Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Kinh tế đối ngoại của việt nam giai đoạn 1986 – 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.56 KB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

BÙI THỊ HUẾ

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1986 - 2005

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI - 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

BÙI THỊ HUẾ

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1986 - 2005
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN VĂN DŨNG


HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. NGUYỄN VĂN DŨNG
– ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình triển khai
đề tài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy/Cô giáo khoa
Lịch sử, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, những ngƣời đã truyền cho em
những bài học, những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện cho em hoàn
thành đề tài nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, ngƣời thân luôn ở
bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Thƣ viện Quốc gia Việt Nam, Thƣ viện Hà
Nội, Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Trung tâm Thông tin và
Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Thƣ viện trƣờng Đại học Quốc gia
Hà Nội đã giúp đỡ em tìm hiểu, khai thác nguồn tài liệu cần thiết, đây là một
phần quan trọng giúp cho đề tài nghiên cứu đạt kết quả cao nhất.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới cha mẹ, ngƣời đã sinh
thành và nuôi dƣỡng em khôn lớn, ngƣời luôn giúp đỡ em có thêm động lực
và niềm tin trong lúc đề tài gặp khó khăn hay bế tắc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Huế


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình. Những
số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 17 tháng 05năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Huế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 5
5. Đóng góp của khoá luận................................................................................ 6
6. Bố cục của khoá luận .................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1986 - 1995 ................................................................................. 8
1.1. Những nhân tố tác động ............................................................................. 8
1.1.1. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ................................................ 8
1.1.2. Xu thế hợp tác khu vực ......................................................................... 13
1.1.3. Đƣờng lối đổi mới và chủ trƣơng phát triển kinh tế đối ngoại ............. 16
1.2. Thành tựu và hạn chế ............................................................................... 19
1.2.1. Thành tựu .............................................................................................. 19
1.2.2. Hạn chế.................................................................................................. 23
CHƢƠNG 2. KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1996 – 2005 ............................................................................... 28
2.1. Những nhân tố tác động ........................................................................... 28
2.1.1. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN ....................... 28
2.1.2. Việt Nam tham gia khối Liên hiệp APEC ............................................ 32
2.1.3. Việt Nam bình thƣờng hoá quan hệ với My ......................................... 34

2.1.4. Chủ trƣơng đẩy mạnh CNH - HĐH và phát triển kinh tế đối
ngoại ................................................................................................................ 36
2.2. Thành tựu và hạn chế ............................................................................... 39


2.2.1. Thành tựu .............................................................................................. 39
2.2.2. Hạn chế.................................................................................................. 46
CHƢƠNG 3. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
GIAI ĐOẠN 1986 - 2005 ............................................................................... 51
3.1. Vai trò kinh tế đối ngoại trong phát triển kinh tế..................................... 51
3.2. Vai trò kinh tế đối ngoại đối với xã hội ................................................... 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình xuất khẩu qua các năm 1986 – 1992 .............................. 20
Bảng 1.2. Các nƣớc đầu tƣ chính ở Việt Nam đến năm 1994 ........................ 21
Bảng 1.3. Đầu tƣ trực tiếp ƣớc ngoài hàng năm ............................................. 22
Bảng 2.1. Ngoại thƣơng Việt Nam – Hoa kỳ 10 năm thiết lập quan hệ ......... 41
Bảng 3.1. Cơ cấu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của Việt Nam ........................ 56
thời kỳ 1991-1999 ........................................................................................... 56


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuối thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến đổi mạnh mẽ:
Đó là sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa – xu thế khách
quan lôi kéo tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia. Qua đó, tạo điều kiện
thuận lợi các quốc gia cùng nhau hợp tác và phát triển, đặc biệt trong các hoạt

động phát triển kinh tế đất nƣớc. Khi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và
công nghệ đang có bƣớc phát triển mới, tạo nên những bƣớc nhảy vọt lớn
trong công cuộc phát triển kinh tế thế giới, thúc đẩy sự hình thành và phát
triển của nhiều ngành kinh tế mới, thì toàn cầu hóa kinh tế là “quy luật” tất
yếu trong lịch sử thế giới, là “con đƣờng” sẽ dẫn dắt và hƣớng nền kinh tế thế
giới bƣớc đến sự phát triển vƣợt bậc.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã đƣa đến xu thế mở cửa, hợp tác và hội
nhập giữa các quốc gia vào cộng đồng kinh tế chung của thế giới. Xu thế đó
tạo ra nhiều cơ hội để các nƣớc tiếp xúc với nhiều nền văn minh thế giới, từ
đó tạo ra động lực để phát triển, đồng thời tạo ra những điều kiện tìm kiếm,
những cơ hội và khả năng phát triển để có thể hội nhập đƣợc với nền kinh tế
thế giới. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi các quốc gia cần có sự thay đổi trong cơ
cấu nền kinh tế đất nƣớc, để có khả năng hòa nhập, có đủ sức mạnh để cạnh
tranh cùng nền kinh tế quốc tế.
Nhƣ vậy, xu thế toàn cầu hóa không chỉ tạo ra những cơ hội, động lực
cho sự phát triển các quốc gia, mà nó còn đƣa đến rất nhiều thách thức to lớn,
đặc biệt là “nguy cơ tụt hậu” đối với nền kinh tế của tất cả các nƣớc, mà trƣớc
hết là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển nhƣ Việt Nam.
“Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế
vƣợt ra khỏi biên giới mọi quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển, sự gia tăng thể hiện: mở

