TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======
TÔ THỊ TỨ
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CỦA CÔNG NHÂN MIỀN NAM TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƢỚC (1954-1975)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
HÀ NỘI - 2018
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======
TÔ THỊ TỨ
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CỦA CÔNG NHÂN MIỀN NAM TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƢỚC (1954-1975)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN VĂN NAM
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành sâu sắc của mình tới các thầy cô
giáo trong khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã cung cấp cho em
những kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là thầy Trần
Anh Đức và thầy Nguyễn Văn Nam đã hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ em
trong quá trình làm khoa học, để em hoàn thành đề tài khóa luận của mình.
Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, bạn bè và những người
thân của em đã tạo mọi điều kiện, khích lệ tinh thần và động viên em rất nhiều
để em vượt qua những khó khăn, rào cản và hoàn thành tốt đề tài khóa luận
này của mình.
Trong quá trình thực hiện do còn hạn chế về mặt thời gian, nguồn tư
liệu cũng như trình độ chuyên môn nên khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo
và bạn bè.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018.
Sinh viên
Tô Thị Tứ
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung mà em đã trình bày trong khóa luận
này là kết quả nghiên cứu của bản thân em dưới sự hướng dẫn của thầy Th.s
Nguyễn Văn Nam và thầy Trần Anh Đức. Những nội dung này không trùng
lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khóa luận này.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018.
Sinh viên
Tô Thị Tứ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. ................................................ 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. ................................................. 5
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
6. Bố cục của khóa luận. ................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN MIỀN
NAM GIAI ĐOẠN 1954-1964. ....................................................................... 7
1.1. Đất nước chia cắt làm hai miền và chính sách của Mỹ-Việt Nam cộng hòa
đối với công nhân miền Nam. ........................................................................... 7
1.2. Kinh tế và đời sống công nhân miền Nam từ 1954-1964. ......................... 9
1.3. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong giai đoạn “chiến
tranh đơn phương” 1954-1960. ....................................................................... 11
1.4. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong giai đoạn 19611964. ................................................................................................................ 15
CHƢƠNG 2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN MIỀN
NAM GIAI ĐOẠN 1965-1975. ..................................................................... 21
2.1. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam giai đoạn 1965-1968.. .. 21
2.1.1. Kinh tế và đời sống của công nhân miền Nam giai đoạn 1965-1968. .. 21
2.1.2. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong chiến lược chiến
tranh “chiến tranh cục bộ”............................................................................... 23
2.1.2.1. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam từ giữa năm 1965 đến
cuộc Tiến công tết 1968. ................................................................................. 23
2.1.2.2. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong cuộc tổng tiến
công tết 1968. .................................................................................................. 27
2.2. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam giai đoạn 1969-1975. ... 31
2.2.1. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh”...................................................................................... 31
2.2.2. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam sau hiệp định Pari 19731975. ................................................................................................................ 36
2.2.2.1. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam rút hết quân theo Hiệp
định Pari 1973-1974. ....................................................................................... 36
2.2.2.2. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân năm 1975. .................................................................... 40
2.3. Nhận xét phong trào đấu tranh chống Mỹ cứu nước của công nhân miền
Nam. ................................................................................................................ 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, kể từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời, giai cấp công nhân đã thể hiện được vai trò tiên phong trong
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp
công nhân Việt Nam đã và đang là lực lượng xã hội đi đầu trong công cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong điều kiện kinh tế
hiện nay, Việt Nam phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân vững mạnh, có
lập trường cách mạng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở
cửa và hội nhập với các nền kinh tế thế giới.
Cùng với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác trong khối đại đoàn kết dân
tộc, giai cấp công nhân đã có đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tếxã hội của đất nước.
Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam từ năm 1954-1975, diễn
ra liên tục, sôi nổi và quyết liệt ở các đồn điền, xí nghiệp, các ngành như: hỏa
xa, xăng, dầu, dệt, taxi, vận tải, vô tuyến truyền thông,… Mặc dù bị Mỹ và
Việt Nam cộng hòa dùng mọi âm mưu và thủ đoạn để đàn áp, khủng bố và
kìm kẹp nhưng phong trào công nhân miền Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh
mẽ cho đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.
Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam cùng với quần chúng
nhân dân lao động, trong đó lực lượng nòng cốt dẫn đầu và có tác dụng cổ vũ
nhân dân đấu tranh từ nông thôn đến thành thị trong cuộc đấu tranh chung vì
sự nghiệp giải phóng miền Nam. Phong trào công nhân đã giáng những đòn
mạnh mẽ vào hậu cứ an toàn của Mỹ và Việt Nam cộng hòa, từng bước phá
thế kìm kẹp và cô lập địch về chính trị, làm cho hậu phương bị rối loạn, đẩy
Mỹ và tay sai từng bước rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
1
Đứng trước tuyến đầu của phong trào đấu tranh chống Mỹ, dưới sự
lãnh đạo của Đảng phong trào công nhân miền Nam đã nối tiếp truyền thống
của dân tộc, thể hiện vai trò tiên phong cách mạng cùng các giới đồng bào
góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tìm hiểu lịch sử đấu tranh của công nhân miền Nam từ năm 1954-1975
để rút ra những đặc điểm của phong trào công nhân trong sự nghiệp cách
mạng của dân tộc nó có ý nghĩa khoa học thực tiễn sâu sắc, góp phần nâng
cao truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất cho thế hệ trẻ. Từ những lí
do trên, tôi đã chọn đề tài “Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)” làm đề tài khoá
luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và ấn phẩm
tổng kết về lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và
công nhân miền Nam nói riêng. Trong đó có thể nêu ra một số công trình
nghiên cứu chủ yếu đã công bố liên quan đến đề tài.
