Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu xây dựng danh lục các loài thực vật được dùng làm thuốc phổ biến ở xã an phú, huyện mỹ đức, TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

======

VŨ THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT
ĐƯỢC DÙNG LÀM THUỐC PHỔ
BIẾN Ở XÃ AN PHÚ, HUYỆN MỸ
ĐỨC, TP.HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

======

VŨ THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT
ĐƯỢC DÙNG LÀM THUỐC PHỔ
BIẾN Ở XÃ AN PHÚ, HUYỆN MỸ
ĐỨC, TP.HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Thực vật học
Người hướng dẫn khoa học

TS. HÀ MINH TÂM

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến TS. Nguyễn Quốc Bình và TS. Hà Minh Tâm là những người đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN – Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên
cứu, thu thập số liệu. Tôi cũng xin cảm ơn bà Vũ Thị Hợp thôn Đồng Chiêm, xã An
Phú, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội đã hưỡng dẫn tôi đến các điểm thu mẫu để tôi có
thể hoàn thành khóa luận của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã luôn ở
bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Vũ Thị Ngân


LỜI CAM ĐOAN

Để đảm báo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu xây dựng danh lục các loài thực vật
được dùng làm thuốc phổ biến ở xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Quốc Bình và TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung
thực và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Vũ Thị Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Ý ghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................2
4. Điểm mới của đề tài ..............................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................3
1.1. Trên Thế Giới .....................................................................................................3
1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................4
1.3. các công trình nghiên cứu khoa học về xây dựng danh lục các loài thực vật được
dùng làm thuốc phổ biến ở xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội............................6
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................7
2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................7
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................7
2.3. Thực trạng kinh tế - xã hội nơi nghiên cứu Khu vực nghiên cứu........................7
2.4. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................8
2.5. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................8
2.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................8

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................10
3.1. Thành phần loài thực vật làm thuốc tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội ....10
3.2. Đặc điểm nhận biết ...........................................................................................20
3.2.1. Hành ta (Allium ascalonicum L. 1759): .........................................................20
3.2.2. Cỏ xước (Achyranthes aspera L. 1753) .........................................................21
3.2.3. Rau dệu (Alternanthera sessilis (L.) Blume, 1826) ........................................22
3.2.4. Dền Cơm (Amaranthus lividus L. 1753) .......................................................23
3.2.5. Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L. 1753) ........................................24
3.2.6. Rau má (Centella asiatica (L.) .......................................................................25
3.2.7. Cứt lợn (Ageratum conyzoides L. 1753) .......................................................26
3.2.8. Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.1753) ...........................................................27


3.2.9. Nhọ nồi (Elipta prostrata (L.) ........................................................................28
3.2.10. Cỏ lào, Yên lạc (Eupatorium odoratum L. 1759).........................................29
3.2.11. Cúc tần (Pluchea indica (L.) Less. 1831) .....................................................30
3.2.12. Mồng tơi (Basella rubra L. 1753) ................................................................31
3.2.13. Xạ Đen (Celastrus hindsii Benth .................................................................32
3.2.14. Giảo cổ lam, Dần toòng, Nhân sâm phương nam, Ngũ diệp sâm,...
(Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, 1902) ............................................33
3.2.15. Gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) spreng. 1826): ...........................34
3.2.16. Huyết dụ (Cordyline fruticosa (L.) Goepp. 1855:........................................35
3.2.17. Diệp hạ châu đắng, Diệp hạ châu, Chó đẻ quả tròn, Chó đẻ thân xanh, Chó
đẻ răng cưa, Cây cau trời... (Phyllanthus amarus schum. 1828 = P. niruri auct.:
Phamh. 1:411…, non L. 1753) ................................................................................36
3.2.18. Rau ngót (Sauropus androgynus (L.) Merr. 1903) .......................................37
3.2.19. Sắn dây (Pueraria montana (Lour) Merr. 1935 Var. chinensis (Ohwi)
Maesen, 1988; .........................................................................................................38
3.2.20. Hoắc hương núi (Agastache rugosa (Fisch. et May.) O. Kuntze, 1891) ......39
3.2.21. Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. 1941) ..................................40

3.2.22. Húng chó hay Húng quế (Ocimum basilicum L. 1735) ................................41
3.223. Tía tô (Penrilla frutes (L.) Britt. 1894) .........................................................42
3.2.24. Cối xay, Nhĩ hường (Abutilon indicum (L.) Sweet, 1826)............................43
3.2.25. Dâu tằm, Dâu tàu (Morus alba L. 1753) ......................................................44
3.2.26. Chuối rừng (Musa uranoscopos Lour. 1790)...............................................45
3.2.27. Ổi (Psidiumguajava L. 1753) ......................................................................46
3.2.28. Vối rừng (Syzygium cuminii (L.) Skells, 1912) ............................................47
3.2.29. Sen (Nelumbo nucifera Gaertn. 1788)- Họ Sen ...........................................48
3.2.30. Dứa dại (Pandanus Kaida Kurz, 1869)........................................................49
3.2.31. Trầu không (Piper pettle L. 1753) ...............................................................50
3.2.32. Lá lốt (Piperlolot DC. 1898) .......................................................................51
3.2.33. Cỏ mần trầu (Eleusine indica (L.) Gaertn. 1788) ........................................52


