LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của
mình tới cô Dương Thị Mỹ Hằng, người đã hướng dẫn tận tình và thường
xuyên động viên em trong quá trình hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy
học Ngữ văn, khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến để em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian và khuôn khổ cho phép của đề tài còn nhiều hạn chế nên
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến và tiếp tục xây dựng đề tài của quý thầy cô và các bạn để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Vũ Thị Thanh Hòa
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và có sự
hướng dẫn tận tình của cô Dương Thị Mỹ Hằng.
Khóa luận với đề tài: “Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng một
số biện pháp tu từ cho học sinh THPT”. Khóa luận chưa từng được công bố
trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm2013.
Sinh viên
Vũ Thị Thanh Hòa
2
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU…………………………………………………………...1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................ 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................... 5
5. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................... 6
6. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 6
7. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... 7
8. Dự kiến đóng góp của khóa luận. .............................................................. 7
9. Kết cấu của khóa luận ................................................................................ 7
PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................. 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............. 9
1.1 Cơ sở lí luận. .......................................................................................... 9
1.1.1 Kĩ năng và sự hình thành kĩ năng qua hệ thống bài tập. ..................... 9
1.1.1.1 Quan niệm về kĩ năng, kĩ xảo. ............................................................. 9
1.1.1.2 Quan niệm về hệ thống bài tập. ........................................................ 10
1.1.1.3 Sự hình thành kĩ năng qua hệ thống bài tập. ..................................... 11
1.1.2 Một số biện pháp tu từ. ....................................................................... 12
1.1.2.1 Một số biện pháp tu từ ngữ âm. ........................................................ 12
1.1.2.2 Một số biện pháp tu từ từ vựng. ....................................................... 13
1.1.2.3 Một số biện pháp tu từ cú pháp. ........................................................ 18
1.2 Cơ sở thực tiễn. .................................................................................... 20
1.2.1 Khảo sát về nội dung dạy học một số biện pháp tu từ trong SGK Ngữ
văn THPT. .................................................................................................. 20
1.2.2 Thực trạng dạy học của giáo viên. ..................................................... 21
1.2.3 Thực trạng học tập của học sinh. ....................................................... 22
3
1.2.4 Đánh giá chung về thực trạng. .......................................................... 23
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ CHO HỌC SINH THPT. ........................ 25
2.1 Nguyên tắc chung đối với việc xây dựng hệ thống bài tập. ............... 25
2.1.1 Nguyên tắc khoa học. ......................................................................... 25
2.1.2 Nguyên tắc hệ thống và phát triển...................................................... 26
2.1.3 Nguyên tắc vừa sức. .......................................................................... 27
2.1.4 Nguyên tắc tích hợp. ........................................................................... 28
2.2 Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng một số biện pháp tu từ
cho học sinh THPT. .................................................................................... 30
2.2.1 Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập. ................................................ 30
2.2.2 Hệ thống bài tập. ................................................................................ 32
2.2.2.1 Bài tập nhận diện ............................................................................. 32
2.2.2.2 Bài tập tái hiện. ................................................................................ 37
2.2.2.3 Bài tập phân tích đánh giá hiệu quả của một số biện pháp tu từ trong
văn bản......................................................................................................... 40
2.2.2.4 Bài tập tạo lập. ................................................................................. 45
2.2.2.5 Bài tập chữa lỗi. ............................................................................... 49
2.2.3 Phương hướng vận dụng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử
dụng một số biện pháp tu từ cho học sinh THPT. ...................................... 54
2.2.3.1 Phương hướng vận dụng hệ thống BTRKN sử dụng một số biện
pháp tu từ trong dạy đọc hiểu văn bản ở THPT. ........................................... 54
2.2.3.2 Phương hướng vận dụng hệ thống BTRKN sử dụng một số biện
pháp tu từ trong dạy học tiếng Việt ở THPT. ................................................ 55
2.2.3.3 Phương hướng vận dụng hệ thống BTRKN sử dụng một số biện
pháp tu từ trong dạy học tạo lập văn bản miêu tả, biểu cảm ở THPT .......... 56
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM ................................................................ 59
4
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 59
3.2. Đối tượng thực nghiệm. ....................................................................... 59
3.3 Chủ thể thực nghiệm. .......................................................................... 59
3.4 Thời gian làm thực nghiệm. ................................................................. 60
3.5 Nội dung thực nghiệm. ......................................................................... 60
3.6 Cách thức tiến hành thực nghiệm........................................................ 60
3.7 Kết quả cuối đợt thực nghiệm.............................................................. 61
PHẦN III. KẾT LUẬN ............................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………64
PHỤ LỤC
5
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là một trong những bộ phận giữ vị trí quan trọng trong bộ
môn Ngữ văn nói riêng và trong các môn học cơ bản nói chung của chương
trình phổ thông. Với tư cách là một môn học, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung
cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, quy tắc
hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt
khác, Tiếng Việt là một công cụ giao tiếp và tư duy nên môn Tiếng Việt còn
đảm nhận thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là
chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp: Tiếp nhận và diễn đạt
mọi kiến thức khoa học của nhà trường. Có thể thấy mục tiêu của dạy học
tiếng Việt là chú trọng tới việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Những kĩ năng đó chỉ được hình thành thông qua hành động, mà hình thức để
thực hiện hành động đó chính là việc luyện tập thông qua các bài tập. Các bài
tập Tiếng Việt là một phương tiện có hiệu quả không thể thay thế được trong
việc giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy. Hoạt động cho
học sinh giải các bài tập Tiếng Việt là một điều kiện để thực hiện tốt các mục
đích dạy học tiếng Việt. Việc tổ chức tốt các hoạt động thực hành bằng bài tập
là một yêu cầu để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt hiện nay.
