Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

HOÀNG THỊ LINH CHI

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ

CHO HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trƣờng ĐHSP
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Lê Thị
Lan Anh, ngƣời đã hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô giáo và
các em học sinh trƣờng Tiểu học Tiến Thịnh B (Mê Linh – Hà Nội) đã tạo
điểu kiện cho em đƣợc khảo sát thực tế và thể nghiệm sƣ phạm. Cảm ơn gia
đình, bạn bè, những ngƣời luôn động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Linh Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “ Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ
năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5” là công trình nghiên cứu của tôi
thông qua việc tìm tòi, khảo sát cũng nhƣ sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè. Đề
tài chƣa đƣợc công bố trong bất kì chƣơng trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Linh Chi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG

HỆ THỐNG BÀI TÂP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 5 ................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ ....................................................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm quan hệ từ ........................................................................... 5
1.1.1.2. Các tiểu loại quan hệ từ........................................................................ 6
1.1.1.3. Nhận xét chung .................................................................................. 11
1.1.2. Một số khái niệm ................................................................................... 12
1.1.2.1. Bài tập ................................................................................................ 12
1.1.2.2. Kĩ năng ............................................................................................... 14
1.1.3. Cơ sở tâm lí học .................................................................................... 14
1.1.3.1. Tƣ duy ................................................................................................ 14
1.1.3.2. Tri giác ............................................................................................... 15
1.1.3.3.Tƣởng tƣợng ........................................................................................ 15
1.1.3.4. Chú ý .................................................................................................. 16
1.1.3.5. Trí nhớ ................................................................................................ 17


1.1.3.6. Ý chí ................................................................................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17
1.2.1. Nội dung về dạy học quan hệ từ trong sách giáo khoa lớp 5 ................ 17
1.2.1.1. Nội dung bài học lí thuyết về quan hệ từ ........................................... 18
1.2.1.2. Nội dung bài học về luyện tập quan hệ từ.......................................... 22
1.2.2. Quy trình dạy bài học về quan hệ từ ..................................................... 24
1.2.2.1. Quy trình dạy bài lí thuyết ................................................................. 24
1.2.2.2. Quy trình dạy bài thực hành ............................................................... 25
1.2.3. Thực tiễn việc dạy học quan hệ từ trong trƣờng Tiểu học .................... 25
1.2.4. Khảo sát thực trạng sử dụng quan hệ từ của học sinh lớp 5 ................. 26
1.2.4.1. Mục đích khảo sát .............................................................................. 26
1.2.4.2. Đối tƣợng khảo sát ............................................................................. 26

1.2.4.3. Nội dung khảo sát............................................................................... 26
1.2.4.4. Cách thức khảo sát ............................................................................. 29
1.2.4.5. Kết quả khảo sát ................................................................................. 29
1.2.4.6. Nhận xét chung .................................................................................. 32
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 33
Chƣơng 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
QUAN HỆ TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 VÀ THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM .... 34
2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng
quan hệ từ cho học sinh lớp 5 ......................................................................... 34
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống........................................................ 34
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với nội dung chƣơng trình .................... 34
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học
sinh .................................................................................................................. 34
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.......................................................... 35
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 35
2.2. Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5
......................................................................................................................... 35


2.2.1. Nhóm bài tập nhận diện quan hệ từ ...................................................... 38
2.2.2. Nhóm bài tập luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh ............. 44
2.2.2.1. Nhóm bài tập sử dụng quan hệ từ để liên kết các vế trong câu ......... 45
2.2.2.2.Nhóm bài tập sử dụng quan hệ từ liên kết các câu ............................. 53
2.2.3. Nhóm bài tập chữa lỗi sử dụng quan hệ từ cho học sinh ...................... 55
2.3. Thể nghiệm sƣ phạm ................................................................................ 61
2.3.1. Mục đích thể nghiệm............................................................................. 61
2.3.2. Đối tƣợng và địa bàn thể nghiệm .......................................................... 61
2.3.3. Cách thức tiến hành ............................................................................... 61
2.3.4. Nội dung thể nghiệm ............................................................................. 62
2.3.5. Kết quả thể nghiệm ............................................................................... 62