1


rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự luân chuyển của các dòng công
nghệ, các dòng vốn, dòng lao động trên phạm vi toàn cầu” [18; tr.13], thì kinh
tế đối ngoại (KTĐN) chính là chỗ dựa vững chắc, là kênh truyền hình tiếp cận
nhanh và mạnh hơn của một quốc gia đối với nền kinh tế quốc tế. Tất cả các
quốc gia đều tận dụng một cách tối đa kênh thông tin này của mình để cùng

hòa nhập với xu thế của thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam từ một nƣớc thuộc địa - nửa phong kiến, quá độ lên chủ
nghĩa xã hội trong khi tình hình thế giới có nhiều biến đổi, Liên Xô và các
nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, đất nƣớc bị chiến tranh tàn phá
nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, trình độ phát triển thấp…Chính vì vậy, mở rộng
quan hệ quốc tế và tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài trở thành một chỗ
dựa, một động lực vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế - chính trị - xã hội
của đất nƣớc. Phát triển KTĐN trở thành một trong những mối quan tâm hàng
đầu, định hƣớng cho nền kinh tế quốc dân. Qua đó, Việt Nam không chỉ thiết
lập và mở rộng đƣợc quan hệ ngoại giao với các nƣớc mà còn thức đẩy đƣợc
mối quan hệ về mặt kinh tế (kinh tế đối ngoại) đối với các quốc gia trên thế
giới và khu vực, đó là các hoạt động mở rộng thị trƣờng buôn bán xuất – nhập
khẩu, thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, tiếp xúc nền khoa học – kĩ thuật công
nghệ hiện đại trên thế giới, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế, các dịch
vụ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài.
Hiện nay, so với các quốc gia thì Việt Nam vẫn đang trong tình trạng
là một nƣớc nghèo, và tụt hậu xa hơn với các nƣớc trong khu vực và thế giới,
Đây là vấn đề vô cùng bức thiết đối với dân tộc, đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc
cần đƣa ra đƣợc những biện pháp để khắc phục và đƣa nƣớc ta phát triển
ngang bằng với các nƣớc trong khu vực và thế giới.
Cũng chính vì thế, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nƣớc,
Đảng ta đã đƣa ra rất nhiều chủ trƣơng nhằm phát triển kinh tế đất nƣớc nói

2


chung và KTĐN của Việt Nam nói riêng, đó là tập trung các nguồn lực của
đất nƣớc vào công cuộc đổi mới kinh tế, mở rộng và phát triển KTĐN. Trƣớc
khi đƣa ra phƣơng hƣớng và nhiệm vụ phát triển hoạt động KTĐN thì Đảng
ta đã đánh giá tình hình thực tiễn và hoàn cảnh đất nƣớc để đƣa ra đƣợc

những tƣ tƣởng chỉ đạo, phƣơng châm, và cách thức thực hiện hiệu quả và
phù hợp. Theo đó trong hoạt động phát triển KTĐN ta cần “gắn công cuộc
đổi mới, mở rộng, và nâng cao hiệu quả KTĐN với chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế”. Nhờ đó, nền kinh tế nƣớc ta có sự khởi sắc, từng bƣớc
gia nhập và hội nhập nền kinh tế thế giới, góp phần vào quá trình phát triển
kinh tế - xã hội đất nƣớc, đƣa đất nƣớc thoát khỏi khó khăn, giải quyết vấn đề
hậu chiến tranh và khủng hoảng trong nƣớc. Đƣa đất nƣớc phát triển theo
hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động KTĐN Việt Nam giai đoạn 1986
– 2005 vẫn còn nhiều tồn tại, mà một phần bắt nguồn từ những chủ trƣơng và
đƣờng lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc trong hoạt động KTĐN. Đó là
những hoạch định chủ trƣơng của Đảng còn có phầm chận trễ, chƣa có một
chiến lƣợc tổng thể quốc gia về KTĐN, chƣa có lộ trình mở cửa của từng lĩnh
vực cụ thể và trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động KTĐN còn có rất nhiều
những bất cập chƣa xử lí đƣợc. Hơn nữa khả năng độc lập, tự chủ của ta trong
các hoạt động kinh tế còn yếu kém, chƣa có đủ sức cạnh tranh với các nền
kinh tê khác, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhập siêu vẫn còn cao
hơn xuất siêu gấp nhiều lần. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để có thể
khắc phục và tháo gỡ tình trạng trên, giúp hoạt động KTĐN Việt Nam thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng, mất cân đối và trở thành cánh tay đắc lực nối dài
kinh tế trong nƣớc với kinh tế nƣớc ngoài.
Tìm hiểu KTĐN Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2005 là một vấn đề
phù hợp với khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời đặt nền tảng

3


để tôi có thể nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, phục vụ quá trình học tập, giảng dạy
lịch sử…
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn chủ đề “Kinh tế đối ngoại