3.2.34. Rau răm (Polygonum odoratum Lour. 1790) ...............................................53
3.2.35. Rau sam (Potulaca oleracea L. 1753) .........................................................54
3.2.36. Mâm xôi (Rubus alcaefolius poir.1806) ......................................................55
3.2.37. Chanh (Citrus aurantifolia (Christm, Panzer) Swingle, 1913).....................56
3.2.38. Giấp cá (Houttuynia cordata (thumb.) DC.) ................................................57
3.2.39. Cam thảo đất (Scoparia dulcis L. 1753) ......................................................58
3.2.40. Cà gai leo (Solanum Procumbens Lour. 1790) ............................................59
3.2.41. Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) ..............................................................60
3.2.42. Nghệ (Curcuma Zedoaria (Berg) Rosc. 1807).............................................61
3.2.43. Gừng (Zingiber Officinale Rosc. 1807).............................................................62
2.3. Một số bài thuốc ...............................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................66


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH


Ảnh 3.2.1. Allium ascalonicum L. 1759.......................................................................20
Ảnh 3.2.2. Achyranthes aspera L. 1753 ...................................................................21
Ảnh 3.2.3. Alternanthera sessilis (L.) Blume, 1826 ................................................22
Ảnh 3.2.4. Amaranthus lividus L. 1753 ......................................................................23
Ảnh 3.2.5. C.latifolium L. 1753...............................................................................24
Ảnh 3.2.6. Centella asiatica (L.) Urb. In Mart.1879 ...............................................25
Ảnh 3.2.7. Ageratum conyzoides L. 1753 ................................................................26
Ảnh3.2.8. Artemisia vulgaris L.1753 ......................................................................27
Ảnh 3.2.9. (Elipta prostrata (L.) ..............................................................................28
Ảnh 3.2.10. Eupatorium odoratum L. 1759 .................................................................29
Ảnh 3.2.11. Pluchea indica (L.) Less. 1831 ............................................................30
Ảnh 3.2.12. Basella rubra L. 1753 ..........................................................................31
Ảnh 3.2.13. Celastrus hindsii Benth........................................................................32
Ảnh 3.2.14. Gynostemma pentaphyllum (thunb) Makino, 1902 ..............................33
Ảnh 3.2.15. Momordica cochinchinensis (Lour.) spreng. 1826 ...............................34
Ảnh 3.2.16. Cordyline fruticosa ( L.) Goepp. 1855 .................................................35
Ảnh 3.2.17. Phyllanthus amarus schum. 1828 = P. niruri auct.: Phamh. 1:411…,
non L. 1753) ............................................................................................................36
Ảnh 3.2.18. Sauropus androgynus (L.) Merr. 1903 .................................................37
Ảnh 3.2.19 Pueraria montana (Lour) Merr. 1935 Var. chinensis (Ohwi) Maesen,
1988.........................................................................................................................38
Ảnh 3.2.20. Agastache rugosa (Fisch. et May.) O. Kuntze, 1891 ...........................39
Ảnh 3.2.21. Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. 1941 .............................................40
Ảnh 3.2.22. Ocimum basilicum L. 1735 ..................................................................41
Ảnh 3.2.23. Penrilla frutes (L.) Britt. 1894 .............................................................42
Ảnh 3.2.24: Abutilon indicum (L.) Sweet, 1826 .....................................................43
Ảnh 3.2.25. Morus alba L. 1753 .............................................................................44



Ảnh 3.2.26. M. uranoscopos Lour. 1790; SYN. M. cocinea Andr. 1798.................45
Ảnh 3.2.27. Psidium guajava L. 1753 .....................................................................46
Ảnh 3.2.28. Syzygium cuminii (L) Skells, 1912 .......................................................47
Ảnh 3.2.29. Nelumbo nucifera Gaertn. 1788....................................................................48
Ảnh 3.2.30. Pandanus kaida Kurz, 1869 .................................................................49
Ảnh 3.2.31. Piper pettle L. 1753 .............................................................................50
Ảnh 3.2.32. Piper lolot DC. 1898............................................................................51
Ảnh 3.2.33. Eleusine indica (L.) Gaertn. 1788 ....................................................................52
Ảnh 3.2.34. Polygonum odoratum Lour. 1790 ........................................................53
Ảnh 2.2.35. Potulaca oleracea L. 1753...................................................................54
Ảnh 3.2.36. Rubus alcaefolius poir.1806.................................................................55
Ảnh 3.2.37. C. aurantifolia (Christm, Panzer) Swingle, 1913 .................................56
Ảnh 3.2.38. Houttuynia cordata (Thumb.) DC.................................................................57
Ảnh 3.2.39. Scoparia dulcis L. 1753 .......................................................................58
Ảnh 3.2.40. Solanum procumbens Lour. 1790 ........................................................59
Ảnh 3.2.41. Củ Stemona tuberosa Lour. .................................................................60
Ảnh 3.2.42. Cây Stemona tuberosa Lour.................................................................60
Ảnh 3.2.43. Curcuma Zedoaria ( Berg) Rosc. 1807 ................................................61
Ảnh 3.2.44. Zingiber Officinale Rosc. 1807 .................................................................62


