Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 2.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.8 KB, 12 trang )

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NGẮN
CHO HỌC SINH LỚP 2.
A.PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ta biết rằng dạy văn nhằm phát triển và hoàn thiện năng lực văn cho học
sinh trên bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng nói và viết có vai
trò quan trọng trong đời sống học sinh, giúp các em hình thành các kĩ năng học
tập khác. Thế nhưng hiện nay đa số các em học sinh lớp 2 đều rất sợ phân môn
tập làm văn vì không biết nói gì ? Viết gì ? Ngay cả giáo viên cũng đôi khi
không tự tin lắm khi dạy phân môn tập làm văn. Do đó, khi đứng lớp tôi luôn
chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh.
Đứng trước vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn cho
học sinh Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp Hai nói riêng, tôi thấy việc
hướng dẫn cho các em có kĩ năng viết một đoạn văn ngắn là hết sức cấn thiết.
Ở chương trình Tiếng Việt lớp 2 các em mới được làm quen với phân
môn tập làm văn. Vì vậy, ngay từ đầu năm các em được rèn kỹ năng viết đoạn
văn từ 3 đến 5 câu. Trong thời gian các em làm bài tôi thấy phần lớn các em
còn lúng túng, rất nhiều bài làm chưa đạt yêu cầu. Các câu văn các em sử dụng
thường sai về chấm câu, lặp từ, dùng từ chưa phù hợp, câu không đủ ý,…
Là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 2 nên tôi rất quan tâm đến việc
giúp các em tự tin học tốt phân môn Tập làm văn đặc biệt là viết một đoạn văn
ngắn. Tôi luôn băn khoăn làm thế nào để giúp các em thực hiện tốt một bài văn
đúng với yêu cầu đề ra. Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra biện pháp năng cao
cho học sinh của lớp mình. Chính vì thế tôi chọn nghiên cứu, thực nghiệm
chuyên đề: Rèn kĩ năng viết một đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Nguyễn Huệ
- Sách Tiếng Việt 2, Tài liệu giảng dạy lớp 2, các bài viết của học sinh lớp


2.
III, Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
B. PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1
Với mục tiêu chung của phân môn Tiếng Việt thì mục tiêu của phân môn
Tập làm văn là một bộ phận hết sức cần thiết để rèn luyện, cung cấp cho các
em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày. Giúp các em phát
triển toàn diện, hình thành cho các em những cơ sở của thế giới khoa học,
góp phần rèn luyện trí thông minh hình thành tình cảm đạo đức tốt đẹp.
Phân môn tập làm văn có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và
sáng tạo, sử dụng toàn bộ các kĩ năng được hình thành và phát triển do nhiều
phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm( kĩ năng đọc, nghe, nói, viết
chữ, viết chính tả, dùng từ đặt câu). Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy
động với kiến thức nhiều mặt (Từ hiểu biết về cuộc sống đến tri thức về văn
học, khoa học, thường thức…) có liên quan đến đề bài.
Bài tập làm văn là sản phẩm của vốn sống, năng lực tư duy, năng lực
giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong cuộc
sống hằng ngày của học sinh.
Là môn học công cụ, phân môn tập làm văn lớp 2 giúp cho học sinh nắm
vững đơn vị tri thức cơ bản của khoa học Việt ngữ. Trên cơ sở hình thành kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết đạt đến trình độ đúng, tạo điều kiện cho học sinh
nắm được tri thức khoa học mới. Vì vậy dạy học sinh tiếp thu kiến thức mới
về cách viết một đọan văn hay, đủ ý, gọn lời là góp phần không nhỏ vào việc
hình thành mục tiêu giáo dục đào tạo.
II. Cơ sở thực tiễn:

Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ
năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, phần đa các em học sinh lớp 2 ít thích
học phân môn Tập làm văn vốn từ các em còn hạn hẹp, một số từ ngữ khi dung
nhưng các em chưa hiểu nghĩa của từ nên khi dung từ đặt câu chưa đúng nghĩa.
Ngay cả bản thân giáo viên đôi khi cũng còn lung túng khi dạy phân môn này
so với các môn học khác.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được
làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong
quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa
đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, cách chấm câu còn
hạn chế có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm
bảo về số câu nhưng viết không đủ ý, không đúng ý. Bởi ở lứa tuổi các em vốn
kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp.
Từ những thực trạng trên, tôi nhận thấy bởi các nguyên nhân sau:
1.Về phía học sinh :
-Học sinh thường ít đọc sách báo hoặc tìm tòi sưu tầm những tài liệu phục
vụ cho kiến thức có liên quan đến môn học dẫn đến nghèo vốn từ, nghèo vốn
sống nên khó có thể viết được một đoạn văn hay.
-Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ động viên của phụ huynh.
2
-Học sinh chỉ quan tâm đến những sở thích không phục vụ cho môn học
như: đọc truyện tranh nhảm nhí, chơi điện tử, xem phim ảnh không phù hợp
với lứa tuổi nên vốn văn học rất hạn chế.
-Đa phần phụ huynh học sinh làm nghề nông hoàn cảnh gia đình khó
khăn nên phần lớn chưa quan tâm đến việc học của các em dẫn đến vốn từ ít
phong phú việc diễn đạt ngôn ngữ kém.
2/ Về phía giáo viên:
-Giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp dạy Tập Làm Văn:
lập dàn bài rập khuôn dẫn đến bài làm của học sinh giống nhau về ý tưởng,
nội dung.

-Chưa rèn cho học sinh có thói quen đọc các bài văn mẫu, văn hay từ đó
rút ra ý hay, tai hại thay một số giáo viên cho học sinh thuộc những bài văn mẫu
điều đó đã làm mất đi sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của học sinh.
-Giáo viên chưa linh động sáng tạo khi tổ chức các giờ dạy trên lớp, hình
thức tổ chức dạy học đơn điệu: giáo viên hỏi - học sinh trả lời, chỉ những em
khá giỏi mới có thể tham gia trả lời còn những học sinh trung bình hoặc yếu thì
cảm thấy lo sợ nếu bị gọi đến tên. Từ đó, học sinh cảm thấy nhàm chán, mất
hứng thú học tập.
-Chưa xử lí kịp thời, chính xác các phát sinh dẫn đến tình trạng giáo viên
đánh giá chưa đúng ý kiến của học sinh.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ RÈN KĨ NĂNG VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN
NGẮN CHO HỌC SINH
1.Về kiến thức:
a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu đề bài:
Giáo viên phải nắm các dạng đề Tập làm văn ở lớp 2 để hướng dẫn cho
HS tìm hiểu yêu cầu đề bài. Có thể tập hợp từ chương trình một số đề bài sau
đây:
Viết một đoạn văn ngắn về:
- Cô giáo ( hoặc thầy giáo )của em
- Tả ngắn về biển
- Tả ngắn về một loài cây
- Một loài hoa
- Viết về Bác Hồ
- Kể về gia đình
- Kể về anh chị em
- Kể về người than
- Kể ngắn về một con vật.
Khi học sinh được tìm hiểu kĩ kiến thức, được hệ thống hóa một cách chắc
chắn, phân biệt rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ giúp các em tránh được những
nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng bài viết của các em.

b. Tăng cường củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh:
3
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần liên hệ những nội dung kiến
thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ
và câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ
về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ
ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có
hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt kết quả.
Ví dụ:
Khi học về chủ đề “ Ông bà”, “Cha mẹ”, “Anh em” ( từ tuần 10 đến tuần
16), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia
đình, cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng
vốn từ ngữ cho HS, ngoài việc giúp HS hiểu rõ và nắm chắc người thân của
mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho HS thông qua
các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội dung bài,
hướng cho HS liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi còn cung
cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ
phù hợp với đề tài (ông bà, cha mẹ, anh em) để chuẩn bị cho bài làm văn sắp tới
(viết về người thân), tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc và lựa
chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và
kích thích tinh thần học tập của các em.
c.Hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi
gợi ý :
Các bước hình thành:
- Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho
học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau.
-Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng ; cung cấp và gợi ý để
các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các
câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn ( khuyến
khích học sinh khá giỏi vận dụng, không bắt buộc tất cả các đối tượng học sinh