Việt Nam giai đoạn 1986 – 2005” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề kinh tế đối ngoại là vấn đề đƣợc đƣợc phản ánh qua những tài
liệu nhƣ sau:
Trƣớc hết là những nghiên cứu chung về kinh tế đối ngoại, bao gồm
các ấn phẩm xuất bản và các bài viết trên các tạp chí với những nội dung nhƣ
chủ trƣơng, chính sách quản lí của Nhà nƣớc đối với kinh tế đối ngoại, thực
trạng, những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại, cụ thể là:
Cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Việt Nam thực tiễn và chính sách”
(1991) của tác giả Nguyễn Trần Quế, Nxb Viện khoa học xã hội Việt Nam –
Viện kinh tế thế giới, trình bày đƣơng lối, quan điểm của đảng về KTĐN Việt
Nam, đông thời trình bày quá trình xây dựng và phát triển của KTĐN Việt
Nam giai đoạn 1945 đến nay.
Cuốn sách “Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam” (2005) của tác giả
Nguyễn Anh Tuấn (cb), Nxb Chính trị quóc gia đã trình bày quá trình Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi tham gia các tổ chức quốc tế
và khu vực, đồng thời nêu lên những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia
nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Phan Huy Đƣờng với cuốn sách “Kinh tế đối ngoại iệt Nam”
(2007) trình bày một số quan điểm và chủ trƣơng, chính sách của Đảng, cùng
với đó là quá trình Việt Nam gia nhập xu thế toàn cầu hóa, những thành tựu
có đƣợc khi gia nhập xu thế, cũng nhƣ chỉ ra những hạn chế và khó khăn của
KTĐN Việt Nam khi gia nhập xu thế.
Cuốn sách “Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nxb

4


Thống kê đã trình bày những nội dung hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có
mục tiêu hội nhập, những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập và

những nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các trang web nhƣ vneconomy.vn,
business.org, vietnamnet.vn, gso.gov.vn, luanvan.com... cũng đã cung cấp
những nội dung, số liệu và định hƣớng để tác giả có thể tham khảo và hoàn
thành khóa luận này.
3. Mục đích và nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu hoạt động KTĐN của đất nƣớc từ những năm 1986 đến
năm 2005, từ đó thấy đƣợc tác động của tình hình thế giới cùng những thành
tựu và hạn chế đạt đƣợc; cũng nhƣ vai trò của hoạt động KTĐN trong thời kì
đổi mới đối mới với nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ những nhân tố tác động đến hoạt động KTĐN và nhu cầu đổi
mới của hoạt động KTĐN; phân tích yêu cầu mở rộng và nâng cao hiệu quả
của hoạt động KTĐN trong giai đoạn 1986 đến năm 2005.
Nghiêm cứu chủ trƣơng chỉ đạo của Đảng trong hoạt động KTĐN giai
đoạn 1986 - 2005.
Rút ra vai trò của hoạt động KTĐN đối với sự phát triển của kinh tế xã hội đất nƣớc trong thời kì đổi mới nền kinh tế toàn cầu.
4. nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm phƣơng pháp luận sử học
Mácxít, đảm bảo tính đúng đắn, khoa học, tính logic, tính hệ thống trong
nghiên cứu lịch sử.

5


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp lịch sử: tìm hiểu nguyên nhân tại sao cần phát triển kinh

tế đối ngoại Việt Nam trong thời kì đổi mới, quá trình chuyển biến trong các
lĩnh vực của kinh tế đối ngoại diễn ra nhƣ thế nào, thu đƣợc những kết quả ra
sao, bao gồm cả sự phát triển - suy giảm,...
Phƣơng pháp logic: sau khi tìm hiểu cụ thể các lĩnh vực của kinh tế đối
ngoại rút ra cái nhìn tổng quan về bức tranh kinh tế đối ngoại thời kì đổi mới,
lĩnh vực này có sự tƣơng tác, hỗ trợ và ảnh hƣởng tới lĩnh vực khác.
Phƣơng pháp bổ trợ khác nhƣ thống kê, so sánh, phân tích số liệu,...
4.3. Nguồn tư liệu
Công trình sử dụng 4 loại tƣ liệu sau
- Văn kiện Đảng, Nhà nƣớc
- Tài liệu lƣu trữ: Niên giám thống kê qua các năm, báo cáo điều tra
tổng hợp một số lĩnh vực thuộc kinh tế đối ngoại một số năm.
- Sách báo chuyên khảo gồm: sách, bài báo,...
- Tƣ liệu từ nguồn internet.
5. Đóng góp của khoá luận
Về nội dung, đề tài đã khái quát lại một cách khách quan về sự phát
triển của KTĐN Việt Nam thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 – 2005, trong đó
bao gồm cả những ảnh hƣởng của tình hình thế giới và trong nƣớc. Những
bƣớc thăng trầm trong từng giai đoạn của những lĩnh vực có liên quan, phân
tích những ƣu nhƣợc điểm cũng nhƣ vai trò của KTĐN; trên cơ sở, đó đúc rút
ra một số kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động KTĐN cũng nhƣ sự lãnh đạo
của Đảng trong hoạt động KTĐN của Việt Nam.
Về bài học kinh nghiệm: qua những kết quả đã làm đƣợc và những vấn
đề chƣa làm đƣợc, đề tài cung cấp cơ sở thực tiễn để các nhà hoạch định

6


chính sách tham khảo nhằm đƣa ra đƣợc những chủ trƣơng, chính sách ph
hợp vớihoàn cảnh đất nƣớc.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có thể trợ giúp một
phần nào đó trong quá trình học tập và là nguồn tƣ liệu tƣơng đối có hệ thống
cho những ai quan tâm đến kinh tế đối ngoại Việt Nam thời đổi mới.
6. Bố cục của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận bao gồm có 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Kinh tế đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995.
Chƣơng 2: Kinh tế đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2006.
Chƣơng 3: Vai trò kinh tế đối ngoại giai đoạn 1986 – 2006.