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay con người đứng trước vô vàn khó khăn (áp lực) của cuộc sống liên
quan đến sức khỏe, ô nhiễm môi trường, áp lực công việc, gia đình, tình yêu, tiền
bạc… Đối với nhân dân miền núi, những nơi có sự phát triển kinh tế còn nghèo nàn
lạc hậu , đời sống còn rất thiếu thốn khi thể trạng sức khỏe bị ảnh hưởng họ thường
không thể tới bệnh viện hay các phòng khám ngay vì còn gánh nặng lo toan cuộc
sống cũng như lo lắng về chi phí phải trả vì thế để cải thiện sức khỏe và chữa 1 số
bệnh thông thường nhân dân miền núi dùng kinh nghiệm dân gian mà cha ông để lại

là dùng 1 số cây thuốc để chữa bệnh .
Trong 1 số trường hợp việc sử dụng 1 số cây thuốc chữa bệnh còn đem lại tác
dụng chữa bệnh hiệu quả hơn cả dùng thuốc tây vì không để lại tác dụng phụ. 1 số
bài thuốc đông y của vùng miền núi hay được biết đến và ưa chộng đối với người
dân thành thị bởi công dụng tuyệt vời của nó, việc sử dụng cây thuốc, các loại thảo
dược để chữa bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong nhân dân ta cũng như nhân
dân trên toàn thế giới.
Xã An phú thuộc huyện Mỹ Đức, Tp.Hà Nội là 1 xã miền núi với tài nguyên
cây cỏ phong phú, và hầu như chưa được sử dụng 1 cách hiệu quả để mang lại lợi
ích thiết thực, vì vậy việc xây dựng nên danh lục các loài cây thuốc ở địa phương là
rất cần thiết giúp cho người dân nhận biết cây thuốc, từ đó biết cách bảo vệ nguồn
tài nguyên cây thuốc quý, biết khai thác sử dụng cây thuốc 1 cách hợp lý để nâng
cao chất lượng cuộc sống. Việc xây dựng nên danh lục và giá trị sử dụng các loài
cây thuốc phổ biến ở địa phương là rất có ý nghĩa cho việc tìm kiếm các vị thuốc
chữa bệnh đối với lang y cả thời xưa và nay. ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên rừng,
tài nguyên cây thuốc cũng nhằm phục vụ cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học
khác để mang lại lợi ích cho cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân
dân vì thế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng danh
lục các loài thực vật được dùng làm thuốc phổ biến ở xã An Phú, huyện Mỹ
Đức, TP. Hà Nội.”

1


2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng được danh lục các loài thực vật được dùng làm thuốc phổ biến ở
xã An phú, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội.
- Cung cấp các thông tin để nhận biết cây thuốc.
- Giới thiệu 1 số bài thuốc dân gian.


3. Ý ghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung các kiến thức về thực vật học và cung
cấp cơ sở dữ liệu cho các ngành ứng dụng sinh thái, tài nguyên sinh vật, bảo tồn các
loài cây thuốc cũng như đánh giá về giá trị làm thuốc của hệ thực vật ở xã An Phú,
Mỹ Đức, Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ cho việc khai thác và sử dụng
hợp lí nguồn tài nguyên cây thuốc quanh khu vực nghiên cứu.

4. Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu xây dựng danh lục các loài thực vật
được dùng làm thuốc phổ biến ở xã An phú, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội.
Bố cục của khóa luận gồm: Gồm 66 trang, 44 ảnh, 1 bảng. Được chia thành
các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang),
chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 2
trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 55 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang), tài
liệu tham khảo (2 trang).

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên Thế Giới
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc, trước tiên phải
kể đến những mô tả về (3.000 năm TCN) và ở Trung Quốc (2.200 năm TCN).
Hy Lạp có nền y học phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu mà không thể
không nhắc tới Hyppocrate (460- 370 TCN), ông được xem như ông tổ của ngành y
học hiện đại, thầy thuốc vĩ đại nhất thời cổ đại, ông đã có những công trình nghiên
cứu về giải phẫu, sinh lí, nhi khoa, sản khoa, Ông còn đưa hơn 200 loài thực vật vào
làm thuốc [12].
Năm 79- 24 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo bộ sách

“Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1.000 loài cây cỏ có ích.
Trung Quốc là một trong những nước phát hiện và sử dụng nhiều dược thảo
sớm nhất thế giới. Từ thời Tam quốc (222- 265 CN), danh y Hoa Đà đã sử dụng
Đàn hương, Tử đinh hương để chế hương nang (túi thơm), sử dụng tính phương
hương (hương thơm) của chúng để chống lại bệnh lao phổi và lỵ.
Năm 1549, Lý Thời Trân (1519- 1593) người sống ở đời nhà Minh, đã tổng
kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc để soạn thành quyển “Bản thảo cương
mục”, đây là bộ sách quan trọng và đầy đủ nhất về các dược liệu và công dụng của
chúng. Để viết cuốn sách này, ông đã tìm đọc hơn 800 cuốn sách tổ, kết hợp sự thu
thập của mình và viết cuốn dược điển qua 3 lần sửa đổi. Trải qua gần 30 năm đến
năm 1578 ông đã hoàn thành “Bản Thảo cương mục” gồm hơn 90 vạn từ, chia làm
16 bộ, 60 loại gồm 50 cuốn, thống kê được 12.000 vị thuốc với hơn 11 nghìn bài
thuốc. Ông còn có tranh minh họa, để mọi người dễ nhận biết. “Bản Thảo cương
mục” đã chỉ ra những sai lầm trước đây của tiền nhân [17].
Năm 1952, tác giả người Pháp A. Pételot có công trình “Les phantes de
médicinalea du Cambodye, du Laos et du Viet Nam” gồm 4 tập nghiên cứu về cây
thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [12].
Năm 1992, theo thống kê của UNESCO thì tại các vùng nông thôn của các
nước đang phát triển, các sản phẩm làm lương thực - thực phẩm có nguồn gốc thực

3


vật chiếm tỷ lệ 90- 93%; các sản phẩm làm thuốc có tỷ lệ là 70- 80%. Theo thống
kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã có gần 20.000 loài thực
vật (trong tổng số 250.000 loài đã biết) được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các
hoạt chất để chế biến thuốc [12]. Trong đó ở Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung
Quốc 5.000 loài, vùng nhiệt đới châu Mỹ hơn 1.900 loài.

1.2. Ở Việt Nam

Từ xa xưa, các bậc tiền nhân đã tập chung nghiên cứu về các cây có tác dụng
làm thuốc, việc sử dụng dược liệu ở Việt Nam ban đầu chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm truyền thống trải qua thời gian kết hợp với sự truyền bá của dược học Trung
Quốc vào nước ta trong suốt gần 1 nghìn năm xâm chiếm việc sử dụng dượng liệu ở
nước ta thêm mở rộng hơn, nhưng sau đó để không phải phụ thuộc nhiều vào dược
học trung quốc, ông cha ta đã nghiên cứu để cải biến và sử dụng nguồn thuốc của
nước nhà.
Cuốn “Nam Dược Thần Hiệu” và “Hồng nghĩ giác tư y thư” của Tuệ Tĩnh
vào khoảng thế kỷ 17 hoặc thế kỷ 14. Trong tài liệu này Tuệ Tĩnh đã mô tả hơn 630
vị thuốc, 13 đơn thuốc chữa tạp bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn.
Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1720- 1791) là nhà y học
uyên bác, nổi tiếng của Việt Nam. Trên tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống
của Tuệ Tĩnh, tổng kết kinh nghiệm của Trung y và Y học cổ truyền dân tộc, ông đã
biên soạn bộ “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” gôm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý,
pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ
khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh. Trong đó, quyển 12
và 13 - “ Lĩnh Nam bản thảo” Lê Hữu Trác đã sưu tầm, mô tả thêm 300 vị thuốc
nam, tổng hợp được 2.854 phương thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian, bộ
sách của ông được đánh giá cao cả ở trong và ngoài nước, góp phần phát triển nền y
học nước nhà[18] .
Năm 1884 - 1945, thời kì Pháp thuộc, nền y học của nước ta cũng có sự thay
đổi mạnh mẽ nhờ có sự du nhập của y học phương tây, mang đến các phương thuốc
chữa bệnh mới đồng thời do sự khai thác thuộc địa đã góp phần thúc đẩy sự phát
triển trong nghiên cứu thực vật nói chung và các loài thực vật dùng làm thuốc nói

4


riêng. Có 1 số cuốn sách về thực vật được xuất bản như “Thực vật chí đại cương
Đông Dương” của Lecomte, xuất bản từ cuối thế kỷ 18 tới đầu thế kỷ 19 đã thống

