Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc captopril của màng cellulose vi khuẩn lên men từ môi trường nước dừa già

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======
HOÀNG XUÂN THỦY

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG
HẤP THỤ THUỐC CAPTOPRIL
CỦA MÀNG CELLULOSE VI KHUẨN
LÊN MEN TỪ MÔI TRƯỜNG
NƯỚC DỪA GIÀ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======
HOÀNG XUÂN THỦY

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG
HẤP THỤ THUỐC CAPTOPRIL
CỦA MÀNG CELLULOSE VI KHUẨN
LÊN MEN TỪ MÔI TRƯỜNG
NƯỚC DỪA GIÀ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật

Người hướng dẫn khoa học


ThS. HÀ THỊ MINH TÂM

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn Th.S Hà Thị
Minh Tâm người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ em trong quá
trình học tập, nghiên cứu khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Xuân Thành và các thầy cô giáo
trong tổ bộ môn Sinh lý người và động vật, Khoa Sinh – KTNN, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc thực hiện
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều song chắc chắn khóa luận tốt
nghiệp này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh
viên để đề tài này thu được kết quả cao hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Xuân Thủy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu khả
năng hấp thụ thuốc Captopril của màng Cellulose vi khuẩn lên men từ môi
trường nước dừa già” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực không trùng với

kết quả của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Xuân Thủy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.................................................... 2
NỘI DUNG ................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 4
1.1. Giới thiệu về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu ...................................... 4
1.1.1. Đặc điểm của màng CVK ................................................................. 4
1.1.2. Màng CVK lên men từ môi trường nước dừa già ............................. 4
1.1.3. Bệnh cao huyết áp ............................................................................. 5
1.1.4. Thuốc Captopril ................................................................................ 6
1.1.4.1. Tính chất hóa lý .............................................................................. 6
1.1.4.2. Đặc điểm dược động học ............................................................... 6
1.1.4.3. Tác dụng dược lý............................................................................ 7
1.1.4.4. Chỉ định .......................................................................................... 7
1.1.4.5. Chống chỉ định ............................................................................... 7
1.1.4.6. Thận trọng ...................................................................................... 7
1.1.4.7. Tác dụng không mong muốn ......................................................... 7
1.1.4.8. Tương tác thuốc.............................................................................. 8



1.2. Nghiên cứu trong nước và ngoài nước ................................................. 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu CVK ............................................................... 8
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................. 8
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................... 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Captopril ...................................................... 10
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................... 10
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................. 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 11
2.2. Đối tượng, vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu ................................ 11
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 11
2.5. Địa điểm tiến hành nghiên cứu .......................................................... 15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 16
3.1. Đường chuẩn của thuốc Captopril ..................................................... 16
3.2. Màng CVK thu được khi nuôi cấy trong môi trường nước dừa già .. 18
3.3. Màng CVK thu được sau nuôi cấy ..................................................... 20
3.4. Màng CVK tinh khiết ......................................................................... 23
3.5. Màng CVK trong quá trình loát thuốc Captopril ............................... 24
3.6. Lượng thuốc Captopril có trong dung dịch ban đầu .......................... 25
3.7. Lượng thuốc Captopril hấp thụ vào màng CVK ................................ 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 29


1. Kết luận ................................................................................................. 29
2. Kiến nghị ............................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 30



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Công thức cấu tạo của Captopril ................................................. 6
Hình 2.1: Các bước xử lý màng CVK thô ............................................... 13
Hình 3.1 : Phổ UV của thuốc Captopril với dung môi là nước cất hai lần 16
Hình 3.2: Đồ thị đường chuẩn của Captopril ở bước sóng cực đại 200nm 18
Hình 3.3: Màng CVK nuôi cấy tĩnh trong môi trường nước dừa già ....... 19
Hình 3.4: Màng CVK sau thời gian 5 ngày nuôi cấy tĩnh trong môi trường
nước dừa già .............................................................................................. 20
Hình 3.5: Màng CVK sau thời gian 7 ngày nuôi cấy tĩnh trong môi trường
nước dừa già .............................................................................................. 21
Hình 3.6: Màng CVK sau thời gian 14 ngày nuôi cấy tĩnh trong môi trường
nước dừa già .............................................................................................. 22
Hình 3.7: Màng CVK thô hình dạng viên thuốc (đường kính 1,5cm) ...... 23
Hình 3.8: Màng CVK nuôi cấy tĩnh trong môi trường nước dừa già đã được
xử lý bằng NaOH 3% ................................................................................ 24