Viết về phong trào công nhân có thể kể đến các ấn phẩm tiêu biểu như:
Cuốn “Phong trào công nhân miền Nam”: giới thiệu cuộc đấu tranh chống
Mỹ- Diệm của giai cấp công nhân miền Nam từ tháng 7/1954 đến tháng
7/1961, NXB sự thật, 1961 của tác giả Võ Nguyên giúp người đọc hiểu được
sự trưởng thành của giai cấp công nhân miền Nam và vị trí của phong trào
công nhân trong các phong trào yêu nước. Cuốn sách đã giới thiệu những nét
sơ lược về phong trào công nhân miền Nam trong 7 năm (từ tháng 7/1954 đến
7/1961).
Cuốn“Công nhân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước(1954-1975)”của Cao Văn Lượng, NXB khoa học xã hội Hà
Nội, 1977. Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về phong trào công
2
nhân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong đó tác giả đã
tập trung khái quát về sự phát triển đội ngũ công nhân miền Nam Việt Nam từ
1954-1975, đi sâu phân tích những thủ đoạn của Mỹ và Việt Nam cộng hòa
đối với công nhân miền Nam, đời sống công nhân dưới chính quyền Mỹ và
Ngô Đình Diệm, phong trào đấu tranh của công nhân trong từng giai đoạn cụ
thể. Dù bất cứ giai đoạn nào, phong trào công nhân miền Nam vẫn diễn ra hết
sức quyết liệt với những hình thức đấu tranh phong phú. Hạn chế của công
trình này là chưa khai thác được tài liệu lưu trữ.
“Một vài ý kiến về công nhân lao động miền Nam và công tác công
đoàn vùng giải phóng” 1978, NXB lao động, Hà Nội. Có thể coi đây là công
trình nghiên cứu khá đầy đủ về đội ngũ công nhân lao động miền Nam. Nét
nổi bật là công trình đã nêu rõ truyền thống đấu tranh bất khuất của giai cấp
công nhân lao động miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
“Phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn miền Nam
Việt Nam (1954-1975)”của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã nêu lên
truyền thống anh dũng của giai cấp công nhân vì dân sinh, dân chủ và chống
chiến tranh xâm lược.
“Nghiệp đoàn Sài Gòn và phong trào công nhân”của tác giả Lê Thị
Qúy, NXB TP Hồ Chí Minh, 1988. Trình bày về âm mưu và thủ đoạn của
Mỹ-Việt Nam cộng hòa trong việc tổ chức và sử dụng nghiệp đoàn.
“Lịch sử giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam từ cuối
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXI” do GS.TS.Đỗ Quang Hưng(chủ biên), của
NXB lao động, 2011. Cuốn sách đã đem đến những hiểu biết tinh gọn nhất,
cơ bản nhất về quá trình xây dựng và phát triển những đóng góp to lớn của
giai cấp công nhân, công đoàn Việt Nam trong mọi thời kì cách mạng.
Những công trình và những bài viết của các tác giả trên đã phản ánh
nhiều mặt gián tiếp hay trực tiếp đề cập tới phong trào công nhân miền Nam
3
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954-1975. Trong quá
trình thực hiện đề tài khóa luận, tác giả đã kế thừa và tiếp thu có chọn lọc
thành tựu của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài
phong trào công nhân.
3. Mục đích, nhiệm vụvà phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung trình bày và phân tích bước phát triển của phong trào
công nhân ở từng giai đoạn cụ thể từ năm 1954-1975. Bước đầu rút ra được
đặc điểm, cũng như tác động ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân miền Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm nổi bật những vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ tình hình kinh tế và đời sống của giai cấp công nhân
miền Nam trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thứ hai, tập trung làm rõ những chính sách của Mỹ và chính quyền
Việt Nam cộng hòa đối với công nhân miền Nam.
Thứ ba, trên cơ sở trình bày về các phong trào đấu tranh của công nhân
miền Nam từ năm 1954-1975 từ đó rút ra được những nhận xét về phong trào
đấu tranh của công nhân miền Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
*Về thời gian
Đề tài được giới hạn từ năm 1954 đến 1975, từ sau hiệp định Giơnevơ
cho đến đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam.
*Về không gian
Đề tài nghiên cứu phong trào công nhân miền Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
4
phong trào công nhân ở miền Nam. Miền Nam được hiểu theo nghĩa là vùng
đất phía Nam vĩ tuyến 17 theo quy định hiệp định Giơnevơ năm 1954.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả chủ yếu tìm và thu thập tài
liệu tại: Thư viện quốc gia, Viện Sử học và Thư viện trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2.
Đề tài dựa vào nguồn tài liệu tham khảo từ các công trình nghiên cứu
của các tác giả, nhà khoa học và sử học đi trước. Các ấn phẩm, bài báo, tạp
chí, luận văn, luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khóa luận là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp liên ngành như liệt
kê, tổng hợp và kết hợp với các phương pháp truyền thống như phân tích,
trình bày trong việc trình bày những chính sách của Mỹ và chính quyền Việt
Nam cộng hòa cũng như diễn biến đặc điểm của phong trào công nhân.
5. Đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học:
Trên cơ sở hệ thống tư liệu, tiếp thu có chọn lọc những công trình
nghiên cứu, khóa luận trình bày một cách có hệ thống về phong trào đấu tranh
của công nhân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trên
cơ sở đó, tác giả đã nhận xét, đánh giá khách quan về đặc điểm, vai trò phong
trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước.
Khóa luận là tài liệu tham khảo để nghiên cứu về phong trào đấu tranh
của công nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu còn góp phần
5
cung cấp, bổ sung, tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy phần lịch sử
Việt Nam hiện đại giai đoạn từ 1954-1975 ở trường phổ thông.
- Về mặt thực tiễn:
Công trình nghiên cứu cũng góp phần làm sáng tỏ truyền thống đấu
tranh anh hùng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, không chỉ đấu
tranh đòi quyền lợi kinh tế mà còn đấu tranh chống ngoại xâm và đấu tranh để
xây dựng một đất nước giàu mạnh, độc lập. Việt Nam đang tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tinh thần đấu tranh cách mạng để xây dựng đất nước
độc lập, giàu mạnh cần được khơi dậy và phát huy.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm có hai chương nội
dung chính gồm:
Chương 1: Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam giai đoạn
1954-1964
Chương 2: Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam giai đoạn
1965-1975
6
Chƣơng 1
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN MIỀN NAM GIAI
ĐOẠN 1954-1964
1.1. Đất nƣớc chia cắt làm hai miền và chính sách của Mỹ-Việt Nam cộng
hòa đối với công nhân miền Nam
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta đã
kết thúc thắng lợi, nhưng đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền: miền Bắc
hòa bình, miền Nam còn tiếp tục chiến đấu chống Mỹ và tay sai. Theo hiệp
định Giơnevơ hai năm sau sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất
đất nước.
Từ cuối năm 1954, đế quốc Mỹ đã loại bỏ được thực dân Pháp, đưa
Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam cộng hòa, lập chính phủ bù nhìn
dưới sự chỉ đạo giấu mặt của cố vấn Mỹ, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu
mới của Mỹ.
Để độc chiếm được miền Nam, Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã dùng
những thủ đoạn để đánh phá phong trào công nhân miền Nam. Thông qua
chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đồng thời núp dưới chiêu bài “tố cộng”,
Mỹ-Diệm đã mở những cuộc khủng bố đẫm máu khắp miền Nam, đánh phá
ác liệt phong trào công nhân lao động. Ngày 3/7/1955 chúng đàn áp cuộc biểu
tình đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi hòa bình thống nhất đất nước của
công nhân lao động và nhân dân Sài Gòn, bắt giam trên 100 người. Đầu năm
1956 viện cớ là trong hàng ngũ công nhân có nhiều “Việt Cộng nằm vùng”,
nhiều “cơ sở cộng sản”, Mỹ-Diệm bắt đầu “tố cộng” mạnh trong công nhân
lao động. Chúng mở nhiều chiến dịch nhằm đánh phá ác liệt phong trào công
nhân và tàn sát công nhân bắt bớ và thủ tiêu hàng loạt cán bộ nghiệp đoàn.
Núp dưới chiêu bài “thanh khiết nghiệp đoàn”.
7
Ngày 11/11/1957, chính phủ Ngô Đình Diệm đã mở một đợt khủng bố
nghiệp đoàn ra lệnh giải tán 30 nghiệp đoàn, bắt giam hơn 200 cán bộ lãnh
đạo nghiệp đoàn. Để lấy cớ công khai đàn áp phong trào công nhân “báo cách
mạng quốc gia, số ra ngày 11/6/1959, làm cơ quan ngôn luận của chính
quyền Diệm đã tuyên truyền rằng: “Cộng sản lũng đoạn nghiệp đoàn” đồng
thời nhấn mạnh: “an toàn quốc gia bao giờ cũng cần hơn tự do dân chủ”.
Bằng trò vừa ăn cắp vừa la làng Mỹ-Diệm lại tiến thêm một bước nữa trong
việc đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân”. Ngày 29/12/1959, chúng đàn
áp đẫm máu cuộc đấu tranh của 8.000 công nhân cao su Lộc Ninh, Xa Cát,
Long Thành (Biên Hòa), đốt cháy 32 nhà của công nhân, trục xuất cán bộ
nghiệp đoàn ra khỏi tỉnh [9, tr.157].
Đi đôi với những thủ đoạn đàn áp, khủng bố, Mỹ-Diệm còn thực hiện
chính sách lừa bịp nhằm làm chệch hướng đấu tranh của công nhân miền Nam
và hướng họ đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, Mỹ-Diệm còn tiến hành
cái gọi là “chiến tranh ý thức hệ” nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách
mạng của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, chúng lừa bịp công nhân lao động
rằng chúng “không phải là đối tượng đấu tranh mà là bạn của dân”[12,
tr.50].