kê được hơn 7.000 loài thực vật, bộ sách “Danh mục các sản phẩm ở Đông
Dương” (Catalogue des Produits de Indochine- Plantes Medicinales) của Ch.
Crévost và A. Pételot năm 1935, bộ sách này thống kê khoảng 1.340 vị thuốc có
nguồn gốc thảo mộc dùng trong y học ở ba nước Đông Dương [13].
Từ khi miền Bắc được giải phóng việc nghiên cứu thực vật nói chung đã được
quan tâm và tiến hành với quy mô lớn nhằm khai thác để xây dựng kinh tế. Năm
1999 đến năm 2003 , Phạm Hoàng Hộ cho xuất bản 3 bộ “Cây cỏ Việt Nam”, trong
đó có nêu lên cách nhận biết các loài thực vật [9, 10, 11,].
Năm 1965, Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam”. Bộ sách này ngày càng được hoàn thiện và thể hiện được giá trị của nó.
Đến nay đã tái bản có bổ sung tới lần thứ 9 (năm 2000) với khoảng 800 cây và vị
thuốc[9, 10, 11, 12].
Năm 1976 nhà khoa học Võ Văn Chi đã thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc
192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, năm
1997, ông đã cho ra mắt cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, trong đó có đề
cập tới 3.165 loài. Tác giả đã mô tả chi tiết từng cây có kèm theo hình vẽ minh họa,
nơi phân bố, thành phần hóa học, công dụng và liều dùng, biệt ông đã tham khảo
kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn
Độ, Philippin, Pháp… nên đã bổ sung được công dụng của rất nhiều loài mà các
nghiên cứu tại Việt Nam trước đây chưa đề cập tới.
Đến năm 2012, trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (bộ mới), tác giả đã
giới thiệu 4.472 loài cây làm thuốc thuộc 1.862 chi, trong 338 họ, của 9 nhóm
ngành từ sinh vật tiền nhân đến ngành Ngọc lan và 1.500 ảnh màu, rất thuận tiện
cho việc tra cứu [19] . Có thể nói, tài liệu này đã giới thiệu một số lượng cây thuốc
lớn nhất và đầy đủ nhất của nước ta cho tới nay. Ngày nay việc nghiên cứu về cây
thuốc ngày càng được chú trọng, ưu tiên để thúc đẩy sự phát triển của đất nước,
trong sự nghiệp phát triển toàn diện, sánh vai với cường quốc năm châu.

5



1.3. các công trình nghiên cứu khoa học về xây dựng danh lục các loài thực
vật được dùng làm thuốc phổ biến ở xã An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội
Sau khi tìm hiểu thì tôi nhận thấy cho tới nay vẫn chưa thấy công trình khoa
học nào về xây dựng danh lục các loài thực vật được dùng làm thuốc phổ biến ở xã
An Phú, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội, hoặc đã có mà tôi chưa thể tìm ra, tôi nhận
thấy Việc xây dựng danh lục các loài thực vật được dùng làm thuốc phổ biến ở địa
phương là rất quan trọng nhằm tìm ra các vị thuốc chữa bệnh nhanh chóng và hiệu
quả hơn, công trình của tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu về việc xây dựng danh
lục các loài thực vật được dùng làm thuốc phổ biến ở xã An Phú, huyện Mỹ Đức,
TP.Hà Nội.

6


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật hoang dại, bán hoang dại và cây trồng có tác dụng làm thuốc ở
xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội, trên cơ sở điều tra thực tế và các tài liệu có giá
trị về tài nguyên loài được sử dụng làm thuốc ở việt nam cũng như trên thế giới có liên
quan.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội.

2.3. Thực trạng kinh tế - xã hội nơi nghiên cứu Khu vực nghiên cứu
An Phú là một xã miền núi, có diện tích tự nhiên là 2.227 ha, dân số 6.877
người thuộc huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội.
Địa hình: Thuộc vùng miền núi, bán sơn địa, gồm những dãy núi đá vôi bao
bọc do vậy hệ sinh vật đa dạng về cả thực vật và động vật, là vùng chứa lũ rừng

ngang từ tỉnh Hòa Bình đổ về. Đồng ruộng xưa chỉ cấy được một vụ lúa, Vào mùa
mưa cả xã ngập trắng xóa nước. Có hai dân tộc chính là kinh và mường, những năm
trước đây kinh tế chủ yếu dựa vào những công việc khai thác rừng và sản xuất nông
nghiệp là chính, thu nhập bình quân đầu người còn thấp đời sống nhân dân còn gặp
khó khăn. Nhiều năm qua các công trình phúc lợi đã được xã hội hóa, Nhà nước và
nhân dân cùng làm. Từ năm 2005, được sự quan tâm của đảng, nhà nước, các cấp
chính quyền đã lập nhiều dự án, vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn ngân
sách nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội như hệ thống đê bao ngăn lũ, đường
giao thông nông thôn, đường điện, trường học, nhà văn hóa thôn, công trình nước
sạch. Huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông
dân phát triển sản xuất. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, đến nay cơ sở hạ tầng ở An
Phú đã cơ bản hoàn thiện, sản suất nông nghiệp đã được diễn ra ở cả 2 vụ, nông dân
tích cực nuôi trồng thủy sản, trồng sen, trồng các rừng keo và cây lấy gỗ, mở rộng
các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm, đời sống nhân dân dần ổn định.

7


2.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2017- 3/2018.

2.5. Nội dung nghiên cứu
 Xác định thành phần loài.
 Tìm hiểu các thông tin về đặc điểm nhận biết, giá trị tài nguyên.
 Tìm hiểu các sử dụng 1 số loài thực vật được sử dụng làm thuốc phổ biến ở
xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội.