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần của nước dừa già..................................................... 5
Bảng 2.1: Môi trường lên men tạo màng Cellulose vi khuẩn ................... 12
Bảng 3.1: Giá trị mật độ quang (OD) của dung dịch thuốc Captopril ở các
nồng độ khác nhau .................................................................................... 17
Bảng 3.2: Giá trị OD của dung dịch thuốc Captopril trước khi hấp thụ ... 25
Bảng 3.3: Giá trị OD của dung dịch thuốc Captopril sau hấp thụ (n=3) .. 26
Bảng 3.4: Kết quả lượng thuốc Captopril hấp thụ vào màng CVK lên men từ
môi trường nước dừa già ........................................................................... 27



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cellulose là một hợp chất hóa học, là thành phần chính của sinh khối
thực vật cũng như đại diện cho các polymer ngoại bào của vi sinh vật.
Cellulose không chỉ được tổng hợp nên bởi thực vật mà Cellulose còn được
tạo nên bởi vi sinh vật và được gọi là Cellulose vi khuẩn.
Màng Cellulose vi khuẩn (bacterial cellulose – CVK ) được tổng hợp từ
một số loài vi khuẩn chủ yếu là Acetobacter xylinum (A. xylinum). Màng
CVK có cấu trúc hóa học đồng nhất với Cellulose của thực vật, tuy nhiên,
cellulose vi khuẩn khác với cellulose thực vật ở chỗ: có khả năng kết tinh cao
(60%), độ polymer hóa lớn, độ bền cơ học cao, khả năng thấm hút nước tốt
[14]. Màng cellulose vi khuẩn (màng CVK) đã và đang được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu,
ứng dụng màng CVK vẫn còn rất mới mẻ ở nước ta [7].
Bệnh tăng huyết áp là bệnh rất phổ biến trên thế giới cũng như ở nước
ta trong những năm gần đây. Cơn tăng huyết áp là cấp cứu nội khoa, đòi hỏi
điều trị tích cực để giảm những biến cố tim mạch. Ở Mỹ, theo dữ liệu từ
nghiên cứu NHANES IV (1999-2000) có khoảng 31,3 % dân số Mỹ có tăng
huyết áp. Ở Việt nam có khoảng 27,4 % dân số có tăng huyết áp (thống kê
của bộ y tế năm 2008).
Captopril là thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp. Thuốc
Captopril giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các vấn đề về thận. Nó cũng
được sử dụng để điều trị suy tim, điều trị tình trạng nguy kịch sau khi đau tim
và bảo vệ thận không bị tổn hại do bệnh tiểu đường. Thuốc captopril được sử
dụng qua đường uống khi dạ dày trống. Sinh khả dụng của Captopril qua
đường uống khoảng 65%. Nồng độ đỉnh của thuốc trong máu đạt được sau
1


khi uống một giờ. Khi điều trị tăng huyết áp, để thuốc phát huy được đầy đủ

tác dụng có thể mất đến 2 tuần. Khi điều trị suy tim, có thể mất đến vài tháng
thuốc mới phát huy tác dụng đầy đủ.
Tuy nhiên, thuốc Captopril vẫn còn có một số hạn chế, dựa trên tiềm
năng sử dụng của màng CVK để tăng sinh khả dụng của Captopril và khắc
phục những hạn chế của thuốc chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng
hấp thụ thuốc Captopril của màng cellulose vi khuẩn lên men từ môi
trường nước dừa già”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, chế tạo màng CVK trong môi trường nước dừa già.
- Thiết kế khả năng hấp thụ thuốc Captopril của màng CVK được lên men từ
môi trường nước dừa già.
- Làm thế nào để cho lượng thuốc hấp thụ vào màng CVK nhiều nhất.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: khả năng hấp thụ thuốc Captopril của màng cellulose
vi khuẩn lên men từ môi trường nước dừa già.
- Vật liệu nghiên cứu: màng CVK lên men từ môi trường nước dừa già, thuốc
Captopril.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện ở quy mô phòng thí
nghiệm.
- Địa điểm nghiên cứu: phòng thí nghiệm Sinh lý người và động vật khoa
Sinh-KTNN, viện NCKH và ƯD Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học của đề tài:

2


Nghiên cứu về màng CVK để biết ứng dụng của màng CVK, tìm ra
được khả năng hấp thụ thuốc Captopril của màng CVK.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Khắc phục được những hạn chế của thuốc Captopril thông thường:
nâng cao sinh khả dụng của thuốc, rút ngắn thời gian điều trị bệnh và giảm chi
phí điều trị cho con người,…

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm của màng CVK
Cellulose vi khuẩn được cấu tạo bởi chuỗi β-1,4 glucopyranose mạch
thẳng; có đường kính sợi nhỏ hơn 100 A0 [13]. Những chuỗi glucan được vi
khuẩn tổng hợp nối lại với nhau thành thớ sợi thứ cấp, có bề rộng 1,5nm [3].
Đây là những thớ sợi tự nhiên mảnh nhất khi so sánh với sợi cellulose sơ cấp
trong tượng tầng ở một vài loài thực vật. Các thớ sợi thứ cấp kết lại thành
những vi sợi, những vi sợi tạo thành bó sợi, những bó sợi tạo thành dải. Dải
có chiều dày 3 – 4nm, và chiều dài 130 – 177nm (Yamanaka et al., 2000).
Cấu trúc mạng tinh thể của Cellulose vi khuẩn siêu mịn của cellulose có chiều
dài từ 1µm -9µm tạo thành cấu trúc mắt lưới dày dặc, được ổn định nhờ các
liên kết hydro, đó là lớp màng film (Bielecki et al., 2001) [4]. Celluose vi
khuẩn có độ tinh sạch cao, khả năng giữ nước và hấp thụ nước rất tốt, đặc biệt
là khả năng chịu nhiệt. Màng Cellulose có thể bị phân hủy hoàn toàn nhờ một
số vi sinh vật và là nguồn tài nguyên có thể phục hồi.
1.1.2. Màng CVK lên men từ môi trường nước dừa già
Nước dừa già là nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, giá thành rẻ, có thể thu
nhận tại các nhà máy sản xuất dầu dừa. Nước dừa già là môi trường có điều
kiện tốt cho quá trình sinh trưởng và quá trình lên men tạo màng CVK. Trong
nước dừa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất kích thích tố tăng trưởng
như 1,3 – diphenyllurea, hexitol, cytolunin, myoinositol, sorbitol,… Vì vậy A.

xylinum rất thích hợp phát triển trong môi trường này.

4


Thành phần chủ yếu trong môi trường nước dừa già được thể hiện trong
bảng 1.1 [9]:
Bảng 1.1: Thành phần của nước dừa già
Nước (%)
Protein (%)
Chất béo toàn phần (%)

94,99 Kẽm (mg/100g)

0,1

0,72 Đồng (mg/100g)

0,04

0,2 Mangan (mg/100g)

0,142

Carbonhydrat (%)

3,17 Selenium (µg/100g)

1


Đường (%)

2,16 Vitamin C (mg/100g)

Calcium (mg/100g)
Sắt (mg/100g)

24 Thiamin (mg/100g)
0,29 Riboflavin (mg/100g)

Magie (mg/100g)

25 Niacin (mg/100g)

Phosphorus (mg/100g)

20 Acid Panthenic (mg/100g)

Kali (mg/100g)

250 Vitamin B6 (mg/100g)

Natri (mg/100g)

105 Folate (µg/100g)

2,4
0,03
0,057
0,08

0,043
0,032
3

1.1.3. Bệnh cao huyết áp
Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh tim mạch là một trong những bệnh
đứng đầu trong 10 căn bệnh hàng đầu có số lượng người mắc và tử vong,
không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Trong các bệnh tim
mạch thì cao huyết áp là bệnh hay gặp và đứng hàng thứ 3 về tỷ lệ tử vong
trong các tai biến về tim mạch [5]. Đối với loại bệnh này, khi cơn cao huyết
áp xảy đến sẽ gây tổn hại cho các tổ chức và đặc biệt có thể dẫn đến tử vong
nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Cao huyết áp là căn bệnh rất
nguy hiểm, rất phổ biến trong đời sống và thường gặp nhất ở người lớn tuổi.
5