Bên cạnh đó Mỹ còn rất quan tâm đến nghiệp đoàn và coi đây là vấn đề
chiến lược trong chính sách chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam. Với
hình thức độc lập, dân chủ, “chủ nghĩa thực dân mới” của Mỹ cho phép tổ
chức nghiệp đoàn để lũng đoạn phong trào công nhân theo nguyên tắc
“nghiệp đoàn đa nguyên” nếu ban đầu nghe thì nhầm tưởng là tự do dân chủ
nhưng thực tế ý đồ của Mỹ là muốn chia rẽ lực lượng công nhân bằng những
trung tâm nghiệp đoàn khác nhau như: Tổng liên đoàn lao công, Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam, lực lượng thợ thuyền,…
8
Tại các đồn điền cùng với việc hạn chế các quyền lợi của công nhân,
Mỹ và Việt Nam cộng hòa thành lập các “ấp chiến lược” nhằm tách cán bộ
cách mạng và Đảng viên Đảng cộng sản ra khỏi công nhân, lùa cộng sản vào
rừng sống cô lập, thiếu thốn, đói khát rồi sẽ bị diệt trừ,… chúng trú trọng đặt
bộ máy kìm kẹp khống chế công nhân tại các đồn điền ngoài ra chúng còn
tiến hành các chính sách vơ vét nhân tài vật lực ở miền Nam để phục vụ cho
cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Nạn sưu cao, thuế nặng, lạm phát giá
cả tăng đã làm cho đời sống của công nhân ngày càng thêm khốn khổ.
Có thể nói, trong những năm từ 1954-1975, Mỹ và Việt Nam cộng hòa
không từ một âm mưu và thủ đoạn nào để đánh phá phong trào công nhân
miền Nam. Với các chính sách đàn áp, khủng bố, chia rẽ công nhân, tìm cách
lôi kéo đội ngũ công nhân đi theo con đường cải lương thỏa hiệp, từng bước
nắm chặt các nghiệp đoàn nhằm biến các nghiệp đoàn thành công cụ phục vụ
chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
1.2. Kinh tế và đời sống công nhân miền Nam từ 1954-1964
Có thể nói kinh tế miền Nam trong giai đoạn này là một nền kinh tếlạc
hậu, do chính sách đàn áp khủng bố và các thủ đoạn bóc lột tàn bạo của MỹDiệm đã làm cho đời sống công nhân miền Nam vô cùng cực khổ.
Trong đó nổi lên là nạn thất nghiệp giống như một thứ bệnh dịch, lan
tràn khắp mọi nơi, năm này qua năm khác và ngày một tăng lên. Tính đến
tháng 3/1955 đã có 56.000 công nhân thất nghiệp, đến tháng 8/1955 con số
này tăng lên 10 vạn người. Trong đó Sài Gòn-Chợ Lớn tình trạng thất nghiệp
ngày càng lan rộng hơn [9, tr.158].
Nạn thất nghiệp lan tràn phổ biến đang trực tiếp đe dọa một cách
nghiêm trọng đời sống công nhân miền Nam. Những người tạm thời còn có
công ăn việc làm luôn nằm trong tình trạng thấp thỏm lo âu, vì sợ sắp bị sa
thải. Năm 1956 chỉ tính những vụ sa thải lớn ở một số xí nghiệp, đồn điền số
9
công nhân bị sa thải đã lên đến 64.455 người. Những người thất nghiệp như
phụ nữ, trẻ em được Mỹ-Diệm cho tuyển vào làm với mức lương rất thấp chỉ
bằng một phần ba những người làm cũ, mặc dù lương thấp nhưng nhiều người
thất nghiệp vẫn không kiếm được việc làm, đời sống đói khổ khốn cùng dồn
họ vào thế bí và không còn con đường nào khác, họ phải đi ăn xin. Nạn ăn
mày tràn ngập khắp thị trường miền Nam, nhiều đến nỗi chính quyền Diệm
lập ra “Uỷ ban chống nạn hành khất”. Tuy nhiên cũng không tài nào ngăn
nổi, vì đây là kết quả của sự bần cùng hóa của công nhân.Có nhiều công nhân
phẫn uất vì đói khổ đã tẩm xăng vào mình đốt cháy hoặc nhảy xuống sông tự
tử, như anh Nguyễn Văn Kỹ, 36 tuổi làm thợ mộc đã tẩm xăng và quần áo rồi
châm lửa tự thiêu [11, tr.3-4].
Bên cạnh nạn thất nghiệp còn có nạn lạm phát giấy bạc, thuế má tăng:
thuế đất, thuế nóc nhà, thuế rác,…giá cả sinh hoạt đắt đỏ như giá gạo, thịt,
rau, tiền thuê nhà tăng gấp bội, ngoài ra còn phạt vạ: Nạn xổ số, lạc quyên bắt
buộc người công nhân phải đóng trong khi đó tiền lương vẫn giữ nguyên.
Do không đủ tiền thuê mướn nhiều công nhân phải sống trong những
túp lều lụp xụp, thiếu nước, thiếu điện, rác rưởi bùn lầy mất vệ sinh, đời sống
vất vưởng cảnh màn trời chiếu đất.