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1. KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN (1986 - 1995)
1.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
1.1.1. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
Cuối thế kỉ XX, tình hình thế giới có thay đổi sâu sắc, ảnh hƣởng tới tất
cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Đó sự xuất hiện của các xu thế quốc
tế nhƣ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Những nhân tố tác động tới xu thế toàn cầu hóa:
Từ cuối thế kỉ XX , cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có bƣớc
chuyển lớn với những phát minh vĩ đại. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ là khoa học, công nghệ và sản xuất, có quan hệ chặt
chẽ, hỗ trợ nhau, tƣơng tác với nhau: các phát minh khoa học chuyển hóa
thành công nghệ và đƣa vào sản xuất đại trà.
Cuộc cách mạng này đã làm cho hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Một mặt, tạo sự liên kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia về vốn, tài

nguyên, lao động và khoa học kĩ thuật. Từ đó, đƣa nền kinh tế – xã hội thế
giới tiến gần hơn xu hƣớng quốc tế - toàn cầu hóa cao. Lần đầu tiên, một thị
trƣờng thế giới chung đƣợc hình thành mà nó bao gồm tất cả các quốc, dù có
cùng chung hay có sự khác nhau về chế độ chính trị và xã hội. Các nƣớc tăng
cƣờng giao lƣu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhƣ: khoa học kĩ thuật, y tế, giáo
dục, văn hóa, an ninh, du lịch, môi trƣờng… đặc biệt trong hoạt động kinh tế.
Ngày càng nhiều tổ chức quốc tế với quy mô khác nhau đƣợc thành lập, hoạt
động có hiệu quả làm cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới gắn bó với
nhau chặt chẽ hơn. Mặt khác, tạo ra một cuộc đua quyết liệt giữa các quốc
gia, cuộc đua ấy dù là thắng hay bại thì nó cũng đã dẫn đến những biến đổi về
kinh tế - xã hội - văn hóa - tƣ tƣởng... trong mỗi quốc gia.

8


Sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã
đƣa nền kinh tế thế giới đến bƣớc phát triển vƣợt bậc, tới gần hơn với xu thế
quốc tế hóa cao. Đứng trƣớc những biến đổi của tình hình kinh tế thế giới,
không một các quốc gia nào muốn tách mình ra khỏi xu thế chung của nhân
loại, mà muốn hòa mình, hòa nhập với xu thế của thời đại.
Theo Thomas L.Friedman, toàn cầu hóa “là một sự hội nhập không thể
đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng
có - theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ti và nhà
nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí
thấp hơn bao giờ hết” [14 ; tr. 46]. Đó là xu thế khách quan, lôi cuốn tất cả
các quốc gia, các tập đoàn công ty, các cá nhân…, và tạo nên sự liên kết, sự
ảnh hƣởng và phụ thuộc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng thị trƣờng sản xuất
chung.
Một số vấn đề toàn cầu cấp bách cần đƣợc giải quyết, đòi hỏi phải có
sự hợp tác quốc tế c ng nhau đƣa ra phƣơng án giải quyết. Cấp bách nhất đó

chính là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, trái đất nóng lên, vấn đề gia tăng dân số,
dịch bệnh, nghèo đói, chiến tranh một số khu vực...
Toàn cầu hóa kinh tế có những điểm nhƣ sau:
Sự hình thành “nền kinh tế tri thức”, đặc trƣng là sử dụng tri thức trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ, lấy thị trƣờng toàn cầu làm địa bàn hoạt động,
lấy tổ chức xí nghiệp kiểu mạng lƣới mở rộng khắp toàn cầu là chủ yếu.
Tiền vốn lƣu chuyển xuyên quốc gia với quy mô ngày càng lớn, tốc độ
nhanh, phạm vi rộng. Cùng với sự lƣu chuyển vốn là dòng đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài (FDI) tăng lên nhanh chóng.
Sự biến đổi và tăng trƣởng không ngừng của thƣơng mại quốc tế dẫn
tới sự luân chuyển hàng hóa trên thế giới tăng lên gấp nhiều lần.
Nhƣ vậy, toàn cầu hóa đã tạo ra sự phân công lao động quốc tế, thƣơng