1.1.4. Thuốc Captopril
-CTHH của thuốc Captopril : C9H15NO3S [2] được thể hiện ở hình 1.1:

Hình 1.1: Công thức cấu tạo của Captopril
- Tên chung quốc tế: Captopril
1.1.4.1. Tính chất hóa lý
Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Tan tự do ở trong nước,
methylen clorid, methanol, cloroform, dung dịch kiềm loãng.
Trong dung dịch captopril bền vững ờ PH=1,2 và không bền trong môi
trường kiềm.
1.1.4.2. Đặc điểm dược động học[1]
Hấp thu: Captopril được hấp thu tốt qua đường uống, đạt SKD khoảng
65%, nồng độ đỉnh trong máu của thuốc đạt được sau khi uống thuốc Ih, duy
trì tác dụng 6 -8h. Thức ăn làm giảm hấp thu thuốc.

Phân bố: Thuốc phân bố nhanh và rộng khắp trong cơ thể. Tỷ lệ liên kết
vói protein huyết tương là 30%.
Chuyển hoá: Thuốc bị chuyển hoá qua gan thành captopril cystein và
dẫn chất disulfit.

6


Thải trừ: 75% thuốc được thải trừ qua nước tiểu trong đó 50% dưới
dạng chuyển hoá. Thời gian bán thải l-3h.
1.1.4.3. Tác dụng dược lý
Captopril là chất ức chế enzym ACE chuyển dạng angiotensin I nên có
các tác dụng dược lý sau:[1]
- Chống tăng huyết áp: Captopril làm giảm sức cản động mạch ngoại vi.
- Chống suy tim: Captopril làm giảm tiền gánh, sức cản ngoại vi và tăng cung
lượng tim nên tăng khả năng làm việc của tim.
- Điều trị nhồi máu cơ tim: Do thuốc làm chậm tiến triển xơ vữa động mạch
nên giảm tỷ lệ tái phát nhồi máu cơ tim và giảm tỷ lệ chết sau nhồi máu cơ
tim.
1.1.4.4. Chỉ định
Điều trị tăng huyết áp, suy tim, sau nhồi máu cơ tim.
1.1.4.5. Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Hẹp động mạch thận, hoặc các tổn thương gây hẹp động mạch thận.
- Hạ huyết áp (kể cả có tiền sử hạ huyết áp).
- Người mang thai, cho con bú
- Hẹp động mạch chủ, hẹp van 2 lá.
1.1.4.6. Thận trọng
- Suy giảm chức năng thận.
- Người bệnh mất nước hoặc dùng thuốc lợi tiểu mạnh.

1.1.4.7. Tác dụng không mong muốn
7


Thuốc Captopril là thuốc điều trị tăng huyết áp rất tốt. Tuy nhiên, thuốc có
một số tác dụng phụ sau:
- Hạ huyết áp: Thường gặp ở liều đầu tiên.
- Ho: Không liên quan đến liều dùng,tỉ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch,
nữ thường phổ biến hơn nam, có thể do tích luỹ bradykinin, Prostaglandin
trong phổi.
- Tăng máu: Nhất là khi chức năng thận kém, hoặc dùng phối hợp với thuốc
lợi niệu giữ máu, thuốc chẹn o- adrenergic, thuốc chống viêm không Steroid.
- Suy thận cấp: Hay gặp ở bệnh nhân hẹp động mạch thận một bên hoặc hai
bên làm giảm sức lọc cầu thận.
- Dị ứng: Phát ban, sốt, giảm bạch cầu trung tính.
- Phù mạch thần kinh do thoát nước ra ngoài mao mạch.
- Thay đổi vị giác.
1.1.4.8. Tương tác thuốc
- Sử dụng thuốc đồng thời với furosemid gây ra hiệp đồng hạ huyết áp.
- Sử dụng đồng thời với các thuốc NSAID, các chất cường giao cảm làm giảm
đi tác dụng hạ huyết áp của thuốc.
- Làm tăng độc tính của lithi nếu dùng cùng.
1.2. Nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu CVK
1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, đã có rất nhiều nước nghiên cứu về màng CVK từ vi
khuẩn A. xylinum và những ứng dụng của nó. Tác giả Brown [11], 1989, dùng