Điều kiện làm việc vô cùng cực khổ, phải làm việc quá sức, và bị bắt
phải làm việc 11 giờ trên một ngày, chủ nhật không được nghỉ và quanh năm
không có ngày nghỉ lễ, đặc biệt tại các đồn điền, điều kiện làm việc của công
nhân lại càng khắc nghiệt và man rợ, hàng ngày các chủ đồn điền lăm lăm
cầm chiếc roi trên tay, động một tí là vụt lên đầu, lên mặt mọi người, có công
nhân bị chúng đánh vứt rác xuống hố, hằng ngày trong đồn điền nấc lên tiếng
khóc của công nhân, và tiếng chửi rủa của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Điều kiện lao động đã nặng nhọc lại không được đảm bảo an toàn nên
đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra mỗi năm một tăng. Năm 1958 có 11 vạn
10
9.892 vụ, năm 1959 có 13 vạn 3.774 vụ đến năm 1960 con số này tăng vọt 15
vạn 633 vụ. con số này còn xa sự thật [27, tr.5].
Có thể nói dưới chế độ Mỹ-Diệm, công nhân miền Nam lâm vào cảnh
thất nghiệp đói khổ, tù đày chết chóc, muốn tự giải phóng và giải phóng dân
tộc mình thoát khỏi cảnh tối tăm, u ám giai cấp công nhân miền Nam không
còn con đường nào khác đó là phải đứng lên đấu tranh chiến đấu chống bóc
lột và thống trị.
1.3. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong giai đoạn
“chiến tranh đơn phƣơng” 1954-1960
Trong giai đoạn này Mỹ-Diệm đã dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để phá
hoại phong trào công nhân miền Nam, chính sách khủng bố đàn áp đi đôi với
mua chuộc chia rẽ, lừa bịp, đã gây nhiều khó khăn cho phong trào, nhưng với
tinh thần đoàn kết và dưới sự lãnh đạo của Đảng giai cấp công nhân miền
Nam ngày càng trưởng thành và đã vùng dậy đấu tranh. Với những hình thức
và phương pháp đấu tranh phong phú, đa dạng thích hợp, phong trào đấu
tranh của công nhân miền Nam mặc dù gặp khó khăn trước sự khủng bố của
Mỹ-Diệm, nhưng nhìn chung vẫn được giữ vững và phát triển.
Tính chung từ tháng 7/1954 đến năm 1960 giai cấp công nhân miền
Nam đã tiến hành 2.329 cuộc đấu tranh tập thể. Trong đó từ tháng 7/1954 đến
hết năm 1955; 292 cuộc, năm 1956; 504 cuộc, năm 1957; 408 cuộc, năm
1958; 306 cuộc, năm 1959; 401 cuộc, năm 1960; 418 cuộc [26, tr.4]. Những
cuộc đấu tranh đã thể hiện tính liên tục, quyết liệt và toàn diện của phong trào
vì lợi ích của giai cấp và của dân tộc với mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện
dân sinh, đòi tự do dân chủ, chống viện trợ của Mỹ, đòi hòa bình thống nhất
đất nước.
Giai cấp công nhân miền Nam nêu cao khẩu hiệu đòi những quyền lợi
rất bức thiết như tăng lương, giảm giờ làm, chống sa thải, đòi cải thiện điều
11
kiện làm việc, phong trào phát triển rộng khắp tại các đồn điền, xí nghiệp cơ
sở thương mại, vận tải, tàu hàng không, hỏa xa,…
Nhiều cuộc đấu tranh đã thu hút hàng ngàn, hàng vạn công nhân tham
gia và được các giới khác ủng hộ, trong đó phải kể đến cuộc bãi công ngày
10/11/1955 của hơn 40.000 công nhân các đồn điền cao su ở tất cả bốn tỉnh
Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh đưa ra yêu sách đòi tăng lương,
đòi cải thiện chế độ ăn ở làm việc và đối xử, đòi chủ không được ngăn cản tự
do tổ chức của công nhân [23, tr.17-18].
Trong khi đấu tranh cho các khẩu hiệu dân sinh, dân chủ cũng như các
khẩu hiệu khác, giai cấp công nhân miền Nam đã sử dụng nhiều hình thức đấu
tranh sinh động, ngoài những hình thức đấu tranh thông thường như họp đại
hội, đưa yêu sách, kiến nghị,… họ đã sử dụng những hình thức đấu tranh cao,
quyết liệt như: Bãi công, lãn công, bãi công chiếm xưởng. Những hình thức
đấu tranh phản ánh sự trưởng thành về ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần chiến
đấu của công nhân. Năm 1955 có 27 cuộc bãi công gồm hàng vạn công nhân,
năm 1956 có 21 cuộc bãi công. Năm 1959 chỉ tính trong các xí nghiệp Sài
Gòn-Chợ Lớn đã có 8 cuộc bãi công lớn, cuộc bãi công của trên 25.000 công
nhân trong các hãng nhà binh Pháp nổ ra ngày 7/12/1954, đòi tăng lương
20%, giảm giá sinh hoạt, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ kéo dài gần một
tháng đặc biệt là cuộc bãi công chiếm xưởng của 30.000 công nhân hỏa xa
gồm các Đề Pô, Dĩ An, Chí Hòa và của gần 3.000 công nhân hãng Ba Son
tháng 5/1957 kéo dài hàng tháng đã gây cho Mỹ-Diệm nhiều thiệt hại [33,
tr.8-20].