9


mại quốc tế dựa trên sự so sánh lợi thế. Nƣớc nào có nguồn tài nguyên độc
đáo, số lƣợng nhiều, giá thành rẻ đều có thể tham gia vào đấu trƣờng cạnh
tranh kinh tế quốc tế. Chính điều này đã đem đến cho Việt Nam những điều
kiện phát triển kinh tế khi mà Việt Nam s n có nguồn tài nguyên phong phú
và đa dạng. Đồng thời, toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình dịch chuyển vốn, lao
động và công nghệ nên Việt Nam có xuất khẩu lao động, xuất khẩu tƣ bản
(đầu tƣ ra nƣớc ngoài) và nhập cảng các thiết bị sản xuất ngày càng lớn.
Bên cạnh những cơ hội mà toàn cầu hóa đã đem lại thì các quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam cũng phải đối mặt với vô vàn những thách
thức và khó khăn, đó là:
Cơ hội để các quốc gia thông qua tự do hóa thƣơng mại tiếp cận với
nguồn vốn và khoa học - công nghệ, mà trƣớc đây bị hàng rào thuế quan và
phi thuế quan cũng nhƣ những chính sách cấm vận ngăn cản, không có cơ hội
tiếp cận. Trong khi đó, toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các nƣớc tham gia vào

phân công lao động quốc tế, khai thác tối đa những tiềm lực đất nƣớc, từ tận
dụng tốt tiềm lực trong nƣớc tới nƣớc ngoài để chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát
triển theo hƣớng nền kinh tế thị trƣờng, từng bƣớc đƣa nền kinh tế - xã hội đất
nƣớc phát triển, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế…
Thách thức tiếp theo đó là sự tự do thƣơng mại, hàng hóa của các quốc
gia có sự thâm nhập lẫn nhau, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, nếu
không làm chủ đƣợc thị trƣờng trong nƣớc có nguy cơ thị trƣờng trong nƣớc
bị khủng hoảng và tràn ngập hàng hóa nƣớc ngoài. Đồng thời là sự lệ thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia, cũng nhƣ sự chi phối của các tổ chức kinh tế - tài
chính lớn trên thế giới đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển nhƣ Việt Nam.
Từ đó, yêu cầu về phát huy những nội lực trong nƣớc, nắm bắt thời cơ
để vƣơn lên phát triển, vƣợt qua những khó khăn, khủng hoảng là yều cầu cần

10


đƣợc quan tâm trong bối cảnh nƣớc ta tham gia vào xu thế “toàn cầu hóa”.
Ngoài ra sự biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ cục diện thế giới cũng
đã tác động lớn đến xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa của nhân loại. Năm
1973, trên thế giới đã diễn ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ, đƣa đến cuộc khủng
hoảng về nhiều mặt của thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hƣởng mạnh
mẽ tới hầu hết các quốc gia, Liên Xô do đã không kịp thời có những biện
pháp để ứng phó, thêm vào đó là sự xơ cứng trong quản lí của thời chiến và
khôi phục kinh tế sau chiến tranh không còn phù hợp trong thời kỳ hòa bình.
Vì vậy, đã đẩy Liên Xô vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các
lĩnh vực. Nhằm cứu vãn tình thế, năm 1985, iên Xô đã đƣa ra những quyết
định cắt giảm viện trợ cho hai nƣớc là Việt Nam và Cuba (gây ra ảnh hƣởng
lớn đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam, khi kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa
vào viện trợ của iên Xô). Đồng thời Gooc-ba-chốp quyết định cải tổ. Tuy

nhiên, cải tổ vì tồn tại rất nhiều hạn chế, đã đẩy khủng hoảng ở Liên Xô trở
nên sâu sắc hơn và cuối c ng là thất bại. Sự thất bại ấy đã chấm dứt sự tồn tại
của Liên Xô và kéo theo đó là sự sụp đổ của các nƣớc Đông Âu.
Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu sụp đổ, cục
diện thế giới đã có sự thay đổi rõ rệt. Trƣớc năm 1991, thế giới với sự tồn hai
hệ thống chính trị do Mỹ và iên Xô đứng đầu. Thì sau năm 1991, là sự vƣơn
lên phát triển mạnh mẽ của thế giới đa cực. Các nƣớc để đƣa kinh tế đất nƣớc
phát triển buộc phải điều chỉnh chính sách ngoại giao và chú trọng phát triển
trong nƣớc, các nƣớc từng là đồng minh của Mỹ và phải lệ thuộc vào Mỹ thì
rời Mĩ để tập trung phát triển kinh tế đất nƣớc. Chính sách đối ngoại, nếu nhƣ
trƣớc đây các nƣớc xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa luôn trong xu thế đối
đầu không hợp tác, thì đến nay các nƣớc đều mong muốn thúc đẩy mối quan
hệ hòa bình hợp tác, cải thiện mối quan hệ tốt đẹp và thúc đẩy mạnh xu hƣớng
đa dạng hóa, đa phƣơng hóa trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt trong quan hệ

11


kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết hàng đầu của
mỗi quốc gia.
Cùng với đó là xu thế hòa dịu, hòa hoãn và hợp tác trong quan hệ quốc
tế. Quan hệ giữa các nƣớc lớn cũng có sự thay đổi nhanh chóng, từ sự đối đầu
gay gắt với nhau trong "chiến tranh lạnh" đã chuyển sang vừa hợp tác vừa
đấu tranh, vừa xung đột lại vừa thỏa hiệp, đấu tranh nhƣng hạn chế chiến
tranh trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, độc lập chính trị của mỗi quốc
gia. Năm 1989, iên Xô và Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh, iên Xô và Trung
Quốc bƣớc đầu nối lại quan hệ bạn bè giữa hai nƣớc. Đây chính là cơ sở dẫn
đến sự hợp tác trong quan hệ quốc tế diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.
Trong khi đó, khu vực châu