2.6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện “nghiên cứu xây dựng danh lục các loài thực vật được dùng
làm thuốc phổ biến ở xã An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội” chúng tôi sử dụng phương

pháp nghiên cứu thực vật học dân tộc học phối hợp các phương pháp nghiên cứu về
đa dạng và tài nguyên thực vật phổ biến hiện nay (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007)
[14] và và Gary J. Martin (2002) [15]
Các bước tiến hành cụ thể gồm:
Nghiên cứu tài liệu: Nhằm kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến
đề tài.
Điều tra thực địa: Nhằm thu thập các dữ liệu về đối tượng nghiên cứu (thu
thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
sống,… và các đặc điểm khác); thu thập số liệu về giá trị sử dụng ...
Dữ liệu cần thu thập gồm các loài thực vật được sử dụng làm thuốc và thông tin sử
dụng cây thuốc từ dân địa phương và từ tài liệu. Để thu mẫu vật, chúng tôi theo phương
pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [14]; để thu thập dữ liệu từ dân địa phương, chúng
tôi theo phương pháp điều tra cộng đồng của Gary J. Martin (2002) [15] .
Biểu 1. Mẫu thu thập dữ liệu trên tuyến
Tuyến số:

Ngày điều tra:

Trạng thái rừng/kiểu sinh cảnh:
Tên La Tinh

Người/nhóm điều tra:
Vị trí: Chân/sườn/đỉnh:

Tên Việt Nam

8

Nguồn


Bộ phận dùng và cách

gốc

dùng


Phân tích và xử lý số liệu:
Để tra cứu nhận biết các họ, chúng tôi căn cứ vào Cẩm nang tra cứu và nhận
biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và Cẩm
nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [13].
Để xác định tên khoa học các loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt Nam của
Phạm Hoàng Hộ (1999- 2003) [13, 14, 15]. Nếu vẫn còn nghi ngờ kết quả, chúng
tôi tiến hành thu mẫu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại.
Để chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực vật Việt
Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003, 2005) [2] và Trung tâm nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường Đại học quốc gia Hà Nội công bố năm 2001 [8].
Thông tin về cách sử dụng, chúng tôi tham khảo từ tài liệu và từ bà Vũ Thị Hợp
thôn Đồng Chiêm, Xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội kết hợp với các tài liệu: Từ
điển cây thuốc Việt Nam [5], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, [12].

9


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần loài thực vật làm thuốc tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP
Hà Nội
Bảng 1. Danh lục các loài thực vật làm thuốc tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức,
TP.Hà Nội
Tên La Tinh


Tên Việt

Nguồn

Nam

gốc

Bộ phận dùng và cách dùng

1. ALLIACEAE AGARDH, 1858 - HỌ HÀNH
1. Allium ascalonicum L.

Hành ta

Trồng

Toàn cây được dùng làm thuốc
gây toát mồ hôi, thông huyết,

1759

kích thích tiêu hóa, kháng
khuẩn, điều kinh.
2. AMARANTHACEAE JUSS. 1789- HỌ RAU DỀN
2. Achyranthes aspera L.

Cỏ xước


Hoang Toàn cây được dùng làm thuốc
dại

1753

sắc uống chữa cảm, xỏ mũi,
đái buốt, kinh nguyệt ko đều.

3. Alternanthera sessilis

Hoang Toàn cây được dùng làm thuốc

Rau dệu

dại

(L.) Blume, 1826

Có tác dụng chống viêm, lợi
tiểu, lọc máu, tiêu sưng, chống
ngứa, giải nhiệt độc. Thường
dùng để chữa bệnh đường hô
hấp, viêm hầu họng, ho ra
máu, đi cầu ra máu, kiết lỵ, đi
tiểu khó, tiểu ít, viêm đường
tiểu, viêm da.

4. Amaranthus lividus L.

Dền cơm


Hoang Toàn cây được dùng làm thuốc
dại

1753

thanh nhiệt, lợi tiểu, ngừng tả;
chữa mụn nhọt, nhức đầu.

10


Tên La Tinh

Tên Việt

Nguồn

Nam

gốc

Bộ phận dùng và cách dùng
Cành và lá làm thuốc đắp chữa
đinh nhọt; sỏi thận; hạt và rễ
trị bệnh tim

3. AMARYLLIDACEAE JAUME, 1805- HỌ NÁNG (THỦY TIÊN)
5. Crinumlatifolium L.


Trinh nữ

Trồng

u xơ, ung thư tử cung ( đối với

hoàng cung

1753

Lá được dùng làm thuốc chữa

phụ nữ), u xơ và ung thư tiền
liệt tuyến (đối với nam giới)
4. APIACEAE LINDL. 1836- HỌ THÌA LÀ
6. Centella asiatica (L.)

Rau má

Urb. In Mart. 1879

Hoang

Toàn cây được dùng làm thuốc

dại

có tác dụng thanh nhiệt, lợi
sữa, mau lành vết thương, tả
lỵ, khí hư, bạch đới, lợi sữa,

chữa mẩn ngứa.