Trong hoạt động giao tiếp, con người luôn trăn trở nói viết như thế nào
để đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Khi ngành phong cách học ra đời đã đem
lại những hiểu biết nhất định về việc lựa chọn lời nói sao cho đạt được hiệu
quả thực tiễn. Theo lí luận mà phong cách học đã xây dựng, các biện pháp tu
từ có vai trò không nhỏ trong việc biểu đạt sắc thái tu từ của các phương tiện
ngôn ngữ. Trong nhà trường các biện pháp tu từ được đưa vào giảng dạy từ
bậc Tiểu học với một số biện pháp như so sánh, nhân hóa. Lên đến Trung học
cơ sở (THCS) học sinh tiếp tục được làm quen thêm một số biện pháp tu từ
6
như ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp ngữ… Tới bậc Trung học phổ thông (THPT)
học sinh được củng cố, ôn lại những kiến thức lí thuyết về biên pháp tu từ
thông qua hệ thống bài tập luyện tập thực hành. Những bài tập này không chỉ
khắc sâu những kiến thức cũ mà còn được nâng cao phù hợp với trình độ tiếp
nhận của học sinh. Việc dạy các biện pháp tu từ cho học sinh có vai trò vô
cùng quan trọng, nó góp phần giúp học sinh đạt tới hiệu quả diễn đạt hay,
biểu cảm, hấp dẫn, tránh được những sai sót khi nói và viết. Tuy nhiên, với
tình hình học tập bộ môn Ngữ văn hiện nay thì phần Tiếng Việt chưa thực sự
được quan tâm, chú trọng. Hệ quả là học sinh sử dụng tiếng Việt còn nhiều
hạn chế như: Viết câu sai ngữ pháp, dùng từ thiếu chính xác diễn đạt không
trúng và không đúng ý, lời văn thiếu sự sinh động, hấp dẫn. Câu văn chưa
chính xác, chưa biết đa dạng các kiểu câu hay diễn đạt một vấn đề theo nhiều
cách khác nhau trong Làm văn cũng như trong thực tế giao tiếp. Từ thực tế
giao tiếp với học sinh cũng như qua các bài kiểm tra, bài viết của các em, các
thầy cô giáo đều có chung nhận xét: Kĩ năng trình bày, diễn đạt của học sinh
phần nhiều chưa tốt, có em có ý tưởng nhưng không biết trình bày, lúng túng
khi diễn đạt, nói viết vụng về, sơ sài hoặc lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu lôgic
khiến người nghe không nắm bắt được các vấn đề mà các em muốn trình bày.
Và một trong những lỗi mà chúng ta thường bắt gặp trong cách nói và viết của
học sinh có liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tu từ.
Bản thân là một sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn em thấy việc nghiên
cứu đề tài này có thể giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng xây dựng và lĩnh
hội văn bản, đánh giá được thái độ và ý định của người nói qua văn bản, nhất
là đánh giá được giá trị thẩm mĩ của văn bản qua việc nhận diện được và sử
dụng, phân tích được một số biện pháp tu từ. Chính những biện pháp tu từ đã
góp phần làm nên những câu văn hay, những câu thơ hay, những tác phẩm
hay. Bởi vậy để góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả dạy học một số biện
7
phỏp tu t cho hc sinh THPT em chn ti H thng bi tp rốn luyn k
nng s dng mt s bin phỏp tu t cho hc sinh THPT.
2. Lch s nghiờn cu vn .
Khai thác các biện pháp tu từ là một trong những phng pháp giúp học
sinh cảm thụ tác phẩm Văn học tốt nhất cng nh vn dng chỳng vo cỏc bi
vit vn. Các em c học một số các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá, điệp
ngữ, nói quá, ẩn dụ, hoán dụ, tơng phản, chơi chữ) t THCS. Từ việc nắm bắt
lý thuyết đến vận dụng trong từng bài tập cụ thể học sinh có thể phát hiện và
phân tích biện pháp tu từ, từ đó các em vận dụng vào việc cảm thụ tác phẩm
Văn học. Cỏc bin phỏp tu t cú vai trũ quan trng trong vic giỳp hc sinh
phõn tớch cỏc tỏc phm Vn hc, c bit l cỏc tỏc phm tr tỡnh v rốn luyn
kh nng lm vn ca hc sinh. Th nhng nu ch tớnh riờng nhng bi
nghiờn cu, nhng ti liu dy hc v bin phỏp tu t thỡ vn cha thc s
phong phỳ, a dng. Vỡ vy, nhỡn li lch s vn ny cho ta cỏi nhỡn ton
din hn v vic dy hc bin phỏp tu t trong nh trng hin nay.