- Thái

ình Dƣơng cũng đạt đƣợc rất

nhiều thành tựu to lớn, ảnh hƣởng tích cực đến Việt Nam, đó là:
Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu tiến hành công cuộc cải tổ mở cửa
đất nƣớc và đạt đƣợc thành công lớn, đặc biệt từ năm 1998 đến nay, Trung
Quốc luôn nằm trong tốp các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và
mạnh, đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất thế giới. Điều đó, đã tác động mạnh mẽ
đến Việt Nam, vừa là một láng giềng vừa là nƣớc có chung một thể chế chính
trị, sự phát triển của Trung Quốc cho thấy sự cần thiết đổi mới, cải cách đất
nƣớc, đồng thời để lại cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm trong công
cuộc đổi mới cơ chế quản lí và phát triển đất nƣớc.
Ngoài ra, khu vực Đông

và Đông Nam

thời kì này cũng có sự

phát triển vƣợt bậc đó là sự xuất hiện các nƣớc công nghiệp mới (NICs) 4 con
rồng của Châu

đó là Hàn Quốc, Singapor, Đài oan, Hồng Kông (khi còn

là thuộc địa của nƣớc Anh)..., ngoài ra còn có sự xuất hiện của con hổ Thái
Lan, trở thành những nƣớc có nền phát triển kinh tế phát triển nhất khu vực.
Tất cả các yếu tố trên thúc đẩy mạnh mẽ Việt Nam thực hiện đổi mới, mở
cửa, gia nhập xu thế toàn cầu hóa.

12



1.1.2. Xu thế hợp tác khu vực
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, xu thế hợp tác khu vực và quốc tế cũng
diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức
tạp, đặc biệt là sau chiến tranh lạnh, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự ra đời của nhiều
tổ chức quốc tế và khu vực tạo ra sự hợp tác và liên kết kinh tế giữa các tổ
chức với nhau, giữa các nƣớc với các tổ chức trong khu vực và quốc tế, và các
quốc gia với nhau, thu hút sự tham gia của nhiều nƣớc, và vùng lãnh thổ có
nền kinh tế khác nhau, các tổ chức ra đời là xu thế khách quan của thời đại.
Trƣớc hết phải kể đến sự ra đời “Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO
(1/1995) – ra đời trên cơ sở hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại
(GATT)" [37]; “có chức năng giám sát các hiệp định thƣơng mại giữa các
nƣớc thành viên với nhau theo các quy tắc thƣơng mại. Hoạt động của WTO
nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thƣơng mại để tiến tới tự
do thƣơng mại” [40]. WTO đã mở ra những điều kiện thuận lợi cũng nhƣ khó
khăn mới cho tất cả các nƣớc, trong đó có Việt Nam.
Nửa sau thế kỉ XX, nhu cầu liên kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình
Dƣơng Diễn diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy một diễn đàn kinh tế hợp tác khu vực
ra đời đó chính là “Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái

ình Dƣơng

(APEC) (11/1989)” trong quá trình phát triển đã kết nạp thêm các thành viên
mới nhƣ: Trung Quốc (1991), 3 nƣớc Nga, Việt Nam, và Peru chính thức trở
thành thành viên vào năm 1998… APEC ra đời với sự tham gia của nhiều khu
vực, nền kinh tế lớn, và khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia khi tham
gia tổ chức đều mang mục đích chung là: "duy trì sự tăng trƣởng và phát triển
của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khu vực, bằng cách đó đã
đóng góp vào sự tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế” [25] các nƣớc trong

khu vực và thế giới. Diễn đàn đã phát huy tối đa vai trò tích cực của mình đối
với nền kinh tế khu vực và thế giới, “khuyến khích các luồng hàng hóa, vốn,

13


dịch vụ và công nghệ. Phát triển và tăng cƣờng hệ thống thƣơng mại đa
phƣơng hóa, vì lợi ích của các nƣớc Châu Á – Thái ình Dƣơng và các nền
kinh tế khác. Cắt giảm những rào cản, cản trở việc trao đổi hang hóa, dịch vụ
và đầu tƣ giữa các thành viên, phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở
những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới những nền kinh tế khác”
[25]. Đối với Việt Nam, APEC tạo cơ hội Việt Nam xây dựng mối quan hệ
hợp tác và hữu nghị với tất cả các nƣớc thành viên của diễn đàn, trở thành đối
tác quan trọng của chúng ta, nhất trong hoạt động KTĐN.
Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