2.3.6. Kết luận chung về việc thể nghiệm ....................................................... 63
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học có một vị trí vô
cùng quan trọng. Đây là bƣớc xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển
về đạo đức, nhân cách, tƣ duy cũng nhƣ kĩ năng của trẻ trong tƣơng lai. Cùng
với các môn học khác, môn Tiếng Việt ở trong chƣơng trình Tiểu học có
nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc,
viết để học tập và giao tiếp trong môi trƣờng họat động lứa tuổi, góp phần rèn
luyện các thao tác tƣ duy.
Qua việc xác định nhiệm vụ môn học nhƣ trên, có thể thấy môn Tiếng
Việt có nhiệm vụ chủ yếu là hình thành và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh.
Muốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh đƣợc thành thạo thì việc tích
cực hóa vốn từ cho học sinh là rất cần thiết. Việc dạy cho học sinh biết cách
sử dụng từ ngữ trong hoạt động nói năng của mình sao cho không những đúng
mà còn hay luôn là một vấn đề đƣợc các giáo viên hết sức quan tâm. Nhằm
giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng từ ngữ để đặt các kiểu câu đúng
mẫu, đầy đủ nội dung và có sự liên kết chặt chẽ thì phân môn Luyện từ và câu
đã xây dựng các bài học về quan hệ từ.
Quan hệ từ tuy không đảm nhiệm chức năng thành phần chính của câu
nhƣng nó lại là một thành phần rất cần thiết trong câu. Quan hệ từ có vai trò
vô cùng quan trọng đối với hoạt động giao tiếp. Nó giúp cho ngƣời nói diễn
đạt đầy đủ, đúng ý của mình và ngƣời nghe hiểu đúng ý của ngƣời nói. Thêm
nữa, quan hệ từ không chỉ giúp liên kết các từ, các cụm từ, các thành phần của
câu mà nó còn giúp nối các câu cũng nhƣ các đoạn trở nên bền chặt, logic và

mƣợt mà hơn. Quan hệ từ nhƣ là chất keo dính giúp cho các câu văn đƣợc nối
kết với nhau bền chặt hơn.

1


Tuy nhiên, thời gian dành cho các bài về Quan hệ từ trong phân môn
Luyện từ và câu không nhiều nên chƣa có thể khắc sâu cũng nhƣ rèn luyện
cho học sinh kĩ năng sử dụng quan hệ từ một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt.
Trong lời nói và viết của các em còn có rất nhiều lỗi về sử dụng quan hệ từ
nhƣ: sử dụng quan hệ từ không đúng, thiếu linh hoạt và có khi lại quá lạm
dụng nó. Nghiên cứu về quan hệ từ đã có nhiều nhƣng việc xây dựng hệ thống
bài tập để rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5 còn rất ít.
Chính vì những lí do trên nên chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh
lớp 5” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề quan hệ từ về mặt lí thuyết chúng tôi đã tìm thấy một số bài báo,
một số giáo trình Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học đề cập tới việc
dạy học sinh nói, viết câu có liên kết; sử dụng quan hệ từ để liên kết các từ,
các vế câu, các câu, các đoạn trong văn bản. Trong khóa luận tốt nghiệp Đại
học và sau Đại học, chúng tôi có thấy một số công trình nghiên cứu về quan
hệ từ nhƣ:
- Luận văn sau Đại học của tác giả Lê Thị Lan Anh, nhƣng do mục đích là
nghiên cứu tất cả các từ loại trong tiếng Việt nên tác giả không đi sâu vào
nghiên cứu việc dạy quan hệ từ cho học sinh lớp 5.
- Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu của sinh viên khoa Giáo dục
Tiểu học, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 về vấn đề quan hệ từ:
+ “Luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5”, Nguyễn Thị Thái,
2013 (Khóa luận tốt nghiệp).

+ “Tìm hiểu khả năng sử dụng quan hệ từ của học sinh lớp 5”, Phùng Thị
Năng, 2017 (Khóa luận tốt nghiệp).

2


+ “Tìm hiểu khả năng nhận diện và sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng
quan hệ từ của học sinh lớp 5”, Nguyễn Thị Kim Dung, 2017 (Khóa luận tốt
nghiệp).
Trong các công trình, tác giả đi sâu bàn về khả năng sử dụng quan hệ từ
cũng nhƣ rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5 mà chƣa đi
sâu vào xây dựng hệ thống bài tập để rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học
sinh. Vì vậy, vấn đề mà chúng tôi chọn: “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ
năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5” vẫn còn khoảng trống để ngỏ và
cần đƣợc nghiên cứu kĩ.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng đƣợc hệ thống bài
tập rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5 nhằm giúp học sinh
linh hoạt hơn trong việc sử dụng quan hệ từ để nói, viết câu có liên kết.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử
dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ khóa luận chúng tôi chỉ khảo sát, xây dựng hệ thống
bài tập rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ
năng sử dụng quan hệ từ.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ

năng sử dụng quan hệ từ.
- Xây dựng đƣợc hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ
cho học sinh lớp 5.