Vic dy hc bin phỏp tu t trong nh trng ph thụng l vn
c nhiu nh lớ lun, nh s phm nghiờn cu. Tiờu biu nh tỏc gi inh
Trng Lc vi cun Tu t hc vi vn ging dy Ng vn. Vi cụng
trỡnh nghiờn cu ny tỏc gi ó a ra nhng vn lớ thuyt chung nht v tu
t hc cng nh vai trũ tỏc dng ca nú trong vic ging dy Ng vn trong
nh trng. Th nhng cun sỏch ny vn ch dng li nhng vn lớ
thuyt chung trong ging dy ch cha cú s o sõu thụng qua luyn tp
thc hnh.
Trong cun Phng tin v bin phỏp tu t v Vn nhn nh,
phõn loi v miờu t cỏc phng tin tu t v cỏc bin phỏp tu t Tp chớ
ngụn ng s 4/1992 vn ca tỏc gi trờn cng ó phn ỏnh nhng c gng
tỡm tũi v mt lớ thuyt cng nh v mt ng dng. Th nhng nhng cụng
8
trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những vấn đề lí thuyết chung và cơ
bản nhất chứ chưa đi sâu vào hoạt động thực hành luyện tập. Đó mới chỉ là
những nhận định ban đầu của các tác giả trong việc nghiên cứu và phân loại
các biện pháp tu từ chứ chưa đưa ra hệ thống bài tập cụ thể để luyện tập thực
hành cho học sinh.
Vẫn tác giả trên, trong cuốn “300 bài tập phong cách học Tiếng Việt”,
tác giả đã đi sâu hơn vào những vấn đề thực hành phong cách học trong đó có
một phần lớn bài tập luyện tập về biện pháp tu từ. Đây là cuốn sách bài tập
viết theo hướng mở rộng cả lí thuyết và thực hành. Tuy nhiên đó mới chỉ
dừng lại ở những bài tập khái quát nhất, chưa có sự tích hợp với phần đọc
hiểu văn bản, chưa đưa ra cách thức hướng dẫn học sinh làm các bài tập thực
hành.
Hay trong cuốn giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt” hai tác giả
Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cũng có viết rất rõ về các biện pháp tu
từ trong tiếng Việt, từ biện pháp tu từ ngữ âm, biện pháp tu từ từ vựng và biện
pháp tu từ cú pháp. Song giáo trình chỉ đưa ra những đóng góp về lí thuyết
phong cách học, làm cơ sở cho bước nghiên cứu sau này của phong cách học
Tiếng Việt. Trong cuốn sách này, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra
những vấn đề lí thuyết cơ bản về các biện pháp tu từ mà đi vào xây dựng hệ
thống bài tập rèn luyện thực hành cho học sinh.
Đái Xuân Ninh với cuốn “Phương pháp giảng Văn dưới ánh sáng ngôn
ngữ học”, Mai Xuân Miên với “Vài ý kiến về dạy, học các biện pháp tu từ
tiếng Việt ở trường phổ thông trung học”. Hai công trình này các tác giả mới
chỉ dừng lại ở việc đề ra một vài phương pháp, ý kiến chung khi giảng dạy về
biện pháp tu từ tiếng Việt trong trường phổ thông, những phương pháp đó
chưa được các tác giả cụ thể hóa thành một hệ thống bài tập thực hành cho
học sinh luyện tập. Nhìn chung các công trình trên đều chỉ ra được mục tiêu,
9
cách thức, biện pháp để dạy học về biện pháp tu từ với những vấn đề lí thuyết
chung nhất. Đó là những vấn đề mang tính chiến lược cho ngành giáo dục
song chưa được cụ thể hóa với tưng phần, từng nội dung trong nhà trường
phổ thông. Bởi vậy, vấn đề mà khóa luận nghiên cứu là một vấn đề mới có sự
kế thừa từ những công trình nghiên cứu đã có nhưng vẫn còn bỏ ngỏ. Ứng
dụng lí thuyết vào việc rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ cho học
sinh là việc làm thiết thực, bổ ích giúp người nghiên cứu, giảng dạy nhận thức
sâu sắc hơn về dạy một số biện pháp tu từ trong chương trình môn Ngữ văn
nói chung và chương trình môn Ngữ văn ở trường THPT nói riêng.
Trong sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) từ bậc Tiểu học
đến bậc THCS và THPT các tác giả biên soạn cũng đã đưa một số biện pháp
tu từ tiêu biểu vào trong dạy học tiếng Việt cho học sinh. Trong các cuốn
SGK mà học sinh được học từ Tiểu học đến THPT đã bắt đầu có sự đầu tư tiết
học về biện pháp tu từ nhưng chủ yếu dừng lại nhiều ở lí thuyết, số lượng bài
tập đưa ra vẫn còn chưa thực sự phong phú với nhiều kiểu, dạng khác nhau.
Đa số bài tập chỉ dừng lại ở nhận biết đơn giản, chưa có nhiều bài tập phân
tích, tạo lập và chữa lỗi.
3. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn giải quyết một trong những vấn đề
trọng tâm của việc dạy học tiếng Việt hiện nay đó là xây dựng hệ thống bài
tập Tiếng Việt, tổ chức luyện tập thực hành rèn luyện kĩ năng sử dụng biện
pháp tu từ cho học sinh qua một số bài tập. Nhờ đó nâng cao chất lượng dạy
học về tiếng Việt nói chung và dạy học về các biện pháp tu từ nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Khóa luận có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề cơ bản như hệ thống
hóa cơ sở lí luận với những vấn đề lí thuyết chung nhất về biện pháp tu từ
cũng như sự hình thành kĩ năng qua hệ thống bài tập. Khóa luận còn nghiên
10
cứu cở sở thực tiễn của đề tài qua việc khảo sát hệ thống bài tập trong SGK
Ngữ văn THPT, khảo sát thực trạng dạy học của giáo viên và tình hình học
tập của học sinh. Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn đó người viết sẽ nghiên
cứu việc xây dựng nên một hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng một số
biện pháp tu từ cho học sinh THPT. Cuối cùng là tổ chức thiết kế giáo án thực
nghiệm và dạy thể nghiệm bước đầu ở phổ thông.
5. Đối tượng nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu hệ thống bài
tập rèn luyện kĩ năng sử dụng một số biện pháp tu từ cho học sinh THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài giới hạn ở phạm vi khảo sát các bài tập về biện pháp tu từ trong
SGK Ngữ văn THPT, khảo sát thực trạng dạy học về một số biện pháp tu từ ở
trường THPT Văn Quán. Từ đó xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng
một số biện pháp tu từ cơ bản được giảng dạy trong chương trình, SGK Ngữ
văn THPT. Ở đây chúng tôi sẽ tập trung vào các biện pháp tu từ được dạy học
trong SKG Ngữ văn từ lớp 10 đến lớp 12. Bài tập được xây dựng chủ yếu ở
phạm vi đoạn văn trong SGK Ngữ văn ban cơ bản.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề, rút ra kết luận về cơ sở lí
luận thông qua tìm hiểu các tư liệu, tạp chí, giáo trình… có liên quan đến phạm
vi đề tài. Các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực: Giáo dục học, ngôn ngữ học,
tâm lí học, lí luận dạy học…có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài.
7.2 Phương pháp điều tra khảo sát.
Được sử dụng để thu thập những tư liệu thực tế về tình hình dạy và học
một số biện pháp tu từ ở trường THPT Văn Quán trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7.3 Phương pháp thực nghiệm.
11
Ở đề tài này do mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu việc thực nghiệm sẽ
ở phạm vi tổ chức dạy thể nghiệm giáo án đề xuất trong sự đối chứng với các
giáo án thông thường để kiểm nghiệm khả năng ứng dụng và tính hiệu quả
của việc xây dựng các hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng một số biện
pháp tu từ cho học sinh THPT.
7.4 Phương pháp thống kê.
Được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát,
thực nghiệm bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt tới những
kết luận chính xác, khách quan.
8. Dự kiến đóng góp của khóa luận.
Xét về phương diện khoa học: Khóa luận góp thêm một tiếng nói trong
việc xây dựng nên một hệ thống bài tập khoa học về biện pháp tu từ từ đơn
giản đến phức tạp. Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập phù hợp với mục
tiêu dạy học và nội dung kiến thức Ngữ văn về biện pháp tu từ, cũng như đề
ra cách hướng dẫn học sinh giải quyết những bài tập đó một cách đúng đắn có
thể phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
Xét về phương diện thực tiễn: Vận dụng tốt các kĩ năng rèn luyện bài
tập về tu từ học cho học sinh thì sẽ kích thích học sinh học tập Tiếng Việt tích
cực, sáng tạo góp phần nâng cao năng lực giao tiếp của học sinh, đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên. Giúp học sinh sử dụng tiếng Việt có hiệu
quả trong việc tạo lập văn bản nói và viết. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và
học Tiếng Việt trong trường THPT hiện nay.
9. Kết cấu của khóa luận.
Gồm 3 phần:
Phần I. Mở đầu. Phần này trình bày những vấn đề khái quát về đề tài
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, nêu rõ lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề,
phương pháp nghiên cứu.
12
Phần II. Nội dung. Phần nội dung của khóa luận được chúng tôi triển
khai trong 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Tập trung vào hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng và sử dụng
một số biện pháp tu từ cho học sinh THPT. Trong đó bao gồm: Nguyên tắc
chung đối với việc xây dựng hệ thống bài tập và trình bày một số dạng bài tập
tiêu biểu. Từ đó đưa ra phương hướng vận dụng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ
năng sử dụng một số biện pháp tu từ cho học sinh THPT.
Chương 3: Thực nghiệm. Phần này trình bày cách thức vận dụng đề
tài vào quá trình dạy và học. Từ đó thấy được những kinh nghiệm cũng như
hiệu quả trong việc vận dụng kĩ năng sử dụng một số biện pháp tu từ trong
quá trình nói, viết của học sinh.
Phần III. Kết luận: Tóm tắt lại vấn đề và nêu hướng dẫn áp dụng hệ
thống bài tập vào việc giảng dạy biện pháp tu từ trong nhà trường phổ thông.
13
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận.
1.1.1 Kĩ năng và sự hình thành kĩ năng qua hệ thống bài tập.
1.1.1.1 Quan niệm về kĩ năng, kĩ xảo.
* Kĩ năng là một vấn đề được nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học quan
tâm. Xung quanh khái niệm này đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau.