8



màng CVK làm môi trường phân tách trong quá trình xử lý nước, dùng làm
chất mang đặc biệt cho các pin và năng lượng cho tế bào. Brown (1989) và
cộng sự [11], sử dụng màng như một chất để biến đổi độ nhớt, làm ra các sợi
truyền quang, làm môi trường cơ chất trong sinh học, thực phẩm hoặc thay
thế thực phẩm. Đặc biệt Brown (1989) [12], đã dùng CVK làm vải đặc biệt,
để sản xuất giấy chất lượng cao, làm cơ chất để cố định protein hay cho sắc
kí.
Đặc biệt về làm màng CVK từ A. xylinum dùng trị bỏng, tác giả Wan
(Canada) [11] đã được đăng kí bản quyền. Các tác giả Jonas và Farad (1998),
Czafa và cộng sự (2006) đã dùng màng CVK làm mặt nạ dưỡng da cho phụ
nữ và làm da nhân tạo.
1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và sử dụng màng CVK từ vi khuẩn
A. xylinum ngày càng được quan tâm. Một số nghiên cứu có thể kể tên như:
Nguyễn Văn Thanh và cộng sự (2006) đã tiến hành nuôi cấy, tinh chế và thu
màng CVK từ A. xylium đạt hiệu cao. Đồng thời trong ứng dụng màng CVK
điều trị bỏng với 2 loại màng CVK gồm cho thêm hoạt chất tái sinh mô và
hoạt chất kháng khuẩn, họ cũng đã tiến hành thử nghiệm in vivo. Kết quả cho
thấy màng CVK có cho thêm hoạt chất tái sinh mô từ dầu mùi làm gia tăng
hiệu quả trị bỏng là ưu điểm mà các loại màng khác trên thế giới không có.
Năm 2012, Đinh Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Thùy Vân, Trần Như Quỳnh
[6] đã công bố công trình nghiên cứu “Nghiên cứu vi khuẩn Acetobacter
xylinum tạo màng Bacterial cellulose ứng dụng trong điều trị bỏng”, kết quả
cho thấy màng CVK tạo bởi A. xylinum BNH2 tổng hợ có sợi cellulose nhỏ,
dai, độ bền kéo, độ thấu khí cao, độ hút nước tốt có triển vọng ứng dụng làm
màng trị bỏng.

9



1.2.2. Tình hình nghiên cứu Captopril
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Captopril trên thế
giới, điển hình là công trình nghiên cứu của tiến sĩ Samir Attoub, Khoa Dược,
Khoa Y học và Sức khoẻ, Đại học UAE với công trình “Captopril như một
chất ức chế tiềm năng của sự phát triển khối u và khối u phổi” xuất bản lần
đầu tiên vào 29/9/2008 trên tạp trí “Annals of the new York academy of
sciences”. Captopril là một thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển, được dùng
để điều trị cao huyết áp và suy tim xung huyết [1]. Hiện nay tuy có sự xuất
hiện của nhiều thuốc cùng nhóm nhưng Captopril vẫn luôn được lựa chọn
trong lâm sàng. Theo bản báo cáo thứ 5 của uỷ ban liên kết quốc gia (Joint
National Committee) Của Mỹ, khuyên nên sử dụng Captopril, nifedipine,
Clonidine và labetalol trong điều trị cấp cứu cơn cao huyết áp.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu Captopril như “ Nhận
xét về hiệu quả của Captopril ngậm dưới lưỡi trong tăng huyết áp nặng” của
Ngyễn Thị Ngọc Thảo, “Đánh giá hiệu quả điều trị Captopril ngậm dưới lưỡi
ở bệnh nhân tăng huyết áp khẩn trương tại khoa khám bệnh” của bác sĩ Trần
Phú Quới, Trần Mạnh Tuân. Hiện nay chưa có dạng thuốc Captopril đặt dưới
lưỡi nào được nhập vào thị trường Việt Nam, cũng như chưa có cơ sở sản
xuất nào sản xuất loại chế phẩm này.