3


- Thể nghiệm sƣ phạm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp nghiên cứu các vấn đề lí thuyết
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung khóa luận gồm 2 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng bài tập rèn luyện kĩ
năng sử dụng quan hệ từ cho học sinh lớp 5
- Chƣơng 2: Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho học
sinh lớp 5 và thể nghiệm sƣ phạm

4


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
HỆ THỐNG BÀI TÂP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
QUAN HỆ TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ
1.1.1.1. Khái niệm quan hệ từ

Theo Lê Biên trong cuốn Từ loại Tiếng Việt hiện đại: “Quan hệ từ là
những từ không có ý nghĩa sở chỉ, sở biểu mà là những từ có chức năng diễn
đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy” [5, tr.160].
Theo Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt phổ thông cho
rằng: “Kết từ (còn gọi là quan hệ từ) là những hư từ để liên kết các từ với
nhau hoặc các vế trong câu” [3, tr.143].
Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt cho rằng: “Quan
hệ từ là những từ chỉ các quan hệ ngữ pháp dùng để nối các thành phần trong
câu hay thành tố trong cụm từ” [14, tr. 161].
Trình bày về quan hệ từ chúng tôi chủ yếu dựa vào quan điểm của tác giả
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt”.
Quan hệ từ (kết từ, nối từ) là những hƣ từ biểu thị quan hệ ngữ pháp
giữa các từ, các cụm từ, giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu với nhau.
Chúng chỉ thực hiện chức năng liên kết (nối) các từ, các cụm từ, các câu
với nhau. Vì thế chúng còn đƣợc gọi là từ nối, kết từ, từ quan hệ…
Quan hệ từ không đảm nhận chức năng làm thành tố chính cũng nhƣ
thành tố phụ trong cụm từ, chúng cũng không đảm nhận đƣợc chức năng của
thành phần câu.

5


1.1.1.2. Các tiểu loại quan hệ từ
Quan hệ từ là lớp hƣ từ cú pháp có hoạt động ngữ pháp đa dạng trong
tổ hợp cú pháp khác nhau. Chính điều đó đã làm cho việc phân chia quan hệ
từ thành các tiểu loại gặp khó khăn. Vì vậy, chỉ có đặt các quan hệ từ trong
các tổ hợp cú pháp, trong cấu trúc câu mới thấy rõ đƣợc vai trò và tác dụng
của loại hƣ từ này.
Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp mà quan hệ từ biểu thị, có thể phân chia
quan hệ từ thành 2 nhóm:

+ Quan hệ từ biểu thị cho quan hệ đẳng lập: và, với, nhưng, mà, xong, hay,
hoặc…. (đƣợc gọi là liên từ)
Ví dụ: Tôi và Lan là đôi bạn thân.
Tôi hay anh sẽ đi đổ rác?
+ Quan hệ từ biểu thị cho quan hệ chính phụ: của, bằng, rằng , với, vì, để
cho, tại…(đƣợc gọi là giới từ)
Ví dụ:
Bố mẹ đã lao động vất vả để cho chúng tôi có cuộc sống đầy đủ.
Tôi bị điểm kém vì không học bài.
- Quan hệ từ biểu thị quan hệ đẳng lập
Quan hệ từ đẳng lập dùng để nối các từ, các kết hợp từ (ở bậc cụm từ,
câu, đoạn văn), quan hệ từ không gắn bó với bất kì thành tố nào trong kết cấu
có quan hệ đẳng lập.
Quan hệ từ đẳng lập có thể là một từ đơn hoặc một cặp hô ứng. Chúng
thƣờng đứng giữa các thành tố có quan hệ đẳng lập, cặp kết từ hô ứng (hai từ)
thƣờng đƣợc phân bố đứng trƣơc mỗi thành tố trong kết hợp.
Một số ý nghĩa biểu thị của quan hệ từ:
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa tập hợp: và, cùng, với
Ví dụ:

6


+ Tôi và Lan là đôi bạn thân.
+ Mƣa lớn cùng lốc xoáy đã tàn phá một số khu vực.
+