5. ASTERACEAE DUMORT. 1822- HỌ CÚC
7. Ageratum Conyzoides

Cứt lợn

L. 1753

Hoang Hoa được dùng làm thuốc
dại

chữa viêm xoang. Lá và hoa
của cây giã nát lấy nước uống
chữa rong huyết sau khi đẻ.
Còn dùng chữa viêm xoang
mũi dị ứng mới phát hiện:

8. Artemisia Vulgaris

Ngải cứu

L.1753

Trồng

Toàn cây dùng làm thuốc điều
kinh và thông huyết cho phụ
nữ, kích thích thần kinh, làm
thuốc chữa thần kinh tọa, lá


11


Tên La Tinh

Tên Việt

Nguồn

Nam

gốc

Bộ phận dùng và cách dùng
khô dùng làm mồi cứu đông y.

9. Elipta Prostrata ( L.) L.

Nhọ nồi

1771

Hoang

Dùng toàn cây có tác dụng cầm

dại

máu, hạ nhiệt, bổ máu, lá dùng

nhuộm đen tóc, thân và lá dùng
trị nôn ra máu, xuất huyết dạ
dày, tử cung, viêm gan.

10. Eupatorium Odoratum

Cỏ lào, Yên Hoang

Lá giã nhỏ đắp lên vết thương

L. 1759

lạc

sẽ cầm máu rất nhanh. Lá cỏ

dại

Lào cùng với lá xoan thả xuống
ao dùng làm thuốc diệt trùng
mỏ neo kí sinh trên da cá.
11. Pluchea Indica (L.)

Cúc tần

Less. 1831

Hoang

Lá và cành được sao nóng đắp


dại

lên đầu để chữa nhức đầu, lá
cúc tần kết hợp với 1 số lá
khác làm thuốc xông giúp ra
mồ hôi.

6. BASELLACEAE MOQ. 1840- HỌ MỒNG TƠI
12. Basella rubra L. 1753

Mồng tơi

Trồng

Toàn cây có tác dụng lợi tiểu,
nhuận tràng, giải độc, lá giã
đắp chữa mụn nhọt, bỏng lửa,
lang ben.

7. CELASTRACEAE - HỌ DÂY GỐI
13. Celastrus hindsii

Xạ đen

Benth.

Hoang

Toàn cây sắc uống chữa các


dại

chứng bệnh như viêm gan, ung
thư gan, xơ gan, men gan cao,
giải nhiệt cơ thể.

12


Tên La Tinh

Tên Việt

Nguồn

Nam

gốc

Bộ phận dùng và cách dùng

8. CUCURBITACEAE JUSS. 1789- HỌ BẦU BÍ
Giảo cổ lam

14. Gynostemma
pentaphyllu (thunb)

Hoang


Toàn cây sắc uống, có tác

dại

dụng kéo dài tuổi thọ và làm
đẹp. Hiện được dùng để sản

Makino, 1902

xuất trà Giảo cổ lam để làm
giảm mỡ máu, ngừa ung thư,
chống suy thoái tế bào.
Gấc

15. Momordica

Trồng

Tinh dầu Gấc chiết xuất từ

Cochinchinensis (Lour.)

ruột Gấc chữa khô mắt, dầu

spreng. 1826

nhân hạt trị mụn nhọt, sưng
tấy, tắc tia sữa.

9. DRACAENACEAE SALISB. 1866- HỌ HUYẾT GIÁC

16. Cordyline Fruticosa

Huyết dụ

(L.) Goepp. 1855

Hoang

Dùng lá, hoa, rễ chữa rong

dại

kinh và băng huyết. Không
dùng cho phụ nữ mang thai và
đẻ rồi nhưng xót rau thai.

10. EUPHORBIACEAE JUSS. 1789- HỌ THẦU DẦU
17. Phyllanthus amarus

Diệp

hạ Hoang

Dùng toàn cây làm thuốc chữa

schum. 1828 = P. niruri

châu

dại


sỏi thận, giải độc, mát gan, lợi

auct.: Phamh. 1:411…,

tiểu.

non L. 1753
18. Sauropus androgynus

Rau ngót

Trồng

Dùng lá chữa sót rau thai,
giảm đau bụng khi sinh nở,

(L.) Merr. 1903

chữa tưa lưỡi trẻ em.
11. FABACEAE LINDL. 1836- HỌ ĐẬU
19. Pueraria montana

Sắn dây

Cây

13

Bột trong củ dùng làm thuốc



Tên La Tinh

Tên Việt

Nguồn

Nam

gốc

(Lour) Merr. 1935 Var.

trồng

Bộ phận dùng và cách dùng
có tác dụng thanh nhiệt giải
độc, mát gan.

chinensis (Ohwi) Maesen,
1988; Syn. P. lobata
(Wild) Ohwi var.
thomsonii (Roxb.) Benth

12. LAMIACEAE LINDL. 1836- HỌ BẠC HÀ
20. Agastache rugosa

Hoắc hương
núi


(Fisch. etMay.)O. Kuntze,

Hoang Toàn cây dùng để chữa cảm
dại

nắng, đau bụng, tức ngực, nôn
mửa do tiêu chảy, ăn uống

1891

kém.
21. Elsholtzia Ciliata

Kinh giới

Trồng

Toàn cây dùng làm thuốc phá
sốt, nhức đầu, chảy máu cam,

(Thunb.) Hyland. 1941

chữa sởi, các chúng mẩn ngứa
lở loét ngoài da.
22. Ocimum basilicum L.