Đi đôi với phong trào đòi cải thiện dân sinh là phong trào đòi tự do, dân
chủ, mà nội dung chủ yếu là đòi tự do nghiệp đoàn chống bắt bớ, tra tấn và
thanh khiết nghiệp đoàn. Ngày 17/11/1957 công nhân lao động Sài Gòn phát
động phong trào đấu tranh chống khủng bố nghiệp đoàn, phong trào trở nên
12
sôi nổi, đặc biệt trong các đồn điền, công nhân đồn điền Xa Cát, Dầu
Tiếng,…[20, tr.12].
Tại các thành phố phong trào đòi tự do nghiệp đoàn phát triển khá rầm
rộ và sôi nổi, công nhân hỏa xa biểu tình, kí kiến nghị phản đối tòa án của
Diệm xử tử hai cán bộ nghiệp đoàn hỏa xa. Ngày 28/9/1958, hơn 450 nghiệp
đoàn thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động họp đại hội gửi kiến nghị đòi
chính quyền Diệm bãi bỏ dụ 23, đòi mở rộng tự do dân chủ. Tiêu biểu là các
đợt đấu tranh chống vụ thảm sát Phú Lợi, chống luật phát xít 10/59 trong đó
công nhân lao động là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong các cuộc đấu
tranh [9, tr.164].
Phong trào đấu tranh đòi hòa bình thống nhất đất nước, chống viện trợ
Mỹ cũng diễn ra rầm rộ, sôi nổi trong giai đoạn này. Ngay sau khi hiệp định
Giơnevơ được kí kết ngày 1/8/1954, 50.000 công nhân và nhân dân Sài Gòn,
Chợ Lớn phối hợp với phong trào đòi hiệp thương Tổng tuyển cử, công nhân
nhà máy điện Đà Nẵng cùng với công nhân lao động trong thành phố tổ chức
đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện đời sống, giảm giờ làm, yêu cầu được
khám sức khỏe,…
Tháng 7/1955, mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động phong trào đấu
tranh đòi hiệp thương hòa bình thống nhất đất nước. Để mở đầu cho phong
trào này ngày 3/7/1955 công nhân lao động Sài Gòn đã tổ chức hai cuộc biểu
tình đòi trả tự do cho những người trong “Uỷ ban cứu trợ nạn nhân chiến
tranh” kết hợp với đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Ngày 23/10/1955 chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý
nhằm mục đích buộc Bảo Đại phải thoái vị. Bắt công nhân lao động đi bỏ
phiếu nhưng số người đi chỉ được một nửa, số còn lại cử tri tìm cách lẩn trốn
không đi bỏ phiếu,… Ý thức chống Mỹ đã ăn sâu trong công nhân lao động
miền Nam được thể hiện qua các cuộc đấu tranh chống cướp đất, cào nhà,
13
đuổi nhà để xây dựng căn cứ quân sự chống “viện trợ” Mỹ. Tiêu biểu là cuộc
đấu tranh ngày 4/12/1956 của gần 10 vạn công nhân lao động khu Vân Đồn,
Chương Dương chống lệnh đuổi nhà của chính quyền Diệm. Hầu hết các cuộc
đấu tranh năm 1958 đều tập trung vào khẩu hiệu “chống viện trợ Mỹ”, chống
tăng thuế, đòi nâng đỡ hàng nội hóa, xây dựng một nền kinh tế độc lập, giải
quyết công ăn việc làm và đời sống cho công nhân lao động [3, tr.165].
Trong hai năm 1957-1958 có tới hơn 700 cuộc đấu tranh của công nhân
lao động diễn ra ở hầu hết các ngành sản xuất với quy mô lớn có sự thống
nhất rộng rãi. Đòi quyền lợi thiết thân của mình chính vì thế lôi kéo được
đông đảo nông dân tham gia. Ngày 31/3/1957, nông dân Phước Long đấu
tranh chống địa chủ cướp đất được nhân dân nhiều nơi và 100 đại biểu công
nhân Gia Định ủng hộ. Ngày 8/2/1960, trên 4.000 nông dân huyện Bến Cát,
Dầu Tiếng biểu tình chống khủng bố được 3.000 công nhân các đồn điền Dầu
Tiếng, Bến Cát sôi nổi tham gia [9, tr.153].
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân miền Nam còn lôi kéo
được cả giai cấp tư sản dân tộc tham gia. Bên cạnh việc đấu tranh đòi quyền
lợi của giai cấp công nhân, phong trào còn đấu tranh đòi các lợi ích của tư sản
dân tộc như: đòi bỏ độc quyền kinh tế của Mỹ-Diệm, tích cực bảo vệ hàng nội
hóa, bãi bỏ thuế sản xuất vô lý, đòi xây dựng nền kinh tế tài chính độc lập, tự
chủ, đòi khôi phục và phát triển công nghệ trong nước hạn chế và đình chỉ
nhập cảng hàng hóa trong nước sản xuất được, cũng trong năm 1958, hàng
vạn công nhân của 150 xưởng dệt ở Sài Gòn-Chợ Lớn đã họp ba lần vào ngày
12/6, 23/6, và 22/11 cùng với các chủ xưởng đấu tranh chống “viện trợ” Mỹ.
Trong các Đại hội này công nhân và các nhà tư sản dân tộc đã nêu lên nhiều
yêu sách cụ thể để bảo vệ quyền lợi của công nhân và các nhà sản xuất tiểu
chủ: Bãi bỏ thuế sản xuất, đình chỉ nhập cảng các loại vải,… [12, tr.132-133].