Tôi với anh đôi ngƣời xa lạ
Tự phƣơng trời chẳng hẹn quen nhau


- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa lựa chọn: hay, hoặc
Ví dụ:
+ Cậu chọn áo màu vàng hay màu xanh?
+ Anh có thể rửa bát hoặc lau nhà.
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa kế tiếp: rồi
Ví dụ: Ăn xong rồi tôi đi học bài.
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa đối chiếu - tƣơng phản: còn
Ví dụ: Tôi thích màu xanh còn Hoa thích màu hồng.
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa giải thích, thuyết minh: là, rằng là, hình như,
dường như
Ví dụ:
+ Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng.
+ Dường như Lan đã quên đi tình bạn giữa hai đứa.
+ Hôm nay, hình như cô giáo bị ốm.
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa đối chiếu – tƣơng tự: cũng như
Ví dụ: Cũng như các bạn khác, tôi đƣợc bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp để
đến trƣờng.
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa loại trừ: chứ, thà, thà rằng, (không)…chứ, thà
(rằng)…còn hơn
Ví dụ:
+ Thà chết vinh còn hơn sống nhục.

7


+ Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nƣớc, không chịu
làm nô lệ.
(Hồ Chí Minh)
- Quan hệ từ biểu thị quan hệ chính phụ
Quan hệ từ chính phụ dùng để nối kết thành tố phụ với thành tố chính

(nối từ phụ với từ chính, nối thành phần phụ với thành phần chính của câu).
Do đó nó thƣờng gắn với thành tố phụ (trừ trƣờng hợp nó là cặp quan hệ từ
thì có yếu tố gắn với thành tố chính và có yếu tố gắn với thành tố phụ).
Một số ý nghĩa biểu thị của quan hệ từ:
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa mục đích: cho, để, mà, với, đối với
Ví dụ:
+ Cha mẹ làm lụng vất vả cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Tôi cố gắng học để đạt điểm cao trong kì thi tới.
+ Cả hai anh em phải dựa nhau mà sống.
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa sở hữu: của
Ví dụ:
+ Cái cặp này là của Mai
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa về chất liệu, về phƣơng thức, cách thức, về so
sánh: bằng
Ví dụ:
+ Cái thƣớc này làm bằng nhựa.
+ Tôi đi đến trƣờng bằng xe đạp.
+ Hoa cao bằng Phƣơng.
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa nguyên nhân: do, vì, tại, bởi
Ví dụ:
+ Do trời mƣa nên tôi nghỉ học.
+ Hoa bị điểm kém vì không học bài.

8


- Quan hệ từ biểu thị quan hệ đặc trƣng: mà
Ví dụ:
+ Chiếc đồng hồ mà anh mua rất đẹp.
Quan hệ từ mà có thể đứng một mình hoặc trong một cặp từ hô ứng, nó

biểu thị các nét nghĩa khác nhau. Chẳng hạn:
* Quan hệ đối lập
Ví dụ: Thuyền em rách nát mà em chƣa chồng.
* Quan hệ hƣớng tới mục đích – kết quả (như, để, cho...)
Ví dụ: Cậu lấy bánh của tớ mà ăn cho đỡ đói.
* Quan hệ chỉ liên hợp
Ví dụ: Không phải tôi mà cũng không phải anh là ngƣời có lỗi.
- Quan hệ từ biểu thị quan hệ định vị: ở, ở tại, tại (địa điểm, đối tượng), từ
(khởi điểm thời gian hoặc địa điểm xuất phát)
Ví dụ:
+ Tại quảng trƣờng Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn đầu tiên
khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Ở Đà Nẵng có bãi biển Mỹ Khê rất đẹp.
+ Từ chiểu, trời trở lạnh.
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa quan hệ về thời gian hoặc quan hệ về không
gian: đến, tới, từ, cho đến, cho tới
Ví dụ:
+ Về đến nhà, nó lăn ra ngủ luôn.
+ Cho đến bây giờ, tôi vẫn chƣa hết bàng hoàng về cảnh tƣợng xảy ra trƣớc
mắt.
+