thực hiện vì đây là phần kiến thức chưa học, giáo viên hướng dẫn mẫu và cung
cấp các thành ngữ so sánh , cách nhân hóa nhưng không đưa những thuật ngữ
này ra với đối tượng học sinh lớp 2 ).
- Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý
để hoàn chỉnh bài làm miệng.
- Cho một số học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh
viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn.
- Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước nhằm kích
thích tinh thần học tập của học sinh.
Để giúp HS học tốt tiết Tập làm văn viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu của
đề bài, tôi thường phối kết hợp các phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực của học sinh.
4
a) Phương pháp quan sát và hỏi đáp:
Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp
theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà.
Giáo viên cần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi
bật của đối tượng , mục đích là giúp HS tránh được kiểu kể theo liệt kê. Bên
cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn HS cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận
một cách có cảm xúc về sự vật.
b) Phương pháp thực hành giao tiếp:
Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng
nói, trình bày miệng bài nói, trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, giáo viên
điều chỉnh giúp học sinh hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường
tổ chức cho học sinh luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm (HS có thể kết
nhóm theo ý thích, để có sự thoải mái tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc
trong nhóm).
c) Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ
và câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng

cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập
làm văn. Sử dụng phương pháp này để GV có cơ sở giúp HS nhận ra cấu tạo
câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận.
Ví dụ:
Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: “ Ai –
là gì?”, “ Ai – làm gì?”, “ Ai – như thế nào?”, GV hướng dẫn HS nhận biết
những vấn đề sau:
- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho
câu hỏi Ai?( hoặc cái gì?/ con gì) ?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (hoặc làm
gì?/ như thế nào? ( Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo câu).
- Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa ? (Đảm bảo về mặt nghĩa
của câu)
Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn HS viết dấu chấm khi hết câu.
2. Về kỹ năng:
Để tránh tình trạng học sinh không làm được bài hoặc viết lan man quá
nhiều câu dẫn đến lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để
viết được một đoạn văn và cần phải viết những gì trong đoạn văn ấy.
a. Giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:
Trong chương trình, hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ.
GV có thể tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn HS chuẩn bị, đọc
câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết cho tiết sau. Hoặc chuẩn bị phần tự học khi ở
nhà, trước khi lên lớp. Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, GV có
thể soạn , cung cấp những câu hỏi cho các em. Đồng thời có thể cho các em
quan sát một số bức tranh, hình ảnh có liên quan đến bài dạy để các em có thêm
5
vốn sống, tạo cho bài văn thêm sinh động.
Ví dụ:
Bài viết về gia đình :( Tuần 13 - trang 110- lớp 2)
- Gia đình em gồm những ai ?
- Những người đó làm công việc gì ?

- Tình cảm của những người trong gia đình như thế nào ?
- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em ?
Bài viết về một loài cây : ( Tuần 28 – trang 90 – lớp 2)
Đó là cây gì, trồng ở đâu ?
- Hình dáng cây như thế nào?
- Cây có lợi ích gì ?
Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm: ( Tuần 33 –
trang 132 – lớp 2)
- Em (bạn em) đã làm việc tốt khi nào ? Ở đâu ? Đó là việc gì ?
- Em (bạn ấy) đã làm như thế nào ?
- Em suy nghĩ gì khi làm (thấy bạn làm) việc tốt đó ?
b. Hướng dẫn học sinh trình tự các bước khi viết một đoạn văn:
*Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết. (Có thể diễn đạt bằng
một câu)
Ví dụ:
-Kể về gia đình em:( Bài : Kể về gia đình – Tuần 13, lớp 2)
Gia đình em có mấy người ?
+Gia đình em có năm người. Đó là ông em, bố mẹ em, anh trai của em và
em.
+Gia đình em có ba người. Đó là bố mẹ em và em.
+ Tất cả mọi người ai cũng đều có gia đình và em cũng thế. Gia đình em
gồm có bốn người. Đó là bố mẹ em, em của em và em.
-Tả về loài chim: ( Bài: Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim – Tuần 21, lớp
2)
+Trong thế giới loài chim em thích nhất là chim sáo.
+ Sáo là một con chim đẹp trong thế giới loài chim.
+ Nhà em nuôi rất nhiều loài chim như: vẹt, chào mào, vàng anh,…
nhưng em thích nhất là chim sáo.
- Kể về con chó nhà em:
+ Nhà em nuôi một con chó tên là Mực.