14
Tiêu biểu cho tính quy mô, liên kết, thống nhất của phong trào công
nhân miền Nam là các cuộc đấu tranh trong ngày 1/5. Thực hiện chủ trương
của Đảng các tổ chức nòng cốt bí mật tổ chức vận động công nhân lao động
đấu tranh trong ngày 1/5. Ngày 1/5/1956 hai mươi vạn công nhân lao động
Sài Gòn xuống đường đấu tranh, ngày 1/5/1957: 278.000 người với những
khẩu hiệu đấu tranh phù hợp đòi tăng lương, giải quyết nạn thất nghiệp, hạn
chế nhập cảng những hàng hóa trong nước sản xuất được, triệt để giảm tô
đúng mức, thực hiện đầy đủ khẩu hiệu “người cày có ruộng”, thống nhất đất
nước bằng phương pháp hòa bình”. Các cuộc biểu tình này có tác dụng tập
hợp lực lượng, biểu dương sức mạnh đoàn kết rộng rãi của các tầng lớp nhân
dân, góp phần tích cực thực hiện mặt trận thống nhất rộng rãi của các tầng lớp
nhân dân chống Mỹ-Diệm [9, tr.162].
Nhìn chung phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân miền Nam
trong những năm 1954-1960 có bước phát triển mới so với thời kì trước.
Phong trào diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp thu hút được đông đảo mọi tầng lớp
nhân dân tham gia, và có sự liên kết của nhiều ngành nghề, nhiều địa phương
với nhau, trong đó đội ngũ giai cấp công nhân miền Nam đóng vai trò là lực
lượng nòng cốt và thông qua các phong trào ngày càng trưởng thành rút ra
được nhiều bài học kinh nghiệm để chiến đấu ở các giai đoạn tiếp theo.
1.4. Phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong giai đoạn
1961-1964
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài
phát xít Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mỹ đã thay đổi chiến lược,
chuyển sang dùng “chiến tranh đặc biệt” để đối phó với cách mạng miền
Nam chiếm lại những địa bàn và dân cư đã bị mất.
“Chiến tranh đặc biệt” là loại chiến lược chiến tranh đầu tiên trong ba
loại chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ. Đặc
15
điểm của nó là tiến hành bằng các lực lượng phản cách mạng tại chỗ, cộng với
sự cung cấp đến mức cao nhất những phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ
và hệ thống cố vấn Mỹ, nội dung cơ bản của chiến lược trên quy mô lớn theo
chiến thuật “tát nước tát cá”.
Việc lập ấp chiến lược là “quốc sách” là “xương sống” của chiến tranh
đặc biệt. Biện pháp để thực hiện chiến lược này là càn quét và khủng bố.
Để thực hiện “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách biến
đô thị, đồn điền thành những cứ điểm làm bàn đạp tấn công cách mạng ở
nông thôn, với âm mưu này một mặt Mỹ-Diệm vẫn tiếp tục thực hiện những
thủ đoạn thâm độc “lấy phong trào, phá phong trào, nắm nghiệp đoàn để
nắm quần chúng”, dùng Trần Quốc Bửu và thông qua tổ chức Tổng liên đoàn
lao công Việt Nam để mua chuộc và chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ lực
lượng công nhân, đưa phong trào công nhân lao động miền Nam theo chiều
hướng chủ nghĩa tư sản cải lương. Chúng lập ra một bộ máy đàn áp khổng lồ
gồm quân chính quy và lực lượng cảnh sát ở Sài Gòn để sẵn sàng mở các
cuộc hành quân khủng bố, đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân lao động
và nhân dân toàn miền Nam.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong giai đoạn này phát
triển mạnh mẽ, diễn ra liên tục với khí thế ngày càng quyết liệt mà đỉnh cao là
cuộc tổng bãi công ngày 21/9/1964. Lần đầu tiên trong lịch sử chống Mỹ, cứu
nước giai cấp công nhân miền Nam đã mở một cuộc đấu tranh to lớn, toàn
diện và giai cấp công nhân đã sử dụng biểu tình và bạo lực để chống lại lệnh
cấm biểu tình, dùng bãi công để chống lại lệnh cấm bãi công của Mỹ.
Giai đoạn này còn có sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh đòi quyền dân
sinh, dân chủ với đấu tranh chính trị và từng bộ phận tiến lên đấu tranh vũ
trang, tay sai của Mỹ mà kẻ tiêu biểu là Trần Quốc Bửu không ngừng tìm
16
cách hướng phong trào công nhân đi theo con đường đấu tranh cải lương tư
sản, đấu tranh kinh tế đơn thuần, nhưng chúng đã thất bại.
Những cuộc đấu tranh lớn của công nhân trong giai đoạn này phần lớn
nổ ra trong những xí nghiệp của Mỹ và của chính quyền Sài Gòn kinh doanh
những ngành trọng điểm của nền kinh tế miền Nam, những ngành phục vụ
chiến tranh xâm lược của Mỹ, những cuộc đấu tranh này không chỉ có ý nghĩa
về kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, quân sự.
Ngay sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam thì
ngày 4/9/1961, cuộc bãi công của 400 công nhân thuộc 4 cơ sở của hãng dầu
Xtan- Vác Mỹ đã nổ ra và kéo dài trên 3 tháng làm chậm lại việc cung cấp
dầu cho máy bay phản lực Mỹ và làm thiệt hại 5 triệu đồng [31, tr.45].