Chẳng hạn theo Bùi Văn Huệ thì kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức, khái
niệm, định nghĩa, định luật vào thực tiễn. Lưu Xuân Mới trong cuốn “Lí luận
dạy học” cho rằng: Kĩ năng là sự biểu hiện kết quả thực hiện hành động trên
cơ sở kiến thức đã có. Theo từ điển Việt Nam thì kĩ năng là khả năng vận
dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế. Kĩ năng là khả năng vận
dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một
nhiệm vụ mới. Mỗi tác giả đưa ra một cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng.
Tuy nhiên tựu chung lại, các quan điểm trên về cơ bản là thống nhất. Tổng kết
các quan niệm của tác giả, chúng ta đi đến cách hiểu “Kĩ năng là khả năng
thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa
chọn và vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ, thực
hiện một công việc nào đó ở cấp độ tiêu chuẩn xác định” [11, tr.90]. Khi xem
xét kĩ năng cần lưu ý một số điểm sau:
- Kĩ năng bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể nào đó và được
xem như một đặc điểm của hành động. Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động.
Không có kĩ năng chung chung hay nói cách khác kĩ năng không phải là một
hiện tượng tự thân mà nó luôn luôn gắn với một hành động cụ thể.
- Bất cứ kĩ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lí thuyết. Cơ sở lí thuyết
đó chính là kiến thức. Kĩ năng chỉ có được khi con người biết vận dụng kiến
14
thức vào trong thực tiễn một cách có kết quả. Ngược lại, kĩ năng được hình
thành vững chắc sẽ làm cho việc ghi nhớ kiến thức vững vàng và sâu sắc hơn.
- Bên cạnh đó tính đúng đắn, sự thành thục, linh hoạt cũng là một tiêu
chuẩn quan trọng để xác định sự hình thành và phát triển của kĩ năng.
- Kĩ năng là cái không phải sinh ra đã có của mỗi người, nó là sản phẩm
của hoạt động thực tiễn, là kết quả của một quá trình hành động mà nên.
* Kĩ xảo: Mọi hành động của con người là hành động có ý thức. Cho
nên mục đích và hành động được ý thức ngay từ đầu. Nhưng không phải mọi
lúc và mọi khâu của hành động, ý thức bao giờ cũng có mặt. Cho nên trong
một chuỗi hành động, có những khâu, những phần không có hoặc có ít sự
tham gia của ý thức. Thành phần tự động hóa đó là kĩ xảo.Vậy kĩ xảo là hành
động đã được củng cố và tự động hóa [7, tr.82].
1.1.1.2 Quan niệm về hệ thống bài tập.
Hệ thống được hiểu là tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với
nhau theo một thứ tự sắp xếp có quy củ.
Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học
(làm bài tập ở lớp, bài tập về nhà). Bài tập Tiếng Việt được coi như một trong
những đơn vị nội dung định hướng cho việc dạy học tiếng Việt. Thông qua
việc thiết kế hệ thống bài tập và hướng dẫn học sinh làm bài tập của giáo
viên, quá trình làm bài tập của học sinh, giáo viên có thể kiểm tra kết quả hoạt
động dạy của mình còn học sinh củng cố được những tri thức tiếng Việt mà
mình vừa tiếp nhận được và nắm vững kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Bài tập ở
bài học lý thuyết chủ yếu giúp học sinh nắm vững khái niệm, củng cố các đơn
vị kiến thức lý thuyết vừa học. Còn bài tập trong bài tập thực hành chủ yếu
giúp học sinh hình thành, phát triển các kĩ năng. Qua bài tập giáo viên đưa
học sinh vào những hoạt động được tính toán và sắp đặt hợp lí, có như thế
mới giúp học sinh đạt tới những kĩ năng nhất định.
15
1.1.1.3 Sự hình thành kĩ năng qua hệ thống bài tập.
Vấn đề hình thành kĩ năng được nhiều nhà tâm lí học trong và ngoài
nước quan tâm. Mỗi tác giả, mỗi trường phái có những ý kiến khác nhau,
song đều thống nhất với nhau rằng: Kĩ năng được hình thành trong hoạt động.
Bất cứ kĩ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lí thuyết đó là kiến thức. Sở dĩ
như vậy là vì xuất phát từ cấu trúc kĩ năng (phải hiểu mục đích, cách thức đi
đến kết quả và hiểu những điều kiện cần thiết để triển khai cách thức đó). Sự
vận dụng kiến thức để khám phá, biến đổi chính là kĩ năng. Trong thực tế dạy
học, học sinh thường gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vào việc giải quyết
các bài tập cụ thể chính là do kiến thức không chắc chắn, khái niệm trở nên
chết cứng và không biến thành cơ sở kĩ năng. Muốn kiến thức là cơ sở của kĩ
năng thì kiến thức phải phản ánh đầy đủ thuộc tính của bản chất, được thử
thách trong thực tế và tồn tại trong ý thức với tư cách là công cụ của hành
động các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng.
Quá trình hình thành kĩ năng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số nhà
tâm lí học như V.A Crechet xki, Phạm Minh Học, N.D Leevitor,
A.V.Petropxki, Trần Quốc Thành…cho rằng quá trình hình thành kĩ năng
hành động gồm ba bước:
Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.
Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu
Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều
kiện hành động nhằm đạt được mục đích đặt ra.