+ Con chó nhà em đang nuôi có tên gọi rất phù hợp với màu lông của
chú. Đấy chính là con Mực.
+ Nhà em nuôi rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là con chó.
+ Các con vật nuôi trong nhà em đều rất thong minh, xinh đẹp nhưng nổi
bật nhất là chú chó Mực.
6
- Viết về một loài cây: (Bài: Đáp lời chia vui.Tả ngắn về cây cối – Tuần
28, lớp 2)
Nhà em trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây mít.
Hoặc : Đầu hồi nhà em có trồng một cây mít.
Ở lớp 2 lứa tuổi này việc sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn còn nhiều
hạn chế. Phần lớn các em sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác hầu hết
trong các câu văn. Vì vậy giáo viên cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ cùng
nghĩa phù hợp với câu văn, bài văn
Ví dụ:
Khi viết đoạn văn kể về người thân thì HS sẽ có nhiều bài làm khác nhau, GV
cần giúp HS chọn lựa từ ngữ cho phù hợp, khi kể về bố là thầy giáo thì từ ngữ
sử dụng phải khác với bài viết bố làm nông; viết về tình cảm của em đối với với
cha mẹ, ông bà thì từ ngữ dùng phải khác với viết về tình cảm của mình đối với
bạn bè; Viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình
minh, hừng đông, sớm mai; viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp,
quây quần…; để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực,
như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa…GV cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để
hướng dẫn HS vận dụng các từ ngữ thích hợp vào bài viết.
* Phát triển đoạn văn : Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý , mỗi gợi
ý có thể diễn đạt 2đến 3 câu tùy theo năng lực học sinh.
Ví dụ: Viết về một con vật gồm các gợi ý sau:
- Nó sống ở đâu ? Hình dáng nó như thế nào ?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật ?
Ví dụ 1: - Kể về chim sáo

Chim sáo được ông em nuôi đã hai năm rồi .Mỏ nó vàng. Lông màu nâu
sẫm .Nó hót suốt ngày. Đôi khi còn nói được cả tiếng nguời. Có lẽ nó vui vì
được mọi người chăm sóc, nuôi trong một cái lồng rất to, bên cạch một cây hoa
lan rất cao toả bóng mát.
Ví dụ 2: Kể về con chó nhà em.
Con Mực có bộ lông màu đen mượt như nhung. Đầu tròn. Cái mặt hóm
hỉnh, tỏ rõ là chú chó tinh nghịch. Đôi mắt tinh anh, hai tai rất thính nên mực
biết bắt chuột. Nó còn biết đuổi gà mỗi khi gà vào vườn rau. Chú ta rất thích
chạy nhảy và nô đùa với mọi người và các chú chó nhà hàng xóm.
*Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ ,
mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của
đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.
Ví dụ1:
+ Em thích nhất chim sáo vì chúng là những con vật hiền lành, dễ thương.
+Em rất yêu quý con chim sáo vì nó không những đẹp mà lại có giọng hót rất
hay.
Ví dụ 2:
7
+ Mọi người trong nhà ai cũng quý con mực, riêng em cảm thấy chú như một
thành viên trong gia đình.
+ Mực là một con vật rất thong minh và dễ thương. Nó rất có ích cho gia đình
em.
Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm các
em được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ động
hình thành kỹ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt và
đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kỹ năng mới được hình thành.
Trong quá trình giảng dạy, GV phải kiên nhẫn luôn tái hiện và lặp lại kiến thức
cho HS trong suốt năm học, giúp HS có được nền móng tốt cho việc học tập
môn Tập làm văn ở các lớp trên. Ngoài ra tôi còn rèn cho học sinh kĩ năng đọc
sách báo bằng cách hằng ngày, vào những giờ ra chơi các em lên phòng thư