Các cuộc bãi công của hãng “vô tuyến truyền thông” làm tê liệt việc
liên lạc điện thoại giữa Sài Gòn và các tỉnh, cũng như giữa Sài Gòn với nước
ngoài. Cuộc đình công của công nhân giao thông Gia Định kiên quyết không
đi sửa đường số 7 để cản trở binh sĩ địch đi càn quét khủng bố nông dân.
Công nhân xi măng Hà Tiên, lò vôi Long Thọ (Huế) và nhiều xưởng ngói,
gạch bãi công làm ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng đồn bốt, công sự của
địch, công nhân xây dựng đập thủy điện Đa Nhim liên tiếp đình công nhiều
tháng, làm chậm đến kế hoạch cả năm sử dụng trạm thủy điện này vào mục
đích quân sự. Đặc biệt là cuộc bãi công của 7.000 công nhân bốc vác của
hãng Xtích, Xôvicôtơra làm ngừng trệ mọi công việc ở bến tàu trong 5 ngày.
Cuộc đình công kỉ niệm 10 năm ngày 20 tháng 7 của hàng ngàn công nhân
khuân vác ở cảng Sài Gòn, làm tê liệt mọi hoạt động của bến cảng Sài Gòn
[31, tr.47].
Trong hai năm 1961-1962, những năm đầu của cuộc “chiến tranh đặc
biệt”, công nhân miền Nam đã tiến hành trên 8.916 cuộc đấu tranh gồm
744.000 lượt người tham gia. Riêng năm 1961, có 4.416 cuộc đấu tranh bao
17
gồm 294.000 lượt người tham gia trong đó có 147 cuộc đấu tranh lớn. Mục
tiêu chủ yếu của các cuộc đấu tranh là đòi cải thiện đời sống, đòi bồi thường
lao động, đòi chấm dứt nạn đuổi thợ, giãn thợ, đòi tăng lương,… Riêng ở Sài
Gòn-Chợ Lớn đã có tới 287 cuộc đấu tranh với 82.230 người tham gia. Tại
miền Trung và Nam Bộ phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra liên tục
với các khẩu hiệu dân sinh, dân chủ, chống đàn áp, khủng bố, chống bắt dân
vào ấp chiến lược,… Công nhân nhà đèn Mỹ Tho đấu tranh đòi tiền lương
tháng tết và tuyên bố sẽ cúp điện 24 tiếng đồng hồ nếu yêu sách không được
giải quyết [21, tr.35-36].
Đến năm 1962 cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của công
nhân miền Nam đi vào giai đoạn quyết liệt, có trên 4.500 cuộc đấu tranh của
công nhân lao động với hơn 350.000 lượt người tham gia trong đó có hơn 100
cuộc đấu tranh lớn với sự tham gia của hàng vạn công nhân miền Nam. Tiêu
biểu là ở Sài Gòn, nơi địch tập trung lực lượng mạnh nhưng vẫn diễn ra
phong trào đấu tranh của công nhân, trong 5 tháng đầu năm 1962 công nhân
Sài Gòn đã tiến hành 82 cuộc đấu tranh, với các hình thức đình công, lãn công
chống chính quyền Sài Gòn và tư bản Mỹ áp bức và bóc lột công nhân. Đặc
biệt là cuộc bãi công ngày 17/12/1962, của nữ công nhân hãng dệt Vimytex
đòi sửa đổi lại nội quy làm việc đúng với luật lao động [12, tr.71].
Từ cuối năm 1963, Diệm Nhu bị lật đổ, cũng đã báo hiệu sự thất bại
của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Từ đây cùng với phong trào
đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang phát triển như vũ bão, phong trào
đấu tranh của các công nhân ở thành thị miền Nam đặc biệt là Sài Gòn-Chợ
Lớn đã có 505 cuộc đấu tranh thu hút 200.000 người tham gia, tiêu biểu là
cuộc đấu tranh của chị em công nhân hãng Vinatexco đã bị Mỹ-Việt Nam
cộng hòa đàn áp đẫm máu, cuộc đàn áp đã gây nên một làn sóng căm phẫn dữ
dội ở trong nước và trên thế giới. Hội lao động giải phóng miền Nam Việt
18
Nam ra đời đã kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước và
thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh. Ngay sau đó hàng chục nghiệp đoàn, hàng vạn
công nhân miền Nam, công nhân và nhân dân miền Bắc cùng nhiều nước anh
em như công nhân các nước Liên Xô, Triều Tiên, Cuba,… lên tiếng ủng hộ.
Sau 42 ngày cuộc bãi công kết thúc thắng lợi buộc giới chủ phải tăng lương
cho công nhân và phải mở cửa xưởng cho công nhân đi làm [23, tr.24-25].
Trải qua quá trình đấu tranh liên tục, gay go, quyết liệt chống Mỹ-Việt
Nam cộng hòa ngày càng được nâng cao, các hình thức đấu tranh không còn
bó hẹp trong các hình thức tiêu cực trong phạm vi từng xí nghiệp, đồn điền
riêng lẻ, mà đã nâng cao bằng những hành động đấu tranh chống địch giữa
phong trào công nhân lao động và học sinh, sinh viên, giữa xí nghiệp, đồn
điền, giữa đô thị và nông thôn bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng.
19