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim

- Quan hệ từ biểu thị về phƣơng diện, đối tƣợng: với, đối với

9



Ví dụ:
+ Đối với tôi, gia đình là tất cả.
+ Hoa ơi! Đi xem phim với mình đi!
+ Quan hệ từ biểu thị quan hệ về đối tƣợng là chủ thể: cùng, cùng với
Ví dụ: Tôi đang ăn cơm cùng gia đình.
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa quan hệ về phạm vi hoặc không gian: trên, dưới,
trong, ngoài, giữa
Ví dụ:
+ Trên cánh đồng, các bác nông dân đang cấy lúa.
+ Tôi làm rơi chiếc bút dưới gầm bàn.
+ Giữa đám đông, cô ấy nổi bật với chiếc váy trắng.
+ Ngoài hiên, mƣa rơi tí tách.
- Quan hệ từ biểu thị quan hệ so sánh, đối chiếu: như
Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
- Quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả: vì/ tại/ do/ bởi…nên/
mà/ cho nên
Ví dụ:
+ Vì trời mƣa nên tôi nghỉ học.
+ Do lƣời học cho nên tôi bị điểm kém.
- Quan hệ từ biểu thị quan hệ nhƣợng bộ, đối lập: tuy/ dù/ mặc dù/ …nhưng
Ví dụ:
+ Mặc dù bị ốm nhưng Lan vẫn cố gắng đi học.
- Quan hệ từ biểu thị quan hệ tƣơng phản, đối lập: mà, nhưng
Ví dụ:
+ Anh ấy không phải ngƣời giàu có về mặt vật chất nhưng lại là ngƣời giàu
có về mặt tinh thần.

10



- Quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả: nếu/ giá/
hễ/ miễn/ giá thử (là)…thì/ là/ thì là
Ví dụ:
+ Nếu Lan chăm học hơn thì Lan đã không bị điểm kém.
+ Hễ trời trở lạnh là tôi bị cảm cúm.
- Quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến: không những/ không chỉ…mà/ mà
còn; càng…càng
Ví dụ:
+ Càng lớn tôi càng thấy thƣơng bố mẹ hơn.
+ Không những vẽ đẹp mà Lan còn hát hay.
- Cần chú ý tới chức năng liên kết của các quan hệ từ trong cấu trúc ngữ pháp
trên câu: chúng vừa có tác dụng liên kết vừa có tác dụng chuyển các ý,
chuyển các đơn vị. Ví dụ nhƣ các quan hệ từ: rồi, còn , và, nhưng, do, tại…
- Thấy thêm, một số quan hệ từ (nêu trên) nguyên là những thực từ chuyển
sang.
1.1.1.3. Nhận xét chung
Quan hệ từ đƣợc gọi là kết từ, từ nối. Mỗi cách gọi nhấn mạnh một đặc
điểm của loại từ này: gọi là kết từ hay từ nối là nhấn mạnh chức năng liên kết
của nó, còn gọi là quan hệ từ thì chú ý đến chức năng ngữ pháp của nó là biểu
thị quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận đƣợc nó kết nối. Định nghĩa trong sách
giáo khoa Tiếng Việt 5 đã chú ý đến các đặc điểm nói trên của quan hệ từ:
“Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ
giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng,
mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về….” [13, tập 1, tr. 110].
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 không dạy học sinh phân loại quan hệ từ mà
chỉ tập trung dạy nội dung về quan hệ từ. Việc này đƣợc thể hiện rất rõ trong
nội dung và phân bố thời lƣợng bài học, bài tập thực hành. Sách giáo khoa

11



Tiếng Việt 5 chỉ giới thiệu cho học sinh một số quan hệ từ thƣờng gặp. Cho
nên, khi giảng dạy và ra đề kiểm tra giáo viên chú ý không nên sa đà vào việc
phân loại quan hệ từ, cần yêu cầu học sinh ghi nhớ các quan hệ từ và ý nghĩa
biểu thị của chúng. Yêu cầu cơ bản với học sinh là khả năng sử dụng quan hệ
từ và cặp quan hệ từ.
1.1.2. Một số khái niệm
1.1.2.1. Bài tập
a. Khái niệm bài tập
Theo từ điển Tiếng Việt, bài tập là “bài đưa ra cho học sinh làm để vận
dụng những điều đã học”. Đây là quan niệm đƣợc nhiều tác giả của nhiều
công trình nghiên cứu về lí luận dạy học và lí luận dạy học bộ môn sử dụng
để nghiên cứu về bài tập. Quan niệm này chủ yếu phù hợp với các bài học lí
thuyết và các bài học thực hành vận dụng lí thuyết. Đây là dạng bài mà nội
dung có sự phân biệt rõ ràng giữa lí thuyết và thực hành, trong đó lí thuyết
đƣợc dạy trƣớc và phần thực hành đƣợc dạy sau bằng một hệ thống bài tập.
Nghĩa là bài tập ở phần lí thuyết đƣợc đƣa ra nhằm giúp học sinh nắm vững
các khái niệm lí thuyết, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học.
Bài tập là những nhiệm vụ đƣợc giao cho mỗi nhóm hoặc mỗi cá nhân
trong khuôn khổ một chƣơng trình học tập nhằm rèn luyện kĩ năng hay củng
cố kiến thức cho ngƣời học.
Từ hai định nghĩa trên có thể hiểu bài tập không những giúp học sinh
củng cố, vận dụng kiến thức vừa học, rèn luyện kĩ năng đã có mà còn giúp
học sinh hình thành tri thức mới, phát triển các kĩ năng khác.
Trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng, bài tập đƣợc coi là phần
cơ bản, không thể thiếu, có vai trò rất quan trọng. Mặt khác theo quan điểm
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, bài tập hiện nay
không chỉ giúp rèn luyện kĩ năng thực hành mà còn là con đƣờng giúp học