Theo các tác giả này, việc nhận thức mục đích và cách thức, điều kiện
hành động là quan trọng nhất. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở bước này thì chưa có
kĩ năng vì nó chỉ thể hiện ở mặt lí thuyết, tri thức về hành động chứ chưa có
mặt kĩ thuật, thao tác thực tiễn của hành động để đạt mục đích đề ra. Giai
đoạn làm thử theo mẫu cũng không kém phần quan trọng. Ở giai đoạn này,
16
con người một mặt thực hiện các thao tác theo mẫu để hình thành kĩ năng,
một mặt con người đối chiếu với tri thức về hành động và điều chỉnh các thao
tác hành động nhằm đạt kết quả, giảm bớt những sai sót trong quá trình hành
động. Sau khi làm thử để nắm vững cách thức hành động, người ta phải tiến
hành luyện tập để hoàn thiện kĩ năng. Ở giai đoạn này các tri thức về hành
động được củng cố nhiều hơn, các tri thức hành động cũng được ôn luyện có
hệ thống làm cho người ta nắm chắc hành động hơn. Đến đây có thể nói kĩ
năng được hình thành. Tuy nhiên đến đây kĩ năng vẫn chưa ổn định. Kĩ năng
chỉ thực sự ổn định khi người ta hành động có kết quả trong những điều kiện
khác nhau. Tâm lí học hiện đại đã khẳng định: Chỉ trong hoạt động thì kĩ năng
mới hình thành và phát triển [7, tr.112]. Như vậy bài tập là một tập hợp yêu
cầu hoạt động để đạt tới kết quả nào đó. Nếu làm một loại bài tập cùng kiểu
lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết thì sẽ hình thành được kĩ năng tương ứng.
Tóm lại trong các bài học thực hành có thể nói bài tập là phương tiên, kĩ năng
là mục đích trọng yếu cần đạt tới.
1.1.2 Một số biện pháp tu từ.
Biện pháp tu từ được định nghĩa một cách khái quát nhất đó là sự phối
hợp sử dụng trong hoạt động giao tiếp các phương tiện ngôn ngữ (không kể
trung hòa về nghĩa hay biểu cảm) nhằm tạo ra hiệu quả tu từ (tức là tác dụng
gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh...) do sự tác động qua lại của các yếu tố ngôn
ngữ trong một ngữ cảnh rộng. Các biện pháp tu từ được chia thành biện pháp
tu từ từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản [10, tr.61).
1.1.2.1 Một số biện pháp tu từ ngữ âm.
Biện pháp điệp âm là biện pháp dùng láy phương tiện âm thanh để tạo
cộng hưởng ý nghĩa, hoặc là tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi tưởng
tưởng [10, tr.271]. Trong điệp âm có điệp phụ âm đầu, điệp vần.
17
Ví dụ: Điệp phụ âm đầu có câu ”Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” của
Nguyễn Khuyến, người đọc hình dung cảnh bóng trăng lan dần, tỏa rộng trên
làn nước gợn sóng lăn tăn. Không có gì thay thế được những phụ âm (l) trong
câu thơ tuyệt đẹp đó.
Biện pháp điệp vần là biện pháp láy lại một số vấn đề gia tăng ý nghĩa.
Ví dụ :
“Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi?”
(Tố Hữu)
Những khuôn vần nối tiếp ang...ang...ang miêu tả một mùa đông kéo
dài, quá dài, chậm chạp trôi đi không muốn dứt hẳn.
Biện pháp điệp thanh: Trong thơ đường luật, lục bát thì luật phối thanh
được quy định chặt chẽ tạo ra sự cân đối trong câu thơ. Còn trong thơ mới,
thơ hiện đại, thơ lục bát biến thể người ta có thể linh hoạt sử dụng thanh điệu
để tạo nên hiệu quả tu từ.
Ví dụ:
“Chân trời lui mãi lan lan rộng
Hi vọng tràn lên đồng mênh mông”
(Tố Hữu)
Sử dụng nhiều thanh bằng làm hiện lên một không gian bát ngát mở ra
trước mắt người tù vừa vượt ngục và một niềm hi vọng bao la tràn lên theo
chân trời đó. Sử dụng 6 thanh bằng ở dòng thứ 2 chính là một thủ pháp gợi
hình ảnh và truyền cảm xúc cho người đọc.
1.1.2.2 Một số biện pháp tu từ từ vựng.
Biện pháp so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này
đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào
18
đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của
người đọc, người nghe [10, tr.189]. Về hình thức, bao giờ cũng có hai vế là vế
so sánh và vế được so sánh. Về nội dung, các đối tượng nằm trong hai vế là
khác loại nhưng lại có nét tương đồng nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu
từ: So sánh tu từ có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm. Biện pháp tu từ
này cũng được vận dụng rộng rãi trong nhiều phong cách khác nhau như khẩu
ngữ, chính luận, thông tấn, nghệ thuật.
Ví dụ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
(Ca dao)
Biện pháp nhân hóa là biện pháp tu từ dùng từ chỉ hành vi, động tác,
cách cảm, cách nghĩ của người cho đối tượng không phải là người nhằm diễn
đạt sinh động, có hồn và biểu cảm về đối tượng.
Ví dụ:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe thấy tiếng sấm phất cờ mà lên.
(Ca dao)
Lúa chiêm phát triển rất nhanh, sự chuyển nghĩa tương đồng về cách
thức.