10


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc Captopril của
màng cellulose vi khuẩn lên men từ môi trường nước dừa già

2.2. Đối tượng, vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu
- Chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum tạo cellulose từ dịch trà xanh lên men.
- Hóa chất Captopril; các hóa chất khác sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn phân tích
- Trang thiết bị: Máy quang phổ UV-Vis 2450 (Shimadru-Nhật Bản); Cân
phân tích (Sartorius-Thụy Sỹ); Khuấy từ gia nhiệt (IKA-Đức); Tủ sấy, tủ ấm
(Binder-Đức); Buồng cấy vô trùng (Haraeus); Nồi hấp khử trùng (HV110/HIRAIAMA-Nhật Bản).
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tạo màng CVK trong môi trường nước dừa già
- Khả năng hấp thụ thuốc Captopril của màng CVK lên men từ môi trường
nước dừa già
2.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp tạo màng CVK:
Quá trình lên men tạo màng CVK sử dụng quy trình lên men tĩnh: Môi
trường dinh dưỡng để lên men A. xylinum được cho vào các bình lên men có
bề mặt thoáng rộng.
Các bình khi lên men được đậy bằng vải xô để tránh nhiễm khuẩn từ
môi trường nhưng vẫn giúp tạo độ thông khí giữa môi trường lên men và môi
trường bên ngoài. Quá trình lên men diễn ra thuận lợi ở nhiệt độ 28-300C.
Màng Cellulose được tạo ra nằm ở mặt phân cách giữa môi trường lỏng và
11


không khí [10]. Cụ thể quy trình tạo màng CVK lên men từ nước dừa già
được thực hiện theo quy trình sau:
- Chuẩn bị môi trường: Nước dừa già sau khi lọc loại bỏ tạp chất được bổ
sung các chất dinh dưỡng như bảng 2.1[8].
Bảng 2.1: Môi trường lên men tạo màng Cellulose vi khuẩn
Thành phần

Khối lượng


Glucose

20g

Pepton

10g

Diamoni photphat

0,3g

Amoni sulfat

0,5g

Nước dừa già

1000ml

- Hòa tan các chất bằng máy khuấy từ
- Đem dung dịch đã hòa tan hấp trong nồi hấp khử trùng 1130C trong 20 phút
- Để nguội, khử trùng bằng tia UV trong 15 phút rồi bổ sung 2% acid axetic
và 10% dịch giống (thực hiện trong buồng cấy vô trùng).
- Đậy bình bằng vải xô và đưa vào phòng sạch để nuôi cấy.
- Sau 7-14 ngày nuôi cấy thu được màng CVK.
* Phương pháp xử lí màng CVK trước khi hấp thụ thuốc Captopril:
Màng CVK sau khi thu được chứa một lượng lớn môi trường lên men
và các sản phẩm của quá trình trao đổi chất acid acetic. Vì vậy, trước khi hấp

thụ thuốc cần phải xử lý màng theo quy trình bằng NaOH 0,3M (Cân 12g

12


NaOH hòa tan vào 1000ml nước cất, sau đó hòa tan dung dịch bằng máy rung
siêu âm). Các bước xử lý màng CVK thô trước khi hấp thụ được thể hiện ở
hình 2.1:

Tách màng CVK thô

Ngâm trong NaOH 3%

Hấp thanh trùng 1200C trong 20 phút

Ngâm trong nước 48 giờ

Thu CVK tinh khiết
Hình 2.1: Các bước xử lý màng CVK thô
Trong màng chứa một lượng lớn vi khuẩn vì vậy ngâm màng trong
NaOH 3% để phá vỡ thành tế bào vi khuẩn và giải phóng nội độc tố của vi
khuẩn [9]. Màng sau khi ngâm NaOH được mang đi hấp thanh trùng. Sau đó,
13


ngâm màng trong nước để trung hòa hết NaOH, thời gian khoảng 48 giờ thu
được CVK tinh khiết.
* Phương pháp xây dựng đường chuẩn:
Dùng máy quét quang phổ UV-Vis
- Xác định bước sóng cực đại của Captopril