12



sinh tự tìm kiếm, khám phá tri thức, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo cần
thiết cho mình.
Tóm lại, bài tập là một hệ thống thông tin xác định bao gồm điều kiện và
yêu cầu đƣợc đƣa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi ngƣời học phải đƣa ra lời
giải đáp. Nếu một dạng bài tập đƣợc lặp lại tới mức độ nào đó sẽ khắc sâu
đƣợc kiến thức cho học sinh, hình thành đƣợc kĩ năng, kĩ xảo tƣơng ứng. Qua
đó ngƣời học sẽ đạt đến một mức độ nhất định trong học tâp.
b. Hệ thống bài tập
Hệ thống bài tập là một tập hợp các bài tập khác nhau đƣợc sắp xếp thành
các nhóm, trong mỗi nhóm có thể có các nhóm nhỏ hơn đƣợc sắp xếp theo
một trình tự nhất định nhằm thực hiện mục đích chung.
Trong dạy học, muốn hình thành và phát triển một kĩ năng cho học sinh
thì ngƣời dạy phải xác định đƣợc hệ thống hành động, cách thực hiện các
hành động và những tình huống có thể xảy ra trong thực tế khi học sinh thực
hiện hành động. Các hành động này đƣợc cụ thể hóa bằng một hệ thống bài
tập. Khi giải quyết đƣợc toàn bộ yêu cầu của hệ thống bài tập thì học sinh sẽ
hình thành đƣợc kĩ năng, kĩ xảo tƣơng ứng.
c. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập
Để hoạt động thực hành đạt hiệu quả, hệ thống bài tập phải đƣơc xây
dựng dựa trên các cơ sở khoa học.
Trƣớc hết, các bài tập phải đáp ứng đƣợc mục tiêu môn học. Các bài tập
phải chính xác về mặt nội dung kiến thức, cấu tạo ngữ pháp, phong phú về
hình thức, phù hợp với năng lực học sinh.
Khi thiết kế hệ thống bài tập cần chú ý đảm bảo thực hiện một số nguyên
tắc của dạy học Luyện từ và câu nhƣ: nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc tích
hợp, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ và câu,…

13



Thêm nữa, các bài tập phải có tác dụng kích thích tƣ duy, phát huy tính
sáng tạo của học sinh.
1.1.2.2. Kĩ năng
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng. Theo Lƣu Xuân Mới trong
cuốn Lí luận dạy học: “Kĩ năng là năng lực vận dụng những kiến thức thu
được trong một lĩnh vực nào đó vào trong thực tế hay kĩ năng là năng lực
(khả năng) chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó
để giải quyết một tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc
sống.”
Một quan điểm khác cho rằng, kĩ năng là năng lực (khả năng) của chủ
thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết
(kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kĩ năng là sự thống nhất hài hòa giữa ba yếu tố nhận thức đúng – thái độ
mạnh – ý chí hành động vững vàng. Kĩ năng đƣợc hình thành khi chúng ta áp
dụng kiến thức lí thuyết đã học vào thực tiễn. Kĩ năng có đƣợc do quá trình
lặp lại một hoặc một chuỗi hành động nhất định.
Học sinh tiểu học cần phải có những kĩ năng cơ bản, cần thiết, vì vậy
việc rèn luyện để hình thành cho học sinh các kĩ năng là vô cùng quan trọng.
Nếu không đƣợc rèn luyện thì học sinh sẽ không có đủ kĩ năng phục vụ cho
giai đoạn học tập tiếp theo.
1.1.3. Cơ sở tâm lí học
1.1.3.1. Tư duy
a. Khái niệm
Theo Nguyễn Thiện Giáp, tƣ duy là quá trình nhận thức và phản ánh
nhận thức của con ngƣời về tự nhiên xã hội.