Húng chó

Trồng


Toàn cây dùng để chữa cảm
sốt, thân và lá nấu nước súc

1735

miệng và ngậm chữa đau răng.
23. Penrilla frutes (L.)

Tía tô

Trồng

Toàn cây dùng làm thuốc
chữa cúm, xổ mũi, nhức đầu,

Britt. 1894

hạt có dầu béo, dùng trị ho.
13. MAVACEAE. JUSS. 1789- HỌ BÔNG (BỤP)
24. Abutilon indicum (L.)

Cối xay, Nhĩ Hoang

Dùng toàn cây sắc uống giúp

Sweet, 1826

hường


thông tiểu tiện, mát gan, kinh

dại

nguyệt không đều, táo bón.
14. MORACEAE LINK, 1831- HỌ DÂU TẰM
25. Morus alba L. 1753

Dâu

tằm,

14

Trồng

Lá có tác dụng an thai, lợi sữa,


Tên La Tinh

Tên Việt

Nguồn

Nam

gốc

Bộ phận dùng và cách dùng

sâu dâu chữa còi xương ở trẻ

Dâu tàu

em; Tổ bọ ngựa (tang phiêu
tiêu) chữa đái dầm ở trẻ nhỏ;
ngọn non giã nát chữa viêm
tuyến vú; vỏ và rễ cây chữa ho.
15. MUSACEAE JUSS. 1789- HỌ CHUỐI
26. M. uranoscopos Lour.

Chuối rừng

1790; SYN. M. cocinea

Hoang

Quả chuối rừng chữa sỏi thân,

dại

sỏi bàng quang.

Andr. 1798
16. MYRTACEAE JUSS. 1789- HỌ SIM
27. Psidiumguajava L.

Ổi

Trồng


Búp non, lá ổi và vỏ quả xanh
có tác làm thuốc chữa tiêu chảy,

1753

làm giảm đái tháo đường.
28. Syzygium cuminii (L)

Vối rừng

Skells, 1912

Hoang

Lá làm thuốc uống có tác dụng

dại

lợi tiêu hóa, quả làm giấm có
tác dụng kích thích tiêu hóa và
gây trung tiện, hạt nghiền
uống chữa đái tháo đường.

17. NELUMBONACEAE DUMORT. 1829- HỌ SEN
29. Nelumbo nucifera

Sen

Trồng


Tâm sen, ngó sen, lá sen làm
thuốc bồi bổ cơ thể, an thần,

Gaertn. 1788

chữa chảy máu cam.
18. PANDANACEAE R.BR. 1810- HỌ DỨA DẠI
30. Pandanus Kaida

Dứa dại

Kurz, 1869

Hoang

Quả dứa có tác dụng chữa

dại

viêm gan nhưng lớp bột bên
ngoài gây suy thận.

15


Tên La Tinh

Tên Việt


Nguồn

Nam

gốc

Bộ phận dùng và cách dùng

19. PIPEACEAE AGRAHD, 1824- HỌ HỒ TIÊU
31. Piper pettle L. 1753

Trầu không

Trồng

Dùng lá có tác dụng tiêu viêm,
kháng khuẩn, diệt 1 số chủng
nấm, viêm loét, lá nấu nước
rửa vết thương, vết loét, đắp
ngoài da để chữa viêm mạch
bạch huyết, trị chốc lở.

32. Piperlolot DC. 1898

Lá lốt

Trồng

Toàn cây Làm thuốc có tác
dụng tiêu thực, chữa đau nhức

xương khớp, cây hơ nóng làm
thuốc đắp giảm đau xương,
dùng toàn cây.

20. POACEAE BARNH. 1895- HỌ HÒA THẢO
33. Eleusine indica (L.)

Cỏ mần trầu

Gaertn. 1788

Hoang

Toàn cây làm thuốc chữa cao

dại

hyết áp, mụn nhọt, nhiệt miệng,
rôm sảy, mẩn ngứa, sốt phát ban.

21. POLYGONACEAE JUSS. 1789- HỌ RAU RĂM
34. Polygonum Odoratum

Rau răm

Trồng

Toàn cây làm thuốc kích thích
tiêu hóa, dịu dục, chữa rắn độc


Lour. 1790

cắn, hắc lào, liều cao làm tê
liệt ruột và gây trụy thai.
22. POTULACACEAE JUSS. 1789- HỌ RAU SAM
35. Potulaca Oleracea L.

Rau sam

Trồng

Toàn cây làm thuốc chữa kiết
lị, trĩ, sỏi niệu, dùng được toàn

1753

cây, chữa mụn nhọt lở ngứa,
eczema, trẻ em bị chốc lở đầu.

16


×