Hình thức dùng những từ chỉ động tác, hoạt động của người để biểu thị
những tính chất, hành động của đối tượng không phải là người. Xem đối
tượng không phải là người như con người để tâm tình, trò chuyện. Về nội
dung thì dựa trên sự liên tưởng nhằm phát hiện ra những nét giống nhau giữa
đối tượng không phải là người và người. Nhân hóa có chức năng nhận thức và
biểu cảm, được dùng rộng rãi trong các phong cách như khẩu ngữ, chính luận,
văn chương.
Biện pháp ẩn dụ theo tác giả Đinh Trọng Lạc định nghĩa thì đó thực
chất là sự so sánh ngầm, trong đó vế so sánh được giảm lược đi chỉ còn lại vế
19
được so sánh. Như vậy, phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối
tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương
đồng nào đó [10, tr.194]. Về hình thức, ẩn dụ chỉ phô bày một đối tượng – đối
tượng dùng để biểu thị, còn đối tượng định nói đến được biểu thị thì dấu đi,
ẩn đi không phô bày ra như so sánh tu từ. Về nội dung, ẩn dụ tu từ giống như
so sánh tu từ (do đó người ta gọi là so sánh ngầm). Nghĩa là cần phải liên
tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng. Ẩn dụ tu từ có hai chức năng
là biểu cảm và nhận thức. Các dạng thể hiện của ẩn dụ có: Ẩn dụ phẩm chất,
ẩn dụ cách thức, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ chức năng, ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác...
Ví dụ ẩn dụ hình thức: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”, tác giả
dùng lửa để liên tưởng đến hoa lựu vì cả lửa và hoa lựu đều có màu đỏ.
Biện pháp hoán dụ theo tác giả Đinh Trọng Lạc thì đó là phương thức
chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của
một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó [10, tr.203].
Phân loại : Hoán dụ có dùng dấu hiệu để chỉ vật có dấu hiệu, dùng vật
chứa để chỉ vật bị chứa, dùng bộ phận để chỉ toàn bộ, dùng số lượng xác định
để biểu thị số lượng không xác định, dùng tên riêng để biểu thị tên chung và
ngược lại...
Ví dụ :
“Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”
( Ca dao)
Dùng dấu hiệu để chỉ vật có dấu hiệu: Hình ảnh mồ hôi để liên tưởng
tới hoạt động lao động vất vả của con người.
Về hình thức : Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện,
vế được biểu hiện không phô ra. Về nội dung: Nếu ẩn dụ dựa trên quan hệ
liên tưởng về nét tương đồng thì hoán dụ dựa vào mối quan hệ có thực, quan
20
hệ tiếp cận. Hoán dụ chủ yếu có chức năng nhận thức, biện pháp tu từ được
dùng rộng rãi trong các phong cách chức năng tiếng Việt.
Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại từ, ngữ, câu... nhằm để nhấn mạnh
ý nghĩa, biểu đạt cảm xúc và gợi hình ảnh.
Ví dụ :
“Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”
(Chinh phụ ngâm)
Phép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý
nghĩa, âm thanh, nhịp điệu...để tạo ra những câu có sự cân xứng về cấu trúc,
hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa.
Ví dụ :
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
(Thương vợ - Tú Xương)
Ở đây sử dụng phép đối từ vựng, động từ với động từ, danh từ đối với
danh từ.
Tác dụng tạo nên sự cân xứng về ý nghĩa, hài hòa về âm thanh, sự cân
đối trong xếp đặt, tạo nên vẻ đẹp tính hoàn chỉnh.
Nói giảm (còn được gọi là nhã ngữ hay khinh từ) là biện pháp tu từ
dùng phương thức diễn đạt tế nhị trong hoàn cảnh giao tiếp mà người nói
không tiện nói ra vì sợ quá phũ phàng hoặc sợ xúc phạm đến người nghe. Nói
giảm không có phương tiện riêng mà thường được thực hiện thông qua các
hình thức ẩn dụ hay hoán dụ tu từ.
Ví dụ:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến - Quang Dũng)
21
Biện pháp tu từ này thường được dùng để nói về cái chết.
Nói giảm có chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được
dùng nhiều trong các PC: Khẩu ngữ, văn chương, chính luận...
Chơi chữ : Là biện pháp tu từ dựa trên sự vận dụng linh hoạt tiềm năng
về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt để tạo nên phần tin mới,
bất ngờ, khác loại với phần tin cơ sở và song song tồn tại với phần tin cơ sở,
nhằm gây tác dụng châm biếm, đả kích hoặc đùa vui.
Tác dụng chính của chơi chữ là tạo ra những liên tưởng bất ngờ, kích
thích tình cảm và trí tuệ con người. Nó mang cả hai chức năng nhận thức và
tình cảm. Nó được dùng trong lời nói và sinh hoạt hằng ngày, lời nói chính
luận, đặc biệt trong văn thơ. Nó thường được dùng trong phong cách như:
Khẩu ngữ, chính luận, văn chương.
Ví dụ:
“Con công đi chùa làng kênh
Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại.”
(Ca dao)
Biện pháp cường điệu (nói quá) là biện pháp tu từ dùng sự cường điệu
quy mô, tính chất, mức độ,... của đối tượng được miêu tả so với cách biểu
hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối
tượng được miêu tả.