14



b. Hai quá trình tư duy của con người
- Tƣ duy cảm tính: Đó là quá trình nhận thức và phản ánh nhận thức của con
ngƣời thông qua trực quan sinh động.
- Tƣ duy lí tính (tƣ duy trừu tƣợng): là quá trình nhận thức, phản ánh nhận
thức của con ngƣời bằng các khái niệm, phán đoán, suy luận.
c. Quá trình tư duy của học sinh tiểu học
Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tƣ duy của các em diễn ra theo
con đƣờng: từ cụ thể, trực quan đến trừu tƣợng.
Khả năng nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh tiểu học bắt
đầu từ cảm giác, tri giác. Sau đó, khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng các biểu
tƣợng dần dần phát triển. Ở lớp 5, khả năng dùng khái niệm, phán đoán với
các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp của học sinh ngày càng phong phú.
Tuy nhiên hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức của các em còn mức sơ
đẳng.
1.1.3.2. Tri giác
Tri giác là quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và
trọn vẹn sự vật, hiện tƣợng bên ngoài với đầy đủ đặc tính của nó. Tri giác của
học sinh mang tính tổng quát, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở
giai đoạn đầu tiểu học gắn với tính trực quan, ở giai đoạn cuối tiểu học, lớp
4,5 thì tri giác của các mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện
tƣợng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn. Tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có
phƣơng hƣớng rõ ràng, đó là tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học
tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm bài tập từ dễ đến khó…).
1.1.3.3.Tưởng tượng
Tƣởng tƣợng là một quá trình nhận thức, phản ánh những cái chƣa từng
có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới
dựa trên cơ sở những biểu tƣợng đã có.

15



Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học chia làm hai loại:
- Tưởng tượng tái tạo: học sinh hình dung ra những gì đã thấy, đã cảm nhận
đƣợc.
- Tưởng tượng sáng tạo: Quá trình học sinh tạo ra biểu tƣợng mới. Học sinh
có thể tƣởng tƣợng ra hình ảnh của các sự vật, hiện tƣợng, các cảnh quan địa
lí, các sự kiện lịch sử, các nhân vật thông qua nội dung đƣợc trình bày trong
bài học.
Ở học sinh lớp 5, tƣởng tƣợng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những
hình ảnh đã có các em đã tạo ra nhƣng hình ảnh mới. Tƣởng tƣợng sáng tạo
tƣơng đối phát triển, các em bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, vẽ tranh,
làm văn…Đặc biệt, tƣởng tƣợng của các em trong giai đoạn này bị chi phối
mạnh mẽ bởi xúc cảm, tình cảm và những hình ảnh, sự việc, hiện tƣợng dễ
gắn liền với những rung động tình cảm của các em.
1.1.3.4. Chú ý
Chú ý không chủ định đƣợc phát triển mạnh và chiếm ƣu thế ở học sinh
tiểu học. Chú ý của học sinh chƣa bền vững, nhất là học sinh ở lớp đầu Tiểu
học. Do thiếu khả năng tổng hợp nên chú ý của học sinh còn phân tán, bởi
thiếu khả năng phân tích nên chú ý của học sinh còn hƣớng vào hình ảnh trực
quan sinh động.
Ở lớp 5, các em dần dần hình thành kĩ năng tổ chức, điểu chỉnh sự chú
ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển hơn và dần chiếm ƣu thế. Các em đã
có sự nỗ lực về ý chí trong hoc tập, nhƣ việc học thuộc lòng một bài thơ, một
công thức toán hay lời một bài hát…Trong sự chú ý đã xuất hiện giới hạn của
yếu tố thời gian, các em đã định lƣợng đƣợc khoảng thời gian cho phép để
thực hiện một công việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong
khoảng thời gian quy định.

16



1.1.3.5. Trí nhớ
Ở giai đoạn đầu tiểu học, trí nhớ trực quan – hình ảnh và trí nhớ máy
móc phát triển hơn trí nhớ logic – từ ngữ. Các em ghi nhớ, lƣu giữ và nhớ lại
các hiện tƣợng, hình ảnh tốt hơn là các câu chữ khô khan.
Ở lớp 5, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng cƣờng. Ghi nhớ
có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố nhƣ: mức độ tích cực học tập, mức độ tập trung trí tuệ của
các em, sức hấp dẫn của nội dung bài học, yếu tố tâm lí và tình cảm của các
em…
1.1.3.6. Ý chí
Học sinh lớp 5 đã có khả năng biến yêu cầu của giáo viên trở thành mục
đích hành động của mình. Tuy nhiên năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chƣa
thể trở thành nét tính cách của các em.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung về dạy học quan hệ từ trong sách giáo khoa lớp 5
Chƣơng trình Tiếng Việt, phần quan hệ từ đƣợc thể hiện trong sách giáo
khoa Tiếng Việt 5 bao gồm 2 dạng bài: dạng bài lí thuyết và dạng bài thực
hành. Bài lí thuyết về quan hệ từ đƣợc dạy ở tiết 24, tuần 11, trang 109. Bài
thực hành về quan hệ từ đƣợc dạy ở tiết 26, tuần 12, trang 121 và tiết 28 tuần
27, trang 131.
Thực hành luyện tập sử dụng quan hệ từ còn đƣợc lồng ghép trong luyện
tập viết câu ghép và liên kết câu trong ngữ pháp văn bản. Cụ thể là các tiết
sau: Cách nối các vế câu ghép (tuần 19, 1 tiết); Nối các vế câu ghép bằng
quan hệ từ (tuần 20: 1 tiết; tuần 21: 1 tiết; tuần 22: 2 tiết); Liên kết các câu
trog bài bằng từ ngữ nối (tuần 27: 1 tiết).