(ASEAN), ra đời vào

tháng 8/1967, ban đầu gồm có 5 nƣớc Thái Lan, Indonexia, Singapore,
Malaysia, và philippin, sau đó kết nạp thêm các thành viên mới trong đó có
Việt Nam (1995).
Tổ chức ASEAN ra đời là xu thế chung thời đại khi mà xu thế toàn cầu
hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế đang phát triển mẽ, thúc đẩy các tổ chức
quốc tế và khu vực lần lƣợt ra đời và ASEAN cũng không ngoại lệ. Tổ chức
ASEAN ra đời tạo ra cây cầu kết nối, trƣớc hết là giữa các nƣớc trong khu
vực Đông Nam

với nhau, sau đó là liên minh, liên kết tổ chức ASEAN với

các tổ chức quốc tế… tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển trên mọi

mặt: kinh tế - tài chính, chính trị, xã hội, văn hóa,… Mục đích chính của tổ
chức này đó chính là: “phát triển kinh tế - văn hóa thông qua những nỗ lực
hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn
định tình hình khu vực”.
Tuy nhiên, khi mới thành lập, ASEAN đứng trƣớc chuyển biến gay gắt
của tình hình thế giới, sự tồn tại của hai hệ thống chính trị khác nhau xã hội
chủ nghĩa do iên Xô đứng đầu và tƣ bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu, hai hệ
thống này luôn trong tình trạng đối đầu, th địch lẫn nhau. Một trong số
những nƣớc tham gia thành lập tổ chức ASEAN là đồng minh với Mỹ nhƣ

14


Thái Lan, Philippin. Vì vậy, quan hệ đối ngoại giữa các nƣớc Đông Nam
thời kì này còn hạn chế, cũng chƣa có sự hợp tác về nhiều mặt trên lĩnh vực
kinh tế.
Thời kỳ này quan hệ Việt Nam với các nƣớc ASEAN khá gay gắt. Từ
sau năm 1973, khi hiệp định Paris (7/1973) đƣợc kí kết thì mối quan hệ căng
thẳng mới đƣợc cải thiện. Phải đến năm 1995, khi Việt Nam trở thành thành
viên thứ 7 của tổ chức này thì mối quan hệ mới có sự khởi sắc rõ nét và giành
đƣợc nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt. Có thể thấy trƣớc năm 1995,
về cơ bản Việt Nam hạn chế quan hệ với các nƣớc ASEAN nhƣng với xu thế
chung của thời đại cùng với sự phát triển không ngừng của các tổ chức quốc
tế, đặc biệt là “sự ra đời của nhiều tổ chức liên kết và liên minh kinh tế với
những thoả thuận thƣơng mại khu vực và song phƣơng nhƣ Liên minh Châu
Âu (EU) ở Tây Âu, NAFTA của khu vực Bắc Mỹ là một thách thức không
nhỏ đối với tăng trƣởng của ASEAN” [37]. Không những vậy, khi gia nhập
ASEAN các nƣớc Đông Nam

sẽ có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc và thậm chí


hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế khác, tạo điều kiện tìm kiếm đối tác, nguồn
vốn đầu tƣ, thị trƣờng… Chính vì thế, buộc Việt Nam và các nƣớc trong khu
vực Đông Nam

xích lại gần nhau hơn, cùng nhau xây dựng mối quan hệ đa

phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế để cùng nhau tồn tại và phát triển
trong xu thế chung, đang phát triển nhƣ vũ bão của thời đại: "hòa bình,đối
thoại, hợp tác và phát triển".
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) – “một dạng thức liên kết
thƣơng mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

, ý tƣởng thành lập và

thực hiện AFTA đƣợc đề xuất tại hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tại
Singapore (1/1992). Nhằm tiến tới thúc đẩy sự thực hiện AFTA tại hội nghị
các bộ trƣởng kinh tế ASEAN (AEM) năm 1992. Các thành viên trong hiệp
hội đã thống nhất ký hiệp định thực hiện Chƣơng trình thuế quan ƣu đãi có

15


hiệu lực chung (CEPT)” [37].
AFTA đƣợc thành lập với mục đích là nhằm kết nối các quốc gia trong
khu vực trên tất cả các lĩnh vực đặt biệt lĩnh vực kinh tế kinh doanh, sản xuất
và trao đổi hàng hóa, tạo ra sức mạnh về tiềm lực kinh tế có thể cạnh tranh
với các tổ chức kinh tế khác trên thế giới. “Từ đó, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp
từ nƣớc ngoài, nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá và bổ xung nguồn lực
giữa nền kinh tế của các nƣớc thành viên, nâng cao khả năng thích ứng một

cách chủ động với những thay đổi về điều kiện chung của tình hình thế giới
nói chung và tình hình thƣơng mại nói riêng, thúc đẩy sự phát triển của
ASEAN và các nƣớc thành viên” [37].
Có thể thấy hợp tác liên kết quốc tế đã trở thành xu thế chung, dỡ bỏ
đƣợc nhiều dào cản thƣơng mại, nhờ đó hoạt động thƣơng mại quốc tế giữa
các nƣớc ngày càng đẩy mạnh theo hƣớng nhất thể hóa. Nói cách khác, tất cả
các nƣớc đều nỗ lực tìm cách tham gia vào xu thế chung của thế giới, tìm
kiếm chỗ đứng vững chắc của mình trên trƣờng quốc tế, đủ sức tồn tại và
cạnh tranh. Đây thực chất là quá trình “vừa hợp tác vừa đấu tranh” trong quan
hệ quốc tế. Hội nhập quốc, trƣớc hết kinh tế đối ngoại nhu cầu tất yếu và cấp
bách trong bối cảnh quốc tế sau năm 1986.
1.1.3. Đường lối đổi mới và chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại của
Đảng
Sau khi cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc kết thúc, đất nƣớc thống nhất
đƣợc hai miền Nam – Bắc, đƣa đất nƣớc bƣớc vào một thời kỳ phát triển mới,
thời kỳ quá độ lên chủ ngĩa xã hội. Đứng trƣớc sự chuyển biến khó lƣờng của
tình hình thế giới và trong nƣớc, đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc cần đƣa ra đƣợc
những chƣờng trƣơng, đƣờng lối chính sách nhằm mục tiêu trƣớc mắt khôi
phục và ổn định đƣợc tình hình kinh – tế xã hội đất nƣớc, tiến tới xây dựng và
phát triển đất nƣớc. Đặc biệt, khi xu thế hòa bình, ổn định, đối thoại và hợp