viện của nhà trường để đọc sách báo. Từ đó, các em có thêm vốn kiến thức nhất
định để khi viết văn các em sẽ dễ dàng dùng từ, đưa các từ hay vào bài văn của
mình. Đối với gia đình học sinh tôi thường xuyên liên lạc với từng gia đình đặc
biệt là những học sinh ít quan tâm để nhắc nhở, động viên phụ huynh tạo điều
kiện cho các em đọc nhiều sách báo ở nhà.
3. Việc chấm và chữa bài cho học sinh:
Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều
chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập
nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi
sai. Trong quá trình chấm bài, GV phát hiện, giúp HS khắc phục, biết lựa chọn,
thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Đối với những bài làm có ý hay, GV giúp học
sinh gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. Thường câu văn của
các em viết đúng về mặt cấu trúc ngữ pháp nhưng lại sai về nghĩa.
Ví dụ:
-Mùa xuân chim én bay. Sửa lại: Mùa xuân chim én bay về từng đàn.
-Nhà em có nuôi một ông nội. sửa lại: Nhà em có cả ông nội và bà nội.
Khi sửa bài, GV nên giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc
những bài hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó nhận thấy sự
khác nhau về cach diễn đạt trong cùng một đề tài để các em hiểu rằng những bài
làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN.
Tập làm văn (Tuần 21): Tả ngắn về loài chim.
TẬP LÀM VĂN
TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I) Mục đích yêu cầu
Thực hiện được yêu cầu của bài tập 3 (tìm câu văn miêu tả trong bài, viết
2, 3 câu về một loài chim).
8
- Gv hướng dẫn HS nêu ý nghĩa của câu chuyện; cần yêu quý những sự vật
trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống thêm đẹp đẽ và có ý

nghĩa. Từ đó góp phần ý thức BVMT.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II) Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK
- Phiếu bài tập, GV chuẩn hình các hình những chú chim mình chuẩn bị kể.
III) Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS mở vở bài tập kiểm tra phần bài
làm ở nhà của học sinh.
-Nhận xét chung về bài cũ.
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài:
Để biết cách viết được một đoạn văn ngắn 3 đến
4 câu về một loài chim thì hôm nay cô cùng các
em cùng đi tìm hiểu qua bài: Tả ngắn về loài
chim.

b) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 3: Yêu cầu học sinh lắng nghe một đoạn
nhạc và hỏi học sinh đây là bài hát nói về con
chim gì ?
- HS đọc yêu cầu và bài chim chích bông.
- Bài tập này gồm có mấy ý ?
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi từng ý một.
* Hoạt động nhóm đôi.(4’)ý a, b
-Đại diện các nhóm trả lời,yêu cầu nhóm khác
nhận xét bổ xung.
a/ Tìm những câu tả hình dáng chim chích

bông?

b/ Những câu tả hoạt động chim chích bông?
- Hát vui
- Đọc yêu cầu và bài chim chích
bông.
-Gồm có 3 ý học sinh đọc 3 ý.
*Hình dáng:
+ Là một loài chim bé xinh đẹp.
+ Hai chân xinh xinh bằng hai
chiếc tăm.
+ Hai cánh nhỏ xíu
+ Cặp mỏ tí tẹo bằng hai mảnh vỏ
trấu chắp lại.
*Hoạt động:
+Hai cái chân tăm nhảy cứ liên
liến
9
*Tác giả đã sử dụng giác quan nào để tả chim
chích bông (nhìn,ngửi hay nghe) ?
-Trong đoạn văn trên tác giả miêu tả chủ yếu về
hình dáng, hoạt động và lợi ích của chú chích
bông.
- Dựa vào đoạn văn các em vừa được tìm hiểu
các em hãy đọc cho cô yêu cầu của ý c trong bài
tập 3.
c/Viết 2,3 câu về một loài chim mà em thích.
- Để làm tốt bài tập này, khi viết các em cần chú
ý những điều sau.
- cần giới thiệu tên loài chim cần tả. Viết 1 câu

chung về hình dáng loài chim này( bộ lông, đôi
cánh, cặp mỏ, đôi chân) về hoạt động( bay nhảy,
kiếm mồi, tiếng kêu).
- Tình cảm của em đối với loài chim.
- Cho học sinh xem một đoạn văn mẫu.
- HS viết bài vào phiếu bài tập.(7’)
- HS đọc bài vừa viết.
- GV nghe và chỉnh sửa bài viết cho các em về
cách dùng từ đặt câu,về cấu trúc ngữ pháp,diễn
đạt ý trong câu
- Tuyên dương những học sinh có bài làm
tốt.Động viên nhắc nhở một số học sinh chưa
hoàn thành bài làm của mình.
- Nhận xét ghi điểm.
*Tổ chức chơi trò chơi.Tên trò chơi: Ai nhanh
nhất.
-GV HD cách chơi và nêu luật chơi.
4) Củng cố
- GDHS: -Yêu quý chăm sóc và bảo vệ các loài
động vật hoang dã.
+ Cánh nhỏ xoải nhanh vun vút.
+ Cặp mỏ tí hon gắp sâu nhanh
thoăn thoắt, khéo môi những con
sâu độc ác nằm bí mật trong thân
cây.
- Sử dụng giác quan nhìn.
- Đọc yêu cầu.
- Học sinh nghe giáo viên đọc
đoạn văn.
- Làm bài vào phiếu bài tập