17



1.2.1.1. Nội dung bài học lí thuyết về quan hệ từ
Nội dung bài học lí thuyết về quan hệ từ đƣợc trình bày trong sách giáo
khoa theo cấu trúc 3 phần: I. Nhận xét, II. Ghi nhớ, III. Luyện tập.
Trong phần Nhận xét, sách giáo khoa đƣa ra hệ thống ngữ liệu và yêu cầu
học sinh làm bài tập thực hành để nhận biết khái niệm quan hệ từ.
Bài tập 1: Trong mỗi ví dụ dưới đây từ in đậm được dùng để làm gì?
a) Rừng say ngây và ấm nóng.
MA VĂN KHÁNG

Và – nối kết cho quan hệ đẳng lập
b) Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên khúc nhạc tƣng
bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
VÕ QUẢNG

Của – nối kết giữa các cụm từ cho quan hệ sở hữu (tiếng hót dìu dặt thuộc sở
hữu của chủ thể Họa Mi).
c) Hoa mai trổ từng chùm thƣa thớt, không thơm đặc nhƣ hoa đào. Nhƣng
cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Theo MÙA XUÂN VÀ PHONG TỤC VIỆT NAM

Như – nối kết cho quan hệ so sánh, Nhưng – nối kết cho quan hệ đối lập và
đồng thời liên kết câu thứ nhất với câu thứ 2.
Bài tập này đƣợc đƣa ra nhằm giúp học sinh nhận biết đƣợc các quan
hệ từ ở dạng từ đơn và ý nghĩa biểu thị của các quan hệ từ đó. Từ đó dẫn dắt
học sinh đến với mục 1 của phần Ghi nhớ.
Bài tập 2: Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây (rừng cây bị chặt phá –
mặt đất thưa vắng bóng chim ; mảnh vườn nhỏ bé – bầy chim vẫn về tụ
hội) được biểu hiện bằng những cặp từ nào?
a) Nếu cây rừng bị chặt phá thƣa thớt thì mặt đất sẽ ngày càng thƣa vắng bóng

chim.

18


Nếu – thì: quan hệ điều kiện – kết quả
b) Tuy mảnh vƣờn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhƣng bầy chim vẫn
thƣờng rủ nhau về hội tụ.
Tuy – nhưng: quan hệ tƣơng phản
Mục đích của bài tập 2 là giúp học sinh phát hiện ra cặp quan hệ từ và
biết đƣợc ý nghĩa biểu thị của chúng. Từ đó dẫn học sinh đến mục 2 của phần
Ghi nhớ.
Trong phần Ghi nhớ, sách giáo khoa khái quát:
1. Quan hệ từ là các từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan
hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng,
mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về…
2. Nhiều khi, từ ngữ trong các câu đƣợc nối với nhau bằng một cặp quan hệ
từ. Các cặp quan hệ từ thƣờng gặp là:
- Vì…nên… ; do…nên… ; nhờ…mà…(biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết
quả).
- Nếu…thì… ; hễ…thì… (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả)
- Tuy…nhưng… ; mặc dù…nhưng… (biểu thị quan hệ tƣơng phản).
- Không những…mà… ; không chỉ…mà… (biểu thị quan hệ tăng tiến).
Trong phần Luyện tập, sách giáo khoa đã biên soạn 2 dạng bài tập: bài
tập nhận diện và bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng
a) Chim, Mây, Nƣớc và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã
làm cho tất cả bừng giấc.
VÕ QUẢNG


b) Những hạt mƣa to và nặng bắt đầu rơi xuống nhƣ ai ném đá, nghe rào rào.
NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ

19


×