16


tác đang phát triển mạnh mẽ đòi hỏi các chủ trƣơng, chính sách cần có sự thay
đổi linh hoạt và phù hợp tình hình thực tế của đất nƣớc.
Trên thực tế, từ cuối năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế
nƣớc ta lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. ạm phát tăng nhanh đến mức
không kiểm soát nổi: "sản xuất hàng hóa đình đốn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế
chỉ đạt 0,4%; lạm phát tăng cao 2-3 con số, lên đến 774,7% vào năm 1986; tỷ

lệ đói nghèo chiếm tới 70% dân số" [51].
Khó khăn yếu kém đó xuất phát từ nguyên nhân:
Xuất phát từ những sai lầm trong đƣờng lối, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc, khi thế giới đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa, mở cửa hội
nhập và phát triển thì nền kinh tế Việt Nam vẫn đặt dƣới sự quản lí hành
chính, tập trung, quan liêu bao cấp của nhà nƣớc. Các biện pháp đƣa ra nhằm
cứu nguy tình hình kinh tế - xã hội mang tính chất chủ quan, nóng vội, quá
coi trọng số lƣợng mà không quan tâm tới chất lƣợng, bởi mong muốn nhanh
chóng thực hiện nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong khi đất nƣớc mới
đang ở chặng đƣờng đầu tiên. “Những sai lầm đó đã làm trầm trọng thêm tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, không phát huy đầy đủ tính chủ động,
sáng tạo của ngƣời dân” [42], và những tiềm năng s n có của đất nƣớc để phát
triển. Chính vì lẽ đó, đổi mới là vấn đề sống còn của đất nƣớc, đồng thời nó
cũng là xu thế hòa nhập chung thế giới.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã họp và xác định tình
hình thế giới và trong nƣớc, thấy rằng để phát triển kinh tế, đẩy lùi khủng
hoảng cần chú trọng chính sách ngoại giao, đặc biệt trong hoạt động KTĐN
thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và hợp tác kinh tế quốc tế… Vì vậy, xác định
phải: “mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN và coi xuất khẩu là một trong 3
chƣơng trình cốt lõi của kinh tế - xã hôi” [13; tr.108].
Từ năm 1986, Đảng và nhà thực hiện chính sách: “mở cửa chuyển đổi

17


nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế
hàng hóa bao gồm nhiều thành phần” [13; tr.108 - 109]; đề ra chủ trƣơng “đẩy
lùi chính sách bao vậy kinh tế, cô lập về chính trị đối với nƣớc ta”; Phát triển
mạnh mẽ KTĐN, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, Đảng ta khẳng định:
“Nhiệm vụ ổn định và phát triển khoa học - kĩ thuật và công nghiệp hóa xã

hội chủ nghĩa của nƣớc ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một
phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại” [10; tr.81].
Nhƣ vậy, Đảng và Nhà nƣớc đã đánh giá cao vai trò của kinh tế đối
ngoại trong sự nghiệp đổi mới, cũng nhƣ đánh giá đƣợc vai trò quan trọng của
“khoa học kĩ thuật và công nghiệp hóa”, mang tính chất quyết định nhất trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển đó “nhanh
hay chậm lại phụ thuộc một phần vào hoạt động KTĐN” [37]. Qua đó, chứng
minh mối liên quan, tác động giữa kinh tế đối ngoại với các thành phần kinh
tế khác trong nền kinh tế nói chung. Trong quá trình phát triển của nền kinh
tế. Sau năm 1986, điểm nổi bật là từng bƣớc chuyển đổi từ cơ chế quản lý
theo mô hình “Nhà nước nắm độc quyền mọi hoạt động kinh tế cũng như độc
quyền ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại”sang cơ chế "Nhà nước
thống nhất quản lý kinh tế đối ngoại bằng chính sách, pháp luật và kế hoạch
hóa nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường". Quan
điểm cơ bản nêu trên là một trong những căn cứ quan trọng của những chính
sách kinh tế đối ngoại đƣợc hình thành trong thời gian sau đó.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) Đảng và nhà nƣớc đã xác định rõ
chủ trƣơng “độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối
ngoại” với phƣơng châm “ iệt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [13, tr.147].
Xuất phát từ tình hình thực tế, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, nƣớc ta bị cắt hết
khoản viện trợ từ iên Xô, điều đó ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế
- xã hội nƣớc ta: khủng hoảng, lạm phát tăng cao, đời sống nhân khó khăn…
bởi vì Liên Xô là nguồn viện trợ, đầu tƣ lớn nhất của nƣớc ta từ trƣớc những

18


×