- Đọc bài vừa viết
-HS chú ý
10
-Khi muốn viết một đoạn văn tả về một con vật
các em cần lưu ý:
-Con vật em định kể là con gì?
-Nó sống ở đâu,hình giáng nó ntn?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật?
- Vì sao em thích con vật đó?
+ Và khi viết một đoạn văn chúng ta cần phải
đảm bảo về các hình thức cấu tạo như:
-Câu văn chúng ta viết đã đủ hai bộ phận chưa?
nếu đã đủ có nghĩa là đã thành câu chúng ta phải
có dấu chấm ở cuối câu.
- Khi đọc lên người nghe đã hiểu chúng ta muốn
nói gì chưa?Đó là những điều cần thiết khi viết
một đoạn văn mà các em cần lưu ý.
5) Nhận xét – Dặn dò.
-Các em về nhà xem lại bài và bạn nào chưa
hoàn thành xong bài tập 3 thì phải hoàn thành
cho xong.Xem trước cho cô bài tập làm văn của
Tuần 22. Đáp lời xin lỗi và tiếp tục đi tả ngăn về
loài chim.
- Nhận xét tiết học
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả
học tập phân môn Tập làm văn của lớp tôi đạt kết quả như sau:

Lớp


TSHS
Quá trình nghiên cứu Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
2B 30 Trước khi nghiên cứu
(9/2012)
5 8 12 5
Sau khi nghiên cứu
( 2/2013)
8 15 6 1
11
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua việc thực hiện các giải pháp trên, tôi rút ra bài học sau:
-Hình thành cho các em thói quen học tập , làm việc một cách khoa
học.
-Quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học
sinh hình thành kĩ năng nói sau đó chuyển sang kĩ năng viết.
-Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để
phát triển tư duy, học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức.
-Do vốn từ của các còn hạn chế cho nên trong quá trình giảng dạy phải
luôn chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng nói và viết thành câu cho các em.
- Nên tập cho các em có thói quen học tập các ý hay các đoạn văn hay
hoặc từ bài làm của bạn, từ sách báo tham khảo và tạo thói quen ghi chép lại
trong sổ tay văn học của mình.
-Phải tích cực hoá được hoạt động học tập của học sinh, phải tạo điều
kiện để học sinh chủ động, tự do thể hiện cái "tôi" của mình một cách rõ
ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn.
-Sử dụng nhiều hình thức: thi đua, khen thưởng để khuyến khích các em
nỗ lực học tập.

-Tạo ra không khí gần gũi, thoải mái, tự nhiên từ đó giúp học sinh mạnh
dạn trình bày suy nghĩ của mình.
-Khi chữa bài cho học sinh cần cụ thể, tỉ mỉ và phải đề xuất được nội
dung thay thế.
V.KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận chung:
Khi áp dụng các biện pháp trên vào dạy ở từng tiết tập làm văn, tôi nhận
thấy các em không sợ học phân môn tập làm văn nữa vì bản thân các em đã
được đóng vai trò chủ đạo trong tiết học. Tôi nghĩ rằng với biện pháp trên,
không chỉ áp dụng ở lớp 2 mà các khối khác đều áp dụng được. Nếu người
giáo viên biết vận dụng các biện pháp trên để tiến hành dạy trong giờ học, có
lẽ chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục của môn Tiếng Việt cụ thể là phân
môn Tập làm văn ngày càng tăng cao một cách rõ rệt. Các biện pháp đó tôi đã
thực hiện trong giảng dạy, tôi thấy học sinh tiến bộ hẳn trong từng năm.
2. Ý kiến đề xuất:
Các cơ quan quản lý giáo cấp trên nên chỉ đạo các cụm, vùng tổ chức
chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về việc giúp học sinh viết đoạn văn, bài văn
trong giờ tập làm văn hiệu quả hơn nữa.
Chắc chắn rằng giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết
từ kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
của bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
Giáo viên thực hiện
Nguyễn Thị Từ
12

×