nhân và mục đích.

17



Căn cứ vào ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo của TN một cách khái
quát trong cuốn sách Thành phần câu Tiếng Việt của hai tác giả
Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trong trang 196 đã chia TN
thành mấy kiểu sau:
- TN chỉ thời gian: nêu thời điểm, thời đoạn diễn biến sự việc biểu
thị ở nòng cốt câu.
VD: Mấy năm ở Sài Gòn, y đã cố tạo cho y một cá tính khác hẳn
cá tính của y (Nam Cao)
→Mấy năm ở Sài Gòn: TN chỉ thời gian
- TN chỉ không gian: nêu địa điểm, nơi chốn phạm vi không gian
trong đó sự việc ở nòng cốt diễn ra.
VD: Trên mặt phiến đá cẩm thạch sáng loáng hàng chữ thiếp
vàng (…) (Báo Nhân dân)
→ Trên mặt phiến đá cẩm thạch: TN chỉ không gian
- TN chỉ nguyên nhân: nêu nguyên nhân diễn biến sự việc ở nòng
cốt câu.
VD: Con gà tốt mã vì lông
Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men (Ca dao)
→Vì lông, vì thuốc, vì men: TN chỉ nguyên nhân
- TN chỉ mục đích: biểu thị mục đích của sự việc nêu ở nòng cốt
câu
VD: Để mở rộng việc tuyên truyền (…) ông Nguyễn và những
đồng chí của ông ra tờ báo “Người cùng khổ” (Trần Dân Tiên)
→Để mở rộng việc tuyên truyền: TN chỉ mục đích
- TN chỉ phƣơng tiện, cách thức: nêu lên các phƣơng tiện và
cách thức của sự việc diễn ra ở nòng cốt câu.
VD: Nhờ cái thần thái ấy, hắn mới chửi rõ, thét mắng khắp cho
oai (Ngô Tất Tố)

18



×