Tiến hành quét phổ của thuốc Captopril trong khoảng bước sóng từ
190nm đến 250nm bằng cách sử dụng máy đo quang phổ UV – Vis 2450 ta
thu được phổ hấp thụ cực đại của thuốc CAP
- Xây dựng đường chuẩn: Sử dụng máy đo quang phổ tử ngoại UV-Vis để
ghi mật độ quang hấp thụ của thuốc Captopril.
+ Chuẩn bị mẫu chuẩn với các nồng độ khác nhau: 10%, 20%, 40%, 60%,
80%, 100%
+ Đo mật độ quang phổ của các mẫu dung dịch ở bước sóng cực đại
+ Tiến hành đo 3 lần lấy giá trị trung bình quang phổ của thuốc để xây dựng
đường chuẩn
+ Dựng đường chuẩn và phương trình đường chuẩn bằng Microsoft Excel
* Phương pháp xác định hàm lượng thuốc Captopril hấp thụ vào màng
CVK
Khảo sát với 2 mẫu màng CVK có độ dày 0,5 cm và 1 cm ở nồng độ
bão hòa 75mg/ml:
- Chuẩn bị 4 bình, mỗi bình chứa 25ml dung dịch Captopril, nồng độ
75mg/ml (dung môi là nước cất 2 lần).
- Bình 1,2: Cho màng CVK có độ dày 0,5 cm
Bình 3,4: Cho màng CVK có độ dày 1cm
14


- Khảo sát sự hấp thụ thuốc Captopril của màng CVK ở hai điều kiện
Bình 1,3: Khảo sát trong điều kiện thường (nhiệt độ phòng)
Bình 2,4 : Khảo sát trong điều kiện nhiệt độ 800C
- Sau 1 giờ; 2 giờ, lấy 3,3µl dung dịch trong mỗi bình thí nghiệm pha loãng
bằng dung dịch nước cất với tỷ lệ hợp lý (dùng tỷ lệ như đã xây dựng đường
chuẩn), đo quang phổ để xác định lượng thuốc hấp thụ vào màng cho đến khi
giá trị OD không đổi, lấy giá trị OD thay vào phương trình đường chuẩn, xử
lý số liệu thu được khối lượng thuốc hấp thụ vào màng. Tiến hành thực hiện

thí nghiệm 3 lần lấy kết quả trung bình để tính toán.
Lượng thuốc hấp thụ vào các màng CVK được tính theo công thức:
mht = m1 - m2 (mg)
Trong đó: mht: Khối lượng thuốc Captopril đã hấp thụ vào màng
m1: Khối lượng thuốc Captopril ban đầu trong dung dịch
m2: Khối lượng thuốc Captopril sau khi màng hấp thu thuốc
Hiệu suất thuốc nạp vào màng được tính theo công thức:
EE(%) = mht/m1 ×100%
* Phương pháp thống kê và xử lí kết quả:
Số liệu thí nghiệm thu được khi xác đinh hiệu suất nạp thuốc được phân
tích trên phần mềm Microsoft Excel. Sự khác biệt của giá trị trung bình giữa
các công thức được đánh giá nhờ phép so sánh với mức tin cậy 95%.
2.5. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Viện NCKH và ƯD Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

15


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đường chuẩn của thuốc Captopril
* Bước sóng cực đại của thuốc thuốc Captopril
Sau khi quét phổ thuốc Captopril trong khoảng bước sóng từ 250nm đến
190nm bằng máy đo quang phổ tử ngoại UV-Vis, ta ghi được phổ hấp thụ cực
đại của Captopril. Bước sóng hấp thụ cực đại của Captopril được thể hiện ở
hình 3.1:
Độ
hấp
thụ
quang


Bước sóng (nm)
Hình 3.1 : Phổ UV của thuốc Captopril với dung môi là nước cất hai lần
Hình 3.1 cho ta thấy được bước sóng hấp thụ cực đại của thuốc Captopril là
200nm. Khi đã tìm được bước sóng hấp thụ cực đại, ta tiến hành đo mật độ
quang hấp thụ của các mẫu chuẩn ở bước sóng 200nm.
* Đồ thị đường chuẩn và phương trình đường chuẩn thu được:

16


×