Ví dụ :
“Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường.”
(Ca dao)
Biện pháp này có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm. Nói quá
được dùng nhiều trong các PC: Khẩu ngữ, văn chương, thông tấn...
22
1.1.2.3 Một số biện pháp tu từ cú pháp.
Biện pháp tu từ cú pháp tập trung vào ba dụng ý sau đây: Thứ nhất,
người nói muốn nhấn mạnh ý nghĩa một thông báo. Thứ hai, người nói muốn
nhấn mạnh một phần trong thông báo. Thứ ba, người nói muốn thể hiện các
tình thái khác nhau. Với những dụng ý trên tiếng việt sử dụng rất nhiều biện
pháp tu từ.
Lặp cú pháp là lặp nhiều câu có cấu tạo ngữ pháp giống nhau trong
một ngữ cảnh để tạo ra sự cân đối hài hòa cho lời văn, lời thơ nhằm mục đích
tác động vào tình cảm của người đọc. Tăng cường nhấn mạnh nội dung thông
báo, tạo nhạc tính cho bài văn, bài thơ.
Ví dụ:
“Từ lòng khe hẹp thung ra
Suối dang tay hát khúc ca ngập đồng
Suối gặp bạn hóa thành sông
Suối gặp bạn hóa mênh mông đất trời.”
( Tố Hữu)
Phép liệt kê là phương thức xếp đặt một loạt các khái niệm, sự vật,
hình ảnh, có khi chỉ là những tên riêng, những con số lạnh lùng để tự nó nói
lên hay tự nó kích thích trí tưởng tượng của người đọc [10, tr.212]
Ví dụ : “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có
mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm ; quan nhỏ thì ta thăng chức,
lương ít thì ta cấp bổng ; đi thủy thì ta cho tiền, đi bộ thì ta cho ngựa ; lúc
trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau
vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày
trước cũng chẳng kém gì”.
( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
23
Đảo trật tự cú pháp là biện pháp thay đổi các trật tự thông thường
của các thành phần ở trong câu, các thành tố trong cụm từ nhằm tăng cường
nhấn mạnh nội dung thông báo, tạo sắc thái biểu cảm cho lời văn, lời thơ.
Phân loại có đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, đảo trong câu ghép chính
phụ, đảo trong cụm động từ, đảo trong cụm tính từ, đảo trong cụm danh từ…
Ví dụ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ
“Đã ngừng đập một trái tim
Đã ngừng đập một trái tim đại bàng.”
Biện pháp tách câu là tách một bộ phận của câu ra khỏi câu chứa nó
và biến nó thành một câu hoặc một ngữ độc lập nhằm nhấn mạnh nội dung
thông báo. Tách câu gồm có tách vị ngữ, tách bổ ngữ, tách trạng ngữ, tách
định ngữ…
Ví dụ: Tách định ngữ: “ Rừng Hoành Bồ có một nương dó. Rộng và
sâu lắm.”
Tách câu có giá trị thông báo, tác dụng nhấn mạnh. Ngoài ra nó còn có
giá trị biểu cảm được dùng nhiều trong văn bản nghệ thuật.
Phụ chú ngữ là thành phần phụ nhằm giải thích ý nghĩa của một từ
hay một ngữ để cụ thể hóa hay để nhấn mạnh một nét nghĩa nào đó khi mà
người nói hay người viết muốn truyền đạt [10, tr.244]. Ví dụ:
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).”
(Quê hương – Giang Nam)
Câu hỏi tu từ là câu hỏi không yêu cầu người nghe trả lời mà bản thân
nó đã có hàm ý trả lời. Hàm ý trả lời đó có thể là khẳng định, phủ định hoặc
biểu thị sắc thái tình cảm nhất định.
24
Ví dụ:
“Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi?”
(Ca dao)
Trong văn bản chính luận câu hỏi tu từ dùng để thu hút sự chú ý hoặc
để khẳng định hoặc để phủ định.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1 Khảo sát về nội dung dạy học một số biện pháp tu từ trong SGK Ngữ
văn THPT.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các bài tập về biện pháp tu từ trong
SGK có một sô ưu điểm và hạn chế sau đây:
Ở một chừng mực nào đó các bài tập này có đảm bảo tính hướng đích.
Hầu hết các mô hình bài tập được giới thiệu trong SGK là những mô hình có
giá trị cả về mặt khoa học và về mặt sư phạm. Các bài tập trong SGK về cơ
bản đã thể hiện được các khía cạnh khác nhau của việc rèn luyện kĩ năng nói
viết sử dụng các biện pháp tu từ một cách hiệu quả, kĩ năng cảm thụ tác phẩm
văn học cho học sinh THPT.
SGK Tiếng Việt ở THPT hiện nay nói chung và các bài tập rèn luyện
kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa
hợp lí: Mặc dù SKG đã chú trọng đến phương pháp thực hành nhưng số lượng
bài tập chưa thực sự phong phú, những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, kiến thức
dạy học sinh còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn
trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khó.
Khảo sát SGK chúng tôi thấy có những bài học lí thuyết chung về biện
pháp tu từ được tích hợp trong một số bài về phong cách học, hay một số bài
như: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (lớp 11), giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt (lớp 12)…
25